Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ giúp cho tiết thực hành tin học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 28 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. SGK sách giáo khoa
2. GV giáo viên
3. HS học sinh
1. Tóm tắt
Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành. Vì
vậy, sau những giờ học lý thuyết khô khan, cho dù bài giảng của giáo viên có
sinh động đến mấy, học sinh vẫn rất hào hứng khi đến giờ thực hành ở phòng
vi tính vì muốn được tự mình tìm tòi, khám phá về những tri thức lý thuyết đã
được học trên lớp và thậm chí, sau giờ thực hành các em còn có thể phát hiện
những tri thức mới hơn nữa. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói
chung, Tin học 10 nói riêng bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn
yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại
thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác
trong nhóm thực hành (HS khá -giỏi). Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu
cầu chất lượng. Bên cạnh đó, việc bố trí 2-3 học sinh làm chung một máy tính
do phòng máy không đủ số lượng máy làm cho các em thực hành không đồng
đều, một số em còn chưa tập trung, làm việc riêng gây mất trật tự,… Dẫn đến
tiết thực hành chưa đạt hiệu quả cao.
Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm
thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành giúp các em thành thục
các thao tác cơ bản với máy, các em thực hành đồng đều hơn, nên trong quá
trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc kết hợp nhiều phương pháp với
mong muốn tiết thực hành đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương. Sau đó giáo
viên cho kiểm tra, chấm bài. Từ kết quả của các bài kiểm tra, chúng tôi kiểm
chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p=0,0003<0.05
cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng là rất có ý nghĩa, điều này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình
của 2 nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do kết quả của tác động, cụ


thể nghiêng về nhóm thực nghiệm, bên cạnh đó chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD=0,8753 cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác
động trên nhóm thực nghiệm là lớn. Vậy, tác động có ảnh hưởng rõ rệt là
nâng cao kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm.
2
2. Giới thiệu
Trong tin học, kĩ năng thực hành đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ thể
hiện sự tiếp thu kiến thức lý thuyết của học sinh ở trên lớp, mà còn thể hiện
sự vận dụng, sáng tạo, tư duy logic của học sinh vào cuộc sống để các em có
thể ít nhất cũng làm được một số việc đơn giản phục vụ cho bản thân và trong
học tập. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan mà các tiết thực
hành chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, tôi nghiên cứu phối hợp nhiều phương
pháp tác động trong giờ thực hành với mong muốn nâng cao ý thức học tập
của học sinh cũng như chất lượng bộ môn.
2.1. Hiện trạng
Chất lượng học tập môn Tin 10 chưa cao, nhất là phần kiến thức ở
chương I và II chủ yếu là lý thuyết.
Học sinh của trường THPT Nguyễn Trung Trực ở vùng bán nông thôn,
trình độ không đồng đều. Không phải em nào cũng có điều kiện tiếp xúc với
máy vi tính, với công nghệ thông tin sớm. Mỗi lớp gần như có thể chia làm hai
nhóm: một nhóm biết khá nhiều còn một nhóm thì hầu như chưa biết gì. Hơn
nữa, không phải học sinh nào cũng có máy vi tính tại nhà nên việc thực hành
chủ yếu là tại lớp. Một số em rất thụ động và ỷ lại vào các học sinh khá, giỏi
ngồi cùng với mình nên không làm bài.
Tuy trường được trang bị nhiều phòng máy vi tính nhưng số máy ở mỗi
phòng không nhiều từ 20-22 máy trong khi sĩ số học sinh ở mỗi lớp của khối
10 khá đông từ 40-45 em nên giáo viên phải bố trí 2-3 học sinh/máy. Lớp học
đông, nhốn nháo dẫn đến tranh giành máy thực hành, làm việc riêng, giáo
viên rất khó kiểm soát lớp và không hướng dẫn được đến từng đối tượng học
sinh cụ thể. Vì vậy, giờ thực hành chưa đạt hiệu quả cao

