Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống lúa thuần chất lượng và ảnh hưởng của phân bón lá đối với giống lúa HT1 vụ xuân năm 2013, tại lạng giang bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 103 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN VĂN HOẠT



ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN CHẤT LƯỢNG VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐỐI VỚI GIỐNG LÚA HT1 VỤ
XUÂN NĂM 2013, TẠI LẠNG GIANG - BẮC GIANG


Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN PHÚ



HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các
số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn





Nguyễn Văn Hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn
nhận được sự quan tâm của nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô,
các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Nguyễn Văn Phú, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Tập thể các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa Nông học, đặc biệt
là các thầy cô trong Bộ môn Sinh lý thực vật - Trường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã đóng góp nhiều
ý kiến quý báu về chuyên môn cho tôi hoàn thành luận văn.
- Cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ nhân viên Công ty CP Giống cây trồng
Bắc Giang, các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện thuận lợi,
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.

Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
2.1 Mục đích 3
2.2 Yêu cầu: 3
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
3.1 Ý nghĩa khoa học 4
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam 5
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 5
1.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 6
1.1 Nghiên cứu về cây lúa 9
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa 9
1.1.2 Nghiên cứu về lúa ở Việt Nam 10
1.1.3 Nghiên cứu di truyền mùi thơm, độ dẻo. 12
1.1.4 Nghiên cứu các chỉ tiêu về chất lượng. 14
1.2 Nghiên cứu phân bón lá cho cây trồng 18
1.2.1 Một số nghiên cứu và sử dụng phân bón lá trên thế giới 18
1.2.2 Một số nghiên cứu và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam 20
1.2.3 Cơ sở khoa học của việc sử dụng dinh dưỡng qua lá 22
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 26
2.2 Vật liệu nghiên cứu 26
2.2.1 Vật liệu nghiên cứu ( thí nghiệm 1): 26
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu (thí nghiệm 2): 28
2.3 Nội dung nghiên cứu 29
2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 29
2.4.1 Thí nghiệm 1: 29
2.4.2 Thí nghiệm 2: 30
2.4.3 Quy trình kỹ thuật áp dụng chung cho 2 thí nghiệm: 31
2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 32
2.5.1 Các chỉ tiêu về thời kỳ mạ 33
2.5.2 Thời gian sinh trưởng (ngày) 33
2.5.3 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 33

2.5.4 Theo dõi về một số đặc trưng hình thái của giống 35
2.5.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh 35
2.5.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống 36
2.5.7 Một số chỉ tiêu về phẩm chất của các giống tham gia vào quá trình thí
nghiệm 37
2.6 Phương pháp phân tích số liệu 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống lúa thuần chất
lượng tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 39
3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển giai đoạn mạ của một số giống lúa
thuần chất lượng tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 39
3.1.2 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một số giống lúa
thuần chất lượng tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 40
3.1.3 Chỉ số diện tích lá (LAI) của một số giống lúa thuần chất lượng tại Lạng
Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 42
3.1.4 Khả năng tích lũy chất khô của một số giống lúa thuần chất lượng tại Lạng
Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 44
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.1.5 Một số đặc tính nông học khác của một số giống lúa thuần chất lượng tại
Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 46
3.1.6 Khả năng chống chịu với một số đối tượng sâu bệnh hại chính của một số
giống lúa thuần chất lượng tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 48
3.1.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống lúa thuần
chất lượng tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 52
3.1.8 Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của một số giống lúa thuần chất lượng
tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 57
3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến giống lúa HT1 tại huyện Lạng Giang –
Bắc Giang, vụ xuân năm 2013 60

3.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và phát triển của
giống lúa HT1 tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân năm2013. 60
3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số diện tích lá của giống lúa HT1 tại
Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân năm2013. 61
3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa
HT1 tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân năm2013. 63
3.2.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống
lúa HT1 tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân năm2013. 65
3.2.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống
lúa HT1 tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân năm 2013. 65
3.2.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của giống lúa HT1 tại Lạng
Giang – Bắc Giang, vụ xuân năm 2013 67
3.2.7 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón lá cho giống lúa HT1 tại Lạng
Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013. 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bản Trang

1.1 Sản xuất lúa gạo ở Việt nam trong những năm gần đây 9

3.1 Một số chỉ tiêu chất lượng mạ của các giống lúa thuần chất lượng 39

3.2 Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các
giống thí nghiệm (ngày) 41


3.3 Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm 43

3.4 Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm 45

3.5 Một số đặc tính nông học khác của các giống lúa(điểm) 46

3.6 Tình hình sâu bệnh trên các giống lúa thí nghiệm (điểm) 49

3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa nghiên cứu 53

3.8 Năng suất của các giống lúa thí nghiệm 56

3.9 Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo xay xát của các giống thí
nghiệm 59

3.10 Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo thương phẩm và nấu nướng
của các giống lúa 60

3.11 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và phát
triển của giống lúa HT1 61

3.12 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số diện tích lá của giống
lúa HT1 62

3.13 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của
giống lúa HT1 63

3.14 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng chống chịu sâu bệnh
của giống lúa HT1 65


