Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần PYMEPHARCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.54 KB, 26 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




NGUYỄN SĨ HIẾU



KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO



Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH




Đà Nẵng – Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG





Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh




Phản biện 1: PGS. TS. Trần Đình Khôi Nguyên

Phản biện 2: TS. Trần Thị Cẩm Thanh



Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 5 tháng 8 năm 2013.






Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin học liệu – Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách “Đổi mới” từ những

năm cuối thập niên 80 của thế kỉ trước, nền kinh tế đã có những
chuyển biến rõ rệch, kinh tế Việt nam hội nhập sâu vào kinh tế khu
vực và thế giới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi và không ít những thách
thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần
PYMepharco nói riêng. Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thử thách
trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp
cũng như Công ty Cổ phần PYMepharco một mặt phải quan tâm đổi
mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành… Mặt khác
phải quan tâm đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp. Đây là
một trong những vấn đề bức thiết quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Đổi mới quản trị doanh nghiệp sẽ tạo động
lực thúc đẩy sự thay đổi hệ thống kế toán, kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán trách nhiệm, một công cụ hữu hiệu
giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý, điều hành hiệu quả
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế toán trách nhiệm được nghiên cứu và giảng dạy trong
một số trường đại học ở Việt Nam vào những năm 1990, tuy
nhiên mức độ ứng dụng kế toán trách nhiệm vào thực tiễn trong
các doanh nghiệp chưa được phổ biến và còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần PYMepharco (Công ty Cổ
phần Dược Phú Yên) cho thấy Công ty đã bước đầu xây dựng hệ
thống kế toán trách nhiệm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần được
hoàn thiện. Xuất phát từ thực trạng kế toán trách nhiệm của Công ty
và mục đích nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty, tôi đã
chọn đề tài: “Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần PYMepharco”
làm Luận văn thạc sỹ kinh tế.

2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh

nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công
ty Cổ phần PYMepharco;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách
nhiệm tại Công ty Cổ phần PYMepharco.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu kế
toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần PYMepharco.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu giới hạn trong
Công ty Cổ phần PYMepharco. Đây là một công ty có qui mô lớn, cơ
cấu tổ chức phân thành nhiều cấp, gồm nhiều chi nhánh, cửa hàng
trực thuộc…Luận văn sẽ nghiên cứu từ cấp thấp nhất đến cấp cao
nhất của Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu trong luận
văn là phương pháp định tính kết hợp với quan sát, khảo sát thực tế
tại đơn vị để từ đó phân tích tổng hợp các vấn đề lý luận, thực
trạng và xác lập các quan điểm, phương hướng, giải pháp cụ thể
hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOAN TRÁCH NHIỆM
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là một công cụ được thiết lập để ghi
nhận, cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ
phận, các đơn vị trong doanh nghiệp để từ đó đánh giá, nối kết các
bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh
nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng định hướng, trật
tự và hiệu quả
1.1.2. Bản chất của kế toán trách nhiệm
- Kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập
và báo cáo các thông tin dự toán và thực tế về các “đầu vào” và đầu
ra” của các trung tâm trách nhiệm
- Kế toán trách nhiệm đo lường, đánh giá trách nhiệm quản lý
và kết quả hoạt động của từng bộ phận. Việc đánh giá này thường
được dựa trên hai tiêu chí :
+ Hiệu quả: có được khi đạt được mục tiêu đặt ra mà chưa kể
đến việc sử dụng tài nguyên như thế nào
+ Hiệu năng: là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm
trách nhiệm.
1.1.3. Chức năng
Chức năng của kế toán trách nhiệm được thể hiện ở những
khía cạnh sau đây:
- Kế toán trách nhiệm giúp xác định sự đóng góp của từng
đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức.
- Kế toán trách nhiệm cung cấp cơ sở cho việc đánh giá chất
lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.
- Kế toán trách nhiệm được sử dụng để đo lường kết quả
4

hoạt động của các nhà quản lý, do đó nó ảnh hưởng đến cách thức
thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.
- Kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận
điều hành bộ phận của mình theo phương cách phù hợp với những
mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ
1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là sự phân tán quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự
phân định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý cho cấp
dưới dựa trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn.
1.2.2. Ý nghĩa của phân cấp quản lý
- Phân cấp quản lý trong doanh nghiệp hợp lý làm cho vốn
của doanh nghiệp được phân phối gắn với nhu cầu và khả năng quản
lý, sử dụng vốn ở từng cấp, từng bộ phận, từ đó quyền ra quyết định
trong kinh doanh cũng được phân chia thích hợp cho từng cấp, phát
huy tính chủ động, sáng tạo trong việc quản lý và sử dụng vốn.
- Phân cấp quản lý làm cho hiệu suất quản lý của doanh
nghiệp được nâng cao. Cụ thế đối với cấp trên thì không phải tham
gia giải quyết quá nhiều công việc sự vụ hàng ngày, tập trung được
thời gian và trí tuệ vào công việc lớn của doanh nghiệp
- Phân cấp quản lý là tiền đề cho hạch toán nội bộ, phân cấp
quản lý tài chính giúp phân định rõ việc quản lý tài chính giữa các cấp.
1.2.3. Các nguyên tắc phân cấp quản lý trong doanh nghiệp
- Đảm bảo quản lý và sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp
đúng qui định.
- Đảm bảo quyền tự chủ và năng động phù hợp với những
điều kiện của đơn vị cấp dưới trong việc quản lý điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo toàn doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ chiến
lược kinh doanh và đạt hiệu quả cao.