Phòng máy rộng, không khí loãng, bố trí chưa hợp lý nên giáo viên gặp
khó khăn trong việc quản lý lớp.
Tất cả những khó khăn trên đã làm phá vỡ kế hoạch lên lớp của người
giáo viên. Kết quả là kỹ năng thực hành của nhiều em còn yếu kém, kết quả
kiểm tra thực hành trên máy không đạt hoặc đạt ở mức trung bình.
3
2.2. Nguyên nhân
− Số máy vi tính trong một phòng không đủ cho học sinh thực hành. Dẫn
đến học sinh tranh giành máy, mất trật tự, làm việc không đều.
− Học sinh thụ động, ngại khó khi thực hành
− Phương pháp tác động của giáo viên chưa tạo sự yêu thích và chủ
động học tập đến học sinh.
2.3. Giải pháp thay thế
Phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ.
2.4. Vấn đề nghiên cứu
Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ có giúp
cho tiết thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10 đạt hiệu quả cao không?
2.5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần mềm hỗ trợ giúp cho
tiết thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10 đạt hiệu quả cao.
3. Phương pháp
3.1 Khách thể nghiên cứu
Học sinh: hai lớp 10C6 và 10C8 trường THPT Nguyễn Trung Trực
tương đương nhau về sĩ số, giới tính được phân thành 2 nhóm ngẫu nhiên
như sau:
• Nhóm 1 (Nhóm thực nghiệm): 30 học sinh của lớp 10C8.
• Nhóm 2 (Nhóm đối chứng): 30 học sinh của lớp 10C6.
Giáo viên: giảng dạy bộ môn Tin học có kinh nghiệm, nhiệt tình, tinh
thần trách nhiệm cao dạy cả 2 nhóm (Nhóm thực nghiệm và Nhóm đối
chứng).

3.2 Thiết kế nghiên cứu
Dạng thiết kế: kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương
đương.
4
Bảng 1: Sĩ số và giới tính của hai lớp khảo sát
LỚP Sĩ số Nam Nữ
10C6 30 15 15
10C8 30 18 12
Chúng tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết thực hành (lần 2) ở học kỳ I của cả hai nhóm
làm kết quả trước tác động.
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6.56 6.2
p = 0.0843
p = 0.0843 > 0.05; từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi
là tương đương.
Sau khi thực hiện tác động bằng hai phương pháp khác nhau, tôi tiến
hành cho học sinh kiểm tra 1 tiết thực hành (lần 1) ở học kỳ II và lấy kết quả
để kiểm chứng xem tác động nào mang lại hiệu quả hơn.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước
tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm
(Lớp 10C8)
01

Dạy học kết hợp các
phương pháp giảng dạy
và phần mềm hỗ trợ để
dạy tiết thực hành
03
Đối chứng
(Lớp 10C6)
02
Dạy học theo các cách
thông thường
04
Ở thiết kế này tôi dùng phép kiểm chứng T – test độc lập.
3.3 Quy trình nghiên cứu
5
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo thời khoá biểu, theo
kế hoạch dạy học của nhà trường và theo phân phối chương trình để đảm bảo
tính khách quan.
Lớp
Tuần
chuyên
môn
Thứ ngày Tiết thứ
Tiết
PPCT
Tên bài dạy
10C8
Tuần 22
Thứ 4
14/01/2015
1 42

Bài tập và thực
hành 6: LÀM
QUEN VỚI WORD
2 43
Tuần 24
Thứ 4
28/01/2015
1 45
Bài tập và thực
hành 7: ĐỊNH
DẠNG VĂN BẢN
2 46
Nhóm thực nghiệm
• Chuẩn bị trước tiết thực hành
Giáo viên:
- Rà soát, phân nhóm học sinh. Những học sinh khá, biết nhiều
chung nhóm với những học sinh yếu, kém, chưa biết gì. Bạn khá, giỏi làm
nhóm trưởng. Mỗi nhóm 2 học sinh/máy, chuẩn bị bài báo cáo thực hành.
- Bài báo cáo thực hành: học sinh ghi họ tên nhóm, lớp, số máy
mà giáo viên đã chỉ định. Mỗi nhóm tự phân công ai là người viết báo cáo,
ai là người thực hành, phải luân phiên nhau. Báo cáo trình bày lại các hoạt
động mà giáo viên đã yêu cầu và hướng dẫn. Giáo viên có thể kiểm tra quá
trình thực hành của học sinh thông qua bài báo cáo và bài thực hành trên
máy, đồng thời cũng hạn chế tình trạng một em làm, còn em khác ngồi chơi.
- Trình bày trước cho học sinh nắm được nội dung sẽ thực hành.
Dặn dò học sinh xem lại nội dung lý thuyết liên quan đến bài thực hành.
Học sinh:
- Xem lại bài lý thuyết ở nhà
- Đọc trước nội dung thực hành trong sách giáo khoa
• Các bước thực hiện trong tiết thực hành

