Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học và liều lượng bón phân hữu cơ sinh học quế lâm đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè PH1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.51 MB, 113 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ KIM THƯ


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN
HỮU CƠ SINH HỌC VÀ LIỀU LƯỢNG BÓN PHÂN HỮU CƠ
SINH HỌC QUẾ LÂM ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CHÈ PH1


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC BÌNH
TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH



HÀ NỘI - NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các
thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Kim Thư
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn trực tiếp là:
TS. Nguyễn Thị Ngọc Bình và TS.Vũ Đình Chính đã hết sức chỉ bảo, hướng
dẫn để tác giả có thể hoàn thành được bản luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các hộ nông dân thuộc xã Ba Trại- huyện
Ba Vì- thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ về địa điểm triển khai
các thí nghiệm cho tác giả.
Công trình được hoàn thành có sự động viên của gia đình, bạn bè động
nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Kim Thư



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục các hình viii
Danh mục các chữ viết tắt ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của bón phân cho cây chè. 4
1.2 Vai trò của các nguyên tố dinh đến dưỡng đến sinh trưởng phát
triển của cây chè 7
1.3 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới
và Việt Nam. 10
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới 10
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây chè ở Việt Nam. 19
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Vật liệu nghiên cứu 28
2.1.1 Vật liệu nghiên cứu: 28
2.2 Nội dung nghiên cứu: 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Thí nghiệm 1 28
2.3.2 Thí nghiệm 2 29
2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng 30

2.4.2 Các chỉ tiêu về năng suất chè 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.4.3 Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu 31
2.4.4 Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu 32
2.4.5 Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu của cây chè 33
2.4.6 Phân tích các chỉ tiêu về đất: 33
2.4.7 Tính hiệu quả kinh tế 34
2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón hữu
cơ sinh học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè. 36
3.1.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến chiều
cao cây và độ rộng tán 36
3.1.2 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến động
thái tăng trưởng chiều dài búp 37
3.1.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 40
3.1.4 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến phẩm
cấp búp chè 43
3.1.5 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến thành
phần cơ giới búp chè 45
3.1.6 Ảnh hưởng các một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến khả
năng chống chịu sâu bệnh chè 46
3.1.7 Ảnh hưởng của phân bón HCSH đến tính chất đất 49
3.1.8 Ảnh hưởng của một số loại phân bón HCSH đến chất lượng chè 51
3.1.9 Kết quả đánh giá cảm quan của các công thức bón phân đến chất
lượng chè 52
3.1.10 Hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh

học 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân
hữu cơ sinh học Quế Lâm đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng chè. 56
3.2.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến chiều
cao cây và độ rộng tán 56
3.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến động
thái tăng trưởng chiều dài búp 58
3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm bón phân
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 59
3.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến phẩm
cấp búp chè 62
3.2.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến thành
phần cơ giới búp chè 64
3.2.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến chất
lượng chè 65
3.2.7 Kết quả đánh giá cảm quan của các công thức bón phân đến chất
lượng chè xanh 67
3.2.8 Ảnh hưởng liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến khả năng
chống chịu sâu bệnh chè 69
3.2.9 Hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng các công thức bón phân 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
1 Kết luận 72
2 Đề nghị: 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học 37
đến chiều cao cây và độ rộng tán 37
3.2 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến động
thái tăng trưởng chiều dài búp 38
3.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 40
3.4 Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến phẩm cấp búp 44
3.5. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ sinh học đến thành phần
cơ giới búp chè 46
3.6 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến mật
độ sâu bệnh hại 47
3.7 Ảnh hưởng của việc bón phân HCSH đến độ xốp đất trồng chè và
độ mùn có trong đất 49
3.8 Sự thay đổi tính chất hoá học của đất trước và sau khi được bón
phân HCSH 50
3.9 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến hàm lượng một
số chất hóa học trong búp chè 51
3.10 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến chất lượng chè 54
3.11 Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón khác nhau 55
3.12 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến chiều
cao cây và độ rộng tán 57
3.13 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến động
thái tăng trưởng chiều dài búp 58
3.14 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.15 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến phẩm
cấp búp 63
3.16 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến thành
phần cơ giới búp chè 65
3.17 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến hàm lượng một số
chất hóa học trong búp chè 66
3.18 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến chất
lượng chè xanh 68
3.19 Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến mật độ sâu bệnh hại 69
3.20 Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón khác nhau 71
3.21 Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón khác nhau 77
3.22 Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón với liều lượng phân
HCSH Quế Lâm khác nhau 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học 39
đến động thái tăng trưởng chiều dài búp 39
3.2 Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến năng suất 42
3.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón HCSH Quế Lâm đến động
thái tăng trưởng chiều dài búp 59
3.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón HCSH Quế Lâm đến năng

suất chè 61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TB:

Trung bình
HCVS Hữu cơ vi sinh

Phân HC Phân Hữu cơ
Phân VC Phân vô cơ
ĐC Đối chứng
CT Công thức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
Cây chè (Camellia sinensis O.Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày có nhiệm
kỳ kinh tế dài, mau cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Đây là
cây trồng có hiệu quả để khai thác các vùng đất đai rộng lớn của Miền núi và Trung
du Việt Nam.
Phần lớn canh tác chè ở Việt Nam trong thời gian qua, do lạm dụng phân hóa
học trong gian dài đã làm cây chè bị suy thoái rất nhanh, giảm khả năng sinh trưởng
và phát triển, làm tăng nguy cơ có dư lượng nitrat cao trong sản phẩm và chất lượng
chè ngày càng giảm sút. Đồng thời dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng
tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý tính của đất. Ngoài ra đất trồng chè

(thường là đất dốc) có độ xói mòn cao, hàm lượng dinh dưỡng nghèo đặc biệt là
hàm lượng mùn và độ ẩm thấp. Do vậy phải bổ sung chất hữu cơ cho đồi chè bằng
phân chuồng. Tuy nhiên, biện pháp này còn gặp nhiều hạn chế, hàng năm xảy ra
hiện tượng xói mòn hàng trăm triệu tấn đất với hàm lượng mùn, dinh dưỡng khá
cao. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có giải pháp bảo vệ đất trồng chè hợp lý. Giải
pháp thì có nhiều nhưng trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến giải pháp loại
phân bón và liều lượng bón phân hợp lý.
Hiện nay nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ sinh học thay thế phân hóa học
ngày càng tăng, về lâu dài sẽ dần trả lại độ phì nhiêu cho đất như làm tăng lượng
phospho và Kali dễ tan trong đất canh tác; cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây
trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tục do
nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra. Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học
có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá
chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hoá học.
Cũng như các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc cây chè đã trở thành cây
cho thu nhập cao, ổn định cho hàng triệu hộ lao động nông thôn nói chung và huyện
Ba vì nói riêng. Với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu cây chè đã trở thành
một trong những cây trồng thế mạnh của huyện. Tuy nhiên sản phẩm chè Ba vì hầu
như không có thương hiệu trên thị trường mặc dù chất lượng sản phẩm chè tại đây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

cũng không thua gì so với chất lượng của các vùng khác như Thái nguyên…
Nguyên nhân chính là do qui trình chăm sóc không đúng, trong đó có việc sử dụng
phân bón cho chè một cách không hợp lý.
Xuất phát từ những thực tiễn đòi hỏi trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng một số loại phân bón hữu cơ sinh học và liều lượng bón phân
hữu cơ sinh học Quế Lâm đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè PH1’’.
Mục đích và yêu cầu của đề tài
Mục đích

Nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng, năng
suất, chất lượng chè nhằm xác định loại phân bón hữu cơ sinh học phù hợp để nâng
cao năng suất và chất lượng chè PH1.
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ sinh học Quế lâm
đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè nhằm xác định liều lượng phân bón hữu
cơ sinh học Quế Lâm phù hợp để nâng cao năng suất và chất lượng chè PH1.

Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của loại phân hữu cơ sinh học đến sinh trưởng,
năng suất, chất lượng chè.
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH Quế Lâm đến
sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên cứu
về việc sử dụng các loại phân bón HCSH và liều lượng sử dụng phân bón HCSH
Quế Lâm cho chè PH1 tuổi 10 tại Ba Vì, Hà Nội.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất.
Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được loại phân bón HCSH và liều lượng bón phân HCSH Quế lâm
hợp lý có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng chè và độ phì đất trồng chè.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Kết quả của đề tài sẽ được khuyến cáo cho bà con nông dân trồng chè tại khu
vực và các vùng lân cận thực hiện, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
kinh tế trong sản xuất chè tại địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của bón phân cho cây chè.
1.1.1 Cơ sở khoa học của bón phân cho cây chè.
- Cây trồng nói chung hút dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển.
Ngoài các bộ phận thu hoạch ra, trong các sản phẩm phụ cũng chứa đựng các chất
dinh dưỡng mà cây lấy từ đất. Sau mỗi vụ thu hoạch, cây trồng lại để lại cho đất
một lượng lớn các phụ phẩm hữu cơ. Thông qua các quá trình chuyển hoá vật chất
trong đất mà các sản phẩm này trở thành nguồn dinh dưỡng đáng kể cho cây trồng
vụ sau.
Xây dựng một quy trình bón phân hợp lý cho chè cần phải căn cứ vào điều
kiện đất đai cũng như điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm sinh lý của cây.
Cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè gồm những điểm chính như sau:
- Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng
năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Mặc dù trong điều kiện khí
hậu nên mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng nhưng vẫn yêu cầu lượng dinh
dưỡng tối thiểu, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cần đầy đủ và thường
xuyên trong năm.
- Đối tượng thu hoạch chè là búp và lá non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 – 10
tấn/ha, vì thế, lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp
cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp.
- Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè
không có giới hạn rõ ràng và là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất. Vì vậy,
cần phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình sinh thực cho chè hái búp và
khống chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng cho chè thu hoạch giống.
- Khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng của cây chè rất rộng rãi. Nó
có thể sống ở nơi đất rừng màu mỡ mới khai phá song cũng có thể sống ở những nơi
đất nghèo dinh dưỡng và vẫn cho năng suất nhất định. Do đặc điểm đó, muốn nâng
cao năng suất chè cần phải bón phân đầy đủ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

