Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.88 MB, 81 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



LƯU TUẤN NGHĨA



NGHIÊN CỨU CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ HUYẾT HỌC CỦA
TRÂU NUÔI TẠI HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA




LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



LƯU TUẤN NGHĨA




NGHIÊN CỨU CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ HUYẾT HỌC CỦA
TRÂU NUÔI TẠI HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA


CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN BÁ TIẾP



HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu, số liệu tính, kết quả được thể hiện trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và
ngoài nước.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
.



Thanh Hóa, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Lưu Tuấn Nghĩa











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô giáo công tác tại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung và các Thầy cô trong Khoa Thú Y nói
riêng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS Nguyễn Bá Tiếp – Trưởng bộ môn Giải
phẫu – Tổ chức – Phôi thai, khoa Thú Y người Thầy đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, anh em, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn
thành luận văn này.

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tác giả


Lưu Tuấn Nghĩa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu của đề tài 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4


1.1. Sơ lược về sự thuần hoá và nguồn gốc của trâu nhà 4

1.1.1. Sự thuần hoá của trâu nhà 4

1.1.2. Nguồn gốc của trâu 4

1.2. Các loại hình trâu 5

1.2.1. Trâu đầm lầy (Swamp Buffalo) 5

1.2.2. Trâu sông (River Buffalo) 6

1.3. Sự phát triển và phân bố đàn trâu 9

1.3.1. Sự phát triển và phân bố đàn trâu trên thế giới 9

1.3.2. Sự phát triển và phân bố đàn trâu nước ta 10

1.4. Đặc điểm sinh trưởng của trâu 12

1.4.1. Một số khái niệm về sinh trưởng và phát dục 12

1.4.2. Khả năng sinh trưởng của trâu 13

1.4.3. Khả năng cho thịt của trâu 14

1.4.4. Phương pháp đánh giá tốc độ sinh trưởng của trâu 15

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng 16


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.5. Đặc điểm sinh sản của trâu 18

1.5.1. Tuổi thành thục về tính 19

1.5.2. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu 19

1.5.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 20

1.5.4. Tính mùa vụ trong sinh sản của trâu 21

1.6. Máu 22

1.6.1. Khái niệm về máu 22

1.6.2. Chức năng của máu 22

1.6.3. Sự tạo máu 22

1.6.4 Thành phần của máu 22

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 30

2.1.1. Đối tượng 30


2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1. Điều tra về đàn trâu tại huyện với các chỉ tiêu 30

2.2.2. Xác định sự biến đổi của một số chỉ tiêu hình thể của trâu nuôi tại
Cẩm Thủy theo tuổi 30

2.2.3. Xác định sự biển đổi một số chỉ tiêu sinh lý của trâu nuôi tại Cẩm
Thủy theo tuổi 30

2.2.4. Xác định sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu theo tuổi của trâu 31

2.2.5. Xác định sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu theo tuổi của
trâu 31

2.3. Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1. Phương pháp điều tra 31

2.3.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hình thể 32

2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý 34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

2.3.4. Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hóa. 35


2.4. Phương pháp xử lý số liệu 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy 36

3.1.1. Biến động và phân bố đàn trâu của huyện Cẩm Thủy 36

3.1.2. Cơ cấu đàn trâu của huyện Cẩm Thủy 38

3.1.3. Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy 40

3.2. Chỉ số hình thể trâu nuôi tại Cẩm Thủy 42

3.3. Các chỉ tiêu sinh lý 44

3.3.1. Thân nhiệt 44

3.3.2.Tần số hô hấp 46

3.3.3. Tần số mạch 47

3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của trâu nuôi tại Cẩm Thủy 48

3.4.1. Chỉ tiêu hồng cầu 48

3.4.2. Huyết sắc tố 50

3.4.3. Số lượng và công thức bạch cầu 51


3.4.4. Tiểu cầu 54

3.5. Chỉ tiêu sinh hóa máu 56

3.5.1. Protein và glucose 56

3.5.2. Hàm lượng các chất điện giải trong huyết thanh 57

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60

Kết luận 60

Đề nghị: 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
Baso Basophil
PDW Platelet disrabution width
PCT Platelet crit
Eos Eosinophil
Hb Hemoglobin
HCT Hematocrit
HGB Hàm lượng huyết sắc tố
Lym Lymphocyte

MCH Mean corpuscular hemoglobin
MCV Mean corpuscular volume
Mono Monocyte
MPV Mean platelet volume
Neut Neutrophil
RBC Red blood cell count
WBC White blood cell
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

