Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Chuyên đề thuyết trình tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.45 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU.
Những ảnh hưởng ngoại tác tích cực và hiệu quả phân phối lại thu nhập đảm bảo
công bằng xã hội của giáo dục, dẫn tới vấn đề đòi hỏi giáo dục công miễn phí đã trở thành
ngọn cờ tiên phong trào đấu tranh dân quyền và nhân quyền trong cuộc cách mạng tư
sản ở Pháp từ cuối thế kỷ XVIII, và sau đó được lan rộng khắp châu Âu, mà hiện nay được
chấp nhận rộng rãi, đặc biệt ở những nước Bắc Âu. Việt Nam đang xây dựng một nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tiêu chí công bằng xã hội trong tiêu
dùng hàng hóa giáo dục, cũng không năm ngoài mục đích này.
Khác với những nước có khoảng thời gian dài đầu tư coh phát triển, những chính
sách cung cấp và tài trợ cho giáo dục ở các nước đang phát triển nếu không có nghiên
cứu để tìm ra những luận cứ khoa học đầy đủ, thì quá trình thực hiện sẽ luôn luôn gặp
phải những mâu thuẫn. Kết quả dẫn đến, không chỉ hiệu quả kinh tế của các chính sách
đầu tư không đạt được mục đích mà còn tạo ra thêm những bất công trong giáo dục, kết
quả phân phối ngược có thể xảy ra, mà nguồn gốc lại bắt đầu từ những quyết sách của
chính Nhà nước.
Những mâu thuẫn trong các chính sách đầu tư cho giáo dục thường xuất hiện ở
các quốc gia mà mong muốn phát triển hệ thống giáo dục của mình trước quy mô tăng
trưởng của nền kinh tế, bởi vì chi tiêu cho giáo dục bị ấn định bởi ngân sách quốc qia,
nhưng chi phí cho giáo dục lại luôn tăng, cùng với nhu cầu học tập ngày càng tăng của
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 1
người dân lại không thể bị giới hạn, bởi vậy, trong các chính sách tài trợ cho giáo dục,
Chính phủ luôn mong muốn có thêm đóng góp từ phía người dân, cộng đồng thông qua hệ
thống đại học tư thục, dùng các chính sách tư nhân hóa, xã hội hóa giáo dục. Tuy tiến
trình mở rộng sự tham gia của cộng đồng vào tài trợ cho giáo dục là con đường tất yếu,
nhưng không phải luôn thành công, nếu thiếu cơ sở pháp lý, thiếu tính công khai, minh
bạch có thể sẽ làm cho những chính sách công bằng trong giáo dục bị biến dạng, lạm
dụng bởi mục tiêu lợi nhuận, rút cục giáo dục bị rơi vào những cái bẫy có kết quả không
mong đợi mà có thể dự báo trước.
Do vậy, vấn đề cung cấp các sản phẩm của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học
trong nền kinh tế để nhắm tới nhiều mục đích, trong đó có thực hiện phân phối lại đảm
bảo công bằng xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của chi tiêu công


ở các quốc gia trên thế giới ngày nay.
PHẦN 1 :
CÔNG BẰNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC Ở VIỆT NAM.
I. NHẬN THỨC VỀ CÔNG BẰNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM:
Công bằng xã hội trong giáo dục là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, được xem xét
trên cả góc độ vĩ mô và vi mô, xét trên giác độ địa lý, tự nhiên, xã hội.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 2
Xét theo giác độ khu vực, địa lý ta thấy có sự khác biệt trong các vùng điều kiện
hưởng thụ giáo dục như thành thị-nông thôn, đồng bằng-miền núi…
Xét theo giác độ tự nhiên-xã hội ta thấy sự khác biệt về cơ hội tiếp thu giáo dục ảnh
hưởng từ giới, độ tuổi, từ người phát triển trí tuệ bình thường và người thiểu nẳng về trí
tuệ, từ xuất phát điểm điều kiện sống, lối sống, mức sống…
Như vậy công bằng xã hội trong giáo dục là quyền được hưởng thụ như nhau về
điều kiện, cơ hội học tập và phát triển của mỗi người cũng như nghĩa vụ của họ phải
tham gia, đóng góp trong khả năng và môi trường mà người đó phụ thuộc.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt, bất công bằng xã hội trong giáo dục giữa các
cá nhân, theo vùng, miền, sắc tộc là sự khác biệt về nguồn gốc tài sản bẩm sinh, cùng với
chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế-xã hội nói chung, dẫn đến mức thu nhập khác
nhau của từng con người trong xã hội là.
Nhận thức về khái niệm công bằng cũng không hoàn toàn không đồng nhất. Có 2
cách hiểu khác nhau về công bằng xã hội:
- Công bằng ngang: là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh
tế như nhau (được xét theo một số tiêu chí nào đó như thu nhập,hoàn cảnh gia đình,tôn
giáo,dân tộc…). Đối với hàng hóa giáo dục,ai cũng đều có quyền đi học không phân biệt
thành phần cấp bậc,chủng tộc,tốn giáo v v…đó là công bằng ngang.
Công bằng dọc: là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc
có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Hãy so
sánh giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, có thể thấy với kiến thức phổ thông
mọi người đều có khả năng tiếp thu và tích lũy được như nhau, nhưng với giáo dục đại

học thì không phải ai cũng có thể. Có thể nói đầu vào đại học đã cho thấy được sự phân
loại: người có khả năng tích lũy tri thức nhiều hơn cùng với khả năng tài chính sẽ có cơ
hội vào đại học cao hơn những người khác. Như vậy nền giáo dục đại học cho thấy rõ đã
có sự phân bổ theo công bằng dọc trong hệ thống giáo dục.
Nếu như công bằng ngang có thể thực hiện bởi cơ chế thị trường, thì công bằng
dọc cần có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ thực thi chính sách phân phối theo công
bằng dọc nhằm giảm chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân.
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề rất khó khăn, nan giải, không
kể đến những yếu tố về chính trị thì sự bình đẳng về giáo dục còn bị va chạm vào hàng
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 3
loạt các yếu tố xã hội phức tạp khác như: chi phí cho việc học tập, hoàn cảnh xã hội và gia
đình, hệ thống tổ chức của giáo dục. Có thể nói giải quyết vấn đề công bằng xã hội trong
giáo dục chính là việc thu hẹp sự cách biệt xã hội, nhưng chúng ta chỉ có thể tiệm cận
được nó chứ không thể đạt được nó một cách hoàn hảo. Thực hiện công bằng xã hội
trong giáo dục là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực, trong đó vai trò của Chính phủ
mang yếu tố quyết định. Nhà nước phải vượt lên trên mọi quan niệm và xu hướng xã hội,
nhìn vào nhu cầu của toàn dân, như thế mới mong giữ được công bằng trong việc mở
mang nền giáo dục.
Bác Hồ có nhận định “Mọi người thanh niên Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của
mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng
nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Có thể nói tư tưởng dành
độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và cụ thể hơn là ham muốn tột bật của Người. “…
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành là tư tưởng xuyên suốt, căn bản trong
việc thực hiện công bằng xã hội nói chung và công bằng xã hội trong giáo dục nói riêng”.
Đường lối, chính sách của Việt Nam luôn luôn nhất quán coi trọng việc xây dựng
nền tảng học vấn tối thiểu cho toàn dân để trên cơ sở đó không ngừng phát triển sự
nghiệp giáo dục nhằm mục tiêu: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã quy định rất rõ ràng : “Công dân có quyền và nghĩa vụ học học tập”, hoặc: “mọi công

dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã
hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã
hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp
đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển
tài năng. Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số, con em ở vùng
có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi,
người tàn tật , khuyết tật và các đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện
quyền và nghĩa vụ học tập của mình”.
Bảng : Xếp hạn chỉ số cạnh tranh và chỉ số giáo dục của một số nước trong khu vực.
Quốc gia
Chỉ số
Cạnh tranh
Hàn
Quốc
Singapore Malaixia Indonexia Philippin
Thái
lan
Trung
Quốc
Việt Nam
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 4
Chỉ số cạnh tranh GCI 11 7 21 54 71 28 34 88
Ngân sách giáo dục 76 100 20 120 96 46 111 97
Nhập học tiểu học 4 37 43 42 56 87 50 88
Chất lượng giáo dục tiểu
học
23 3 17 45 84 55 48 92
Nhập học trung học 48 32 86 96 69 90 91 87
Nhập học đại học 1 36 60 86 63 40 80 103
Chất lượng hệ thống giáo

