Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ PHẦN 03: QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 16 trang )

Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

CHƯƠNG 3
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG

Quy hoạch mạng lưới đường là một công tác chuyên môn trong quy
hoạch đô thò. Công tác này phải hoàn thành nhiệm vụ tổ chức các tuyến
đường phố theo 1 nguyên tắc và phương pháp thống nhất, nhằm đảm bảo vai
trò toàn diện của đường phố. Để đảm bảo tốt vai trò và chức năng đó thì
người thiết kế phải nghiên cứu, nắm vững quy hoạch tổng thể thiết kế đô thò
với các công năng của công trình hai bên đường, cũng như những vấn đề
chung của công tác xây dựng đô thò.
Để đảm bảo khả năng thông xe cao cho các tuyến, khi thiết kế, ta phải
chọn được sơ đồ qui hoạch phù hợp với tỷ lệ xây dựng các tuyến cân đối. Về
tỷ lệ xây dựng, ta có thể tham khảo đề xuất của nhà khoa học Nga Iuri-
Botsarov - Theo ông thì tỷ lệ này được biểu thò theo bất đẳng thức :
N < T < K
Trong đó: N : tổng chiều dài các tuyến cao tốc (km)
T : tổng chiều dài các tuyến đường chính trong thành phố (km)
K : tổng chiều dài các tuyến đường chính khu vực (km)
Và theo bảng tỷ lệ:

Bảng 3 - 1
Tỷ lệ độ dài các đường trục của các cấp
(N < T < K)
Các khu vực của Thành phố
Cao tốc Đường chính
thành phố
Đường chính
khu vực


- Khu trung tâm
- Khu gần trung tâm
- Khu ngoại vi
1
1
1
2
3
4
3
5
11

- 68 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

3.1. CÁC SƠ ĐỒ HÌNH HỌC MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
Xuất phát từ điều kiện đòa hình, đòa lý, điều kiện lòch sử phát triển đô
thò, điều kiện kinh tế xã hội và chính sách phát triển đô thò… mà chúng ta có
sơ đồ hình học của mạng lưới đường khác nhau. Sắp xếp lại ta có những dạng
sơ đồ chính sau đây :
1. Mạng lưới đường nan quạt và nan quạt có đường bao.
2. Mạng lưới đường xuyên tâm và xuyên tâm có đường bao.
3. Mạng lưới đường dạng ô cờ và ô cờ có đường chéo.
4. Mạng lưới đường dạng tam giác.
5. Mạng lưới đường lục giác.
6. Mạng lưới đường tự do.
7. Mạng lưới đường dạng cành cây.
8. Mạng lưới đường hỗn hợp.


3.1.1. Sơ đồ quy hoạch dạng nan quạt và nan quạt có đường bao
Khi đô thò mới hình thành thì hệ thống giao thông đường thủy và đường
bộ giao lưu với nhau ngay tại trung tâm của đô thò. Giao thông thủy bám vào
đường sông, giao thông bộ thì bám vào các đòa hình thuận lợi để phát triển.
Sau khi kỹ thuật phát triển đã thực hiện san lấp được khối lượng đất đá lớn,
nối các trục chính với nhau tạo ra được mạng lưới đường thuận tiện hơn.
Phân tích ta có:
- Ưu điểm :

- Liên lạc giữa đường thủy và bộ thuận lợi.
- Liên lạc với trung tâm ngắn, nhanh.
- Thường thấy rõ ở các đô thò có cảng sông
biển.
- Nhược điểm:
- Nếu khi đô thò phát triển lớn, mật độ giao
thông ở trung tâm cao, an toàn giao thông
kém.

