Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Xác định mức sẵn lòng chi trả cho cải thiện chất lượng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn yên viên huyện gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 160 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN NAM GIANG




XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ
CHO CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA
NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN YÊN VIÊN –
HUYỆN GIA LÂM



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.NGUYỄN VĂN SONG



HÀ NỘI, NĂM 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng : Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn
gốc.

Tác giả



Nguyễn Nam Giang

















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bè bạn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Văn Song, Phó
trưởng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, giảng viên bộ môn Kinh tế tài nguyên
và Môi trường Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu, phân tích và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế tài nguyên
môi trường, Kinh tế nông nghiệp và chính sách khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Namđã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn toàn thể bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động
viên tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii



MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
PHẦN I.MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng thể 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1. Một số khái niệm về nước, nước sạch và nước sạch sinh hoạt 5
2.1.1. Một số khái niệm về nước 5
2.1.2. Một số khái niệm có liên quan tới nước sạch sinh hoạt 9
2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước 10
2.2. Vai trò của nước sạch trong sinh hoạtvới sức khỏe con người 14
2.2.1. Vai trò của nước sinh hoạt tới sức khỏe con người 14

2.2.2. Một số tiêu chuẩn về nước sinh hoạt 16
2.3. Những vấn đề về nước sạch trong sinh hoạt hiện nay 19
2.3.1. Hiện trạng nguồn nước trên thế giới 19
2.3.2. Hiện trạng nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam 21
2.3.3. Một số biện pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt 25
2.4. Tổng quan về sự sẵn lòng chi trả (Willing To Pay – WTP) 29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.4.1. Tổng quan về sự sẵn lòng chi trả 29
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả 32
2.5. Tổng quan về phương pháp định giá ngẫu nhiên và Một số nghiên cứu áp
dụng phương định giá ngẫu nhiên 34
2.5.1 Phương pháp định giá ngẫu nhiên 34
2.5.2 Một số nghiên cứu sử dụng CVM trên thế giới và ở Việt Nam 36
2.5.3. Những bài học kinh nghiệm 38
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 41
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 42
3.2. Phương pháp nghiên cứu 46
3.2.1. Khung phân tích 46
3.2.2. Nguồn số liệu 50
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu 52
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu và Xử lý số liệu 55
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
4.1. Tình hình cung cấp, sử dụng và chất lượng nước sinh hoạt ở Thị trấn Yên
Viên 57
4.1.1. Tình hình cấp nước, sử dụngnước sinh hoạt ở Thị trấn Yên Viên 57
4.1.2. Thực trạng chất lượng nước sinh hoạt của các hộ dân ở Thị trấn Yên Viên 74

4.2. Sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước sinh hoạt
của người dânThị trấn Yên Viên 96
4.2.1. Thông tin chung về nhóm hộ điều tra 96
4.2.2. Mức sẵn lòng chi trả của nhóm hộ điều tra 99
4.3. Phân tích mức sẵn lòng chi trả của người dân cho cải thiện chất lượng
nước 102
4.3.1. Mức sẵn lòng chi trả đối với hình thức chi trả và đối tượng cung cấp 102
4.3.2. Mức sẵn lòng chi trả và các chỉ tiêu xã hội học 104
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3.3. Một số yếu tố khác 108
4.3.4. Mô hình ước lượng đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới mức WTP 111
4.4. Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn 114
4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp từ kết quả nghiên cứu 114
4.4.2. Đề xuất thực hiện các giải pháp 117
PHẦN V KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG 136
PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI DÂN 139
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH 146
PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN ĐỘC LẬP 151
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo TCVN 5502 - 2003 17
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02: 2009/ BYT 18
Bảng 2.3. Sự khác nhau giữa sẵn lòng chi trả và bằng lòng chấp nhận 31

Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế qua các năm ở TT Yên Viên 44
Bảng 4.1 Nguồn nước sử dụng của các hộ điều tra 62
Bảng 4.2 Khối lượng nước tiêu thụ của các hộ dân 69
Bảng 4.3 Đáp ứng nhu cầu về nước sạch sinh hoạt hiện nay của người dân 70
Bảng 4.4 Phương thức dự trữ nước sinh hoạt của người dân 73
Bảng 4.5 Đánh giá chất lượng nước giếng ở thị trấn Yên Viên 77
Bảng 4.6 Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt của nhóm hộ điều tra 80
Bảng 4.7 ảnh hưởng của nguồn nước đến cuộc sống người dân 83
Bảng 4.8 Nguồn gây ô nhiễm nước ăn ở địa phương 88
Bảng 4.9 Nguồn gây ô nhiễm nước tắm rửa ở địa phương 89
Bảng 4.10 Nguồn gây ô nhiễm nước tắm rửa ở địa phương 90
Bảng 4.11. Các biện pháp cải thiện chất lượng nước của người dân tổ Tiền
Phong 93
Bảng 4.12. Các biện pháp cải thiện chất lượng nước của người dân tổ Yên Hà 95
Bảng 4.13. Các biện pháp cải thiện chất lượng nước của người dân tổ BĐ 2 95
Bảng 4.14 Một số đặc điểm của nhóm người được phỏng vấn 98
Bảng 4.15 Mức sẵn lòng chi trả của nhóm người được phỏng vấn 99
Bảng 4.16. Trình độ học vấn và mức sẵn lòng chi trả 105
Bảng 4.17 Nghề nghiệp và mức sẵn lòng chi trả 107
Bảng 4.18 Địa bàn và mức sẵn lòng chi trả 109
Bảng 4.19 Mô hình và các biến lựa chọn 111
Bảng 4.20 kết quả chạy mô hình 112
Bảng 4.21 Kiểm định các tham số ước lượng của mô hình 113
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

Bảng 4.22. Đề xuất của đề tài về lựa chọn phương án xây dựng nhà máy cấp
nước 131

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ


Hình 2.1: Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vảitrong nhiều
năm. 21
Hình 3.1. Vị trí địa lý thị Trấn Yên Viên huyện Gia Lâm 41
Hình 4.1. Màu nước sông Đuống 61
Hình 4.2. Các chai nước không rõ nguồn gốc 62
Hình 4.3 Một số dụng cụ trữ nước của người dân thị trấn Yên Viên 74
Hình 4.4 Nước làm ố các vận dụng của các hộ gia đình 78
Hình 4.5 Nước thải của một doanh nghiệp ra sông Đuống 85
Hình 4.6. Lõi lọc nước của người dân bị đen do nguồn nước ô nhiễm 92
Hình 4.7 Bể lọc bằng cát bị đen sau khoảng 2 tháng sử dụng 94
Đồ thị 2.1. Đường cầu và sự sẵn lòng chi trả 29
Đồ thị 4.1. Nguồn nước cho nhu cầu ăn uống, nấu nướng của nhóm hộ
điều tra 66
Đồ thị 4.2. Nguồn nước cho nhu cầu tắm, rửa của nhóm hộ điều tra 67
Đồ thị 4.3. Nguồn nước cho nhu cầu giặt của nhóm hộ điều tra 68
Đồ thị 4.4 Đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho ăn uống của người dân 72
Đồ thị 4.5 Đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho giặt dũ của người dân 72
Đồ thị 4.6 Đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho tắm rửa của người dân 72
Đồ thị 4.7. Các vấn đề về nguồn nước ăn 81
Đồ thị 4.8 Các vấn đề về nguồn nước tắm rửa 82
Đồ thị 4.9 Các vấn đề về nguồn nước giặt 83
Đồ thị 4.9 Mối quan hệ giữa lượng tiêu thụ và mức WTP 102
Đồ thị 4.10 Sự khác biệt về mức WTP giữa các hình thức chi trả 103
Đồ thị 4.11 Sự khác biệt mức WTP giữa yêu cầu về các nhà cung cấp 104
Đồ thị 4.12 Giới tính và mức sẵn lòng chi trả 105
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

Đồ thị 4.13 Trình độ học vấn mà mức sẵn lòng chi trả 106

Đồ thị 4.14 Nhóm nghề nghiệp và mức sẵn lòng chi trả bình quân 108
Đồ thị 4.15 Mức sẵn lòng chi trả và các tổ điều tra 109
Đồ thị 4.16 Mức sẵn lòng chi trả và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi
nguồn 110
Đồ thị 4.17 Mức sẵn lòng chi trả giữ những người lo ngại về rủi ro từ
nước 110
Hộp 1 Tình hình xây dựng hệ thống nước sạch ở địa phương 58
Hộp 2 Chi phí nước sinh hoạt của người dân TT Yên Viên 70
Hộp 3 thực trạng nguồn nước giếng khoan ở thị trấn Yên Viên 75
Hộp 4 Đánh giá về chất lượng nước giếng của người dân 76
Sơ đồ 4.1 Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước sinh hoạt ở TT Yên Viên 87
Sơ đồ 4.2 Quy trình lọc nước đối với giếng khoan cạn 118
Sơ đồ 4.3 Quy trình lọc nước đối với giếng khoan sâu 119







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I.MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Trước đây, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nước được xem là tài
nguyên vô hạn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, trước sự ô nhiễm, sa mạc hóa,
cùng với nhu cầu cầu sử dụng nước toàn thế giới tăng cao đã khiến nguồn nước
ngọt bị cạn kiệt.

