Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bai ap dung dạy hoc GDCD Trong truong THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.4 KB, 5 trang )

Áp dụng trong dạy học môn GDCD cho học sinh về vấn đề bảo vệ
môi trường
Lời nguyền của nương ruộng bậc thang
Nương ruộng bậc thang - vẻ đẹp, sức sống của miền cao Tây Bắc, Việt Bắc nước ta - đã
bao đời thương mến gọi mời bước chân lãng khách. Thế nhưng không phải ai cũng rõ, bên
trong nương ruộng bậc thang mùa thu đẹp lộng lẫy kia còn chứa đựng bao huyền thoại đẫm
buồn! Đôi khi, đó không phải câu chuyện mà như một lời nguyền từ ngàn xưa gửi lại…
Có lẽ nhiều người sẽ cho tôi là kẻ lẩn thẩn, hoặc gàn dở khi nói về nỗi buồn này. Vâng! Ruộng bậc
thang là kết quả lao động ngàn đời của người miền cao. Xét về thực tế, lý do ra đời của những thửa
ruộng chỉ rộng bằng chiều ngang của cái bừa ai cũng biết. Thế nhưng, nếu ai đã từng sải những bước
chân theo con trâu, con bò trên những thửa ruộng kia mới thấm đẫm hết nỗi nhọc nhằn của con người
miền cao.
Những "bậc thang" bắc lên huyền thoại – Mù Cang Chải
Ngày bé tôi vẫn thường theo pa mé lặn lội trên ruộng bậc thang. Và bao giờ pa tôi cũng kể chuyện –
những câu chuyện buồn bã về nương, ruộng bậc thang. Ngày ấy, tôi còn quá bé, chưa hiểu hết những
điều pa tôi muốn nói, hay đúng hơn là những điều mà những con người miền cao muốn kể. Chỉ đến
bây giờ, khi cầm máy ảnh, ghi lại hình ảnh lộng lẫy kia, những câu chuyện tưởng như đã lãng quên lại
quay về ám ảnh tôi. Đó là nước mắt, là máu, là khát vọng, là sự ngốc nghếch, cũng là sự gian dối của
loài người…
Ngày xưa. Từ xa xưa lắm. Khi loài người, thú rừng, hoa cỏ đều sống chung với nhau. Họ sống hòa
thuận dưới sự chăm nom của Đin Phạ (ông trời). Ngày ấy mặt đất bằng phẳng, loài nào cũng có thực
phẩm cho riêng mình. Con người cũng vậy, họ hái lượm cây trái, sống sung túc yên bình. Cho đến
một hôm, trên cánh rừng xảy ra hỏa hoạn, một con trâu bị chết cháy. Muôn loài bàn nhau khiêng xác
con trâu đi chôn. Trong lúc vác con trâu trên vai con người ngửi thấy mùi thơm rất lạ, liền tò mò, xẻo
lấy một miếng hít ngửi rồi ăn.
Việc ăn thịt bạn bè là điều tối kỵ lúc bấy giờ. Muôn loài biết việc người ăn thịt trâu thì bực tức, kéo
nhau lên khiếu kiện với Đin Phạ. Lần đó con người bị phạt bằng cách lột hết bộ lông trên thân thể,
phải tìm vỏ cây làm áo để tránh rét. Tưởng mọi việc êm xuôi, nhưng miếng thịt trâu trong đống lửa đã
ám ảnh loài người. Họ vẫn lén bắt những con thú nhỏ, nướng trên lửa để ăn. Cái bệnh nghiện thịt
nướng mỗi lúc một nặng. Vì ăn thịt nên thân xác con người béo ú, sinh sôi nảy nở không đúng mùa.
Cứ thế loài người nhiều lên và ngày càng nghiện thịt nướng. Muôn loài sợ hãi con người tìm cách


lánh xa, rồi lại kéo đi tìm Đin Phạ.
