Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HK2-Van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.43 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN.
ĐỀ THI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2010 – 2011.
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề)
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 đ)
Câu 1: (1đ)Hãy nêu ngắn gọn những đức tính giản dò của Bác Hồ qua bài “Đức tính giản dò của
Bác Hồ” mà em đã học.
Câu 2: (1đ)Theo Hoài Thanh, tác giả của văn bản “Ý nghóa văn chương” nói nguồn gốc cốt
yếu của văn chương là gì?
Câu 3: (1đ) Hoàn thành đoạn văn sau bằng cách viết vào dấu ( ) những câu rút gọn phù hợp.
Trên đường đi học về Lan hỏi Huệ:
- Ngày mai lớp bạn có mấy tiết học?
-
- Thế chiều mai các bạn có đi tập văn nghệ chào mừng ngày 30 - 04 không?
-
Câu 4: (1đ)Thế nào là phép liệt kê? Xác đònh phép liệt kê, nêu tác dụng phép liệt kê của câu
sau: “Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.
II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
ĐỀ: Em hãy giải thích câu tục ngữ : "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
HẾT

HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 đ)
Câu 1: HS nêu được ý về những đức tính giản dò của Bác Hồ sau:
- Bữa ăn: Chỉ vài ba món đơn giản. (0,25 điểm).
- Nơi ở: Cái nhà sàn chỉ hai, ba phòng hòa cùng thiên nhiên. (0,25 điểm).
- Việc làm: Tự làm từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ. (0,25 điểm).
- Nói và viết: Ngắn gọn, phù hợp mọi người. (0,25 điểm).
Câu 2: HS nêu đúng: Lòng thương người (0,5đ) và rộng ra là thương cả muôn vật, loài người.
( 0,5đ)
Câu 3 : HS viết được câu rút gọn có nội dung phù hợp (0.5đ)


Ví dụ: - Có 4 tiết.
- Tất nhiên là có chứ.
Câu 4: -Nêu đúng khái niệm phép liệt kê: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ
cùng loại nhằm diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế
hay của tư tưởng, tình cảm. .(0,5đ)
- Xác đònh đúng phép liệt kê: “Phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.(0,25đ)
- Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật nội tâm của cô gái Huế.(0,25đ)
II. TẬP LÀM VĂN: (6 đ)
1. Yêu cầu chung:
- Bài viết có thể linh hoạt thay đổi trật tự các luận điểm, nhưng phải hợp lí, viết theo phương
thức lập luận, giải thích.
- Bài viết có bố cục rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả.
2. Yêu cầu cụ thể:
Câu Đáp án Điểm
Mở bài
- Giới thiệu ý nghóa của câu tục ngữ : Là bài học về lòng biết ơn, thái độ
trân trọng đối với người tạo ra thành quả mà bản thân mỗi chúng ta được
hưởng thụ. (Dẫn câu tục ngữ)
1
Thân bài
*) Giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
- Nghóa đen (Nghóa hiển ngôn) : Người ăn quả phải biết ơn người đã trồng
cây, người tạo ra quả cho mình ăn.
- Nghóa bóng (Nghóa hàm ngôn) : Người ăn quả là người hưởng thụ, người
trồng cây là người lao động tạo ra thành quả để ta hưởng thụ. Vì vậy phải
biết ơn những người tạo ra thành quả đó.
*) Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ?
- Vì thành quả về vật chất và tinh thần chúng ta được hưởng thụ là do công
sức của biết bao thế hệ tạo nên. Nhiều thành quả phải đổ bằng xương

máu.
*) Thái độ cần có của người ăn quả đối với người trồng cây :
- Thái độ trân trọng, biết ơn.
- Ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần giữ vững thành quả đã đạt được.
- Phê phán biểu hiện trái với đạo lí, thái độ bạc bẽo vô ơn, phủ nhận, quên
quá khứ (Liên hệ thực tế).
0,5
1
1
0,5
0,5
0,5
Kết bài
- Khẳng đònh giá trò câu tục ngữ: Lòng biết ơn là truyền thống quý báu
của dân tộc.
- Cảm nghó của bản thân: Phải tự bồi dưỡng thái độ biết ơn đối với người
tạo ra của cải, vật chất, tinh thần cho xã hội (Cha ông, thầy cô, bố mẹ, )
1
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 5- 6 : Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt có một vài
sai sót nhỏ.
Điểm 3 - 4: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể
mắc 4 -5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
Điểm 2: Đáp ứng ½ yêu cầu trên, có bố cục, diễn đạt còn lủng củng, có thể mắc 6– 7 lỗi
dùng từ đặt câu.
Điểm 1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp, lạc đề.
Lưu ý: Tuỳ vào từng bài làm cụ thể của HS, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo để
cộng điểm.
HẾT

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×