Theo William E. Marks (2001).Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng
1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần
còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và
trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể
sử dụng cho sinh hoạt và phát triển kinh tế.
Trong những năm trở lại đây, rất nhiều báo cáo, nghiên cứu đã cho thấy, hiện
nay nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm nặng. Chất lượng của nước sinh hoạt tại
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam không đủ tiêu chuẩn cho sức khỏe.
Ô nhiễm nước sinh hoạt hiện nay có nguồn gốc từ quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,
nông nghiệp… Khiến cho nước bị thay đổi tính chất, hàm lượng các kim loại nặng
cao, hàm lượng các hóa chất độc hại ngày càng tăng trong khi hệ thống lọc nước
của chúng ta hiện nay không thể xử lý được tất cả các ô nhiễm này.
Theo Bộ tài nguyên môi trường (2013) một cuộc khảo sát về chất lượng
nước ở Đak Lak cho thấy nước tại 102 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên
địa bàn tỉnh đều bị ô nhiễm. Trong 102 mẫu được kiểm tra, phân tích, kết qủa có 21
mẫu loại A, chiếm 20,59%; loại B có 74 mẫu, chiếm 72,55%; loại C có 7 mẫu,
chiếm 6,86%. Theo cuộc khảo sát này, nguyên nhân được xác định ô nhiễm nguồn
nước các công trình nước tập trung chủ yếu là do vi khuẩn, sắt, độ đục.
Cùng với sự suy giảm về chất lượng nước sinh hoạt, những hệ lụy về sức
khỏe con người do sử dụng nước sinh hoạt kém chất lượng đang ngày càng gia tăng.
Theo số liệu thống kê năm của Tổ chức Y tế Thế giới (2008) cho biết, có 80% bệnh
tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường bị
nhiễm bẩn và mỗi năm có hơn 20 ngàn người Việt Nam chết do dùng nước bị ô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

nhiễm và mất vệ sinh. Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm giun sán ở vùng nông thôn Việt
Nam được xếp vào hạng cao nhất thế giới, cụ thể là hiện có 44% trẻ em Việt Nam
bị các bệnh giun và là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở

trẻ.Chính vì vậy, việc cải thiện chất lượng nước sinh hoạt hiện nay được xem là một
hành động cần thiết và ngay lập tức nhằm đảm bảo cuộc sống cho con người.
Thị trấn Yên Viên là một địa bàn có lịch sử lâu đời của thủ đô Hà Nội. Tuy
nhiên, nhiều năm nay, nhân dân thị trấn phải chịu nhiều nguồn nước thải ô nhiễm.
Theo Thiên Nhân (2012) nước thải từ các xí nghiệp như: Công ty Hoá chất, Công ty
Bột giặt LIX và nhiều công ty dây và cáp nhôm. Đây là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước tại khu vực này.Trong khi
đó, trên địa bàn không hề có một hệ thống cấp thoát nước đảm bảo sinh hoạt cho
người dân sử dụng.
Nghiêm trọng hơn là tình hình ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các bệnh ngoài da và trẻ em bị bệnh về
răng lợi ngày một tăng theo thời gian. Theo thống kê của trạm y tế thị trấn Yên
Viên, mỗi năm có hàng trăm ca các loại bệnh này trên địa bàn. Nhiều hộ dân, mặc
dù đã sử dụng than hoạt tính và cát lọc nước nhưng do lượng măng gan trong nước
quá lớn nên chỉ sau 1, 2 tháng sử dụng, than và cát lọc đã bị đóng bánh đen. Những
dụng cụ dùng để chứa nước đã lọc hoặc bồn nước nhà vệ sinh cũng đều bị đóng
cặn Dù đã dùng hệ thống lọc nhưng nước giếng khoan ở thị trấn Yên Viên vẫn
không thể dùng để ăn uống.
Chính vì vậy việc cải thiện chất lượng nước sinh hoạt hiện nay của người dân
là việc phải làm. Tuy nhiên việc cải thiện chất lượng nước sinh hoạt nên được thực
hiện đến đâu, phương pháp nào được ưu tiên sử dụng. Liệu chi phí áp dụng các biện
pháp đó có vượt quá lợi ích mà nguồn nước mang lại cho người dân hay không ? Để
có căn cứ xây dựng các biện pháp cải thiện chất lượng nước hiệu quả, đảm bảo sự
phù hợp với chi phí và lợi ích mà nó mang lại. Việc tìm hiểu mức lòng chi trả của
người dân là điều cần phải làm trước tiên để tạo cơ sở xây dựng và thực hiện các
biện pháp cải thiện chất lượng nước hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

