Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của lợn con theo mẹ mắc bệnh viêm ruột hoại tử do clostridium perfringens và đề xuất biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 75 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN VIỆT DŨNG



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢN CON THEO MẸ
MẮC BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ DO CLOSTRIDIUM
PERFRINGENS VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ





CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NAM


HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện cùng
với sự cộng tác giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Hữu Nam - Trưởng bộ môn Bệnh lý -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các số liệu, hình ảnh và kết quả trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi
xin đảm bảo rằng các thông tin, trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận
văn






Nguyễn Việt Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN



Tôi xin chân thành cảm ơn Học viên Nông nghiệp Việt Nam, Bộ môn bệnh
lý thú y và Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ cho
tôi hoàn thành luận văn này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn PGS. TS. Nguyễn Hữu Nam, trưởng bộ môn Bệnh
lý thú y, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn của mình.
Để góp phần thực hiện thành công luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ động viên lớn của gia đình và đồng nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành đối với mọi sự giúp đỡ quí báu đó.

Xin trân trọng cảm ơn !


Hà Nội, ngày tháng năm
2014




Nguyễn Việt Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ viii
Danh mục hình ảnh ix

MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới 3
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 3
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
1.2 Một số hiểu biết về vi khuẩn C. perfingens 6
1.2.1 Tổng quan về giống, chi Clostridium 6
1.2.2 Đặc điểm hình thái và tính chất nuôi cấy 7
1.2.3 Độc tố của vi khuẩn 8
2.2.4 Các typ của vi khuẩn C. perfringens 10
1.3 Một số hiểu biết về bệnh do C. perfringens gây ra ở lợn con 11
1.3.1 Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con do C. perfringens typ C gây ra 11
1.3.2 Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con do C. perfringens typ A gây ra 15
1.3.3 Chẩn đoán bệnh do C. perfingens gây ra ở lợn 17
1.3.4 Điều trị bệnh 19
2.3.5 Phòng bệnh 19
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
2.2.1 Địa điểm 22
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 22
2.3 Nội dung nghiên cứu 22
2.4 Nguyên liệu 22
2.5 Phương pháp nghiên cứu 23

2.5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 23
2.5.2 Phương pháp quan sát, thống kê sinh học 23
2.5.3 Phương pháp lấy mẫu 23
2.5.4 Phương pháp mổ khám 24
2.5.5 Phương pháp phân lập vi khuẩn 24
2.5.6 Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng
C. perfringens phân lập được 26
2.5.7 Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý vi thể 26
2.5.8 Phương pháp xác định các chỉ tiêu huyết học 28
2.5.9 Phương pháp xử lý số liệu 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Kết quả xác định tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong của lợn con mắc
VRHT nghi do C. perfringens. 29
3.2 Kết quả phân lập vi khuẩn từ phủ tạng của lợn mắc VRHT 33
3.3 Kết quả triệu chứng lâm sàng của lợn mắc VRHT 36
3.4 Bệnh tích đại thể của lợn mắc VRHT 38
3.5 Bệnh tích vi thể của lợn mắc VRHT 41
3.6 Kết quả một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc VRHT 48
3.6.1 Kết quả xác định một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn bệnh 48
3.6.2 Kết quả xác định một số chỉ tiêu hệ bạch cầu của lợn bệnh 52
3.7 Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng
C. perfringens phân lập được 55
3.8 Đề xuất phác đồ điều trị 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60
1 Kết luận 60
2 Đề nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

C. perfringens Clostridium perfringens
CFU Colony Forming Unit
Cs. Cộng sự
E. coli Escherichia coli
ELISA Enzyme Linked Immunosorbent Assay
EU European Union
PCR Polymerase Chain Rection
PED Porcine Epidemic Diarrhea
TGE Transmissible Gastro Enteritis
VRHT Viêm ruột hoại tử


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn C. perfingens 18
2.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh 26
3.1 Kết quả điều tra tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong ở lợn mắc VRHT
tại một số xã thuộc huyện Việt Yên 29
3.2 Kết quả xác định tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong ở lợn do mắc bệnh
VRHT theo giai đoạn phát triển 31
3.3 Kết quả kiểm tra dương tính với C. perfringens 34
3.4 Kết quả phân lập vi khuẩn C. perfringens trong bệnh phẩm của lợn bị

tiêu chảy 34
3.5 Kết quả giám định đặc tính sinh học của các chủng C. perfringens
phân lập được 36
3.6 Biểu hiện lâm sàng ở lợn từ 1 - 30 ngày tuổi mắc VRHT 37
3.7 Biến đổi bệnh tích đại thể của các lợn mổ khám 39
3.8 Biến đổi bệnh tích vi thể ở ruột lợn mắc VRHT 42
3.9 Bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của lợn mắc VRHT 44
3.10 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn mắc VRHT 49
3.11 So sánh số lượng hồng cầu của lợn bệnh và lợn đối chứng 49
3.12 So sánh giá trị trung bình hàm lượng Hemoglobin (g/l) của lợn bệnh
và lợn đối chứng 50
3.13 So sánh giá trị trung bình tỷ khối huyết cầu của lợn bệnh và lợn
đối chứng 50
3.14 So sánh giá trị trung bình thể tích bình quân hồng cầu của lợn bệnh và
lợn đối chứng 51
3.15 So sánh giá trị trung bình lượng huyết sắc tố bình quân trong một
hồng cầu ở lợn bệnh và lợn đối chứng 51
3.16 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu hệ bạch cầu của lợn mắc VRHT 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.17 So sánh giá trị trung bình số lượng bạch cầu của lợn bệnh với lợn
đối chứng 53
3.18 So sánh giá trị trung bình bạch cầu đa nhân trung tính của lợn bệnh
với lợn đối chứng 53
3.19 So sánh giá trị trung bình bạch cầu ái toan của lợn bệnh với lợn đối chứng 54
3.20 So sánh giá trị trung bình bạch cầu ái kiềm của lợn bệnh với lợn
đối chứng 54
3.21 So sánh giá trị trung bình bạch cầu đơn nhân lớn của lợn bệnh với lợn
đối chứng 55