Stt Tên bảng Trang


Bảng 1.1 Sự phân bố và phát triển của đàn trâu trên thế giới (nghìn con) 10

Bảng 1.2 Sự phát triển và phân bố trâu ở nước ta (nghìn con) 11

Bảng 3.1 Diễn biến đàn trâu qua các năm của huyện Cẩm Thủy 36
Bảng 3.2 Cơ cấu đàn trâu của huyện Cẩm Thủy… 36
Bảng 3.3 Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy 40

Bảng 3.4 Một số chỉ số kích thước cơ thể của trâu đực tại huyện Cẩm
Thủy 40

Bảng 3.5 Một số chỉ số kích thước cơ thể của trâu cái tại huyện Cẩm
Thủy 41

Bảng 3.6 Thân nhiệt của trâu nuôi tại huyện Cẩm Thủy 44


Bảng 3.7 Tần số hô hấp của trâu nuôi tại huyện Cẩm Thủy 46

Bảng 3.8 Tần số mạch đập của trâu nuôi tại huyện Cẩm Thủy 47

Bảng 3.9 Chỉ tiêu hồng cầu của trâu 48

Bảng 3.10 Một số chỉ tiêu về huyết sắc tố trong máu trâu 50

Bảng 3.11 Chỉ tiêu hệ bạch cầu của trâu đực 51

Bảng 3.12 Chỉ tiêu hệ bạch cầu của trâu cái 52

Bảng 3.13 Chỉ tiêu tiểu cầu của trâu nuôi tại Cẩm Thủy 55

Bảng 3.14 Hàm lượng protein và glucose trong máu trâu 56

Bảng 3.15 Hàm lượng các chất điện giải trong huyết thanh 57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

Stt

Tên hình Trang

Hình 1 Cấu tạo hemoglobin 24
Hình 2 Số lượng trâu của huyện Cẩm Thủy từ năm 2008 đến 2014 36

Hình 3 Quy mô chăn nuôi trâu của huyện Cẩm Thủy 41
Hình 4 Thân nhiệt của trâu nuôi tại Cẩm Thủy 45
Hình 5 Tần số hô hấp của trâu nuôi tại Cẩm Thủy 46
Hình 6 Tần số mạch đập của trâu nuôi tại Cẩm Thủy 48
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu châm ngôn từ xa xưa đó đã nói lên
đầy đủ và phong phú sự gắn bó khăng khít giữa con trâu với đời sống người
nông dân Việt Nam trên đồng ruộng cùng với nền văn minh lúa nước ở nước
ta. Người nông dân Việt Nam nuôi trâu chủ yếu để cày bừa làm đất nông
nghiệp, cung cấp phân bón cho cây trồng và làm sức kéo cho các ngành vận
tải khác. Nguồn thức ăn chính của trâu lại là cỏ tươi và các phụ phẩm nông
nghiệp như: rơm rạ, thân cây ngô đã thu bắp và dây lang, dây lạc Vì vậy mà
người ta thường nói rằng con trâu “ăn giả, làm thật”
Trâu là gia súc kiêm dụng rất hữu ích cho người nông dân, là gia súc
của người nghèo, không cạnh tranh lương thực với con người, trâu chỉ sử
dụng thức ăn tự nhiên chủ yếu là cỏ và phụ phẩm từ trồng trọt mà con người
và gia súc khác không sử dụng được để phát triển cơ thể, tạo ra sức kéo và
nhiều sản phẩm có giá trị cho con người. Tuy nhiên với người nông dân Việt
Nam, vai trò chính của con trâu chỉ là cày kéo như tác giả Việt Nông (2000),
đã viết: “Chẳng dễ gì mà một sớm một chiều bỏ nổi sức kéo con trâu”. Với
đặc thù chủ yếu là nghề trồng lúa nước quy mô nhỏ nên bao đời nay trâu là
nguồn sức kéo chính không thể thay thế, là nguồn năng lượng rẻ tiền, dễ sử
dụng, đầu tư ít và còn có khả năng tái sản xuất, nó có thể tạo ra sức kéo
khoảng 600–800 N (Nguyễn Xuân Trạch, 2002). Trâu có thể cầy bừa ở bất
cứ loại đất nào, nhất là ở những vùng đất trồng lúa lầy thụt mà bò không
thể đảm đương thậm chí máy móc cũng khó khăn. Trâu cũng có thể dùng

kéo xe trong các loại đường nhỏ hẹp, địa hình phức tạp, kéo gỗ trong rừng,
kéo ép mía làm mật…
Ngoài vai trò cầy kéo trâu còn là con vật cung cấp lượng thịt đáng kể
cho con người hiện nay và cả trong tương lai. Sẽ là không đầy đủ nếu như
chúng ta không đề cập đến việc nuôi trâu cung cấp một lượng phân hữu cơ
lớn và có giá trị cho trồng trọt (mỗi năm trung bình một trâu trưởng thành cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