Chính vì thế, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu“Xác định mức sẵn lòng chi

trả cho cải thiện chất lượng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn Thị trấn
Yên Viên – H.Gia Lâm”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng thể
Trên cơ sở nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng cho cải thiện
chất lượng nước sinh hoạt hiện tại, đề xuất xây dựng các chương trình cấp nước
sạch sinh hoạt hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về nước sinh hoạt, sự sẵn lòng
chi trả và phương pháp định giá ngẫu nhiên
- Tìm hiểu thực trạng chất lượng nước sinh hoạt; Xác định mức sẵn lòng chi
trả của người dân cho sự cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả
- Đề xuất các phương án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, hỗ trợ cải thiện
thực trạng chất lượng nước hiện nay và một cơ chế cung cấp nước cho người dân
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nước sinh hoạt của các hộ dân Thị trấn Yên Viên hiện nay?
- Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho sự cải thiện chất lượng nước là bao
nhiêu ?
- Đâu là các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả
của người dân?
- Các chương trình nước sạch sinh hoạt trên địa bàn nên thực hiện như thế
nào ? Đâu là các phương án nhằm giúp người dân tự khác phục trong ngắn hạn
vàngười dân cần một cơ chế cấp nước ra sao?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tương nghiên cứu:Mức sẵn lòng chi trả của người dân trên địa bàn Thị
trấn Yên Viên cho sự cải thiện chất lượng nước sinh hoạt hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Phạm vi nội dung. Do hạn chế về mặt thời gian đề tài chỉ tiến hành nghiên
cứu sự sẵn lòng chi trả của người dân sử dụng nước sinh hoạtởThị trấn Yên Viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

+ Phạm vi về không gian : Các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt và các
phường thuộc Thị trấn Yên Viên.
+ Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ 01/10/2013–01/10/2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.Một số khái niệm về nước, nước sạch và nước sạch sinh hoạt
2.1.1.Một số khái niệm về nước
2.1.1.1.Khái niệm nước
Theo OA Jones (2005), Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có
công thức hóa học là H
2
O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng
cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất
quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái
Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong
các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống (WHO 1995). Bên cạnh nước
"thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các
nguyên tửhiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vịđơteri và triti. Nước nặng
có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng
cao hơn) và hóa học khác với nước thường.
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên
Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh hưởng
quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi
ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng

hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây
Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu. Là thành phần quan trọng
của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như
quang hợp.
Theo William E. Marks (2001), hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao
phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó
97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước
ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ
có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước sinh
hoạt. Việc cung cấp nước sinh hoạt sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

loài người trong vài thập niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra
một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận Đông. (Stephen C.Pelletiere 2003 –
“A War Crime Or an Act of War”).
Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối
xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện), Như là chất trao đổi nhiệt. Nhà triết
học người Hi LạpEmpedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc tạo ra vật
chất (bên cạnh lửa, đất và không khí). Nước cũng nằm trong Ngũ Hành của triết học
cổ Trung Hoa.
2.1.1.2.Phân loại nguồn nước
Theo Nguyễn Lan Phương (2008), có nhiều cách phân loại nước, theo tính
chất, theo mục đích sử dụng…Với cách phần loại theo tính chất, ta có các loại nước:
Nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước chua phèn, nước khoáng và nước mưa.
Theo TS.Trịnh Xuân Lai (2007), nguồn nước có thể sử dụng cho sinh hoạt và cho
công nghiệp bao gồm có: nguồn nước mặt; nguồn nước ngầm; nguồn nước biển;
nguồn nước lợ; nguồn nước mưa và nguồn nước chua phèn.
Nước mặt: Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối.
Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí

nên có các đặc trưng
- Chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy
- Chứa nhiều chất rắn lở ở, riêng trường hợp nước chứa trong các ao đầm, hồ
do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nông độ
tương đối thấp và chủ yếu ở dạng keo
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo
- Chứa nhiều vi sinh vật
Nước ngầm : được khai thác từ các tầng nước chứa dưới đất, chất lượng
nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước
thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit
và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Nước ngầm có những đặc
trung là
- Độ đục thấp
- Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định
- Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều CO
2
, H
2
S…
- Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, Manggan, canxi, magie, Flo
- Không có hiện diện của vi sinh vật
Nước biển: Thường có độ mặt rất cao. Hàm lượng muối trong nước biển
thay đổi thuy theo vị trí địa lý như: cửa sông, gần hay xa bờ ngoài ra trong nước
biển thường có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nông độ càng tăng, chủ yếu là các
phiêu sinh động thực vật