3.15 Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lúa HT1 tại Lạng Giang – Bắc Giang, vụ xuân 2013 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.16 Ảnh hưởng của phân b ón lá đến năng suất của giống lúa HT1 68
3.17 Hiệu quả kinh tế khi phun phân bón lá cho giống lúa HT1 tại
Lạng Giang – Bắc Giang 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza Sativa) là một trong những cây cung cấp nguồn lương
thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng lúa
gạo làm thức ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân
số thế giới.
Đối với Việt Nam, cây lúa có một giá trị đặc biệt quan trọng trong việc
giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân. Để đảm bảo an ninh lương thực
trong hoàn cảnh dân số tăng, diện tích nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do
mở rộng diện tích đất ở, xây dựng khu công nghiệp, đường giao thông thì việc
sử dụng các giống có năng suất cao chất lượng tốt là yếu tố tất yếu.
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp truyền thống, trong đó cây
lúa được coi là cây trồng chủ đạo. Trên thị trường gạo xuất khẩu, Việt Nam là
nước đứng thứ 2 trong khu vực và thế giới sau Thái Lan
Ở Một số địa phương phía Bắc, trong đó có tỉnh Bắc Giang, những năm
gần đây kinh tế phát triển, Nhu cầu về gạo ngon của đại bộ phận nhân dân

cũng tăng rõ rệt. Các loại gạo kém như Syn6, Nhị ưu 838, Q5, DT10…. rất
khó bán chủ yếu dành cho chăn nuôi. Một số loại gạo chất lượng trung bình
như C70, KD18, ĐV108… được sử dụng theo phương thức tự sản, tự tiêu là
chính, có giá bán thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Các loại gạo chất
lượng như HT1, LT2, Bắc Thơm 7… có giá bán thường cao hơn từ 3000-
5000đ/kg, giá cao một phần là do chất lượng gạo ngon một phần là do nguồn
cung không đủ cho nhu cầu ngày càng lớn về loại gạo này.
Đối với huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, để đem lại hiệu quả kinh tế
cao trong sản xuất lúa gạo cần phải định hướng sản xuất theo hướng hàng
hoá, đáp ứng yêu cầu thị trường cần có bộ giống lúa có năng suất cao, chất
lượng tốt và có thời gian sinh trưởng tương đương giống KD18, ĐV108 để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

đưa vào cơ cấu sản xuất và gieo trồng vụ đông.
Trong những năm gần đây, diện tích lúa ở Lạng Giang từ 2008 - 2012
có xu hướng giảm dần từ 10756 ha năm 2008 còn 8330 ha năm 2012 nghĩa là
mỗi năm giảm bình quân 485,2 ha (nguyên nhân chủ yếu do xây dựng hệ
thống giao thông, mở rộng thêm khu công nghiệp, khu dân cư, một số diện
tích lúa chuyển đổi sang cây trồng khác ). Diện tích lúa lai ở vụ xuân hàng
năm chiếm khoảng 40% diện tích lúa của huyện. Giống lúa Q5, Khang Dân
18 là giống lúa chiếm diện tích gieo cấy lớn, tỷ lệ gieo cấy bình quân hàng
năm chiếm từ 18,34 % - 39,44%. Tỷ lệ gieo cấy các giống dài ngày như Xi23
có xu hướng giảm, diện tích gieo cấy các giống lúa ngắn ngày, chất lượng như
HT1, Bắc Thơm 7 ngày càng mở rộng.
Vụ mùa, các giống lúa Q5, Khang dân 18, Hương thơm số1, lúa lai có
xu hướng giảm từ năm 2008- 2012 (riêng các giống lúa lai chiếm 12,8% cơ
cấu giống lúa năm 2009 đến năm 2012 không còn diện tích cấy, giống lúa Q5
giảm từ 51,80% năm 2008 xuống còn 5,92% năm 2012, giống BC15 từ chỗ
không có diện tích cấy năm 2008, 2009 đến năm 2010, 2011 diện tích gieo

cấy các giống tăng lên, giống BC15, năm 2010, 2011 được coi là giống chủ
lực trong cơ cấu giống lúa vụ mùa của huyện như BC15 năm 2010 chiếm
51,02%, năm 2011 chiếm 48,17%, giống HT1 năm 2008 chiếm 6,44% đến
năm 2012 diện tích chiếm 16,12%. Như vậy cùng với xu thế phát triển kinh tế
chung của đất nước, nhu cầu gạo chất lượng cao ngày càng tăng đã tác động
đến cơ cấu giống lúa, việc sản xuất lúa đang trở thành vấn đề thời sự cấp bách
đáp ứng yêu cầu về năng suất cũng như chất lượng lúa gạo. Mặt khác diện
tích canh tác một số giống lúa thuần bị giảm như Q5, Xi23…cũng phản ánh
xu thế chuyển dịch cơ cấu giống trên. (Nguồn: Sở NN&PTNT Bắc Giang,
năm 2012)
Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa hàng
hóa tại các địa phương tỉnh Bắc Giang cần phải có nghiên cứu và tuyển chọn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