3.22 So sánh giá trị trung bình tế bào lympho của lợn bệnh với lợn đối chứng 55
3.23 Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng
C. perfringens phân lập được 56
3.24 Đề xuất phác đồ điều trị bệnh VRHT ở lợn con theo mẹ 58
3.25 Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh VRHT ở lợn con 59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


STT Tên biểu đồ Trang

3.1 Biểu đồ so sánh tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong ở lợn do mắc
VRHT tại một số xã thuộc huyện Việt Yên 30
3.2 Biểu đồ so sánh tỷ lệ mắc VRHT ở lợn theo lứa tuổi 31


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT Tên hình Trang

2.1 Sơ đồ quy trình phân lập và giám đinh vi khuẩn C. perfringens 25

3.1 Lợn ủ rũ, gầy yếu, phân dính quanh hậu môn 40
3.2 Lợn con ỉa ra máu tươi màu đỏ sẫm 40

3.3 Ruột căng phồng, xuất huyết 40
3.4 Hạch màng treo ruột sưng 40
3.5 Tế bào biểu mô ruột bị hoại tử bắt màu hồng đều (H.E 20X) 46
3.6 Tăng sinh các nang lympho thành ruột (H.E 10X) 46
3.7 Ruột sung huyết, hoại tử (H.E 20X) 46
3.8 Thâm nhiễm tế bào viêm ở hạ niêm mạc ruột (H.E 10X) 46
3.9 Lách sung huyết, hồng cầu dày đặc trong phần tủy đỏ (H.E 20X) 46
3.10 Xuất huyết ở đỉnh lông nhung (H.E 20X) 46
3.11 Gan sung huyết nghiêm trọng, hồng cầu tràn ngập vi quản xuyên tâm
(H.E 10X) 47
3.12 Lách sung huyết, hồng cầu dày đặc trong phần tủy đỏ (H.E 10X) 47
3.13 Lông nhung ruột đứt nát 47
3.14 Sung huyết lớp hạ niêm mạc ruột (H.E 10X) 47
3.15 Tăng sinh tế bào viêm ở ruột (H.E 20X) 47
3.16 Tăng sinh tế bào kẽ ở phổi 47





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta đang ngày càng phát
triển, trong đó ngành chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng
chung của đất nước. Chăn nuôi đã và đang trở thành ngành sản xuất chính trong cơ
cấu nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi lợn ngày càng chiếm ưu thế. Theo Niên giám

thông kê năm 2012, tỉ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong toàn ngành nông nghiệp
trong năm 2012 là 26,8%, tỉ trọng giá trị chăn nuôi lợn trong ngành chăn nuôi là
78% (
Chăn nuôi lợn đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, giải quyết
công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho nông dân. Theo thống
kê của tổ chức nông lương thực thế giới (FAO), Việt Nam là nước nuôi nhiều lợn
đứng 7 trên thế giới, thứ 2 châu Á và ở vị trí hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Sản
lượng thịt lợn của Việt Nam đứng thứ nhất Đông Nam Á (chiếm 42,2%) và đứng
thứ 2 châu Á sau Trung Quốc. ( />hoach-tong-the/45/13655798.epi).
Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở nước ta phổ biến là quy mô nhỏ, chiếm 70% về
đầu con và 60% về sản lượng, phân tán trong nông hộ với trên 4 triệu hộ; trong đó
chỉ có 1% số hộ nuôi từ 50 con trở lên, 12,7% số hộ nuôi 10 - 50 con. Số hộ nuôi 1 -
2 con chiếm tới 51,8%… dẫn tới năng suất chăn nuôi thấp, giá thành đầu vào cao.
Vì vậy, hiệu quả kinh tế do chăn nuôi lợn đem lại là chưa cao. Do đó, xu hướng
chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn là yêu cầu cấp
thiết đối với ngành chăn nuôi.
Trong những năm gần đây xu hướng chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang
chăn nuôi tập trung quy mô lớn, cải thiện môi trường chăn nuôi, đa dạng giống vật
nuôi, chăn nuôi nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao kết hợp với việc áp
dụng các kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến, hiện đại, ngành chăn nuôi bước đầu đã gặt hái
được những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng vẫn gặp phải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

những khó khăn trong việc kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Dịch bệnh ở đàn lợn
vẫn xảy ra thường xuyên, trong đó hội chứng tiêu chảy ở lợn con với các đặc điểm
dịch tễ phức tạp đã làm giảm số lượng, chất lượng lợn giống, gây thiệt hại kinh tế
cho người chăn nuôi.
Một trong những bệnh tiêu chảy ở lợn con gây thiệt hại lớn về kinh tế cho