dục
19 1 15 29 54 41 73 112
Chất lượng học toán, KH 10 1 13 32 109 41 57 79
Chất lượng các trường QL 26 7 23 32 35 33 90 120
Tiếp cận Internet 4 9 31 64 58 37 46 67
Mức độ sẵn sàng các dịch
vụ đào tạo và nghiên cứu
14 17 21 29 64 62 39 74
Đào tạo đội ngũ 5 7 16 34 31 36 61 83
Trải qua hơn nửa thế kỷ dựng nước , và một phần ba thế kỷ thống nhất đất nước,
nền giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
với đa số người dân mù chữ, nền giáo dục bị lệ thuộc, mà ngày nay Việt Nam đã có một
đội ngũ đông đảo những người lao động có trình độ cao đáp ứng cho sự nghiệp phát triển
đất nước nói chung, sự nghiệp giáo dục nói riêng. Từ một nền giáo dục bảo hộ, thuộc địa,
thiếu mọi nguồn lực từ độicz ngủ giảng viên đến cơ sở vật chất, tài chính phải đi vay, đến
chương trình đào tạo, nội dung học thuật phải du nhập từ nước ngoài, nhưng ngày nay
Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục với đầy đủ các hệ, các cấp đào tạo từ mẫu giáo cơ
sở đến bậc đào tạo cao nhất là tiến sĩ.
Chúng ta không phủ nhận kết quả đã đạt được, nhưng những đòi hỏi về tính hiệu
quả của một nền giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu về cơ hội được học tập của mọi
người dân thì vẫn còn những hạn chế. Tình hình giáo dục của Việt Nam hiện nay cho thấy
không chỉ chất lượng đào tạo đang được báo động khẩn cấp, mà khoảng cách về trình độ
phát triển giáo dục và đào tạo giữa các vùng miền trong nước không những không được
thu hẹp mà còn có xu hướng mở rộng dần. Giáo dục và đào tạo ở vùng nông thôn đặc biệt
là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn.
II. NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ CÔNG ĐỂ CÓ CHI PHÍ
THẤP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM:
1. Gia tăng bất công của chính sách học phí thấp:
Phương thức truyền thống tài trợ cho giáo dục đại học ở Việt Nam bị ảnh hưởng
rất đáng kể bởi các nền giáo dục của Pháp(thời kỳ thực dân Pháp xâm lượt nước ta), sau

này là Liên Xô, trực tiếp cung cấp tài chính cho các cơ sở đào tạo. Chính phủ tài trợ theo
đầu vào, người học sẽ nhận được trợ cấp gián tiếp của Chính phủ thông qua cơ sở đào
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 5
tạo. Tức là những sinh viên nào muốn nhận được tài trợ của Chính phủ đều phải vượt qua
kỳ thi tuyển sinh và vào học trong các trường công lập. Sinh viên vào đại học không phải
nộp tiền học phí (trong nền kinh tế bao cấp trước năm 1986) hoặc tiền học phí phải đóng
là rất thấp, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, hệ thống trợ cấp này dang bị phê phán cả về cơ sở lý luận công bằng lẫn
hiệu quả. Luận cứ chính từ sự hỗ trợ của Chính phủ là nó đã dẫn đến sự phân phối lại thu
nhập đảm bảo công bằng hơn. Song sự phê phán lại chứng minh ngược lại:những người
nhận trợ cấp chủ yếu là những người đã có may mắn. Bởi vì thu nhập trung bình của
những người đi học đại học thường cao hơn những người không đi học, vì vậy giúp đỡ
học là giúp đỡ những người có hoàn cảnh khá giả hơn. Hay nói cách khác đi là, những
người có hoàn cảnh gia đình khá giả thường có cơ hội học tập tốt hơn, vào đại học ở
trường công lập được miễn phí, như vậy trợ cấp cho giáo dục ở đây lại hướng đến những
đối tượng có thu nhập khá giả. Trong khi đó, những người có hoàn cảnh khó khăn, thu
nhập bình quân ở mức thấp thì lại có ít cơ hội học tập trong các trường đại học công lập,
tức là với họ không có trợ cấp nào cả. Từ đó thấy rằng, trợ cấp trực tiếp cho giáo dục đại
học chính là thực hiện quá trình phân phối ngược. Tác động thuần túy của trợ giúp đối
với phân phối lại thu nhập không rõ ràng: vì người giàu có hơn thường đóng nhiều thuế
hơn, cho nên họ phải chịu phần chi phí lớn hơn, nhưng lại nhận phần lợi ích lớn hơn.
Tuy nhiên, không phải cứ học phí đào tạo thấp, người nghèo sẽ được đi học, công
bằng xã hội sẽ đảm bảo tốt hơn, mà ngược lại, khi học phí thấp, ngân sách Nhà nước phải
gánh chịu phần lớn, và phần đó sẽ chảy vào lớp người giàu nhiều hơn vì trong giáo dục
đại học phần lớn vẫn là con em của tầng lớp giàu có và trung lưu. Các nghiên cứu chỉ ra
rằng, chính sách học phí thấp thường lại làm cho mất công bằng xã hội nhiều hơn. Nhưng
phần trợ cấp ở giáo dục đại học, tỷ lệ sinh viên thuộc tầng lớp trên chiếm phần lớn nên
tiền trợ cấp đó yếu lại chạy vào các lớp dân cư giàu có.
Năm 2007, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) ở Việt Nam có một
nghiên cứu về tài trợ công trong giáo dục đại học và cho kết quả: có đến 35% ngân sách

Nhà nước trợ cấp cho giáo dục đã chảy vào túi con em của 20% dân cư giàu nhất, trong
khi đó chỉ có 15% chảy vào con em của 20% dân cư nghèo nhất. Đó phải chăng có một
phần là do kết quả của chính sách học phí thấp, một chính sách đã làm tăng thêm mất
công bằng xã hội. Chưa có những thống kê chính thức, nhưng có một vài nghiên cứu cho
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 6
thấy, mất công bằng xã hội trong giáo dục đại học ở Việt Nam còn cao hơn mức mất công
bằng xã hội về thu nhập kinh tế, có thể lên tới hàng chục lần. Nhiều nhà đầu tư nước
ngoài đang xem Việt Nam là một “thị trường giáo dục béo bở”, bởi lẽ một phần vì Việt
Nam như đang dành riêng “phân khúc thị trường” giáo dục có chi phí đơn vị cao cho các
nhà đầu tư giáo dục nước ngoài. Hiện nay, đang có sự “đối xử bình đẳng quốc gia” ngược
trong giáo dục đại học ở Việt Nam.
Nếu xét về cơ hội được đến trường của người dân thì những số liệu về công bằng
trong giáo dục đại học ở Việt Nam được đưa ra còn ít hơn mong đợi. Năm 2004, nếu tính
theo vùng miền thì, tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân bình quân của cả nước là 161, cùa
Đồng Bằng Sông Hồng là 323, trong khi của Đồng Bằng Sông Cửu Long là 40, chênh lệch
nhau 8 lần; nếu tính theo đơn vị tỉnh, của Thừa Thiên Huế là 751, trong khi của Trà Vinh
là 23,chênh nhau là 23 lần.
Bảng báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới nhận định, giáo dục Việt Nam
đang có một khoảng cách khá xa so với các quốc gia trong vùng, bởi vì chỉ có 2% dân số
có số năm đi học bằng hoặc hơn 13 năm, và Việt Nam cũng được xếp hạng chót trong
vùng về số người trong độ tuổi 20-24 đang theo học đại học: chỉ 10% mà thôi. Thêm vào
đó, và quan trọng hơn nhiều, là “sự thất bại về cơ bản của hệ thống giáo dục nằm ở chỗ,
nó không đủ năng lực đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như khuyến khích
tri thức và đổi mới”. Hiển nhiên là đang có khủng hoảng trong giáo dục đại học Việt Nam,
do vậy nhu cầu thay đổi cũng trở thành cấp bách hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa và cạnh tranh để tồn tại, các trường đại học ở Việt Nam cần xác định mình đang
ở đâu trong tương quan so sánh với các trường cùng loại trong nước, trong khu vực và
trên thế giới, từ đó xác lập những cột mốc làm mục tiêu phát triển cho mỗi chặng đường.
Thêm vào đó, các nghiên cứu của World Bank cho thấy, chính sách học phí thấp ở
Việt Nam đã làm doãng ra chênh lệch tỷ lệ theo học đại học của hai nhóm dân cư này lên

