Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tuyển chọn và tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật đến một số dòng, giống lúa triển vọng tại huyện cẩm khê tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 82 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



HÀ THỊ BÍCH THỦY






TUYỂN CHỌN VÀ TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP
KĨ THUẬT ĐẾN MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LÚA TRIỂN VỌNG
TẠI HUYỆN CẨM KHÊ- TỈNH PHÚ THỌ



Chuyên ngành :
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THỊ THU HIỀN





HÀ NỘI- 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Hà Thị Bích Thủy








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận

được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Vũ Thị Thu Hiền
người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Di truyền và Chọn
giống cây trồng, Khoa Nông học và Ban quản lý đào tạo - Học viện nông nghiệp
Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn




Hà Thị Bích Thủy



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii


Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục HÌNH viii

Danh mục đồ thị ix

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu của Đề tài 3

1.2.1 Mục đích 3

1.2.2 Yêu cầu 3

1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

1.4 Giới hạn của Đề tài 4

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới và ở
Việt Nam 5


2.1.1 Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới 5

2.1.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ lúa ở Việt Nam 7

2.2 Hiện trạng sản xuất lúa tại huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ. 14

2.2.1 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ 14

2.2.2 Điều kiện sản xuất và cơ cấu giống lúa của địa phương 14

2.3 Cơ sở lý luận 16

2.3.1 Nghiên cứu về đặc điểm di truyền của cây lúa 16

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 21

2.3.3 Đặc điểm sử dụng sinh dưỡng của cây lúa: 24

2.3.4 Nghiên cứu về mật độ cấy lúa: 30

3 VẬT LIỆU – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1 Vật liệu, nội dung, phương pháp nghiên cứu 33

3.1.1 Thí nghiệm 1: Tuyển chọn một số dòng, giống lúa triển vọng tại
vụ Mùa năm 2013 33


3.1.2 Thí nghiệm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của mức phân bón, mật độ
gieo cấy khác nhau đến 01 dòng, giống lúa triển vọng trong vụ
Xuân năm 2014 34

3.1.3 Chỉ tiêu theo dõi 35

3.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 38

3.3 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu 38

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 38

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

A KẾT QUẢ SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LÚA THUẦN
TRIỂN VỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ MÙA NĂM 2013 39

4.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng 39

4.2 Một số chỉ tiêu sinh trưởng 41

4.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và khả năng chống đổ: 43

4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống
thí nghiệm trong vụ mùa 2013: 45

4.5 Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các dòng, giống
lúa triển vọng trong vụ mùa năm 2013 49


B KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN
VÀ MẬT ĐỘ GIEO CẤY ĐẾN GIỐNG LÚA ĐH18 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.6 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến các giai đoạn
sinh trưởng, phát triển của giống lúa ĐH18 trong vụ xuân năm
2014 52

4.7 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa ĐH18 53

4.8 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến khả năng đẻ
nhánh của của giống lúa ĐH 18 trong vụ xuân năm 2014 55

4.9 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến các yếu tố cấu
thành năn g suất và năng suất của giống lúa ĐH18 trong vụ xuân
năm 2014 57

4.10 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến khả năng chống
chịu sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của dòng ĐH18 trong vụ
xuân năm 2014 60

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Đề nghị 61


TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 65








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

2.1 Bảng thống kê 10 nước sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới 6
2.2 Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục giai đoạn 2005- 2012 7
2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam từ 2000-2012 11
2.4 Ước tính diện tích, năng suất và sản lượng lúa năm 2012-2013
(Theo vụ) 16
3.1 Các dòng, giống tham gia thí nghiêm so sánh giống 33
4.1 Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa
năm 2013 40
4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống lúa tham gia thí nghiệm
trong vụ mùa năm 2013 42
4.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các

dòng, giống tham gia thí nghiệm trong vụ mùa năm 2013 44
4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các
dòng, giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa năm 2013 46
4.5 Năng suất tích lũy của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm
vụ mùa năm 2013 48
4.6 Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống tham gia thí
nghiệm rong vụ mùa năm 2013 49
4.7 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của giống lúa ĐH18 trong vụ xuân năm 2014 52
4.8 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa ĐH18 trong vụ xuân năm 2014 54
4.9 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến khả năng đẻ
nhánh của của giống lúa ĐH18 trong vụ xuân năm 2014 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