giống tốt, phù hợp trước khi đưa vào sản xuất là hết sức cần thiết. Cùng với
việc giống tốt phù hợp thì việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa
cũng đóng vai trò rất quan trọng. Phân bón lá và chế phẩm phân bón lá là tiến
bộ kỹ thuật giúp tăng năng suất cây trồng. Phân bón lá và chế phẩm phân bón
lá làm tăng năng suất cây trồng đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu
tại Việt Nam và thế giới, tuy nhiên việc sử dụng phân bón lá cho cây trồng
nói chung và cho cây lúa nói riêng còn rất mới đối với nhiều địa phương trong
đó có Bắc Giang. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu: “Đặc diểm sinh trưởng phát triển, năng suất một số giống lúa thuần
chất lượng và ảnh hưởng phân bón lá đối với giống lúa HT1 vụ xuân năm
2013, tại Lạng Giang - Bắc Giang”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích
- Xác định được một số giống lúa thuần chất lượng cho năng suất cao,
chất lượng tốt phù hợp với điều kiện huyện Lạng Giang để bổ sung bộ

giống lúa vừa có năng suất cao, phẩm chất tốt đưa vào cơ cấu sản xuất của
tỉnh Bắc Giang.
- Cũng như xác định được loại phân bón lá thích hợp nhất góp phần vào
việc xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất, tăng thu nhập cho người
trồng lúa.
2.2 Yêu cầu:
- Điều tra tình hình sản xuất và kỹ thuật gieo cấy lúa chất lượng tại
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc giang
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa
chất lượng tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang
- Đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá đối với cây lúa
để xác định được loại phân bón lá tốt nhất đến sinh trưởng, phát triển và năng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

suất của giống lúa HT1.
- Đề xuất được một số giống tốt cho sản xuất thông qua việc đánh giá
các đặc điểm nông sinh học của các giống tham gia thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài tăng thêm hiểu biết về giống lúa chất
lượng thích hợp trong điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Lạng Giang tỉnh
Bắc Giang.
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác đào
tạo, nghiên cứu về loại phân bón lá cho giống lúa HT1 trồng tại vụ xuân
tại Bắc Giang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được 1-2 giống lúa chất lượng giới thiệu , bổ sung vào cơ cấu
sản xuất của huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang

- Góp phần vào việc hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất, phát
triển sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, cho năng suất cao. Hiện nay
trên thế giới hiện nay có trên 100 quốc gia trồng lúa, diện tích lúa gạo tương
đối lớn, đứng thứ 2 sau lúa mỳ. Trong đó Châu Á là châu lục đứng đầu thế
giới về diện tích cũng như sản lượng, tiếp theo là Châu Phi, Bắc Mỹ đến Nam
Mỹ Vùng trồng lúa tương đối rộng: có thể trồng ở các vùng có vĩ độ cao như
Hắc Long Giang (Trung Quốc) 53
0
B; Tiệp 49
0

B, Nhật, Italia, Nga
(Krasnodar) 45
0
B đến nam bán cầu, New South Wales (Australia): 35
0
N.
Vùng phân bố chủ yếu ở Châu Á từ 30
0
B đến 10
0
N
Sản xuất lúa gạo trong những thập kỷ gần đây đã có mức tăng đáng kể,
nhưng do dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển (Châu Á,
Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh) nên vấn đề lương thực vẫn là yêu cầu cấp bách
phải quan tâm trong những năm trước mắt và lâu dài.
Theo thống kê của tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp
quốc (FAO) thì trong vòng 30 năm từ năm 1970 đến năm 2000 diện tích trồng
lúa tăng từ 134.390 nghìn ha lên 154.377 nghìn ha. Tổng sản lượng lương
thực tăng từ 308,76 triệu tấn lên 598,98 triệu tấn.
Nhìn tổng quan về diện tích và năng suất thì năm 2008 có diện tích
trồng lúa thấp nhất đạt 148.730 ha nhưng lại có năng suất cao nhất là 42,1
tạ/ha. Sở dĩ có sản lượng cao như vậy là do áp dụng được các tiến bộ về
khoa học kỹ thuật như: Đầu tư phân bón, sử dụng các giống lúa mới có
năng suất cao và phẩm chất tốt, xây dựng cơ sở vật chất, hoàn chỉnh về
biện pháp kỹ thuật. Năng suất bình quân trên thế giới trong mấy năm gần
đây có xu hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2005 diện tích sản xuất lúa gạo thế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

giới là 154,987 triệu ha, năng suất đạt 40,935 tạ/ha, sản lượng đạt 634,444

triệu tấn; năm 2011 tương ứng diện tích 164,125 triệu ha, năng suất đạt
44,037 tạ/ha, sản lượng đạt 722,757 triệu tấn; năm 2012 đạt 734,834 triệu
tấn ( Nguồn: FAOSTAT, 2013).
Tốc độ tăng năng suất và sản lượng lúa của các nước trong khu vực
Châu Á đã góp phần đảm bảo lương thực, thực phẩm, cung cấp cho toàn
cầu một cách tích cực và có vai trò quan trọng. Năm 2008, tổng sản lượng
lương thực về lúa của Châu Á là 582,39 triệu tấn, chiếm 94,9% sản lượng
lúa toàn thế giới. Như vậy Châu Á có thể coi là nguồn cung cấp lương thực
cho toàn cầu.
Theo số liệu dự đoán về sự phát triển dân số thế giới đến năm 2050 thì
đến năm 2010 dân số thế giới sẽ là 6,795 tỷ người với tỷ lệ tăng hàng năm
1,2%. Đến năm 2050 là 8,9 tỷ người với tỷ lệ tăng hàng năm 0,4%. Với tốc độ
tăng dân số nhanh chóng, diện tích đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp thì vấn
đề an ninh lương thực vẫn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu với nhiều
quốc gia trên thế giới.
Những tiến bộ trong sản xuất lúa trên thế giới trong vài ba thập kỷ qua
rất đáng khích lệ. Việc đầu tư thâm canh, áp dụng giống mới, xây dựng cơ sở
vật chất, hoàn chỉnh các biện pháp kỹ thuật… là những lý do để đạt được kết
quả trên.
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới nên
rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, trong đó
đặc biệt là cây lúa. Từ lâu cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu và có ý
nghĩa đáng kể trong nền kinh tế xã hội của đất nước. Với địa bàn trải dài trên
15 vĩ độ Bắc bán cầu, đã hình thành những vùng đồng bằng châu thổ trồng lúa
phì nhiêu trong đó đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là 2
vựa lúa lớn nhất của nước ta, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