đến 15 lần. Vậy phải chăng, chính sách “Học phí cao – Tài trợ nhiều”, quỹ cho sinh viên
vay vốn hiệu quả cùng với những giải pháp mới trong việc huy động nguồn lực tài chính
tư cho giáo dục đại học có thể giải quyết được những vần đề nan giải của tài chính đại
học.
Tuy nhiên, về phần cơ cấu tài chính giáo dục Việt Nam hiện đang có nhiều bất cập
dẫn đến chi tiêu không hợp lý, kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn ngân sách cho
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 7
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Với tổng số tiền từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo như
năm 2006 là 54.798 tỷ đồng thì ngành giáo dục đã dùng tới 81,8% tổng số tiền này để chi
thường xuyên, số tiền để chi cho đầu tư chỉ là 10.000 tỷ, chiếm 18,2%. Tỷ lệ này khi về các
địa phương còn tiếp tục mất cân đối nghiêm trọng hơn. Với 40.458 tỷ đồng ngân sách
giáo dục rót về các địa phương thì có tới 34.578 tỷ để dành cho việc chi thường xuyên, chi
cho đầu tư chỉ là 5.880 tỷ đồng.
Như vậy, với tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục như năm 2006 thì chủ yếu
số tiền này chỉ được dùng vào chi tiêu thường xuyên, tiền dành cho đầu tư hầu như không
đáng kể. Trong khi đó, tiền đầu tư ở đây được tính cho những việc như nâng cao cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học, trường lớp, đổi mới phương pháp dạy và học…
Tại hầu hết các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ và ngay ở
những quốc gia láng giềng như Trung Quốc, tỷ lệ chi thường xuyên chỉ chiếm khoảng
40% trong tổng chi, 60% còn lại dành cho việc tái đầu tư.
2. Những rủi ro của chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên
Đứng trước những thách thức của hệ thống giáo dục, Việt Nam đang thử nghiệm
các chương trình cải cách giáo dục toàn diện, mà một trong những phần quan trọng của
nó là cải cách tài trợ cho giáo dục đại học. Cho đến nay, tài trợ cho giáo dục đại học ở Việt
Nam vẫn theo hướng Chính phủ cấp kinh phí trực tiếp cho các trường theo kế hoạch hằng
năm của các cơ quan quản lý giáo dục, tức là theo nguyên tắc chung “đầu tư vào nguồn
vốn con người” dựa theo cấu trúc đầu vào. Những bất cập của mô hình này đòi hỏi Việt
Nam phải đánh giá lại, bởi bì: Thứ Nhất, các trường công lập được nhận trợ cấp thì luôn
có tâm lý ỷ lại vào Chính phủ. Thứ hai, người học có một bắt buộc là muốn nhận trợ cấp
của Chính phủ thì phải vào trường công lập, trong khi đó, khả năng, gia cảnh của người

học không phải ai cũng có khả năng này. Thứ ba, Chính phủ không thể duy trì mức trợ
cấp hiện tại để chi phí đơn vị cho một sinh viên học đại học quá thấp kéo dài triền mien.
Tất cả những thách thức đó, dẫn đến Chính phủ không tìm ra lối thoát cho bài toán tài
trợ như thế nào cho giáo dục đại học và phần đóng góp của người học là bao nhiêu vì
không có sự đồng thuận của xã hội.
Tuy nhiên, chương trình tín dụng cho sinh viên vay vốn có thể đưa vào áp dụng với
mục đích là giảm bớt gánh nặng cho người học, trước hết là đối với tầng lớp dân cư có
thu nhập thấp. Nếu nguồn vay này chỉ được dùng để trang trải cho học tập, thì nó có thể
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 8
hoàn toàn không hấp dẫn đối với những người, mà hằng ngày cần phải tự bươn trải để
đảm bảo cuộc sống cho mình. Rút cục lợi ích từ chương trình này sẽ hấp dẫn phần cơ bản
là chỉ là lớp trẻ, mà cha mẹ chúng thuộc tầng lớp trung lưu và phần đông trong số họ, có
khả năng học đại học mà không cần đến nguồn tín dụng ưu đãi đó.
Những người ủng hộ tài trợ trực tiếp cho cở sở đào tạo thì lại thấy, thực tế bất cập
của ý tưởng này ở chỗ, sẽ xuất hiện trường hợp có người không có khả năng vay, đó là
trong trường hợp thất bại của thị trường. Nếu thị trường vốn là hoàn hảo, những người
mà giáo dục có lợi cho họ, và chi phí thấp hơn lợi ích thu được, sẽ có động cơ vay tiền để
đi học đại học. Nhưng trong thực tế, đa số các ngân hàng tư nhân không muốn cho sinh
viên vay tiền đi học, và do đó, những người không có vốn riêng (hay vốn của cha mẹ) có
thể không được theo học đại học. Có những lý do chính đáng giải thích cho việc này: ngân
hàng lo sinh viên khó thanh toán nợ cho họ. Những khó khăn mà Chính phủ gặp phải khi
đòi nợ sinh viên cũng tương tự như lo lắng này. Khi đó, nếu Chính phủ không tham gia
vào thị trường, trực tiếp cho vay hoặc bảo lãnh cho vay, thì con nhà nghèo vẫn có khả
năng không được học đại học. Thêm nữa, họ cho rằng, những khoản cho vay mà không có
trợ cấp sẽ không khuyến khích sinh viên con nhà nghèo học đại học. Bởi vì vay tiền để đi
học luôn luôn xuất hiện rủi ro về đầu tư có thể không được hoàn trả đúg hạn bằng lương
cao; nếu không được trả nợ, họ lại phải vay tiếp, và dồn lại thành món nợ lớn hơn. Tức là,
ngay trong ý tưởng này vẫn có sự không công bằng.
Chuyển sang chương trình cho sinh viên vay vốn học tập, tức là giảm bớt được một
phần gánh nặng ngân sách, là tài trợ một phần theo nguyên tắc đầu ra, tài trợ có bù đắp

của Chính phủ. Khi mà các phương án tài trợ cho giáo dục đại học của các quốc gia trên
thế giới vẫn còn nhiều tranh cãi về tính công bằng và hiệu quả của nó thì Việt Nam có xu
thế chuyển hướng tài trợ, nhưng lại không có phân tích đánh giá hiệu quả của các
chương trình đã vận dụng, nên tính khả thi của chương trình mới chưa có cơ sở để khẳng
định.
Nếu như tài trợ trực tiếp cho trường học bị phê phán về cả tính không hiệu quả và
không công bằng, thì khó khăn của chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên ở Việt
Nam cũng giống như ở các nước đã trải nghiệm khi vận dụng là: đối tượng được vay và
khả năng trả nợ của người vay. Do đó, chúng ta có thể bước đầu khẳng định rằng, vì
không có sự nghiên cứu đầy đủ về các chính sách trợ cấp cho giáo dục đại học, trong đó
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 9
có chương trình tín dụng ưu đãi học đại học thì những bất cập khi cho sinh viên vay vốn
hiện nay và những hậu quả của nó mà Việt Nam chưa lường trước được tong tương lai
có thể sẽ đưa đến sự phá sản của một đề án khả thi nhưng thiếu sự chuẩn bị thấu đáo.
Những hậu quả có thể xảy ra là: phá sản đề án vì nguồn vốn cho vay cạn kiệt, khả năng
thu hồi vốn rất thập, hoặc tính rủi ro của hệ thống tính dụng ưu đãi rất cao mà Chính phủ
phải chấp nhận.
Kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng, ở Việt Nam khi xây dựng chương trình tín
dụng hỗ trợ sinh viên học đại học vẫn có đạt hiệu quả cao mà không có sự tổn thất quá
lớn về công bằng. Những nhiệm vụ đó là, thứ nhất, cần phải xác định rõ ràng và chấp
nhận khối lượng chi phí hành chính đáng kể để thực hiện chương trình như: bộ máy quản
lý chuyên nghiệp xác định tiêu chí được vay vốn, đội ngũ cán bộ tín dụng đủ mạnh để cho
việc thẩm định đảm bảo mục đích của chương trình phục vụ đúng đối tượng. Thứ hai, xác
định khối lượng tín dụng cho vay phải đủ đảm bảo cho tất cả khối lượng của chương
trình có tính đến lượng vốn trả nợ được quay vòng của các thế hệ sinh viên. Thứ ba, chính
phủ cần chia sẻ rủi ro với sinh viên trong quá trình thu hồi vốn, xác định khoảng thời gian
hợp lý để trả hết nợ (trả gốc và lãi) là nhiệm vụ thiết yếu trước khi chương trình được
vận dụng đại trà, và có tính đến hệ số rủi ro không thu hồi được vốn mà chính phủ phải
chấp nhận. Nếu nền kinh tế phát triển bình thường và không có khủng hoảng thì thời
gian trả nợ chỉ kéo dài trong 3 năm là không khả thi (trong khi có những nước khoảng

