Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

BỘ ĐỀ ÔN THI TN MÔN VĂN NĂM 2011 HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.09 KB, 36 trang )

MỘT SỐ ĐỀ VĂN ÔN TẬP HỌC KÌ I
PHẦN THƠ
VIỆT BẮC (TỐ HỮU)
ĐỀ 1
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đann nón chuốt từng sợi
giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
HƯỚNG THỨ NHẤT
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Mười dòng thơ (5 câu lục bát) thực sự được viết bởi ngòi bút già dặn và tinh tế.
Khi phân tích , có thể tách đoạn thơ ra thành hai phần: hai dòng đầu và tám dòng sau.
Trọng tâm dồn vào phần sau, tức là phần tạo dựng bức tranh tứ bình về cảnh và người
Việt Bắc theo chủ đề: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Có thể vận dụng những thuật ngữ
của hội họa để đánh giá nghệ thuật miêu tả của tác giả. Không nên sa vào việc tả lại
một cách rườm rà những điều tác giả đã tả mà phải tập trung làm nổi bật tài vận dụng
ngôn ngữ và chọn lọc chi tiết của nhà thơ.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI:
- Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình
lớn của con người cách mạng.
- Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung
nổi bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.


II. THÂN BÀI:
- Hai dòng đầu của đoạn thơ vừa giới thiệu chủ đề của đoạn, vừa có tính chất
như một sự đưa đẩy để nối các phần của bài thơ lại với nhau. Người ra đi đã nói rõ:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật lẫn con người Việt Bắc hòa quyện với
nhau thành một thể thống nhất.
- Trong tám dòng thơ tiếp theo, tác giả tạo dựng một bộ tranh tứ bình về Việt
Bắc theo chủ đề Xuân – Hạ – Thu – Đông. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới
trình độ cổ điển. Bút pháp miêu tả nhất quán: câu lục để nói cảnh, còn câu bát dành
để “vẽ” người.
- Bức thứ nhất của bộ tranh tả cảnh mùa đông. Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm
trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt.
Hình ảnh con người được nói tới sau đó chính là điểm sáng di động của bức
tranh. Tác giả thật khéo gài con dao ở thắt lưng người đi trên đèo cao khiến hình ảnh
đó trở nên nổi bật.
- Bức tranh thứ hai tả cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng. Xuân về,rừng hoa
mơ bừng nở. Màu trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người. Âm điệu hai
chữ “trắng rừng” diễn tả rất đạt sức xuân nơi núi rừng và cảm giác ngây ngất trong
lòng người ngắm cảnh.
Người đan nón có dáng vẻ khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh. Từ “chuốt” vừa
mang tính chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.
- Bức tranh thứ ba nói về mùa hè. Gam màu vàng được sử dụng đắt địa. Đó là
“màu” của tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá. Do cách diễn đạt
tài tình của rừng phách, ta có cảm tưởng tiếng ve đã gọi dậy sắc vàng của rừng phách
và ngược lại sắc vàng này như đã thị giác hóa tiếng ve.
Hình ảnh “cô gái hái măng một mình” xuất hiện đã cân bằng lại nét tả đầy kích
thích ở trên. Nó có khả năng khơi dậy trong ta những xúc cảm ngọt ngào.
- Bức tranh thứ tư vẽ cảnh mùa thu với ánh trăng dịu mát, êm đềm. Trên nền
bối cảnh ấy, “tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng. Đây là
tiếng hát của ngày qua hay tiếng hát của thời điểm hiện tại đang ngân nga trong lòng

người sắp phải giã từ Việt Bắc?
III. KẾT BÀI:
Đoạn thơ có vẻ đẹp lộng lẫy đã được viết bằng một ngòi bút điêu luyện. Đọc
nó, ấn tượng sâu sắc còn lại là nghĩa tình đối với “quê hương cách mạng dựng nên
cộng hòa”.
HƯỚNG THỨ HAI
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.Trong quá trình
phân tích cần làm nổi rõ nỗi nhớ da diết của nhà thơ về thiên nhiên thơ mộng nơi
núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi giàu tình nặng nghĩa ấy. Qua đó, thấy được Tố
Hữu là một hồn thơ tài hoa, một cây bút yêu thương da diết, gắn bó sâu nặng với
nhân dân, với quê hương đất nước.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Khúc dạo đầu ấy đã làm “thoảng bay” nội dung của cả đoạn thơ: Nỗi nhớ
da diết về thiên nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi “ân tình
thủy chung” ấy.
* Cặp từ “ta – mình”: Một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, khơi nguồn cho
dòng mạch nhớ thương trôi chảy.
* “Ta về mình có nhớ ta” là câu hỏi tu từ được dùng làm cái cớ để bộc lộ
tình cảm của chính bản thân mình: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.
2. Thiên nhiên và con người Việt Bắc (“hoa” và “người”):
2.1. Thiên nhiên: Đẹp như một bức tranh tứ bình, hiện lên ở các câu lục:
- Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng
- Mùa hạ : Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Mùa thu : Rừng thu trăng rọi hòa bình
2.2. Con người: Hiện lên ở các câu bát:

Con người Việt Bắc là linh hồn của bức tranh thơ, là trung tâm của nỗi
nhớ mênh mang.
3. Đánh giá tổng hợp bức tranh thơ kép – “hoa” và “người”:
* Thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt bên nhau và điểm tô cho
nhau.
* Nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp, đổi trật tự cú pháp, điệp từ được nhà
thơ sử dụng rất thành công.
* Nhịp thơ, âm điệu thơ hài hòa, mềm mại, uyển chuyển, làm say lòng
người.
* Cách xưng hô “mình – ta” rất gần với điệu hát giao duyên trong kho tàng
ca dao – dân ca.
* Sự kết hợp điêu luyện, hài hòa giữa nghệ thuật thơ ca với các yếu tố hội
họa, âm nhạc, điện ảnh đã chứng tỏ Tố Hữu là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu cảnh,
yêu người, yêu quê hương đất nước sâu nặng.
****
ĐỀ 2
Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:

- Đề yêu cầu phân tích một đoạn thơ rất tiêu biểu cho giọng “sử ca” của Tố Hữu ở
bài Việt Bắc. Việc vận dụng kiến thức về lịch sử dân tộc để soi sáng nội dung miêu tả
trong đoạn thơ là rất cần, nhưng nhất thiết phải tránh các xu hướng làm bài sau đây:
+ Thay thế việc phân tích nghệ thuật diễn tả của tác giả bằng việc kể lể dài
dòng về các sự kiện hoặc bối cảnh được gợi nhắc rất cô đọng trong đoạn thơ.
+ Chỉ nhấn mạnh tính chính xác sử học của đoạn thơ mà quên khám phá tính
chính xác văn học của nó được thể hiện qua cách dùng từ, cách kiến tạo hình ảnh,
cách đưa địa danh vào thơ
- Ngoài ra, khi thực hiện đề này, cần có ý thức làm sáng tỏ đặc trưng phong cách
nghệ thuật của Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI:
- Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của nền
thơ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954.
- Nội dung cảm xúc chính của bài thơ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ hướng tới
nhiều đối tượng cụ thể vừa khác biệt vừa thống nhất với nhau. Ở đoạn thơ sau, nỗi
nhớ như xoáy vào những ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến (trích dẫn)
II. THÂN BÀI:
- Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống động hình ảnh những đêm Việt
Bắc trong mùa chiến dịch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu
thế thuộc về chúng ta. Hai từ “của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm
chủ của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước.
+ Khí thế ra trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng
những hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanh chính
xác; bằng một so sánh thoáng nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất lại có ý
vị: Đêm đêm rầm rập như là đất rung. “Sau Toàn quốc kháng chiến trong vô số hình
ảnh quanh ta thì hình ảnh con đường, những con đường đập mạnh vào mắt ta, tâm óc
ta nhiều nhất. Con đường đã là một sự” ( Nguyễn Tuân- Đường vui)
+ Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh
vừa giàu ý nghĩa tả thực, vừa thấm đẫm tính tượng trưng: Ánh sao đầu súng, bạn

cùng mũ nan.
+ Tuy mô tả cảnh ban đêm, nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu lại giàu chi tiết
nói về ánh sáng: ánh sáng của sao trời, của lửa đuốc, của đèn pha Sự so sánh Đèn
pha bật sáng như ngày mai lên tuy có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm phấn
chấn tràn ngập lòng người kháng chiến.
- Để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa
vào thơ một loạt địa danh thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, quyện hoà, xoắn xuýt
với nhau. So với những nhà thơ khác như Quang Dũng, Hoàng Cầm, cách sử dụng
địa danh của Tố Hữu vẫn có những nét riêng độc đáo.
III. KẾT BÀI:
- Đoạn thơ đã thực sự làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lịch
sử không thể nào quên.
- Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành của cách
mạng và là nhà thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử dân
tộc.
ĐÊ 3
Nhận định về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Việt Bắc
của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con
người kháng chiến”.
Qua đoạn trích Việt Bắc trong sách giáo khoa, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ ý kiến “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình
ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Học
sinh phải biết chọn lọc các dẫn chứng trong đoạn trích Việt Bắc ở sách giáo khoa để
làm sáng tỏ ý kiến trên.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
1. Việt Bắc với vẻ đẹp của cảnh và người:
- Nét độc đáo của cảnh Việt Bắc.
- Sự hòa quyện giữa cảnh và người.

2. Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu:
- Khung cảnh sử thi.
- Vai trò Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến.
3. Việt Bắc trong cảm hứng về ngày mai:
- Vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp.
- Dự đoán để ngăn ngừa sự tha hóa.
BÀI THƠ TÂY TIẾN (1948)
(QUANG DŨNG)
Bố cục:
1. Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 14): Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn
quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ
dội.
2. Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong
đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
3. Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Chân dung của người lính Tây Tiến.
4. Đoạn 4 (bốn câu còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
ĐỀ 1
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân
mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm
thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi
trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thuốc
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm
thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu
người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
A. GỢI Ý CHUNG:
- Nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ về đoàn quân Tây Tiến và bản thân
nhà thơ Quang Dũng.
- Nội dung chính của đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ về những ngày hành quân
gian khổ giữa một vùng núi non hùng vĩ, hiểm trở.
- Tả núi đặc sắc, âm điệu phong phú luôn biến chuyển một cách linh hoạt.
- Những sáng tạo về từ ngữ, hình ảnh thể hiện qua các cụm từ như “nhớ chơi
vơi”, “bỏ quên đời”, “súng ngửi trời”,… hoặc tính đa nghĩa của các câu thơ như
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.
- Sự hòa hợp giữa những nét vẽ khỏe khoắn, gân guốc với những nét miêu tả
tinh vi, giàu chất nhạc và họa.
B. GỢI Ý CỤ THỂ:
I. MỞ BÀI:
- Bài thơ là tiếng lòng bật trào của Quang Dũng khi nhớ về một đoàn quân,
một miền đất, một đoạn đời của chính nhà thơ.
- Đoạn đầu nói về thiên nhiên Tây Bắc cũng như cuộc hành quân của đoàn
binh Tây Tiến.
II. THÂN BÀI:
- Thiên nhiên và con người quyện chặt vào nhau. Nói thiên nhiên là để nói về
các chiến sĩ và ngược lại.
- Hai câu đầu xác định rõ tâm thế sáng tạo của Quang Dũng. Ba chữ “nhớ chơi
vơi” được dùng rất sáng tạo (Thông thường không ai nói nhớ chơi vơi, nhưng trong

bài thơ tái hiện lại những cảnh núi rừng trùng điệp, gợi lại những kỉ niệm ấm áp một
đi không trở lại, nỗi nhớ bấy giờ không biết bám vào đâu, khái niệm nhớ chơi vơi tự
nhiên có cơ sở và sức sống).
- Hai câu tiếp khái quát được hai đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Tây Bắc là
khắc nghiệt và thơ mộng, đồng thời bắt đầu đi vào miêu tả hành trình của người lính
Tây Tiến. Câu“Mường Lát hoa về trong đêm hơi” rất gợi.
- Cảnh núi non được nhìn bằng con mắt của kẻ vượt núi nên cái dốc được
miêu tả kĩ. Chiều cao của dốc đã được “đo” bằng hơi thở của người lính. Sự phối hợp
thanh điệu trong đoạn thơ hết sức sinh động, có giá trị tạo hình rất cao.
- Nói về sự hi sinh của người lính, âm điệu câu thơ trầm lắng và chùng xuống.
Tác giả có ý thức tránh nói trực tiếp đến từ “chết”.
- Vẽ lên cảnh “oai linh” của núi rừng, tác giả gián tiếp làm nổi rõ cái “oai
linh” của các chiến sĩ can trường, dũng cảm.
- Đoạn thơ kết thúc với giọng điệu bồi hồi. Một kỉ niệm ngọt ngào về tình
quân dân được nhắc tới: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” là câu có thanh bằng gây
cảm giác lâng lâng, thanh thản
III. KẾT BÀI:
- Sự phối hợp giữa nét tả gân guốc với nét tả tinh tế mềm mại đã đưa lại cho
người đọc những cảm xúc thẩm mĩ phong phú. Cảnh và người đều hiện lên rất lãng
mạn.
- Đoạn thơ là đứa con tinh thần của cái tình đã chín và cái tài hoa được thoải
mái tung hoành.
ĐỀ 2
Đề: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn
xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời
xanh
Áo bào thay chiếu anh về
đất
Sông Mã gầm lên khúc độc
hành.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Bài thơ ghi lại những nỗi nhớ thiết tha của Quang Dũng về một thời gian khổ
nhưng rất đỗi hào hùng, lẫm liệt của đoàn binh Tây Tiến. Trong bốn đoạn của bài thơ,
đoạn thơ trên (đoạn ba) có ý nghĩa quan trọng. Đó là chân dung đoàn binh Tây Tiến
được tả bằng ngòi bút giàu chất tạo hình, bằng cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Nếu nói
rằng màu sắc thẩm mĩ đặc biệt của bài thơ Tây Tiến chính là ở cảm hứng lãng mạn
và âm hưởng bi tráng thì đoạn thơ này có lẽ là dẫn chứng tiêu biểu nhất. Đây cũng là
định hướng cho sự cảm nhận. Nói cách khác, khi phân tích đoạn thơ, cần làm nổi bật
cảm hứng lãng mạn, âm hưởng bi tráng trong ngôn từ, trong hình ảnh, nhịp điệu.
Về mặt phương pháp, căn cứ vào sự phát triển của nội dung cảm xúc, nên phân
tích đoạn thơ này theo từng cặp câu.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI:
- Khẳng định vị trí nổi bật của Tây Tiến trong dòng thơ ca viết về anh bộ đội
của nền thơ kháng chiến chống Pháp.
- Nhắc qua những nội dung của hai đoạn thơ trước để đi đến các nội dung cảm
xúc ở đoạn 3 này: dựng cả chân dung đoàn binh, biểu hiện đời sống tâm hồn, ngợi ca
lí tưởng cao cả và sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến.
II. THÂN BÀI:
1. Cặp câu thứ nhất:
Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bút vừa hiện thực,
gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng. Biện pháp nghệ thuật tương phản giữa ngoại hình
gầy gò, tiều tụy với sức mạnh tinh thần đã gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường
của đoàn binh Tây Tiến.

