Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.86 KB, 148 trang )






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--- W  X ---







LÊ THỊ KIM ĐÍNH





LỊCH SỰ
TRONG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
TIẾNG VIỆT


CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯ NGỌC NGÂN





THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt






LỜI CẢM ƠN


Luận văn này hoàn thành ngoài sự nỗ lực của chính bản thân còn
có sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chò và các bạn học
cùng khóa.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc cô Dư Ngọc Ngân,
người đã hết lòng hướng dẫn khoa học, giúp đỡ và động viên tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn q thầy cô đã nhiệt tình đóng góp ý
kiến và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng q báu. Xin cảm ơn
Phòng Đào tạo Sau Đại học và Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi thực hiện và bảo vệ luận

văn.
Sau cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã cổ vũ, khích lệ để tôi có thể yên tâm học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin gởi đến tất cả lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2006
Lê Thò Kim Đính
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt





MỤC LỤC

DẪN NHẬP
0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ..................................1
0.2. Lòch sử vấn đề ..................................................................................2
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................10
0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ................................11
0.5. Cấu trúc của luận văn ....................................................................12
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỰ NGÔN NGỮ VÀ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
1.1. Lòch sự ngôn ngữ .............................................................................15
1.1.1. Khái niệm .....................................................................................15
1.1.1.1. Khái niệm lòch sự ..........................................................................15
1.1.1.2. Vai giao tiếp .................................................................................16
1.1.2. Các phương châm lòch sự ............................................................17
1.1.3. Thể diện với lòch sự .....................................................................18

1.1.3.1. Thể diện dương tính ....................................................................19
1.1.3.2. Thể diện âm tính ........................................................................19
1.1.3.3. Hành vi đe dọa thể diện ............................................................20
1.1.4. Các chiến lược lòch sự ................................................................21
1.1.4.1. Chiến lược lòch sự âm tính .........................................................21
1.1.4.2. Chiến lược lòch sự dương tính ...................................................23
1.1.5. Lòch sự và văn hóa .....................................................................25
1.2. Cầu khiến và hành động cầu khiến ..............................................26
1.2.1. Khái niệm .....................................................................................26
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt





1.2.2. Phân loại các hành động cầu khiến ..........................................33
1.2.2.1. Cầu khiến cạnh tranh .................................................................34
1.2.2.2. Cầu khiến hòa đồng ....................................................................37
1.2.3. Cầu khiến lòch sự ..........................................................................38
Chương 2
LỊCH SỰ TRONG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT
2.1. Các hành động cầu khiến trong quan hệ với phép lòch sự ............44
2.1.1. Các hành động cầu khiến có tính lòch sự dương tính ...............45
2.1.1.1. Hành động mời ........................................................................45
2.1.1.2. Hành động động viên/ an ủi ...................................................53
2.1.1.3. Hành động khuyên răn/nhắc nhở ..........................................59
2.1.2. Các hành động cầu khiến có tính lòch sự âm tính ....................65
2.1.2.1. Hành động ra lệnh ..................................................................65
2.1.2.2. Hành động yêu cầu .................................................................71
2.1.2.3. Hành động xin phép ................................................................74

2.1.2.4. Hành động thỉnh cầu ...............................................................79
2.2. Phương thức biểu hiện lòch sự các hành động cầu khiến trong
tiếng Việt ................................................................................................... 84
2.2.1. Phương thức thể hiện trực tiếp ................................................86
2.2.1.1. Dùng thành phần mở rộng .....................................................86
2.2.1.2. Dùng từ xưng hô ......................................................................101
2.2.2. Phương thức thể hiện gián tiếp .................................................108
2.2.2.1. Dùng hình thức khẳng đònh/ phủ đònh ..................................111
2.2.2.2. Dùng hình thức nghi vấn ........................................................116
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt





KẾT LUẬN .......................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
..............................................................................132
PHỤ LỤC ..........................................................................................................141



Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


1

DẪN NHẬP

0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Một trong hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giao tiếp xã hội.
Hòa mình vào sự phát triển của ngôn ngữ học thế giới, Việt ngữ học cũng
chuyển mình để tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện mới – ngôn ngữ trong sự hành chức
của nó. Đặt ngôn ngữ trở về đúng vò trí của nó trong mối tương quan giữa nhiều yếu
tố, đặc biệt là ngữ cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp, các nhà ngôn ngữ học đã mở
ra một con đường mới trong nghiên cứu ngôn ngữ: Ngữ dụng học. Lúc này, ngôn ngữ
không còn là một yếu tố tónh tại mà là một hoạt động mang tính liên cá nhân. Do đó,
một vấn đề tối quan trọng được đặt ra: phép lòch sự trong giao tiếp ngôn ngữ và nó
ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học.
Có thể nói rằng lòch sự không phải là một vấn đề thuần tuý ngôn ngữ học.
Ngược lại, nó bò chi phối rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh
giao tiếp, vai giao tiếp, phong tục tập quán, văn hóa…
Lòch sự ngôn ngữ là một mảnh đất rộng lớn đang cần các nhà ngôn ngữ học
khai phá. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi bước đầu chỉ miêu tả
một số hành động cầu khiến chủ yếu và khảo sát phép lòch sự ngôn ngữ chi phối như
thế nào đến việc lựa chọn các phương tiện biểu đạt hành động cầu khiến của người
Việt.
Hiện nay, song song với quá trình giao lưu kinh tế của các quốc gia là quá trình
giao lưu giữa các nền văn hóa mà một phần trong đó là ngôn ngữ thì nghiên cứu về
tiếng Việt nói chung và về lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt nói riêng là
một vấn đề thực sự cần thiết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt.
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


2


0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề lòch sự trong ngôn ngữ nói chung và lòch sự trong hành động cầu khiến
tiếng Việt nói riêng vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ.


0.2.1. Trong vài chục năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ứng
xử lòch sự trong ngôn ngữ trên nhiều bình diện. Robin Lakoff (1972, 1977), Geoffery
Leech (1983), Penelop Brown & Stephen Levinson (1978, 1987), George Yule
(1977)… đã xây dựng mô hình lòch sự chung cho tất cả các ngôn ngữ và cho rằng lòch
sự là chiến lược hay là phương tiện giữ thể diện trong giao tiếp. Còn J. House (1989),
Held (1992), Blum-Kulla (1987), Maria Sifianou (1999) lại nghiên cứu đối chiếu hiện
tượng lòch sự giữa các ngôn ngữ khác nhau.
Ngoài ra, vấn đề lòch sự có liên quan đến giới tính hay lòch sự trong sự tương
tác giữa các nền văn hóa cũng được nhiều nhà nghiên cứu như P. Brown (1976), S.
Zimin (1981)… đề cập đến. Tuy nhiên, về mặt quan điểm, giữa các nhà nghiên cứu
trên vẫn có nhiều bất đồng khi xác đònh nội dung, phương tiện biểu hiện lòch sự hay
vai trò các nhân tố xã hội đối với sự đánh giá mức độ lòch sự của ngôn ngữ trong giao
tiếp.
Sau đây, luận văn sẽ đi vào mô tả khái quát những điểm chính trong lý thuyết
của các tác giả đã nêu trên.
R. Lakoff (1973) là người mở đầu cho việc nghiên cứu lòch sự trong ngôn ngữ.
Kế thừa và phát huy nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) trong lý thuyết hội
thoại của P. Grice, tác giả này đã mở rộng các khái niệm về quy tắc ngữ pháp
(grammatical rules) và khái niệm về tạo dựng các hình thức phù hợp với ngữ dụng
học. Từ đó, bà đã đưa ra khái niệm “lòch sự là tôn trọng nhau”. Đây chính là biện
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


3

pháp hữu hiệu để giảm bớt sự xung đột trong diễn ngôn. Theo R. Lakoff, có ba quy
tắc lòch sự trong giao tiếp:
- Không được áp đặt (Don’t impose)
- Để ngỏ sự lựa chọn (Offer optionality)

- Làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (Make a feel good)
Sau này, trong nhiều công trình nghiên cứu, R. Lakoff đã xem xét lòch sự trong
sự tương tác giữa các nền văn hóa, trong đó có sự lễ độ và phật lòng trong diễn đạt
ngôn ngữ.
Lý thuyết lòch sự của G. Leech (1983) dựa trên khái niệm “lợi” (benefit) và
“thiệt” (cost) giữa người nói và người nghe do ngôn từ gây nên. Vì thế, sự thay đổi
mức độ lợi – thiệt trong một phát ngôn sẽ làm thay đổi mức độ lòch sự trong lời nói.
Từ quan niệm đó, G. Leech đưa ra nguyên tắc giảm tới mức tối thiểu những cách nói
không lòch sự và tăng tới mức tối đa những cách nói lòch sự. Theo G. Leech, lòch sự là
sự bù đắp những hao tổn, thiệt thòi do hành động nói của con người gây ra cho người
đối thoại. Một phát ngôn lòch sự phải là một phát ngôn có các phương tiện để điều
chỉnh mức lợi – thiệt sao cho tạo được sự cân bằng xã hội và tình thân giữa người nói
với người nghe. Sau đây là 6 phương châm lòch sự trong lý thuyết của G. Leech:
- Phương châm khéo léo
- Phương châm hào hiệp
- Phương châm tán thưởng
- Phương châm khiêm tốn
- Phương châm tán đồng
- Phương châm cảm thông
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