thời gian này được xác định lên tới 20 năm) vì những rủi ro về việc làm và thu nhập có
thể làm tăng thêm gánh nặng cho sinh viên, chứ chưa nói đến khủng hoảng hệ thống kinh
tế, tài chính tín dụng của đất nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Để cải cách tài chính đại học có hiệu quả mà không làm mất công bằng xã hội, nên
xem xét vấn đề ở 2 khía cạnh. Một là, tăng học phí và xu thế chung, không thể không tăng
vì những lý do mà chúng ta đã được biết khi phân tích chi phí cho giáo dục từ góc độ kinh
tế. Hai là, phải có những giải pháp mới để ít ra không làm xấu thêm tình hình mất công
bằng xã hội trong giáo dục đại học.
Một chương trình chi tiêu công thường đem đến lợi ích không chỉ cho những người
nhận được trực tiếp, mà kết quả cuối cùng lợi ích còn được mở rộng (tăng thêm lợi ích
dương) cho những đối tượng khác nhờ chương trình này, khi đó chúng ta nói đến phạm
vi tác động của chương trình chi tiêu công. Với chương trình chi tiêu công thông qua tín
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 10
dụng ưu đãi cho sinh viên học đại học thì người được hưởng lợi không chỉ là sinh viên mà
còn có cả gia đình họ, trường đại học, các doanh nghiệp có sử dụng lao động, cũng như cả
nền kinh tế đều nằm trong phạm vi lợiích bao phủ của chương trình. Những phân tích
dưới đây sẽ chỉ ra những lợi ích nhận được từ chương trình.
Tính đến công bằng trong chính sách cho sinh viên vay vốn thì chỉ có những sinh
viên đủ điều kiện mới được vay vốn và những sinh viên này là nghèo nên họ rất lo lắng về
việc không trả được nợ này, do đó họ không vay vốn đi học. Như vậy tiêu chí hiệu quả của
chương trình cho được nhiều sinh viên nghèo vay vốn và không sinh viên nào bỏ học do
không có tiền học phí không đạt được.
Xét một cách toàn diện thì đối tượng được hưởng lợi ích đầu tiên và nhiều nhất đó
chính là những sinh viên phù hợp tiêu chuẩn được vay vốn. So với việc phân bổ ngân sách
cho trường thì 13,7% số sinh viên học ở hệ thống các trường ngoài công lập sẽ không thể
tiếp cận với nguồn trợ cấp của chính phủ này mặc dù học phí ở các trường này cao hơn
nhiều so với các trường công lập. Hằng năm, hệ thống các trường ngoài công lập ở Việt
Nam hiện nay góp phần giải quyết cho xã hội khoảng 23% trong ngân sách giáo dục,
trong khi số lượng sinh viên chiếm tỷ lệ ít hơn, điều này cũng là không công bằng. Một
thực tế cho thấy hầu như các trường này phải gánh chịu một chi phí hữu hình rất lớn và

gánh nặng này lại đè thêm vào vai người học khiến chi phí cho một sinh viên theo học các
trường ngoài công lập lại rất cao. Thiết kế chương trình cho sinh viên vay vốn với tín
dụng ưu đãi để học đại học như hiện nay với cách phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu
ra sẽ không phân biệt cá nhân đó học ở trường nào và đem lại cơ hội công bằng cho tất
cả mọi sinh viên.
Có nhiều nguyên nhân gây mất công bằng xã hội trong giáo dục đại học, trong đó
có nguyên nhân xuất phát từ bất bình đẳng trong thu nhập. Lý giải điều này như sau: bởi
khả năng vào đại học của mỗi cá nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng tích lũy tri thức
của cá nhân đó mà còn phụ thuộc vào khả năng tài chính. Có một thực tế rằng có những
cá nhân chỉ vì không đủ khả năng kinh tế để chi trả tiền học, tiền ăn ở . . . mà phải từ bỏ
giấc mơ vào đại học. Ở những thành phố lớn, nơi tập trung hầu hết những trường có chất
lượng cao của cả nước và cũng là nơi có khoản cách chênh lệch giàu nghèo khá lớn thì
thực trạng này còn diễn ra rõ rệt hơn.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 11
Trong nền kinh tế do chịu tác động của yếu tố thu nhập dẫn đến có sự phân hóa
trong thị trường giáo dục. Điều này rõ ràng làm cho cơ hội thụ hưởng giáo dục của từng
cá nhân là khác nhau: những cá nhân có thu nhập cao hơn thì có khả năng thụ hưởng
một nền giáo dục tốt hơn trong khi đó các cá nhân có thu nhập thấp thì cơ hội tiếp cận
với giáo dục, hay nền giáo dục chất lượng là rất khó khăn. Những ngoại tác tích cực của
giáo dục đại học làm cho nó ngày càng trở thành nền giáo dục cho số đông với mục đích
đào tạo nghề nghiệp hơn là nền giáo dục tinh hoa như trước đây. Nhu cầu được học tập
là một cơ hội chính đáng để cải thiện chất lượng cuộc sống của xã hội. Chương trình được
thực thi trong cuộc sống sẽ đem lại cơ hội cho tất cả mọi sinh viên đều được theo học các
trường dạy nghề, cao đẳng và đại học mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình giàu
hay nghèo. Như vậy, Nhà nước mở rộng cơ hội tiếp cận với một nền giáo dục cho tất cả
mọi người nhất là giáo dục đại học là một điều hết sức tốt đẹp và đảm bảo sự công bằng
cho xã hội.
Mặt khác, chất lượng của quá trình tiếp cận giáo dục của từng cá nhân cũng chịu
tác động của yếu tố thu nhập. Chẳng hạn như những gia đình ở thành phố, những gia
đình có thu nhập cao thì con em họ sẽ có cơ hội học tập, ôn luyện tốt hơn nên cơ hội vào

đại học cũng hơn hẳn con em những gia đình ở nông thôn, những gia đình có thu nhập
thấp. Từ 2 lý do trên dẫn đến thực trạng, cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của những cá
nhân có thu nhập thấp ít hơn những cá nhân có thu nhập cao. Nhưng thông qua chương
trình này, người học xuất thân từ những gia đinh nghèo khó được vay vốn không chỉ đã
làm giảm thiểu sự mất công bằng xã hội về cơ hội được theo học đại học mà còn tạo cơ
hội cho người học có khả năng đạt mức thu nhập cao hơn trong tương lai. Như vậy, bản
chất lý thuyết của chương trình là, Nhà nước đã thực hiện được chức năng của chi tiêu
công – phân phối lại thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội
Tuy nhiên, trong thực tế vận dụng của Việt Nam, quy mô của quỹ cho vay đặc biệt
này có khi phải đến 40%- 50% ngân sách nhà nước hằng năm cấp cho giáo dục đại học
thì mới thực sự đưa chương trình gần với mục đích “giải bài toán công bằng xã hội, tăng
cơ hội và khả năng tiếp cận giáo dục đại học của người nghèo” trong câu chuyện tài
chính cho giáo dục. Theo tính toán của chúng tôi thì, con số theo dự tính có thể vượt quá
40 nghìn tỷ đồng, thậm chí có thể là hơn nữa, khi chính phủ mở rộng số tiền vay lên đến 1
triệu đồng/tháng/sinh viên. Như vậy nguồn quỹ vay thực sự dành cho chương trình này
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 12
là rất lớn. Gánh nặng này sẽ càng ngày đề lên vai của Chính phủ khi mà số lượng sinh viên
vay vốn ngày càng tăng qua các năm mà tỷ lệ hoàn vốn vẫn duy trì ở mức thấp như hiện
nay.
Nếu Nhà nước cho vay theo phương thức trả nợ theo thu nhập, tức là sau một thời
gian ra trường và có một việc làm trên mức nào đó sẽ bắt đầu trả nợ. Cách này đề cao sự
công bằng hơn là về mặt hiệu quả tuy nhiên gánh nặng lên vai Nhà nước là rất lớn và
toàn bộ rủi ro của chương trình sẽ thuộc về phía Chính phủ. Ngược lại, nếu như Nhà nước
quy định việc thu hồi vốn sau một thời gian cố định như phương thức hiện thời thì một
nguy cơ lớn là toàn bộ gánh nặng sẽ dịch chuyển lên vai người học sau khi ra trường, tuy
cách này sẽ đảm bảo được tỷ lệ thu hồi vốn nhật định bảo toàn cho tính hiệu quả của
chương trình nhưng giảm sự công bằng với người học và có thể dẫn tới thất bại hoàn
toàn
Thêm vào đó, nếu không có một cơ chế chia sẻ rủi ro nào khách thì chính sách này
thực chất đã được chuyển toàn bộ gánh nặng của chính phủ cho người học. Khi đó, những