- Chè là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm thu hoạch là búp và lá non, đồng
thời đó cũng là cơ quan đồng hóa tích lũy dinh dưỡng cho cây. Hàng năm, cây chè
cho thu hái búp từ 5 – 6 đợt trong điều kiện bình thường. Nếu thâm canh cao thì có
thể thu hái 7-8 đợt. Thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng búp phụ thuộc vào giống,
chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu.
Ở giai đoạn ẩn búp chè sinh trưởng chậm hơn ở giai đoạn hiện, ở giai đoạn
tiềm sinh cành ngừng sinh trưởng tích lũy dinh dưỡng cho mầm phát động. Do đó,
nếu có biện pháp cung cấp dinh dưỡng kịp thời thì sẽ rút ngắn được thời gian ở giai
đoạn tiềm sinh đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho giai đoạn sau.
Theo quy trình chăm sóc và thu hái chè việc cung cấp chất dinh dưỡng thông
qua bón phân cho cây chè chỉ tiến hành từ 3-4 lần/năm, thu hái búp chè 7-10
ngày/lứa. Tuy nhiên tại Ba Trại, thời gian thu hái búp chè diễn ra khoảng 35-40
ngày/lứa (hái triệt để). Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P
2
O
5

và 1,2 - 2,5% K
2
O. Như vậy, lượng dinh dưỡng lấy đi của 1 lứa hái là rất lớn. Chính
vì thế việc cung cấp liều lượng phân bón thích hợp để đảm bảo sinh trưởng của cây
và tạo 1 lứa hái mới là rất cần thiết.
Theo nguồn từ nhiều tác giả Ấn Độ thì trong 100 kg chè thương phẩm có chứa
lượng dinh dưỡng là 4 kg N; 1.15 kg P
2
O
5

; 2,4 kg K
2
O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO;
100g Al; 6g Cl; 8g Na. Ngoài lượng dinh dưỡng này cây còn lấy một số lớn dinh
dưỡng cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc hình thành thân
cành và rễ. Chính vì vậy, để hình thành nên 100 kg chè thương phẩm cây lấy đi tổng
số dinh dưỡng cho tất cả các bộ phân trên là: 16,9 kg N; 5,68 kg P
2
O
5
; 8,8 kg K
2
O;
2,92 kg MgO; 6,7 kg CaO; 871g Al và 74g Na. Ngoài ra cây còn lấy đi một lượng các
nguyên tố vi lượng như 38g Zn; 26g B; 38g Cu; 241g Fe và 479g Mn.
- Cây chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8-13%
sinh khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong 1 năm, mặt khác năng suất chè
của ta chưa cao, cho nên so với những cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê,
cao su nhu cầu dinh dưỡng của cây chè không lớn. Với năng suất 2 tấn búp khô
trên 1ha/năm, chè lấy đi từ đất trung bình là 80kg N, 23 kg P2O5, 48kg K2O và 16
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

kg CaO. Tuy nhiên ngoài hàm lượng búp chè được hái hàng năm, chè còn được đốn
cành, chặt cây và mang đi khỏi vườn, cho nên tổng lượng các chất dinh dưỡng chè
lấy đi khỏi đất là 144 kg N, 71 kgP2O5, 62kg K2O , 24kg MgO và 40 kg CaO.
Lượng phân đạm bón cho chè ở những năm trồng đầu tiên thường cao
hơn, thay đổi trong khoảng 120-240kg N/ha.
Tỷ lệ N: K2O vào lúc này là 1:0
,5

.
Vào thời kỳ thu hoạch , tỷ lệ này là 1:1, với lượng bón là 240-300kg N và 240-
300kg K2O.

