Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Văn 6 ( kèm ma trận mới).CA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.35 KB, 8 trang )

KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút
I. Mục đích kiểm tra.
Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Ngữ văn lớp 6 sau khi học
sinh học xong học kì II cụ thể: So sánh, Nhân hóa, Câu trần thuật đơn có từ là, Các
thành phần chính của câu, Lượm, Cây tre Việt Nam, văn tả người .
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm so sánh và lấy được ví dụ. Nhớ kiến thức Nhân hóa
- Biết được các thành phần chính của câu. Câu trần thuật đơn có từ là
- Biết được những phẩm chất của cây tre Việt Nam. Thuộc bài thơ Lượm.
- Biết được các khâu, bước làm một bài văn miêu tả người.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng kiến thức về so sánh, nhân hóa để lấy ví dụ hoặc phân tích ví dụ thực tế.
- Xác định được các thành phần chính của câu. Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là theo
yêu cầu.
- Cảm nhận được những phẩm chất của cây tre Việt Nam. Chép lại theo trí nhớ hai khổ
thơ đầu bài thơ Lượm của Tố Hữu.
- Kĩ năng thực hành viết một bài văn tả người
3. Thái độ.
- Có thái độ vận dụng kiến thức đó học trong khi nói và viết.
II. Hình thức kiểm tra.
1. Hình thức: - Tự luận %.
2. Số lượng: 02 đề ( Tùy chọn 01 trong 02 đề)
3. Học sinh làm bài trên lớp
III. Lập ma trận:
Đề 1:
Mức độ
tư duy
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu


Vận dụng
Cộng
Thấp Cao
I.Văn:
- Thơ hiện đại
Câu 1.Chép
thuộc lòng 2
khổ thơ đầu
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ:10%
II. Tiếng Việt:
- Biện pháp tu
từ: So sánh,
nhân hóa.
- Các thành
phần chính của
câu.
- Câu trần
thuật đơn có từ
“là”.
Câu 2. Chỉ
ra các phép
tu từ

Câu 3. Đặt
câu và xác
định thành
phần câu.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:2
Số điểm:4
Tỉ lệ:50%
III. Tập làm
văn
- Miêu tả: tả
người
Câu 4. tả
người thân.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu:1
Số điểm: 4
Tỉ lệ:40 %
Số câu:1
Số điểm:4

Tỉ lệ:40%
Tổng số :
- Số câu:
- Số điểm:
- Tỉ lệ: %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu : 4
Số điiểm :10
Tỉ lệ : 100%
Đề 2:
Mức độ
tư duy
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp Cao
2.Văn học
- Cây tre Việt

Nam
Câu 3
- Biết được
những phẩm
chất của cây
tre Việt Nam
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
2
20%
1
2
20%
1.Tiếng Việt
- So sánh
- Các thành
phần chính của
câu
Câu 1
- Biết được
khái niệm so
sánh và lấy
được ví dụ.
Câu 2
- Xác định
được các
thành phần
chính của câu

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
2
2
20%
3.Tập làm văn
- Văn tả người
Câu 4
-Tả người thân
yêu và gần gũi
nhất với mình
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
6
60%
1
6
60%
Tổng số :
- Số câu
- Số điểm

- Tỉ lệ %

2
3
30 %

1
1
10 %

1
6
60 %

4
10
100 %
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian : 90 phút
Đề 1:
Câu 1. (1 điểm)
Chép thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.
Câu 2. (2 điểm)
Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạnh văn sau :
" Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống
nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chiếm ngang trước mặt ".
(Vượt thác- Võ Quảng)
Câu 3. (3 điểm)
Đặt câu trần thuật đơn có từ là, một câu dùng để đánh giá, một câu dùng để giới

