Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Lâm Nghiệp 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.61 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT




KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP 19




Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.30




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH





Đà Nẵng - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG







Người hướng dẫn khoa học
:
TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH





Phản biện 1: PGS. TS Hoàng Tùng
Phản biện 2: PGS.TS Chúc Anh Tú



Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận
văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 26
tháng 03 năm 2014.







Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - H
ọc liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chế biến gỗ là một trong những ngành thế mạnh của
tỉnh Bình Định, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp
của tỉnh. Tuy nhiên từ đầu năm 2011 đến nay, giá trị sản xuất của
ngành công nghiệp chủ lực này đang trên đà sụt giảm do tình hình
sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu vào
tăng cao nhưng đầu ra không tăng, lãi suất ngân hàng cao, DN khó
tiếp cận với nguồn vốn vay, hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ chậm,
lượng hàng tồn kho lớn… Để duy trì hoạt động, ổn định sản xuất
kinh doanh, DN phải liên tục cải tiến quy trình sản xuất, tăng cường
giám sát tại nguồn, kiểm soát năng suất lao động, quản lý trực quan
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế tối đa mọi hình thức
lãng phí ở nhà máy nhằm tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm….mặt khác phải quan tâm đổi mới phương thức quản trị doanh
nghiệp. Đây là một trong những vấn đề bức thiết quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đổi mới quản trị doanh
nghiệp sẽ tạo động lực thúc đẩy sự thay đổi hệ thống kế toán, kế toán
quản trị trong các doanh nghệp, đặc biệt là kế toán trách nhiệm, một
công cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý, điều
hành hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kế toán trách nhiệm được nghiên cứu và giảng dạy trong một
số trường Đại học Việt Nam vào những năm 1990, tuy nhiên mức độ
ứng dụng kế toán trách nhiệm vào thực tiễn các doanh nghiệp chưa
được phổ biến và còn nhiều hạn chế.
2
Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 là Công ty hoạt động trong
ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Không nằm ngoài những khó khăn chung của ngành, nên trong
những năm qua giá trị sản xuất của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19
tăng trưởng không cao. Do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, Công ty
cần đánh giá và hoàn thiện hệ thống quản lý trách nhiệm tại Công ty
sao cho hiệu quả và khoa học. Đồng thời, đến nay chưa có đề tài
nghiên cứu nào về hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty. Xuất
phát từ những yêu cầu trên, tác giả đã nghiên cứu thực hiện đề tài
“Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19” làm luận
văn thạc sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh
nghiệp;
- Phân tích thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần
Lâm nghiệp 19;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm
tại Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần
Lâm nghiệp 19.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu trong luận văn
là phương pháp định tính kết hợp với thống kê thực tế để từ đó phân

tích t
ổng hợp các vấn đề lý luận, thực trạng và xác lập các quan điểm,
phương hướng, nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm.
3
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán trách nhiệm Công ty Cổ phần Lâm
nghiệp 19.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán trách nhiệm Công ty Cổ phần Lâm
nghiệp 19.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là một công cụ được thiết lập để ghi nhận,
cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận,
các đơn vị trong doanh nghiệp để từ đó đánh giá, nối kết các bộ
phận, đơn vị trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh
nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng định hướng, trật
tự và hiệu quả [4].
1.1.2. Mục tiêu kế toán trách nhiệm
a. Cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm các cấp quản lý
trong doanh nghiệp
b.Cung cấp cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp giữa các
quy

ết định bộ phận với mục tiêu chung của doanh nghiệp
c. Đảm bảo sử dụng hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực
của tổ chức
4
1.1.3. Chức năng kế toán trách nhiệm
- Chức năng thông tin
- Chức năng xác định trách nhiệm
1.1.4. Sự cần thiết, vai trò của kế toán trách nhiệm trong
doanh nghiệp
a. Sự cần thiết của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm
nhằm đo lường, đánh giá trách nhiệm cũng như thành quả của nhà
quản trị các cấp trong doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp
hoạt động đúng định hướng, hữu hiệu và hiệu quả [8].
b. Vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin thực hiện chức năng tổ chức và điều
hành của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin thực hiện chức năng kiểm soát quản lý và
kiểm soát tài chính
- Định hướng nhà quản trị đến mục tiêu chung của tổ chức
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ - CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM
1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là sự phân quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự phân
định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa
trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn [10].
1.2.2. Vai trò của phân cấp quản lý đối với việc hình thành
kế toán trách nhiệm
Hệ thống kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp về quản lý.
Phân c