Liều lượng lân thường không cao như đạm và kali.
Mức bón vào khoảng
60-80 kg P2O5 cho 1 ha
chè .

Bón phân cân đối, đúng tỷ lệ và liều lượng làm cho năng suất chè tăng 14-
20%, với hệ số lãi là 2,8-3,9 lần. Bón phân đúng còn làm tăng hàm lượng tanin
thêm 2,0-6,5%, chất hoà tan tăng 1,5-3,5%, hương vị chè được cải thiện.
Bón magiê với lượng 10-20kg MgO/ha làm tăng năng
suất và
phẩm chất
búp chè.
Ngoài các
nguyên tố đa lượng và trung lượng, kẽm có tác dụng tốt đối với
chè. Phun dung dịch sunphat kẽm lên lá có tác dụng làm tăng năng suất và phẩm
chất búp chè.

Phân kali có thể chia thành 2 lần để bón tập trung vào thời gian từ
tháng 1 đến tháng 7.
1.1.2 Đặc điểm đất đai huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Qua quá trình điều tra hiện trạng sản xuất chè ở vùng chè Ba Vì (2013) có
nhận xét sau:
- Các nương chè thường được phân bổ ở độ cao 30-100m trên hai nền đất chủ
yếu:
+ Đất hình thành trên sản phẩm chất phù sa cổ đất bạc màu nghiêm trọng, đang
trên con đường thoái hóa. Biểu hiện tầng đất mặt có hàm lượng sét thấp, kết von sỏi

sạn chiếm trên 60% đất có màu xám nhạt. Tầng đất mỏng dao động từ 40-60cm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

dưới sâu là cuội sỏi kết von dày đặc. Đất có độ pH từ 4,5-5; độ dốc trung bình từ 5
0
-
20
0

+ Nhóm đất hình thành trên đá phiến sét, cát kết. Đất có màu nâu nhạt đến vàng
nhạt, tầng đất còn khá dày (trên 70cm) chứa hàm lượng keo sét cao, trong tầng đất
mặt chứa ít sỏi sạn kết von. Tuy nhiên một số vùng đã bắt đầu xuất hiện quá trình
đá ong hóa ở độ sâu 60-80cm. Đất có độ pH: 5,0-5,5 nhóm đất này tập trung ở các
xã Cam Thượng, Tản Lĩnh, Minh Quang, Ba Vì.
- Về độ dốc:
Qua điều tra tại các tiểu vùng cho thấy cây chè được trồng chủ yếu trên đất có
độ dốc thấp, từ 0 – 10
0
, tập trung ở vùng đồi gò và một phần nhỏ ở vùng đồi núi.
Riêng ở xã Vân Hòa, có một số vườn chè trồng trên đồi có độ dốc 10 -15
0
, tuy nhiên
các vườn này đã được thiết kế theo đường bình độ (đường vành nón).
Nhìn chung cây chè tại Ba Vì được trồng trên đất khá bằng phẳng, ít xảy ra hiện
tượng xói mòn, rửa trôi. Các diện tích có độ dốc lớn trồng chè trước đây đã được
thay thế bằng cây lâm nghiệp có hiệu quả cao hơn. Mục đích của việc bón phân là
nhằm bảo đảm dinh dưỡng cân đối cho cây trồng và không để các chất dự trữ trong
đất giảm xuống dưới mức cây cần. Trên nguyên tắc duy trì độ phì sẵn có trong đất
dễ dàng và đỡ tốn kém hơn là khôi phục độ phì của đất do hậu quả của việc bón

phân không hợp lý trong thời gian dài.
Như vậy, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây chè cần đầy đủ và thường
xuyên, liên tục trong năm. Ngoài cung cấp dinh dưỡng là phân khoáng cần bổ sung
phân hữu cơ sinh học cho cây chè, có tác dụng làm tăng năng suất và phẩm chất
búp chè.
1.2. Vai trò của các nguyên tố dinh đến dưỡng đến sinh trưởng phát triển
của cây chè
Qua kết quả nghiên cứu về phân bón cho chè của một số tác giả cho thấy: lượng
phân bón cho chè là rất khác nhau. Có nước căn cứ vào hàm lượng và thành phần các
chất dinh dưỡng có trong đất, có nước căn cứ vào sản lượng búp chè thu hoạch hàng
năm, có nước còn căn cứ vào điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu ở vùng cao, vùng thấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