cả mấy chục triệu con người.
Theo Nguyễn Đình Giao và cộng sự: Trước năm 1945, diện tích trồng lúa
của hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu ha và 2,7 triệu ha với sản
lượng tương ứng là 2,4 triệu tấn và 3 triệu tấn, năng suất bình quân là 13 tạ/ha.
Khoảng hai thập kỷ sau, vào những năm của thập kỷ 60 miền Bắc có phong trào
phấn đấu đạt 5 tấn/ha/năm cho đến năm 1974 đạt được mục tiêu này.
Sau năm 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất sản xuất lúa ở nước
ta đã có những thuận lợi mới và đã có những bước phát triển đáng kể. Bình
quân lương thực tiêu thụ của Việt Nam năm 1975 đạt 200 kg/người/năm, năm
1985 đạt 300kg/người/năm và đến năm 2001 đạt 420 kg/người/năm.
Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
(FAO), hiện tại trong 10 nước trồng lúa lớn nhất thế giới, Việt Nam xếp hạng
thứ 5 với 7,5 triệu ha gieo trồng, sản lượng khoảng 43 triệu tấn lúa/năm, xếp
sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và Bănglades.
Những năm gần đây sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã đạt được những thành
tựu rất ấn tượng với cộng đồng quốc tế. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam
đã từng bước vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới.
Kể từ năm 1989, năm đầu tiên Việt nam có gạo xuất khẩu đến nay
Việt Nam đã đóng góp với thế giới trên 40,7 triệu tấn gạo với giá trị trên
90 tỷ USD, từng bước vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ 2 trên thế
giới về xuất khẩu gạo.
Năng suất và sản lượng lúa tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó trước
tiên là những thay đổi về cơ chế chính sách mới trong nông nghiệp nông thôn,
sau đó là những thay đổi trong kỹ thuật trồng lúa. Nhờ có sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước với chủ trương của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn, tình hình sản xuất lúa của nước ta mấy chục năm gần đây đã có sự tăng
trưởng mạnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8


Diện tích trồng lúa những năm gần đây của nước ta không ổn định và
có xu hướng giảm xuống, biến động từ 7,41 triệu ha xuống còn 7,31 triệu ha,
năm 2008 có diện tích thấp nhất là 7,31 triệu ha. Diện tích trồng lúa của nước
ta trong năm gần đây có xu hướng giảm qua các năm và nguyên nhân gây ra
sự biến đổi đó là do dân số tăng, các khu công nghiệp và đô thị hình thành.
Đây là xu hướng không có lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và
nghành trồng lúa nói riêng.
Năng suất lúa có xu hướng ngày càng tăng được thể hiện qua các năm.
Năm 2004, năng suất đạt 47,9 tạ/ha và năm 2008 năng suất đạt 51,1 tạ/ha. Có
được sự tăng trưởng trên là do nhà nước đã có những chính sách đúng đắn
trong việc phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là đối với nghề trồng lúa
cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Cùng với sự tăng năng suất thì sản lượng lúa của Việt Nam trong
những năm gần đây cũng có xu hướng tăng nhanh từ 35,5 triệu tấn năm 2004
lên tới 37,55 triệu tấn năm 2008, mặc dù diện tích trồng lúa từ năm 2004 đến
năm 2008 giảm xuống chỉ còn 7,31 triệu ha. Tốc độ tăng trưởng sản lượng
lương thực lúa như vậy là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp
nước nhà.
Năng suất và sản lượng lúa của nước ta trong những năm qua và mấy năm
gần đây tăng lên cũng là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó trước tiên là
những thay đổi về chính sách trên phạm vi vĩ mô từ thời kỳ đổi mới mở cửa, sau
đó là những thay đổi về cơ cấu giống chuyển đổi mùa vụ, giải quyết tưới tiêu, cải
tạo đất phèn. Đặc biệt từ năm 1961 với cuộc cách mạng xanh, việc đưa giống
mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã từng bước nâng
cao năng suất cũng như sản lượng của nước ta ngày càng tăng nhanh.
Trên đồng ruộng cây lúa chịu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện khác
nhau. Sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố khách quan và chủ quan như điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai, giống, phân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9