ấp quản lý gắn liền với nội dung kế toán trách nhiệm.
Qua phân cấp quản lý sẽ xác định được quyền hạn và trách nhiệm ở
mỗi cấp rõ ràng, nên có cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động của
5
từng bộ phận, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Mọi hoạt động
của doanh nghiệp đều phải nằm trong tầm kiểm soát của nhà quản trị
theo sự phân cấp từ cao đến thấp. Phân cấp quản lý vừa là tiền đề vừa
là động lực thúc đẩy sự hình thành kế toán trách nhiệm [10].
1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong doanh
nghiệp
a. Khái niệm và bản chất trung tâm trách nhiệm
- Trung tâm trách nhiệm được định nghĩa như một bộ phận
trong một tổ chức, nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm đối
với kết quả hoạt động của đơn vị mình.
- Bản chất của trung tâm trách nhiệm được mô tả như sau:
Trung tâm trách nhiệm



b. Các loại trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí; Trung
tâm chi phí định mức; Trung tâm chi phí tùy ý; Trung tâm doanh thu;
Trung tâm lợi nhuận;Trung tâm đầu tư .
1.3.2. Hệ thống thông tin phục vụ đánh giá trách nhiệm
của các trung tâm
a. Hệ thống thông tin dự toán
• Khái quát về dự toán:
Dự toán là tổng thể các dự tính được thể hiện qua một cơ cấu
nh

ất định thông qua việc cụ thể hóa bằng con số nội dung của các kế
hoạch, dự án.
Đầu vào:
Nguồn lực
Công việc
Đầu ra:
Sản phẩm/Dịch vụ
6
Dự toán phải được lập dựa trên nguồn thông tin từ nhiều phía,
sử dụng một cách đồng bộ.
• Dự toán dài hạn và dự toán ngắn hạn:
- Dự toán dài hạn: Trong các doanh nghiệp sản xuất dự toán
dài hạn chính là việc lập chiến lược sản xuất kinh doanh. Các dự án
đầu tư dài hạn đòi hỏi khoản đầu tư lớn thực hiện trong một thời gian
dài tạo tiền đề cho sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai.
- Dự toán ngắn hạn: Dự toán sản xuất kinh doanh ngắn hạn
thường được lập cho một năm phù hợp cho một năm tài chính của
doanh nghiệp dùng để đánh giá các chỉ tiêu thực hiện so với kế
hoạch đặt ra.
b. Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm trách nhiệm
• Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí được chia thành hai loại là trung tâm chi phí
tiêu chuẩn (định mức) và trung tâm chi phí dự toán (tùy ý).
- Trung tâm chi phí tiêu chuẩn (Standard cost center):
+ Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc hoàn thành
kế hoạch sản lượng sản xuất đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật
quy định.
+ Về mặt hiệu năng: được đo lường thông qua việc so sánh
giữa chi phí thực tế với chi phí định mức, phân tích biến động và xác
định các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến tình hình

thực hiện định mức chi phí
- Trung tâm chi phí dự toán (discretionary expense center):
+ Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua việc so sánh giữa
đầu ra và mục tiêu phải đạt được của trung tâm.
+ Về mặt hiệu năng: được đánh giá qua những chỉ tiêu cơ bản
sau:
7
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán

Chi phí thực tế Chi phí dự toán
Chênh lệch tỷ lệ
chi phí trên giá
trị sản xuất
=
Giá trị sản xuất
dự toán
-
Giá trị sản xuất
dự toán
• Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm doanh thu
- Về mặt hiệu quả: sẽ đối chiếu giữa doanh thu thực tế đạt
được với doanh thu dự toán của bộ phận.
- Về mặt hiệu năng: so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự
toán của trung tâm khi đo lường hiệu năng của trung tâm doanh thu.
• Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận
Để đánh giá kết quả thực hiện được của trung tâm lợi nhuận,
kế toán quản trị đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận qua các chỉ
tiêu sau:
+ Tổng lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

• Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm đầu tư
Đối với trung tâm này, chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả đó là: Tỷ
suất sinh lời của vốn đầu tư (return on investment – ROI).
c. Báo cáo đánh giá thành quả của các trung tâm trách
nhiệm
- Báo cáo trách nhiệm tại trung tâm chi phí:
Các báo cáo của các trung tâm chi phí sẽ được tách biệt thành
báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn gắn với khối
sản xuất, khối mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản
xu
ất, báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán gắn với khối
quản lý, kinh doanh.