4.10 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất lý thuyết của giống lúa ĐH18 trong
vụ xuân năm 2014 57
4.11 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến năng suất thực
thu của giống lúa ĐH18 trong vụ xuân năm 2014 59
4.12 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến khả năng chống
chịu sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống ĐH18 trong
vụ xuân năm 2014 60


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

2.1 Cơ cấu đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng
cây lâu năm trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của
năm 2006 (hàng trên) và năm 2011(hàng dưới) chia theo vùng
kinh tế xã hội 9
2.2 Mức biến động diện tích đất trồng lúa giữa 2 năm 2011 và 2006
chia theo vùng kinh tế - xã hội 10

2.3 Biểu đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam từ 1990 - 2010 12


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ


STT Tên đồ thị Trang

2.1 Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (1989-2012) 13

4.1 Năng suất thực thu của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm
vụ mùa năm 2013 47

4.2 Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa ĐH18 trong vụ xuân năm 2014 55

4.3 Năng suất thực thu của giống ĐH 18 trong vụ xuân năm 2014 59





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa, (Tên khoa học là Oryza sativa L.) là cây lương thực chủ yếu
của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Lúa giàu tinh bột
(88%) và là cây lương thực chính nuôi sống nhân loại. Trên thế giới, cây lúa
được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo
nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng
lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các
nước châu Á, khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mĩ
(www.vaasorg.vn). Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có
nền văn minh lúa nước lâu đời và sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ,
với dân số trên 80 triệu người và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm
lương thực chính.

Trong khi dân số Việt Nam cũng như trên thế giới tiếp tục gia tăng thì
diện tích đất dùng cho trồng lúa lại không tăng, nếu không muốn nói là giảm
theo thời gian do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, sự
biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ còn diễn biến vô cùng phức tạp, gây bất lợi cho
sản xuất lúa gạo trong tương lai gần. theo một số nghiên cứu trong vài năm
trở lại đây tỷ trọng lúa gạo có phần giảm sút chỉ chiếm khoảng 0,174% GDP
toàn cầu. Thậm chí, ngay cả ở các nước châu Á, nơi mà vị thế của nông
nghiệp trong nền kinh tế quan trọng gấp 5,2 lần so với mức trung bình thế

giới, tỉ trọng GDP của lúa gạo cũng giảm rất mạnh. Đơn cử, với Đông Nam
Á, GDP của lúa gạo rơi từ 14,5% vào năm 1961 xuống chỉ còn 3,8% vào năm
2007. GS. Choe Yangboo, Chủ tịch Hiệp hội các nhà Kinh tế nông nghiệp
châu Á cho rằng: Người tiêu dùng châu Á đang có xu hướng thay đổi cơ cấu
bữa ăn như các nước phương Tây và xu hướng này ảnh hưởng nghiêm trọng
đến an ninh lương thực. Do đó, vấn đề lương thực từng được đặt ra như là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