H
ình 3 -1 :
H
ình nan
q
uạ
t
- Để khắc phục an toàn phải tốn đất ở trung tâm và kỹ thuật kinh tế cao.
- 69 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________


3.1.2. Dạng sơ đồ quy hoạch vòng tròn xuyên tâm
Các tuyến đường phố xuất phát từ một điểm trung tâm thành phố. Thời
gian đầu việc liên hệ giữa các điểm ở cuối mạng xa, khó khăn vì phải qua
trung tâm. Qua thời gian sử dụng và khi đô thò lớn lên cũng như khoa học kỹ
thuật phát triển, người ta đã nối các tuyến lại với nhau thành mạng có các
đường vòng tròn (xem sơ đồ) : vòng tròn bên ngoài thường là các đường cao
tốc.























Hình 3 - 2 : Mạng lưới đường chính kiểu hình xuyên tâm có vòng ở thủ đô Matxcơva
(Cộng hòa Liên bang Nga)



- 70 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

Nhược điểm chính của mạng này là : mật độ xe tập trung vào trung tâm
lớn nên tốn đất, xử lý kỹ thuật phức tạp, tốn kém. Các công trình kiến trúc ở
các góc nhọn tổ chức khó khăn.

3.1.3. Sơ đồ dạng ô cờ và ô cờ có đường chéo













Sơ đồ dạng ô cờ Sơ đồ dạng ô cơ có đường chéo



Hình 3 - 3

Các tuyến đường cắt nhau tạo ra các khu đất dạng hình vuông hoặc chữ
nhật. p dụng nhiều và rõ rệt ở các đô thò Mỹ như Chicago, Newyork; ở Châu
Á : Phnômpênh, Sài Gòn.
Qua thời gian sử dụng và đô thò phát triển lớn lên, người ta phải xây
dựng thêm các đường chéo để rút ngắn thời gian liên lạc với trung tâm, tạo ra
mạng lưới đường ô cờ có đường chéo: ta thấy ở Thành Phố Hà Nội, NewYork
(Mỹ) …
Đặc điểm : Đối với hai sơ đồ ô cờ và ô cờ có đường chéo : hiệu quả
phục vụ của các công trình kỹ thuật cao. Các tuyến đường thẳng bố trí công
trình kiến trúc thuận tiện, không tốn đất. Còn lại các ô đất có góc nhọn do các
đường chéo tạo ra thì khó tổ chức công trình kiến trúc, tốn đất, tốn kém tiền
bạc, kỹ thuật để xử lý giao thông, nhất là các điểm trong trung tâm, tốc độ lưu
thông thấp vì nhiều ngã giao nhau và khoảng cách ngắn. Mạng lưới này phù
hợp cho các đô thò có đòa hình đơn giản, quy mô không lớn lắm. Sơ đồ này
được áp dụng đầu tiên ở Hy Lạp (do KTS Hipodam áp dụng).

- 71 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

- 72 -



Hình 3 – 3a : MILET mặt bằng cấu trúc TP Hy Lạp thế kỷ II trước Công nguyên.
Hệ thống bố cục không gian cổ điển dọc sông và ô vuông.




1. Sân Agora phía Nam. 2. Sân phía Bắc. 3. Nhà hát.
4. Sân vận động. 5. Bến tàu – Các ô vuông nhà ở đằng sau.
Cấu trúc này được ứng dụng trong nhiều đô thò thời trung cổ, và trong nhiều đô thò của
Châu u, Châu Mỹ sau này.
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

- 73 -


H
ình 3 - 4 : Sài Gòn năm 1902


Hình 3 - 5 : Một phần thành phố Phnông Pênh
(Camphuchia)


H
ình 3 -
6
:
M
ạng giao thông hình bàn cờ, trường hợp thành phố Newyork.
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

