Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

BÁO CÁO ĐỀ TÀI HỢP ĐỒNG NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.84 KB, 37 trang )



BÁO CÁO ĐỀ TÀI
HỢP ĐỒNG:
NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đào Thị Thu Hằng
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – Lớp K09404B

Tp HCM, ngày 20 tháng 4 năm 2011
1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
NHÓM 12 – LỚP K09404B

1. Trần Thị Ái K094040650
2. Dương Thị Kim Châu K094040655
3. Nguyễn Minh Châu K094040657
4. Mã Đức Hiệp K094040681
5. Nguyễn Thị Thu Hồng K094040684
6. Lê Bảo Ngọc K094040713
7. Lâm Thoại Nhân K094040717
8. Nguyễn Thành Tài K094040741
9. Lê Thị Phương Thảo K094040744
10.Lâm Phan Bảo Thơ K094040749
11.Trần Thị Thủy K094040752
12.Võ Ngọc Thiên Tú K094040772
2
LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hằng ngày, quá trình giao lưu, trao đổi hay thỏa thuận giữa người với
người nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia là nhu cầu hoàn toàn tự nhiên theo sự
phát triển của xã hội. Từ những nhu cầu thực tế đó, hợp đồng được hình thành nhằm bảo


đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tham gia thỏa thuận vì mục đích nào đó. Trải
qua quá trình phát triển và hoàn thiện, ngày nay, thỏa thuận và tạo lập hợp đồng đã trở
thành một trong những nguyên tắc không thể thiếu trong xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh
vực kinh tế. Vì lý do đó nên nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và xin được trình bày với cô và
các bạn đề tài HỢP ĐỒNG: NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI nhằm mang lại cái nhìn
tổng quan về hợp đồng và các loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, nhóm còn
đi sâu vào phân tích về hợp đồng thương mại – một trong những loại hợp đồng mà chúng
ta sẽ gặp lại và làm việc thường xuyên sau này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm không thể tránh khỏi những sai sót cả về khách
quan lẫn chủ quan. Rất mong được sự góp ý chân thành của cô và của các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, thay mặt nhóm, xin được cám ơn cô đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện
đề tài này. Giúp chúng em hiểu rõ hơn về môn học nói riêng và có cái nhìn tổng quan hơn
về những nhân tố pháp lý cần thiết khi tham gia vào nền kinh tế. Đặc biệt là nền kinh tế
của nước ta hiện nay. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm để vận dụng vào thực tiệm sau này.
Tập thể nhóm 12
MỤC LỤC
3

I. Khái quát chung về hợp đồng
I.1 Khái niệm về hợp đồng.
I.2 Đặc điểm của hợp đồng.
I.3 Nội dung của hợp đồng
I.4 Hình thức của hợp đồng
I.5 Vai trò của các hợp đồng
I.6 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
II. Phân loại hợp đồng
II.1 Theo bộ luật dân sự năm 2005
II.2 Căn cứ vào tính chất hàng hóa – tiền tệ của mối quan hệ kinh

tế.
II.3 Căn cứ vào thời hạn thực hiện.
II.4 Căn cứ vào tính kế hoạch của hợp đồng.
II.5 Căn cứ vào nội dung cụ thể của mỗi quan hệ kinh tế.
III. Hợp đồng thương mại
III.1 Căn cứ pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại
III.2 Khái niệm về hợp đồng thương mại
III.3 Đặc điểm hợp đồng thương mại
III.4 Đại diện giao kết hợp đồng thương mại
III.5 Hình thức giao kêt hợp đồng thương mại
III.6 Thời điển giao kết hợp đồng thương mại
III.7 Nội dung của hợp đồng thương mại
III.8 Biện pháp bảo đảm hợp đồng thương mại
III.9 Các biện pháp chế tài khi thực hiện hợp đồng
III.10 Miễn trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng
III.11 Trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu
III.11.1 Điều kiện để hợp đồng thương mại có hiệu lực
III.11.2 Hợp đồng thương mại vô hiệu toàn bộ
III.11.3 Hợp đồng thương mại vô hiệu từng phần
III.11.4 Xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ
III.11.5 Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu
IV. Tình huống thực tế
V. Tài liệu tham khảo
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG.
4
I.1 Khái niệm về hợp đồng
Hợp đồng theo nghĩa chung nhất là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể.
I.2 Đặc điểm của hợp đồng.
- Hợp đồng là một hành vi pháp lý

- Có sự biểu lộ ý chí và thống nhất ý chí của ít nhất hai bên chủ thể.
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên không trái pháp luật, đạo
đức xã hội.
- Hợp đồng làm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
- Phải được thể hiện dưới một hình thức phù hợp với quy định của
pháp luật.
I.3 Nội dung của hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng bao gồm toàn bộ các điều khoản mà hai bên ký hợp
đồng thỏa thuận hình thành nên sau khi đã bàn bạc thương lượng trên cơ sở tự
nguyện ý chí của các bên
Nội dung hợp đồng xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau,
quyết định tính hiện thực và hiệu lực pháp lý của hợp đồng.
Yêu cầu:
- Nội dung hợp đồng phải hợp pháp
- Có khả năng thực hiện
- Có điều khoản rõ ràng, cụ thể
- Ý chí của các bên không được mập mờ và mâu thuẫn
Về phương diện pháp lý, căn cứ vào tính chất của các bên, vai trò của các
điều khoản nội dung của hợp đồng bao gồm 3 loại điều khoản chủ yếu sau:
I.3.1 Điều khoản thường lệ
Là những điều khoản mà nội dung của nó được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật. Nếu các bên không ghi nhận vào văn bản hợp đồng thì coi như các
bên đã mặc nhiên công nhận và phải có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận đó. Nếu
các bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng thì không được ghi trái với những điều quy
định của pháp luật. Những nội dung này các bên có thể đưa vào hợp đồng nhằm
khẳng định lại hoặc cụ thể hóa nhưng không được trái với các quy định của pháp
luật.
I.3.2 Điều khoản chủ yếu
Là những điều khoản căn bản, bắt buột phải có trong hợp đồng. Khi xác lập
hợp đồng, các bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng các điều khoản chủ yếu, nếu