mà có chế độ bón phân theo vùng Do vậy thành phần các nguyên tố dinh dưỡng, tỷ lệ
phối hợp N, P, K và phương thức bón cũng rất khác nhau.
Về phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh) nhiều nước cũng đang sử dụng cây
phân xanh, cây bóng mát trồng xen trong chè đã có tác dụng tích cực là bảo vệ và
cải thiện độ phì nhiêu của đất. Cung cấp bổ sung dinh dưỡng đáng kể cho cây chè.
Xu hướng sử dụng phân bón cho chè chủ yếu vẫn là 3 nguyên tố đa lượng
chính N, P, K. Một số nước còn quan tâm tới 2 nguyên tố bán đa lượng là Mg và S.
Dạng phân bón cho chè thường là phân phối hợp theo một số tỷ lệ nhất định, phù
hợp điều kiện đất đai và năng suất búp chè của từng vùng nhằm tăng hiệu suất sử
dụng của từng loại phân bón. Đồng thời bón phân cân đối phần nào có ảnh hưởng
tốt phẩm chất chè.
Chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng, mỗi chất có vai trò quan trọng nhất định
với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng chè.
Đạm (N): là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit
nucleic, protein. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng năng
suất chè.

Lân (P): là thành phần của phophatides, axit nucleic, protein… quan trọng
trong quá trình trao đổi năng lượng và protein. Lân cần thiết cho sự phát triển của
bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây, tăng năng
suất và lượng đượng hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè.
Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém
phát triển, khả năng hấp thụ đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng
suất thấp và chất lượng kém.
Kali (K): hoạt hóa enzym liên quan đến quang hợp, tổng hợp hydratcacbon,
protein, điều chỉnh pH và nước ở khí khổng. Giúp cây cứng chắc, tăng khả năng
chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá già, tăng năng suất và tăng
độ ngọt, độ đậm trong chè búp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt sau
khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp thưa, vỏ cây có
màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượng giảm.
Magiê (Mg): cấu tạo diệp lục tố, enzym chuyển hóa hydratcacbon và axit
nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứng chắc
và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô.
Thiếu magiê: xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần
chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khô giảm.
Kẽm (Zn): là thành phần của men metallo-enzymes-carbonic-anhydrase,
anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol acetic, axit nucleic và
protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây. Thúc đẩy sinh trưởng, phát
triển, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu kẽm: cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần
bạc trắng, số búp ít.
Bo (B): cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong cây, tăng
khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ dẻo của búp,
giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè.

Molypđen (Mo): là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi khuẩn
Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, năng suất và chất lượng chè.
Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón bao gồm nhiều chủng vi sinh vật hữu
ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, phân giải xelluloza, và
các chất khó tan, vi sinh vật kích thích quá trình quang hợp, vi sinh vật kháng
bệnh Kết hợp với các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên như: than bùn, bùn
thải từ các ao hồ, rác thải trong sinh hoạt, các sản phẩm phụ nông nghiệp qua quá
trình phân giải tạo mùn và cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cây trồng, đồng
thời có tác dụng cải thiện độ phì cho đất, bảo vệ môi trường.
Phân hữu cơ sinh học còn gọi là phân sạch, được sản xuất theo tiêu chuẩn của
ngành quy định. Nếu bón đầy đủ và hợp lý cho cây trồng, không những đất đai không
“già” đi theo thời gian mà nó còn “trẻ” lại và ngày càng tràn trề chất dinh dưỡng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Các chất được phân hữu cơ sinh học cung cấp cho cây trồng là chất đạm (N),
lân (P), Kaly (K20), lưu huỳnh (S). Ngoài ra trong phân hữu cơ sinh học còn chứa
một số chất vi lượng như; Sắt (Fe), Manhê (Mg), Molyden (Mo) và các chất kích
thích rất cần thiết cho cây trồng như: a - NAA - b - NOB. Phân hữu cơ sinh học còn
có tác dụng làm cho đất có kết cấu tốt hơn, làm tăng khả năng hoạt động của vi sinh
vật trong đất, nhờ đó tác dụng tốt đến sự phát triển của cây trồng.
1.3 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới và
Việt Nam.
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây chè trên thế giới
Sử dụng phân bón cho chè là vấn đề khá phức tạp bởi tính đa dạng và phức
tạp của đất đai vùng đồi núi. Xu thế hiện nay các tác giả đều cho rằng bón phân cho
chè kết hợp 3 yếu tố N, P, K là cần thiết, song tỷ lệ và liều lượng bao nhiêu là hợp
lý cũng rất phụ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu của từng vùng. Nhu
cầu dinh dưỡng của cây chè được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận từ các khía cạnh
khác nhau, hoặc hiệu suất thu hoạch trên đơn vị phân bón, hoặc với một đơn vị năng