3.1.4. Sơ đồ dạng tam giác
Mạng lưới đường tạo ra những khu vực hình tam giác, tạo điều kiện tổ

chức hợp lý các bộ phận quy hoạch thành phố với cơ cấu tam giác (các đơn vò
ở cụm công nghiệp). Tổ chức giao thông có nhiều thuận lợi, đảm bảo giao
thông giữa các khu vực ngắn, gắn bó. Hiệu quả phục vụ các công trình kỹ
thuật cao.
Sơ đồ này có một số những nhược điểm: cứng, phù hợp với đòa hình
đồi núi thấp, trung du, tốc độ thấp, một số nút giao thông phức tạp, tốn kém.
3.1.5. Sơ đồ lục giác
Mạng lưới đường tạo ra các khu đất hình lục giác với mỗi nút giao
thông có ba nhánh với góc khoảng 120°. Dạng đường này có các góc đường
lớn (120°) nên độ an toàn cao. Lưu lượng giao thông rải đều không tập trung
vào điểm nút, tránh được các điểm xung đột. Để thành lập các khu ở trong các
khu đất lục giác : hiệu quả phục vụ kỹ thuật cao, vận tốc vận chuyển không
cao.






a-Hệ thống đường tam giác b-Hệ thống đường lục giác (R.Hum Berta)
Hình 3 - 7






3.1.6. Sơ đồ mạng lưới đường tự do
Đặc điểm sơ đồ này là các tuyến bám theo điều kiện đòa hình thuận lợi;
đường hẹp, rất hạn chế chiều ngang, các vòng quay ngang nhiều chỗ rất gắt,

lên xuống dốc nhiều, có đoạn vừa có đường cong đứng (lên xuống dốc), vừa
có đường cong bằng (rẽ ngang) rất nguy hiểm, vận tốc bò hạn chế, không đáp
ứng được yêu cầu của giao thông hiện đại.
- 74 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

Sơ đồ này chỉ áp dụng cho các đô thò có quy mô nhỏ, đô thò du lòch ở
miền núi như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột.
3.1.7. Sơ đồ mạng lưới đường dạng cành cây



Hình 3 - 8 : Lưới đường theo dạng tự do











Sơ đồ dạng cành cây còn được gọi là sơ đồ răng lược hay sơ đồ hữu cơ.
Các tuyến đường được phân nhánh dòch vụ theo tầng bậc lớn nhỏ, đi sâu vào
các đơn vò ở.



Hình 3 - 9
a-Hệ thống đường dạng răng lược b- Sơ đồ hình mạch máu
1. Khu công nghiệp ; 2. Khu nhà ở
3. Khu trung tâm thành phố.
4. Trường học.

- 75 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

3.1.8. Sơ đồ hỗn hợp
Hiện nay đang được áp dụng rộng rãi, nhất là ở các đô thò lớn có đòa
hình không đồng đều. Tùy đòa hình mỗi khu đất trong đô thò có thể áp dụng sơ
đồ cho phù hợp. Dùng sơ đồ này ta có thể đầu tư đỡ tốn kém mà vẫn đáp ứng
được nhu cầu vận chuyển đi lại được.












Hình 3 - 10 : Lưới đường theo dạng hỗn hợp




3.2. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI
GIAO THÔNG
3.2.1. Yêu cầu về mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông với quy hoạch
không gian đô thò
• Nhiệm vụ của các tuyến đường là phải liên lạc được với tất cả các
khu chức năng đô thò, đến tất cả các đầu mối thu hút hành khách, hàng hoá
như nhà ga hàng không, đường sắt, đường thuỷ, sân vận động, khu thương
mại, các khu nhà ở.
• Dựa vào quy mô tính chất và cấu trúc đô thò mà người ta chọn phương
tiện giao thông chính cho phù hợp. Đồng thời chọn hệ thống giao thông vận
chuyển chuyên hành khách công cộng để có phương án tổ chức các trục
đường chính.
• Quy hoạch giao thông tổng thể có vai trò chính trong việc hình thành
và phát triển cấu trúc không gian đô thò, do vậy hệ thống giao thông phải đáp
- 76 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

ứng được khoảng thời gian dài, ước tính khoảng 25 đến 50 năm hoặc dài hơn
do kế hoạch phát triển không gian đô thò.
3.2.2. Vận dụng tốt và phù hợp với điều kiện đòa hình
Đô thò quy hoạch ở đòa hình trung bình và nhất là đòa hình phức tạp (đồi
núi), người thiết kế phải đối chiếu với đòa hình, với độ dốc cho phép của
tuyến sao cho tuyến đi ngắn, khối lượng đào đắp ít. Đồng thời quản lý và bảo
trì dễ dàng.
Trong thiết kế, nếu gặp đòa hình có độ dốc lớn hơn độ dốc của tuyến có
hướng đi vuông góc với hướng của đường đồng mức thì ta điều chỉnh góc β để
giảm bớt độ dốc. Phương án này kinh tế và hợp lý hơn phương án đào đắp.