8
- Báo cáo trách nhiệm tại trung tâm doanh thu:
Báo cáo trách nhiệm tại các trung tâm doanh thu nhằm mục
đích đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động dựa trên báo cáo
thực hiện doanh thu thực tế so với doanh thu dự toán ban đầu, đồng
thời phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu như: giá
bán, sản lượng và cơ cấu tiêu thụ.
- Báo cáo trách nhiệm tại trung tâm lợi nhuận:
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận nhằm đánh giá
trách nhiệm của trung tâm này dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
Và thường được trình bày theo dạng số dư đảm phí, nhằm mục đích
xác định số dư của từng bộ phận trong phạm vi được phân cấp và
kiểm soát về chi phí, doanh thu của bộ phận. Đồng thời qua đó đánh
giá được phần đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của
toàn công ty.
- Báo cáo trách nhiệm tại trung tâm đầu tư:
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư nhằm mục đích

đánh giá trách nhiệm, hiệu quả đầu tư của trung tâm đầu tư. Nhà
quản trị thường sử dụng báo cáo thông qua chỉ tiêu cơ bản như tỷ
suất hoàn vốn đầu tư (ROI) để đánh giá khả năng sinh lợi từ các
nguồn lực đầu tư [13].


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP 19
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM
NGHIỆP 19
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty
2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý ở Công ty
a. Cơ cấu bộ máy quản lý
b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
2.1.4. Phân cấp quản lý ở Công ty
Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 có sự phân cấp quản lý tài
chính về vốn, tài sản và các nguồn lực khác như sau:
a. Tại Công ty
- Về quản lý, sử dụng vốn và tài sản: Công ty sử dụng vốn để
phục vụ SXKD theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển.
- Về quản lý doanh thu: Ngoài thực hiện kế hoạch SXKD
chính, Công ty còn được quyền cho thuê nhà, xưởng, kho tàng và
máy móc thiết bị.
- Về quản lý công nợ: Đối với khách hàng đến giao dịch mua
bán với Công ty cũng như các Xí nghiệp có thể được Công ty hoặc

Xí nghiệp cho nợ.
- Về quản lý lao động: Quản lý số lượng CBCNV trong toàn
Công ty và thực hiện chế độ chính sách cho người lao động theo quy
định hiện hành của Nhà nước.
- Nộp Ngân sách Nhà nước các loại thuế thuộc hoạt động
SXKD c
ủa Công ty. Trích lập và nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
trong toàn Công ty.
10
- Sau khi Công ty thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho
NSNN, lợi nhuận còn lại được phân phối theo điều lệ của Công ty.
b. Tại các Xí nghiệp
Các Xí nghiệp trực thuộc Công ty hạch toán phụ thuộc, được
mở tài khoản chuyên thu tại ngân hàng và có con dấu riêng để giao
dịch, thanh toán phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Về quản lý, sử dụng vốn và tài sản: Các Xí nghiệp được giao
quản lý và sử dụng tài sản.
-Về quản lý lao động: Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ của Xí nghiệp theo quy hoạch được Công ty phê duyệt.
Bố trí sử dụng cán bộ đúng chức danh, tiêu chuẩn nội dung công tác
được giao.
- Về quản lý doanh thu, chi phí:
+ Về quản lý doanh thu: Công ty giao cho Xí nghiệp quản lý
toàn bộ doanh thu bán hàng tại Xí nghiệp.
+ Về quản lý chi phí: Công ty giao cho Xí nghiệp quản lý toàn
bộ chi phí phát sinh tại đơn vị mình.
2.1.5 Tổ chức kế toán tại Công ty
a. Tổ chức bộ máy kế toán
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty được mô tả bởi sơ
đồ 2.4 (xem phụ lục 1)