không ghi vào hợp đồng thì xem như là chưa giao kết, bao gồm:
5
I.3.2.1 Ngày, tháng, năm ký hợp đồng; tên, địa chỉ, số tài
khoản và ngân hàng giao dịch của các bên; họ tên người đại diện,
người đứng tên đăng ký kinh doanh.
I.3.2.2 Đối tượng của hợp đồng tính bằng số lượng, khối
lượng hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận.
I.3.2.3 Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản
phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.
I.3.2.4 Giá cả.
I.3.2.5 Bảo hành.
I.3.2.6 Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
I.3.2.7 Phương thức thanh toán.
I.3.2.8 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
I.3.2.9 Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế.
I.3.2.10 Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng.
I.3.2.11 Các thỏa thuận khác.
Trong tất cả các thỏa thuận trên thì các điều khoản I.3.2.1, I.3.2.2, I.3.2.3,
I.3.2.4 là những điều khoản chủ yếu, bắt buộc phải có trong bất cứ hợp đồng nào.
Những điều khoản còn lại, tùy theo từng chủng loại hợp đồng mà chúng có thể được
xác định là điều khoản chủ yếu hay không.
I.3.3 Điều khoản tùy nghi
Là những điều khoản được đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu
và sự thỏa thuận của mỗi bên khi chưa có các quy định của Nhà nước hoặc đã có
quy định nhưng các bên được phép vận hành linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của
mình và không trái pháp luật. Đó là cac điều khoản về bảo hành sản phẩm, hàng
hóa; phương thức thanh toán; thưởng do thực hiện tốt hợp đồng; các thỏa thuận về
giám định hàng hóa; kiểm dịch, hòa giải; chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.
I.3.3.1 Đối với những sản phẩm, hàng hóa, công việc chưa có
quy định của Nhà nước về bảo hành, các bên được quyền thỏa

thuận và ghi rõ trong hợp đồng về phạm vi, nội dung và thời gian
bảo hành.
I.3.3.2 Các bên có quyền thỏa thuận những quy định về sửa
chữa hoặc xử lý các sai sót khi có vi phạm chất lượng sản phẩm,
hàng hóa, công việc trong thời gian bảo hành.
I.3.3.3 Các bên có quyền thỏa thuận lịch nghiệm thu, giao
nhận, địa điểm và phương thức giao nhận sản phẩm, hàng hóa,
công việc là đối tượng của hợp đồng phù hợp với điều kiện thực tế,
thuận tiện và có lợi ích cho các bên.
I.3.3.4 Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với
nhau thì địa điểm và phương pháp giao nhận phải theo các quy
định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.
I.3.3.5 Nếu trong hợp đồng không có sự thỏa thuận của các
bên và không có quy định pháp luật đối với loại hợp đồng đó, thì
6
địa điểm giao nhận là kho chính của bên giao hàng và giao trên
phương tiện vận chuyển của bên đặt hàng, mua hàng.
I.3.3.6 Phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận phù hợp
với quy định của pháp luật.
I.3.3.7 Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa
thuận.
I.3.3.8 Các bên được quyền thỏa thuận về tiền thưởng để
khuyến khích thực hiện tốt hợp đồng.
I.3.3.9 Tiền phạt vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận
trong khung phạt đối với từng chủng loại hợp đồng theo quy định
của pháp luật. Trong trường hợp không có quy định của pháp luật,
các bên có quyền thỏa thuận về mức tiền phạt.
I.3.3.10 Các bên có quyền đưa vào hợp đồng những thỏa thuận
khác không trái pháp luật.
I.4 Hình thức của hợp đồng

Hợp đồng có thể được kí kết bằng nhiều hình thức tùy vào nội dung, giá trị và
hoàn cảnh của hợp đồng:
Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể: là sự thỏa thuận bằng việc thực hiện
một hành vi nào đó.
Ví dụ: Chúng ta đi xem phim ở rạp chiếu phim, khi qua cổng chúng ta đưa vé
cho người gác cổng sau đó người đó sẽ xé vé dữ lại một phần và đưa cho chúng ta
một phần.
Hình thức giao kết bằng lời nói: được áp dụng trong trường hợp thỏa thuận một
công việc cụ thể hoặc giá trị của hợp đồng là không lớn, các bên tin tưởng lẫn nhau.
Ví dụ: Khi làm bài tập nhóm: nhóm trưởng phân công công việc cho tường
thành viên, mỗi thành viên chấp nhận phần công việc của mình, và đảm bảo sẽ hoàn
thành đúng thời hạn.
Hình thức giao kết bằng văn bản: các bên giao kết hợp đồng cam kết thỏa thuận
về quyền và nghĩa vụ hợp đồng bằng văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi rõ
những nội dung cơ bản mà các bên đã cam kết với nhau và người đại diện của các
bên phải ký tên vào văn bản. Thông điệp dữ liệu thông qua các phương tiện điện tử
cũng được coi là hình thức văn bản.
Ví dụ: Khi mua bán đất đai cần phải có văn bản hợp đồng để thỏa thuận về
quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.
• Hình thức giao kết bằng văn bản không công chứng.
7
• Hình thức giao kết bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký
hoặc xin phép. Trường hợp này hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng. Thường áp dụng cho những quan hệ giao kết hợp đồng có
giá trị lớn, phức tạp, dễ dẫn đến những tranh chấp trong quan hệ hợp đồng hoặc là
các hợp đồng mà đối tượng của nó là tài sản chịu sự quản lý, kiểm soát của nhà nước.
Ví dụ: hoạt động chuyển giao công nghệ.
 Một hợp đồng thông thường có cơ cấu chung như sau:
a) Phần thứ nhất: Bao gồm các nội dung
- Quốc hiệu: là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung

có tính chất pháp lý.
- Tên hợp đồng: lấy tên hợp đồng theo chủng loại cụ thể, ghi chữ
to, in hoa ở phía dưới quốc hiệu.
- Số và kí hiệu hợp đồng.
- Những căn cứ xác lập hợp đồng: nêu những văn bản pháp quy
của nhà nước điều chỉnh lãnh vực hợp đồng.
- Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng.
b) Phần thứ hai: Các thông tin về chủ thể hợp đồng
- Tên đơn vị/tên cá nhân tham gia hợp đồng.
- Địa chỉ doang nghiệp.
- Điện thoại, telex, fax.
- Tài khoản mở tại ngân hàng.
- Người đại diện ký kết.
c) Nội dung của hợp đồng
- Đối tượng của hợp đồng
- Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm
hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.
- Giá cả.
- Bảo hành.
- Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
- Phương thức thanh toán
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
- Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
- Các thỏa thuận khác
d) Phần kí kết hợp đồng.
- Số lượng bản hợp đồng cần kí: các bên cần thoả thuận lập ra số
lượng văn bản hợp đồng cần kí nhằm đảm bảo vừa đủ cho việc lưu trữ,
giao dịch
Các văn bản hợp đồng cần kí có nội dung và giá trị pháp lí giống nhau.

8
Đại diện các bên kí kết: mỗi bên cử một người đại diện ký kết, theo
nguyên tắc là thủ trưởng cơ quan hoặc người dùng tên trong giấy phép
đăng kí kinh doanh, có thể uỷ quyền bằng giấy tờ.
I.5 Vai trò của các hợp đồng
Với tính chất là một định chế pháp luật, hợp đồng có vai trò hết sức quan
trọng trong quản lý nền kinh tế quốc dân. Vì hợp đồng:
- Là công cụ pháp lý quan trọng của Nhà nước trong xây dựng
và phát triển kinh tế nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Góp phần quan trọng trong kế hoạch hóa nền kinh tế quốc
dân, củng cố chế độ hoạch toán kinh tế, tăng cường quản lý kinh
tế, làm cho lợi ích của các quan hệ kinh tế phù hợp với lợi ích
chung của nền kinh tế quốc dân, gắn liền với công tác quản lý của
nhà nước với sự tự chịu trách nhiệm của các đơn vị kinh tế.
- Xác lập và gắn chặt mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị kinh
tế. Tạo nên sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các thành phần kinh
tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên kí kết, giúp đỡ các bên
xây dựng kế hoạch một cách vững chắc, thực hiện thắng lợi kế
hoạch của nhà nước và của đơn vị mình với hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Với tính chất là một loại quan hệ kinh tế trong kinh doanh, hợp đồng có vai
trò quan trọng và không thể thiếu được đối với các chủ thể kinh doanh:
- Hợp đồng là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của
mỗi đơn vị kinh tế, là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh
với quan hệ thị trường.
- Thông qua việc ký kết hợp đồng, các chủ thể kinh doanh xác
lập được căn cứ để xây dựng kế hoạch của mình.
Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch toán kinh tế
I.6 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
I.6.1. Người tham gia kí kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự

I.6.2. Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
I.6.3. Người tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện:
- Các yếu tố cấu thành sự tự nguyện trong hợp đồng: tự do ý
chí, tự do bày tỏ ý chí, thống nhất giữa tự do ý chí và tự do bày tỏ ý
chí.
- Các trường hợp không có tự nguyện:
• Giả tạo
• Nhầm lẫn
• Lừa dối
• Đe doạ
9
• Xác lập hợp đồng trong trạng thái không nhận thức, điều
khiển hành vi của mình.
I.6.4. Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
 Một số chú ý đối với từng loại hợp đồng:
• Hợp đồng bằng miệng hoặc bằng các hành vi cụ thể có hiệu lực tại thời điểm
các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng.
• Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào
văn bản hợp đồng.
• Hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin
phép có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng đó được công chứng, chứng thực, đăng
ký hoặc cho phép.
o Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa rất
quan trọng, xác định được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là xác định
được thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau, và đặc
biệt là khi giải quyết các tranh chấp về tài sản trong hợp đồng mà quy ra
thành tiền thì xác định giá trị của tài sản đó theo thời giá thị trường tại thời
điểm hợp đồng có hiệu lực. Đồng thời hiệu lực của hợp đồng cũng là một
trong những căn cứ để xem xét về tính hợp lệ và thời hiệu khởi kiện trong

vụ án dân sự (ví dụ: khi hợp đồng được giao kết nhưng chưa có hiệu lực thì
các tranh chấp nếu có sẽ không được Tòa án thụ lý giải quyết tại thời điểm
đó).
• Để một hợp đồng có hiệu lực thì bản thân hợp đồng đó phải tuân thủ các điều
kiện có hiệu lực của một hợp đồng dân sự, các điều kiện đó tùy theo tính chất, đặc
điểm của các hợp đồng mà sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại thì có ba
điều kiện cơ bản để một hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện đó sẽ có hiệu lực theo
luật định là điều kiện về mặt chủ thể; điều kiện về mặt nội dung và điều kiện về
mặt hình thức.
 Từ việc tìm hiểu chung về khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức… của
hợp đồng giúp ta dựa vào đó để nhận diện hợp đồng.
II. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG.
II.1 Theo bộ luật dân sự năm 2005
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã phân chia các loại hợp đồng dân sự chủ yếu
theo Điều 406 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau,
hay nói cách khác mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa là người có quyền lại vừa có
nghĩa vụ. Do vậy, trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia
này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại.
10
Trong thực tế, các hợp đồng chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp đồng song vụ chẳng
hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tín dụng,… ví dụ:
trong hợp đồng mua bán tài sản, thì bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và
nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Mặc dù trong Bộ
luật Dân sự không quy định việc bắt buộc hợp đồng mua bán phải được thể hiện dưới
hình thức cụ thể nào, song trong trường hợp hợp đồng được giao kết theo hình thức văn
bản thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản khi thực hiện. Khi các bên
đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình
khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối
với mình, trừ trường hợp tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không

thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện
được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh; hoặc nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực
hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào
thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu
nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời
gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
2.Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Điều này có
nghĩa là trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà không có
quyền gì đối với chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng
không phải thực hiện nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho tài sản). Do đó, nếu hợp
đồng được giao kết dưới hình thức viết thì chỉ cần lập thành bản và giao cho bên có
quyền giữ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được
bên có quyền đồng ý.
Trong thực tế, hợp đồng đơn vụ chiếm số lượng rất nhỏ trong giao lưu dân sự
do tính chất đặc biệt của nó. Hợp đồng đơn vụ có thể tồn tại dưới dạng như hợp đồng cho
vay tài sản được các bên thỏa thuận thời điển có hiệu lực là khi tài sản vay đã được
chuyển giao cho bên vay. Kể từ thời điểm có hiệu lực, chỉ bên vay tài sản có nghĩa vụ
hoàn trả tiền cho bên vay cả gốc vã lãi đúng thời hạn như đã thỏa thuận, trong khi đó bên
vay không phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với bên vay.
Hợp đồng song vụ và đơn vụ không hoàn toàn đồng nhất với hợp đồng có đền
bù và không có đền bù. Thông thường, hợp đồng có đền bù tồn tại dưới dạng hợp đồng
song vụ. Tuy nhiên, có trường hợp hợp đồng song vụ nhưng không có đền bù như hợp
đồng mượn cho tài sản. Trong hợp đồng này, bên cho mượn không nhận được lợi ích nào
từ bên mượn. Tuy nhiên, bên cho mượn có nghĩa vụ bảo đảm cho bên mượn được sử
dụng tài sản theo đúng công dụng và thời gian như đã thỏa thuận. Bên cho mượn không
được đòi lại tài sản trước hạn trừ trường hợp có nhu cầu đột xuất và cấp bách nhưng phải
báo cho bên mượn biết với thời gian hợp lý.
Trong cách phân loại hợp đồng này, cơ sở để xác định một hợp đồng là song vụ
hay hợp đồng đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết tại

thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
11
3.Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng
phụ. Theo đó, khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy
định, thi đương nhiên phát sinh hiệu lực, nghĩa là phát sinh hiệu lực bắt buộc đối với các
bên kể từ thời điểm giao kết.
4.Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu muốn có hiệu lực khi có 2 điều kiện sau:
thứ nhất, phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, đối tượng
cũng như hình thức của hợp đồng,…; thứ hai, hợp đồng chính có hiệu lực.
Trong thực tế, hợp đồng chính - phụ thường xuất hiện liên quan đến các giao
dịch bảo đảm. Chẳng hạn hợp đồng tín dụng có sử dụng các biện pháp bảo đảm như cầm
cố, thế chấp. Trong trường hợp này, hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính và hợp đồng
cầm cố, thế chấp là hợp đồng phụ.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp
đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện
nghĩa vụ đó.
Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền
trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên có
tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên
có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa
vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải báo
cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận; nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã
thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải
thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì
12
dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi
hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.

6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Sự kiện nhất định được coi là
điều kiện để hợp đồng được thực hiện hay chấm dứt khi đáp ứng ba yêu cầu sau:
Sự kiện thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật và trong tráI đạo
đức xã hội.Sự kiện phải mang tính khách quan, xuất hiện trong tương lai sau khi hợp
đồng được giao kết. Việc xuất hiện sự kiện hay không xuất hiện sự kiện hoàn toàn nằm
ngoài ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia hợp đồng. Trong trường hợp điều kiện là
một công việc phải thực hiện thì đó phải là những công việc có thể thực hiện được
II.2 Căn cứ vào tính chất hàng hóa – tiền tệ của mối quan hệ
kinh tế. Bao gồm 2 loại:
- Hợp đồng mang tính chất đền bù: Là loại hợp đồng mà theo đó quyền và
nghĩa vụ của các bên tương xứng với nhau trong trao đổi hàng hóa, thực hiện dịch
vụ và thanh toán.
- Hợp đồng mang tính tổ chức: Là loại hợp đồng mà theo đó, trên cơ sở sự
đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể kinh tế thỏa thuận thành
lập một tổ chức kinh tế mới để thực hiện mục đích chung của họ. Tổ chức kinh tế
này chỉ hoạt động trong phạm vu thỏa thuận giữa các chủ thể
II.3 Căn cứ vào thời hạn thực hiện. Bao gồm:
- Hợp đồng ngắn hạn: Là những hợp đồng có thời hạn thực hiện từ một năm trở
xuống
- Hợp đồng dài hạn: Là những hợp đồng có thời hạn thực hiện trên một năm.
Những hợp đồng này không chỉ liên quan đến kế hoạch của một năm mà còn có thể
liên quan đến kế hoạch của nhiều năm. Một hợp đồng dài hạn có thể được cụ thể
bằng nhiều hợp đồng ngắn hạn.
II.4 Căn cứ vào tính kế hoạch của hợp đồng. Bao gồm:
- Hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh: Là loại hợp đồng được ký kết theo những
chỉ tiêu pháp lệnh được nhà nước giao. Ký kết và thực hiện loại hợp đồng này là
nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế đối với nhau và đối với nhà nước. Kí kết hợp đồng
theo chỉ tiêu pháp lệnh là kỷ luật nhà nước. Loại hợp đồng này mang tính kế hoạch
rất cao. Do tính kế hoạch cao nên tính chất tự nguyện của các chủ thể trong loại hợp