5 - 6 tấn phân nguyên chất). Mai Văn Sánh (2000), chính nguồn phân này làm
tăng độ phì nhiêu của đất, góp phần đáng kể tăng năng suất cây trồng. Đối với
một số nước thì các sản phẩm như da, lông hay sừng trâu sau khi giết mổ sẽ
là nguồn nguyên liệu cho các nghành công nghiệp (để sản xuất đồ da, ví da,
giày…) hay phục vụ để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (làm
trống, làm tù và,…). Con trâu ở một số vùng như: Đồ Sơn - Hải Phòng,
Lập Thạch - Vĩnh Phúc còn được dùng để thi, chọi, cúng trong các lễ hội
truyền thống ở một số vùng quê và là nét đẹp của văn hoá dân tộc.
Thế nhưng những tiềm năng vốn có của trâu vẫn chưa được đầu tư
nghiên cứu đúng mức, nhằm khai thác hợp lý những tiềm năng sinh học vốn
có của chúng. Hơn nữa, với chủ trương của Đảng và nhà nước là công nghiệp
hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nên máy móc đang dần thay thế sức
kéo của trâu, làm cho số lượng trâu cũng đang giảm dần một cách rõ rệt.
Trong hoàn cảnh đó huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa cũng như các vùng,
miền khác trong cả nước không nằm ngoài xu thế chung của thời đại và đất
nước. Để đánh giá sự phát triển của đàn trâu ở đây chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
“Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và huyết học của trâu nuôi tại huyện
Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu và đánh giá tình hình chăn nuôi tại huyện Cẩm Thủy tỉnh

Thanh Hóa.
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thể, chỉ tiêu sinh lý và huyết học của
trâu nuôi tại huyện Cẩm Thủy.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp dữ liệu về thực trạng nuôi trâu tại huyện Cẩm Thủy, làm cơ
sở cho việc xây dựng các chương trình quy hoạch phát triển đàn trâu, góp
phần phát triển kinh tế địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Bổ sung dữ liệu về đặc điểm sinh học con trâu Việt Nam làm cơ sở
cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh trên trâu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lược về sự thuần hoá và nguồn gốc của trâu nhà
1.1.1. Sự thuần hoá của trâu nhà
Chưa có tài liệu nào ghi chép lại chính xác trâu được thuần hoá ở đâu
và từ khi nào, nhưng có rất nhiều tác giả đã xác định là trâu đã được thuần
hoá cách đây rất lâu. Theo Kenle (1910), cho rằng trâu được thuần hoá từ
cách đây 5000 – 5500 năm, được trích dẫn bởi Nguyễn Đức Thạc (1983). Còn
Agabayli (1977), đã ghi nhận trâu được thuần hoá từ cách đây hơn 3000 năm.
Theo Nagarcenka (1975) cho rằng cách đây 2750 – 3250 năm trước công
nguyên trâu đã được thuần hoá.
Ở Việt Nam, trong “Hùng Vương dựng nước” tập III (trích dẫn của
Trần Đình Miên (1996), tài liệu không xuất bản) đã chỉ rõ người Việt cổ đã
sớm thuần hoá trâu, bắt đầu từ thời kỳ hậu đồ đá mới (cách đây khoảng 4 –
4,5 nghìn năm) để giúp con người trong nghề trồng lúa nước mà không con

vật nào có thể thay thế tốt hơn chúng. Vào giai đoạn sớm của văn hoá Phùng
Nguyên - mốc tiêu biểu của thời kỳ văn hoá các vua Hùng, trong di chỉ Phú
Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hoá) đã xác định có xương trâu nhà và muộn hơn ở di
chỉ Đồng Đậu (Yên Lạc, Phú Thọ) có niên đại vào khoảng 3330 ± 100 năm, ở
đây cũng tìm thấy một số lượng tượng trâu bằng đất. Vì vậy trâu bò được
thuần dưỡng dưới thời kỳ Hùng Vương là điều không còn nghi ngờ gì nữa.
Nguyễn Đức Thạc (1983), cũng cho rằng ở Việt Nam trâu rừng đã được thuần
hoá thành trâu nhà hiện nay bắt đầu chậm nhất là thời kỳ đồ đá mới (cách đây
4 – 5 nghìn năm).
1.1.2. Nguồn gốc của trâu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Trâu có hai loại hình, trâu sông (River buffalo) và trâu đầm lầy
(Swamp buffalo), chúng đều là trâu nước (Water buffalo), tên la tinh là
Bubalus Bubalis, chúng cùng được thuần hoá từ trâu hoang Châu Á
(Bubalus Arnnee) thuộc nhóm trâu Châu Á (Bubalina), tộc bò (Bovini), họ
sừng rỗng (Bovidae), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), bộ móng chẵn
(Artiodactyla). Năm 1941 Macgregor đã đặt tên cho trâu là trâu sông
(River Buffalo) và trâu đầm lầy (Swamp Buffalo) theo sở thích tự nhiên
của chúng, loại trâu vùng Đông Nam Á thích đầm lầy, bùn, còn trâu ở vùng
Ấn Độ và vùng Viễn Đông thì thích nước sông sạch sẽ hơn Cockrill (1974).
Như vậy hai loại hình trâu nước đều có chung một nguồn gốc, cùng tộc,
nhưng đến phụ tộc mới tách ra do khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể.
1.2. Các loại hình trâu
Dựa vào các đặc điểm sai khác về màu sắc, ngoại hình và hướng sản
xuất của các quần thể trâu trên thế giới Macgregro (1941), đã phân chia trâu
thành hai loại hình đó là loại hình trâu đầm lầy (Swamp Buffalo) và loại hình
trâu sông (River Buffalo) theo sở thích của chúng.
1.2.1. Trâu đầm lầy (Swamp Buffalo)