người chăn nuôi là bệnh viêm ruột hoại tử (VRHT) ở lợn con theo mẹ. Nguyên
nhân gây tiêu chảy ra máu ở lợn chủ yếu là do vi khuẩn Clostridium perfringens
(C. perfringens) typ C gây ra. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm với lợn con. Bệnh gây viêm ruột hoại tử, rối loạn đường tiêu hóa, khi mắc
bệnh thường tiêu chảy ra máu, phân thối khắm lẫn keo nhầy, lợn con chết nhanh
và chết nhiều.
Theo Phan Thanh Phượng và cs (1996), vi khuẩn C. perfringens gây viêm ruột
hoại tử xuất huyết trầm trọng, cấp tính ở lợn sơ sinh, tỷ lệ chết do bệnh này gây ra
từ 50 – 100%.
Tuy nhiên, đặc điểm bệnh lý trên lợn bệnh do C. perfringens gây ra chưa có
những nghiên cứu đầy đủ, do đó người chăn nuôi chưa hiểu rõ về mức độ nghiêm
trọng của bệnh viêm ruột hoại tử do C. perfringens gây ra.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên cũng như để hiểu biết rõ hơn về bệnh viêm ruột
hoại tử do vi khuẩn C. perfringens gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của lợn con theo mẹ mắc bệnh viêm ruột hoại tử
do Clostridium perfringens và đề xuất biện pháp điều trị”.
2. Mục tiêu
- Làm rõ đặc điểm bệnh lý của lợn con theo mẹ bị VRHT do C. perfringens
- Đề xuất một số phác đồ điều trị
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đã xác định được đặc điểm bệnh lý của lợn con theo mẹ bị VRHT do C.
perfringens gây ra và đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả, giúp cho thú y cơ sở và
các hộ chăn nuôi trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn, góp phần giảm thiệt
hại và tăng thu nhập trong chăn nuôi lợn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn do C. perfringens gây ra từ lâu đã
gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi và cho sức khỏe cộng đồng. Các thông báo về
bệnh trên người lần đầu tiên đã được công bố vào những năm 70 của thế kỷ XX.
Ở gia súc, năm 1994, bệnh viêm ruột hoại tử đã gây chết rất nhiều hươu nai.
Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1996) đã nghiên cứu và xác định được nguyên nhân gây
bệnh này là vi khuẩn C. perfingens. Kết quả cho thấy, C. perfingens không chỉ gây
viêm ruột hoại tử cho lợn con, gây nhiễm độc ruột huyết cho ngựa con mà còn gây
viêm ruột hoại tử cho hươu, nai ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vào thời điểm này các
nhà khoa học vẫn chưa xác định được bệnh do C. perfingens thuộc typ nào gây ra.
Nghiên cứu của Phan Thanh Phượng và cs (1996) về bệnh viêm ruột tiêu chảy
ở lợn cũng đã thấy số lượng C. perfingens tăng tới hàng triệu vi khuẩn trong 1 gam
phân so với lợn khỏe mạnh.
Năm 1997, tại nhiều địa phương trong nước đã xuất hiện hiện tượng bê,
nghé, trâu, bò chết đột ngột với số lượng lớn. Ban đầu, bệnh này đã nhầm với bệnh
tụ huyết trùng bởi cả hai bệnh này đều gây chết đột ngột. Tuy nhiên, khi áp dụng
các biện pháp phòng trị tụ huyết trùng đối với các gia súc có triệu chứng của bệnh
thì không thấy có hiệu quả. Sau đó, các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm đã xác
định được nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn C. perfingens và E. coli, trong đó, C.
perfingens đóng vai trò quan trọng. Bệnh phát ra do cơ thể suy yếu bởi các yếu tố
như: bệnh ký sinh trùng đường máu, khẩu phần ăn mất cân đối… các yếu tố này tác
động đến sự phát triển của vi khuẩn C. perfingens, khả năng sản sinh độc tố ruột của vi
khuẩn tăng lên và gây bệnh (Lê Văn Tạo, 2006).
Trần Thị Hạnh (2000) đã nghiên cứu vai trò của vi khuẩn E. coli và
C. perfingens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con và đã kết luận ngoài vi khuẩn E.coli
là nguyên nhân gây bệnh chính, một tác nhân gây bệnh cũng quan trọng khác là C.
perfingens typ C. Vi khuẩn này gây viêm ruột hoại tử, xuất huyết ở lợn sơ sinh và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


gây ra tỷ lệ chết cao từ 50 - 100%.
Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2004) khi nghiên cứu nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn con cũng khẳng định một trong những nguyên nhân gây bệnh quan
trọng là C. perfingens typ C. Từ các kết quả thu được, các tác giả đã nghiên cứu và
chế tạo thử nghiệm thành công chế phẩm sinh học C. perfingens - toxoid, EBC để
phòng và trị bệnh. Các chế phẩm này đưa vào sử dụng thử nghiệm không những
cho kết quả tốt trong phòng và trị bệnh cho lợn mà còn có tác dụng kích thích tăng
trọng và giảm tiêu tốn thức ăn.
Theo thông báo của Nguyễn Thị Nội và cs (1989), Lê Minh Chí (1995), trong
một vài thập kỷ qua hội chứng tiêu chảy ở Việt Nam là một vấn đề thời sự, lợn ở rất
nhiều địa phương bị bệnh và gây thiệt hại khá nghiêm trọng. Theo các kết quả
nghiên cứu của Hồ Văn Nam và cs (1997), Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo (1998)
cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa ở lợn rất cao, nhất là viêm ruột ỉa chảy.
Theo các tác giả: Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và cs (1996), Hồ Văn
Nam và cs (1995), cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy, thì hậu quả
của nó cũng gây ra viêm nhiễm tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối
cùng là quá trình nhiễm trùng.
Hồ Văn Nam và cs (1997) nhấn mạnh rằng: vi khuẩn đường ruột có vai trò
không thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy. Nguyễn Thị Nội và cs (1989), sau
khi điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn đã
có kết luận: nguyên nhân gây tiêu chảy chủ yếu ở một số cơ sở chăn nuôi lợn là do
E.coli, Salmonella, Streptococus, C. perfingens bên cạnh đó còn thường xuyên
phân lập được Klebsiella, Proteus và Pseudomonas. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh
Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996) cho biết: đứng đầu trong số các
mầm bệnh vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E.coli. Cũng theo tác giả, vi khuẩn
yếm khí C. perfingens gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi sẽ trở thành vai trò chính
gây tiêu chảy.
Kết quả nghiên cứu trong nước của các tác giả Nguyễn Văn Sửu và cs (2008)
về tình hình mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con tại một số huyện của tỉnh Thái

Nguyên cho thấy, C. perfingens là một trong các nguyên nhân gây bệnh quan trọng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