đồng này có phần bị hạn chế. Trong cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, các hợp
đồng được ký kết theo chỉ tiêu pháp lệnh. Vì vậy, quyền tự chủ của các đơn vị kinh
tế không được phát huy.
13
- Hợp đồng không theo chỉ tiêu pháp lệnh: Là hợp đồng được ký kết theo theo
nguyên tắc tự nguyện giữa các chủ thể. Việc ký kết thực hiện loại hợp đồng nảy là
quyền tự do ý chí của các đơn vị kinh tế. Không một tổ chức, cá nhân hay cơ quan
nào được áp đặt ý chí của mình đối với các chủ thể hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng
này không phải căn cứ vào chỉ tiêu pháp lệnh, nhưng nó vẫn là cơ sở để xây dựng kế
hoạch và là công cụ để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mỗi đơn vị kinh
tế.
II.5 Căn cứ vào nội dung cụ thể của mối quan hệ kinh tế, hợp
đồng có rất nhiều loại khác:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá : Là hợp đồng mà theo đó bên bán có nghĩa vụ
chuyển giao hàng hoá và quyền sở hữu đối với hàng hoá đó cho bên mua theo
đúng điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng
hoá và thanh toán tiền hàng. Quan hệ hợp đồng này là quan hệ trao đổi hàng hoá,
gọi là quan hệ hàng hoá - tiền tệ
- Hợp đồng vận chuyển hàng hoá : Là hợp đồng mà theo đó bên vận tải hàng hoá
có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá nhất định đến địa điểm đã ấn định để giao cho
bên nhận hàng, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cho bên vận tải một
khoản tiền nhất định gọi là cước phí vận chuyển.
- Hợp đồng xây dựng cơ bản : Là hợp đồng kinh tế trong đó bên nhận thầu có
nghĩa vụ xây dựng và bàn giao cho bên giao thầu toàn bộ công trình theo đúng đồ
án thiết kế và thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng, còn ben giao thầu có
nghĩa vụ bàn giao mặt bằng xây dựng , các bản thiết kế và đầu tư xây dựng đúng
tiến độ đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu công trình và thanh toán cho bên nhận
thầu. Hợp đồng này mang tính chất đền bù.
- Hợp đồng dịch vụ : Là hợp đồng kinh tế theo đó bên cung cáp dịch vụ có nghĩa
vụ thực hiện hành vi nhất định phù hợp với ngành nghề đã đăng ký để thoả mãn

nhu cầu của bên thuê dịch vụ và được hưởng khoản tiền công nhất định gọi là phí
dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả dịch vụ và thanh toán
cho bên thuê dịch vụ phí như đã thoả thuận.
Để đi sâu hơn nhóm xin trình bày về hợp đồng thương mại nhằm làm dẫn
chứng minh hoạ cụ thể hơn cho việc nhận diện và phân loại hợp đồng.
III. HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI.
III.1 Căn cứ pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại
14
Luật thương mại được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Luật này thay thế
Luật thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2006.
III.2 Khái niệm về hợp đồng thương mại
Theo đ.1 và đ.2 của Luật Thương Mại 2005 ta có thể định nghĩa: “Hợp
đồng thương mại là sự thỏa thuận để thực hiện các hoạt động thương mại trên lãnh
thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu các bên thỏa thuận áp dụng luật này
hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viện có quy định áp
dụng luật này”.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại (gồm hoạt động
khuyến mãi, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội
chợ triển lãm thương mại) và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Hàng hóa
trong hoạt động thương mại bao gồm tất cả các loại động sản (kể cả động sản hình
thành trong tương lai) và những vật gắn với đất đai.
III.3 Đặc điểm hợp đồng thương mại
- Mục đích: Mục đích để xác lập hợp đồng thương mại là nhằm sinh lời. Sinh lời
được hiểu là nhằm tìm lợi nhuận (không nhất thiết là phải có lợi nhuận).
- Chủ thể Gồm thương nhân là chủ yếu (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thương xuyên và có
đăng kí kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến thương mại.

- Hình thức có thể được thiết lập theo cách thức mà hai bên thể hiện được sự thỏa
thuận mua bán hàng hóa giữa các bên (có thể: bằng lời nói, văn bản, hoặc hành
vi của các bên giao kết) (điều 24 LTM2005)
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa và dịch vụ.
- Nội dung thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán.
III.4 Đại diện giao kết hợp đồng thương mại
Luật Thương Mại 2005 không quy định vấn đề này, vì vậy áp dụng theo
quy định của Bộ luật Dân sự 2005: thẩm quyền kí kết trong hợp đồng dân sự là
Người đại diện theo pháp luật và Người đại diện theo ủy quyền.
- Người đại diện theo pháp luật là người đứng đầu tổ chức (tùy từng loại tổ chức,
người đứng đầu tổ chức là người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc là người
được tổ chức lựa chọn và ghi trong điều lệ của tổ chức).
- Người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
15
- Người đại diện theo ủy quyền là người được Người đại diện theo pháp luật ủy
quyền bằng văn bản.
III.5 Hình thức giao kêt hợp đồng thương mại
Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hợp đồng thương mại được ký kết giữa
(i) Pháp nhân với pháp nhân.
(ii) Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.
Hợp đồng thương mại được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch: công
văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng.
III.6 Thời điển giao kết hợp đồng thương mại
- Bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
- Hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng nếu thoả thuận im
lặng là chấp nhận giao kết.
- Đối với hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung

của hợp đồng.
- Đối với hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản.
III.7 Nội dung của hợp đồng thương mại
Hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản sau đây:
• Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng
giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
• Đối tượng của hợp đồng thương mại là tài sản phải giao tính bằng số lượng,
khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận, công việc phải làm hoặc không được
làm.
• Chất lượng, chủng loại, quy sách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc
yêu cầu kỹ thuật của công việc.
• Giá cả.
• Bảo hành.
• Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
• Phương thức thanh toán.
• Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.
• Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế.
16
• Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế.
• Các thoả thuận khác.
Tuy nhiên, tùy từng loại hợp đồng thương mại cụ thể mà nội dung của
chúng có những phần đặc trưng riêng biệt. Sau đây, nhóm thuyết trình xin trình bày
cụ thể nội dung của một vài loại hợp đồng thương mại
1. Hợp đồng mua bán:
1.1. Nôi dung hợp đồng
- Các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng
mua bán hang hóa do các bên tự thỏa thuận.
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu tài sản đối với hang
hóa và nhận thanh toán.
- Bên mua có quyền nhận hang, nhận quyền sở hữu hàng hóa và có nghĩa vụ

thanh toán tiền.
1.2. Có 5 tiêu chí cơ bản để nhận biết hợp đồng mua bán
- chủ thể của hợp đồng là người bán và người mua. Tức là người bán có
nghĩa vụ giao hang hóa – đối tượng của hợp đồng – cho người mua và nhận
tiền, còn người mua có nghĩa vụ nhận hang và trả tiền cho người bán.
- Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch hoặc là
quyền tài sản. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người bạn. Nếu
đối tượng của hơp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc giấy
tờ khác chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên bán.
- Nghĩa vụ quan trọng nhất của người bán là giao tài sản mua bán cho bên
mua và đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản đó. Trong trường
hợp đối tượng của hợp đồng là mua bán quyền tài sản thì người bán phải
chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu của mình về quyền sở hữu
tài sản đó sang cho bên mua.
- Nghĩa vụ quan trọng nhất của người mua là trả tiền. Người mua phải trả đủ
tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã ghi trong rõ trong hợp đồng. Nếu không
quy định rõ trong hợp đồng thì người mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại
địa điểm giao tài sản.
- Việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, thời điểm chuyển rủi ro
đối với hàng từ người bán sang người mua đóng vai trò quan trọng vì nó sẽ là
cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, nếu có, trong quá trình thực hiện hợp
đồng.
2. Hợp đồng đại diện thương mại
Thông thường có các nội dung sau đây:
- Tên và địa chỉ của các bên: việc thực hiện do tổ chức hoặc cá nhân thực
hiện với điều kiện tổ chức, cá nhân đó phải là thương nhân. Vì vây, tên và địa
chỉ ở đây phải là tên thương nhân hoặc tên thương mại và địa chỉ giao dịch
chính thức của thương nhân đó. Tên thương nhân hoặ tên thương mại của
17
thương nhân và địa chỉ giao dịch phải được ghi trong đăng kí kinh doanh của

thương nhân.
- Phạm vi đại diện: Phạm vi đại diện là nội dung quan trọng nhất của hợp
đồng đại diện. Phạm vi đại diện chính là giới hạn mà người đại diện đã ủy
quyền cho người đại diện thực hiện công việc đại diện. Thỏa thuận về phạm vi
đại diện phải rõ ràng, cụ thể để có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của
người đại diện cũng như được đại diện. Người đại diện không được vượt quá
phạm vi đại diện đã được thỏa thuận. Thỏa tuận về phạm vi đại diện không
vượt quá các hoạt động thương mại của người được đại diện.
- Thời hạn đại diện: Là khoảng thời gian mà người đại diện và người được
đại diện thỏa thuận để người đại diện thực hiện công việc đại diện.
- Mức thù lao: Là khoảng tiền do người đại diện được hưởng cho hoạt động
đại diện của họ. Luật không quy định cụ thể mức thù lao này nhưng thực tế cho
thấy các bên thường quy định một mức, một tỉ lệ đã được áp dụng thông dụng
trước đó.
- Thỏa thuận về hạn chế cạnh tranh: Theo pháp luật thương mail ở hầu hết
các nước, thảo thuận về hạn chế cạnh tranh có mục đích ràng buộc nghĩa vụ
người đại diện, bảo vệ quyền lợi chung của người được đại diện.
3. Hợp đồng đại lý
Chỉ trình bày nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa
3.1. Hàng hóa và việc mua bán hàng hóa
Các bên thỏa thuận cụ thể về hàng hóa được bán tại đại lý. Cần mô tả về tính
năng, kích cỡ, chất lượng, thành phần, cách thức đóng gói, bảo quản… trong
bản phụ lục đính kem ftheo hợp đồng đại lý.
Nhìn chung, việc giao nhận hàng hóa giữa các bên giao đại lý và bên đại lý
được tiên hành tương tự như việc giao nhận được tiến hành trong hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Một khác biệt của giao nhận hàng hóa giwuax hợp đồng đại lý và hợp đồng
mua bán hàng hóa là trong đại lý, mỗi lần giao nhân hàng hóa không hình
thành một hợp đồng riêng mà việc giao nhận được thực hiện thường xuyên. Do
đó, trong hợp đồng đại lý, các bên cần thỏa thuận sử dụng các phụ lục hợp

