Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI TIỂU LUẬN: TÌM HIỂU CÁC LOẠI HOA LÀM DƯỢC LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.82 KB, 14 trang )

Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KỸ THUẬT
KHOA DƯỢC

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI :
TÌM HIỂU CÁC LOẠI HOA LÀM DƯC LIỆU
GVHD: THS.NGUYỄN VINH HIỂN
LỚP : DS03B2
HỌ VÀ TÊN : TRẦN HỒNG THI
Trang 1
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
 NĂM 2010 
I . PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thế giới thực vật đa dạng và phong phú, có rất nhiều loại cây dùng
làm thuốc. Nhưng người ta cứ ngỡ rằng chỉ những cây thực vật bậc cao, có thân, lá,
cành lớn hoặc những loại q hiếm như : linh chi, nhân sâm mới có thể làm dược
liệu.Nhưng thực tế cho ta thấy cả những lồi chống nở sớm tàn như hoa cũng có thể
làm ra những dược liệu q.Với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm hấp dẫn, hoa ln
đem tươi vui đến cho mọi nhà. Mỗi lồi hoa có một vẻ đẹp riêng, một mùi hương đặc
trưng của nó. Nhưng ít người nghĩ rằng hoa còn có tác dụng phòng và chữa bệnh
rất cơng hiệu. Và cũng như vậy, mỗi lồi hoa ln có những cơng hiệu khác nhau.
Trong tập tiểu luận này em xin giới thiệu một số lồi hoa có thể làm dược
liệu.
II . NỘI DUNG CHÍNH
1. HOA THIÊN LÝ
Theo Đơng y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rơm sảy, là một
vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận
Trong hoa thiên lý có 3% chất xơ, chất đạm 2,8% và còn có chất bột đường, các
vitamin C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khống chất cần cho
cơ thể như canxi, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) chứa hàm lượng khá cao.


Trang 2
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
Hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới
Cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng
giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì tuyến tiền liệt, làm
tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa
chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì
Ngoài ra, hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới. Sau đây xin giới
thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để chọn lựa sử dụng sao cho phù
hợp và hiệu quả.
* Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể
nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm.
* Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ
hiệu quả.
* Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với
thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.
Trang 3
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
* Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ
ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.
* Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt,
ngày thay một lần, vài 3 ngày sẽ khỏi.
* Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 - 20g,
sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.
Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như
gan, tiết, thịt nạc lợn, rau muống vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm
này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể.
2. HOA HOEØ
Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ. Tên khoa học: Sophora japonica L. thuộc họ

cành bướm.Người ta dùng hoa hòe hoặc hòe hoa khi hoa chưa nở phơi hay sấy khô.
Mô tả: Cây hoa hòe là một cây to cao 5-6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ
7 đến 17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng Quả là một giáp đài
hơi cong.Giữa các hạt quả hơi thắt lại.Mùa hoa:các tháng 7,8,9.
Phân bố thu hái và chế biến: Cây hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta,
trước đây người ta dùng để uống nước cho ”mát” và dùng để nhuộm màu vàng. Hàng
năm khả năng ta có thể thu mua rất nhiều, thừa dùng trong nước. Nhưng gần đây nhu cầu
Trang 4
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
xuất khẩu lớn cho nên ta đang phát triển trồng.Trồng bằng hạt hoặc dâm cành. Sau 3-4
năm bắt đầu thu hoạch,cây sống lâu,càng những năm sau càng thu hoạch cao.Hoa phải
hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất,phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Rutin là một glucosit,
thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola, glucose và ramnoza.Trong quả cũng có rutin.
Rutin là một chất có tinh thể hình ram nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan trong 10.000
phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu methylic và dung dịch kiềm.
Tác dụng dược lý: Rutin là một loại vitamin P có tác dụng bảo vệ chức năng bình
thường của thành mao mạch.Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của thành mao
mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt,vỡ. Hiện tượng này trước đây người ta cho rằng
do thiếu vitamin C mà có, gần đây phát hiện do thiếu vi tamin P
Công dụng và liều dùng: Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: Hoa vị đắng,tính bình,quả
vị đắng tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng.Quả vào kinh can.Có tác dụng lương
huyết thanh nhiệt,chỉ huyết(hoa).Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra
thai.Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.
Hiện nay, nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra
máu,đổ máu cam,tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu.Ngày uống 5- 20 gam dưới dạng thuốc
sắc.
Rutin thường dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng
đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ
nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.Rutin thường được chế thành