6
Trường hợp 1: nếu có máy chiếu
Giáo viên trình chiếu nội dung thực hành, gọi học sinh nhắc lại nội dung lý
thuyết liên quan đến bài thực hành và thực hành mẫu, học sinh quan sát trên
màn hình chiếu. Sau đó, giáo viên gọi học sinh lên máy thực hiện từng thao
tác. vừa thao tác vừa viết báo cáo.Tuy nhiên, theo tôi thấy, nếu nhìn trên màn
hình chiếu thì những học sinh ở cuối lớp không quan sát rõ, lớp mất tập trung
hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào giáo viên cũng có điều kiện sử dụng máy
chiếu.
Trường hợp 2: nếu không có máy chiếu
Giáo viên trang bị phần mềm NetOp School.
Giáo viên viết yêu cầu lên bảng hoặc trình chiếu thông qua màn hình NetOp
và thực hiện các bước tương tự như trên.
Giáo viên có thể kết hợp vừa sử dụng máy chiếu vừa quan sát học sinh thông
qua màn hình NetOp School.
• Giáo viên lưu ý học sinh:
- Không được làm việc riêng
- Không mở bất cứ chương trình nào khác.
- Giáo viên có thể can thiệp bằng cách khóa màn hình, nhắc nhở.
Ví dụ: Tiết Bài tập và thực hành 7 – ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
BƯỚC 1: Hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến bài thực hành bằng sơ
đồ tư duy
Giáo viên hệ thống kiến thức ở bài 16 trước khi thực hành
7
BƯỚC 2: Trình chiếu nội dung thực hành
BƯỚC 3: Giáo viên thực hiện mẫu các thao tác thông qua màn hình NetOp
School cho học sinh theo dõi. Giáo viên có thể quay phim lại các thao tác
thực hiện trước, ghi đĩa rồi chiếu cho các em xem. Cuối giờ giáo viên phát
đĩa cho đại diện của lớp để các em về nhà xem lại.
BƯỚC 4: Học sinh thực hành

Trong thời gian học sinh thực hành, giáo viên theo dõi thông qua màn
hình NetOp, quan sát lớp, nếu học sinh có thắc mắc thì hướng dẫn, nếu
thấy học sinh thực hành thao tác nào chưa chuẩn thì chỉnh sửa ngay. Mỗi
thao tác có thể có nhiều cách thực hiện, giáo viên cho học sinh thao tác
bằng nhiều cách và cho phép các em chọn một cách mà các em cho là dễ
thực hiện nhất trong từng tình huống.
Nếu các em học sinh khá thực hiện nhanh, xong trước thì hướng dẫn
lại cho các em còn làm chậm.
8
Giáo viên nhận xét, tổng kết tiết học
Giáo viên nên dành 5-10 phút cho học sinh ôn lại các thao tác đã thực
hành. Bên cạnh đó cũng giúp cho các em có thời gian phát hiện những kiến
thức mới, thắc mắc, trao đổi với giáo viên.
Giáo viên có thể gọi 1-2 em lên máy thực hành lại một số thao tác cho cả lớp
xem và nhận xét.
Để tiết học sinh động hơn, cuối giờ giáo viên có thể dành 5 phút để chơi một
trò chơi nhỏ. Ví dụ: nếu lớp có 4 tổ, giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn đại
diện, bố trí vào 1 máy nào đó. Giáo viên cho một bài tập nhỏ. Chẳng hạn: Gõ
và trình bày đoạn văn bản sau
“Mưa trời ngập chảy ra sông
Nhớ ơn dưỡng dục ra công đáp đền
Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ vừa năm
Nước chảy ra thương Cha nhớ Mẹ
Nước chảy vào thương Mẹ nhớ Cha”
Trong khoảng thời gian 2 phút, nếu tổ nào hoàn thành trước thì phần
thưởng là điểm cộng cho tổ đó. Như vậy có thể động viên tinh thần học tập
của các em.
Giáo viên dùng sơ đồ tư duy để tổng kết nội dung thực hành.
9