đồng lien quan đến giao nhận hàng hóa để tạo thuận tiện cho quá trình thực
hiện hợp đồng.
3.2. Giá hàng hóa
Giá trong hợp đồng đại lý bao gồm giá mà bên giao đại lý giao cho bên đại lý
và giá mà bên đại lý giao cho khách hàng. Giá giao đại lý thường do bên đại lý
ấn định trong từng khoản thời gian cụ thể thong qua việc cung cấp bảng báo
giá cập nhật cho bên đại lý trong một khoản thời gian nhất định.
3.3. Thanh toán
Thanh toán trong hợp đồng đại lý bao gồm: (i) thanh toán thù lao đại lý và (ii)
thanh toán tiền bán hàng.
Các bên cần thỏa thuận về đồng tiền thanh toán, đặc biệt là đối với các hợp
đồng dịa lý mà một trong các bên ở nước ngoài, phương thức thanh toán, và có
18
thể có các chế tài phạt trong trường hợp vi phạm liên quan đến điều khoản
thanh toán.
3.4. Thời hạn hợp đồng đại lý, gia hạn hợp đồng đại lý
Thời gian hợp đồng đại lý không thường được các bên tính toán để đảm bảo
các mục tiêu sau:
- Bên giao đại lý đánh giá tính hiệu quả của bên đại lý và quyết định có nên
trực tiếp gia hạn hay không.
- Đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho bên đại lý với các chi phí đầu tư mà bên này
đã bỏ ra để thiết lập đại lý.
Vấn đề gia hạn hợp đồng đại lý thường mang tính chất tự động nếu một trong các
bên không có thong báo trước trong một khoảng thời gian nhất định về ý định
chấm dứt hợp đồng đại lý sau thời hạn ban đầu.
3.5. Không cạnh tranh
Là điều khoản đóng vai trò quan trọng trong hợp đồng đại lý
Nội dung của hợp đồng không cạnh tranh bao gồm các vấn đề sau đây:
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng đại lý, bên đại lý không được quyền ký
kết hợp đồng đại lý với các đối thủ cạnh tranh của bên giao đại lý.

- Sau khi chấm dứt hợp đồng đại lý, bên đại lý không được ký kết các hợp
đồng với các đối thủ hoặc hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cạnh tranh trực
tiếp với bên giao đại lý trong một thời gian nhất định. Quy định này nhằm hạn
chế khá lớn quyền của bên đại lý ngay cả khi các bên đã chấm dứt hợp tác với
nhau.
3.6. Xúc tiến thương mại
- Các hợp đồng đại lý thường có thỏa thuận về xúc tiến thương mại. Nếu bên
giao đại lý mong muốn các vấn đề liên quan đến xúc tiến thương mại sẽ do bên
giao đại lý chịu trách nhiệm thực hiện.
- Nếu bên giao đại lý cho phép đại lý được tiến hành các hoạt động xúc tiến
thương mại thì bên giao đại lý cần hướng dẫn cụ thể cho bên đại lý về thủ tục,
các điều kiện tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại. Và hiện nay các hoạt
động như khuyến mãi, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại đều yêu cầu
cấp giấy phép đăng ký hoặc yêu cầu thong báo đến các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
3.7. Quyền sở hữu trí tuệ
- Bên giao đại lý cho phép sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại chỉ
vì mục đích duy nhất là để thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định
trong hợp đồng.
- Bên đại lý không đước có các hành vi như sửa chữa, thay đổi nhãn mác, sử
dụng nhãn mác khác với nhãn mác của bên giao đại lý… mà không có sự cho
phép của bên gia đại lý. Bên đại lý cũng không được sử dung nhãn mác hàng
hóa (có thể của bên đại lý sản xuất) gây nhầm lẫn với nhãn mác sản phẩm của
bên giao đai lý.
19
- Bên giao đại lý có quyền sửa chữa, thay đổi nhãn hiệu, tên thương mại của
hàng hóa và đồng thời có quyền kiểm tra, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ của bên đại lý.
3.8. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
Do thời hạn thực hiện hợp đồng dài nên hợp đồng đại lý thường có thỏa thuận

về sửa đổi, bổ sung hợp đồng để đảm bảo phù hợp hơn với các điều kiện nãy
sinh trong thực tế thực hiện hợp đồng và phù hợp với lợi ích giữa các bên.
Thông qua các thể hiện sau:
- Sau một thời gian nhất định, các bên hợp đồng sẽ xem xét lại các điều
khoản của hợp đồng trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và cùng đảm bảo
thuận tiện cho quá trình thực hiện hợp đồng.
- Thỏa thuận chung về nguyên tắc, theo đó sửa đổi, bổ sug hợp đồng đại lý
chỉ có hiệu lực khi được các bên trong hợp đồng đồng ý bằng văn bản
3.9. Chấm dứt hợp đồng đại lý
3.9.1. Trường hợp chấm dứt hợp đồng đại lý khi hết hạn theo tỏa
thuận các bên
3.9.2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng do một bên vi phạm hợp
đồng
3.10. Các điều khoản khác
Ngoài ra còn một số điều khoản khác trong hợp đồng như quy định trách nhiệm
mỗi bên, các thay đổi phải đươch chấp nhận và thông báo trước một khoản thời gian
nhất định, về nghĩa vụ hợp tác, cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành…
4. Hợp đồng thuê mua
Những nội dung cần thiết trong một hợp đồng thuê mua
- Thông tin về chủ thể trong hợp đồng
- Địa điểm, ngày tháng, năm giao kết hợp đồng
- Số lượng tài sản
- Thời hạn thuê
- Địa điểm giao nhận tài sản
- Thời gian sử dụng tài sản
- Quyền sở hữu đối với tài sản
- Thế chấp hoặc bảo lãnh
- Tiền thuê và thời hạn thanh toán tiền thuê
- Lãi suất
- Bảo hiểm tài sản và chi phí khác

- Chấm dứt hợp đồng trước khi kết thúc thời hạn thuê mua
- Xử lý hậu quả khi hợp đồng bị chấm dứt trước khi kết thúc thời hạn thuê
- Xử lý tài sản cho thuê khi kết thúc hợp đồng
5. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nội dung:
- Tên và hình thức nhượng quyền thương mại được chuyển giao (sơ cấp, thứ
cấp, độc quyền hay không độc quyền)
20
- Nội dung, phạm vi của nhượng quyền thương mại
- Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cấp
cho người tiêu dung
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng thương mại. Thời hạn hợp đồng do các bên
thỏa thuận nhưng không quá 5 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Các bên
có thể thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn quy định hoặc gia hạn
sau khi chấm dứt hợp đồng
- Giá cả, các chi phí, các phương thuế, các khoản thanh toán
- Quyền hạn, trách nhiệm của các bên
- Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện
6. Hợp đồng chuyên chở
Nội dung gồm:
- Chủ thể của hợp đồng
- Ngày ký hợp đồng chuyên chở
- Loại phương tiện vận chuyển và các đặc trưng cơ bản của phương tiện
- Thông tin về đối tượng vận chuyển
- Thông tin về hành trình
- Ngày và nơi người chuyên chở nhận và giao hàng
- Thông tin về cước phí và các chi phí có liên quan
- Trách nhiệm và miễn trách nhiệm cho người chuyên chở
- Luật áp dụng và trọng tài xét xử
- Ngoài ra hai bên còn có thể thỏa thuận đưa them vào hợp đồng những điều