trong hội chứng tiêu chảy ở lợn lứa tuổi 1 – 60 ngày.
Năm 2008, tác giả Nguyễn Quang Tính đã thông báo kết quả nghiên cứu xác
định một số đặc tính và định typ của C. perfingens phân lập từ dê bị tiêu chảy ở
tỉnh Thái Nguyên và sử dụng autovacxin phòng bệnh.
Năm 2010, tiến sĩ Huỳnh Thị Mỹ Lệ đã có báo cáo “Nghiên cứu tình hình
nhiễm, vai trò của vi khuẩn C. perfingens trong hội chứng tiêu chảy ở bò, lợn nuôi
tại Hà Nội và các tỉnh phụ cận”. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò của vi khuẩn C.
perfingens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn và bò; chỉ ra được khả năng sản sinh
độc tố ruột và độc tố β-2 của các chủng C. perfingens phân lập từ bò và lợn tại Việt
Nam; đã giải trình tự gen một số chủng của vi khuẩn C. perfingens, đem lại hiểu
biết về dịch tễ học phân tử của vi khuẩn C. perfingens tại Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò gây bệnh của
Clostridium nói chung và vi khuẩn C. perfingens nói riêng. Các tác giả đã khẳng
định được C. perfingens đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh (đặc biệt là
các bệnh đường tiêu hóa) ở người và các loài gia súc. Hiện nay các nghiên cứu
thường tập trung vào cấu trúc phân tử các độc tố của C. perfingens, phương pháp
xác định độc tố và vai trò gây bệnh của chúng (Camacho và cs, 2008).
Năm 1865, nhà vi trùng học Feser đã phát hiện ra vi khuẩn C. perfingens đầu tiên
trên mô bào của một số bò bị mắc bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn C. perfingens được phân lập
đầu tiên vào năm 1892 bởi Welch và Nuttall trong tổ chức có hơi của xác người chết.
Năm 1931, bằng phương pháp trung hòa kháng độc tố với độc tố thu được từ
môi trường nuôi cấy vi khuẩn, Wilsdon đã phân lập được 4 typ C. perfingens gây
bệnh là A, B, C, D. Năm 1943, cũng bằng phương pháp trên Bosworth đã phát hiện
thêm typ E (Hatheway, 1990).
Fairbrother J.M (2006) cho biết: tiêu chảy là một bệnh gây thiệt hại đáng kể

cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới. Bệnh xuất hiện ở cả ba lứa tuổi: lợn sơ sinh,
lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa.
Theo Khooteng Huat (1995) ở lợn có tới 11 loài virus và 16 loài vi khuẩn gây ra
hội chứng tiêu chảy, trong đó có C. perfingens gây ra bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Trong các typ vi khuẩn C. perfingens gây bệnh, typ C có sự phân bố rộng và
khả năng gây bệnh cho người cũng như động vật cao hơn cả so với những typ khác.
Viêm ruột hoại tử ở những động vật non do vi khuẩn C. perfingens bởi typ C được
tìm ra ở Anh và Hungari từ năm 1955, sau đó vi khuẩn này được nghiên cứu và tìm
ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như: Mỹ, Liên Xô, Hà Lan, Canada, Nhật
Bản cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Taylor và cs (1986).
Đặc biệt, trong thời gian từ 1/10/2001 đến 31/12/2004, EU đã có chương trình
QLK2-2001-01267 “Nghiên cứu bệnh lý học và mối quan hệ của giống Clostridium
ở người, động vật và thực phẩm - nguyên nhân gây bệnh, dịch tễ học và cách phòng
bệnh”. Mục đích của chương trình giúp các nhà khoa học Châu Âu có thể trao đổi
những nghiên cứu và hiểu biết về giống Clostridium (Mainil và cs, 2006). Kết quả đã
nêu rõ những đặc điểm dịch tễ bệnh do Clostridium gây ra, xác định các đặc tính của
vi khuẩn gây bệnh và đề xuất biện pháp phòng chống có hiệu quả. Chương trình cũng
đem lại một sự hợp tác nghiên cứu toàn diện về Clostridium trong nhân y, thú y và vệ
sinh an toàn thực phẩm.
1.2. Một số hiểu biết về vi khuẩn C. perfingens
1.2.1. Tổng quan về giống, chi Clostridium
C. perfringens còn có tên là Clostridium Welchi được Welch Nattull phân lập
từ năm 1892 trong tổ chức xác hơi của người chết (Nguyễn Lân Dũng và cộng sự,
1976). Vi khuẩn có tên gọi khi được phân lập lần đầu là Bacillus aerogenes
capsulatus. Sau này vi khuẩn được đổi tên thành Bacillus enteritidis sporogenes,
Bacillus perfringens, Bacterium welchii và Clostridium welchii. Đến năm 1980, vi
khuẩn có tên khoa học chính thức là C. perfringens.

Vi khuẩn C. perfringens thuộc họ Bacillaceae, giống Clostridia là vi khuẩn kị
khí, có khả năng hình thành nha bào và H
2
S. Vi khuẩn này phân bố rộng rãi trong tự
nhiên (đất, nước, phân và không khí) do đó dễ nhiễm vào thức ăn và gây ngộ độc.
Sự phân bố rộng rãi mầm bệnh trong tự nhiên, nguồn nước, vật liệu, dụng cụ
chăn nuôi, phương tiện vận chuyển… là những nhân tố quan trọng tham gia vào sự
phát tán mầm bệnh đi khắp nơi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

1.2.2. Đặc điểm hình thái và tính chất nuôi cấy
C. perfringens là trực khuẩn thẳng, hai đầu tròn, có kích thước 0,8 - 1,5 x 3 - 8
µm. Vi khuẩn bắt mầu gram (+), trong canh khuẩn già có thể bắt mầu gram (-). Trong
tổ chức bệnh, trong canh khuẩn non thấy vi khuẩn ngắn mập, đứng riêng lẻ hoặc
ghép đôi thành song trực khuẩn. Trong canh khuẩn già có hình dài, uốn cong hoặc
sợi dài. Vi khuẩn không có lông, không di động có hình thành giáp mô, có khả
năng hình thành nha bào trong môi trường trung tính hoặc kiềm, kích thước nha
bào lớn hơn chiều ngang thân vi khuẩn nên thường làm biến dạng vi khuẩn, thường
nằm ở giữa hoặc gần ở 1 đầu (Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan
Hương, 1997). Nha bào to hơn thân vi khuẩn, có hình oval cân xứng hay lệch tâm.
Vi khuẩn có thể hình thành giáp mô trong cơ thể bệnh, hình thành nha bào trong
môi trường trung tính hoặc kiềm, trong thực tế rất ít khi quan sát được nha bào.
Khi nuôi cấy trên môi trường thích hợp vi khuẩn mọc có đặc điểm:
- Trên môi trường nước thịt gan yếm khí: Vi khuẩn phát triển nhanh chóng
làm đục môi trường, sinh nhiều hơi, khi mở nắp có nhiều bọt khí.
- Trên môi trường thạch máu có 2% Glucose: vi khuẩn tạo ra các khuẩn
lạc xung quanh có vòng dung huyết đôi đặc trưng, vòng ngoài tan máu không hoàn
toàn. Hiện tượng dung huyết được hình thành do các độc tố Alpha (α), Beta (β) và
Theta (υ). Hiện tượng dung huyết có xảy ra hay không và mức độ của nó phụ thuộc