suất lấy đi một lượng dinh dưỡng cần thiết các yếu tố khác nhau.
Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố sinh trưởng nội
tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh tác động trong suất quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây trồng. Chè là loại cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá
non do vậy khi bón các loại phân khoáng vì nhiều lý do như: điều kiện kinh tế, hạn
chế về hiểu biết kỹ thuật, dẫn đến mất cân đối thừa hay thiếu nguyên tố nào đó đều
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây, sâu bệnh phát sinh phát triển
nhiều, năng suất chất lượng giảm. Đồng thời với địa hình tại các vùng trồng chè chủ
yếu là đồi dốc việc sử dụng các phân khoáng như: urê, kaliclorua với phương pháp
bón trên bề mặt thì rất dễ bị rửa trôi, hiệu quả sử dụng phân thấp, gây ô nhiễm môi
trường đất, môi trường nước. Để đạt được tiêu chuẩn chất lượng nông sản, bón phân
cân đối cả đa lượng, trung lượng và vi lượng, với mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế tối
đa trên đơn vị đất, lượng bón phải đủ, nhưng không thừa, để tiết kiệm và tránh ô
nhiễm môi trường đất, nước và nông sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Đối với cây chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung
cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất
tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự
hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng: N,
P, K và các nguyên tố trung, vi lượng nhưng thực trạng hiện nay việc sử dụng
phân hữu cơ cho chè còn gặp nhiều khó khăn: do phải cạnh tranh nguồn hữu cơ với
các cây trồng khác; đồi chè thường xa nhà, cây chè vào giai đoạn kinh doanh đã
khép tán nên việc vận chuyển và bón phân thường gặp khó khăn. Những giải pháp
để tăng cường hữu cơ cho chè là; làm phân tự chế bằng cách đào hố ủ ngay tại
vườn chè, trồng cây phân xanh, cây họ đậu để lấy thân lá ép xanh cho chè, ép xanh
cành, lá già sau khi đốn chè, ngoài ra việc bón phân cho chè phải được chú ý ngay
từ khi bón lót trước khi trồng.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lĩnh

vực nghiên cứu sản xuất phân bón đã có bước phát triển nhảy vọt đặc biệt là công
nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học. Các kết quả nghiên cứu cho thấy chất dinh
dưỡng được hoàn trả cho đất thấp hơn nhiều so với lượng chất dinh dưỡng mà nông
sản và sản phẩm phụ đã lấy đi và không cân đối giữa tỷ lệ N:P2O5, K2O. Để đảm
bảo cho một nền nông nghiệp bền vững phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở
kết hợp hài hòa giữa phân vô cơ và hữu cơ, sử dụng hợp lý với điều kiện hiện nay.
Cây chè là loại cây thu hoạch lá nên yếu tố N là chất dinh dưỡng quan trọng
hàng đầu, N có ảnh hưởng tốt đến năng suất búp chè. Bón N có thể làm tăng năng
suất chè búp 40- 50%, hoặc có khi còn cao hơn nữa, nhưng khi bón N đơn độc kéo
dài đã làm giảm năng suất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè. Trong cây, hàm
lượng đạm tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non như búp và lá non, đạm có ảnh
hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Thiếu
đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp.
Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè.
Theo M.L Bziava (1973), liều lượng đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt
được năng suất 10tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Lân là yếu tố rất cần thiết trong đời sống cây chè, có tác dụng tăng cường sự
phát triển của rễ mới, còn yếu tố N chỉ kích thích sự phát triển chiều dài của rễ. Bộ
rễ chè có tương quan rất chặt chẽ với năng suất. Bón kết hợp lân và N đã làm tăng
cường sự sinh trưởng của bộ rễ. Lân còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao
chất lượng chè chế biến, làm tăng hương vị của chè đen. Đất trồng chè của ta hiện
nay đa phần là nghèo lân do canh tác lâu năm nên có thể bón lượng lớn hơn so với
số lượng cây lấy đi để làm giàu dần cho đất quá chua (theo phân tích) mà chia lượng
phân bón để cải tạo ra bón trong một thời gian dài, nhằm tránh sự giữ chặt một phần
ion PO4 trong dung dịch đất (không phân hủy thành dạng lân dễ tiêu cho cây). Cũng
có thể bón lân cho cây phân xanh (cốt khí, muồng) để cải tạo đất trước khi trồng
mới nương chè. Bón lân duy trì cho các loại đất chè đã đủ lân bằng cách bón hàng