Nước lợ: Ở cửa sông và các vùng ven bờ biển, nơi gặp nhau của các dòng
nước ngọt chảy từ sông ra, các dòng nước thấm từ đất liền chảy ra hòa trộn với
nước biển. Do ảnh hưởng của thủy triều, mực nước tại chỗ gặp nhau lúc ở mức cao,
lúc ở mức thaaos và do sự hòa trộn giữa nước ngọt và nước biển làm cho độ muối
và hàm lượng huyền phù trong nước ở khu vực này luôn thay đổi và có trị số cao
hơn tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và thấp hơn nhiều so với nước biển được gọi
là nước lợ.
Nước khoáng: Khai thác từ tâng sâu dưới đất hay từ các suối do phun trào từ
lòng đất ra, nước có chưa một vài nguyên tố ở nông độ cao hơn nồng độ cho phép
đối với nước uống và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh. Nước khoáng sau khi qua
khâu xử lý thông thường như làm trọng, loại bỏ hoặc nạp lại khí CO
2
nguyên chất
được đóng vào chai để cấp cho người dùng.
Nước chua phèn: Những nơi gần biển, ví dụ đồng bằng sông cửu long nước
ta thường có nước chua phèn. Nước bị nhiễm phèn là do tiếp xúc với đất phèn, loại
đất này giàu nguyên tố lưu huỳnh ở dạng sunfua hay ở dạng sunfat và một vài
nguyên tố như kim loại, nhôm, sắt. Đất phèn được hình thành do quá trình kiến tạo
địa chất. Trước đây ở những vùng này bị ngập nước và có nhiều loại thực vật và
động vật tầng đáy phát triển. Do quá trình bồi tụ, thảm thực vật và lớp sinh vật đáy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

bị vùi lấp và phân hủy yếm khí, tạo ra các axit mùn hữu cơ làm cho nước có vị
chua, đồng thời có chứa nhiều nguyên tố kim loại có hàm lượng cao như nhôm, sắt
và ion sunfat
Nước mưa: Có thể xem là một loại nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn
tinh khiết bởi nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí cả vi khuẩn có
trong không khí. Khi rơi xuống nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các
vật thể khác nhau. Hơi nước gặp không khí chứa nhiều oxit nito hay oxit lưu hình sẽ

tạo các trận mưa axit. Do vậy tại nhiều địa điểm, với sự ô nhiễm nằm trong mức
tiêu chuẩn cho phép, nước mưa thực sự là nguồn nước đảm bảo chất lượng cho sinh
hoạt cho người dân. Tuy nhiên, tại những vùng ô nhiễm nặng, nước mưa có thể dẫn
tới hủy hoại sản xuất nông nghiệp và xảy ra quá trình ăn mòn nhiều vật dụng, đồ
dùng và các thiết bị sản xuất của người dân.
Với cách phân loại theo mục đích sử dụng ta có:
Nước sinh hoạt : Theo luật tài nguyên nước (2012) nước sinh hoạt là nước
sạch hoặc nước có thể sử dụng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
Nước dùng cho sản xuất công nghiệp: Là nước được sử dụng trong quá
trình sản xuất của các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Các loại nước
này được sử dụng trong tẩy rửa công nghiệp, hoặc được thay đổi một số lý tính hóa
học để phục vụ cho quá trình vận hành sản xuất. Như nước nặng, nước phóng xạ…
Nước dùng trong sản xuất nông nghiệp: Theo luật tài nguyên nước (2012)
Là nguồn nước sử dụng cho tưới tiêu, làm nước uống cho gia súc gia cầm trong
chăn nuổi, môi trường sống, nguồn nước cung cấp cho nuôi trồng thủy sản. Nhìn
chung nước dùng trong sản xuất nông nghiệp có một số điểm giống như nước cho
sinh hoạt, đặc biệt là các loại nước để uống cho vật nuôi. Trong khi đó yêu cầu về
chất lượng có thể thấp hơn như dành co tưới tiêu, trồng trọt, hoặc có những yêu cầu
về chất lượng riêng biệt cho nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên chất lượng của các loại
nước này cũng có những quy định cụ thể được đề cập trong các quy định về chất
lượng nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