5
1.2.4. Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm
a. Tác động tích cực
b. Tác động tiêu cực
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
Nội dung cơ bản để thực hiện hệ thống kế toán trách nhiệm
bao gồm những vấn đề cụ thể như sau:
- Xác định các trung tâm trách nhiệm.
- Xác định các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá trách
nhiệm quản trị bộ phận.
- Xác định báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm trách
nhiệm.
1.3.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận
trong một tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc
một cấp quản lý, chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức
năng hay bộ phận đó. Trong một tổ chức có thể được xác lập bởi
bốn loại trung tâm trách nhiệm cơ bản sau:
a. Trung tâm chi phí
b. Trung tâm doanh thu
c. Trung tâm lợi nhuận
d. Trung tâm đầu tư
1.3.2. Xác định các chỉ tiêu
được
sử dụng để đánh giá
trách nhiệm các trung tâm trách nhiệm
a. Quan điểm đánh giá trách nhiệm các trung tâm trách
nhiệm
Để đo lường đánh giá các trung tâm trách nhiệm, có hai loại
chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng là chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu

hiệu năng.
b. Phương pháp đánh giá trách nhiệm các trung tâm trách
nhiệm
6
- Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí:
- Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu
- Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận
- Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư
1.3.3. Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm
Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định
kỳ trên một báo cáo kế toán trách nhiệm (gọi tắt là báo cáo trách
nhiệm). Báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm sẽ phản ánh kết quả
tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các
chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán, theo từng chỉ tiêu được
chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm.
Căn cứ vào trách nhiệm báo cáo thì hệ thống báo cáo trách
nhiệm được chia thành bốn nhóm báo cáo, ứng với bốn loại trung
tâm trách nhiệm sau:
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí.
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu.
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận.
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN PYMEPHARCO
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
PYMEPHARCO
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần PYMepharco được thành lập từ cổ phần
hóa Công ty Dược và Vật tư Y tế Phú Yên. Công ty Cổ phần
PYMepharco có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng thuốc tân
dược và trang thiết bị y tế, nuôi trồng và thu mua dược liệu
7
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a. Chức năng
Sản xuất kinh doanh các mặt hàng dược được sự cho phép
của Bộ y tế;
Kinh doanh và cung cấp các loại thuốc tân dược, hóa chất, dụng
cụ y tế, vật tư và trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế;
Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại dược phẩm, dược liệu, vật
tư thiết bị, phương tiện phục vụ y tế.
b. Nhiệm vụ
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý tại
Công ty
a. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
b. Tổ chức quản lý tại Công ty
Cơ cấu quản lý của Công ty hiện nay có Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Giúp việc cho
Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng
như: Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính, Phòng Nghiên cứu phát triển,
Phòng đảm bảo chất lượng, Phòng Hành chính nhân sự …
2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty
a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
b. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
2.2.1. Phân cấp quản lý tại Công ty
Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần

PYMepharco được tổ chức gồm ba cấp quản lý chính.
- Quản lý cấp cao
Hội đồng quản trị Công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc sản xuất
8
Phó tổng giám đốc kinh doanh
Phó tổng giám đốc thường trực
- Quản lý cấp trung gian
Trưởng đại diện (Giám đốc) các chi nhánh
Phụ trách các hiệu thuốc, cửa hàng, trung tâm giới thiệu,
cung ứng thuốc
- Quản lý cấp cơ sở
Quản đốc các phân xưởng
Tổ trưởng tổ sản xuất
Nhìn chung, sự phân cấp quản lý tại Công ty Cổ phần
PYMepharco được thực hiện khá chặt chẽ, hợp lý và phù hợp với quy
mô, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Quyền hạn và
trách nhiệm được giao cho mỗi cấp quản lý rõ ràng, chi tiết và gắn liền
với hoạt động mà nó đảm nhận trong Công ty. Điều này sẽ thúc đẩy
các nhà quản lý ở các bộ phận, phòng ban trong Công ty quan tâm, nỗ
lực với công việc được giao. Đây cũng chính là tiền đề để ứng dụng kế
toán trách nhiệm hiệu quả tại Công ty.
2.2.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty
Từ các giới hạn và phạm vi về quyền hạn, chức năng và
nhiệm vụ cụ thể của nhà quản trị ở mỗi cấp nêu trên đã thể hiện
Công ty có sự phân cấp quản lý và xác lập các trung tâm trách
nhiệm: Trung tâm chi phí; Trung tâm doanh thu; Trung tâm lợi
nhuận, Trung tâm đầu tư.
a. Trung tâm doanh thu