Hình 3 -11

(3.1)

Trong đó :
I : Độ dốc đòa hình (%)
i : Độ dốc tối đa cho phép của tuyến đường xem bảng 3 – 1a :
Bảng 3 – 1a
Cấp đường i max
O
/
OO
Cấp đường i max
O
/
OO
- Đường cao tốc + xe tải.
- Đường chính thành phố C1, C2.
- Đường khu vực, đường CN, kho.

40
50
60
- Đường khu nhà ở, tiểu khu.
- Đường xe đạp.
80
50
I
arcsin=
β
max
i

- 77 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

3.2.3. Mạng lưới đường phố là nơi tổ chức thoát nước mặt, nước sinh hoạt,
sản xuất và một số công trình ngầm đô thò
Để đảm bảo thu nước mặt tốt thì nền công trình, sàn công trình, vỉa hè
phải thiết kế cốt cao hơn nền đường, độ dốc của dọc đường theo hướng dốc
của mặt đất thì hệ thống cấp thoát nước tự chảy thuận lợi, nhanh chóng.
Tuy vậy, ta vẫn thấy một số trường hợp đặc biệt do điều kiện đòa hình
vàø điều kiện phục vụ của tuyến đường quốc lộ đi qua đô thò cũ có nền đất một
hoặc hai bên thấp hơn nền đường, nên nền đất thoát nước khó khăn. Quốc lộ 1
đi qua một số thò xã: Bắc Giang…, quốc lộ 6 đi qua thò xã Hà Đông, quốc lộ 51
đi qua thò trấn Long Thành.
Trên phần đất của vỉa hè cần dành đất để đặt đường hầm kỹ thuật.
3.2.4. Mạng lưới đường làm nhiệm vụ thông thoáng và cải tạo vi khí hậu
Khi đường được xây dựng xong, công trình 2 bên mọc lên, khi đó mỗi

tuyến trở thành hành lang thông gió làm thay đổi khí hậu đô thò, các dải cây
xanh thảm cỏ là yếu tố tích cực làm mát mẻ –trong lành khí hậu đô thò. Do đó
khi thiết kế ta cố gắng tạo hướng đường dẫn được từ ngoài biển, sông vào đô
thò, đồng thời tránh hướng nắng trực tiếp chiếu vào mặt của người lái xe, trực
tiếp vào hướng chính của ngôi nhà (nhất là nhà ở).
Để hỗ trợ cho chức năng hành lang, không gian cảnh quan, quy chuẩn
xây dựng Việt Nam (QCXD1997_ điều 7.7) có qui đònh tỷ lệ chiều rộng
đường và bề cao công trình.
• Theo công thức
B = (1,5 ≈ 2)H (m) (3.2)

Trong đó :
B : chiều rộng mặt cắt ngang (m).
H : chiều cao giới hạn công trình xây dựng 2 bên đường (m).
• Theo đường tới hạn (xem hình minh họa ở phụ lục 7.2 _ QCXD1997_
điều 7.7).
3.2.5. Đường phố tạo điều kiện và góp phần xây dựng cảnh quan đô thò
Các tuyến đường phố có bố trí các công trình kiến trúc hai bên, riêng
đối với các trục đường chính, quảng trường chính lại có nhiều công trình kiến
trúc lớn mang tính thẩm mỹ cao : nhà hát, bảo tàng văn hoá siêu thò, tòa thò
chính, vườn hoa…, với không gian rộng của con đường, cảm nhận vẻ đẹp và
đặc thù của mỗi đô thò được đánh giá đúng mức.
- 78 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