năm theo đúng quy trình kỹ thuật đề ra. Theo quy trình bón phân cho chè ở giai
đoạn kinh doanh sung sức cần bón lót 500 – 600 kg supe lân/ha, và bón thúc hàng
năm kết hợp với các loại phân khác.
Vai trò của Kali đối với sự sinh trưởng và năng suất chè còn nhiều ý kiến
chưa được thống nhất. Có tác giả cho rằng hiệu lực kali đối với chè là tùy thuộc vào
từng loại đất. Trên các loại đất có hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu thấp, bón kali
cho chè đã làm tăng năng suất rõ rệt. Song cũng có những nghiên cứu bón kali trong
thời gian dài đã không làm tăng năng suất chè ở mức độ có ý nghĩa. Thậm chí, theo
Wanyoko Othieno (1987) có thí nghiệm bón kết hợp N và kali kéo dài trong 21 năm
cũng không thấy tăng năng suất đáng kể. Nhu cầu kali của cây chè tương đối cao, ở
những nơi đất thiếu kali nếu bón đầy đủ Kali cho chè thì tác dụng của kali rất rõ rệt
năng suất có thể tăng từ 28-35 %, hàm lượng tannin tăng 6,7 % và các chất hòa tan
8 %. Cây chè thiếu kali có hàm lượng kali trong lá dưới 0,5%. Thiếu kali ở cây chè
ban đầu thường có biểu hiện lá vàng, giòn và lá chè thường bị khô đầu lá và cháy
hai bên rìa lá. Khi phát hiện có triệu chứng thiếu kali cần phải bón phục hồi ngay vì
phục hồi sinh trưởng của cây khó khăn hơn so với thiếu các nguyên tố khác. Tùy
từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau và năng suất búp tươi của cây chè để bón sao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

cho hợp lý, ở giai đoạn kinh doanh thường bón kali cho chè với mức 80 – 120 kg
K
2
O/ ha.
Cung cấp mùn hữu cơ đã được hoạt hoá, các dưỡng chất cân đối và hợp lý
cho cây Chè, các tập đoàn Vi sinh vật hữu ích, cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất.
Giúp cây giữ ẩm, chịu hạn, chịu rét, tăng sức đề kháng sâu bệnh. Nâng cao hiệu suất
sử dụng và đẩy nhanh quá trình hấp thu dinh dưỡng khoáng của cây. Kích thích phát
triển bộ rễ và hệ chồi búp, lá xanh dày, cây sinh trưởng mạnh, tăng hiệu suất quang
hợp và quá trình sinh tổng hợp chất, nâng cao sản lượng và chất lượng chè thu hái.

Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón và các thực nghiệm về hiệu
lực phân bón đã chứng minh: đạm là yếu tố chủ yếu đối với cây chè, có tương quan
chặt chẽ với năng suất. Tương quan giữa năng suất chè với đạm là tuyến tính với cả
mức bón phân cao hơn 120kg N/ha. Khi lượng bón trên 80 – 90kg N/ha thì tối thiểu
phải bón làm 2 lần. Hiệu ứng của đạm là tác động tích lũy, vượt qua giới hạn của
một năm mà phải tính qua các chu kỳ thu hái.
Trong nhiệm kỳ kinh tế vài chục năm của đời sống cây chè với các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học Willson K. C (1992), đã xác định rằng cây
chè ở giai đoạn đầu sau trồng (1 – 3 tuổi) sang giai đoạn cho thu búp (4 – 6 tuổi)
lượng đạm được bón làm nhiều lần, bón từ 30 kg N/ha tăng dần nhưng không vượt
quá 100kg N/ha. Hiệu lực của lượng đạm 100kg N/ha đạt cao nhất ở độ tuổi 7 – 8
đến 10 – 12 tuổi. Thời kỳ 10 – 12 tuổi lượng đạm bón có hiệu lực cao nhất từ 200 –
300 kg N/ha, nhưng năng suất búp của 1 kg N cao nhất không quá 200 kg N/ha ở
những nương chè có mức năng suất 5 – 8 tấn đọt tươi/ha, còn những nương chè có
năng suất trên 10 tấn/ha đầu tư đến 300kg N/ha vẫn cho hiệu suất cao. Tất cả các
liều lượng bón trên 300kg N/ha không làm tăng năng suất chè và hiệu suất giảm.
Các nương chè trên 20 tuổi hiệu lực phân đạm tốt nhất với liều lượng không quá
200kg N/ha.
Cũng theo Willson K.C and M.N. Lifford (1992) để thu hoạch 1 tấn chè búp
tươi cần phải bón 32,0 - 33,5 kg N; 16,5 - 18,0 kg P
2
O
5
; 2,0 – 10,0kg K
2
O. Trong
đó chỉ một nửa dinh dưỡng bị lấy đi bởi thu hái búp, được tích lũy trong 25 – 28%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14