b. Trung tâm chi phí
c. Trung tâm lợi nhuận
d. Trung tâm đầu tư
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
CỦA CÔNG TY
2.3.1. Ưu điểm
9
- Công ty đã xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý có sự
phân công, phân cấp khá rõ và hợp lý.
- Công ty đã xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao
nguyên vật liệu cho từng sản phẩm.
- Công tác lập kế hoạch, dự toán được công ty chú trọng
thực hiện đồng bộ và nhất quán ở hầu hết các bộ phận sản xuất kinh
doanh chính của Công ty.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, kế toán trách nhiệm của
Công ty còn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Hiện tại Công ty chỉ có một số trung tâm trách nhiệm được
xác định rõ, còn nhiều bộ phận, phòng ban chưa thể hiện rõ thuộc
trung tâm trách nhiệm nào;
- Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá trách nhiệm chưa đầy đủ,
toàn diện;
- Công tác lập dự toán chi phí và doanh thu được thực
hiện tại Công ty chỉ dừng lại ở mục tiêu là xác định kế hoạch sản
xuất kinh doanh, chưa dùng để đánh giá trách nhiệm quản lý. Công
ty phải chú trọng đến vấn đề này nhằm có cơ sở xác định trách
nhiệm của các đại diện khu vực;
- Tại các phòng ban bộ phận quản lý chưa có xây dựng các
qui chế chi tiêu theo định mức mà chỉ chi theo thực tế;
- Hệ thống tài khoản phản ánh chi phí hiện nay tại Công ty

chưa được tổ chức phù hợp cho việc phân loại chi phí theo cách ứng
xử chi phí;
- Phương pháp đánh giá thành quả nhà quản trị các trung
tâm chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát, phân tích chênh lệch
chưa đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giữa
chỉ tiêu thực hiện với kế hoạch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
10
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM
3.1.1. Về nhận thức kế toán trách nhiệm
Để vận dụng thành công kế toán trách nhiệm vào Công ty
trước tiên, cần phải nhận thức đúng về khái niệm, mục tiêu, chức
năng và vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Kế toán trách nhiệm là một công cụ quản lý giúp cho nhà
quản trị các cấp theo dõi, quản lý, đánh giá thành quả của từng nhà
quản trị trong tổ chức quản lý và kết nối họ với mục tiêu chung của
doanh nghiệp trong hệ thống phân quyền, phân cấp quản lý để từ đó
giúp cho doanh nghiệp sử dụng có trách nhiệm và hiệu quả về nguồn
lực kinh tế.
Kế toán trách nhiệm thực hiện mục tiêu chính là cung cấp
thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả của các cá nhân,
bộ phận trong doanh nghiệp. Đồng thời, hệ thống này còn cung cấp
căn cứ để đánh giá mức độ phù hợp hoạt động ở các bộ phận với mục
tiêu chung của doanh nghiệp. Điều này giúp nhà quản trị có thể điều
hành và kiểm soát các hoạt động, nguồn lực kinh tế của doanh
nghiệp có trách nhiệm và hiệu quả.