viên,mỗi viên chứa 0,02g. Ngày uống 3 lần,mỗi lần 1-2 viên.(0,06-0,12g/ngày).
3. HOA KINH GIÔÙI
Trang 5
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
Hoa kinh giới.
- Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn; vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải
biểu, thúc mọc sởi, chống kinh giật, cầm máu. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong
nhiệt (sốt nóng) đau đầu, đau họng, chảy máu cam, đại tiện có máu. Hoa kinh giới có tác
dụng tháo mồ hôi mạnh hơn kinh giới; nếu mồ hôi không ra thì dùng hoa kinh giới, giảm
ra mồ hôi thì dùng kinh giới sao; để cầm máu hay dùng kinh giới thán.
Liều dùng: 6g đến 12g.
Kinh giới được dùng làm thuốc trong các trường hợp sau:
1.Tán hàn giải biểu: các chứng thuộc biểu cảm mạo phong hàn
+ Kinh giới 12g, phòng phong 12g, tô diệp 12g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị ngoại cảm
phong hàn, sợ lạnh, đau mình, không có mồ hôi.
+ Hoa kinh giới 24g, bạch chỉ 24g. Tán bột. Mỗi lần uống 8g, uống với nước ấm cho mồ
hôi ra dâm dấp. Chữa cảm lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi.
+ Kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu sị 8g, gạo tẻ 80g. Đem tất cả
dược liệu nấu lấy nước, đem gạo nấu cháo. Khi cháo được cho dịch nước thuốc và đường
trắng lượng thích hợp khuấy đun sôi đều. Dùng cho các trường hợp ngoại cảm sợ lạnh, sợ
gió, đau đầu.
2. Trừ phong, chống co giật: chữa chứng kinh giật do ngoại cảm phong tà
Trang 6
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
+ Bột Hoa Đà trừ phong: kinh giới sao qua, tán nhỏ; mỗi lần uống 8g, uống với rượu mùi
hay nước tiểu trẻ em. Trị băng huyết sau khi đẻ, cấm khẩu, chân tay co rút.
+ Kinh giới 12g, bạc hà 12g, ngưu bàng tử 16g, kim ngân hoa 40g, thiên trúc hoàng 20g,
câu đằng 20g, mẫu đơn bì 20g, thuyền thoái 20g, toàn yết 8g, lục nhất tán 40g. Tất cả
nghiền mịn, hoàn bằng hồ, mỗi viên 2g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên. Trị trẻ
em sốt cao giật mình, răng nghiến chặt, chân tay co quắp.

+ Kinh giới (cả cuộng lá bánh tẻ) 1 nắm, gạo lứt 100g, bạc hà (bằng nửa số lượng kinh
giới, đậu hạt 80g. Đem bạc hà kinh giới nấu lấy nước, đem nấu với gạo với đậu thành
cháo, chín cháo, đổ nước thuốc vào, thêm chút dấm muối cho ăn khi đói. Dùng cho người
cao tuổi tê bại tay chân hoặc di chứng bại liệt nửa người.
3. Trừ ứ, cầm máu:
+ Kinh giới đốt tồn tính, nghiền nhỏ. Ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 8g, uống với nước. Trị
các chứng thổ huyết, chảy máu cam, đái máu.
+ Hoa kinh giới sao đen 15g. Sắc với 200 ml nước, còn 100 ml. Chia uống 2 lần trong
ngày. Trị chảy máu cam, băng huyết.
+ Kinh giới, sa nhân, liều lượng bằng nhau, sao khô tán bột. Mỗi lần uống 9g, uống với
nước hồ nếp, ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp tiểu tiện xuất huyết.
+ Kinh giới sao khô tán bột mịn, mỗi lần uống 6g với nước cháo nếp. Dùng cho các
trường hợp đại tiện ra huyết.
4. Thúc sởi tống độc: dùng cho bệnh sởi và mụn nhọt mới phát.
Tổn thương da do sởi (giai đoạn toàn phát).
+ Kinh giới 8g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, lá thanh đại 20g, bản lam căn 20g, bạc
hà 4g. Sắc uống. Trị sởi, phong chẩn, ngoài ra còn trị cảm mạo do phong nhiệt.
+ Kinh giới 6g, tang diệp 6g, bạc hà 4g, kim ngân 4g, sài đất 4g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Trị ban chẩn.
Trang 7
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
+ Kinh giới 15g, kim ngân 15g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa trẻ lên sởi và chứng lở
ngứa.
5. Chữa trĩ:
+ Hoa kinh giới 12g, hoàng bá 12g, ngũ bội tử 12g, phèn phi 4g. Sắc lấy 300 – 400 ml
nước. Ngâm hậu môn hàng ngày.
+ Kinh giới 16g, hoè hoa 16g, hạn liên thảo 16g, Trắc bách diệp 16g, sinh địa 12g, huyền
sâm 12g. Kinh giới, hoè hoa, hạn liên thảo và trắc bách sao đen. Cho tất cả vào sắc. Ngày
uống 1 thang. Chữa trĩ ra máu.
6. Chữa bệnh ngoài da:

+ Kinh giới 16g, kê huyết đằng 12g, đỗ đen sao 12g, cây cứt lợn 12g, cam thảo nam 12g,
sa sâm 12g, kỷ tử 12g, cương tằm 8g, thuyền thoái 4g. Sắc uống. Ngày 1 thang. Chữa
viêm da thần kinh thể mạn.
4. HOA NHAØI
Chẳng những hoa nhài thơm mát, trắng muốt mà còn giúp chị em chữa
chứng mất ngủ, tăng huyết áp, nhức đầu hoa mắt
Hoa nhài là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình
bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn
cây, hoa hay nở vào ban đêm, cũng có khi nở rộ vào giữa trưa. Hoa nhài được
trồng làm cảnh ở khắp nước ta. Ngoài công dụng để ướp trà, hoa nhài còn là vị
thuốc chữa một số bệnh thông thường. Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tính
bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt
huyết dùng chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng
mặt
Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng hoa nhài:
Chữa mất ngủ: Hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước
sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7-10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Hoặc hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc
uống ngày 1 thang chia 2-3 lần. Uống liên tục trong 7 ngày.
Chữa tăng huyết áp: Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc
với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng
và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
Trị bệnh tiêu chảy: Hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách
dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong
ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày. Hoặc hoa nhài 10g, vỏ
quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống trong
4 ngày.
Chữa chứng hay nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt: Hoa nhài và hoa cúc vàng,
Trang 8
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U

mỗi vị 6g. Cả hai rửa sạch, để ráo đem hãm với nước sôi, uống thay nước chè
hàng ngày.
Nhức mỏi, đau đầu gối: Hoa nhài 50g, móng giò lợn 200g. Cách nấu: móng giò
lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát
nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ
bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần
nên ăn khoảng 3-5 lần. Đơn thuốc này dễ làm nhưng lại hiệu quả cho người hay
nhức mỏi, đau đầu gối.
Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 6g sắc
uống thay nước hàng ngày. Hoặc dùng trà hoa nhài: Hoa nhài khô 1 thìa, cho
hoa nhài vào bình trà, rót 300ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm có
thể uống luôn, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống.
Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.
Chữa đi tiểu nhiều: Hoa nhài 5g, ngân hạnh 3g, sắc với 3 bát nước trong 1 giờ.
Ngày uống hai lần, uống trong 7 ngày.
Chữa ho suyễn: Hoa nhài 3g, đậu phụ 100g hãm vào nước sôi uống trị được
phế ung, ho suyễn, ngực đầy khí suyễn, hô hấp không thuận. Uống liên tục trong
10 ngày.
5. HOA CUÙC
Trang 9
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
Hoa cúc là loài hoa trang nhã, nằm trong "tứ quân tử" ( tùng, cúc, trúc, mai) được người
đồi tôn vinh. Bên cạnh đó, hoa cúc còn có các thành phần rất tốt cho sức khỏe, giúp kéo
dài tuổi thọ và vẻ đẹp con người.
Hoa cúc có rất nhiều loài và tất cả đều có thể sử dụng để làm thuốc hoặc thực phẩm. Tuy
nhiên, hoa cúc vàng và hoa cúc trắng là hai loại thông dụng nhất. Có hai tác dụng của hoa
cúc đó là cải thiện chức năng hệ tuần hoàn, kiềm chế lão suy, tăng cường sức khỏe và
chữa trị một số chứng bệnh ảnh hưởng tới thẩm mỹ, góp phần cải thiện quá trình trao đổi
chất ở da.
Hoa cúc dùng làm trà