2. Cặp câu thứ hai:
Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng trai Tây Tiến
chứ không phải cái “mộng rớt”, “buồn rớt” như một thời nhiều người phê phán.
3. Cặp câu thứ ba:
Sự kết hợp hài hòa giữa bi (câu trước) và tráng (câu sau) để thành khúc ca bi
tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến. Tinh thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xã
thân thanh thản và cao cả của một thế hệ qua các chữ “chẳng tiếc đời xanh”.
4. Cặp câu thứ tư:
Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người đồng đội Tây Tiến. Hình ảnh “áo bào
thay chiếu” tăng thêm không khí cổ điển trang trọng Từ “về đất” ca ngợi sự hi sinh
thanh thản, vô tư. Khúc “độc hành” của dòng sông Mã đang gầm lên như dội vào nỗi
xót đau, như tô đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại
bằng một âm thanh bi tráng. Âm hưởng thơ như còn ngân dài, vang xa mãi.
III. KẾT BÀI:
Đoạn thơ dựng nên bức tượng đài về đoàn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp
phong phú. Nó là kết quả của một tình cảm mến yêu, cảm phục sâu sắc, của một ngòi
bút thi sĩ tài hoa.
***
ĐỀ 3
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lao nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Anh hoặc chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Khi nêu cảm nhận về đoạn thơ trên, cần làm nổi rõ: Vẻ đẹp thơ mộng, duyên
dáng, tình tứ của thiên nhiên, của con người Tây Bắc và tâm trạng nhớ chơi vơi của
nhà thơ Quang Dũng.
Học sinh nên giảng tóm lược nội dung của các câu thơ trước đoạn này.

B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Phần thân bài, cần làm nổi rõ các ý trọng tâm sau:
- Bên cạnh vẻ đẹp của núi rừng biên giới là cảnh sông núi miền Tây mênh mang, mờ
ảo, thơ mộng.
- Thiên nhiên, qua vài nét chấm phá của Quang Dũng, hiện lên có hồn và tình tứ như
con người.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
- Thi nhân không dùng bút pháp tả mà chỉ dùng bút pháp gợi:
Cú nh dỏng ngi trờn c mc
- Nh hũa hp vi con ngi, nhng bụng hoa rng cng ong a lm duyờn trờn
dũng nc l. Trờn bc tranh th, cú hai bụng hoa rng súng ụi: Cụ lỏi ũ Chõu
Mc dỏng thon th, uyn chuyn, do dai trờn lỏ thuyn ục mc v nhng bụng hoa
thc ang ong a bờn b sui.
4
Bỡnh lun cht lóng mn trong bi th Tõy Tin ca Quang Dng.
A. HNG DN TèM HIU :
õy l kiu bi bỡnh lun mt phng din trong mt tỏc phm th. trỏnh
suy din hoc lc , cn phi hiu rừ khỏi nim lóng mn (lóng mn tớch cc v
lóng mn tiờu cc). T ú, xỏc nh c cht lóng mn ca bi th thuc v
lóng mn tớch cc, l mt na linh hn ca bi th Tõy Tin, mang n cho Tõy
Tin mt v p riờng v bt t, khú trn ln vi cỏc bi th cú cựng mụ tớp ti thi
im y.
B. HNG DN LM BI:
1. Gii thớch s lc khỏi nim lóng mn.
Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng bày tỏ mạch cảm xúc tràn trề của cái tôi trữ tình,
nói cách khác là cảm hứng thể hiện một cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và có trí tởng
tợng phong phú, bay bổng. Bài thơ mang cảm hứng lãng mạn thờng tô đậm cái phi th-
ờng, cái có khả năng gây ấn tợng mạnh mẽ. Nó thờng xuyên sử dụng thủ pháp đối lập,
phóng đại.