Các đầu mối giao thông vào đô thò với hệ thống nhiều tầng luôn tạo
cho ta thấy được sự thay đổi và lớn mạnh của đô thò hiện đại.
Nhìn nhận sự hoạt động trên đường phố và không gian cảnh quan kiến
trúc ta cũng một phần nào đánh giá được nền văn minh và trình độ dân trí của

xã hội đương đại.
3.3. CÁC NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
Xuất phát từ nhiệm vụ và yêu cầu chung và nhiệm vụ đặc thù của đô
thò, các nhà thiết kế bắt tay vào xây dựng đồ án. Để đồ án đi đúng hướng và
có chất lượng cao, có tính kinh tế triệt để, các nhà thiết kế cần bám sát những
nguyên tắc thiết kế cơ bản dưới đây:
1. Mạng lưới đường Quy hoạch phải la ø:
- Mạng hợp lý, phù hợp với quy hoạch không gian kiến trúc.
- Phục vụ tốt cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các
khu chức năng đô thò với nhau.
2. Mạng lưới đường đô thò :

- Phải liên lạc thuận tiện, nhanh chóng với các đô thò vệ tinh.
- Phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với hệ thống giao thông đối ngoại.

3. Mạng lưới đường phải hiện đại (nhưng không rườm rà); các tuyến
đường chính, đường phụ phải có nhiệm vụ chức năng thật rõ ràng.

4. Mạng lưới đường quy hoạch phải :
- Phù hợp với điều kiện đòa hình, đòa chất thuỷ văn, không phá vỡ cảnh
quan thiên nhiên và cảnh quan kiến trúc.
- Tạo điều kiện tốt để tổ chức các công trình kỹ thuật ngầm.

- Tạo điều kiện thông thoáng , trồng cây xanh để đảm bảo vệ sinh môi
trường và cải tạo vi khí hậu đô thò.

5. Mạng lưới đường luôn phải đảm bảo :
- Chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế.
- An toàn, thông suốt giao thông trong mọi điều kiện.


6. Quy hoạch mạng lưới đường phải tiến hành song song với quy hoạch
chung của đô thò.

Các phân đợt xây dựng tuyến phải phù hợp với các đợt xây dựng chung
của đô thò.
- 79 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

3.4 . CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯNG MẠNG
LƯỚI ĐƯỜNG
Khi đánh giá chất lượng mạng lưới đường phố, người ta đưa ra nhiều
vấn đề liên quan.
Xong ta nên tập trung những chỉ tiêu chính:
• Mật độ mạng lưới đường theo tỷ lệ chiều dài và tỷ lệ diện tích so
với diện tích xây dựng đô thò.
• Hệ số không thẳng của đường phố.
Hệ số mật độ mạng lưới đường có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giao
thông và quy hoạch đô thò. Hệ số mật độ mạng lưới đường hợp lý sẽ đảm bảo
được khả năng thông xe lớn nhất, độ an toàn cao, đồng thời cũng tiết kệm
được vốn đầu tư (khi không xây dựng quá nhiều đường lớn).
3.4.1. Hệ số mật độ mạng lưới đường theo chiều dài

F
L∑
=
δ
(km/km²) (3.3)

Trong đó :

Σ L : là tổng số chiều dài các tuyến đường chính thành phố, khu vực.
F : là tổng số diện tích xây dựng đô thò (không kể diện tích sông
ngòi, ao hồ, đầm lầy).
Ta có thể căn cứ vào số liệu sau để đối chiếu

Bảng 3 - 2
Dân số đô thò
(10.000 người)
< 5 - 10 10 - 25 25 - 50 50 – 100 > 100
Mật độ mạng lưới đường
chính δ (km/km²)
1,5 – 1,6 1,7 - 2 2 – 2,3 2,3 – 2,6 2,6 – 3,5
Chú ý :
1. Bảng trên do nhà khoa học Nga Đ.X.Xamôilớp đề xuất từ những
năm 1960.
2. Bảng trên chỉ áp dụng cho các đường phố chính đô thò.
3. Nếu có các tuyến đường phố, đường khu vực và các tuyến đường
nội bộ thì trò số δ lớn hơn nhiều.
δ = 7 – 11,5 km/km² (trò số nhỏ cho đô thò lớn, trò số lớn cho đô thò nhỏ).
- 80 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