Đây là loại hình trâu được nuôi chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, có nhiều
nhất ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippin, Trung Quốc.
Trâu đầm lầy ít được chọn lọc và cải tiến, gần với trâu rừng hơn: sừng thon
cong hình bán nguyệt, trán phẳng, hẹp, mắt lồi, mắt ngắn, mồm rộng, thân
ngắn, chân thấp, vai vạm vỡ, ngực rộng, bụng to, mông thấp, đuôi ngắn, móng
xòe, vú bé thích hợp với việc cày kéo. Trâu thường có màu xám đen hoặc
xẫm hơn, đặc biệt chúng có 2 bợt lông màu nhạt: một ở dưới hàm, một ở trên
ngực. Trâu được sử dụng chủ yếu để cày kéo, do ít được chọn lọc và cải tạo
đến nay không phân thành nhiều giống như trâu sữa. Tuy nhiên do trâu được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

nuôi ở những vùng khác nhau nên có những tên gọi khác nhau như: trâu ngố,
trâu gié ở Việt Nam; trâu Karabo ở Philippin, trâu Krbau ở Malaysia
Trâu Việt Nam cũng thuộc loại hình trâu đầm lầy nó cũng mang những
đặc điểm của nhóm trâu đầm lầy, thích hợp cho việc cầy kéo. Về giống trâu ở
Việt Nam chưa có tài liệu nào nói về sự phân loại các giống trâu, vẫn chỉ có
duy nhất một giống, nhưng có những tài liệu phân chia thành hai loại hình là
trâu ngố và trâu gié. Sự khác nhau giữa hai loại hình trâu này chủ yếu về tầm
vóc, còn về đặc điểm giống thì không có gì khác nhau. Trâu ngố tập trung chủ
yếu ở vùng núi phía Bắc, có hình dạng to và thô hơn, da dày không bóng,
xương to, bàn chân to, móng hở. Trâu gié tập trung chủ yếu ở vùng đồng
bằng, có hình dáng nhỏ, thanh gọn hơn, da mỏng và bóng hơn, lông đen và
mượt hơn, chân bé và móng khít hơn. Có thể thấy trâu ở các tỉnh phía Nam
nước ta (Tây Nguyên, Nam Bộ ) thuộc các loại hình lớn giống như trâu ngố
ở phía Bắc. Có ý kiến cho rằng đó là sự pha tạp với giống trâu từ Campuchia
(một giống trâu đầm lầy to).
1.2.2. Trâu sông (River Buffalo)
Trâu sông (River Buffalo) được nuôi chủ yếu ở Pakistan, Ấn Độ và các
nước vùng Cận Đông, vùng nam Liên Xô cũ, các nước vùng Địa Trung Hải,

ngày nay chúng đã được du nhập vào các nước Đông Nam Á, Úc, Nam Mỹ.
Do quá trình chọn lọc của con người, trâu sông đã hình thành nhiều
giống riêng biệt với loại hình khác nhau và có khả năng sản xuất sữa, thịt cao.
Chỉ riêng vùng Nam Á đã có tới 18 giống trâu sông khác nhau, được xếp vào
5 nhóm với các giống chính là:
- Nhóm trâu Murrah có các giống chính là Murrah, Nili – Ravi, Kundi.
- Nhóm trâu Gujarak có các giống chính là Surti, Mehsana, Jafarabadi.
- Nhóm trâu Uttar Pradesh có các giống chính là Bhadawari, Tarai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