bón, chế độ nước và kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…trong đó chế độ
dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa.
Bảng 1.1. Sản xuất lúa gạo ở Việt nam trong những năm gần đây
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1990 6.042,8 31,8 19.225,1
1995 7.666,3 42,4 32.529,5
2001 7.492,7 42,9 32.108,4
2002 7.504,3 45,9 34.447,2
2003 7.452,2 46,4 34.568,8
2004 7.445,3 48,6 36.148,9
2005 7.329,2 48,9 35.832,9
2006 7.324,8 48,9 35.849,5
2007 7.207,4 49,9 35.942,7
2008 7422,2 52,3 38729,8
2009 7.437,2 52,4 38.950,2
2010 7.489,4 53,4 40.005,6
2011 7.651,4 55,3 42324,4
2012 7753,2 56,3 43661,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2013)
Mặc dù sản lượng lúa tăng nhưng lợi nhuận từ sản xuất lúa những năm
gần đây không cao hơn so với năm trước do chi phí sản xuất tăng cao. Tốc độ
tăng giá lúa chỉ bằng 1/2 tốc độ tăng giá của các loại vật tư đầu vào, trong đó

phần lớn chi phí do đầu tư vào phân bón.
1.1. Nghiên cứu về cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa (Oryza sativa L.) thuộc họ hoà thảo (Gramineae) chi Oryza có
2 loài được trồng chủ yếu là O.sativa trồng phổ biến ở Châu Á và loài O.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Glaberrima trồng ở Tây Phi với diện tích không đáng kể. Cây lúa là cây trồng
xuất hiện sớm và tồn tại lâu đời, đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số
nước Châu Á trong đó có Việt Nam, G.Second (1986) khi nghiên cứu tiến hoá
của chi Oryza cho rằng hai loài phụ của loài O.sativa là O.Indica và
O.Japonica đã xuất hiện cách đây 2 đến 3 triệu năm ở dãy núi Himalaya, sau
đó theo di thực, phát tán đến các nơi khác trên thế giới. Wei, Si, 1995 dựa trên
phân tích mẫu hoá thạch Hemudu cho rằng lúa trồng xuất hiện ở Trung Quốc
khoảng 7100 năm, Lu B.R và cộng sự 1996, xác nhận lúa trồng ở Châu Á
xuất hiện cách đây khoảng 8000 năm. Công bố của Khush GS. (1997) chi
Oryza có thể đã phát sinh 130 triệu năm trước đây ở trung Ấn Độ sau đó do
sự phân rã lục địa đã hình thành các loài khác nhau theo vùng sinh thái.
Theo Nguyễn Thị Trâm (1998) cho rằng tại Việt Nam qua Khảo sát về
nguồn gen cây lúa cho thấy có 5 loại lúa dại mọc ở các vùng Tây Bắc, Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đó là các loài:
O.Granulata, O. Nivara, O.Officilalis, O. Rufipogon, O. Ridleyi.
1.1.2. Nghiên cứu về lúa ở Việt Nam
Công tác chọn tạo giống mới ở nước ta được đánh dấu bằng sự nhập nội
giống IR8 mà nhân dân ta thường quen gọi là lúa "thần nông". Đây là giống
thấp cây, dáng khoẻ, chịu phân, kháng bệnh tốt và cho năng suất cao. Ở miền
Bắc cùng với một số dòng mới được tách ra và nhân lên từ IR8 và một số
giống lúa thấp cây được lai tạo ra đã làm cho sản lượng thóc tăng lên đáng kể
từ 10,8 triệu tấn năm 1976 đã tăng lên 26,3 triệu tấn năm 1996 trong cả nước.

Do Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến công tác chọn tạo giống
nên sau khi đất nước thống nhất nhiều trung tâm giống cây trồng đã được thành
lập trong cả nước. Một số trung tâm đã thu được những kết quả nhất định. Trung
tâm giống cây trồng Ma Lâm, Bình Thuận đã chọn tạo được hai tập đoàn lúa với
khoảng 800 giống. Trong đó có hai giống lúa ML48 và TH6 được rất nhiều nông
dân các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam Bộ ưa chuộng và đưa vào gieo cấy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam được thành lập vào năm 1952
nhưng ngay từ giai đoạn 1954-1963 Viện đã tuyển chọn được nhiều giống lúa
mới: Nam Ninh, Trà Trung Tử, 828, 813, NN1 Trong thời kì đổi mới nhờ sử
dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu phân loại, đánh giá tính đa dạng di
truyền Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã tạo ra các giống cây
trồng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như các giống BM 9895, Xi 23,
AYT 77, giống lúa lai HYT 57 Bằng các phương pháp chọn tạo giống mới như
nuôi cấy bao phấn, nuôi cấy tế bào sôma, lai xa, đột biến, ưu thế lai, lai tạo kết
hợp với đột biến, lai tạo kết hợp với nuôi cấy bao phấn được áp dụng nhiều hơn
vào kêt quả bước đầu đã tạo nhiều dòng, giống mới có giá trị như OM 3007-16-
27, OM 3007-42-94, DT 122, BM 9963. Đây là những dòng giống mang nhiều
đặc điểm quí như tiềm năng năng xuất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu
bệnh và các điều kiện bất thuận như phèn, mặn, hạn, úng.
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng đã tạo ra được một số giống lúa
mới giống AS 1007 và AS 996 thông qua cặp lai IR64/ oryza rufifogon.
Nhóm nghiên cứu lúa tổ tài nguyên cây trồng thuộc Viện lúa đồng bằng sông
Cửu Long cũng đã tăng cường chọn lọc giống lúa năng suất cao chống chịu
bệnh cháy lá phù hợp với nhiều vùng sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
như: MTL364 có nguồn gốc từ tổ hợp lai IR64/ MTL14. MTL384 được lai
tạo từ tổ hợp lai MTL142 và lúa thơm cực ngắn.
Vừa qua Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long công bố đã nghiên cứu ứng