Lần này Đin Phạ thấy con người đã quá đông, sinh sôi không theo mùa, thân xác béo ú, ăn uống ghê
tởm… nên đã làm phép, tạo nên núi đồi và khuyên muôn loài leo lên đó sinh sống để tránh xa con
người. Từ đó loài người bị cô lập, sống nheo nhóc ở bên dưới. Do ăn thịt nướng, thân xác béo ú, bốc
mùi hôi thối… ngay cả hoa cỏ cũng không dám ở gần, chúng cũng rủ nhau leo lên đỉnh núi mà sinh
sống. Loài người bắt đầu đói khát, chém giết lẫn nhau, ngày càng tàn độc. Cuối cùng, họ quyết định
họp lại cử một người lên gặp Đin Phạ để xin tha tội.
Đin Phạ thấy con người với hình hài tiều tụy, nảy lòng thương nên đã đưa cho một gói hạt giống rồi
dạy: từ nay đừng tàn sát loài khác để ăn thịt, ngươi hãy đem gói hạt giống này về, reo xuống vùng đất
phẳng, chúng sẽ sinh ra hạt gạo cho các ngươi. Con người cảm tạ ra về và làm theo lời Đin Phạ. Thế
nhưng chẳng được bao lâu, khi cái ăn đã đầy đủ, cơn thèm thịt nướng vẫn không nguôi, loài người lại
lén trèo lên đỉnh núi bắt những con thú về ăn. Rồi họ phóng uế khắp nơi, bốc mùi hôi thối, cây lúa
không chịu được cứ thế tìm cách leo lên núi đồi để tránh. Ngày tháng trôi qua, cây lúa ngày càng phải
leo lên cao – cao mãi trở thành nương, ruộng bậc thang bây giờ. Còn muôn loài thì sợ hãi, chỉ cần
thấy bóng dáng con người lập tức trốn chạy. Và thỉnh thoảng, muôn loài xúm lại vần đất đá, cây cối
lăn xuống để xua đuổi con người.
Ấy là câu chuyện của người Tày, pa tôi vẫn kể mỗi khi leo lên những thửa ruộng bậc thang cày cuốc.
Làm lụng trên ruộng bậc thang nhọc nhằn gấp trăm lần ở đồng bằng. Nếu Đin Phạ thương tình, cho
mưa đúng lúc còn có cái ăn. Khi nào Đin Phạ nổi giận chẳng cho nước thì cái đói lại đến. Người vùng
cao muôn đời phụ thuộc vào Đin Phạ, luôn cầu khấn bề trên để được mưa thuận gió hòa, mùa màng
tốt tươi. Nhưng có lẽ lời dạy ngày xưa con người không chịu nhớ - đừng tàn sát muôn loài để ăn thịt!
Vì thế thân xác con người hôi thối, béo ú, dị dạng… nên Đin Phạ không muốn nhìn. Con người trở
nên cô độc và mỗi ngày càng phải leo cao hơn để đuổi theo cây lúa.
Vào mùa này, những thửa ruộng bậc thang thật lộng lẫy - một vẻ đẹp tự nhiên như sự sắp đặt của ông
trời. Màu vàng của lúa chín cứ thế bay lượn, uốn cong, nhảy nhót cùng nhịp điệu của núi đồi. Nhịp
điệu ấy như cuộc đuổi bắt của con người với cây lúa trên miền cao - mỗi ngày một cao.
Thế rồi cây cối bị chặt phá, hệ sinh thái đảo lộn. Hễ trời mưa lại sụt lở và lâu ngày trở nên thảm họa:
lũ quét! Nếu ai từng chứng kiến thảm họa này mới thấy sự tàn sát của nó thật lạnh lùng. Lũ ở đây
không ầm ì, không báo trước, nó đột ngột đến khó tin - cái chết đến một cách lạnh lùng. Cách đây bảy
năm, tôi nhớ rất rõ cả một quả đồi đầy ruộng bậc thang tươi tốt, vào mùa lúa chín nó cũng mang vẻ

đẹp lộng lẫy, làm say đắm bất cứ kẻ nào. Thế nhưng chỉ sau một đêm mưa lớn, quả đồi ấy trượt
xuống chôn vùi cả một bản người Tày. Cái chết lạnh lùng đến nỗi chẳng ai biết gì, ngay cả với những
người bị chôn vùi. Có lẽ với họ đấy là một giấc mơ dài và không bao giờ tỉnh lại. Họ đang ngủ yên
trong ngôi nhà của mình, họ đang chờ những hạt gạo kia đến ngày gặt hái. Nhưng chỉ một đêm - một
tích tắc - một sự nổi giận của Đin Phạ - họ đã vĩnh viễn không bao giờ tỉnh lại nữa - tất cả im lặng
dưới lòng đất.