3.4.2. Mật độ mạng lưới đướng theo diện tích xây dựng đường
Khi đã tiến hành xong thiết kế sơ bộ (QH chung ở giai đoạn 2) ta đã có
có số liệu chiều dài, chiều rộng các tuyến đường, nên đã có thể xác đònh được
diện tích đường đô thò, do vậy ta cần kiểm tra tỷ lệ phần đất xây dựng đường
so với diện tích xây dựng đô thò.
Công thức kiểm tra:


F
B) Lx(∑
=
δ
( % ) (3.4)

(nằm trong khoảng 15-20 % là phù hợp)
L : Chiều dài mỗi tuyến đường (km)
B : Chiều rộng mỗi tuyến đường (km)
F : Diện tích các khu chức năng xây dựng.
(diện tích không tính diện tích sông ngòi, núi non, hồ ao, đầm lầy)
3.4.3. Diện tích đường trên 1 đầu người dân đô thò
n
B)xL ( ∑

(m² /người) (3.5)

n: dân số đô thò.
Ta có thể so sánh với bảng Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997

Bảng 3 - 3
Diện tích đất (m²/người)
Loại đô thò
Mạng đường Bến bãi đậu xe.
I – II
III – IV
V
15,5 – 17,5
13,5 – 16,5
8 - 10

3,5
3 – 3,5
(3)
Ngoài ra ta còn kiểm tra hệ số không thẳng của tuyến đường theo công thức :
l
L
P =
(3.6)

Trong đó :
P : Hệ số không thẳng.
L : Chiều dài thiết kế .
l : Khoảng cách điểm đầu - cuối của tuyến.
- 81 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

Ta có thể đối chiếu với bảng xếp loại.

Bảng 3 - 4
Loại Giá trò hệ số Loại Giá trò hệ số
I - Quá cao > 1,3 IV - vừa 1,15 – 1,2
II - Rất cao 1,25 – 1,3 V – nhỏ 1,1 – 1,15
III - Cao 1,2 – 1,25 VI – rất nhỏ 1,1

3.5. CÁC GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
3.5.1. Giai đoạn 1
Nghiên cứu đòa hình và nhiệm vụ chức năng, kết hợp với quy hoạch
kiến trúc sơ bộ, chọn sơ đồ mạng đường chính đô thò và xây dựng cho kế
hoạch 20-50 năm.

3.5.2. Giai đoạn 2
Giai đoạn quy hoạch chung: chọn và phân chia các tuyến đường chính,
phụ trong toàn bộ thành phố và các khu chức năng đô thò, xây dựng kế hoạch
15 – 20 năm.
3.5.3. Giai đoạn 3
- Thiết kế chi tiết các tuyến đường toàn đô thò, các khu chức năng, các
công trình phụ trợ.
- Xây dựng kế hoạch 5 – 10 năm.
- Sơ thảo các dự án xây dựng
Hồ sơ gồm :
• Thuyết minh :
- Nêu nhiệm vụ thiết kế.
- Giới thiệu ý nghiên cứu thiết kế.
- Bản vẽ tính toán.
- Dự toán xây dựng.
• Bản vẽ :
- Quy hoạch tổng thể hệ thống đường đô thò.
- Quy hoạch chung mạng đường đô thò.
- 82 -
Giáo trình Quy hoạch giao thông đô thò
__________________________________________________________________________________________________________

- Quy hoạch nút giao thông, quảng trường.
- Quy hoạch tuyến đường.
- Các công trình phục vụ giao thông.


Hình 3 – 12 : Mạng lưới đường tương lai của Đức




U
H
ình 3

13U : Công trình phục vụ giao thông
- 83 -

×