2. Nhng ni dung chớnh cn bỡnh lun:
2.1. V p lóng mn ca Tõy Tin:
- Trc ht hin lờn qua bc tranh y n tng bi ốo cao, vc thm,
ting gm ca thỏc v nhng cnh tng hoang vu.
- V p ca Tõy Tin cũn th hin nhng ng nột mm mi, y
cht th.
2.2. Tác giả đã xây dựng thành công hình ảnh một đoàn quân dũng cảm,
coi thường cái chết.
2.3. Không chỉ kiêu dũng, can trường, sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh,
những người lính Tây Tiến còn là “những thi sĩ mà không làm thơ”.
3. Đánh giá:
* Chất lãng mạn là một phương diện quan trọng tạo nên vẻ đẹp của bài thơ
Tây Tiến.
* Đôi cánh lí tưởng, men say của cảm hứng đã đem đến cho bài thơ một âm
hưởng khỏe khoắn, tràn đầy niềm tin. Trên nền của cái “bi”, cái “hùng” vẫn hiện lên
như là yếu tố chủ đạo. Giữa hiện thực đầy thử thách gian lao, chất lãng mạn đã tiếp
thêm sức mạnh tinh thần cho người lính, khiến họ vẫn vững vàng đi về phía trước.
ĐỀ 5
So sánh và phân tích những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng người lính của cuộc
kháng chiến chống Pháp trong hai bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí
của Chính Hữu.
GỢI Ý CỤ THỂ
1. Hai bài thơ cùng ra đời năm 1948. Hai nhà thơ đều cùng trong quân ngũ
(nhà thơ quân đội). Cả hai sáng tác đều nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ giai đoạn
đầu của cuộc chống Pháp, tuy vậy, cũng có những nét khác nhau.
2. Người lính trong Tây Tiến:
a. Xuất thân:
Từ đô thành. Chiến sĩ Tây Tiến (trong đó có tác giả) phần đông ra đi từ
Hà Nội ngàn năm thanh lịch. Họ là những thanh niên có học. Và vì vậy, có lúc họ
hành động và suy nghĩ theo những mẫu hình chinh phu, hiệp khách trong sách vở, lại

có lúc “Đêm mơ Hà Nội”.
b. Bối cảnh hoạt động:
Người lính Tây Tiến hiện ra trong khung cảnh rừng núi miền Tây Bắc
Tổ quốc vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở, hoang dại khác thường. Đó là những “Dốc lên
khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Đó còn là
nơi “thác gầm thét”, “cọp trêu người”, khiến cho có khi cả “đoàn quân mỏi” trong
sương lấp, có lúc người lính “không bước nữa”.
c. Đặc điểm:
- Chiến binh Tây Tiến mang vẻ đẹp khác thường. Hình tượng các anh nổi lên
vừa hào hùng, dữ dội, lại vừa hào hoa, mơ mộng.
+ Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình: Cả đoàn quân “không
mọc tóc”, “dữ oai hùm” lại còn thêm “mắt trừng”. Các anh trở nên khác lạ sau
những cơn sốt rét rừng ác liệt, sau những cuộc hành quân vượt “cồn mây, súng ngửi
trời”. Đầu không còn tóc, người xanh xao, nhưng người lính vẫn oai phong, vẫn như
mang cả hồn thiêng của rừng thẳm.
+ Hào hùng trong ý chí-Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Các anh
dâng tuổi thanh xuân cho đất nước không ngại ngần, tiếc nuối. Cái chết rình rập và
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ” cũng không cản nổi họ bước ra chiến trường giữ
vùng đất biên cương Việt - Lào.
+ Hào hùng ngay trong cái chết:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Người chiến sĩ về với đất trong hoàn cảnh có thể nói là rất buồn. Theo tác giả
cho biết thì đồng đội ông ngã xuống, ngay manh chiếu bó thân cũng không có.
Nhưng sự ra đi vĩnh viễn đó thật anh hùng. Con sông Mã thay mặt núi sông cất lên
lời ai điếu hùng tráng tiễn đưa người chiến sĩ.
+ Hào hoa, mơ mộng và tâm hồn, lãng mạn:
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Tâm hồn phải hết sức hào hoa mới “gởi mộng qua biên giới” và mơ về dáng