- Nhóm trâu vùng Trung Ấn có các giống chính là Nagpuri,
Pandharpuri, Manda, Kalahandi, Sambalpur.
- Nhóm trâu vùng Nam Ấn có các giống chính là Toda, South Kanara.
Trong các giống trâu sông thì trâu Murrah là một trong những giống
trâu nổi tiếng nhất với khả năng cho sữa rất cao. Sản lượng sữa trung bình đạt
2600 – 2800 kg trong một chu kỳ vắt sữa 270 – 300 ngày, tỷ lệ mỡ sữa đạt
7% cộng với khả năng thích nghi rộng nên trâu Murrah được nuôi ở nhiều
vùng khác nhau của Ấn Độ và du nhập vào nhiều nước khác trên thế giới như
Trung Quốc, Việt Nam, Philippin, Bungari… Đặc trưng của giống trâu sông
là có thân hình vạm vỡ, khung xương sâu rộng, xương nặng, chân ngắn, sừng
xoắn vặn và ngắn, bầu vú rất phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, các núm vú được
xắp xếp vuông vắn, cân đối, rất thích hợp cho việc khai thác sữa. Trâu đực có
dương vật và bìu dái đều được treo cao, dương vật treo ngay ở bụng dài
khoảng 15 – 30 cm và gắn với bụng bằng lớp da hình tam giác, bìu dái có cổ
rõ, treo và dài khoảng 20 – 28 cm. Còn con cái có cổ dài mảnh, lưng hơi chúc
về phía trước, chân sau hơi cong tạo một khoảng rộng cho bầu vú. Đuôi trâu
sông dài, mảnh khoảng 20 – 30 cm, ở đoạn chót đuôi không có xương và
thường có chùm lông trắng.
Mầu sắc đặc trưng của trâu sông là mầu đen, tuy nhiên ở một số quần thể

có mầu xám ở chân, Ross Cockrill (1968), cho biết trâu đôi khi có mầu nâu
hoặc mầu nâu nhạt, còn mầu trắng ở trâu sông thường rất ít gặp. Rife (1962),
cho rằng mầu đen ở trâu sông là do gen B (trội) quy định, gen này nằm ở
locus khác với cặp W, w. Do vậy khi lai giữa trâu đầm lầy trắng với trâu sông
mầu đen, con lai của chúng sẽ là mầu xám trắng, ông giả định rằng mầu nâu
là lặn so với mầu đen bởi mặc dù đã có sự chọn lọc để loại bỏ mầu nâu,
nhưng tần số gen mầu nâu trong quần thể vẫn chiếm 30%. Trâu sông được
nuôi với mục đích chính là cung cấp sữa cho con người. Ấn Độ và Pakistan là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

nơi sản xuất và tiêu thụ sữa trâu lớn nhất thế giới khoảng 38,3 triệu tấn/năm
(chiếm 89,3% lượng sữa trâu trên thế giới). Khả năng sản xuất sữa của trâu
phụ thuộc vào di truyền và các yếu tố môi trường, trong đó đặc biệt là yếu tố
dinh dưỡng có một vai trò to lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

1.3. Sự phát triển và phân bố đàn trâu
1.3.1. Sự phát triển và phân bố đàn trâu trên thế giới
So với các loại động vật nhai lại khác, trâu phân bố chủ yếu ở Châu Á,
nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có nhiều đầm lầy, ao hồ, sông
suối thích hợp với đặc điểm thải nhiệt của trâu. Chính vì vậy sự phát triển và
phân bố đàn trâu trên thế giới cũng không đồng đều. Theo số liệu thống kê
của FAO năm 2012, toàn thế giới có khoảng 198,8 triệu con, trâu phân bố chủ
yếu ở các nước Châu Á.
Tuy nhiên, tại mỗi khu vực và mỗi nước trên thế giới đều có sự khác
nhau rõ rệt về số lượng và tốc độ tăng trưởng về số lượng trâu qua các năm.
Đứng đầu về số lượng trâu vẫn là các nước thuộc khu vực Tây Á: Ấn Độ
(106,6 triệu con, chiếm 58% số trâu toàn thế giới), Pakistan (29,9 triệu con),