dụng thành công công nghệ chuyển nạp gen tạo ra giống lúa mới giàu vi chất
dinh dưỡng từ ba giống lúa IR64, MTL250 và Taipei 309, đặc tính ưu điểm vượt
trội của giống lúa mới này là có hàm lượng cao các vi chất như: vitamin A, E,
sắt, kẽm những vi chất rất cần thiết đối với con người. Ngoài ra dòng lúa biến
đổi gen còn gia tăng đáng kể chất oryzanol chất quan trọng hơn cả vitamin E có
tác dụng chống oxi hoá, giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Dòng
lúa biến đổi này còn có cả các ưu điểm kháng sâu bệnh, đảm bảo tính an toàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

sinh học, dễ trồng có thể đưa vào sản xuất lúa hàng hoá vì chúng khắc phục được
những khiếm khuyết về tính không ổn định thường gặp ở cây biến đổi gen. Với
sự phát triển ngày càng cao của xã hội yêu cầu đặt ra đối với các nhà chọn tạo
giống là không những chỉ chọn tạo giống có tiềm năng năng suất cao mà còn
phải cần có chất lượng tốt. Mục đích không chỉ phục vụ cho tiêu dùng trong
nước mà còn để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đáp ứng yêu cầu đó
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành chọn tạo và đã
thành công với ba giống BM9603, HT1, N97, bên cạnh đó còn nhiều Viện,
trường, các công ty ngành giống cây trồng đã và đang nghiên cứu chọn tạo ra
nhiều giống lúa mới chất lượng.
Theo Phạm Văn Tiêm (2005), cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật mới, công tác chọn lọc lai tạo các giống lúa mới đã ra đời đáp ứng những
đòi hỏi ngày càng cao của con người. Xu hướng trong nghiên cứu của các nhà
khoa học nông nghiệp hiện nay là tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây
trồng trên các vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng mới vào hệ
canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản/ 1 đơn vị diện tích canh tác/ 1 năm với
mục đích xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững.
1.1.3. Nghiên cứu di truyền mùi thơm, độ dẻo.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo, nhưng nổi bật nhất là:

ảnh hưởng của yếu tố giống, điều kiện môi trường sinh thái, kỹ thuật canh tác
và các công đoạn sau thu hoạch, bảo quản. Trong các yếu tố trên giống lúa là
yếu tố tiên quyết. Các yếu tố như điều kiện môi trường gieo trồng, phân bón,
công đoạn sau thu hoạch cũng ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ gạo nguyên, nhiệt
độ hoá hồ, tỷ lệ trắng bạc và hàm lượng dinh dưỡng trong hạt.
Chỉ tiêu nấu nướng và ăn uống của gạo xát chủ yếu được xác định được
bởi tỷ số aymylose/amylopectin. Một trong những chỉ tiêu quan trọng của
chất lượng nấu nướng là nhiệt độ hoá hồ của tinh bột gạo. Người ta đã chia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

gạo của các giống lúa khác nhau thành các loại sau đây: giống có nhiệt độ hoá
hồ thấp <69
0
C; trung bình từ 70 - 74
0
C ; cao > 74
0
C.
Hàm lượng amylose được coi là thành phần quan trọng bậc nhất để xác
định chất lượng nấu nướng.
1.1.3.1. Di truyền mùi thơm
Mùi thơm là một trong tính trạng quan trọng nhất quyết định đến giá trị
thương phẩm và chất lượng gạo. Mùi thơm, khi nấu cơm mùi vị bốc hơi cho
thấy một hợp chất chính của formaldehydes và hydrogen sulfide. Emmanual
(1993) khi đánh giá mùi thơm của gạo IR64, Azucena và Basmati đã chứng
minh các hợp chất pentanol, hexanol, benzaldehyde, 2-acetyl-1-pyrroline và
2-acetyl-1-pyrroline là thành phần chính trong mùi thơm của gạo.
Theo Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu (2006), tính trạng mùi thơm rất
dễ bị thay đổi bởi điều kiện môi trường. Mùi thơm của Basmati cần nhiệt độ