Kế toán trách nhiệm với chức năng cơ bản là thông tin và
trách nhiệm. Đây là hai mặt cần thiết, tồn tại song song trong tổ
chức, vận hành kế toán trách nhiệm nếu khiếm khuyết hay lệch về
mặt nào cũng dẫn đến sự phá vỡ hệ thống kế toán trách nhiệm, hệ
thống kế toán trách nhiệm vô nghĩa.
Vậy kế toán trách nhiệm có thể được xem là một trong
những công cụ quản trị doanh nghiệp hữu hiệu phù hợp với phương
thức quản trị toàn diện trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay và
11
nhận thức đúng đắn về kế toán trách nhiệm là tiền đề định hướng cơ
sở luận, nội dung, tổ chức ứng dụng xây dựng, hoàn thiện kế toán
trách nhiệm của Công ty.
3.1.2. Về phân cấp quản lý trong Công ty
Để xây dựng kế toán trách nhiệm trước tiên Công ty phải tổ
chức được một hệ thống phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch và
chặt chẽ trong toàn đơn vị. Cụ thể, việc phân cấp quản lý cho các cá
nhân, bộ phận trong Công ty sẽ được thực hiện thông qua sự ủy
quyền, trách nhiệm được chuyển giao thông qua những quy định,
quy chế và kế hoạch. Và khi việc phân công, phân nhiệm cho các cấp
quản lý trong Công ty càng rõ ràng, chi tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xây dựng kế toán trách nhiệm thành công.
Từ đó cho thấy sự phân cấp, phân quyền quản lý là nền tảng
cơ bản cần phải quan tâm khi xây dựng, hoàn thiện kế toán trách
nhiệm tại Công ty.
3.1.3. Về tổ chức bộ máy kế toán
Trên cơ sở mục tiêu, chức năng, vai trò của kế toán trách
nhiệm, kế toán trách nhiệm cần phải đặt đúng vị trí của nó trong tổ
chức, vận hành các công cụ quản lý – vị trí đó chính là một nội dung,
bộ phận trong kế toán quản trị. Việc định vị này sẽ xác lập rõ ràng
phạm vi nghiên cứu, xây dựng hay hoàn thiện kế toán trách nhiệm là

thuộc lĩnh vực chuyên môn nào, do ai tiến hành.
Với phương hướng này, kế toán trách nhiệm là một nội
dung, bộ phận của kế toán quản trị, thuộc phạm vi của Công ty,
thuộc quyền riêng tư của Công ty và khi nghiên cứu, xây dựng, hoàn
thiện nó phải được đặt trong mối quan hệ với quan điểm, tổ chức vận
hành kế toán quản trị ở Công ty nói riêng cung như trong từng doanh
nghiệp nói chung.
3.1.4. Về sự phù hợp giữa kế toán trách nhiệm với đặc điểm
của Công ty
12
Mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức quản lý, yêu cầu và
trình độ quản lý nhất định. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện kế toán
trách nhiệm tại Công ty cần phải đảm bảo phù hợp với đặc thù riêng
của Công ty. Chính sự phù hợp này vừa đảm bảo tính hữu hiệu của
kế toán trách nhiệm và vừa chỉ ra những vấn đề khiếm khuyết, lỗi
thời của hệ thống kế toán trách nhiệm khi hoạt động, tổ chức quản lý,
yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị thay đổi. Ngoài ra, phương
hướng này còn chỉ ra sự cần thiết phải tạo ra sự hòa hợp giữa kế toán
trách nhiệm với những cơ sở vật chất, phương tiện xử lý thông tin
của kế toán.
3.2. NHỮNG NỘI DUNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
- Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Công ty.
- Phân loại chi phí nhằm phục vụ cho kế toán trách nhiệm
của Công ty.
- Xây dựng tài khoản phục vụ cho kế toán trách nhiệm của
Công ty.
- Hoàn thiện công tác lập dự toán trong điều kiện tổ chức kế
toán trách nhiệm của Công ty.
- Hoàn thiện hệ thống báo cáo thành quả của các trung tâm

trách nhiệm của Công ty.
- Tổ chức bộ máy vận hành kế toán trách nhiệm của Công ty.
3.2.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Công ty
a. Xác định trung tâm trách nhiệm
Dựa trên mô hình quản lý hiện nay tại Công ty Cổ phần
PYMepharco, có thể tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm theo 3
cấp:
- Cấp 1: là cấp cao nhất, gồm Hội đồng quản trị và Chủ tịch
kiêm Tổng giám đốc, đây là Trung tâm lợi nhuận.
- Cấp 2: Phòng kinh doanh và các chi nhánh, cửa hàng, đây
13
là Trung tâm doanh thu.
- Cấp 3: Phân xưởng sản xuất, khối các phòng ban quản lý,
đây là Trung tâm chi phí
b. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của từng trung tâm trách nhiệm
- Trung tâm đầu tư và lợi nhuận
- Trung tâm doanh thu
- Trung tâm chi phí
3.2.2. Phân loại chi phí nhằm phục vụ cho kế toán trách
nhiệm của Công ty
- Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát
Một khoản chi phí được xác định là kiểm soát được hay
không đối với nhà quản lý ở một cấp tùy thuộc vào quyền quyết định
của nhà quản lý ở cấp đó đối với sự phát sinh của khoản chi phí này.
Với cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay, kết hợp với việc xác lập
trách nhiệm và các trung tâm trách nhiệm như trên thì việc phân chia
các khoản chi phí phát sinh tại Công ty theo khả năng kiểm soát
được thực hiện như sau.
+ Đối với trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất
Các khoản chi phí phát sinh tại trung tâm này bao gồm chi phí

NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC. Cả ba khoản mục chi phí này
đều chịu sự kiểm soát trực tiếp của quản đốc phân xưởng. Riêng khoản
mục chi phí NVLTT dưới góc độ xem xét sự tác động của nhân tố giá
mua NVL đầu vào thì yếu tố giá đầu vào này không thuộc quyền kiểm
soát của quản đốc phân xưởng mà thuộc về Phòng nghiên cứu phát
triển khi đàm phán, ký kết và giao dịch với nhà cung cấp. Ngoài ra,
các khoản mục chi phí còn lại đều là các khoản chi phí thuộc quyền
kiểm soát của nhà quản lý trung tâm này.
+ Đối với trung tâm chi phí thuộc bộ phận quản lý
Tất cả các khoản chi phí phát sinh thuộc bộ phận quản lý nào
đều thông qua sự phê duyệt của trưởng bộ phận, phòng ban đó. Do
14
đó, các chi phí này đều là chi phí kiểm soát được và thuộc trách
nhiệm của trưởng bộ phận, phòng ban liên quan.
- Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
Tùy theo mức độ biến động của các khoản mục chi phí khi
mức độ hoạt động của Công ty thay đổi để nhận diện các khoản chi
phí đó là biến phí hay định phí. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh
hiện nay tại Công ty có thể phân loại các khoản mục chi phí phát
sinh tại Công ty theo cách ứng xử như sau:
Bảng 3.1. Bảng phân loại chi phí tại Công ty theo cách ứng xử
Stt Khoản mục chi phí
Biến
phí
Định
phí
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp X
2 Chi phí vật liệu phụ X
3 Chi phí điện phục vụ trực tiếp cho sản xuất X
4 Chi phí hàng bán X

5 Chi phí hoa hồng, khuyến mãi X
6 Chi phí vận chuyển X
7 Chi phí CNTT sản xuất X
8 Chi phí tiền lương nhân viên văn phòng, quản lý X
9 Chi phí khấu hao TSCĐ X
10 Chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị X
11 Chi phí điện phục vụ khối văn phòng X
12 Chi phí bảo hiểm X
13 Chi phí dịch vụ viễn Thông X
14 Chi phí tiếp khách X
15 Chi phí huấn luyện, đào tạo X
16 Chi phí văn phòng phẩm X
17 Chi phí quảng cáo, tiếp thị X
18 Công tác phí X
15
3.2.3. Xây dựng tài khoản phục vụ cho kế toán trách
nhiệm của Công ty
Để tạo điều kiện cho việc lập dự toán, kiểm soát và phân
tích các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó tìm kiếm các biện pháp
quản lý có hiệu quả, Công ty cần xây dựng hay mở các tài khoản chi
tiết để phản ảnh, cung cấp thông tin tài sản, nguồn vốn, chi phí, thu
nhập, lợi nhuận trên nguyên tắc chung từ tài khoản cấp 1 (tài khoản
3,4 số) do Bộ Tài chính ban hành chi tiết theo loại chi phí doanh thu,
tài khoản cấp 2 (tài khoản 5 số) trở lên do Công ty tự xây dựng theo
yêu cầu phân cấp quản lý phục vụ cho kế toán trách nhiệm tại Công ty.
Tổ chức tài khoản để phản ảnh và cung cấp thông tin
lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện
qua sơ đồ sau:










Để theo dõi, tổng hợp doanh thu, phân loại chi phí theo đối
tượng gắn kết cho từng trung tâm trách nhiệm, ta tiến hành xây dựng
bộ mã tài khoản chi phí và doanh thu phát sinh gắn theo bộ mã từng
trung tâm trách nhiệm như sau:
Tài khoản chi phí - Mã số Trung tâm chi phí
Tài khoản doanh thu - Mã số trung tâm doanh thu


TK 5 số ( Trung tâm
trách nhiệm)
Tổng hợp thông tin thực tế theo
yêu cầu Báo cáo thành quả trách
nhiệm:
- Trung tâm chi phí
- Trung tâm doanh thu
- Trung tâm lợi nhuận
- Trung tâm đầu tư
Tổng hợp thông tin thực tế theo
yêu cầu BCTC
TK cấp 1 (3 số, 4 số)
(Loại, yếu tố, chức
năng)
16

Bảng 3.2. Bộ mã tài khoản chi phí, doanh thu
TK chi phí Khoản mục chi phí tương ứng
TK 621 Nguyên vật liệu trực tiếp
6211 Chi phí nguyên vật liệu chính
6212 Chi phí nguyên vật liệu phụ
6213 Chi phí bao bì
TK 622 Nhân Công trực tiếp
6221 Chi phí lương nhân công trực tiếp
6222 Các khoản trích theo lương NCTT
TK 627, 641, 642
6XX1 Chi phí nhân viên
6XX2 Chi phí vật liệu
6XX3 Chi phí công cụ dụng cụ
6XX4 Chi phí khấu hao