4

Cũng theo Leech, hành động ra lệnh là hành động có bản chất không lòch sự vì
nó mang tính áp đặt, buộc người nghe phải hành động theo ý muốn của người nói.
Ngược lại, hành động khen tặng là hành động lòch sự.
Khảo sát qua ngôn ngữ trong sự hành chức của nó, chúng ta thấy quan điểm
này có nhiều chỗ không hoàn toàn đúng đắn vì khi ngôn ngữ được thể hiện trong giao
tiếp thì tính lòch sự của nó bò chi phối bởi nhiều yếu tố như sự chênh lệch về quyền uy

giữa người nói và người nghe, quy tắc, tôn ti, tuổi tác, mối quan hệ…. Hơn nữa, có
những loại lệnh được thiết chế xã hội cho phép trong một số hoàn cảnh nào đó nên
nó không thể bò xem là mất lòch sự. Khen là một biểu hiện lòch sự, nhưng lời khen
không đúng lúc sẽ tác động tiêu cực đến người nghe.
Có thể nói P. Brown & S. Levinson (1978 – 1987) là hai tác giả lớn và có ảnh
hưởng sâu rộng nhất trong lónh vực nghiên cứu về lòch sự. Dựa trên khái niệm “thể
diện” của E. Goffman (1972), “thể diện là hình ảnh của bản thân trước người khác”
(public self image), hai tác giả này đã xây dựng một cặp lưỡng phân quan trọng: thể
diện dương tính (positive face) và thể diện âm tính (negative face). Hai loại thể diện
này bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ đối lập nhưng thống nhất.
- Thể diện dương tính là mong muốn hình ảnh cái tôi của mình được người
khác xác nhận, bênh vực và ủng hộ.
- Thể diện âm tính là mong muốn được tự do hành động, không bò người
khác ép buộc, áp đặt.
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, có nhiều lời nói tiềm tàng nguy cơ gây mất thể
diện của chính người nói hay của người nghe. Khi ấy, lòch sự là một chiến lược nhằm
giảm thiểu mức độ “mất thể diện” cho những đối tượng tham gia giao tiếp. Theo P.
Brown & S. Levinson, có ba chiến lược lòch sự cơ bản: lòch sự dương tính (positive
politeness) là hành vi sửa đổi hướng đến thể diện dương tính của người nghe, lòch sự
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


5

âm tính (negative politeness) là hành vi sửa đổi hướng đến thể diện âm tính của
người nghe và gián tiếp là hành vi sửa đổi bằng cách tránh bộc lộ trực tiếp giá trò
ngôn trung của lời nói.
Mặc dù lý thuyết của P. Brown & S. Levinson vẫn chưa hoàn toàn thỏa đáng
khi cho rằng lòch sự là một chiến lược giao tiếp của cá nhân mà bỏ qua sự ảnh hưởng
của các chuẩn mực xã hội trong ứng xử bằng ngôn ngữ nhưng lý thuyết này vẫn được

xem là có sức giải thích lớn nhất.
Sau P. Brown & S. Levinson, G. Yule (1996) cũng có thảo luận về vấn đề lòch
sự và tương tác trong Pragmatics. Theo tác giả, lòch sự là phương tiện dùng để chứng
tỏ sự nhận thức thể diện của người khác. Nhìn chung, so với lý thuyết của P. Brown &
S. Levinson thì nghiên cứu của G. Yule cũng không có gì mới hơn.

0.2.2. Ở Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90, vấn đề lòch sự trong ngôn ngữ nói
chung và trong hành động cầu khiến nói riêng cũng bắt đầu được nghiên cứu. Mở đầu
cho xu hướng này là tác giả Nguyễn Đức Dân với công trình Ngữ dụng học (1998)
khi ông đề cập đến nguyên lý lòch sự thông qua việc bàn luận về vấn đề thể diện
trong lý thuyết của P. Brown & S. Levinson và nêu ra những điều chưa thỏa đáng
trong lý thuyết của G. Leech.
Đến năm 2000, Nguyễn Thiện Giáp cũng điểm qua lý thuyết về lòch sự ngôn
ngữ trong Dụng học Việt ngữ.
Trong Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học (2001), Đỗ Hữu Châu đã
giới thiệu khá rõ ràng, đầy đủ và cụ thể các quan điểm về lòch sự tương đối hoàn
chỉnh hơn cả của R. Lakoff, G. Leech, P. Brown & S. Levinson. Tuy ngữ liệu để phân
tích chủ yếu là tiếng Anh, nhưng đây có thể được xem là tài liệu tham khảo chính
bằng tiếng Việt khi nghiên cứu về vấn đề lòch sự trong ngôn ngữ.
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