2.1.2.Một số khái niệm có liên quan tới nước sạch sinh hoạt
Nước sinh hoạt : Theo luật tài nguyên nước (2012), “Nước sinh hoạt là nước
sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người”. Đi kèm với khái
niệm nước sinh hoạt, chúng ta cần hiểu, nước sạch và nguồn nước sinh hoạt. Theo
đó, nước sạch là nước đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam và
Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể

xử lý thành nước sinh hoạt. (Quốc hội Việt Nam 2012)
Các nguồn cấp nước sinh hoạt chủ yếu hiện nay (theo luật tài nguyên nước 2012 –
Quốc hội Việt Nam 2012):
Nước máy : tại các thành phố phát triển, đây là nguồn cấp nước sinh hoạt
chủ yếu cho người dân. Nguồn nước máy được hiểu là nước được cung cấp từ các
nhà máy nước được đóng trên địa bàn. Các nhà máy này được xây dựng có nhiệm
vụ cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng từ các nguồn nước tự nhiên, trong đó
chủ yếu là nước tại các con sông lớn. Những nhà máy này có một chuỗi hệ thống xử
lý nước. Bao gồm nhiều khâu như lắng, lọc, xử lý hóa chất… Nguồn nước tự nhiên
luôn luôn có lẫn rất nhiều tạp chất, từ hữu cơ cho đến vô cơ, rất nhiều các chất độc
hại gây nguy hiểm cho sức khỏe con người vì vậy cần phải xử lý nguồn nước này
trước khi phân phối đến người dân. Và các nhà máy nước đảm nhiệm công việc
này. Ngày nay, dưới sự phát triển của xã hội, việc cung cấp nước được xem là một
loại hình kinh doanh. Các nhà máy bán nước bán sản phẩm của mình là nước sạch
cho người dân. Tuy nhiên, sự lỗi thời về công nghệ và số năm vận hành của hệ
thống xử lý của một số nhà máy đã không thể giải quyết hết các vấn đề trong xử lý
nước sạch, dẫn tới chất lượng nước hiện nay đang có xu hướng giảm xuống. điều đó
đòi hỏi phải có sự thay đổi để nâng cao chất lượng cung cấp nước của các nhà máy.
Nước mưa: Là nguồn nước tự nhiên thường được sử dụng ởnhiều nơi, nhất
là các vùng nông thôn và những vùng không có hệ thống cung cấp nước cho cộng
đồng. Hiện nay, nước mưa được thu từ các hệ thống hứng nước và đổ dồn về bồn
chứa. Từ thời kỳ xa xưa, nước mưa được xem là loại nước tinh khiến phù hợp cho
sức khỏe con người. Nhưng trong thời đại phát triển, ô nhiễm không khí và các loại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

hóa chất độc hại được thải ra khiến cho nguồn nước mưa bị ô nhiễm. Trong nước
mưa có chứa thành phần hóa học đặc biệt là vô cơ rất độc hại, chính vì thể mà nhiều
nơi không sử dụng nước mưa cho sinh hoạt được. Đặc biệt là ở các thành phố công
nghiệp như Bắc Kinh…Ngoài ra, sự thay đổi khí hậu khiến nước mưa trở nên khán

hiếm và không đều. việc sử dụng nước mưa chịu ảnh hưởng của thời tiết nên nguồn
nước cung cấp khá thất thường.
Nước ngầm: Là nguồn nước được sử dụng nhiều nhất, có vai trò quan trọng
tại những nơi không có hệt thống cung cấp nước. Nước ngầm được khai thác bằng
cách khoan sâu xuống lòng đất trúng các mạnh nước ngầm, nước sẽ được đưa lên
thông qua các giếng. Nước ngầm (nước giếng) không chỉ có vai trò quan trọng trong
sinh hoạt mà còn mang cả ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Trong thời kỳ kinh tế chưa phát
triển, thậm chí là tại nhiều vùng quê ngày nay, nước ngầm vẫn là nguồn nước chủ
yếu cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Đồng thời hình ảnh “Cây đa- giếng
nước- sân đình” đã sớm đi sâu vào đời sống văn hóa của người Việt Nam. Bộ ba
“Cây đa- giếng nước- sân đình” gắn bó thủy chung son sắc như người bạn tâm giao
với cư dân miền nông nghiệp lúa nước.
2.1.3.Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi
nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã.".
Theo Cục quản lý tài nguyên nước(2013), phân chia theo nguồn gốc ô
nhiễm, ô nhiễm nước các nguyên nhân sau đây:
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

- Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động quản lý bảo vệ môi trường: sự bất cập
trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý,

tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu
sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy
hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự
phát triển bền vững của đất nước.
- Ô nhiễm nguồn nước do sinh hoạt dân cư :Trong quá trình sinh hoạt hàng
ngày, nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh, do tăng dân số
về các đô thị. Từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công
nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng của sự ô nhiễm, của các đô thị ở nước ta. Các
loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý.dưới tốc độ
phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa
chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm
dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ
khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Ô nhiễm nguồn nước cho sản xuất công nghiệp:Tốc độ công nghiệp hoá và
đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài
nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp
và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các
thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng
đang gây ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất
nặng. Ví như ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột
giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá
(BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm
lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải
của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm
lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn
nước bề mặt trong vùng dân cư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

Đã có những khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy,

dệt nhuộm ở một số địa phương cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày
không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Không chỉ
ở các thành phố lớn mà ở hầu hết các đô thị khác, nước thải do các cơ sở công
nghiệp cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều
vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), ôxy hoà tan
(DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. Tình trạng ô nhiễm nước ở các
đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp
xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản
xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ
thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom
hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.
- Ô nhiễm nguồn nước do sản xuất nông nghiệp:Về tình trạng ô nhiễm nước
ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay ở nước ta có gần 76% dân
số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất
thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa
trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng
cao.Nước ta lại là nước có nền nông nghiệp phát triển. Ngành nông nghiệp là ngành
sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới tiêu hoa màu và lúa chủ yếu là ở vùng đồng
bằng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hoá học ngày càng góp thêm phần ô
nhiễm môi trường nước nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm,
ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ con người. Do nuôi trồng thuỷ sản
ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động
tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các
loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ,
lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một
số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13


Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các
tác nhân vật lý. Theo Trịnh Xuân Lai (2008)Các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể
chia ra làm nhiều loại: Kim loại nặng (As, Pb, Cr, Sb, cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe,
Al, Mn ), anion (CN-, F-, NO3, Cl-, SO4), một số hoá chất độc (thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng). Kim loại
nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn trong cơ thể con người khi đạt liều lượng nhất định
sẽ gây bệnh. Một số kim loại có khả năng gây ung thư như Cr, Cd, Pb, Ni.
Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn trong cơ thể con người khi đạt liều
lượng nhất định sẽ gây bệnh. Một số kim loại có khả năng gây ung thư như Cr, Cd,
Pb, Ni. Một số anion có độc tính cao điển hình là xyanua (CN-). Ngộ độc sắn là do
sắn chứa nhiều ion gốc xyanua. Ion (F-) khi có nồng độ cao gây độc, nhưng ở nồng
độ thấp làm hỏng men răng. Nitrat (NO-3) có thể chuyển thành (NO-2) kích động
bệnh methoglobin và hình thành hợp chất nitrozamen có khả năng tạo thành bệnh
ung thư. Các ion (Cl-) và (SO2-4) không độc nhưng nồng độ cao gây bệnh ung thư.
Các nhóm hợp chất phenon hoặc ancaloit độc với người và gia súc.Các thuốc trừ
sâu có khả năng tích luỹ chuỗi thức ăn gây độc. Một số loại clo hữu cơ như 2,4D
gây ung thư.
Theo Bạch Quang Dũng, Đinh Thái Hưng (2012), hiện nay chưa có nhiều
đánh giá về ô nhiễm kim loại nặng trong nước uống trên địa bàn Hà Nội theo
QCVN nước ăn uống. Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Pb,Cr, Cu, Zn, Mn, v.v
thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật
và thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với
sinh vật nói chung và con người nói riêng. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim
loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước, nước thải công nghiệp và nước thải
độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim
loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành
phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng
độ cao của các kim loại nặng trong nước. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14

