Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi học sinh giỏi huyện Khoái Châu môn Ngữ Văn 7 năm học 2014 - 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.63 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN KHOÁI CHÂU
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Thời gian: 120 phút (không kể giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm)
BÀI HỌC QUÝ
Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn
thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp
Sẻ, Chích đã reo lên:
- Chào bạn Sẻ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây
này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt.
- Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! – Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của
mình, tỏ ý không thích. – Ai kiếm được thì người ấy ăn!
- Nhưng mình với cậu là bạn của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì
kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?
Nghe Chích nói, Sẻ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê
đầy.
Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói:
- Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này, còn cho
mình một bài học quý về tình bạn.
( Tiếng Việt 5, tập một, 2000)
a / Theo em, bài học quý mà Sẻ nhận được là gì?
b/ Từ nội dung bài học trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình bạn.
( Đoạn văn không quá 15 dòng)
Câu 2 (7,0 điểm)
Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch có viết :
« Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. »
Dựa vào các tác phẩm thơ văn trong chương trình Ngữ văn lớp 6,7, em hãy


chứng minh nhận định trên

Hết

Họ và tên thí sinh:…………………………… Số báo danh:……………
Chữ ký của giám thị số 1:…………………………………………
Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN KHOÁI CHÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
CẤP HUYỆN
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Câu 1 (3,0 điểm)
a/ Bài học quý mà Sẻ nhận được là sự quý trọng, thân tình trong
tình bạn. Đã là bạn thân của nhau thì phải biết quan tâm, chia bùi sẻ
ngọt, giúp đỡ lẫn nhau: miếng ngon chia đôi, nỗi buồn sẻ nửa. Đó mới
là cơ sở để xây dựng một tình bạn chân thành, thắm thiết.(0,75 đ)
b/- Về hình thức: Đoạn văn không quá 15 dòng, đảm bảo hình thức
của một đoạn văn, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả.(0,5 đ)
-Về nội dung: Nói về sự thân tình, quý trọng trong tình bạn:
+ Trình bày quan niệm về tình bạn: Tình bạn là một trong những tình
cảm tốt đẹp, cao quý, đáng trân trọng nhất của con người
(0,25 đ)
+ Vai trò của một người bạn thân, một tình bạn đẹp đối với mỗi
người: Người bạn thân là chỗ dựa tinh thần to lớn giúp ta chia sẻ niềm
vui, nỗi buồn. Niềm vui khi có bạn ở bên là niềm vui nhân đôi, nỗi buồn
có bạn động viên, an ủi là nỗi buồn giảm đi một nửa. Bạn giúp ta có

thêm nghị lực vượt qua khó khăn thử thách để thành công trong cuộc
sống và học tập . Tục ngữ có câu “Học thày không tày học bạn”, một
người bạn tốt còn là một người thày đáng quý bên cạnh ta. (1,0 đ)
+ Phê phán thái độ thờ ơ, ích kỉ và thiếu chân thành trong tình bạn.
Ai không biết quý trọng tình bạn thì người đó sẽ cô độc, lẻ loi và khó
tìm được niềm vui trong cuộc sống.Tình bạn phải được xây đắp từ hai
phía thì mới lâu bền. (0,5 đ)
Câu 2 (7,0 điểm)
a. Về hình thức :
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh một vấn đề về văn học.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, tiêu biểu, toàn diện (Lấy
trong chương trình Ngữ văn lớp 6, 7).
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát giàu cảm xúc, trình bày sạch sẽ,
không mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt.
b. Về nội dung:
HS cần triển khai các ý cơ bản sau:
1, Giải thích ngắn gọn câu nói của Bác.
- Bác nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” là Bác đã đề cao,
ca ngợi lòng yêu nước ở mức sôi nổi, mạnh mẽ của nhân dân ta.
- Ở đây, Bác nhấn mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
2, Chứng minh:
- Khẳng định: Đất nước ta trải qua bốn ngàn năm chưa bao giờ nguội
tắt ngọn lửa đấu tranh. Yêu nước đã trở thành truyền thống tốt đẹp của
con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Lịch sử đã chứng minh rõ nét tinh thần yêu nước của dân tộc ta qua
các cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, chống giặc Nguyên Mông,
giặc Minh, giặc Thanh, chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
+Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là minh chứng hùng hồn cho truyền thống
yêu nước.

“ Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.”
+ Đầu mùa xuân năm 1077, trên sông Như Nguyệt, Lí Thường Kiệt
đã đánh tan bốn vạn quân Tống xâm lược. Bản tuyên ngôn độc lập đầu
tiên của dân tộc ra đời:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
( Nam quốc sơn hà- Lí Thường
Kiệt)
+ Năm 1285, quân dân nhà Trần đã chiến thắng vang dội giặc
Nguyên Mông tại cửa Hàm Tử và bến Chương Dương:
“ Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
(Phò giá về kinh- Trần Tuấn Khải)
+ Bác Hồ - Một tấm gương yêu nước sáng ngời, một biểu tượng của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
•Năm 1911, Người đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
•Trong kháng chiến chống Pháp, với cương vị là vị chỉ huy tối cao
của cuộc kháng chiến, người luôn lo lắng cho vận mệnh dân tộc đến mất
ăn mất ngủ:
“ Anh đội viên thức dậy
……
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.”
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
•Người luôn canh cánh nỗi lo cho dân cho nước:
“ Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
(Cảnh khuya- Hồ Chí Minh)

•Trong mọi hoàn cảnh, Người vẫn luôn bình tĩnh, tự chủ, lạc quan
tin tưởng vào thắng lợi:
“ Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
(Rằm tháng giêng- Hồ Chí Minh)
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ, cả nước ta phải
vào trận, cả những em nhỏ, những chú bé liên lạc cũng góp phần làm
nên thắng lợi. Nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa những hình ảnh đó thật đẹp:
“ Chú bé loắt choắt

Bỗng lòe chớp đỏ.
Thôi rồi Lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi”
(Lượm- Tố Hữu)
- Mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi thành phần dân tộc không chia tôn giáo
đảng phái, không phân già trẻ gái trai, tất cả đều một lòng yêu nước ghét
giặc,đều đóng góp công sức nhỏ bé của mình: “Từ các cụ già tóc bạc
đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến
những đồng bào vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền
xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc ”
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh)
+ Giặc Mĩ xâm lược, nhân dân ta phải lao vào cuộc chiến đấu mới.
Tình yêu gia đình, yêu làng quê, yêu Tổ quốc đã thôi thúc, giục giã
người lính chiến đấu bảo vệ hòa bình”
“ Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
……”
(Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)
(Học sinh có thể linh hoạt lấy các dẫn chứng khác để làm rõ vấn đề)

* Mở rộng:
- Với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, nhân dân ta đã
tiếp bước cha anh, làm dày thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc:
“ Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành. »
- Lòng yêu nước đã tạo nên sức mạnh giúp nhân dân ta vượt qua
muôn vàn khó khăn thử thách để đứng trên đầu thù, giữ vững độc lập
dân tộc và tô thắm màu cờ của tổ quốc.
- HS cần liên hệ tới ngày nay : Thế hệ trẻ cần sống xứng đáng với
truyền thống của cha anh. Ngày nay sống trong hòa bình, yêu nước là
học tập tốt, lao động sáng tạo để cống hiến thật nhiều cho xã hội, góp
phần xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.
c. Cách cho điểm
Điểm 6,7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc, hình
ảnh; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu theo tiến trình thời
gian, lập luận chặt chẽ; diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ
ràng. Bài viết có sáng tạo, tỏ ra có năng khiếu văn chương.
Điểm 4, 5 Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc;dẫn
chứng phong phú, tiêu biểu, diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ,
rõ ràng có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
Điểm 3 Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên hoặc đủ ý nhưng
diễn đạt chưa tốt , chưa rõ ý; còn mắc một số lỗi dùng từ,
chính tả, ngữ pháp.
Điểm 1,2 Kỹ năng làm bài còn hạn chế; nội dung sơ sài; còn mắc
nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
Điểm 0 Hoàn toàn lạc đề.
HÕt

×