một mối đe dọa đến sự an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Theo
dự đoán của các chuyên gia về dân số học, nếu dân số thế giới tiếp tục gia
tăng trong vòng 20 năm tới, thì sản lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng
cho nhu cầu sống còn của cư dân mới. Trong điều kiện eo hẹp đó, người ta
phải suy nghĩ đến một chiến lược để tăng sản lượng lúa gạo.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển cây lúa là vấn đề mang ý nghĩa
thực tiễn quan trọng.
Nhiều năm nay, lúa lai đã được con người nghiên cứu, chọn tạo và sử
dụng trong trồng trọt. Ở Việt Nam, nghiên cứu lúa lai đã được thực hiện từ
những năm 90 của thế kỷ XX, năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần khoảng 20
– 30% ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp tuy nhiên vụ mùa ở nhiều
vùng đất Việt Nam nhiều mưa, gió lớn lúa lai lại không ổn định do dễ bị các
loại dịch hại, sâu bệnh tàn phá hay thời tiết không phù hợp, giảm năng suất và
chất lượng. Hơn nữa chưa chủ động được nguồn giống lai mà phải phụ thuộc
vào giống của nước ngoài. Trong khi đó lúa thuần với ưu điểm là quy trình
sản xuất đơn giản, phù hợp với trình độ thâm canh của bà con nông dân, nếu
nông dân Việt Nam biết cách sản xuất hợp lý thì lúa thuần sẽ cho năng suất
tương đương với lúa lai, kết hợp với chất lượng gạo ngon hơn so với lúa lai
thì tiềm năng lúa thuần sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho bà con nông dân.
Cẩm Khê có diện tích lúa khá lớn 7300ha, năng suất lúa bình quân thuộc
loại trung bình (54,4 tạ/ha). Cơ cấu giống lúa của huyện còn nghèo nàn, diện tích

lúa chủ yếu là của giống Q5 và Khang dân 18 (chiếm trên 90%). Để nâng cao hiệu
quả sản xuất lúa của huyện thì việc tuyển chọn được các giống lúa có năng suất
cao, chất lượng tốt đồng thời hoàn thiện qui trình thâm canh cho giống mới được
tuyển chọn là việc làm cần thiết . Vì vậy tôi thực hiện Đề tài: “Tuyển chọn và
tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật đến một số dòng, giống lúa
triển vọng tại Huyện Cẩm Khê -Tỉnh Phú Thọ”.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

1.2. Mục đích và yêu cầu của Đề tài
1.2.1. Mục đích
- Tuyển chọn một số dòng giống lúa chất lượng tốt, năng suất cao và ổn
định để giới thiệu cho sản xuất.
- Xác định ảnh hưởng của phân bón, mật độ cấy đến năng suất và chất
lượng của dòng lúa triển vọng.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, nông - sinh học và khả năng
chống chịu sâu bệnh; các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
dòng lúa thuần có triển vọng.
- Đánh giá sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu, năng suất và
yếu tố tạo thành năng suất của một dòng lúa thuần triển vọng ở các mức phân
bón, mật độ gieo cấy khác nhau.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của Đề tài góp phần định hướng cho các nhà khoa học chọn tạo
giống, tiến hành nghiên cứu sản xuất lúa thuần và rút ngắn thời gian trong
việc xác định những dòng, giống thích hợp để sản xuất đại trà.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của Đề tài góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa thuần cho nông
dân sản xuất lúa và nâng cao chất lượng lúa của Việt Nam.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu này trong việc cải tiến kỹ thuật cấy lúa
hiện nay bằng việc xác định các mức độ bón phân và các mật độ cấy phù hợp
để đưa vào quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm giống, chi phí sản xuất, giảm
sâu bệnh… và bảo vệ môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