lạnh của môi trường gieo trồng. Mùi thơm của Khaodawkmali và các giống
lúa thơm cổ truyền ở Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đất đai.
Nàng thơm chợ Đào chỉ duy trì mùi thơm khi trồng tại chợ Đào (Long An),
tám thơm chỉ thích hợp khi trồng tại đồng bằng sông Hồng và sẽ mất mùi thơm
khi trồng tại đồng bằng sông Cửu Long (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang,
2000). Tuy vậy người ta vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Khai thác tính
trạng thơm của các giống cổ truyền vẫn là hướng ưu tiên trước mắt. Cải tiến
dạng hình cây lúa thơm bằng phương pháp chọn dòng thuần đã được áp dụng
thành công ở Việt Nam đối với một số giống như: Nàng Hương, Tám Xoan
(Bùi Chí Bửu và cs, 1995).
1.1.3.2. Di truyền độ dẻo của lúa gạo
Theo Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu (2006), sự nở dài hạt cơm là
một tính trạng đặc biệt sau khi nấu chín. Giống lúa nào có khả năng nở dài
hạt cơm nhiều thì cho phẩm chất cơm mềm và xốp hơn. Một số giống lúa
như Basmati (Ấn Độ, Pakistan), Bahra của Afghanistan, Domsia của Iran
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

có khả năng nở dài gấp đôi so với chiều dài hạt gạo làm cho phẩm chất
cơm mềm và xốp.
Độ bền thể gen quyết định độ dẻo của cơm, độ bền của gen biến động
rất lớn giữa các vụ gieo trồng và vùng gieo trồng khác nhau. Điều này có thể
giải thích vì sao các giống lúa đặc sản khi được gieo trồng ở vùng có điều
kiện sinh thái khác thì chất lượng thay đổi (Tang, Khush và Juliano, 1991).
1.1.4. Nghiên cứu các chỉ tiêu về chất lượng.
Chất lượng lúa gạo là một trong những mục tiêu mà công tác cải tạo
giống đặt ra. Chất lượng được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau
bao gồm: màu sắc vỏ trấu, kích thước hạt, hình dạng hạt, độ đồng đều của hạt,
tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, chất lượng nếm
thử và đặc điểm trong quá trình chế biến.

Theo Juliano (1985) có thể tổng hợp lại để đánh giá chất lượng gạo
theo nhóm chỉ tiêu sau :
- Chất lượng thương trường: là các tiêu chuẩn liên quan đến giá cả mua
bán, trao đổi trong nước và quốc tế. Các chỉ tiêu chất lượng thương trường
gồm có: chiều dài, chiều rộng hạt gạo xát, màu sắc nội nhũ, độ bạc bụng, độ
trong hạt gạo.
- Chất lượng xay xát hay chất lượng cơ lý gồm các chỉ tiêu: Tỷ lệ gạo
xát, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ trắng trong nói chung là hệ số thu hồi sản phẩm
sau chế biến.
- Chất lượng nấu nướng, ăn uống hay nếm thử đánh giá bằng cảm quan
nên phụ thuộc vào tập quán của từng nhóm dân cư: căn cứ chủ yếu vào hàm
lượng amyloza, nhiệt độ hoá hồ, độ bền thể gen, độ nở cơm, sức hút nước và
hương thơm…
- Chất lượng dinh dưỡng: được thể hiện thông qua hàm lượng protein,
hàm lượng lysine…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

1.1.4.1. Chất lượng thương phẩm.
Đánh giá của IRRI về phân loại hạt chất lượng theo chỉ tiêu hình dạng
và kích thước hạt theo hạt gạo xay: loại rất dài: > 7,5mm; loại dài: 6,61 -
7,5mm; loại trung bình: 5,51 - 6,60mm; loại ngắn < 5,50mm. Dạng hạt được
đánh giá theo tỉ lệ dài/rộng (D/R): hạt thon D/R > 3,0; trung bình D/R khoảng
2,1-3,0; bầu D/R khoảng 1,1 - 2,0; tròn D/R < 1,1.
1.1.4.2. Chất lượng xay xát
Theo Lê Doãn Diên (2003), chất lượng xay xát được xem xét ở 2 chỉ
tiêu chủ yếu sau: tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên. Xay xát thóc thực chất là
quá trình loại bỏ trấu, phôi và vỏ cám. Khi loại bỏ các bộ phận này hàm lượng
cellulose và lipip sẽ bị giảm rõ rệt. Loại bỏ cellulose sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá
còn khi loại bỏ lipid sẽ làm tăng khả năng bảo quản gạo. Sản phẩm xay xát

gồm có trấu, cám, tấm, gạo. Thóc có chất lượng xay xát tốt là thóc sau khi xát
cho tỷ lệ % tổng số gạo và gạo nguyên hạt cao. Màu sắc của nội nhũ cũng
phản ánh tính chất của gạo, gạo trong thường ngon hơn gạo đục.
Tỷ lệ gạo nguyên là tính trạng di truyền bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi
trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời gian lúa chín đến thu
hoạch (Nagato và Kono, 1963). Theo Mahadevappa (1969) thời gian thu
hoạch thường phải ước đoán để thu hoạch nhằm đạt năng suất cao và tỷ lệ gạo
gẫy ít vì lúa chưa chín. Nếu thu hoạch muộn, do có nhiều hạt quá chín sẽ bị
rụng và nứt vỡ. Banguaek (1994) cho biết thời điểm tốt nhất cho thu hoạch là sau
khi hạt phơi màu 33-36 ngày. Lê Doãn Diên (1995) cũng có nhận xét tỷ lệ gạo
nguyên thay đổi nhiều tuỳ theo bản chất giống và phụ thuộc nhiều vào điều kiện
ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ khi lúa chín và điều kiện bảo quản phơi sấy sau
thu hoạch. Cũng theo ông tỷ lệ gạo nguyên phụ thuộc vào kích thước, hình dạng
hạt và hàm lượng protein trong hạt.
Ngoài ra các nghiên cứu của Dilay (1988), Hou (1988), A.Ali và cộng
sự cho thấy tỷ lệ gạo nguyên còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