còn lại là các nước khác như Trung Quốc, Nepal, Ai Cập, Philippin. Việt Nam
có số lượng 2,63 triệu con đứng thứ 7 trên thế giới ( số liệu của FAO năm
2012).
Qua số liệu của bảng 1.1 được trình bày ở trên, chúng tôi thấy đàn trâu
thế giới từ năm 2008 – 2012 có mức tăng trung bình hàng năm đạt 1,53%
(năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 1,62%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là
1,40%, năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 1,33% và năm 2012 tăng so với năm
2011 là 1,76%). Tuy đàn trâu trên thế giới tăng nhưng tăng không đều chủ
yếu tăng tập trung ở các nước Châu Á tổng đàn trâu năm 2012 tăng so với
năm 2008 là 6,4%, còn lại ở các lục địa khác hầu như không tăng hoặc tăng
không đáng kể.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Bảng 1.1: Sự phân bố và phát triển của đàn trâu trên thế giới (nghìn con)
Năm
Châu lục
2008 2009 2010 2011 2012
Toàn thế giới 187,163 190,204 192,875 195,446 198,883
Châu Phi 4,053 3,839 3,818 3,983 3,985
Châu Mỹ 1,153 1,142 1,191 1,285 1,269
Châu Âu 323 335 391 380 373
Châu Á 181,634 184,888 187,475 189,798 193,256
(Nguồn: theo số liệu của FAO, 2012)
Trong những năm gần đây, sản lượng sữa trâu trên toàn thế giới có xu
hướng tăng lên. Năm 2008 sản lượng sữa đạt 85,485,224 (tấn) và đến năm
2012 sản lượng sữa đạt 97,417,135 (tấn) (FAO, 2012). Sữa trâu được sản xuất
chủ yếu tại Ấn Độ và Pakistan. Năm 2012, Ấn Độ sản xuất được 66,000,000
(tấn), Pakistan sản xuất được 23,652,000 (tấn), chiếm hơn 92% tổng sản
lượng sữa trâu trên toàn thế giới.

Sản lượng thịt trâu cũng có xu hướng tăng lên, năm 2008 sản lượng thịt
trâu toàn thế giới đạt 3,352,456 (tấn) đến năm 2012 đạt 3,597,340 (tấn). Tăng
bình quân hàng năm 1,36%/năm. Trong đó các nước có sản lượng thịt trâu lớn
như Cambodia, Trung Quốc Việt Nam có sản lượng thịt trâu đứng thứ 10
trên thế giới.
1.3.2. Sự phát triển và phân bố đàn trâu nước ta
Như chúng ta đã biết, người Việt cổ đã biết trồng lúa từ rất sớm và sử
dụng con trâu để làm đất theo cách “hoả canh thuỷ nâu” – (quần ruộng bùn
cho ngấm). Nó đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền
văn minh lúa nước ở Việt Nam. Cùng với sự thay đổi của nền công nghiệp và
quá trình công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp đàn trâu nước ta cũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

có nhiều biến đổi, tuy nhiên Việt Nam vẫn được đánh giá là một nước có
nhiều trâu của thế giới với tổng số đàn trâu đứng thứ 7 trên thế giới.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2007 nước ta có 2996,4 nghìn
con, năm 2008 giảm xuống còn 2897,7 nghìn con, năm 2009 đàn trâu nước ta
giảm xuống chỉ còn 2886,6 nghìn con, năm 2010 giảm xuống còn 2877,0
nghìn con. Đến năm 2011 số lượng trâu giảm xuống chỉ còn 2712,0 nghìn
con, theo thống kê sơ bộ đến năm 2012 tổng số đàn trâu nước ta đạt 2627,8
nghìn con, giảm 14% so với năm 2007 và trung bình mỗi năm giảm 2,3%.
Do đặc điểm của địa hình nước ta trải dài từ 8
o
30
΄
đến 23
o
22΄ vĩ độ bắc
nên từng miền cũng có đặc điểm riêng. Dựa trên những đặc điểm riêng về khí

hậu, địa hình, kinh tế - xã hội nước ta được chia thành 8 vùng sinh thái.
Trên mỗi vùng sinh thái có phương thức chăn nuôi và số lượng trâu riêng biệt.
Điều này thể hiện rõ ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Sự phát triển và phân bố trâu ở nước ta (nghìn con)

Năm
Vùng
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Đồng bằng sông Hồng 176,9 171,6 170,6 168,3 155,3 145,7
Trung du và vùng núi phía
bắc
1697,2

1624,4

1626,3

1618,2

1506,2

1453,6

Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
931,9 908,9 893,6 889,8 855,7 839,0
Tây Nguyên 84,7 88,6 89,8 94,2 90,7 91,6
Đông Nam Bộ 67,6 61,1 63,0 62,1 60,2 57,2
Đồng bằng sông Cửu Long 38,1 43,1 43,3 44,4 43,9 40,7
Cả nước 2996,4