1.4 Giới hạn của Đề tài
Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên một số dòng,
giống lúa thuần và tiến hành tại Huyện Cẩm Khê - Tỉnh Phú Thọ. Đây là một
xã trung du miền núi có truyền thống trồng lúa lâu đời tuy nhiên còn rất nhiều
hạn chế trong sản xuất kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới và ở
Việt Nam
2.1.1. Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới
Theo thống kê nông nghiệp của FAO,2006 các loại cây lương thực được
sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm trước hết là 5 loại cụ thể: lúa gạo, lúa
mì, ngô, lúa mạch và kê… Trong đó lúa gạo và lúa mì là 2 loại được sản xuất và
tiêu dùng nhiều nhất. Với nhu cầu trung bình hiện nay trên thế giới có thể duy trì
sự sống cho khoảng 3,008 triệu người, chiếm gần 53% dân số thế giới. Gần nửa
dân số còn lại được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực khác.
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực
chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông
dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 -
200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á , khoảng 10 kg/ người/ năm tại
các nước châu Mỹ. (http: //www.vaas.org.vn)
Sản xuất lúa trên thế giới năm 2012 (số liệu của FAO năm 2013): Có
117 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới. Sản lượng
719,738 triệu tấn giảm 0,5 triệu tấn so với năm 2011, sản lượng giảm do diện
tích lúa trên thế giới năm 2012 (163,199 triệu ha) giảm hơn so với năm 2011
gần 0,43 triệu ha, đạt năng suất 4,4102 tấn /ha. Ấn Độ là nước có diện tích
trồng lúa lớn nhất 42,500 triệu ha, ngược lại Swaziland là nước có diện tích
trồng lúa thấp nhất 35 ha. Năng suất lúa cao nhất đạt 9,53 tấn/ha tại Ai Cập và
thấp nhất là 0,5 tấn/ha tại Congo.
Theo bảng thống kê của FAO năm 2012 các nước sản xuất lúa gạo với
sản lượng đứng đầu thế giới đều tập chung ở Châu Á trong đó Trung Quốc là
nước có sản lượng lúa cao nhất, hơn 204 triệu tấn, sau đó là Ấn Độ (hơn 153
triệu tấn), Việt Nam đứng thứ tư với gần 44 triệu tấn. Nước có sản lượng thấp
nhất là Swaziland với 100 tấn (FAOSTAT, 2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6

Bảng 2.1: Bảng thống kê 10 nước sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới
STT NƯỚC
SẢN LƯỢNG
(Triệu tấn)
1 Trung quốc 204,285
2 Ấn Độ 152,600
3 Indonesia 69,045
4 Việt Nam 43,662
5 Thái Lan 37,800
6 Bangladet 33,890
7 Myanma 33,000
8 Philippin 18,032
9 Brazin 11,550
10 Nhật Bản 10,654
Nguồn: FAO, 2013
Giai đoạn 2005- 2012, sản lượng lúa thế giới đều tăng, năm 2005
đạt 632,176 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa Châu Á đạt 571,843 triệu
tấn chiếm 90,45% ; tương tự ở Châu Phi 20,289 triệu tấn (3,21%). Riêng
ở khu vực Đông Nam Á năng suất lúa trung bình năm 2012 (4,2tấn thóc/
ha) là thấp hơn mức năng suất trung bình (4,4 tấn thóc/ha) trên thế giới.
Tuy nhiên, năng suất này phản ánh ưu thế tự nhiên sản xuất lúa gạo dựa
vào nước trời tại các nước bán đảo ở Đông Nam Á; mặc dù sản xuất dựa
vào nước trời cho năng suất thấp hơn, nhưng nó làm giảm chi phí sản xuất
do phải tưới nước. Năng suất lúa của các quốc đảo ở Đông Nam Á cao
hơn năng suất lúa trung bình trên thế giới và là năng suất tiêu biểu của sản
xuất lúa gạo tưới nước trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


Bảng 2.2: Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục
giai đoạn 2005- 2012
Đơn vị tính: Triệu tấn
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thế giới 632,176

639,068

654,799

686,213

686,970

703,154

724,960

719,738

Châu Phi 20,289 22,016 21,015 24,370 23,559 25,902 25,995 26,824
Châu Mỹ 36,335 33,918 33,305 36,038 37,764 36,861 37,547 36,064
Châu Á 571,843