động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ
theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền
các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan
khác. Những đánh giá về chỉ tiêu kim loại nặng trong nước ăn uống có ý nghĩa quan
trọng và trực tiếp đến đời sống cộng đồng.
2.2.Vai trò của nước sạch trong sinh hoạtvới sức khỏe con người
2.2.1.Vai trò của nước sinh hoạt tới sức khỏe con người
Trong cuộc sống của mỗi người, nước sinh hoạt đóng vai trò cự kỳ quan
trọng. Nước cho cuộc sống không chỉ có ý nghĩa về sự sống còn nếu không có nước
uống an toàn, mà là cả một sự ảnh hưởng to lớn của nước theo những cách khác
nhau tới các lứa tuổi, phạm vi người sử dụng. Theo đó, nước có ảnh hưởng đến sức
khỏe của tất cả mọi người về giáp dục, tuổi thọ, hạnh phúc và phát triển xã hội.
Theo một nghiên cứu của tổ chức WHO và UNICEF về vai trò của nước trong cuộc
sống của con người và xã hội tại các nước Châu Á, Châu Phi, và Mỹ La Tinh cho
thấy, nước có những vai trò như sau:
- Nước sạch sinh hoạt có tác dụng làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ em trong độ tuổi
từ 0 – 4 tuổi tại hầu hết các nước trên thế giới. Hơn 90% các ca tử vong vì tiêu chảy
của trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển tại các châu lục có nguyên nhân
là do sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là
những nạn nhân vô tội của sự thất bại trên toàn thế giới trong việc tạo ra các nguồn
nước uống và tắm rửa an toàn Cùng với các dịch vụ vệ sinh cơ bản cho cho người
nghèo. Sử dụng các nguồn nước bị nhiễm bẩn.Việc cải thiện chất lượng nước sạch
sinh hoạt có vai trò rất quan trọng trong việc cắt giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ(WHO and
UNICEF -2005)
- Nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường có khả năng giảm tỷ lệ trẻ em
không đến trường ở độ tuổi 5 – 14 tại rất nhiều các quốc gia Châu Phi, Châu Á và
Mỹ La Tinh. Tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, trẻ em trong độ tuổi 5 – 14 mất
hàng ngày, thậm chí hàng tháng để tìm nguồn nước sinh hoạt cho gia đình, tại

những vùng có nguồn nước khan hiếm do nắng hạn và thời tiết khắc nghiệt. Thay vì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

đi học, trẻ em phải cùng cha mẹ hoặc tự chúng đi tìm nguồn nước sinh hoạt cho gia
đình, đó cũng chính là lý do tại sao ở nhiều nước kém phát triển, tỷ lệ trẻ em trong
độ tuổi đi học lại thấp.(WHO and UNICEF 2005)
- Giảm thiểu chi phí và tăng thu nhập cho người dân. Hàng trăm triệu gia
đình tại Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La tinh đang phải bỏ ra những khoản thu
nhập không nhỏ để chi trả cho sự cải thiện nguồn nước uống và vệ sinh của họ. Để
có nước sạch dùng, rất nhiều người đã phải từ bỏ 20 – 30% thậm chí là 50% để sử
dụng nước sạch thay vì sử dụng các nguồn nước độc hại cho sức khỏe. Những chi
phí này được trả cho xử lý nước tại chỗ hoặc các chi phí vận chuyển nước từ xa đến
nơi họ sinh sống.Ngoài những chi phí trực tiếp cho nước sinh hoạt, người dân ở
nhiều quốc gia còn mất nhiều chi phí cơ hội khác cho thời gian và công sức để đưa
nước về sinh hoạt tại gia đình. (WHO and UNICEF 2005)
- Tăng tuổi thọ của những người cao tuổi: người cao tuổi dễ bị nhiễm các
bệnh liên quan tới nước sạch và vệ sinh hơn những người trẻ tuổi và trung tuổi bởi
súc đề kháng của họ trở nên yếu hơn theo tuổi tác. Những loại bệnh từ nguồn nước
bị nhiễm bẩn khiến tuổi thọ bình quân của nhiều quốc gia giảm sút rõ rệt. Đặc biệt
là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Những vùng đất không có điều kiện
để cung cấp nước một cách đầy đủ. Ngày nay với mức độ gia tăng dân số và yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội – việc tăng tuổi thọ bình quân, tuổi thọ của người già
được xem là một trong những mục tiêu của quá trình phát triển. Vì vậy những nước
chậm phát triển và đang phát triển sẽ cần phải xem xét nhu cầu đặc biệt của người
cao tuổi khi phát triển nguồn nước sinh hoạt và các dịch vụ vệ sinh khác.(WHO and
UNICEF 2005)
- Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch
dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ
trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác như

điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt , nhưng nước thì không thể thay thế và trên thế
giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình, cho nên vấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm quốc tế và những mâu thuẫn
về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai.(WHO and UNICEF 2005).
2.2.2.Một số tiêu chuẩn về nước sinh hoạt
a.TCVN 5502 : 2003 Yêu cầu về chất lượng nước cấp sinh hoạt
Đây là bộ tiêu chuẩn chất lượng nước cấp sinh hoạt của Việt Nam do tiểu
ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC47/SC 1 sản phẩm hóa học biên soạn năm 2003
do tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị được bộ khoa học và công
nghệ ban hành. Bộ tiêu chuẩn quy định chất lượng đối với nước đã qua xử lý, sau hệ
thống phân phối, dùng trong sinh hoạt hay còn gọi là nước cấp sinh hoạt. Theo
đó,các chỉ tiêu chất lượng nước cấp sinh hoạt được quy định như sau:

×