2897,7

2886,6

2877,0

2712,0

2627,8

(Nguồn: tổng cục thống kê năm 2012)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Trong tổng số 2627,8 nghìn con trâu trong cả nước năm 2012 thì khu
vực Trung du và vùng núi phía Bắc có đến 1453,6 nghìn con, chiếm 55,32 %.
Tiếp sau đó đến vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 839,0 nghìn
con, chiếm 31,93 %. Như vậy chỉ tính riêng 2 vùng Trung du và vùng núi
phía Bắc; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 87,25 % số lượng
trâu cả nước. Số còn lại được chia cho các vùng Đồng bằng sông Hồng là
145,7 nghìn con chiếm 5,54 %; Tây Nguyên là 91,6 nghìn con chiếm 3,48 %;
Đông Nam Bộ là 57,2 nghìn con chiếm 2,18 %. Ít nhất là khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long chỉ có 40,7 nghìn con, chiếm 1,55%.
Một trong những nguyên nhân khiến đàn trâu nước ta tập trung đông ở
hai khu vực Trung du và vùng núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung là khu vực đó có những điều kiện về địa hình, khí hậu, kinh tế -
xã hội thuận lợi cho đàn trâu phát triển.
Bên cạnh việc cung cấp sức kéo và phân bón dùng trong sản xuất nông
nghiệp, trâu còn cung cấp một lượng thịt đáng kể cho nhu cầu con người.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2007 cả nước đạt 67,5
nghìn tấn thịt trâu, năm 2011 đạt 87,8 nghìn tấn và đến năm 2012 đã đạt được
88,5 nghìn tấn thịt trâu hơi xuất chuồng, tốc độ tăng trung bình đạt 5,18 %/
năm. Tuy nhiên sản lượng thịt trâu vẫn thấp hơn thịt bò và thịt lợn. Mặc dù
sản lượng thịt trâu trong cả nước có tăng nhưng không tăng đồng đều giữa các
vùng trong cả nước, tăng mạnh nhất là ở các vùng: Tây Nguyên (11,92
%/năm) và Bắc Trung Bộ (12,25 %/năm). Ngược lại ở các vùng như vùng
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long lại giảm, tốc độ giảm tương ứng
là 2,83 %/năm và 2,33 %/năm
1.4. Đặc điểm sinh trưởng của trâu
1.4.1. Một số khái niệm về sinh trưởng và phát dục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Sinh trưởng là cơ thể sinh vật tăng lên về khối lượng, thể tích về các
chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Cơ thể sinh vật thực hiện những quá trình
chuyển hoá trao đổi chất cơ bản để tạo ra vật chất của tế bào sống (giáo
trình chọn lọc và nhân giống gia súc, tr 35)
Sự sinh trưởng được đặc trưng bởi tốc độ sinh trưởng và độ dài sinh
trưởng. Chúng được phản ánh qua khối lượng, kích thước các chiều đo
của cơ thể.
Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức, bộ phận mới của cơ thể
ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và trong cả quá trình phát triển của cơ
thể sinh vật.
Như vậy quá trình sinh trưởng và phát dục là sự biến đổi chung của cơ
thể sống. Hai quá trình này không có danh giới. Có phát dục đồng thời cũng
có sinh trưởng và ngược lại. Ở bộ phận này có phát dục thì ở bộ phận khác có
sinh trưởng hoặc sự sinh trưởng và phát dục đều thực hiện song song và tồn
tại trong cùng một bộ phận của cơ thể.
1.4.2. Khả năng sinh trưởng của trâu

Sự sinh trưởng của trâu cũng tuân theo những quy luật sinh trưởng
phát dục chung của sinh vật nên ở những giai đoạn khác nhau thì khác
nhau. Lê Văn Đảng và cộng sự (1995), nghiên cứu sinh trưởng của trâu
trên 1019 con ở các lứa tuổi đã nhận xét: từ sơ sinh đến 1 năm tuổi, với
điều kiện nuôi đàn dựa vào sữa mẹ và chăn thả tự nhiên, bình quân nghé
tăng trọng 427 – 439 (g/ngày). Nếu bổ sung thêm thức ăn tinh (cám gạo,
sắn, khoai ), 1 ngày tăng trọng có thể lên đến 500 – 600 (g/ngày). Sau 1
năm tuổi nghé có thể đạt 200 kg hoặc hơn. Từ 1 năm tuổi trở đi, khả năng
tăng trọng tuyệt đối giảm rõ rệt xuống mức thấp nhất ở 5 – 6 tuổi.
Trâu từ 1 – 2 năm tuổi mức tăng trọng trong giai đoạn này đạt 194 -
217 g/ngày. Từ 2 - 3 tuổi đạt mức tăng trọng 220 (g/ngày). Nguyên nhân là do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