1. Dùng 500g hoa cúc trắng và 500g Phục linh ( vị thuốc của đông y ) trộn đều rồi nghiền
mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6g và khi uống pha nước ấm với một chút rượu, sử dụng
đều đặn da dẻ sẽ trở nên hồng hào và diễm lệ.
2. Pha 3 bông hoa cúc đã sấy khô, vài lá trà xanh và một viên đường phèn rồi uống thay
trà, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trước khi đi ngủ, bạn dùng nước này bôi lên mắt
giúp giảm quầng thâm và vết chân chim hiệu quả.
Tắm bằng hoa cúc
Thả vào bồn (chậu) nước nóng những bông hoa cúc tươi trước khi tắm khoảng 20 phút,
hoặc ngâm mình sau khi tắm xong để thư giãn, bạn hãy áp dụng cách làm đẹp da này hai
lần/ tuần giúp tăng cường giải nhiệt và lưu thông máu toàn thân.
Trang 10
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
Nước rửa mặt từ hoa cúc
Bạn lấy 100g hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc phơi khô cho vào hai tách nước
lạnh rồi đun sôi hỗn hợp, sau đó để nguội. Dùng dung dịch này rửa nhẹ nhàng lên vùng
trán, mặt và cổ. Cách làm sạch da này rất hiệu quả, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn và dị
ứng.
Mặt nạ làm từ hoa cúc
Hoa cúc chứa nhiều loại tinh dầu hương có tác dụng giúp hạn chế các sắc tố đen dưới da
(là nguyên nhân gây nám), đồng thời làm mềm lớp tế bào biểu bì và giúp đẩy lùi các hạt
bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra ngoài.
1. Rửa sạch 10 bông hoa cúc, để ráo nước, đun sôi hoa với 250 ml nước tinh khiết, cho
thêm 1/3 thìa cà phê muối, chú ý để nhỏ lửa. Sau đó lọc bỏ xác hoa, lấy nước hoa cúc đã
lọc hòa với 2 thìa cà phê mật ong. Rửa sạch mặt với nước ấm, bạn dùng bông gòn thấm
hỗn hợp trên rồi thoa đều lên mặt. Nằm thư giãn 15 phút rồi rửa lại nước ấm.
2. Với những bạn có làn da hỗn hợp, hoặc có người không hợp với mật ong thì hãy áp
dụng loại mặt nạ dưới đây: Lấy 5 bông hoa, tách và giã nát cánh rồi trộn với lòng trắng
trứng gà. Bôi đều lên da khoảng 15 phút rồi rửa lại với sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Lưu ý: Bạn hãy cẩn thận chọn lựa hoa cúc phải thật sạch, không bị phun các loại thuốc
bảo vệ để tránh phản tác dụng và gây độc cho cơ thể (những gói hoa cúc khô của Trung

Quốc cũng không nên dùng). Tốt nhất là đặt mua ở những nơi quen biết hoặc tự trồng cho
đảm bảo.
Trước khi điều chế, bạn hãy ngắt bỏ cuộng đến sát cuống và rửa hoa thật sạch. Muốn
dùng hoa khô, bạn hãy phơi ra nắng hoặc dùng lò sấy, tránh để hoa bị nhiễm sương đêm.
6. HOA ÑAÏI (HOA SÖÙ)
Trang 11
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
Hoa đại: Được thu hái ngay tại cây hoặc đã rụng (không dùng hoa đã ruỗng nát), hong ở
chỗ thoáng mát hoặc phơi sấy nhẹ đến khô. Nhiều người cho rằng hoa đại khô có tác
dụng mạnh hơn hoa tươi. Dược liệu có màu vàng nâu, vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình.
Hoa đại khô (6-12 g) sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống một lần chữa bệnh tăng huyết
áp. Tác dụng hạ huyết áp của hoa đại xuất hiện nhanh và khá bền vững, lại không độc. Có
thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức “chè giảm áp” của Bệnh viện
Trung ương quân đội 108 như sau: Hoa đại 100 g, hoa cúc vàng 50 g, hòe hoa 50 g (sao
vàng), hạt muồng 50 g (sao đen). Tất cả phơi khô, tán thành bột chia thành gói 10 g. Mỗi
ngày dùng 1-2 gói hãm uống. Thuốc còn có tác dụng an thần, gây ngủ nhẹ.
Nước sắc hoa đại còn chữa cảm sốt nhẹ, ho có đờm, kiết lỵ, bệnh tiêu chảy (hemophilia)
7. HOA KHEÁ
Trang 12
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
Hoa khế: Vị chua, chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, diệt khuẩn, giảm ho.
Hoa khế 12 g, tẩm nước gừng rồi sao, sắc uống chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lỵ
(tính chất giống vị ngũ vị tử).
Hoa khế 8 g phối hợp với hoa kim ngân 8 g, lá dành dành 8 g, cỏ nhọ nồi 8 g, cam thảo 4
g, bạc hà 4 g; tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 4 g, chữa sốt cao lên kinh giật ở trẻ em.
Hoa khế 16 g, rễ cây canh châu 16 g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200 ml nước còn 50 ml,
uống làm một lần trong ngày, chữa đậu, sởi.
III. KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên tuy nó không đầy đủ, nhưng một phần nào cho ta thấy
được, nguồn thực vật của chúng ta thật là phong phú, vì một số lý do nào đó mà ta chưa

biết, chưa khám phá ra được những nguồn dược liệu quý mà ta sẵn có. Một số cái chúng
ta cứ nghĩ là nó chẳng có công dụng gì cả, nhưng thật chất nó có công dụng rất là nhiều,
Vì vậy, sao chúng ta không cùng nhau khám phá, cùng nhau tìm hiểu những dược liệu đó
để giúp ích cho bản thân và những người xung quanh ta, và nó còn giúp ta tiết kiệm được
một phần chi phí rất lớn nữa. Nào chúng ta hãy vì sức khoẻ cộng đồng.
Trang 13
Ti ể u lu ậ n TH Ự C V Ậ T - D ƯỢ C LI Ệ U
Trang 14

×