lượng vật chất khô trong búp thu hoạch. Bởi vậy cung cấp lượng dinh dưỡng hằng
năm cho cây chè cần quan tâm đến sự tiêu hao cho quá trình duy trì bộ khung tán
cây chè, bộ rễ, sinh khối phần đốn hằng năm, và duy trì hệ sinh vật đất, các quá
trình rửa trôi, bốc hơi, cỏ dại
Tác giả Othieno (1994), cho biết việc bón N đơn độc kéo dài nhiều năm (từ
những năm 1960 đến những năm 1990) đã gây ra sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng
đặc biệt là P và K trong đất. Qua việc phân tích đất và lá chè cho thấy cây chè ở
Kenya cần loại phân có N, P, K, S với tỷ lệ phối hợp 25:5:5:5 hoặc N, P, K với tỷ lệ
20:10:10.
Tác giả Wang Xia Ping (1989), cho biết đất trồng chè ở Trung Quốc rất
nghèo và thiếu dinh dưỡng nên ngay từ những năm 1960 Trung Quốc đã chú
trọng bón đủ N, P, K và tăng lượng phân bón trên những diện tích đất thiếu hụt
dinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu của tác giả M.L Bziava (1973) cho rằng: liều lượng đạm
tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được năng suất 10t/ha bón 200 kg N/ha cho
hiệu quả kinh tế cao nhất.
Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nước ngoài như Nhật Bản, Ấn Độ, Xrilanca
đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm
chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những
công trình nghiên cứu của Liên Xô cho thấy liều lượng đạm 300kg/ha thì hàm lượng
tanin, cafein và vật chất hòa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho phẩm chất, song
nếu vượt quá giới hạn trên thì phẩm chất chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm
lượng protein ở trong lá tăng lên. Protein kết họp với tanin thành các hợp chất không
tan vì thế lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng
ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng.
Số liệu của G.S. Goziaxivili (1949), bón K
2
O trên đất đỏ với liều lượng 80 -
320kg/ha có thể tăng sản 28 - 55% so với đối chứng bón N,P. Những nghiên cứu
của A.D. Makharobitze (1948) cho thấy phẩm chất nguyên liệu trong các công thức

bón phân khác nhau được xếp theo thứ tự sau: P, K, N và không bón. Những kết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

quả nghiên cứu của Liên Xô cho thấy: hàm lượng kali trong lá dưới 0,5%, dấu hiệu
thiếu kali biểu hiện rõ, trên 1% thì cây sinh trưởng bình thường. Hàm lượng K2O
15mg/100g đất là thiếu kali, trên 15mg/100g đất, cây sinh trưởng bình thường.
Trong nền nông nghiệp cổ truyền của các nước trên thế giới cũng như ở Việt
Nam và các nước Asian, phân hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
với hàm lượng vốn có của nó mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện
các đặc tính lý hoá học của đất thông qua vai trò của vật chất hữu cơ. Do đó hiện
nay phân hoá học được coi là yếu tố quan trọng để đẩy năng suất cây trồng nên xu
hướng sử dụng phân hoá học vẫn ngày càng tăng. Nhưng phân hữu cơ nói chung và
phân hữu cơ vi sinh nói riêng vẫn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường ở các nước nhiệt đới cũng như là ở các nước
phát triển.
Tác giả Enwall (2005) nhận định: ngoài tác dụng phân hữu cơ làm gia tăng
sản lượng và cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây, các loại phân bón hữu cơ có
thể cải thiện sự đa dạng sinh học (tuổi thọ đất) và khả năng sản xuất lâu dài của đất

và có thể là nơi lưu giữ phần lớn lượng carbon dioxide thừa.
Các dưỡng chất hữu cơ làm tăng sự màu mỡ của các cơ cấu đất bằng cách
cung cấp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cho các cơ cấu như nấm mycorrhiza (giúp
các loại cây hấp thu dinh dưỡng), và có thể làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng các
loại thuốc trừ sâu, năng lượng và phân bón, nhưng làm giảm sản lượng thu hoạch.
Theo cuốn Thực vật cận lợi chí của tác giả Tôn Phúc Bảo và tuyển tập Lư
Sơn vật sản chí cảo của tác giả Mẫu Bá Bình (1930), (dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ) đều
nói rằng phân hữu cơ là những phân bón chủ yếu của vườn chè đương thời, trong đó
khô dầu là tốt nhất. Và cũng theo đây, các giới học giả nói chung đều gọi phân hữu
cơ là phân bón thế hệ 1 của các vườn chè Trung Quốc.

Theo tài liệu của Đỗ Ngọc Quỹ và cộng sự (1983) nhận thấy rằng: nền nông
nghiệp cổ truyền của các nước trên thế giới, các nước Asian và ở Việt Nam, phân
hữu cơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng với hàm lượng vốn có

×