lúc này khả năng lợi dụng đồng cỏ bãi chăn, tiêu hoá thức ăn thô của nghé đã
tốt hơn. Từ 3 – 4 tuổi mức tăng trọng trung bình đạt 193 (g/ngày), từ 4 – 5
tuổi là 79 (g/ngày) và từ 5 – 6 tuổi mức tăng trọng chỉ đạt 46 (g/ngày).
Khả năng này càng thấy rõ khi xét đến chỉ tiêu tăng trọng tương đối.
Lúc 1 – 2 tuổi là 2,7%, 2 – 3 tuổi là 2,2%, 3 – 4 tuổi là 1,81%, 4 – 5 tuổi là
0,59% và 5 – 6 tuổi chỉ còn 0,31%.
Khả năng sinh trưởng của trâu còn lệ thuộc nhiều ở giống, giới, khối
lượng sơ sinh, tuổi và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác.
1.4.3. Khả năng cho thịt của trâu
Trâu được nuôi rộng rãi trên thế giới với ba mục đích chính là cầy kéo,
lấy sữa và lấy thịt, tuỳ theo nhu cầu của con người và tuỳ thuộc vào từng
giống trâu. Từ lâu người ta vẫn cho rằng thịt trâu chỉ là sản phẩm phụ, sau khi
trâu hết khả năng cầy kéo hay cho sữa thì mới đem giết thịt, cho nên họ rất ít
chú ý đến khai thác và tăng năng xuất thịt trâu. Vì hầu hết từ trước tới nay
trâu đem giết thịt thường là trâu già loại thải nên tỷ lệ và phẩm chất thịt bị hạn
chế. Tuy nhiên trâu vẫn có khả năng cho thịt cao và chất lượng thịt ngon bằng

hoặc hơn thịt bò nếu được nuôi với khẩu phần thích hợp. Nhiều thí nghiệm đã
được tiến hành để xác định khả năng sản xuất thịt đối với trâu Murrah trưởng
thành như: Payne (1990), cho biết trâu Murrah nuôi ở Ấn Độ có tỷ lệ thịt xẻ là
50,9%, còn Ross Cockrill (1974), lại cho rằng tỷ lệ đó là 53 – 54%. Charlea
và Johnhon (1972), (được trích dẫn bởi Nguyễn Đức Thạc, Mai Văn Sánh và
cộng sự), cho biết tỷ lệ của trâu nuôi tại Úc thay đổi theo tuổi từ 51 – 59,7%.
Còn theo Mai Văn Sánh (1996), cho biết trâu Murrah nuôi ở Việt Nam tăng
trọng 0 – 6 tháng tuổi là 556 g/ngày, còn 7 – 12 tháng tuổi là từ 407 – 575
g/ngày; Tỷ lệ thịt xẻ trâu đực trưởng thành đạt 54,3% và thịt tinh là 49,6%,
còn ở trâu cái tỷ lệ này tương ứng là 48,4 và 43,8%. Ở trâu tơ lai F
1
24 tháng
tuổi có tỷ lệ thịt xẻ là 50,7% và thịt tinh là 41,1%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Đối với trâu nội ngoại hình to Nguyễn Đức Thạc (1983), cho biết trâu
cái trưởng thành có tỷ lệ thịt xẻ là 43,5%, tỷ lệ thịt tinh là 34,5% còn trâu đực
tơ tỷ lệ thịt xẻ là 48% tỷ lệ thịt tinh là 39,5%. Ở trâu đực tơ ngoại hình nhỏ thì
Đào Lan Nhi (1996), tỷ lệ thịt xẻ là 45,25%, tỷ lệ thịt tinh là 36,75%.
1.4.4. Phương pháp đánh giá tốc độ sinh trưởng của trâu
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc nhất là trâu bò, người ta
thường dùng phương pháp đánh giá thông qua các chiều đo của cơ thể và
dùng khối lượng tức là cân gia súc để biết được sự sinh trưởng của chúng.
Cân gia súc là hình thức phổ biến và quan trọng nhất, bởi lẽ khối lượng cơ thể
là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh trưởng của con vật. Nhưng
nếu chỉ dùng phương pháp cân khối lượng là chưa đủ vì có trường hợp thiếu
thức ăn khối lượng gia súc bị giảm nhưng một số chiều đo vẫn có thể tăng. Vì
vậy, kết hợp giữa cân và đo để đánh giá tốc độ sinh trưởng của gia súc sẽ
chính xác hơn.

Đối với trâu, thường tiến hành cân và đo ở các lứa tuổi sơ sinh, 3 tháng,
6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng, 60 tháng và 72
tháng. Khi trâu đạt 72 tháng tuổi trở lên (6 năm tuổi) là thời điểm trâu đã
thành thục về tầm vóc.
Cân trâu vào buổi sáng sớm khi chưa cho trâu ăn. Đối với những con
đang mang thai, khi cân phải trừ phần trăm khối lượng của bào thai trước khi
tính khối lượng cơ thể.
Thông qua các số liệu cân, đo chúng ta có thể tính và xác định được tốc
độ sinh trưởng của gia súc.
Đối với việc đánh giá sự phát triển của gia súc bằng kích thước các
chiều đo cũng là một nội dung quan trọng, đặc biệt là đánh giá con giống theo
hướng sản xuất, bởi vì ngoại hình và các chức năng của cơ thể có mối liên
quan chặt chẽ với nhau. Cơ thể không đơn thuần là tổng thể các bộ phận gộp

×