phân bón, thời điểm tiêu nước và mật độ cấy.
Quá trình tạo ra bạc bụng chủ yếu trong quá trình chín (thời kỳ tích luỹ
chất khô vào nội nhũ) nếu thiếu nước ở giai đoạn sau trỗ hoặc xuất hiện bệnh
đạo ôn cổ bông, bọ xít chích hút giai đoạn lúa ngậm sữa đều làm tăng tỷ lệ
gạo bạc bụng (Del Rosario và CTV, 1968).
Phơi thóc làm giảm độ ẩm từ từ hạt gạo sẽ trong hơn là làm giảm độ ẩm
đột ngột (Bùi Chí Bửu và CTV, 1999).
1.1.4.3. Chất lượng dinh dưỡng
Chất lượng dinh dưỡng của lúa gạo được đánh giá bằng các chỉ tiêu
sau: hàm lượng protein đặc biệt là 8 aminoacid không thể thay thế, hàm
lượng amylose, nhiệt độ hoá hồ, lượng của các vitamin và các nguyên tố

khác của gạo.
* Hàm lượng protein
Theo Lê Doãn Diên (2003), Protein của lúa gạo là loại dinh dưỡng cao,
cao nhất trong tất cả các loại protein của các hạt ngũ cốc khác như lúa mì,
ngô, cao lương Protein của gạo được đặc trưng bởi tính dễ đồng hoá và tính
cân bằng của 8 aminoacid không thay thế đối với sức khoẻ của con người.
Hàm lượng protein là một thông số quan trọng trong giá trị dinh dưỡng
hạt gạo. Protein trong hạt gạo có giá trị cao hơn so với các loại hạt cốc khác,
bởi vì hàm lượng lysin của nó khá cao (3,5- 4%) (Juliano, 1985). Do đó hàm
lượng protein của lúa gạo tuy thấp khoảng 7 - 10% nhưng nó vẫn được xem
như là một protein có phẩm chất cao nhất. Các nhà chọn giống đã cố gắng
nâng cao hàm lượng protein trong các giống lúa mới nhưng ít thành công, bởi
vì di truyền tính trạng protein trong hạt rất phức tạp và bị ảnh hưởng của điều
kiện môi trường khá mạnh mẽ (Juliano, 1993).
Hàm lượng protein thay đổi theo môi trường canh tác và yếu tố phân
bón khá rõ. Phân đạm có vai trò làm tăng cường quá trình tổng hợp protein
mà không làm thay đổi đặc tính phẩm chất của giống. Hàm lượng protein của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

các giống có xu hướng tăng lên tỷ lệ thuận với lượng N bón tới mức 120
kg/ha. Lượng N bón cao tới 150 kg/ha làm giảm lượng protein của tất cả các
giống (Vũ Tuyên Hoàng và cs, 2001).
Nâng cao hàm lượng và phẩm chất protein trong hạt gạo là mục tiêu
chọn giống của không ít các chương trình nghiên cứu trên thế giới. Năm
1970, bộ môn trồng trọt thuộc IRRI khẳng định: trong vụ khô hàm lượng
protein của các giống IR20, IR22 cao hơn hẳn giống IR8 khi bón ở mức
150kg N/ha làm nhiều lần và bón vào lúc cấy, phân hoá đòng. Còn trong vụ
mưa thì hàm lượng protein không ảnh hưởng đáng kể ở các giống. Theo kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiển trên các giống lúa địa phương và nhập

nội thì bón phân phối hợp NPK có hiệu lực làm tăng hàm lượng protein trong
hạt hơn là bón riêng rẽ.
Tuy nhiên, có sự tương quan nghịch giữa năng suất hạt và hàm lượng
protein trong hạt do sự phân phối năng lượng trong quá trình tổng hợp protein
hoặc tổng hợp tinh bột trên cơ sở sự ưu tiên theo quá trình nào của một giống
lúa. Giống lúa năng suất cao thì protein trong gạo có xu hướng thấp. Đó là
thách thức cho nhà chọn giống lúa cải tiến, vừa đạt năng suất cao, vừa có hàm
luợng protein cao (Bùi Chí Bửu, 2005).
* Hàm lượng amylose
Sản phẩm chính của gạo là cơm, chất lượng cơm được đánh giá qua các
chỉ tiêu: độ dẻo, độ chín, độ bóng, độ rời, mức độ khô lại khi để nguội, mùi
thơm, và chất lượng cơm phản ánh thị hiếu người tiêu dùng ở các khu vực
(Viện công nghệ sau thu hoạch, 1998).
Tinh bột chiếm tỷ lệ trên 90% trong hạt gạo. Nó được hình thành do hai
đại phân tử amylose và amylopectin. Hàm lượng amylose có thể được xem là
hợp phần quan trọng nhất, bởi vì nó có tính chất quyết định trong việc làm
cho cơm dẻo, mềm hoặc cứng (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2000).
Gạo ở vùng đất phèn có xu hướng amylose cao hơn (Bùi Chí Bửu và

×