khoản khác nữa
- Cuối cùng, hai bên ký và đóng dấu
7. Hợp đồng bảo hiểm thương mại
Nội dung gồm:
- Tên địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm (người được
bảo hiểm hoặc người phụ hưởng)
- Đối tượng bảo hiểm. Cụ thể như hàng hóa, tàu, nhà máy, cầu đường…
- Số tiền bảo hiểm (giá trị tài sản được bảo hiểm đối với đối với bảo hiểm tài
sản)
- Phạm vi bảo hiểm
- Điều khoản bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Thời hạn bảo hiểm
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm, thường được ghi rõ
trong giấy thông báo thu phí kèm theo hợp đồng
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
- Giải quyết tranh chấp
- Ngày tháng năm giao kết hợp đồng, đôi khi pahir ghi cả giờ giao kết hợp
đồng
21
III.8 Biện pháp bảo đảm hợp đồng thương mại
Theo BLDS 2005 (LTM 2005 không qui định), các biện pháp bảo đảm thực
hiện
nghĩa vụ gồm : thế chấp, cầm cố, đặt cọc,ký cược,ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp .
III.8.1Thế chấp tài sản (đ.342, 343 BLDS):
Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (gọi là bên nhận thế
chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp mà do bên thế chấp
giữ hoặc thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.

Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp
đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có qui định thì văn bản thế chấp phải được
công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
III.8.2 Cầm cố tài sản (đ.326, 327 BLDS) :
Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền
sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự.
Việc cầm cố phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng
hoặc ghi trong hợp đồng chính (không qui định phải có công chứng hoặc chứng
thực)
III.8.3 Bảo lãnh (đ.361, 362, 363 BLDS):
Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên
được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa
vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên
bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình.
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng
chính.
Trong trường hợp pháp luật có qui định thì văn bản bảo lãnh phải được
công chứng, chứng thực.
III.8.4 Đặt cọc :
22
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí,
đá quí hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để bảo đảm giao kết hoặc thực
hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả
lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên

đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
III.8.5 Ký cược :
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản, giao cho bên cho thuê một
khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để
bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký
cược sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có
quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược
thuộc về bên kia.
III.8.6 Ký quỹ :
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gởi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí
hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm việc
thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt
hại do bên có nghĩa vụ gây ra sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng. Thủ tục gởi và
thanh toán do pháp luật về ngân hàng qui định.
III.8.7 Tín chấp :
Tín chấp chỉ việc tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở bảo đảm bằng tín chấp
cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín
dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo qui định của Chính phủ .
Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi
rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm
của người vay, ngân hàng, tổ chứctín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.
III.9 Các biện pháp chế tài khi thực hiện hợp đồng
23
Gồm các hình thức : phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp đồng,
đình chỉ, buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngưng thực hiện hợp đồng.

III.9.1 Huỷ bỏ hợp đồng (đ.312, 314, 315 LTM 2005):
- Huỷ bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn (hoặc một phần) việc thực hiện
nghĩa vụ ghi trong hợp đồng
- Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng
mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ
bản nghĩa vụ hợp đồng. (Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây
thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc
giao kết hợp đồng – đ.3 LTM 2005)
- Bên muốn hủy bỏ phải thông thông báo ngay cho bên kia biết. Trường
hợp không thông báo, gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
- Khi hợp đồng bị hủy bỏ, xem như hợp đồng không có hiệu lực từ thời
điểm giao kết, các bên không phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp
đồng trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải
quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa
vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của
họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích
đã nhận thì phải hoàn bằng tiền.
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
III.9.2 Đình chỉ thực hiện hợp đồng (đ. 310, 311 LTM 2005):
- Một bên có quyền đình chỉ (chấm dứt thực hiện hợp đồng) khi xảy ra hành
vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện đình chỉ hoặc một bên vi phạm cơ
bản nghĩa vụ của hợp đồng nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết
- Hợp đồng chấm dứt thực hiện từ thời điểm bên kia nhận được thông báo
đình chỉ
- Khi hợp đồng bị đình chỉ, các bên không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng,
bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa
vụ đối ứng
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
III.9.3 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (đ.308, 309 LTM 2005)
- Một bên có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng khi xảy ra hành vi vi

phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc
24
một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng nhưng phải thông báo ngay cho bên
kia biết.
- Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện, hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng
chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ hợp đồng đối
với vi phạm không cơ bản.
III.9.4 Buộc thực hiện đúng hợp đồng (đ.297, 299 LTM 2005):
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi
phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được
thực hiện và chịu các chi phí phát sinh.
- Trong thời gian áp dụng chế tài này, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
- Bên bị vi phạm có thể gia hạn thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng. Nếu bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện hợp
đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng
các chế tài khác.
III.9.5 Phạt hợp đồng :
Phạt hợp đồng là khoản tiền bên vi phạm trả cho bên bị vi phạm do vi phạm
hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận trừ các trường hợp được miễn trách
nhiệm (đ.300 LTM 2005)
- Mức phạt đối với một vi phạm hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm
do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% tính trên giá trị phần vi
phạm (đ.301 LTM 2005)
- Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán thì bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình
trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường

hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác (đ.306 LTM 2005)
III.9.6 Bồi thường thiệt hại :
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành
vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm
giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra
25

×