sinh viên con nhà nghèo vừa rơi vào vòng luẩn quẩn thiếu việc làm, thu nhập thấp, gánh
nặng nợ nần sẽ lại tiếp tục bị đói nghèo. Sinh viên con nhà khá giả được vay vốn, có nhiều
ưu đãi về tài chính, cơ hội học tập, việc làm tốt và những kỳ vọng mức thu nhập cao lại
tiếp tục giàu thêm. Người nghèo rơi vào vòng xoáy nợ nần sẽ càng nghèo hơn. Đây chính
là kết quả của phân phối ngược trong thu nhập được bắt đầu từ chương trình chi tiêu
công đầy nhân bản nhưng lại không được chuẩn bị chu đáo. Mục đích của chương trình là
giải bài toán tài chính đại học, nhưng những mâu thuẫn trong thực hiện đã đưa chương
trình thay vì phân phối lại thu nhập thì lại tạo ra hiệu ứng của sự phân phối ngược
3. Mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng:
Có hai quan điểm về vấn đề này :
- Trường phái cho rằng hiệu quả và công bằng có mâu thuẫn với nhau. Theo
quan điểm này, nếu ưu tiên hiệu quả phải chấp nhận bất công và ngược lai.
- Trường phái cho rằng không nhất thiết phải có sự mâu thuẫn. Theo quan điểm
này, nếu có hiệu quả thì sẽ có công bằng và ngược lại.
Nhưng dù là quan điểm nào thì trong giai đoạn đầu của việc trợ cấp vẫn không thể
cùng một lúc đạt được hai mục tiêu mà phải tùy vào đối tượng nhận trợ cấp và xu hướng
phát triển kinh tế và các chính sách của chính phủ. Chẳng hạn, Việt Nam xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, do vậy chúng ta luôn đặt vấn đề công bằng làm
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 13
mục tiêu hàng đầu trong hoạt động trợ cấp của chính phủ.Nhưng thực tế thì chính sách
trợ cấp của chúng ta vẫn chưa thật sự công bằng. Đa số chỉ có các trường đại học công
lập là nhận được nhiều trợ cấp của chính phủ còn các trường tư ích được trợ cấp hơn.
Nhưng để vào học được trường công là một điều khó khăn; so sánh hai đối tượng sau: các
học sinh ở vùng sâu vùng xa, điều kiện học tập kém và học sinh ở tỉnh, thành phố có điều
kiện học tập tốt thì đối tượng thứ hai có khả năng thi vào trường đại học công lập hơn;
trong khi đó đối tượng thứ nhất mới thực sự cần nhận trợ cấp để trang trải cho quá trình
tiếp tục học ở đại học.
Lợi ích đầu tư giáo dục đại họcGiáo dục đem lại lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Về
lợi ích cá nhân là mức thu nhập cao hơn mà người lao động được đào tạo có được, người
được đào tạo sẽ thấy tự tin hơn trong cuộc sống, họ có khả năng hòa nhập cuộc sống

cộng đồng.
Lợi ích xã hội của giáo dục bao gồm lợi ích cá nhân và những ngoại ứng tích cực
mà giáo dục đem lại cho những người không trực tiếp tham gia học tập, lợi ích xã hội của
giáo dục, rất khó định lượng. Giáo dục làm giảm tỷ lệ tội phạm trong xã hội, qua đó làm
giảm chi phí xã hội… Do đó, hầu hết các nước đều dành tỷ lệ ngân sách tương đối lớn cho
giáo dục.
PHẦN 2 :
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 14
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG.
Mở thêm trường đại học để giảm tình trạng dư thừa sau THPT, giải quyết vấn nạn
thiếu chổ học, giảm thiểu được các tệ nạn xã hội do sự dư thừa do nhiều học sinh trượt đại
học.
Cần kiểm tra được chất lượng đào tạo
Nâng cao chất lượng đào tạo từ cấp bậc phổ thông để cơ hội vào đại học học tập là có
thể
Không cào bằng trong phân bổ vì Sự cào bằng trong phân bổ ngân sách không tạo
ra thế cạnh tranh
Xếp loại các trường đại học để xác định chính xác nhu cầu của xã hội và đạt được mục
tiêu của nhà trường, sinh viên dễ dàng lựa chọn trường để học
Hợp nhất các trường trong và ngoài công lập
Phân loại và phân tầng các trường đại học sẽ giải quyết hiệu quả và công bằng trong
vấn đề chi tiêu cho giáo dục đại học.
Một số tham khảo về
chính sách tài chính cho giáo dục đại học
Trên thế giới giáo dục đại học ngày nay, các vấn đề cốt lõi của một nền GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC có thể tóm gọn trong 3 từ : Chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội, và với một
trường ĐẠI HỌC là 2 từ : Chất lượng và tài chính. Thế nhưng, với GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VN:
chất lượng chúng ta thường xuyên nói đến cho dù vẫn còn có câu hỏi: “Chất lượng là cái gì
thế nhỉ?”; Công bằng xã hội thỉnh thoảng chúng ta có nói đến cho dù thường vẫn chỉ là

những phát biểu tổng quát, nhưng hai vấn đề cốt lõi khác là hiệu quả và tài chính thì gần
như chưa được xem xét một cách đúng mức. VN có một viện nghiên cứu “Chiến lược và
chương trình GD” có đến khoảng 300 cán bộ, nhưng cán bộ nghiên cứu về chính sách tài
chính GD gần như không có. Trong bối cảnh đó, xin phép được đề nghị: Cần sớm tổ chức
nghiên cứu 7 loại chính sách tài chánh cho GIÁO DỤC ĐẠI HỌC sau đây.
Mức đầu tư hợp lý cho GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Theo WB, với các nước đã phát triển, mức
đầu tư đơn vị hợp lý, nghĩa là tiền đầu tư trung bình cho 1 sinh viên (SV) trong 1 năm (hay
gần đúng, cũng là “chi phí dơn vị”) là vào khoảng 50% của GDP / đầu người. Còn với các
nước đang phát triển, như trình độ của Trung Quốc chẳng hạn, tỷ lệ này nên vào khoảng
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 15
150% của GDP / đầu người. Nói chung, GDP / đầu người càng thấp thì tỷ lệ này phải càng
lớn. VN hiện nay có GDP / đầu người khoảng 550 US$, còn thấp hơn Trung Quốc. Vậy phải
chăng mức đầu tư đơn vị tối thiểu cũng phải bằng 150% GDP / đầu người, nghĩa là khoảng
800 US$ hay 13 triệu Đ / SV-năm?. Thế nhưng, tổng thu hàng năm ở ĐẠI HỌC công lập hiện
nay (2004) mới chỉ khoảng 5 triệu Đ / SV quy chuẩn, mức chi phí hàng năm ở ĐẠI HỌC
ngoài công lập mới chỉ khoảng 2,5 triệu Đ / SV. Mức đầu tư đơn vị quá thấp chắc cũng khó so
sánh chất lượng với các nước khác.
Đầu tư tài chính cho ĐẠI HỌC ngoài công lập. VN đã có dự kiến tăng rất nhanh số SV
của ĐẠI HỌC ngoài công lập từ 12% hiện nay lên đến 40% vào năm 2010. Tuy vậy, mức đầu
tư đơn vị ở loại hình ĐẠI HỌC này hiện còn hết sức thấp, mức thu học phí còn rất hạn chế,
thường dưới 4 triệu Đ / SV-năm, nhưng các trường vẫn phải tích luỹ có lẽ đến trên 30% để
mở rộng cơ sở Nhà trường. Nhà nước cũng chưa có một chính sách tài trợ nào (xem bảng
kèm theo). Vì vậy, chiến thuật vận hành cơ bản ở đây là chiến thuật “lớp đông”, bình quân có
lẽ trên 80 SV / lớp, Điều 43 của Luật GD (sửa đổi) sắp có hiệu lực cũng đã cho phép: Hiệu
trưởng các trường ĐẠI HỌC được tự cấp bằng ĐẠI HỌC. Trong bối cảnh đó, nếu không có
chính sách đầu tư tài chính hợp lý và rõ ràng, e rằng sẽ xuất hiện hiện tượng “những cỗ máy
cấp bằng” (Degree Mills), một hiện tượng mà cả thế giới cũng đang rất quan tâm.
Sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Bài toán hiệu quả gần như chưa được xử lý
đối với GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Việt Nam. Xin lấy 2 ví dụ. Thứ nhất, chi phí đơn vị (chưa tính đủ)
cho một SV quy chuẩn (năm 2000) của một trường ĐẠI HỌC có quy mô dưới 1.000 SV và