Dặn dò nội dung buổi học tiếp theo: BÀI 17 – MỘT SỐ CHỨC NĂNG SOẠN
THẢO VĂN BẢN KHÁC (Sách giáo khoa trang 114)
− Có mấy kiểu danh sách?
− Các cách định dạng kiểu danh sách? Cách bỏ định dạng kiểu danh
sách?
− Nêu các bước ngắt trang?
− Nêu các bước đánh số trang?
− Nêu các cách để xem văn bản trước khi in?
− Nêu các cách để in văn bản?
Nhóm đối chứng
Cũng với phương pháp trên nhưng giáo viên không sử dụng máy chiếu
hoặc các phần mềm hỗ trợ.
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
Sau khi tác động vào 2 nhóm đối tượng theo 2 phương pháp khác nhau,
tôi tiến hành thiết kế bài kiểm tra một tiết thực hành (lần 1) ở tiết 52 học kỳ II
để đo kiến thức về môn học, cụ thể là kiến thức về các thao tác soạn thảo và
định dạng văn bản Tiếng Việt đơn giản. Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm
được trình bày ở phần phụ lục.
Sau đó tôi tiến hành cho kiểm tra một tiết và chấm bài theo đáp án đã
xây dựng, công cụ đo lường là kết quả của bài kiểm tra. Điểm cụ thể của
từng học sinh được liệt kê trong phần phụ lục.
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra của mỗi nhóm sau tác động:
Thực nghiệm Đối chứng
Điểm trung bình 7.7333 6.7667
Độ lệch chuẩn 0.9803 1.1043
Giá trị p của T-test 0,0003
Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn SMD
0,8753

10
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho
kết quả p = 0,0003; cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm
trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là
không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động, cụ thể nghiêng về
nhóm thực nghiệm.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD=0,8753 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của tác động trên nhóm thực nghiệm là lớn.
Vậy giả thuyết của đề tài “kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và phần
mềm hỗ trợ giúp cho tiết thực hành môn Tin học của học sinh lớp 10 đạt hiệu
quả cao” ở trường THPT Nguyễn Trung Trực đã được kiểm chứng.
Bàn luận
Kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm
là 7.7333 ; kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng là 6.7667. Độ chênh lệch điểm
số giữa hai lớp là 0.9667. Điều đó cho thấy điểm giá trị trung bình của hai lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung
bình cao hơn lớp đối chứng.
11
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =
0,8753. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test giá trị trung bình sau tác động của hai lớp là p =
0.0003 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai
nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
5. Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
Qua áp dụng nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp và phần mềm hỗ trợ là

hết sức cần thiết đã nâng cao chất lượng học tập của học sinh, cụ thể là cải
thiện được kỹ năng thực hành của học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng
hơn và có ý thức học tập chủ động hơn.
Khuyến nghị
Với những kiểm chứng thu được trên kết quả của các bài kiểm tra thông qua
các nhóm đối tượng, tôi nhận thấy: tác động trên nhóm thực nghiệm đã mang
lại kết quả cao hơn, vì vậy nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp và phần
mềm hỗ trợ là hết sức cần thiết, nghiên cứu nên được tiếp tục áp dụng và mở
rộng.
Để mang lại kết quả học tập cao hơn cho học sinh, tôi mong các cấp
lãnh đạo quan tâm, trang bị phòng máy vi tính hiện đại, sữa chữa kịp thời máy
hỏng hóc để học sinh có đủ máy thực hành.
Giáo viên phải luôn học hỏi, tìm tòi những phần mềm, phương pháp dạy
học tiên tiến thông qua sách vở, tài liệu, các phương tiện truyền thông, mạng
internet… để hỗ trợ trong việc dạy các tiết thực hành nhằm tạo sự yêu thích
học tập cho học sinh.
Nếu nghiên cứu được các cấp lãnh đạo chấp nhận, tôi mong muốn
nhận được sự đóng góp ý kiến, đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn giúp học sinh
có kỹ năng thực hành một cách tốt nhất.
12
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm
2. Lê Đức Long – Phương pháp giảng dạy – Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ
Chí Minh.
3. Hồ Sĩ Đàm – Sách giáo viên Tin học 10 – Nhà xuất bản Giáo dục
4. Hồ Sĩ Đàm – Sách giáo khoa Tin học 10 – Nhà xuất bản Giáo dục
5. Hồ Sĩ Đàm – Sách bài tập Tin học 10 – Nhà xuất bản Giáo dục
6. Quách Tất Kiên – Giới thiệu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 10 –
Nhà xuất bản Hà Nội