6XX7 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6XX71 Tiền điện
6XX72 Tiền nước
… …
6XX7N Dịch vụ khác
6XX8 Chi phí khác bằng tiền
6XX81 Công tác phí
6XX82 Văn phòng

6XX8N Chi phí khác
TK doanh thu Khoản mục doanh thu tương ứng
TK 511 Doanh thu bán hàng
5111 Doanh thu bán hàng hóa
511101 Doanh thu thuốc tự doanh
511102 Doanh thu thiết bị, y cụ

5112 Doanh thu bán thành phẩm
511201 Doanh thu thuốc viên
511202 Doanh thu thuốc tiêm


17
Bảng 3.3. Các trung tâm trách nhiệm theo mã số
Mã số

Trung tâm trách nhiệm Trách nhiệm
1XX
110
120
130

Trung tâm chi phí định mức
Tatanol 500mg
Tatanol codein
Cold Flufort

Quản đốc phân xưởng
2XX
210
220
230

Trung tâm chi phí tuỳ ý
Phòng Hành chính – Nhân sự
Phòng Nghiên cứu phát triển
Phòng Tài chính


Tổng Giám đốc
Trưởng phòng Hành chính – Nhânsự

Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển
Trưởng phòng Tài chính

3XX
310
320
330

Trung tâm doanh thu
Phòng Kinh doanh
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh TP HCM

Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh
Giám đốc kinh doanh
Trưởng Chi nhánh Hà Nội
Trưởng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Từ việc xây dựng bộ mã tài khoản và bộ mã trung tâm chi
phí, trung tâm doanh thu như trên ta có thể xác định, tổng hợp được
chi phí, doanh thu tại từng trung tâm trách nhiệm theo từng loại cụ
thể tại Công ty.
3.2.4. Hoàn thiện công tác lập dự toán trong điều kiện tổ
chức kế toán trách nhiệm của Công ty
Theo phân tích ở phần thực trạng của Công ty, hiện tại công
các lập dự toán tiêu thụ hàng năm được giao cho Phòng Kinh doanh

trên cơ sở kết hợp số liệu tiêu thụ được báo cáo từ các chi nhánh, cửa
hàng, trên cơ sở kế hoạch tổng thể Công ty giao các chi nhánh, cửa
hàng triển khai thực hiện. Và các dự toán sản xuất được giao Phòng
Nghiên cứu phát triển dựa trên kế hoạch tiêu thụ năm tới để lập dự
toán sản xuất từng tháng, quý và cả năm của từng phân xưởng sản
xuất. Qua đó cho thấy Công ty chưa phân cấp cho các bộ phận lập kế
18
hoạch tại bộ phận của mình, chẳng hạn phân xưởng sản xuất không
tự lập kế hoạch sản xuất, các chi nhánh không lập kế hoạch tiêu thụ
mà chỉ phối hợp cung cấp thông tin cho Phòng Kinh doanh và Phòng
Nghiên cứu phát triển của Công ty thực hiện, việc này sẽ dẫn đến các
chỉ tiêu kế hoạch được lập chưa sát với nhu cầu thị trường, đặc điểm
bán hàng cũng như tình hình cụ thể của từng bộ phận bán hàng và sẽ
dẫn đến việc đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của
Công ty chưa thực sự hiệu quả, trách nhiệm về kết quả tiêu thụ chưa
gắn với nhà quản lý cụ thể nào.
Căn cứ vào tình hình thực tế nêu trên và vận dụng lý thuyết
đã học, tác giả xin đề xuất một số qui trình lập dự toán như sau:
- Dự toán doanh thu
- Dự toán chi phí
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống báo cáo thành quả của các trung
tâm trách nhiệm của Công ty
Hệ thống báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm
phải thể hiện được, phát huy được hai chức năng cơ bản của kế toán
trách nhiệm:
- Một là, truyền đạt thông tin;
- Hai là, trách nhiệm.
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, chức năng, vai trò và quyền
hạn, trách nhiệm cũng như những chỉ tiêu đo lường, đánh giá trách
nhiệm của các trung tâm trách nhiệm. Theo tác giả, báo cáo thành quả

của các trung tâm trách nhiệm nên được xây dựng cụ thể như sau:
- Trung tâm chi phí: Mục tiêu ở phân xưởng sản xuất là tối
đa sản lượng sản phẩm sản xuất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng. Đánh
giá trung tâm chi phí dựa trên các báo cáo chi phí kế hoạch và thực
hiện, so sánh giữa dự toán và thực hiện để xác định mức độ thực hiện
kế hoạch về sản lượng và chi phí tại trung tâm, theo các chỉ tiêu:

19
Chênh lệch số
lượng SP sản xuất
=
Số lượng SP sản
xuất thực tế
-
Số lượng SP sản
xuất dự toán
Chênh lệch chi phí
sản xuất
= Chi phí sản xuất
thực tế
- Chi phí sản xuất
dự toán
Báo cáo thành quả của phân xưởng được xây dựng trên cơ sở
đánh giá biến động gữa chi phí sản xuất theo dự toán và theo thực tế.
Thực chất của việc đánh giá là so sánh chênh lệch giữa giá thành sản
xuất thực tế và giá thành sản xuất định mức, sử dụng các công cụ
phân tích chênh lệch để đánh giá biến động chi phí sản xuất, từ đó
đánh giá trách nhiệm hạ giá thành sản phẩm có được thực hiện tốt
hay không.
Dựa vào các báo cáo này, Tổng Giám đốc sẽ kiểm soát và đánh

giá tình hình chi phí tại Phân xưởng sản xuất, đánh giá sự đóng góp vào
việc hoàn thành mục tiêu kiểm soát chi phí của toàn Công ty.
Qua việc phân tích chi phí ở trung tâm chi phí, Công ty có
thể đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, các cá nhân có liên
quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tìm ra được nguyên
nhân của sự biến động chi phí để có biện pháp khắc phục kịp thời
- Trung tâm doanh thu:
Phải xây dựng hệ thống báo cáo thành quả trung tâm trách
nhiệm trên cơ sở đưa ra các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động
của các trung tâm từ cấp dưới lên cấp trên. Hệ thống báo cáo này sẽ
cung cấp thông tin để đánh giá sự biến động giữa thực tế và kế
hoạch, để đánh giá thành quả của các trung tâm trong mục tiêu hoạt
động của từng trung tâm.
Để đánh giá hoạt động tiêu thụ ở cửa hàng, trung tâm, chi
nhánh ngoài phần đánh giá về mặt giá trị như hiện nay, Công ty nên
tổ chức đánh giá chi tiết hơn về những nhân tố ảnh hưởng đến biến
động giữa thực tế và kế hoạch tiêu thụ như biến động do giá, do
lượng riêng từng sản phẩm cụ thể theo từng quí, năm.
20
Trên cơ sở báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm trách
nhiệm, kế toán tại Công ty tiến hành lập báo cáo tổng hợp kết quả
hoạt động của các trung tâm doanh thu ở Công ty, cụ thể như sau:
Bảng 3.7. Báo cáo tình hình tiêu thụ của Công ty
Quý IV/ 2012
Đơn vị/Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
Toàn Công ty
Phòng Kinh doanh 95.026.018.571

121.313.282.641


26.287.264.070

Chi nhánh TP HCM 68.923.833.928

93.172.461.981

24.248.628.053

Chi nhánh Hà nội 49.858.689.286

61.281.641.320

11.422.952.034

Tổng 213.808.541.785

275.767.385.942

61.958.844.157

Phòng kinh doanh
Cửa hàng bán lẻ 23.756.504.643

28.828.320.660

5.071.816.017

Trung tâm dược phẩm 27.726.067.723

35.797.883.741


8.071.816.017

Bán hàng bệnh viện 25.726.067.723

30.997.883.741

5.271.816.017

Bán hàng đại lý thuốc 17.817.378.482

25.689.194.500

7.871.816.017

Tổng 95.026.018.571

121.313.282.641

26.287.264.070

Trung tâm phân phối
Trung tâm Trần Hưng Đạo

3.328.296.800

3.273.674.900

-54.621.900


Trung tâm Lê Lợi 2.500.000.000

2.760.000.000

260.000.000





Tổng 23.756.504.643

28.828.320.660

5.071.816.017

- Trung tâm lợi nhuận: Sẽ rất hữu ích nếu Báo cáo trách
nhiệm trung tâm lợi nhuận của Công ty được xây dựng theo hình
thức số dư đảm phí để đánh giá trách nhiệm quản lý và đóng góp
thành quả của từng trung tâm lợi nhuận. Cần tiến hành so sánh giữa
lợi nhuận đạt được so với dự toán, đồng thời kết hợp với kết quả
phân tích của các trung tâm doanh thu, chi phí để từ đó thấy được
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận:
Số dư đảm phí = Doanh thu – Tổng biến phí

21
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế
trên doanh thu
=
Doanh thu trước thuế