578,709

596,699

622,294


621,324

635,867

656,311

651,580

Đông Nam Á 196,632

198,844

206,199

216,254

205,292

213,340

229,573

207,794

Châu Âu 3,352 3,405 3,599 3,478 4,242 4,315 4,370 4,339
Châu Đại Dương 3,579 1,020 1,815 3,331 8,167 2,092 7,369 9,321
Nguồn FAOSTAT, 2013
Ở cả khu vực Đông Nam Á, người nông dân và chính phủ phải đối mặt
với lựa chọn sản xuất, họ có thể gieo cấy các giống lúa cho năng suất cao và

thường có thể thu hoạch với thời gian ngắn hơn, song phải dựa vào nước tưới,
bón nhiều phân hơn và sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn. Các giống lúa gạo
truyền thống thường được người tiêu dùng chấp nhận mua với giá cao hơn (năm
2011 ở Myanmar, Thái Lan và Philippin, giá bán lẻ các loại gạo có giá cao nhất
đều cao hơn 50-75% so với giá các loại gạo có giá trị thấp nhất) (Aye, 2009).
Gia tăng năng suất lúa trong thời kỳ 2011-2021 của Đông Nam Ádự báo sẽ ở
mức vừa phải (dưới 1%/năm). (Báo NN-NT Việt Nam, số 4-2013)
2.1.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nền văn minh
lúa nước lâu đời và sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nghề trồng lúa
ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á.
Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam Cây lúa đã có
mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa
cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những
tiến bộ nhất định .Nhiều thập kỷ qua thương hiệu Lúa gạo Việt Nam đã khẳng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

định được vị thế trên trường quốc tế. Việt Nam nhiều năm liền được xếp vào
nhóm các nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và quốc tế, sản xuất lúa gạo còn là cơ sở
kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay hơn 90 triệu người,
trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề
trồng lúa chiếm hơn 70% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh
vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước,
đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Một số thành tựu nghiên cứu lúa ở Việt Nam:
Nhiều thành tựu nghiên cứu phát triển lúa của các nhà khoa học gần
đây đã góp phần cải thiện năng suất nâng cao chất lượng nhiều giống lúa
mang lại giá trị cao cho sản xuất lúa gạo Việt Nam trong hiện tại và tương

lai. Vũ Thu Hiền, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thí nghiệm
đánh giá đặc điểm nông sinh học và đa dạng di truyền của 41 mẫu giống
lúa mới thu thập và chọn tạo, kết quả thu được các mẫu giống trong tập
đoàn là nguồn gen quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống cho vùng thâm
canh cao có thể sử dụng chọn giống lúa thuần năng suất và chất lượng. (Vũ
Thu Hiền, 2012).
Gần đây giống Hương cốm 4 có năng suất khá có khả năng kháng
bệnh bạc lá tốt đã được nghiên cứu tuyển chọn có thể mở rộng sản xuất ở
các tỉnh như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Hà Tĩnh (Phạm Thị Ngọc
Yến và cs, 2013).
Phan Hữu Tôn và cs đã ứng dụng chỉ thị phân tử DNA điều tra 120
mẫu giống lúa nếp địa phương về khả năng chứa các gen kháng Xa4, Xa5và
Xa7. Kết quả thu được 95 mẫu có chứa gen kháng bệnh bạc lá đồng thời đã
tuyển chọn được 18 mẫu giống tốt được chọn là nguồn vật liệu quý cần được
khai thác để lai tạo giống lúa nếp cho năng suất cao, chất lượng tốt và kháng
bệnh bạc lá bền vững. (Phan Hữu Tôn và cs, 2013)
Năm 2014 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã xác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

định được các giống chịu nóng TLR390, TLR 391, N22, OM10040, OM8108,
Du La và OM 4900, phục vụ cho chương trình chọn giống lúa chống chịu
nóng. (Nguyễn Văn Lợt và cs, 2014)
Nguyễn Thị Lệ đã nghiên cứu chọn tạo được giống lúa Bắc thơm số
7 kháng bệnh bạc lá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận giống này và cho mở rộng sản xuất ở các tỉnh phía Bắc (Nguyễn Thị
Lệ và cs, 2014)
Một số thành tựu nghiên cứu lúa trên đây cùng rất nhiều các thành tựu
khác trong nước và thế giới đã góp phần to lớn trong ngành sản xuất lúa gạo
của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về

nghiên cứu và sản xuất lúa gạo.
Sản xuất lúa gạo ở Việt nam:
Một trong ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích
canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng
cây lương thực.