Khi cơn lũ đi qua, rừng núi trả cho con người những thứ rác rưởi, đất đá… bẩn thỉu và hôi thối. Để rồi
cây lúa lại phải leo lên cao hơn - cao mãi! Và con người buộc phải đuổi bắt, còng lưng cuốc xuống,
làm nương - ruộng trên cao. Cứ thế, đời này qua đời khác, con người chỉ còn cách còng lưng đào bới,
làm phẳng từng gang đất để gieo cấy.
Mấy hôm vừa rồi, chúng tôi đi qua miền Tây Bắc. Ai cũng ngất ngây trước vẻ đẹp diệu kỳ của những
thửa ruộng bậc thang, những đám nương lúa vàng óng mùa bội thu. Nhìn những đám nương, thửa
ruộng cao tít tắp, khoác trên mình màu vàng no ấm – sự no ấm như tràn ngập núi đồi, trong tôi bỗng
dâng lên nỗi buồn và cả sợ hãi nữa. Núi đồi trơ khấc, không một cái cây lớn, không một nơi bấu víu.
Nếu mưa lớn thì sao nhỉ!? Cứ nghĩ thế tôi lại sợ. Cái hình ảnh cả một bản người Tày năm nào biến
mất lại hiện về: núi đồi trơ khấc, lở loét đỏ au như người ta mổ trâu bò. Và bên dưới là những linh
hồn không tin mình đã chết. Cái chết không bệnh tật, không đau đớn, cái chết nhanh đến nỗi sáng ra
nhiều người vẫn tưởng đó là một cơn ác mộng, cứ bấu mãi vào đùi mình để tìm cách tỉnh lại. Một đôi
vợ chồng mới cưới đang ái ân cũng vĩnh viễn im lặng trong tư thế lãng mạn đó. Vài đứa trẻ đang
nhoẻn cười vì đang mơ được quà. Tất cả không tin mình đã chết! Những cái chết như thế không đau
đớn về thể xác, nhưng tù túng linh hồn và ám ảnh những người còn sống mãi mãi!
Những thửa ruộng bậc thang thật lộng lẫy – La Pán Tản – Mù Cang Chải- Yên Bái
Và câu chuyện về sự chạy trốn muôn loài xưa kia lại ám ảnh tôi. Đó là chuyện cổ tích hay một lời
nguyền!? Điều này chẳng cần lý giải, vì thỉnh thoảng loài người vẫn phải nhận những đợt lũ quét: đất,
đá, cây cối, rác rưởi… của muôn loài ném xuống. Ngày xưa muôn loài ném xuống chỉ để xua đuổi
con người. Nhưng bây giờ không phải thế nữa, đó là sự hủy diệt đến ghê rợn. Mỗi cơn lũ quét đi qua,
tất cả những gì con người nhận được chỉ là đá tảng. Những tảng đá trơ khấc, lạnh lùng, thừa thãi đã
chiếm hết đất đai vốn ít ỏi của con người. Chỉ còn cách leo lên cao nữa mà đào bới, mà gieo cấy để
tìm cái ăn.
Cho đến tận bây giờ, con người luôn bị cô lập vì sự tham lam và thích ăn thịt nướng của mình. Khắp

vùng Tây Bắc chẳng thiếu gì những quán thịt thú rừng. Bất cứ quán ăn nào khi có khách họ đều mời
chào: “Có thịt thú rừng đấy.”. Thế rồi, họ dẫn thực khách xuống bếp để tận mục những tảng thịt đỏ
au. Những con lợn rừng còn dính thủ cấp, những con nai còn dính cẳng chân, những con cáo bị lột da
trần truồng như đứa trẻ… Tất cả trợn mắt, nhe răng như cười khẩy vào mặt chúng tôi.