- Bộ máy kế toán văn phòng Công ty: có chức năng hạch toán
theo dõi công tác kế toán của Công ty, bên cạnh đó chịu trách nhiệm
kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận kế toán của xí nghiệp.
- Bộ máy kế toán của các Xí nghiệp: có nhiệm vụ theo dõi
công tác kế toán tại xí nghiệp của mình.
b. Hình th
ức sổ kế toán áp dụng tại Công ty
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện kế toán theo
hình thức chứng từ ghi sổ.
11
- Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty áp dụng theo quyết định
15/2006 của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006, tuân thủ Luật
kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP 19
2.2.1. Các trung tâm trách nhiệm trong Công ty Cổ phần
Lâm nghiệp 19
Với sự phân cấp quản lý như trên, đã biểu hiện nên các trung
tâm trách nhiệm trong cơ cấu quản lý của Công ty. Cụ thể, biểu hiện
các trung tâm trách nhiệm như sau:
a. Trung tâm chi phí
-Trung tâm chi phí định mức: các phân xưởng sản xuất tại các
Xí nghiệp và Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật tại Công ty là biểu hiện của
trung tâm chi phí định mức.
-Trung tâm chi phí tùy ý: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng
Thống kê - Kế toán – Tài chính tại Công ty và các Xí nghiệp là biểu
hiện của trung tâm chi phí tùy ý
b. Trung tâm doanh thu
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật tại Công ty và các Xí nghiệp là
biểu hiện của trung tâm doanh thu.

c. Trung tâm lợi nhuận
Các Xí nghiệp trực thuộc Công ty và Phòng Kế hoạch – Kỹ
thuật tại Công ty là biểu hiện của trung tâm lợi nhuận.
d. Trung tâm đầu tư
Công ty là trung tâm đầu tư. Giám đốc Công ty là đại diện của
Hội đồng quản trị, có quyền và trách nhiệm kiểm soát toàn bộ hoạt
động của Công ty.
12
2.2.2. Công tác lập kế hoạch phục vụ đánh giá trách nhiệm
tại Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19
a. Kế hoạch nguyên liệu phục vụ SXKD
Vào thời điểm cuối năm, căn cứ vào đơn đặt hàng và hợp đồng
đã ký kết hàng năm, các Xí nghiệp lập và gửi cho ban lãnh đạo Công
ty kế hoạch nguyên liệu phục vụ SXKD theo năm. Chịu trách nhiệm
chính cho việc lập kế hoạch nguyên liệu phục vụ SXKD là Giám đốc
tại mỗi Xí nghiệp.
Trên cơ sở các kế hoạch nguyên liệu SXKD của các Xí
nghiệp, Công ty điều chỉnh, cân đối và tổng hợp để hình thành nên
kế hoạch nguyên liệu SXKD cho toàn Công ty trong năm đến. Giám
đốc Công ty là người chịu trách nhiệm về bảng kế hoạch này.
Bảng kế hoạch nguyên vật liệu phục vụ SXKD năm 2013 toàn
Công ty
Bảng 2.2: Kế hoạch nguyên vật liệu phục vụ SXKD toàn
Công ty năm 2013
Chia ra
TT

Danh mục Đvt
Khối
lượng


Giá trị
(Tr.
đồng)
Phục vụ

SX (m
3
,
tấn)
Bán ra
ngoài
(m
3
,
tấn)
I Nhập khẩu
m
3
quy tròn

1.800 5.850 1.800
II Nội địa

1 Hàng mộc nội địa
2 Thu mua kim loại Tấn 150 4.000 150
3 Thu mua gỗ tròn, gỗ xẻ

m
3

quy tròn

13.400

38.404

10.400 3.000

4 Sợi nhựa các loại Tấn 55 2.500 55
+ G
ỗ m
3
quy tròn

15.200

44.254

12.200 3.000

+Kim lo
ại Tấn 150 4.000 150

Tổng
cộng
+S
ợi nhựa
các loại
Tấn 55 2.500 55
(Nguồn: Phòng KH-KT Công ty)