vào độc tố của vi khuẩn được sinh ra và hồng cầu của loài động vật nào đưa vào môi
trường. Thường thì máu cừu và bò gây dung huyết mạnh.
- Khi nuôi cấy vào môi trường sữa quỳ (Litmus milk medium): vi khuẩn
phát triển tạo thành dạng vẩn mây điển hình do đường lactose trong môi trường bị
lên men, tạo ra acid, làm đông vón casein và làm chuyển màu môi trường, từ màu
xanh da trời thành màu hồng. Sau đó, các đám vẩn acid đó bị vỡ, nứt ra do sự hình
thành hơi.
- Trên môi trường có huyết thanh người hay lòng đỏ trứng gà: vi khuẩn
phát triển, làm phân hủy chất lecithin trong môi trường, tạo ra 1 vùng màu trắng
đục ở quanh đường cấy vi khuẩn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.2.3. Độc tố của vi khuẩn
Vi khuẩn C. perfringens là loài có khả năng sản sinh độc tố. Tới nay, người ta
xác định được có 17 loại độc tố của C. perfringens nhưng trong đó chỉ có một số ít
có vai trò chính trong việc gây bệnh (Songer, 2006). Một trong số các độc tố đặc
biệt quan trọng gây ra những tình trạng bệnh lý đặc trưng và gây chết con vật là các
độc tố alpha (α, cpa), beta (β, cpb), epsilon (ε, etx) và iota (ι, iA). Ngoài bốn độc tố
chính kể trên, hầu hết các chủng C. perfringens sản xuất nhiều loại độc tố ngoại
bào và enzyme khác nhau, gây ra quá trình bệnh phong phú về thể loại và phức tạp
trong bệnh lý. Mặt khác, mỗi loại độc tố có vai trò quan trọng trong việc nhận biết
các chủng gây bệnh khác nhau của C. perfringens (Nguyễn Vĩnh Phước, 1976).
Các độc tố còn lại là Gamma, Delta, Eta, Theta, Kappa, Lambda, Mu, Nu,
Neuraminidase và độc tố ruột.
- Độc tố alpha (α - toxin): là một photpholipase C, kích thước 42,5 kDa (370
amino axit). Chúng phá hủy hồng cầu, là độc tố gây chết, hoại tử tổ chức mềm, được
gọi là nguyên nhân gây hoại tử cơ trong bệnh hoại thư sinh hơi, có khả năng dung
huyết, ảnh hưởng đến chức năng của tim (gây giảm huyết áp và rối loạn nhịp tim làm
con vật shock). Độc tố này được sản sinh bởi tất cả các typ C. perfringens, hình

thành vùng dung huyết không hoàn toàn khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu.
- Độc tố beta (β - toxin còn gọi là β - 1): là độc tố gây chết và hoại tử, là
nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử xuất huyết, làm tăng huyết áp và giảm nhịp tim.
Hiện nay người ta quan tâm nhiều tới vai trò gây bệnh của độc tố β - 2 phát hiện lần
đầu tiên năm 1997 phân lập từ chủng C. perfringens CWC245 thuộc typ C gây
bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con (Gibert và cs., 1997). Đã có nhiều nghiên cứu
chứng minh được C. perfringens mang độc tố β - 2 là nguyên nhân gây tiêu chảy ở
lợn con (Gibert và cs., 1997; Johansson và cs., 2006; Petit và cs., 1999; Songer và
Uzal, 2005; Waters và cs., 2003).
- Độc tố epsilon (ε - toxin): Độc tố ε là một tiền độc tố được hoạt hóa bởi
enzyme phẩn giải protein và được sản sinh ra bởi các chủng typ B và D. Độc tố này
làm tăng khả năng lên men của ruột non, do vậy làm tăng việc hấp thu của chính
độc tố này. Độc tố ε cũng đóng vai trò như một độc tố gây chết. Trong trường hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

này, nó gây ra sưng và xuất huyết thận, phù phổi, tràn dịch màng tim. Chuỗi
nucleotide của gene mã hóa độc tố ε chỉ ra rằng tiền độc tố này ở dạng trưởng thành
có 297 amino acid với khối lượng phân tử là 33 kDa. Độc tố ε ít gây bệnh ở gia súc
non hơn ở gia súc trưởng thành.
- Độc tố iota (ι - toxin): Đây là một loại độc tố kép gồm hai tiểu đơn vị là ι - a
và ι - b. Hai tiểu đơn vị này khác nhau về mặt hóa sinh và miễn dịch học. Chuỗi
gene mã hóa các tiểu đơn vị này đã được xác định và chuỗi amino acid dùng cho
protein hoạt động chức năng nằm trong nhóm polipeptit có khối lượng phân tử từ 40
- 81 kDa. Chuỗi này không thể tự thực hiện được điều đó; ι - b nhận diện vị trí nối
trên tế bào vỏ não, nối vào vị trí đó và tác động qua lại để giúp ι - a xâm nhập vào tế
bào đích. Độc tố ι của C. perfringens được sản sinh từ C. perfringens typ E, được
hoạt hóa bởi Trypsinase hay tự hoạt hóa khi có mặt độc tố λ.
- Độc tố ruột: được sản sinh bởi C. perfringens là nguyên nhân gây bệnh tiêu
chảy do ngộ độc thực phẩm sau khi tiêu thụ một lượng thức ăn nhiễm vi khuẩn. Độc

tố ruột được sản sinh bởi C. perfringens các typ A, C và D. Hầu hết các chủng của
typ A đều có khả năng sản sinh ra độc tố ruột.
Độc tố ruột được sản sinh trong ruột trong quá trình tạo nha bào của vi khuẩn.
Độc tố ruột được sản sinh trong ruột trong quá trình tạo nha bào của vi khuẩn. Độc
tố ruột có khả năng phản ứng với bề mặt tế bào biểu mô ruột, gây phá hủy mô và
gây rối loạn dịch trong khoang ruột.
Độc tố ruột của C. perfringens khi được tách và tinh khiết là một chuỗi peptit
có trọng lượng phân tử 35 kDa gồm 309 acid amin, độ đẳng điện pH = 4,3. C.
perfringens này có một nhóm sulphydryl tự do. Hoạt lực của độc tố ruột tăng lên
gấp 3 khi kết hợp với Trypsin, tạo thành 1 protein gồm 284 acid amin và 2 chuỗi
peptit ngắn gồm 10 - 15 acid amin.
- Các độc tố phụ của C. perfringens:
+ Độc tố Gamma (γ - toxin): độc tố này không có vai trò chủ yếu gây chết vật chủ,
không gây hoại tử và tan máu, chúng được sinh bởi C. perfringens typ B, typ C.
+ Độc tố Dellta (δ - toxin): là độc tố gây chết và tan máu do chúng dung giải
hồng cầu, được sinh ra bởi C. perfringens typ B, C.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