thiệu ? Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu vừa đặt ?
Câu 4. (4 điểm)
Hãy tả một người thân mà em yêu quý.
Hết
HƯỚNG DẪN CHÂM VÀ THANG ĐIỂM
Đề 1:
Câu 1.
- Chép đúng 2 khổ thơ không sai chính tả và dấu câu được 1 điểm.
- Chép đúng 2 khổ thơ nhưng sai chính tả được 0,5 điểm.
- Chép 1 khổ thơ nhưng sai chính tả được 0,25 điểm.
Câu 2. Xác định đúng một biện pháp tu từ được 1 điểm.
- Biện pháp nhân hóa: "Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng
nhìn xuống nước" .
- Biện pháp so sánh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chiếm ngang trước mặt ".
Câu 3.
- Đặt đúng 2 câu trần thuật đơn có từ là:
+ Câu đánh giá. (1 điểm).
+ Câu giới thiệu. (1 điểm).
+ Xác định đúng chủ ngữ và vị ngữ mỗi câu. (1 điểm).
Câu 4.
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết bài:
- Đủ ba phần: Mở bài- Thân bài – Kết bài.
- Xác định phương pháp văn miêu tả.
- Bố cục mạch lạc, văn phong phù hợp, hạn chế các lỗi diễn đạt, chính tả, chữ rõ, bài
sạch.
* Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung về người thân.
Thân bài:
- Hình dáng:
+ Chiều cao, cân nặng.

+ Ngoại hình.
+ Ăn mặc giản dị.
+ Tính cách.
+ Việc làm.
Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân.
* Biểu điểm:
-Viết mạch lạc, rõ ràng đủ bố cục, bài văn có cảm xúc. (4 điểm )
-Viết rõ ràng, đủ bố cục nhưng chưa có cảm xúc. ( 3 điểm )
-Viết không đủ bố cục, chưa rõ ràng. (1- 2 điểm )
Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những
bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học sinh.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian : 90 phút
Đề 2:
Câu 1 (1 điểm): So sánh là gì ? Cho ví dụ minh họa ?
Câu 2 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
a, Quyển sách này bị rách.
b, Đàn gà đang nhặt thóc sau vườn
Câu 3 ( 2 điểm ): Qua văn bản “Cây tre Việt Nam” em hãy cho biết những phẩm chất
cao quý của cây tre ?
Câu 4 ( 6 điểm): Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình ( ông,
bà, cha, mẹ anh, chị, em, )
HƯỚNG DẪN CHÂM VÀ THANG ĐIỂM
Đề 2:
Câu 1 ( 1 điểm ): Học sinh nêu được khái niệm so sánh và lấy ví dụ.
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt ( 0,5 điểm)
- Học sinh lấy được ví dụ: ( 0,5 điểm )
Câu 2 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ

a, - Chủ ngữ: Quyển sách này; Vị ngữ: bị rách
b, - Chủ ngữ: Đàn gà; Vị ngữ: đang nhặt thóc sau vườn
Câu 3 ( 2 điểm ): những phẩm chất của tre:
*Sự gắn bó của tre và người
-Tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thẳng thắn, bất khuất.
*Tre trong kháng chiến
-Tre là đồng chí, là vũ khí đánh giặc
-Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu
->Bằng nghệ thuật nhân hóa tác giả đã khái quát vai trò lớn lao của cây tre đối với đời
sống con người. Tre có vẻ đẹp và phẩm chất cao quý như con người.
Câu 4 ( 6 điểm): Viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình ( ông, bà, cha,
mẹ anh, chị, em, )
1. Yêu cầu chung
- Thể loại: Miêu tả người
- Hình thức: + Viết đúng kiểu bài, đúng đối tượng
+ Bố cục: ba phần rõ ràng
+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, một số biện pháp tu từ
+ Trình bày sạch sẽ, khoa học, đúng chính tả
2. Dàn ý khái quát
a. Mở bài (1 điểm)
- Giới thiệu về người định tả
- Đối với em đó là người thân thiết, gắn bó với em bằng nhiều kỉ niệm
b.Thân bài (4 điểm)
Miêu tả về:
+ Tuổi tác
+ Hình dáng
+ Khuôn mặt, đôi mắt, trán, lông mày, mái tóc, miệng, hàm răng, nụ cười,
+ Giọng nói
+ Trang phục
+ Hành động, việc làm, thái độ

+ Cách ứng xử với mọi người
+ Tình cảm của mọi người với người đó
c. Kết bài (1 điểm)
- Khẳng định tình cảm của người viết

×