Hình 2.1: Cơ cấu đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác và đất
trồng cây lâu năm trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của năm
2006 (hàng trên) và năm 2011(hàng dưới) chia theo vùng kinh tế xã hội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ
vị trí độc tôn, gần 85% diện tích lương thực với sản lượng luôn ở hàng đầu
trong sản xuất các cây trồng ở Việt Nam. Vì liên quan trực tiếp đến an ninh
lương thực quốc gia, đất trồng lúa được xem là là loại đất quan trọng nhất và
chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đất trồng cây hàng năm. Số liệu của Bộ tài nguyên
và Môi trường cho biết tính đến 1/1/2011 cả nước có hơn 4,12 triệu ha đất
trồng lúa, giảm gần 32 nghìn ha (-0,76%) so với năm 2006. Hình dưới đây
bộc lộ xu hướng biến động của các vùng như sau: ĐNB giảm lớn nhất, đến
48,3 nghìn ha (-21 %); ĐBSH giảm 38,3 nghìn ha(-3,8%); BTBDHMT giảm
10,7 nghìn ha (-1,5 %). Ba vùng còn lại đều tăng TDMNPB gần 36 nghìn ha
(+7,2 %); TN hơn 7 nghìn ha (+ 4,6%); ĐBSCL gần 23 nghìn ha (+1,2%)

Hình 2.2: Mức biến động diện tích đất trồng lúa giữa 2 năm 2011 và 2006
chia theo vùng kinh tế - xã hội
(Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011)
Cùng với diện tích chiếm vị trí độc tôn thì sản lượng lúa cũng luôn
đứng đầu trong các loại cây trồng nông nghiệp chính ở Việt Nam
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa cả nước ta là 4,5 triệu ha, năng suất

trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng 5,4 triệu tấn. Hiện nay, với những tiến bộ
vượt bậc trong sản suất nông nghiệp, người dân đã tiếp cận với những phương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

thức sản xuất tiên tiến nên họ đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các
giống lúa thích nghi với điều kiện của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu …, kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý. Nhờ vậy, ngành
trồng lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế.
Năm 1996, nước ta xuất khẩu được 3,2 triệu tấn lương thực. Năm 1999, nước ta
vươn lên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Năm 2002, tổng sản lượng
lương thực đạt 36,4 triệu tấn, trong đó lúa chiếm 70%. Tuy nhiên con số này bị
trững lại vào năm 2003 giảm xuống còn 34,5 triệu tấn. Theo FAO, 2006, Việt
Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới nhưng lại là nước
xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. Hiện nay với sản lượng lúa gạo xuất khẩu bình
quân trên dưới 4 triệu tấn/năm. Hạt gạo Việt Nam chẳng những đủ dảm bảo yêu
cầu về an ninh lương thực trong nước mà còn góp phần rất quan trọng trong thị
trường lúa lúa gạo thế giới (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam từ 2000-2012
Năm
Tổng diện tích
(Nghìn ha)
Tổng sản lượng
(Nghìn tấn)
Năng suất
(Tạ/ha)
2000 7666,3 32529,5 42,4
2005 7329,2 35832,9 48,9
2006 7324,8 35849,5 48,9

2007 7207,4 35942,7 49,9
2008 7422,2 38729,8 52,3
2009 7437,2 38950,2 52,4
2010 7489,4 40005,6 53,4
2011 7655,4 42398,5 55,4
2012 7753,2 43661,8 56,3
(Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12