13
b. Kế hoạch SXKD và xuất nhập khẩu
Khi xây dựng kế hoạch SXKD và xuất nhập khẩu cho năm
đến, các Xí nghiệp căn cứ vào kết quả thực hiện trong năm, các đơn
hàng và hợp đồng đã ký kết cho năm sau.
Từ những bảng kế hoạch SXKD và xuất nhập khẩu do các Xí
nghiệp gởi lên, Công ty cân đối và tổng hợp kế hoạch SXKD và xuất
nhập khẩu toàn Công ty.
Kế hoạch SXKD và xuất nhập khẩu toàn Công ty được lập
như sau (xem bảng 2.4)
Bảng 2.4: Kế hoạch SXKD và xuất nhập khẩu toàn
Công ty năm 2013

Giá trị
Chỉ tiêu
Số lượng,
khối lượng
1.000USD

Tr.đồng
Ghi
chú
1.Phần xuất, nhập khẩu 5.450 106.275
Xuất khẩu
5.150 100.425

-Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh 3.420 m
3
TC


4.450 86.775

-Bàn ghế kim loại + gỗ

+vải+ mây nhựa
50 Cont 40’ 700 13.650

Nhập khẩu 300 5.850
-Gỗ tròn các loại 1.800 m
3
300 5.850

-Keo dán

-Vải các loại

2.Phần nội địa 9.575
Dịch vụ mua bán gỗ tròn,
gỗ xẻ
3.000m
3

quy tròn
8.875

Hàng nội địa (m
3
) 700

Tổng doanh thu (1+2) 110.000

(Nguồn: Phòng KH-KT Công ty)
c. K
ế hoạch giá thành sản phẩm và kết quả SXKD
Giá thành sản phẩm sản xuất được cấu thành từ 3 khoản mục
chi phí là chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
14
phí sản xuất chung.
- Về chi phí NVL trực tiếp:
Công ty đã lập kế hoạch NVL phục vụ sản xuất kinh doanh.
Qua đó, xác định được chi phí NVL tạo nên giá thành sản phẩm.
- Về chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện tại, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 đang sử dụng 2 hình
thức trả lương là: lương theo sản phẩm và lương thời gian.
Đối với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được trả
theo sản phẩm.
-Về chi phí sản xuất chung:
Đối với chi phí sản xuất chung, Công ty không phân loại chi
phí SXC liên quan trực tiếp đến từng sản phẩm mà liên quan đến
toàn bộ sản phẩm
sản xuất trong kỳ.
Cuối kỳ, tập hợp vào tài khoản 627 và phân bổ cho các loại
sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tổng chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất
chung cho
sản phẩm cần tính
=
Tổng chi phí NVL phát sinh
x

Chi phí

NVL sản
phẩm i
Trên cơ sở xác định các khoản mục chi phí cấu thành nên giá
thành sản phẩm như trên kết hợp với số lượng sản phẩm cần sản
xuất. Các Xí nghiệp lập bảng kế hoạch giá thành sản phẩm và kết
quả SXKD của đơn vị mình và trình Công ty. Công ty xem xét, cân
đối, phê duyệt và lập bảng tổng hợp toàn Công ty. (xem bảng 2.5)
d. Kế hoạch đầu tư XDCB
Để đáp ứng nhu cầu tăng năng suất sản xuất và mở rộng quy
mô, hàng năm các Xí nghiệp lập kế hoạch đầu tư XDCB của đơn vị
mình trình Ban giám đốc Công ty xem xét.
15
Bảng kế hoạch đầu tư XDCB của Xí nghiệp chế biến Lâm sản
Bông hồng năm 2013 (xem bảng 2.6)
Căn cứ vào kế hoạch của các Xí nghiệp, Công ty xem xét, cân
đối và tổng hợp kế hoạch toàn Công ty.(xem bảng 2.7)
2.2.3. Báo cáo kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần
Lâm nghiệp 19
a. Báo cáo của trung tâm chi phí
Các chi phí phát sinh ở trung tâm chi phí định mức và trung
tâm chi phí tùy ý được kế toán Xí nghiệp tập hợp vào bảng kê chi tiết
cũng như các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản chi phí theo quy định. Định
kỳ 6 tháng, cuối năm các Xí nghiệp tổng hợp bảng kê và các sổ trình
lên Công ty cùng với báo cáo tài chính.
b. Báo cáo của trung tâm doanh thu
Hiện tại, các Xí nghiệp lập các báo cáo sau đây gởi Phòng Kế
hoạch - Kỹ thuật và Phòng Thống kê - Kế toán – Tài chính Công ty:
- Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch
Định kỳ vào cuối tháng, các Xí nghiệp gởi Công ty báo cáo
tiến độ thực hiện kế hoạch hàng tháng lũy kế. Căn cứ vào các báo