Ban đầu ai cũng có vẻ sợ, có vẻ lắc đầu vì tình thương… thú vật. Nhưng cái đầu mang gen loài người
nghiện thịt từ ngàn xưa đã chế ngự: ăn món lạ cho sướng! Và chúng tôi đã nhai những miếng thịt kia
trong bộ răng với cái lưỡi của loài nghiện thịt. Lời khuyên của Đin Phạ dành cho con người ngày nào
không còn vang lên nữa. Chúng tôi ăn uống hỉ hả như những thực khác hạng sang, thỉnh thoảng lại
khen ngon như sành điệu lắm. Trong những quán nhậu thịt thú rừng đó, lâu lâu lại xuất hiện một thợ
săn người bản xứ, đeo súng, giắt dao, vác trên vai một con thú rồi ném bịch xuống đất, máu tươi bắn
tung tóe: tối qua mới bắn được đấy, mua không, lợn rừng đấy… Người thợ săn với gương mặt mệt
mỏi, còn dính đầy máu tươi, như một chiến binh vừa qua trận đánh mà thấy con người thật tội nghiệp.
Muôn loài đã kinh hãi chúng ta lắm rồi!
Rồi chủ quán lại bê lên những đĩa xôi nếp nương thơm lự. Món này ai cũng thích, món này là đặc sản
địa phương. Nếu ai chưa ăn coi như chưa lên Tây Bắc. Những hạt gạo nếp thơm dẻo, được bàn tay thô
vụng của chúng tôi nén chặt, bỏ vào bộ răng cùng cái lưỡi của loài chỉ thích hưởng thụ. Vị thơm đậm
ấy lan tỏa, trôi xuống cuống họng, đi vào dạ dày mang gen loài ăn thịt ấy mới thích thú làm sao.
Không biết cho đến bây giờ cây lúa đã leo cao đến đâu để tránh xa xú uế của con người nhỉ? Nó càng
chạy, chúng ta càng đuổi và càng phải làm phẳng đất đai để gieo cấy.
Đồi núi trở nên nham nhở hơn bao giờ hết, cuộc đuổi bắt này sẽ không ngưng nghỉ vì cái ăn phàm tục
của con người. Đúng rồi, con người vì ăn thịt nên thân xác béo ú, sinh sôi không đúng mùa - Đin Phạ
chẳng nói thế là gì. Muôn loài sinh sôi đều có mùa, chúng sinh sôi theo quy luật của Đin Phạ ban cho.
Nhưng con người từ khi biết ăn thịt, thân xác đã khác đi, sinh sôi bất chấp quy luật nên mới đông đảo
như thế. Câu nói: “mùa tình” của người miền cao có thể mang một xuất xứ như vậy. Có thể lắm chứ,
trong muôn loài, sự “yêu đương” của chúng đều có mùa, chỉ riêng với loài người thì không. Bất cứ
lúc nào: xuân, hạ, thu, đông đều là “mùa tình” của con người - bậy bạ lắm.
Chúng tôi lại đi, rồi thỉnh thoảng lại dừng chụp ảnh. Tất cả đều hào hứng bấm máy trước vẻ đẹp rực
rỡ của nương, ruộng bậc thang vùng Tây Bắc. Đẹp lắm! Mà đẹp thật! Hình thức đẹp quá! Màu vàng
quyến rũ quá, lại sang trọng nữa. Những đám nương kia có hình như thổ cẩm, quả đồi này lại giống
mâm xôi nóng hổi v.v… và v.v…

Ai cũng thốt lên như thế, sung sướng vì mãn nhãn, vì được thả hồn theo hùng vĩ của núi rừng. Có lẽ
chỉ riêng tôi – kẻ gàn dở duy nhất trong đoàn bị ám ảnh bởi câu chuyện xa xưa kia.
Trong ống kính của tôi bỗng xuất hiện một người bản xứ, người ấy có dáng đi lầm lũi, trên lưng gùi
một bó lúa vàng rực, kiểu đi lầm lũi, mặt cúi gằm ấy như một cuộc truy đuổi đã đến hồi mệt mỏi,
hoặc rất cô đơn. Tôi dừng lại, tự lẩm bẩm trong đầu: không chụp nữa.

×