Hình 2.3: Biểu đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam từ 1990 - 2010
Từ năm 2000-2012 diện tích và sản lượng lúa có nhiều biến động, trong
vòng 7 năm (2000 đến 2007) diện tích giảm từ 7666,3 nghìn ha xuống còn
7207,4 nghìn ha sau đó lại tăng dần và đạt 7753,2 nghìn ha vào năm 2012.
Tuy nhiên năng suất lúa vẫn tăng từ 42,4 tạ/ha (năm 2000) lên 56,3 tạ/ha
(năm 2012), trong vòng 12 năm (2000-2012) năng suất tăng trung bình gần
1,16 tạ/ha/năm.

Sản xuất kinh doanh lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong nền phát
triển kinh tế nông

nghiệp và nông thôn Việt Nam. Do sản xuất lúa gạo là
nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân nên chính
sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông dân và nông thôn gắn liền với phát
triển ngành hàng lúa gạo. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ đổi mới cơ chế quản
lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không
những chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà hàng năm còn tham gia xuất khẩu

với kim ngạch đáng kể và đóng góp không nhỏ cho ngân sách quốc gia. Việt
Nam đã biến từ nước nhập lương thực hàng năm khoảng 1 triệu tấn thành
nước xuất khẩu 3- 4 triệu tấn gạo hàng năm.(http:www.voer.edu.vn)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Xuất khẩu gạo ở Việt Nam:
Từ năm 1989, và trong rất nhiều năm tiếp sau đó, Việt Nam luôn luôn
đứng vị trí thứ 2 thế giới sau Thái Lan về sản lượng gạo xuất khẩu.
1.37
1.46
2.05
3.39
5.2
6.052
6.754
7.105
7.256
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Triệu tấn
1989 1990 1995 2000 2005 2009 2010 2011 2012

Năm
Đồ thị 2.1: Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (1989-2012)

Nguồn Tổng cục thống kê,

2012
Thành công trong xuất khẩu gạo đã đem về cho đất nước hàng tỷ USD,
bên cạnh đó còn có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào việc đảm bảo
an ninh lương thực trên thế giới.
- Lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 3,5 triệu tấn gạo. Năm 2009
Việt Nam đạt 6,05 triệu tấn gạo xuất khẩu. Và lần đầu tiên Việt Nam vượt qua
Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới vào năm 2011

(
Tổng cục thống kê, 2012) với sản lượng xuất khẩu 7,1 triệu tấn đã đem về
cho đất nước 3,51 tỷ USD. Tính đến thời điểm tháng 11/2012 nước ta đã xuất
được 7,26 triệu tấn (Bộ NN&PTNT, 2012) và theo thống kê của tổng cục
thống kê kết thúc năm 2012 xuất khẩu gạo đạt 8,02 triệu tấn mang về giá trị
khoảng 3,67 tỷ USD. Đây là một kết quả cao nhất của Việt Nam trong nỗ lực
đẩy mạnh cả ba mặt (số lượng, chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu) kể từ khi
Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo của thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

2.2. Hiện trạng sản xuất lúa tại huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ.
2.2.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ
Huyện Cẩm Khê nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ có cảnh quan
đặc thù của vùng trung du miền núi gắn với những đặc trưng của vùng “văn
minh sông Hồng". Ngành sản xuất chính của người dân Cẩm Khê là làm
ruộng, trong đó chủ yếu là sản xuất lúa nước và trồng rau màu. Trên dải đất