7. Mạng internet – Thư viện bài giảng Bạch Kim
13
7. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC
1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 6
§ BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 6
LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD (Tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Khởi động và kết thúc Word.
- Tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word.
- Soạn thảo được một văn bản tiếng Việt đơn giản.
2. Kĩ năng
- Tạo văn bản tiếng Việt đơn giản
3. Thái độ
- Nghiêm túc thực hành làm quen với Word
II. Trọng tâm
- Biết khởi động và kết thúc hệ soạn thảo văn bản
- Nhận biết một số thành phần trên màn hình chính của hệ soạn thảo
- Thực hiện được một số lệnh cơ bản: Mở văn bản mới để soạn thảo, mở văn bản
đã có, lưu, xóa, sao chép, di chuyển văn bản.
- Soạn thảo được một văn bản tiếng Việt đơn giản.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
− Các mẫu văn bản trong SGK như: Đơn xin nhập học, Hồ Hoàn Kiếm
− Phòng máy tính, máy chiếu, cài đặt phần mềm NetOp School, iMindmap
2. Học sinh
− Xem trước cách gõ tiếng Việt, và thao tác trên máy
IV. Tiến trình
14

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp
2. Kiểm tra miệng:
Câu 1. Giáo viên gọi học sinh lên máy và thực hiện các thao tác
− Khởi động Word
− Chỉ ra một số thành phần cơ bản trong màn hình làm việc của Word
− Khởi động chương trình Unikey, chọn bảng mã, kiểu gõ.
Giáo viên yêu cầu các học sinh khác tập trung lên màn hình theo dõi, nhận xét.
Học sinh thực hiện.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Câu 2. Giáo viên chiếu 1 đoạn văn bản đã chuẩn bị sẵn, gọi học sinh lên máy và
thực hiện các thao tác
− Lưu văn bản
− Chọn một phần văn bản
− Sao chép văn bản
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động GV-HS Nội dung bài học
Họat động 1: Hệ thống kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác
soạn thảo văn bản đơn giản và trình chiếu sơ đồ
tư duy trên màn hình chiếu và màn hình NetOp
School.
15
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Để tránh HS làm việc riêng không tập
trung, GV khóa màn hình của HS. Nhắc nhở
HS viết báo cáo thực hành vào giấy.
Họat động 2: GV trình chiếu nội dung thực
hành cho HS xem
− Gõ họ tên học sinh, lớp

− Nhập đoạn văn ở SGK trang 107
− Lưu văn bản với tên Don xin hoc vào ổ đĩa
D
− Sửa lỗi chính tả (nếu có)
− Gõ với hai chế độ: chế độ chèn và chế độ
đè
− Sao chép văn bản 3 lần
− Lưu văn bản đã sửa.
HS: theo dõi.
Họat động 3: GV trình chiếu đoạn văn bản thô
đã chuẩn bị sẵn, làm mẫu cho HS xem, thực
hiện các thao tác bằng cả 3 cách (lệnh trong
bảng chọn, nút lệnh trên thanh công cụ và phím
1. Nội dung thực hành
− Gõ họ tên học sinh, lớp
− Nhập đoạn văn ở SGK trang 107
− Lưu văn bản với tên Don xin hoc vào
ổ đĩa D
− Sửa lỗi chính tả (nếu có)
− Gõ với hai chế độ: chế độ chèn và chế
độ đè
− Sao chép văn bản 3 lần
− Lưu văn bản đã sửa.
2. Soạn một văn bản đơn giản
Nhập đoạn văn sau (không cần sửa lỗi):
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Đơn xin nhập học
Kính gửi: Ông Hiệu trưởng trường THPT
Hữu Nghị