dưới 4.000 SV cao hơn 3 lần và khoảng 2 lần so với một trường có quy mô trên 10.000 SV.
Nghĩa là cùng một số tiền, ở trường này đào tạo được 1 SV thì ở trường kia đào tạo được
hơn 2 SV. Trong khi đó hiện nay, rất nhiều trường ĐẠI HỌC và CĐ có quy mô khá nhỏ và phần
lớn có quy mô dưới 4.000 SV. Thứ hai, trong cơ cấu chi phí của các trường ĐẠI HỌC năm
2004, phần lương và phụ cấp chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi con số này ở đa số các nước
là trên 50%, ở Nhật đến 70-80%. Nói một cách khác, nguồn lực tài chính ở trường ĐẠI HỌC
VN không phải chi chủ yếu cho đội ngũ thầy cô giáo mà lại chi chủ yếu cho chi phí quản lý và
“mua sắm công cộng” v.v
Phân phối NSNN cho GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Hiện nay Nhà nước đang dành cho GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC khoảng trên 4% NSNN (ước tính). Nhưng một số nước theo mô hình Nhật Bản
(J – model – Cumming - 1997) như Hàn Quốc chẳng hạn, con số tương ứng chỉ có 2,3%
NSNN. Nhật Bản cho rằng “Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách của các nước Châu Á rất thấp
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 16
(VN khoảng 22%), khác với Mỹ và đặc biệt là khác với Châu Âu – Nhà nước phúc lợi (đến
trên 40%). Vì vậy, Nhà nước chỉ đủ sức cung cấp kinh phí cho GD tiểu học phổ cập và một số
lĩnh vực ưu tiên về khoa học – kỹ thuật ở bậc ĐẠI HỌC, chi phí cho GD trung học và ĐẠI HỌC
nói chung chủ yếu phải là trách nhiệm của người học và cộng đồng.” Mô hình này đã lan toả
sang Đài Loan, Hàn Quốc từ những năm 80 và sau đó sang Thái Lan, Malaysia, Singapore và
Indonesia từ những năm 90. Vậy phải chăng mô hình này cũng là mô hình phù hợp cho điều
kiện của VN?
“Chia sẻ chi phí” và học phí ĐẠI HỌC. Trước hết, nói cho cùng thì với Nhà nước , với
một trường ĐẠI HỌC và cả với từng người SV, cơ bản vẫn là cơ cấu “chia sẻ chi phí” (cost
sharing): Chi phí đơn vị sẽ được chia sẻ, tính theo (%), như thế nào giữa (1) NSNN, (2) học
phí từ người học và (3) đóng góp của cộng đồng. Qua bảng kèm theo có thể thấy, tỷ lệ học
phí trong cơ cấu chia sẻ chi phí ở VN đã tương đối cao so với nhiều nước trên thế giới, đã
đến 40,4% ở ĐẠI HỌC công lập và 96,7% ở ĐẠI HỌC ngoài công lập. Thứ đến, hiện nay đang
thực hiện chính sách thu học phí đều, gần giống nhau cho các đối tượng xã hội khác nhau
trong bối cảnh cung ở ĐẠI HỌC chỉ xấp xỉ 25% của cầu, một tỷ lệ lớn SV thuộc nhóm gia đình
trung và thượng lưu, chưa thực sự thu “luỹ tiến” trong thuế trực thu v.v Theo lập luận của
trường phái kinh tế học “Tân – tự do” (Neo-liberalism), đấy là tạo thêm mất công bằng xã

hội. Sau nữa, thu học phí, ví dụ cùng là 2 triệu Đ / SV cho ngành đào tạo tốn 10 triệu Đ / SV
và ngành đào tạo tốn 4 triệu Đ / SV cũng là mất công bằng xã hội. Cuối cùng, tỷ lệ học phí
trong cơ cấu chi phí cũng phải tính đến mức độ phục vụ xã hội của loại ngành nghề đào tạo,
ví dụ với ngành dự báo động đất phải khác với ngành quản trị kinh doanh, v.v Rõ ràng,
chính sách chia sẻ chi phí và học phí ở nước ta còn rất bất hợp lý.
Học bổng và cho SV vay. Với các nước còn kém phát triển như nước ta, việc xây dựng
một hệ thống kiểm soát và thẩm tra tài sản để cấp học bổng và thu hồi vốn cho SV vay luôn
là một vấn đề hết sức khó khăn. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không làm. Trung Quốc, có
điều kiện tương tự như ta, cũng đã bắt đầu xây dựng 2 chính sách này từ năm 2003. Hai
chính sách này là hai chính sách đi kèm với chính sách chia sẻ chi phí để đảm bảo công bằng
xã hội và nâng cao trách nhiệm cho chính người SV( không chỉ dựa vào gia đình). Chính sách
cho SV vay hiện nay trên thế giới rất đa dạng. Ví dụ, có thể tham khảo kiểu cho vay gọi là
“Income Contingent Repayment”. SV đã đi học chính thức thì được quyền vay với mức lãi
suất thực bằng không để trả học phí, sau khi tốt nghiệp, xin được việc làm và có mức lương
cao trên một ngưỡng nào đó thì mới bắt đầu trả và trả gần như kiểu đóng thuế thu nhập cá
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 17
nhân. Nếu đến tuổi hưu chưa trả hết thì được xoá nợ. Nhà nước trích một phần NSNN dành
cho GIÁO DỤC ĐẠI HỌC để chi cho việc “bao cấp” lãi suất và những bất trắc, nếu có. Cơ cấu
chia sẻ chi phí ở ĐẠI HỌC của một số nước trên thế giới:
Tài trợ của cộng đồng. Nhiều nước trên thế giới có truyền thống đóng góp của cộng
đồng cho chi phí ở ĐẠI HỌC. Nguồn này bao gồm tài trợ của doanh nghiệp, của cựu SV, của
chính trường ĐẠI HỌC (do thu được qua các hoạt động kinh doanh, qua các công ty của Nhà
trường) và nguồn lợi phát sinh từ những khoản vốn riêng của Nhà trường (Endowment). Ở
Mỹ, nhiều trường có Endowment lớn hàng tỷ US$. Gần đây các ĐẠI HỌC công lập ở
Singapore, Malaysia… cũng có chính sách xây dựng Endowment. Ở Singapore, khi một ĐẠI
HỌC huy động được 1 $ tài trợ, Nhà nước sẽ tài trợ cho 2 $ để lập Endowment. Ở Trung
Quốc, từ năm 1997 cũng đã có đến 17% đóng góp của chính Nhà trường, có trường đến 50%
(con số ở Việt Nam là khoảng 1%). Những khoản tài trợ cho ĐẠI HỌC của doanh nghiệp và
cựu SV thường được xem là khoản chi phí trước thuế, nghĩa là hỗ trợ 10 Đ thì thực chi chỉ có
7 Đ, nếu mức thuế của họ là 30%. Thiết nghĩ, đây cũng là một con đường để “xã hội hóa”

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ở Việt Nam.
Nước / lãnh thổ Từ NSNN(%) Từ học phí(%)
Từ cộng đồng
(phần ĐẠI HỌC) (%)
Mỹ (1995): ĐẠI HỌC công lập
ĐẠI HỌC tư thục
51,0
17,1
18,4
42,4
30,7 (23,1)
40,4 (22,2)
Hàn Quốc (1996) : ĐẠI HỌC công lập
ĐẠI HỌC tư thục
54,0
70,0
Việt Nam (2002): ĐẠI HỌCcông lập
ĐẠI HỌC tư thục
54,1
0,0
40,4
96,7
5,4 (0,9)
3,3
Trung Quốc (1996)Liên bang Nga (2004)
63,5
47,0
19,1
45,0
17,5 (17,0)

