Tiết 70 - ĐỀ KIỂM TRA HỌC 1 TIẾT
Môn: Sinh học 8
Thời gian: 45 phút
A/ Ma trận
Các chủ đề chính
Mức độ nội dung Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chức năng hệ thần kinh sinh
dưỡng
0,5(đ) 0,5
Vệ sinh hệ thần kinh 0,5(đ) 2(đ) 2,5
Tuyến yên, sự điều hòa phối
hợp hoạt động của các tuyến
nội tiết
0,5(đ) 0,5(đ) 1
Chức năng của hoocmon của
các tuyến nội tiết
1(đ) (2đ) 3
Những nguy cơ khi có thai ở
tuổi vị thành niên
(2đ) 1(đ) 3
Tổng 1,5 1,5 4 3 10
B/ Đề ra:
I/ Phần trắc nghiệm khách quan (3đ):
1/ Khoanh tròn chữ cái cho câu trả lời đúng (2đ):
Câu 1. Trong các tuyến nội tiết sau đây tuyến nào quan trọng và giữ vai trò chỉ đạo hoạt động
hầu hết các tuyến nội tiết khác?
a. Tuyến giáp b. Tuyến yên c. Tuyến tuỵ d. Tuyến trên thận
Câu 2: Các tuyến nội tiết được điều hòa bởi:
a. Bán cầu đại não c. Cơ chế tự điều hòa nhờ thông tin ngược
b. Tủy sống d. Bán cầu tiểu não
Câu 3: Điều khiển hoạt động của các nội quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh
dục là do:
a. Hệ thần kinh vận động. c. Sợi trục.
b. Thân nơ ron. d. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
Câu 4: Giấc ngủ có nghĩa quan trọng đối với sức khỏe là:
a. Giấc ngủ làm giảm mọi hoạt động của cơ thể, tiết kiệm được năng lượng
b. Giấc ngủ là một quá trình ức chế của bộ não đảm bảo phục hồi khả năng hoạt động
của hệ thần kinh
c. Giác ngủ giúp hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể có hiệu quả hơn
d. Cả a, b, c đều đúng
2/ Nối các ý cột B phù hợp với cột A, ghi kết quả vào cột C (1đ):
Cột A (Các loại
hoocmôn)
Cột B ( Tác dụng) Cột C
1) Insulin
2) Glucagôn
3) Ơstrôgen
4) Testôstêrôn
a) Gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ
b) Làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm
c) Làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng
d) Gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam
1:
2:
3:
4:
II/ Phần tự luận (7đ):
1. Nguyên nhân nào dẫn đến những biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì của nam và nữ (ở tuổi vị
thành niên) trong những biến đổi đó, biến đổi nào quan trọng nhất cần lưu ý?(2đ)
2Theo em có những chất kích thích và chất gây nghiện nào ảnh hưởng đến hệ thần kinh? Hãy cho
biết tác hại của chúng đối với hệ thần kinh?(2đ)
3. Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên? Phải làm gì để
tránh mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên?(3đ)
C. Đáp án
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3đ)
1/ Khoanh tròn chữ cái cho câu trả lời đúng (2đ):
1-b 2-c 3-d 4-b
2/ Nối các ý cột B phù hợp với cột A, ghi kết quả vào cột C (1đ):
1-c 2-b 3-a 4- d
II. Phần tự luận (7đ)
Câu 1 (1đ):
- Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì là do các hoocmôn testôstêrôn
(ở nam) và ơstrôgen (ở nữ) gây nên (1đ)
- Trong đó, biến đổi quan trọng nhất là dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản (xuất tinh lần
đầu ở nam và hành kinh lần đầu ở nữ)(1đ)
Câu 2 (2đ):
* Các chất kích thích: (1đ)
- Nước chè, cà phê, thường kích thích làm thần kinh căng thẳng gây khó ngủ
- Rượu làm cho hoạt động của vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém
* Các chất gây nghiện: (1đ)
- Thuốc lá: làm cơ thể bị suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư, khả năng làm việc trí óc giảm,
trí nhớ kém
- Ma túy: thường gây tê liệt thần kinh, ăn ngủ kém, dẫn đến các tác hại khác về mặt xã hội
như mất nhân cách, lây nhiễm HIV,
Câu 3 (3đ):
* Những ảnh hưởng của việc có thái sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là:
- Dễ xảy thai hoặc đẻ non (0,5đ)
- Con khi sinh ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ nhiễm bệnh (0,5đ)
- Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chữa ngoài dạ con (0,5đ)
- Phải bỏ học ảnh hưởng đến tiền đồ, sự nghiệp(0,5đ)
* Để tránh xảy rơi vào tình trạng trên cần phải:
Tránh quan hệ tình dục ở tuổi học sinh, giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh để không ảnh
hưởng đến sức khỏe sinh sản, ảnh hưởng đến học tập và hành phúc gia đình trong tương lai(1đ)