Tôi tên là Nguyễn Văn Hùng, có con là
Nguyễn Văn Dũng nguyên là học sinh
trường THPT Đoàn Kết. Cháu Dũng vừa
qua đã kết thúc học kì I với hạnh kiểm tốt
và được xếp loại học tập loại khá.
Tôi làm đơn này kính xin Ông Hiệu trưởng
cho phép con tôi được tiếp tục vào học lớp
10 tại trường THPT Hữu Nghị do gia đình
tôi mới chuyển về địa bàn gần trường.
16
tắt)
HS: quan sát
Họat động 4: HS thực hành
GV: quan sát, chỉnh sửa
HS: nộp báo cáo thực hành.
Xin trân trọng cám ơn.
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Kính đơn
(Kí tên)
Nguyễn Văn Hùng
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Trò chơi: GV cho HS cử mỗi tổ 1 bạn đại diện, bố trí vào một số máy và thi nhau thực
hành gõ đoạn văn bản sau:
HỒ HOÀN KIẾM
Xưa kia, hồ có tên là Lục Thuỷ vì nước hồ xanh suốt bốn mùa. Thế kỷ 15 hồ được đổi
tên thành hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là hồ Gươm), gắn liền với truyền thuyết trả gươm
thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt
Nam chống lại giặc Minh dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng Rùa
vàng đã cho Lê Lợi mượn kiếm thần để chống giặc, sau chiến thắng ông lên làm vua
(vua Lê Thái Tổ) và trả lại Rùa vàng kiếm thần ở hồ Gươm.

Tổ nào thực hiện nhanh nhất, chính xác nhất thì được điểm cộng.
Sau đó, GV nhận xét tiết thực hành.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
− Về nhà luyện tập thêm gõ văn bản, thực hiện các thao tác với nhiều cách cho thuần
thục.
− Chuẩn bị bài mới: BÀI 16 – ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
2. Định dạng kí tự: các thuộc tính, các cách định dạng?
3. Định dạng đoạn văn: các thuộc tính, các cách định dạng?
4. Định dạng trang: các thuộc tính, cách định dạng?
V. Rút kinh nghiệm:




17
2. KẾ HOẠCH BÀI HỌC: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 7
§BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 7
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách định dạng kí tự, đoạn, trang văn bản.
- Hiểu khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn
bản.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được định dạng văn bản theo mẫu.
- Thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn văn bản.
- Rèn luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt
3. Thái độ: Rèn luyện đức tính cẩn thận, thói quen suy nghĩ về cách tiến hành công

việc trước khi bắt tay vào thực hiện, tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập.
II. Nội dung học tập:
-
-
Thực hiện được việc mở văn bản đã có và tiến hành định dạng kí tự (lựa chọn
phông chữ, kiểu chữ), đoạn văn bản (căn lề, khoảng cách lề) để có văn bản như mẫu
trong SGK.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sử dụng phòng máy + NetOp School.
2. Học sinh: chuẩn bị bài trước ở nhà.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sĩ số. (slide 1)
2. Kiểm tra miệng: thông qua trả lời các câu hỏi: (slide 2)
18
Câu 1: Muốn In đậm ta sử dụng tổ hợp phím:
A. Ctrl + B
B. Ctrl + I
C. Ctrl + U
D. Ctrl + C
Câu 2: Muốn Căn phải ta sử dụng tổ hợp phím:
A. Ctrl + L
B. Ctrl + R
C. Ctrl + J
D. Ctrl + E
Câu 3: Muốn định dạng trang ta sử dụng lệnh:
A. Format