Cẩm Khê, có hàng trăm cánh đồng lớn nhỏ cùng nhiều triền ruộng bậc thang
chạy theo các chân đồi, ngách dộc. Còn có những cách đồng, chất lượng thổ
nhưỡng được coi là "Bờ xôi, ruộng mật" của các xã đồng bằng vùng ven sông
Thao đã đem lại sản lượng lương thực to lớn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho
người dân Cẩm Khê. Đến nay trên 80% diện tích đất ruộng ở Cẩm Khê đã
đưa máy cày, máy bừa vào làm đất thay cho tập quán lâu đời là con trâu đi
trước cái cày theo sau. Hơn thế nữa, trên địa bàn huyện ngày càng có nhiều
"cánh đồng 50- 60 triệu đồng/ha" với khả năng đa canh ngày càng cao. Bởi
thế, mặc dù diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho các cơ
sở sản xuất công nghiệp, nhưng tổng sản lượng lúa trong huyện vẫn đảm bảo
vững chắc nhu cầu lương thực trên địa bàn.()
2.2.2. Điều kiện sản xuất và cơ cấu giống lúa của địa phương
* Khí hậu: Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Phú Thọ cho
thấy, Cẩm Khê mang đặc trưng của khí hâụ nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2
mùa rõ rệt: Mùa đông khô lạnh kéo dài, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ
trung bình năm 23
0
C. Lượng mưa trung bình năm từ 1,650 - 1,850 mm, mưa tập
trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9; tháng cao nhất là tháng 8 (322 mm), tháng
thấp nhất là tháng 1 (31 mm). Độ ẩm không khí trung bình năm 84%, cao nhất
tháng 3 (92%), thấp nhất tháng 12 (77%).
Nhìn chung, khí hậu thời tiết thuận lợi với sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, do đặc điểm địa hình và chế độ mưa hàng năm, thường xuất hiện lốc,
gió xoáy kèm theo mưa đá, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và đời sống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

sinh hoạt của nhân dân trong huyện. (UBND huyện Cẩm Khê, 2014)
* Lao động: Tổng số lao động có 68,958 người, chiếm 52,5 % tổng dân số.
Trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp (khoảng 62,062 người), chiếm

90% tổng số lao động, lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 10% tổng số
lao động (6,896 người).
Qua đây cho thấy, nguồn nhân lực khá dồi dào, các điều kiện về hạ tầng
tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ các sản phẩm nông
sản, mặc dù chất lượng lao động chưa cao, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo,
tuy nhiên, đây là tiềm năng lao động lớn, đủ điều kiện thực hiện xây dựng các dự
án phát triển nông nghiệp, nông thôn. (UBND huyện Cẩm Khê, 2014)
* Về cơ cấu giống lúa:
Từ năm 2010 trở về trước do thói quen canh tác của người nông dân
gieo trồng các giống lúa thuần, dễ canh tác, điều kiện chăm sóc đơn giản. Các
giống lúa thuần đã được sử dụng canh tác trong nhiều năm nay tại huyện như:
Khanh dân 18, khang dân đột biến, Q5, đột biến 6, nếp 97, CR 203….
Từ năm 2011 UBND huyện đã chỉ đạo triển khai được một số mô hình
và có các cơ chế hỗ trợ đối với những diện tích trồng lúa lai chất lượng cao
như: Phong phú 301, Vân quang 14, GS9 cho năng suất từ 250-300kg/sào,
một số giống lúa thuần chất lượng cao cũng đã được nông dân gieo cấy như:
Hoa ưu 109, VS1, Hương thơm số 1 …năng suất từ 230-250 kg/sào.
Như vậy, đến nay các giống lúa thuần như: Khang dân, Q5, được người
nông dân lựa chọn để gieo cấy vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu trên 90%.
* Về năng suất:
- Một số giống lúa lai đã được gieo trồng tại huyện đã khẳng định là giống có
tiềm năng năng suất cao, đồng thời là giống chịu thâm canh, năng suất trung
bình đạt từ 250-300kg/sào, nếu thâm canh, chăm sóc tốt thì các giống lúa lai
hoàn toàn có thể đạt được trên 300kg/sào, là các giống có năng suất cao, có
chất lượng gạo ngon, đang được người nông dân lựa chọn để canh tác.

×