+ Độc tố Theta (θ - toxin): là độc tố gây chết và tan máu.
+ Độc tố Kappa (K - toxin): là một enzyme collagenaza, được sinh ra bởi các
typ C. perfringens.
+ Độc tố Lambda (λ - toxin): là enzym proteinaza và gelatinaza sinh ra bởi C.
perfringens typ B, D, E.
+ Độc tố Mu: là emzym có đặc tính của men hyaluronidaza, bị phá hủy khi
gặp hyaluronic (Polisacharide) trong mô liên kết, được sinh ra bởi C. perfringens
tye B và một số từ typ A, C, D, E.
+ Độc tố Nu (V - toxin): là enzym deoxyribonucleaza, có nhiều tác động khác
nhau đến hồng cầu, được sinh ra bởi C. perfringens typ A, B, C, D, E.
2.2.4. Các typ của vi khuẩn C. perfringens

Vi khuẩn C. perfringens từ lâu đã được công nhận là một tác nhân gây bệnh quan
trọng cho cả con người và động vật. Năm 1931, căn cứ vào khả năng trung hòa trên
chuột của huyết thanh kháng độc tố có trong chất lọc canh trùng nuôi cấy vi khuẩn, đã
chia vi khuẩn này thành 4 typ là A, B, C, D. Năm 1943, typ thứ năm là typ E được
Bosworth phát hiện. Như vật, tới nay vi khuẩn C. perfringens đã được chia thành năm
typ A, B, C, D, E theo sự tồn tại của bốn độc tố chính là đôc tố alpha (α – toxin); độc
tố beta (β – toxin); độc tố epsilon (ε – toxin) và độc tố iota (ι – toxin).
- C. perfringens typ A: thường gây ra ngộ độc thức ăn, gây viêm ruột hoại tử
ở người và gia cầm, sản xuất độc tố chủ yếu là α.

- C. perfringens typ B: có khả năng sản sinh nhiều loại độc tố α, β, ε gây bệnh lỵ
ở cừu non, viêm ruột xuất huyết ở bê và ngựa non, nhiễm độc tố ruột huyết ở cừu.

- C. perfringens typ C: sản sinh độc tố α và β gây viêm ruột hoại tử ở trẻ em,
trên gia súc thường gặp ở bê, nghé, dê, cừu và lợn con. Trong các typ vi khuẩn C.
perfringens gây bệnh typ C có sự phân bố rộng và khả năng gây bệnh cho người
cũng như động vật cao hơn cả so với những typ khác. Viêm ruột hoại tử ở những
động vật non do vi khuẩn C. perfringens typ C được tìm ra ở Anh và Hungari từ
năm 1995, sau đó vi khuẩn này được nghiên cứu và tìm ra ở nhiều quốc gia khác
trên thế giới như: Mỹ, Đan Mạch, Liên Xô, Hà Lan, Canada, Nhật Bản cũng như
hầu hết ở các quốc gia trên thế giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

- C. perfringens typ D: sản sinh độc tố chính là α và ε. Typ này thường gây
bệnh nhiễm độc ruột huyết ở cừu, bê và dê; gây nhũn thận ở người và nhiều loài
động vật như cừu, trâu bò, dê và 1 số loài khác.

- C. perfringens typ E: thường gây nhiễm độc ruột huyết ở cừu non và bê, sản

sinh độc tố chủ yếu là α và ι.

Ngoài ra, còn một nhóm vi khuẩn C. perfringens đặc biệt có độc tố β - 2
không được xếp vào một trong năm typ trên (Gibert và cs., 1997). Các chủng vi
khuẩn C. perfringens mang độc tố ruột có thể gây bệnh đường tiêu hoá cho người
(đặc biệt là tiêu chảy) do ngộ độc thực phẩm. Các vi khuẩn này cũng được tìm thấy
ở lợn con và ngựa bị rối loạn tiêu hóa.

1.3. Một số hiểu biết về bệnh do C. perfringens gây ra ở lợn con
Viêm ruột hoại tử ở lợn con do C. perfringens được coi là một bệnh ở lợn con
từ năm 1995, khi những trường hợp bệnh đầu tiên được mô tả ở Anh và Hungari
(Nguyễn Bá Hiên, 2001). Nhiều năm sau, bệnh đã được phát hiện và nghiên cứu ở
Mỹ (Barnes và Moon, 1964), Đan Mạch (Hogh, 1965), Cộng hòa Liên Bang Đức
(Mathias, 1968) Đến nay, bệnh đã thấy ở hầu hết các nước trên thế giới
(Bergeland, 1992).
Ở Việt Nam, bệnh viêm ruột ở lợn đã thấy tại nhiều cơ sở chăn nuôi lợn tập
trung và đã gây nhiều thiệt hại cho lợn con lứa tuổi 1 – 4 tuần lễ (Bộ môn vi trùng,
Viện Thú Y, 1985).
Hiện nay, người ta đã xác định được 2 typ gây ra bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn
con là do C. perfringens typ A và typ C.
1.3.1. Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con do C. perfringens typ C gây ra
Bệnh VRHT ác tính ở lợn gây ra bởi C. perfringens typ C thường gặp nhất ở
giai đoạn lợn con theo mẹ 1 - 14 ngày tuổi và đặc biệt xảy ra trầm trọng lúc sơ
sinh, dưới 1 tuần tuổi. Bệnh có biểu hiện lâm sàng tiêu chảy xuất huyết nặng và có
tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp thể bệnh là cấp tính, ở thể á cấp tính mức độ
hoại tử thường nhẹ
hơn.

Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1955 ở Anh và Hungari, sau đó
Mỹ, Đan Mạch, Đức, Newzeland, Canada, Nhật cũng đều có thông báo phát hiện

bệnh. Đến nay, bệnh đã được phát hiện hầu hết ở các vùng chăn nuôi lợn trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

thế giới (Taylor D.J, 1986; Bergeland M.E 1986).
- Mầm gây bệnh
C. perfringens là vi khuẩn Gram (-), không di động, kích thước từ
1 - 1,5
µ
m
x 4 -
8
µ
m, tạo nha bào to hơn thân vi khuẩn, có hình trứng cân xứng hay lệch tâm.
Trong thực tế rất ít khi có thể quan sát được nha bào (Taylor D.J, 1986;
Bergeland M.E, 1986).
Trên môi trường thạch máu cừu hay bò 7%, sau 24h nuôi cấy vi khuẩn
phát triển thành những khuẩn lạc rõ ràng, có đường kính 3 - 5mm màu xám, tròn,
dung khuyết kiểu beta. C. perfringens typ C sản sinh độc tố phần lớn là α và β,
nhưng chủ yếu là độc tố β gây hoại tử xuất huyết. Đây cũng chính là nhân tố quan
trọng nhất trong sinh bệnh học của bệnh này.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu về bệnh VRHT do C. perfringens typ C
gây ra trên lợn sơ sinh, Bakhtin A.G (1956) đã phát hiện trong một hội chứng
tương tự thấy C. perfringens typ B cũng sản sinh ra β - toxin. Sau này, Harbola P.C,
Khera S.S (1990) cũng thông báo phát hiện thấy độc tố này ở C. perfringens typ D.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của Radostits O.M (1994) đã khẳng định:
theo như hầu hết các đặc điểm mô tả lại thì đều thuộc vai trò gây bệnh của C.
perfringens typ C.
- Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn C. perfringens có trong hệ vi sinh vật đường ruột bình thường của

động vật và con người. Vì vây, thường có 2 yếu tố gây nên bệnh: do vi khuẩn có
sẵn trong đường ruột và do thức ăn bị nhiễm C. perfringens, cùng với một số thay
đổi về môi trường, khẩu phần thức ăn, thức ăn chứa nhiều protein… dẫn tới cơ thể
bị giảm nhu động ruột, giữ lại vi khuẩn trong cơ thể và cuối cùng, cơ thể hấp thu
các độc tố gây bệnh. Cacbonhydrat không tiêu hóa được là môi trường thuận lợi
cho vi khuẩn C. perfringens sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Bình thường,
vi khuẩn này có nhiều ở ruột già nhưng khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi
khuẩn lại xâm nhập lên ruột non và sản sinh ra một lượng lớn độc tố gây nhiễm
độc đường ruột. Trong đường tiêu hóa, với sự bội nhiễm về số lượng, vi khuẩn C.
perfringens tấn công vào lớp màng nhày rồi vào lớp biểu mô ruột, dưới tác dụng
của độc tố gây xuất huyết, hoại tử tổ chức nhung mao ruột, từ đó lan dần vào sâu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

tới các lớp niêm mạc ruột. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn xâm nhập vào thành
ruột tạo thành những ổ viêm nhiễm, gây khí thũng dưới lớp niêm mạc hoặc lớp cơ
hay đi sâu vào trong các tổ chức hay các hạch lympho lân cận.
- Dịch tễ
Vi khuẩn C. perfringens typ C gây bệnh viêm ruột hoại tử cho lợn con dưới
7 ngày tuổi (thường lợn 3 ngày tuổi có tỉ lệ mắc bệnh rất cao), có thể gây bệnh
mãn tính ở lợn lớn hơn từ 2 - 4 tuần tuổi và cả khi đã cai sữa (Mackinnon, 1989).
Bệnh xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Mầm bệnh thường được thải qua
phân tồn tại lâu ở ngoài môi trường dưới dạng nha bào, có sức đề kháng với nhiệt độ,
chất sát trùng, tia tử ngoại chính là nguồn lây lan bệnh cho lợn. Taylor D.J,
Bergeland. M.E, (1992) cho biết: lợn con bị VRHT có tỷ lệ chết khá cao, nhiều khi
lên tới 100%. Đối với những chuồng nuôi không đảm bảo điều kiện vệ sinh, chính
phân và da của lợn mẹ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn yếm khí này là vật mang trùng,
nguồn reo rắc mầm bệnh cho lợn sơ sinh. Trong phân lợn nái chứa một số lượng ít vi
khuẩn C. perfringens typ C nhưng vi khuẩn sẽ tăng lên rất nhiều, chiếm ưu thế trong
đường tiêu hóa của lợn con (có thể lên tới 10

8
- 10
9
CFU/g chất chứa trong vòng một
vài giờ sau khi nhiễm), lấn át các vi khuẩn khác thuộc hệ vi sinh vật đường ruột và
gây bệnh (Ohnuna và cs., 1992). Mầm bệnh thường được thải ra ngoài theo phân, tồn
tại lâu trong môi trường chăn nuôi dưới dạng nha bào, có sức đề kháng cao với nhiệt
độ, tia tử ngoại, chất sát trùng chính là nguồn gây bệnh cho lợn.
Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, nóng ẩm từ mùa hè đến mùa
thu. Thông thường 3 - 4 đàn hoặc một số con trong đàn bị bệnh, nhưng cũng có
những thông báo về dịch xảy ra trên 50 đàn (Taylor, 2006). Bệnh làm lợn chết với
tỷ lệ cao 50 – 100%. Hog (1967) đã theo dõi ở 24 đàn lợn bị bệnh ở Đan Mạch thấy
tỉ lệ chết là 54%. Ở Việt Nam, các đàn lợn con theo mẹ ở lứa tuổi 2 - 3 tuần tuổi
thuộc nông trường Toàn Thắng (1982) có tỷ lệ chết từ 60 - 80% (Bộ môn Vi trùng,
Viện Thú Y, 1985).
- Triệu chứng lâm sàng
Lợn có thời gian ủ bệnh từ 1 - 2 ngày, sau đó thể hiện các thể bệnh sau:
+ Thể quá cấp tính: lợn con bị nhiễm trực khuẩn ngay sau khi sinh, rất yếu và
chết ngay trong ngày thứ nhất hoặc ngày thứ hai. Chúng thường thể hiện sự nhiễm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