Hồng Kông / Singapore (1996)
18,0
25,0
Quan điểm điều chỉnh
Sản phẩm của giáo dục đại học được coi là một sản phẩm thương mại có thể mua bán
trên thị trường như những hàng hóa khác. Điều này tạo ra xu thế thương mại hóa giáo dục
đại học ở nhiều nước trên thế giới, đòi hỏi các trường, các cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo
phải không ngừng thay đổi và phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường về số lượng, chất
lượng nguồn nhân lực trong điều kiện nguồn lực công hạn chế. Chẳng hạn như, hiện nay mô
hình hợp tác trường đại học – doanh nghiệp – chính phủ là xu thế tất yếu khi kết nối giữa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 18
công việc đào tạo và nghiên cứu thích hợp với nhu cầu xã hội, doanh nghiệp tài trợ cho đại
học thông qua hỗ trợ nguồn lực tài chính để đổi lấy nguồn nhân lực trí thức cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình.
Quan điểm của nhà nước ta về điều chỉnh cơ cấu nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
đại học là phải đảm bảo được việc thu hút, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả,
thúc đẩy phát triển giáo dục đại học phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư
từ ngân sách nhà nước (NSNN) phải được cơ cấu lại theo hướng ưu tiên, trọng tâm, trọng
điểm trong khi tạo điều kiện để khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực này, giảm gánh nặng cho
khu vực nhà nước.
Nguồn lực tài chính đầu tư từ NSNN cho các cơ sở giáo dục đại học công lập cần
được điều chỉnh theo hướng đầu tư có trọng tâm, ưu tiên, đặc biệt cho những ngành đào tạo
khoa học cơ bản, có nhu cầu xã hội hạn chế, khả năng xã hội hóa không cao. Đồng thời, ưu
tiên đầu tư cho khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo, đầu tư từ ngân sách nhà nước
cho giáo dục đại học trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.
Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư tài chính công cho việc xây dựng cơ sở vật chất
trường lớp để cải thiện chất lượng, trong khi các khoản chi thường xuyên cần được hỗ trợ
từ các nguồn tài chính ngoài NSNN như học phí…
Ngoài ra, các yếu tố như cải thiện các chính sách ưu đãi về cho thuê đất, cơ sở vật
chất trường lớp, chính sách ưu đãi về thuế, bảo hộ quyền, lợi ích… nhằm tận dụng nguồn lực,

ưu thế về trình độ quản lý, chuyên môn, công nghệ phát triển của khu vực tư nhân hỗ trợ cho
phát triển giáo dục đại học đang là xu hướng được lựa chọn ở nhiều quốc gia đang phát
triển và Việt Nam cần học tập, tham khảo.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 19
PHẦN 3 :
KẾT LUẬN.
Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của giáo dục được coi là một loại hàng
hóa, nhưng có sự khác biệt so với hang hóa thông thường, đã làm cho các nhà nghiên cứu
có rất nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của Chính phủ, cũng như quy luật của thị
trường trong cung cấp, tiêu dung loại hang hóa này. Nếu đối với những hang hóa thông
thường, nhà sản xuất có thể tiết kiệm chi phí để giảm giá thành, thì với giáo dục đại học
chi phí trung bình cho một sinh viên tăng nhanh hơn chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế,
nhà trường không thể tăng năng suất lao động bằng cách tăng số sinh viên trên một thầy
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 20
giáo, mà phải là ngược lại, nếu muốn chất lượng tăng, tức là, chi phí biên cho một sinh
viên gần bằng chi phí bình quân.
Để có một chính sách chi tiêu công hợp lý, vừa có hiệu quả lại đảm bảo cả công
bằng, trong giáo dục là một khoa học, nhưng quyết định như thế nào lại phụ thuộc rất
nhiều vào mục đích chính trị của Chính phủ. Hiển nhiên là đang có khủng hoảng trong
giáo dục đại học Việt Nam, do vậy nhu cầu thay đổi cũng trở thành cấp bách hơn bao giờ
hết. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh để tồn tại, các trường đại học Việt Nam
cần xác định mình đang ở đâu trong tương quan so sánh với các trường cùng loại trong
nước, trong khu vực, và trên thế giới, từ đó xác lập những cột mốc làm mục tiêu phát
triển cho mỗi chặng đường.
Thêm vào đó, các nghiên cứu của World Bank cho thấy, chính sách học phí thấp ở
Việt Nam đã làm giãn ra chênh lệch tỷ lệ theo học đại học của 2 nhóm dân cư này lên đến
15 lần. Vậy phải chăng chính sách “Học phí cao – Tài trợ nhiều”, quỹ cho sinh viên vay vốn
hiệu quả cùng với những giải pháp mới trong việc huy động nguồn lực tài chính tư cho
giáo dục đại học có thể giải quyết được những vấn đề nan giải của tài chính đại học. Vấn
đề của Việt nam là, để cải cách tài chính đại học có hiệu quả mà vẫn không làm mất công

bằng xã hội, nên xem xét vấn đề ở cả 2 khía cạnh. Thứ nhất, tăng học phí là xu thế chung,
không thể không tăng vì những lý do mà chúng ta đã được biết khi phân tích chi phí cho
giái dục từ góc độ kinh tế. Thứ hai, phải có những giải pháp mới để ít ra là không làm xấu
thêm tình hình mất công bằng xã hội trong giáo dục.
Trong một phần tư thế kỷ qua, nhiều quốc gia đã vận dụng cải cách mô hình tài
chính đại học bằng cách xây dựng chương trình cho sinh viên vay vốn học đại học. Kinh
nghiệm thực tế cho thấy, sau khi tăng học phí học đại học, chính phủ đã có giải pháp mới
về cho sinh viên vay vốn nên số sinh viên được học đại học vẫn tăng và mức độ mất công
bằng xã hội gần như không thay đổi đáng kể, chênh lệch tỷ lệ học đại học của con em ở
hai nhóm dân cư giàu nhất và nghèo nhất chênh lệch không đáng kể.
Tuy nhiên, trong thực tế vận dụng của Việt Nam, quy mô của quỹ cho vay đặc biệt
này có khi lên đến 40-50% ngân sách Nhà nước hàng năm cấp cho giáo dục đại học thì
mới thực sự đưa chương trình gần với mục đích “giải bài toán cân bằng xã hội, tăng cơ
hội và khả năng tiếp cận giáo dục đại học của người nghèo” trong câu chuyện tài chính
cho giáo dục đại học. Theo dự tính số cho vay có thể vượt quá 40 nghìn tỷ đồng, thậm chí
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 21
có thể là hơn nữa, khi Chính phủ mở rộng số tiền vay lên đến 1 triệu đồng/tháng/sinh
viên. Như vậy nguồn quỹ vay thực sự dành cho chương trình này là rất lớn. Gánh nặng
này ngày càng sẽ đè lên vai của chính phủ khi mà số lượng sinh viên vay vốn ngày càng
tăng qua các năm mà tỷ lệ hoàn vốn vẫn duy trì ở mức thấp như hiện nay.
Nếu Nhà nước cho vay theo phương thức trả nợ theo thu nhập tức là sau một thời
gian ra trường và có một việc làm trên mức nào đó sẽ bắt đầu trả nợ. Cách này đề cao sự
công bằng hơn là về mặt hiệu quả tuy nhiên gánh nặng lên vai Nhà nước là rất lớn và
toàn bộ rủi ro của chương trình sẽ thuộc về phía chính phủ. Ngược lại, nếu như Nhà nước
quy định việc thu hồi vốn sau một thời gian cố định như phương thức hiện thời thì một
nguy cơ lớn là toàn bộ gánh nặng sẽ dịch chuyển lên vai người học sau khi ra trường, tuy
cách này sẽ đảm bảo được tỷ lệ thu hồi vốn nhất định bảo toàn cho tính hiệu quả của
chương trình nhưng giảm sự công bằng với người học và có thể dẫn tới thất bại hoàn
toàn.
Thêm vào đó, nếu không có một cơ chế chia sẻ rủi ro nào khác thì chính sách này