kiều thơm. Người chiến sĩ đẹp trong giấc mơ đẹp, mơ dáng kiều diễm, thanh lịch,
quyến rũ của người thiếu nữ thủ đô. Đối đầu với nhọc nhằn, chết chóc, anh vẫn không
quên một dáng hình thanh tú, tỏa hương. Chính dáng hình này sẽ tiếp sức cho anh đi
tới. Ta chợt nhớ câu thơ:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
(Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Tóm lại, tái tạo vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng bút
pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn cách mạng. Chính cảm quan lãng mạn đã khiến tác
giả chú ý đến vẻ đẹp khác thường của đồng đội.
3. Người lính trong Đồng chí:
a. Xuất thân: Là những nông dân mặc áo lính. Các anh ra đi từ làng quê
nghèo.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
b. Bối cảnh hoạt động: Các anh cầm súng chờ đợi giặc nơi rừng hoang
sương muối. Cảnh ở đây không rõ nét hiểm trở, hoang vu như vùng đất người lính
Tây Tiến hiện diện (với dốc, thác, nước lũ, cọp trêu người ).
c. Đặc điểm: Người chiến sĩ dưới ngòi bút Chính Hữu mang vẻ đẹp bình dị.
Các anh hiện ra với dáng vẻ:
- Chất phác: Nhớ về quê hương, các anh nhớ về “gian nhà không”, nhớ về
“giếng nước gốc đa” rất bình thường, quen thuộc (Còn người lính Tây Tiến nhớ quê
hương là nhớ “dáng kiều thơm” có phần mĩ lệ, kiêu sa hơn.
- Lam lũ, thiếu thốn: Trang phục của chiến sĩ thiếu thốn. Hình ảnh thực của
người nông dân mặc áo lính: Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười
buốt giá/ Chân không giày
Chính Hữu tả hiện thực rõ nét đến từng chi tiết. Quang Dũng cũng nói đến
thiếu thốn, gian truân của đồng đội nhưng thơ ông hướng tới vẻ oai hùng của người
lính:
Cũng tả căn bệnh sốt rét tác động đến người chiến sĩ, Chính Hữu tả thực:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Còn Quang Dũng nghiêng về tả vẻ khác lạ, khác thường lãng mạn:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Như vậy, bút pháp của Chính Hữu trong Đồng chí là bút pháp hiện thực. Ông
chú trọng vẻ đẹp của tình đồng đội – những người chung quân ngũ, cùng lí tưởng
chiến đấu. Còn Quang Dũng đã khái quát vẻ đẹp chung của người chiến sĩ Tây Tiến
trên đường hành quân và hoạt động ở một vùng biên giới xa xăm, nhiều hiểm trở.
Nhìn chung, tuy hai hình tượng người lính này mang những vẻ đẹp khác nhau
(nông dân và trí thức, địa bàn hoạt động và quan hệ với nhân vật trữ tình ), nhưng cả
hai đã dựng hoàn chỉnh bức chân dung anh bộ đội cụ Hồ trong giai đoạn đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp.
ĐẤT NƯỚC (1948-1955)
( NGUYỄN ĐÌNH THI)
Trong phần thứ nhất của bài thơ Đất nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát
Những ngã đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đoạn thơ cần phân tích thuộc phần thứ nhất trong bài thơ Đất nước của
Nguyễn Đình Thi. Trong quá trình phân tích cần làm nổi rõ: Vẻ đẹp gợi cảm của
mùa thu Hà Nội, thoáng nét buồn trong khung cảnh biệt li và vẻ đẹp của mùa
thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui hòa với niềm tự hào dân tộc của tác giả. Muốn
vậy, học sinh không thể bỏ qua nét riêng trong cách cảm nhận của nhà thơ về đất
nước. Chú ý phân tích: cảm xúc thơ, không gian, thời gian, các biện pháp tu từ
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Từ câu 1 đến câu 3 là khúc dạo đầu của một bản đàn:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Nguyễn Đình Thi cảm nhận về đất nước thân yêu của mình bắt đầu từ buổi
sáng tinh khiết của mùa thu. Từ mùa thu nơi núi rừng Việt Bắc kháng chiến, nhà thơ
đưa điểm nhìn về “Những ngày thu đã xa”.
2. Lòng tác giả nhớ về mùa thu Hà Nội:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Nhà thơ miêu tả đúng vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy
dưới điểm nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng, buồn lặng lẽ. Không thể

vui được khi Hà Nội vẫn còn bóng dáng của quân cướp nước, bán nước. Cho nên:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại.
Trong tình cảm có sự lưu luyến với nếp sống quen thuộc nơi căn nhà, con
phố và nỗi nhớ nhung Hà Nội nghìn năm văn hiến. Vì vậy, tuy hình ảnh ngoại hiện là
“đầu không ngoảnh lại” nhưng tâm hồn thì không thể không vấn vương:
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
3. Mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
* Ở đây, niềm vui giữa chủ thể và khách thể có sự đồng ứng, cộng hưởng.
Nhà thơ đứng giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà cất tiếng reo vui. Nhân vật “tôi” có
sự thay đổi. Cái “tôi” của nhà thơ (chủ thể) đã hòa quyện vào cái chung rộng lớn vui
tươi (khách thể).
* Đối với nhà thơ, niềm vui được giải phóng như được nhân lên theo cấp số
nhân:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngã đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Chú ý phân tích nghệ thuật nhân hóa tu từ và phép điệp.
4. Từ niềm vui lan tỏa không gian, mạch thơ chuyển sang suy tư trên mạch
thời gian:

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ
nhớ về quá khứ hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng,
chói lọi của dân tộc ta.
Đề 2
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Anh hoặc chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đoạn thơ mở đầu phần thứ hai trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Khi nêu cảm nhận cần làm nổi rõ bức tranh đau thương của một vùng quê bị
giặc Pháp tàn phá, giày xéo và tâm trạng của người chiến sĩ trên bước quân hành.
Chú ý bình các nghệ thuật, kĩ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh được nhà thơ
khéo léo sử dụng.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Hai câu đầu:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
- Qua cách nhìn giàu liên tưởng của nhà thơ, cảnh ở đây vừa thực vừa hư,
vừa cụ thể đến mức nhức nhối, vừa có sức khái quát cao: Ráng đỏ buổi chiều chiếu
xuống các rãnh cày trên cánh đồng như máu chảy. Dây thép gai quanh đồn giặc trên
đồi cao như cào xé bầu trời Tổ quốc.
- Nghệ thuật nhân hóa tu từ, ẩn dụ tu từ độc đáo vừa làm tăng giá trị gợi
hình, vừa làm tăng giá trị biểu cảm cho hai câu thơ. Cùng với thán từ “ôi”, lời thơ trở
thành lời lên án, tố cáo quân cướp nước sâu sắc.
2. Hai câu sau:
- Đây là tâm trạng của người chiến sĩ trên bước đường hành quân:

Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
- Chú ý bình các từ “nung nấu”, “bồn chồn”.
3. Đánh giá:
Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất trong bài thơ Đất nước của
Nguyễn Đình Thi.
ĐỀ 3
Anh hoặc chị hãy nêu cảm nhận của mình về bốn câu thơ sau trong bài thơ Đất nước
của Nguyễn Đình Thi.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Là khổ thơ cuối cùng của bài thơ, nhà thơ miêu tả những hiện tượng thực đã
diễn ra trong trận chiến ở Điện Biên Phủ, đồng thời, bày tỏ niềm tự hào mãnh liệt
về sự đứng dậy hiên ngang, bất khuất của dân tộc ta.
Chú ý bình sức dồn nén cao độ của khổ thơ, hình tượng thơ, nhịp thơ, sức
truyền cảm nghệ thuật sâu xa
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài thơ, nội dung của từng đoạn thơ
trước 4 câu thơ này.
2. Phần thân bài cần làm rõ các ý chính sau:
- Đây là khổ thơ thứ hai sử dụng thể thơ 6 tiếng. Khổ thơ sau tiếng trước là
khổ:
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da
như nỗi hờn căm được tích tụ thành khối thuốc nổ để đến khổ thơ kết bài tác giả bộc

lộ niềm tự hào mãnh liệt về sự đứng dậy hiên ngang, bất khuất của dân tộc ta.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
- Hai câu thơ có nhịp điệu chắc khỏe, tự tin, bừng bừng khí thế. Nghệ thuật
thậm xưng, nhân hóa, so sánh tu từ đã gây được một ấn tượng mạnh mẽ. Vì vậy, một
sự thật diễn ra ở chiến dịch Điện Biên Phủ đã được tái hiện.
- Khi tận mắt chứng kiến sự thật ấy, nhà thơ Nguyễn Đình Thi mới tiếp tục
khái quát thành một biểu tượng:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
- “Máu lửa” là hình ảnh hoán dụ tu từ chỉ những đau thương, mất mát,
đắng cay, tủi nhục, gian lao, vất vả của nhân dân Việt Nam khi còn sống kiếp nô lệ
lầm than.
Riêng câu thơ “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” cũng là một sự thật lịch sử được
nhà thơ tái hiện lại khi nhìn các chiến sĩ từ lòng chiến hào nhảy lên xung phong vào
đồn giặc.
3. Đánh giá:
Đây là một khổ thơ có sức dồn nén rất cao độ, có sức truyền cảm nghệ thuật
cao.
***
TIẾNG HÁT CON TÀU (1960)
( Chế Lan Viên)
Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên):
Con gặp lại nhân dân như nai về
suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp
mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh
tay đưa.

Con nhớ anh con, người anh du
kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm
côngđồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho
con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em
chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản
Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một
phong thư.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa
dài
Con với mế không phải hòn máu
cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn
nuôi.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về nhà thơ Chế Lan Viên và bài Tiếng
hát con tàu, phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội
dung của đoạn thơ ở đề bài.
* Về nghệ thuật: Các thủ pháp xây dựng hình ảnh, lối so sánh, biện pháp trùng điệp,
giọng điệu thiết tha, chân thành,
* Về nội dung:
- Ở khổ thơ đầu: Khát vọng trở về với nhân dân cũng là trở về với ngọn nguồn
của sự sống.