Tỷ suất số dư đảm phí Số dư đảm phí
trên doanh thu
=
Doanh thu trước thuế

Bảng 3.8. Báo cáo lợi nhuận tại Công ty
Qúy IV/ 2012
ĐVT: đồng
Chênh lệch S
TT

Chỉ
tiêu
Dự toán Thực tế
Tuyệt đối
%

1 Doanh thu 217.015.442.388276.000.287.25058.984.844.8621,27
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
3.206.900.603 2.326.901.308 -879.999.2950,73
3 Doanh thu thuần 213.808.541.785275.767.385.94261.958.844.1571,29
4 Biến phí 158.202.016.047200.269.387.49942.067.371.4521,27
- Giá vốn 96.909.674.170125.539.891.94928.630.217.7791,30
- Sản xuất chung 929.366.000 950.000.000 20.634.0001,02
-Bán hàng và quản lý

60.362.975.877 73.779.495.55013.416.519.6731,22
5 Số dư đảm phí 55.606.525.738 75.497.998.44319.891.472.7051,36

6 Định phí 11.073.966.000 11.603.342.000 529.376.0001,05
- Sản xuất chung 2.250.090.000 2.250.456.000 366.0001,00
- Bán hàng và quản lý

8.823.876.000 9.352.886.000 529.010.0001,06
7 Lợi nhuận trước thuế 44.532.559.738 63.894.656.44319.362.096.7051,43
(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần PYMepharco)
Công ty tiến hành tổng hợp lợi nhuận tại chi nhánh Hà nội và
Thành phố Hồ Chí Minh tương tự. Trên cơ sở đó lập báo cáo lợi
nhuận toàn Công ty.
Với báo cáo được thiết kế như trên, ban lãnh đạo của Công
ty có thể đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu lợi nhuận của từng
trung tâm lợi nhuận, và có biện pháp nâng cao khả năng sinh lời ở
bộ phận yếu kém.
22
- Trung tâm đầu tư: Báo cáo trách nhiệm trung tâm đầu tư
được dùng để đánh giá thành quả quản lý của Giám đốc và Ban lãnh
đạo Công ty. Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư thể hiện các
thông tin về doanh thu, biến phí, định phí, số dư đảm phí và lợi nhuận
trước thuế như Trung tâm lợi nhuận.
Để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư, ta dựa trên tỷ lệ
hoàn vốn đầu tư ROI và chỉ tiêu lợi nhận còn lại RI.
Lợi nhuận trước thuế
ROI =
Vốn hoạt động bình quân
RI =
Lợi nhuận trung tâm
đầu tư
-
Chi phí

sử dụng vốn
Tuy nhiên, theo chế độ kế toán ở nước ta, chỉ tiêu lợi nhuận
trước thuế đã được tính chi phí lãi vay. Do đó, chỉ tiêu lợi nhuận còn
lại được tính bằng với lợi nhuận trước thuế. Báo cáo đánh giá hiệu
quả đầu tư của Công ty có thể được lập như bảng dưới đây:
Bảng 3.10. Báo cáo trách nhiệm tại Trung tâm đầu tư
Quý IV/2012
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
1.Doanh thu thuần 217.015.442.388

276.000.287.250

58.984.844.862

2.Lợi nhuận trước
thuế
44.532.559.738

63.894.656.443

19.362.096.705

3.Chi phí lãi vay 10.579.512.773

10.513.408.064

-66.104.709

4.Lợi nhuận TT và
lãivay

55.112.072.511

74.408.064.507

19.295.991.996

5.Thuế 3.136.752.928

3.310.703.331

173.950.403

6.Lợi nhuận sau
thuế
51.975.319.583

71.097.361.176

19.122.041.593

7.Vốn bình quân 418.762.880.395

418.762.880.395

0

8.ROI= (2)/(7)% 0,11

0,15


0,04

9.RI=(2) 44.532.559.738

63.894.656.443

19.362.096.705

(Nguồn số liệu: Công ty Cổ phần PYMepharco)
23
3.2.6. Tổ chức bộ máy vận hành kế toán trách nhiệm của
Công ty
Tổ chức bộ máy vận hành kế toán trách nhiệm nhằm xác lập
quyền hạn và trách nhiệm của các nhân sự kế toán trong thực hiện
quy trình thu thập, trao đổi thông tin và thiết lập hệ thống báo cáo kế
toán trách nhiệm hữu ích. Để đảm bảo sự chỉ đạo của Ban giám
đốc, sự chỉ đạo về chuyên môn của Giám đốc tài chính kiêm Kế
toán trưởng, hệ thống kế toán trách nhiệm Công ty Cổ phần
PYMepharco được xây dựng thành một bộ phận chuyên môn riêng
nhưng đặt trong bộ phận kế toán và là một phần của kế toán quản trị.
Mặt khác, với quy mô hiện tại của Công ty, hệ thống kế toán trách
nhiệm cần được tổ chức theo mô hình phân tán và mỗi trung tâm
trách nhiệm đều có nhân sự kế toán quản trị riêng biệt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

×