cáo này, phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Công ty lập bảng báo cáo tiến
độ thực hiện kế hoạch toàn Công ty gởi Ban Giám đốc, các phòng
nghiệp vụ Công ty và Xí nghiệp để theo dõi.
Sau đây là bảng báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch toàn
Công ty năm 2013 (xem bảng 2.8).
- Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Để giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình thực tế về xuất
kh
ẩu hàng hóa sang thị trường các nước, từ đó có kế hoạch tăng
cường phát triển bền vững thị trường xuất khẩu truyền thống và mở
rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Định kỳ vào cuối mỗi
16
tháng, các Xí nghiệp lập báo cáo hoạt động xuất khẩu trong tháng
gởi Công ty (xem bảng 2.9).
- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh
Định kỳ vào cuối mỗi tháng, các Xí nghiệp lập báo cáo tình
hình sản xuất kinh doanh trong tháng gởi Công ty để theo dõi.
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh tại XNCBLS Bông
Hồng trong tháng 6/2013 như sau (xem bảng 2.10)
c. Báo cáo của trung tâm lợi nhuận
Định kỳ 6 tháng, cuối năm Phòng Thống kê – Kế toán – Tài
chính các Xí nghiệp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
đơn vị gởi lên Công ty.
Minh họa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp
CBLS Bông Hồng. (xem bảng 2.11)
Bảng 2.11: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Xí
nghiệp CBLS Bông Hồng năm 2013
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Doanh thu bán hàng 55.293.594.516


2 Các khoản giảm trừ doanh thu 588.010.616

3 Doanh thu thuần 54.705.583.900

4 Giá vốn hàng bán 45. 530.419.725

5 Lãi gộp 9.175.164.175

6 Chi phí bán hàng 5.321.935.829

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 916.148.072

8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
2.937.080.274

(Nguồn: Phòng Kế toán XNCBLS Bông Hồng)

17
d. Báo cáo của trung tâm đầu tư
Hiện tại, Công ty chưa lập báo cáo nào thể hiện hiệu quả đầu
tư của trung tâm đầu tư.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP 19
2.3.1.Ưu điểm
- Công ty có cơ cấu tổ chức quản lý rõ ràng; các bộ phận,
phòng ban được giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
- Đã hạn chế sự chồng chéo trong chỉ đạo điều hành sản xuất
kinh doanh, giảm bớt chi phí kiểm soát.

- Đã hình thành một cách có hệ thống, tổ chức hợp lý bộ máy
kế toán, phân chia rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận kế
toán cụ thể ở Công ty cũng như tại Xí nghiệp.
- Đã xây dựng và hình thành một số báo cáo nội bộ. Đây bước
đầu để đánh giá tránh nhiệm của các trung tâm.
2.3.2. Nhược điểm
- Công tác lập kế hoạch hiện nay trong toàn Công ty nói chung
và Xí nghiệp nói riêng chỉ mang tính chất chung, theo quy định chứ
chưa đi vào cụ thể, chi tiết trong từng bộ phận đảm nhận công tác…
- Công ty không lập kế hoạch chi phí tại trung tâm chi phí tùy
ý cũng như chưa chú trọng kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh tại
trung tâm này.
- Công tác kế toán ở Công ty và các Xí nghiệp chủ yếu tập
trung vào kế toán tài chính. Kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán trách
nhiệm thì chưa có sự quan tâm.
- H
ệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm chưa được tổ chức
đầy đủ.
18
- Các chỉ tiêu đo lường đánh giá trách nhiệm chưa đầy đủ, toàn
diện, chủ yếu dừng lại ở chỉ tiêu quy mô và chưa đề cập đến chỉ tiêu
hiệu suất, nối kết các trung tâm trách nhiệm với nhau và giữa các
trung tâm trách nhiệm với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Công ty chưa vận dụng các công cụ phân tích như ROI, …
để phân tích hiệu quả đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP 19
3.1 CÁC QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM
3.1.1 Phù hợp mô hình tổ chức quản lý của Công ty
3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của Công ty
3.1.3. Tính phù hợp và hài hòa giữa chi phí và lợi ích
3.1.4. Đảm bảo phù hợp cơ chế quản lý của nền kinh tế
Việt Nam
3.1.5. Đảm bảo phù hợp trong quá trình toàn cầu hóa
3.2. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP 19
3.2.1. Nâng cao nhận thức của người quản lý về kế toán
trách nhiệm
3.2.2. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Công ty
a. Xây d
ựng mô hình tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại
Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19
Dựa trên sự phân cấp quản lý, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19
19
có thể tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm gồm: trung tâm chi phí,
trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
Mô hình các trung tâm trách nhiệm được tổ chức theo sơ đồ 3.1.
Mô hình các trung tâm trách nhiệm tại Công ty được thiết lập
gồm 4 cấp quản lý:
- Cấp thứ nhất: trung tâm đầu tư đó là toàn Công ty.
- Cấp thứ hai: là trung tâm lợi nhuận.
- Cấp thứ ba: là trung tâm doanh thu.
- Cấp thứ tư: là trung tâm chi phí.
b. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu đánh giá của các
trung tâm trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19