Page Setup
B. File


Print
C. File

Page Setup
D. File

Open
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Mở bài: Tiết trước, chúng ta đã học xong bài
Định dạng văn bản, nắm các thao tác về định
dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản và định
dạng trang. Một số bạn cũng đã lên thao tác.
Tiết này, chúng ta sẽ đi thực hành cụ thể vào
một văn bản. Đó là bài tập và thực hành 7 định
dạng văn bản.
Họat động 1: Hệ thống kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác
định dạng văn bản đơn giản và trình chiếu sơ
đồ tư duy trên màn hình chiếu và màn hình
NetOp School.
19
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Để tránh HS làm việc riêng không tập
trung, GV khóa màn hình của HS. Nhắc nhở
HS viết báo cáo thực hành vào giấy.
Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung thực hành.
GV: Giải thích về nội dung thực hành.
HS: Theo dõi.
Hoạt động 3: Khởi động Word + Bật chương

trình gõ chữ Việt
GV: Để trình bày văn bản trước tiên chúng ta
phải làm gì?
HS: Phải khởi động Word.
GV: Để khởi động word, chúng ta có những
cách nào?
HS: Trả lời. Để khởi động word có 2 cách:
-
-
Start
Start


Programs
Programs


Microsoft Word
Microsoft Word
-
-
Nháy đúp vào biểu tượng
Nháy đúp vào biểu tượng
trên màn hình
trên màn hình
nền.
nền.
1. Nội dung thực hành:
• Định dạng văn bản Don xin nhap
hoc theo mẫu SGK/113.

• Lưu văn bản đó.
2. Khởi động Word + Bât chương trình gõ
chữ Việt:
Để khởi động word, ta sử dụng một trong
cách cách:
-
-
Start
Start


Programs
Programs


Microsoft Word
Microsoft Word
-
-
Nháy đúp vào biểu tượng
Nháy đúp vào biểu tượng
trên màn hình
trên màn hình
nền.
nền.
20
GV:
GV:
Nhận xét.
Nhận xét.

GV: Chú ý bộ mã và bộ phông phải trùng khớp
nhau.
HS: Lắng nghe.
Hoạt động 4: Định dạng văn bản
GV: trình chiếu văn bản Don xin hoc SGK/113.
GV: Ở bài thực hành trước chúng ta đã gõ xong
văn bản: Don xin hoc. Tiết này chúng ta sẽ
trình bày văn bản đó.
GV: Vậy bước 1, chúng ta mở văn bản Don
xin hoc. Chúng ta vào
Chọn
Chọn
F
F
ile
ile




O
O
pen…
pen…


(Ctrl+O) để mở văn bản.
(Ctrl+O) để mở văn bản.
HS:
HS:

Lắng nghe.
Lắng nghe.
GV:
GV:
Bước 2, chúng ta kiểm tra lỗi chính tả nếu
Bước 2, chúng ta kiểm tra lỗi chính tả nếu
có.
có.
GV:
GV:
Bước 3, định dạng văn bản. Để định dạng
Bước 3, định dạng văn bản. Để định dạng
văn bản, em nào cho cô biết trong
văn bản, em nào cho cô biết trong
văn bản cần
văn bản cần
áp dụng những kiểu định dạng nào?
áp dụng những kiểu định dạng nào?
HS: Trả lời.
Định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.
GV: cho học sinh xác định các thuộc tính
định dạng văn bản.
HS: Trả lời.
1. Căn giữa.
2. Căn giữa – in đậm – khoảng cách đoạn
trước và sau.
3. In đậm, nghiêng – định dạng dòng đầu
tiên.
4. Định dạng dòng đầu tiên – khoảng cách
đoạn trước và sau.

5. In đậm, nghiêng – định dạng dòng đầu
Nháy đúp vào biểu tượng
3. Định dạng văn bản.
1) Định dạng văn bản: SGK trang 113
 B1: Mở tệp: Don xin hoc.doc
Chọn File → Open… (Ctrl+O)
 Sửa lỗi chính tả (nếu có)
 Định dạng văn bản
Trong văn bản, áp dụng những kiểu định
dạng: định dạng kí tự, định dạng đoạn văn
bản.
Trình bày lại Don xin hoc dựa trên mẫu SGK
113 trên máy của các em
21
tiên.
6. Căn phải – in nghiêng
GV: Nhận xét
GV: Cho học sinh lên thao tác mẫu các thuộc
tính định dạng.
HS: Theo dõi.
GV: Cho học sinh định dạng trên máy.
HS: Thao tác.
GV: Sử dụng Netop chiếu một số máy thao
tác theo dõi.
HS: Thao tác.
GV: Sau khi trình bày văn bản, hãy lưu văn
bản với tên cũ: Don xin hoc.
HS: Lên máy thao tác.
GV: quan sát, chỉnh sửa
HS: nộp báo cáo thực hành