- Ở ba khổ thơ còn lại: Nỗi nhớ và lòng biết ơn của nhà thơ về những hi sinh
thầm lặng, lớn lao của nhân dân.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Khát vọng trở về với nhân dân cũng là trở về với ngọn nguồn của sự
sống( khổ đầu):
* Khổ thơ hàm chứa một tiền giả định. Khi Chế Lan Viên viết: “Con gặp lại
nhân dân” nghĩa là giữa nhân vật trữ tình và nhân dân vốn đã có một mối quan hệ
nhất định.
* Chuỗi so sánh tu từ hội tụ một ý nghĩa lớn lao: Sự gắn bó không thể chia
tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình và nhân dân.
* Thủ pháp nghệ thuật trên còn biểu hiện một sắc thái tình cảm tiềm ẩn, lòng
biết ơn vô bờ bến: sự trân trọng, kính yêu vô hạn của nhân vật trữ tình đối với nhân
dân.
2. Nỗi nhớ và lòng biết ơn của nhà thơ về những hi sinh thầm lặng, lớn lao
của nhân dân (3 khổ còn lại):
* Nhân dân chính là “anh du kích”. Nghệ thuật điệp ngữ “chiếc áo nâu” và
điệp cấu trúc cú pháp đã khắc họa sâu sắc tình cảm cao thượng, đẹp đẽ của người
chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên cường.
* Nhân dân chính là “em liên lạc”. Nghệ thuật liệt kê “rừng thưa”, “rừng
rậm”, “băng”, “chờ”, “sáng”, “chiều”, “bản Na”, “bản Bắc”, “mười năm tròn”,
kết hợp với nghệ thuật đối ngữ tương hỗ (rừng thưa em băng >< rừng rậm em chờ)
và đối ngữ tương phản (Sáng bản Na >< chiều em qua bản Bắc) có tác dụng khắc
họa đậm nét hình ảnh đáng yêu và sự tận tụy hết lòng, công lao không nhỏ của “em
liên lạc”.
* Nhân dân chính là “mế”. Nghệ thuật liên tưởng (mế – tóc bạc – hòn máu
cắt; đau – thức – nuôi; một mù dài – trọn đời) và nghệ thuật đổi trật tự cú pháp
(Năm con đau, mế thức một mùa dài; Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi) đã làm
bật lên tình quân dân thắm thiết, sâu nặng, đẹp đến muôn đời.
3. Đánh giá:
* Hơi thơ ở cả 4 khổ thơ cũng như cả bài thơ tràn đi như một khúc tâm tình,

đưa chúng ta trở về hoài niệm – hoài niệm về quá khứ tươi đẹp.
* Nhiều câu thơ trong đoạn thơ rất giàu hình ảnh, nhất là cách nhà thơ phối
hợp các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức lí trí,
khoái cảm thẩm mĩ và nhiều tình cảm khác của độc giả.
Đề 2
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo
mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu
thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ
rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa
vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở
biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đoạn thơ có sự kết tinh nghệ thuật cao. Việc phân tích phải hướng về tâm
điểm: Tình cảm gắn bó của con người với một vùng đất; ý nghĩa lớn lao của tình
yêu, tình cảm con người đối với một vùng quê. Từ đó, thấy được vài nét trong
phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên: Sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí
tuệ, giữa trữ tình và anh hùng ca.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Khổ 1: Tình cảm gắn bó của con người với một vùng đất:
Nỗi nhớ Tây Bắc choán đầy cả nỗi nhớ mênh mông:
- Đó là nỗi nhớ cảnh sắc núi rừng Tây Bắc:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Chú ý bình nghệ thuật tiểu đối (Nhớ bản sương giăng >< nhớ đèo mây
phủ); điệp cách quãng (nhớ … nhớ) và câu hỏi tu từ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu
thương?
- Hai câu thơ tiếp theo là một sự khám phá, chiêm nghiệm ra một chân
lí phổ quát của tình cảm, của đời sống tâm hồn con người:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Chú ý bình: Nghệ thuật nhân hóa, điệp từ và tương phản: “Khi ta ở ><
Khi ta đi”, “đất ở >< đất đã hóa tâm hồn).
2. Khổ 2: Ý nghĩa lớn lao của tình yêu, tình cảm con người đối với một vùng
quê:
Mạch thơ đột ngột chuyển sang một rung cảm, suy tưởng về tình yêu và đất lạ:
- Nhà thơ đã dùng một chuỗi so sánh tu từ kết hợp với nghệ thuật điệp từ để
bày tỏ những triết lí, suy ngẫm về tình yêu qua chính những trải nghiệm của cuộc đời
mình.
- Nhà thơ rút ra một chân lí của đời sống, một qui luật của tình cảm:
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
3. Đánh giá:
Đây là đoạn thơ đặc sắc, thể hiện khá đậm nét phong cách nghệ thuật thơ
Chế Lan Viên. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giưa trữ tình và anh
hùng ca.
Trích đoạn ĐẤT NƯỚC
(Nguyễn Khoa Điềm)
Đề 1
Đề 57: Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Đất Nước (trường ca Mặt đường khát
vọng) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
(…) Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
DÀN Ý

A. Mở bài:
- Đất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt là
trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn chống Mĩ là
Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của mình về đất nước
trong trường ca Mặt đường khát vọng. Đoạn thơ (hai mươi chín dòng thơ đầu) có thể
xem như một số định nghĩa về đất nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động, đầy
gợi cảm, với giọng thơ sôi nổi, thiết tha.
- Chuyển ý.
B. Thân bài:
Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ
thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những liên tưởng kì thú. Ý nghĩa về đất
nước được nhà thơ diễn đạt qua chiều dài thời gian – đất nước đã có từ lâu đời – và
qua chiều rộng của không gian – đất nước là cội nguồn của dân tộc.
I. Đất nước đã có từ lâu đời :
Không định nghĩa bằng những sử liệu, những khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã
giúp ta cảm nhận ý nghĩa đất nước bằng những điều thật cụ thể, thân thuộc, bình dị :
1. Đất nước có từ ngày đó qua những câu chuyện dân gian của dân tộc với
những thần thoại, truyền thuyết, cổ tích như Sự tích trầu cau, Thánh Gióng :
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay
kể

×