-Trung tâm đầu tư:
Mục tiêu: Đảm bảo đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh của Công ty có hiệu quả. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cao, lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu cao.
Nhiệm vụ: Thực hiện việc đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị,
nghiên cứu đầu tư sản phẩm mới… để không ngừng nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư.
-Trung tâm lợi nhuận:
Mục tiêu: Đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, đảm bảo tốc
độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi nhuận.
Nhiệm vụ: Giám đốc Xí nghiệp, Trưởng phòng Kế hoạch – Kỹ
thuật Công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hiệu quả
sử dụng các nguồn lực được giao
- Trung tâm doanh thu:
M
ục tiêu: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu doanh thu bán hàng mà
Công ty đã đề ra trong kế hoạch.
20
Nhiệm vụ: Giới thiệu sản phẩm của Công ty đến khách hàng
và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, có chính sách bán hàng
phù hợp để mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh số hàng bán ra.
-Trung tâm chi phí:
Mục tiêu: tăng cường tính tự chịu trách nhiệm về chi phí, giảm
thiểu chi phí thông qua việc kiểm soát chi phí và tối đa hóa sản lượng
sản xuất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.
Nhiệm vụ: Thực hiện sản xuất và thu mua theo kế hoạch, quản
lý chi phí thu mua cũng như chất lượng sản phẩm và nhân viên.
Đối với trung tâm chi phí tùy ý là các phòng chức năng nghiệp
vụ, cũng cần tăng cường kiểm soát các chi phí phát sinh, theo dõi

tình hình sử dụng lao động, sử dụng các nguồn lực vật chất khác tại
trung tâm.
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ đánh giá
trách nhiệm ở các trung tâm
a. Hoàn thiện công tác lập dự toán ở các trung tâm trách
nhiệm tại Công ty
* Đối với trung tâm chi phí
- Đối với trung tâm chi phí định mức: cần xây dựng dự toán
chi phí sản xuất cho từng sản phẩm của từng phân xưởng sản xuất.
- Đối với trung tâm chi phí tùy ý: cần lập kế hoạch chi phí cho
các phòng chức năng nghiệp vụ tại Xí nghiệp và Công ty trên cơ sở
chi phí phát sinh của kỳ trước.
*Đối với trung tâm doanh thu
- Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
doanh thu tiêu th
ụ sản phẩm của các Xí nghiệp, các Xí nghiệp cần
lập bổ sung dự toán doanh thu theo từng sản phẩm.
21
* Đối với trung tâm lợi nhuận
Để tạo điều kiện cho việc đánh giá doanh thu, chi phí, các
trung tâm trách nhiệm của Công ty nên lập dự toán kết quả kinh
doanh theo số dư đảm phí. Cơ sở lập dự toán lợi nhuận là các số liệu
từ dự toán doanh thu và dự toán chi phí. Các số liệu về doanh thu,
chi phí được tổng hợp để lập dự toán lợi nhuận.
*Đối với trung tâm đầu tư
Hiện tại, trung tâm đầu tư của Công ty chưa lập dự toán hiệu
quả đầu tư. Để có cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư, Công ty cần thiết
phải lập dự toán về hiệu quả đầu tư. Dự toán hiệu quả đầu tư được
lập tại cấp cao nhất của Công ty và trên cơ sở dự toán của các trung
tâm lợi nhuận và làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả đầu tư ở Công