khuẩn ngay sau 10 giờ đầu sau sinh, thể hiện ỉa chảy và xuất huyết rất nặng, yếu ớt,
không đi lại được, không bú được và chết nhanh.
+ Thể cấp tính: bệnh đột ngột xuất hiện trong khoảng 2 ngày và lợn thường
chết vào ngày thứ 3. Lợn bệnh có biểu hiện và triệu chứng như: phân lỏng có màu
đỏ nâu, hoại tử niêm mạc ruột, yếu ớt không đi lại được và chết thường vào ngày
thứ 3 sau khi sinh.
+ Thể thứ cấp tính: thường gặp ở lợn 5 - 7 ngày tuổi, lợn con không xuất hiện
ỉa chảy xuất huyết mà phân của lợn bệnh đầu tiên sệt màu vàng, sau là chất dịch

nhày màu xám có nhiều niêm mạc ruột bị hoại tử bong ra, giống như nước gạo đặc.
Con vật vẫn hoạt động, ăn uống bình thường nhưng ngày càng gầy còm và chết do
mất nước.
+ Thể mãn tính: lợn bệnh ỉa chảy nhưng gián đoạn kéo dài từ 1 tuần đến nhiều
tuần, phân màu vàng xám và có các mảng niêm mạc bị hoại tử, vùng đuôi và khoeo chân
thường dính đầy phân. Lợn bệnh có thể hồi phục sau 10 ngày hoặc hơn nhưng sau đó còi
cọc, chậm lớn với tỷ lệ cao. Phần lớn lợn bệnh bị chết sau 5 – 6 tuần do kiệt sức.
- Bệnh tích
Lợn mắc VRHT do C. perfringens typ C bị chết đột ngột thường thể trạng bình
thường và có thể không quan sát thấy phân ở vùng mông. Khi dùng tăm bông ấn vào
hậu môn hoặc kích thích nhẹ nhàng sẽ khiến cho phân có thể thải ra ngoài. Phân
thường nhão và có màu đỏ, vùng bụng biến màu chuyển sang màu xanh.
Mổ khám lợn chết thấy:
+ Thể quá cấp tính: ruột non đỏ sẫm do xuất huyết. Xuất huyết ở cả dạ dày,
phần ruột non nối với ruột già và cả ruột già. Các hạch ruột cũng sưng và xuất
huyết đỏ. Kiểm tra kính hiển vi có thể thấy lớp nhung mao ruột bị phá hủy, tróc ra
từng mảng và xuất huyết sâu cả trong từng cơ vòng của ruột.
+ Thể cấp tính: thấy hiện tượng hoại tử ruột rõ ràng hơn thể quá cấp tính
nhưng xuất huyết thì ít hơn thể quá cấp tính. Ruột có thể tổn thương từng đoạn dài
tới 40 cm (Bergeland, 1992), không tràng bị viêm, xuất huyết có màng giả, thường
căng phồng, có màu đỏ tím đậm, bên trong đầy chất chứa sền sệt có lẫn máu.
+ Thể mãn tính: màng ruột có thể nhạt màu và sưng dày lên, trên niêm mạc
ruột hình thành một lớp bựa hoặc nhiều dịch nhày, có nhiều đám hoại tử, mỗi đám
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

kéo dài từ 1 - 2 cm, kiểm tra kính hiển vi ở những đám hoại tử thấy có nhiều trực
khuẩn C. perfringens và tổ chức viêm tiến triển.
1.3.2. Bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn con do C. perfringens typ A gây ra
Vi khuẩn C. perfringens typ A là vi khuẩn thường xuyên có sẵn trong đường

ruột của lợn, có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột ở lợn con theo mẹ và lợn
sau cai sữa. Mầm bệnh có mặt ở trong đất, phân, chất chứa đường tiêu hóa nên
bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào; cùng một trang trại có thể thấy nhiều con trong
đàn bị mắc bệnh (Taylor, 2006). Bệnh viêm ruột do C. perfringens typ A chủ yếu là
gây hiện tượng tiêu chảy do tiết dịch còn hiện tượng hoại tử tế bào biểu mô ruột thì
không rõ ràng.
- Mầm gây bệnh
C. perfringens typ A cũng giống như C. perfringens typ C, nhưng khuẩn lạc
của typ A trên môi trường thạch máu tạo thành 2 vòng dung huyết đặc trưng. Vòng
dung huyết ngoài tạo ra do α-toxin, còn vòng trong do γ-toxin.
Một số C. perfringens typ A sản sinh ra độc tố ruột khi tạo nha bào (dạng
nha bào), có một số khác (C. perfringens typ A dạng dinh dưỡng) sinh ra độc tố
ruột và thường tạo ra nhiều độc tố α. Vì thế đã làm xuất hiện hai hội chứng có liên
quan đến C. perfringens typ A. Cả hai nhóm tạo nha bào sản sinh độc tố ruột và
nhóm tạo độc tố ruột sản sinh α - toxin khi ở dạng dinh dưỡng đều đã được xác
minh ở trên lợn (Taylor D.J, 1986; Bergeland M.E, 1986).
- Đặc điểm dịch tễ
Vi khuẩn thường tồn tại ở chất chứa trong đường ruột và đất. Nha bào có thể
sống sót trong đá lạnh 0
0
C và nước sôi 100
0
C trong 10 phút, nhưng các tế bào dinh
dưỡng lại rất dễ bị tác động bởi nhiệt. Trong thực tế, đặc điểm dịch tễ của bệnh do
C. perfringens typ A gây ra ở lợn đến giờ vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, vì thế
còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ.
Bệnh xảy ra ở các trang trại chăn nuôi và trong một ổ lợn là sự kết hợp
của các nhóm C. perfringens typ A, với các đặc tính sinh vật giống nhau. Tuy
nhiên cho đến nay người ta vẫn chưa có thể xác định một cách chắc chắn chúng
thuộc nhóm vi khuẩn C. perfringens typ A nào (dạng nha bào hay dinh dưỡng).

×