thực chất đã được chuyển toàn bộ gánh nặng của Chính phủ qua cho người học. Khi đó,
những sinh viên con nhà nghèo vừa rơi vào vòng luẩn quẩn thiếu việc làm, thu nhập thấp,
gánh nặng nợ nần sẽ lại tiếp tục bị đói nghèo. Sinh viên con nhà khá giả được vay vốn, có
nhiều ưu đãi về tài chính, cơ hội học tập, việc làm tốt và những kỳ vọng mức thu nhập cao
lại tiếp tục giàu thêm. Người nghèo rơi vào vòng xoáy nợ nần sẽ càng nghèo hơn. Đây
chính là kết quả của phân phối ngược trong thu nhập được bắt đầu từ chương trình chi
tiêu công đầy nhân bản nhưng lại không được chuẩn bị chu đáo.
Để có một nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học hiệu quả và công bằng, nhân
bản và văn minh, nhắm đến nhiều mục đích như: nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân
lực, và bồi dưỡng nhân tài thì các công cuộc cải cách của Việt Nam phải được tiến hành
đồng bộ và đi đúng trọng tâm, tránh vụn vặt, chắp vá dẫn đến lạc đường và gây ra nhiều
tốn kém hơn nữa cho toàn xã hội. Như vậy thì trước hết, những cải cách của chúng ta
không thể chậm trễ hơn được nữa, và phải bắt đầu từ: triết lý giáo dục vừa phục vụ cho
đại chúng, lại đào tạo được theo hướng tinh hoa phân tầng; cấu trúc lại hệ thống giáo
dục sau phổ thông phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới hiện đại; vận dụng
mô hình quản lý khoa học, quản trị tiên tiến gắn với những đặc thù của hệ thống giáo dục
để làm cơ sở vững chắc cho những cải cách tài chính đại học hiệu quả. Chỉ có trên cơ sở
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 22
đó thì những mô hình tài chính đại học đề xuất mới có tính khả thi và sau nữa mới nói
đến hiệu quả của các chương trình chi tiêu công trong giáo dục đại học.
Đối với giáo dục đại học Việt Nam ngày nay, chỉ có phân tầng, phân nhánh thì mới
giải quyết được những nhiệm vụ mà ngành giáo dục đặt ra, trường đại học mới đáp ứng
được nhu cầu của người học và thực hiện được trách nhiệm giải trình trước cộng đồng
xã hội. Chỉ có phân tầng, phân nhánh, Chính phủ mới lựa chọn được những phương pháp
hợp lý để tài trợ có giới hạn cho giáo dục đại học, cũng như giáo dục phổ cập toàn dân
một cách hiệu quả. Chỉ có tái cấu trúc hệ thống giáo dục sau phổ thông thì mới có cơ sở
vững chắc để cải cách nền giáo dục phổ thông theo mục tiêu mong đợi là đào tạo những
con người phát triển toàn diện. Chỉ có cấu trúc lại hệ thống giáo dục thì tiến trình xã hội
hóa giáo dục đại học mới thực sự thu hút được các tầng lớp xã hội cùng tham gia vào
chấn hưng nền giáo dục đại học đang có quá nhiều bất ổn như hiện nay.

Chỉ có phân tầng trong hệ thống giáo dục, phân nhánh trong xây dựng các chương
trình đào tạo khác biệt thì mới giảm bớt được những tốn kém của Chính phủ, nhà trường,
người học và cả xã hội vào những kỳ thi tuyển vừa quá thừa lại không đủ cơ sở để đảm
bảo, một mặt, tuyển chọn được những tài năng cho những chương trình tinh hoa, mặt
khác, đáp ứng được nhu cầu mong muốn học đại học của số đông người dân. Cuối cùng,
chỉ có tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học thì sự nghiệp đào tạo mới thảo mãn được
nhu cầu của Chính phủ, của nền kinh tế, mong đợi của người dân, thích ứng với nhu cầu
sử dụng lao động của các tổ chức, doanh nghiệp và đặt nền giáo dục vào trong bối cạnh
của cạnh tranh toàn cầu.
Nếu như triết lý của hệ thống giáo dục phản ánh ý nguyện của cà xã hội, mục đích
mà nền giáo dục hướng đến, phân tầng và phân nhánh trong giáo dục là cơ sở xây dựng
mô hình quản trị đại học phù hợp với việc thiết kế các chương trình thích ứng với nhu cầu
của người học thì tài chính đại học và sẽ là công cụ quan trọng nhất đảm bảo để những
mục đích đặt ra trở thành hiện thực. Trong tài chính đại học thì tài chính công đóng vai
trò trung tâm, điều phối. Trung tâm ở đây không có nghĩa là Chính phủ phải tài trợ cho
giáo dục hoàn toàn từ ngân sách, mà tài chính công là nguồn khơi dậy cho các nguồn lực
khác trong xã hội cùng tham gia vào giáo dục, là công cụ để đảm bảo các nguồn lực khác
không bị lạc đường, lệch hướng khi đầu tư vào giáo dục. Để thực hiện được nhiệm vụ của
mình, tài chính công phải được đầu tư có hiệu quả, đúng địa chỉ và có chủ đích rõ ràng.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 23
Kinh nghiệm thực tế của thế giới, cùng với sự khác biệt của sản phẩm giáo dục đã
đưa vai trò của Chính phủ ở các quốc gia trở thành trung tâm trong các hoạt động kinh
tế-xã hội mà nó phải đảm trách. Can thiệp vào hệ thống giáo dục với vai trò kiểm soát hay
giám sát thì trách nhiệm của chính phủ trong việc đầu tư tài chính cho các trường Đại
học, dù là công lập hay tư thục, dù là nghiên cứu hay thực hành vẫn luôn giữ một nhiệm
vụ vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt thì, các
hình thức tài trợ bắt buộc mà quốc gia khác đã triển khai, thì chính phủ Việt nam cũng có
thể làm được để cùng giúp tất cả các trường Đại học cùng phát triển, đó là: (1) cấp đất
xây dựng trường miễn phí và miễn thuế học phí, bất kể trường đại học đó của khu vực
nào, loại hình nào; (2) nền giáo dục đang chuyển từ tinh hoa sang đại trà, đảm bảo cơ hội

cho mọi người dân được học đại học thì chương trình tài trợ nên hướng đến các chính
sách vay vốn khác nhau để mọi người dân đều có cơ hội như nhau; (3) thành lập những
“quỹ học bổng khích lệ” của chính phủ hoặc cộng đồng nhằm tài trợ cho các chương trình
tinh hoa, nghiên cứu để thu hút nhân tài làm mũi nhọn cho hệ thống giáo dục đại học; (4)
phương thức tài trợ trực tiếp cho cơ sở đào tạo phải có điều kiện gắn với những nhiệm vụ
bắt buộc của trường đại học là : kết quả đào tạo được kiểm định chất lượng và thành tựu
nghiên cứu khoa học; (5) tài trợ công phải đảm bảo để có được một hệ thống đại học
công lập mạnh nhằm giải quyết những nhiệm vụ trọng trách trên quy mô toàn xã hội, mà
chỉ có Nhà nước mới giải quyết được.
Những vấn đề tài chính đại học, mà tài chính công đóng vai trò trung tâm là nhiệm
vụ của bất kỳ Chính phủ nào trong cuộc đua khốc liệt của nền kinh tế tri thức đang ngày
càng toàn cầu hóa. Đầu tư đại trà theo bề rộng để có nhiều sinh viên, để có những trường
đại học với chi phí thấp không còn hiệu quả nữa và Chính phủ cũng không thể tiếp tục
như thế mãi, mà ngược lại, tính phi hiệu quả, và mất cả công bằng xã hội đã làm cho mô
hình này phải bị thay thế. Mục đích của tài chính công trong giáo dục đại học ngày nay là
phải hướng đến sự phát tán ảnh hưởng trong toàn xã hội, hướng đến nền giáo dục đại
trà, vì vậy các chương trình đầu tư phải đa dạng, có chủ đích và có sự lựa chọn hợp lý.
Giáo dục đại học ở Việt Nam đang tồn tại hàng loạt những nghịch lý. Đã đến lúc
Việt Nam cần phải bình tĩnh nhìn nhận lại một cách nghiêm túc những cải cách và đổi
mới vừa qua để soạn thảo một chiến lược chấn hưng nền giáo dục với một tư duy đầy đủ,
trong đó có vấn đề tài chính đại học.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 24
Không thay đổi triệt để, không “cách mạng” từ một triết lý giáo dục đúng thì mọi
cải cách sẽ chỉ là vội vả, chắp vá, thiếu khoa học, kém hiệu quả và rất lãng phí, thậm chí
càng gây thêm rối ren, càng lạc hướng đi xa hơn…Hậu quả sẽ không chỉ một thế hệ sinh
viên hiện tại phải gánh chịu mà nhiều thế hệ sau đó và cả toàn xã hội sẽ phải chịu tổn
thất, cái giá phải trả cho triết lý ngược sẽ vô cùng đắt dù nền kinh tế Việt Nam tăng
trưởng đến đâu thì cũng không thể “mua” được một hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa
mang tính nhân văn, dân tộc, khoa học và hiện đại mà toàn xã hội mong đợi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TSKH. PHẠMĐỨC CHÍNH – PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG:
Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 25

×