ty. Chịu trách nhiệm về báo cáo này là Giám đốc Công ty đại diện
cho Hội đồng quản trị.
b. Hoàn thiện việc đánh giá thành quả các trung tâm thông
qua các chỉ tiêu đánh giá
- Đối với trung tâm chi phí
+ Trung tâm chi phí định mức
Thành quả của trung tâm chi phí được đánh giá dựa trên cơ sở
các báo cáo chi phí. Bên cạnh xác định mức độ thực hiện về sản
lượng và chi phí, cần phải sử dụng các công cụ để phân tích các
nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động chi phí là do giá và lượng là
bao nhiêu. Việc phân tích biến động chi phí có thể chi tiết theo chi
phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC.
Đối với chi phí NVL trực tiếp, nhà quản trị phải phân tích các
nhân t
ố ảnh hưởng như:
+ Nhân tố lượng NVL sử dụng:
+ Nhân tố giá NVL sử dụng:
22
+ Trung tâm chi phí tùy ý
Trên cơ sở báo cáo chi phí dự toán và thực hiện, tiến hành so
sánh giữa thực hiện và kế hoạch để đánh giá việc tăng giảm chi phí
thông qua các độ lệch.
- Đối với trung tâm doanh thu
Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá mức độ biến động
của doanh thu kỳ thực hiện so với dự toán. Ngoài ra, ta cần đi sâu phân
tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu bằng
phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp số chênh lệch.
- Đối với trung tâm lợi nhuận
Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận cần
được xây dựng theo hình thức số dư đảm phí để phục vụ yêu cầu

phân tích của kế toán trách nhiệm.
- Đối với trung tâm đầu tư
Việc đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư dựa trên chỉ tiêu
tài chính là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI).
c. Hoàn thiện báo cáo thành quả ở các trung tâm trách
nhiệm tại Công ty
*Đối với trung tâm chi phí
- Đối với trung tâm chi phí định mức: định kỳ các Xí nghiệp
cần lập bảng phân tích CPSX cho từng sản phẩm, sau đó tổng hợp
toàn phân xưởng.
Dựa trên bảng phân tích chi phí sản xuất nhà quản trị có thể đánh
giá chung tình hình thực hiện chi phí thực tế tăng hay giảm so với chi
phí dự toán, chi phí của sản phẩm nào tăng, sản phẩm nào giảm.
Thông qua b
ảng phân tích chi phí sản xuất này, nhà quản trị sẽ
đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, thực hiện việc
23
kiểm tra và kiểm soát chi phí nhằm giúp cho việc sử dụng chi phí đạt
hiệu quả cao.
- Đối với trung tâm chi phí tùy ý: Báo cáo chi phí của trung
tâm này được lập dựa trên các chi phí thực tế phát sinh tại các phòng.
Căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh để so sánh với dự toán chi phí.
Công ty nên giao khoán chi phí cho các phòng nghiệp vụ như chi phí
văn phòng phẩm, điện thoại, báo chí, chi phí tiếp khách, hội họp, học
tập để quản lý và kiểm soát chi phí được chặt chẽ hơn.
- Đối với trung tâm doanh thu
Để đánh giá mức độ biến động của doanh thu kỳ thực hiện so
với dự toán cũng như phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến chỉ tiêu doanh thu, Công ty cần lập bảng báo cáo phân tích
doanh thu tiêu thụ.

- Đối với trung tâm lợi nhuận
+ Báo cáo thực hiện của trung tâm lợi nhuận được thiết kế cho
từng Xí nghiệp. Báo cáo thể hiện chênh lệch giữa lợi nhuận (lỗ) thực
tế với lợi nhuận (lỗ) theo dự toán của trung tâm.
+ Báo cáo thực hiện của trung tâm lợi nhuận là Phòng Kế
hoạch – Kỹ thuật Công ty được thiết kế như bảng 3.15.
- Đối với trung tâm đầu tư
Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư được lập tại Công ty
để phân tích đánh giá hiệu quả và chất lượng đầu tư. Bảng báo cáo
này được thiết kế như sau (xem bảng 3.16)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

×