2) Lưu văn bản: SGK trang 113
Lưu văn bản với tên cũ: Don xin hoc.doc
Chọn File → Save (Ctrl+S)
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Trò chơi: GV cho HS cử mỗi tổ 1 bạn đại diện, bố trí vào một số máy và thi nhau thực
hành gõ đoạn văn bản sau:
“Mưa trời ngập chảy ra sông
Nhớ ơn dưỡng dục ra công đáp đền
Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ vừa năm
Nước chảy ra thương Cha nhớ Mẹ
Nước chảy vào thương Mẹ nhớ Cha”
Trong khoảng thời gian 2 phút, nếu tổ nào hoàn thành trước thì phần thưởng là điểm
cộng cho tổ đó.
22
Sau đó, GV nhận xét tiết thực hành.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
1. Xem lại nội dung thực hành:
2. Chuẩn bị nội dung bài thực hành tiết 2: Cảnh đẹp quê hương:
- Gõ văn bản: Cảnh đẹp quê hương.
- Xác định các loại định dạng trong văn bản.
- Định dạng văn bản theo mẫu SGK.
V. Rút kinh nghiệm:





23
PHỤ LỤC 2. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA

1. TRƯỚC TÁC ĐỘNG
1.1 ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT
1.2 GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Bài 1. Tạo được cây thư mục: 5 điểm, thiếu 1 thư mục trừ 0.25 điểm
Bài 2. Mỗi thư mục đổi tên đúng: 0.5 điểm (2.5 điểm)
Bài 3. 0.5 điểm
Bài 4. 0.5 điểm
Bài 5. 1.5 điểm
24
BÀI 1. Tạo cây thư mục như hình bên trong ổ
đĩa D:\ (5 điểm)
BÀI 2. Đổi tên các thư mục sau: (2.5 điểm)
CHAPTER1 thành CHUONG1
CHAPTER2 thành CHUONG2
MSPAINT thành VEHINH
WORDPAD thành SOANTHAO
3DS thành 3DSTUDIO
BÀI 3. Tạo thêm một thư mục tên BANG_A
trong thư mục BAITAP1 (0.5 điểm)
BÀI 4. Chép các thư mục THVP, THCB vào
BANG_A (0.5 điểm)
BÀI 5. Dùng chức năng tìm kiếm để tìm các
tập tin có phần mở rộng .XLS, sau đó chọn 5
tập tin và chép vào thư mục EXCEL (1.5
điểm)
2. SAU TÁC ĐỘNG
2.1 ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT
Bài 1. Gõ và định dạng văn bản sau:
DU HỌC HÈ SINGAPORE 2004
MERLION ISLAND

1. Chương trình:
 Học tiếng Anh hơn 70 tiếng/tuần.
 Tham quan danh thắng nổi tiếng tại Singapore.
 Có 2 người giám hộ, chăm sóc học sinh đến từ Việt Nam.
2. Đối tượng:
 Học sinh từ 7 tuổi trở lên, chuẩn bị đi du học nước ngoài.
 Yêu thích và muốn nâng cao trình độ Anh ngữ.
3. Ngày khởi hành:
 Đợt 1: 6/6/2004 – 4/7/2004
 Đợt 2: 10/7/2004 – 7/8/2004
 Liên hệ:
• Hà Nội: Cát Tường
• Tel: 5372645
Bài 2. Tạo các từ gõ tắt sau:
Tt → thông tin
Kh → khoa học
Cn → công nghệ
Bài 3. Áp dụng các từ gõ tắt đã tạo ở câu 3, gõ và trình bày đoạn văn
bản sau:
IDNET - MẠNG THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TÍCH HỢP
 IDNET là mạng thông tin khoa học và công nghệ tích hợp.
 IDNET tích hợp hơn 20 cơ sở dữ liệu thông tin khoa học, công nghệ, kinh tế
trong nước và quốc tế, tạo thành một ngân hàng dữ liệu khoa học và công
nghệ lớn nhất Việt Nam.
 Đây là một dịch vụ thông tin online đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ.
25

×