6

Ngoài ba tác giả trên, còn có một số bài viết rải rác trên các báo và tạp chí đề
cập đến một số vấn đề liên quan đến phép lòch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, đặc biệt
là trong khi đưa ra hành động cầu khiến trong tiếng Việt.
Vũ Thò Thanh Hương, qua nhiều bài viết của mình, đã đi vào tìm hiểu tính lòch
sự trong lời cầu khiến tiếng Việt dưới hai góc độ: phương thức biểu hiện và mối quan
hệ giữa hình thức biểu đạt gián tiếp với tính lòch sự trong lời cầu khiến của người

Việt. Từ đó, tác giả đưa ra 12 chiến lược thay đổi mức lợi – thiệt cho các hành động
cầu khiến cạnh tranh và 9 chiến lược thay đổi mức lợi – thiệt cho các hành động cầu
khiến hòa đồng. Qua đó, tác giả cũng cho rằng nguyên tắc phổ niệm đồng nhất giữa
tính lòch sự và gián tiếp của các tác giả nước ngoài không phù hợp với tiếng Việt.
Dưới góc nhìn lòch sự trong sự liên quan mật thiết với văn hóa, Nguyễn Quang,
với bài viết Các chiến lược lòch sự dương tính trong tiếng Việt, đã giới thiệu chi tiết 17
chiến lược lòch sự dương tính sử dụng trong giao tiếp. Theo tác giả, tính được ưa
chuộng hơn của một hay một một số chiến lược phụ thuộc vào các thành tố giao tiếp
và các “ẩn tàng văn hóa” như các giá trò, quan niệm, đức tin và phong cách giao tiếp…
Cũng xem xét lòch sự dưới góc nhìn văn hóa, Tôn Nữ Mỹ Nhật có bài “Bước
đầu tìm hiểu các đặc trưng ngôn ngữ – văn hóa trong hành vi yêu cầu của người Việt”,
Đỗ Quang Việt thì so sánh sự khác biệt trong việc sử dụng các chiến lược thỉnh cầu
của người Việt và người Pháp, còn Nguyễn Văn Độ thì đối chiếu để tìm ra những nét
tương đồng và khác biệt từ những yếu tố làm biến đổi lực ngôn trung của lời thỉnh
cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt…

0.2.3. Về vấn đề câu cầu khiến, chúng ta thấy trong lòch sử nghiên cứu tiếng Việt, câu
cầu khiến được bàn luận rất nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua một số quan điểm
tiêu biểu.
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


7


• Theo quan điểm ngữ pháp học truyền thống, các tác giả như Lê Văn
Lý, Bùi Đức Tònh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến, Diệp
Quang Ban phân loại câu theo “mục đích phát ngôn” gắn liền với các phương tiện
ngôn ngữ điển hình cấu tạo nên nó.
Trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (1968), Lê Văn Lý chia câu tiếng Việt ra

làm 13 loại. Trong đó, câu khuyến lệnh là câu mà người nói dùng để bộc lộ ý muốn
của mình.
Nguyễn Kim Thản (1964) trong Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, đã
chú ý đến loại câu nghi vấn cầu khiến khi phân biệt câu nghi vấn chân chính với các
loại câu nghi vấn khác như câu nghi vấn tu từ học, câu nghi vấn khẳng đònh…. Không
những thế, Nguyễn Kim Thản còn nhận diện các động từ khi chúng mang ý nghóa
mệnh lệnh thì chúng thể hiện lời yêu cầu, đề nghò hay mệnh lệnh của người nói/
người viết đối với người nghe/ người đọc.
Hoàng Trọng Phiến (1980) trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt
đã phân loại câu tiếng Việt thành 4 loại: câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu than
gọi. Về mặt hình thức, câu cầu khiến được nhận diện bằng một số phương tiện hư từ
và ngữ điệu. Về mặt nội dung, câu cầu khiến nói lên ý muốn của chủ thể phát ngôn
và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động.
Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 (2002) đã
phân loại câu tiếng Việt thành bốn loại: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh
và câu cảm thán. Theo tác giả, câu cầu khiến bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người
nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu. Loại câu này có những hình thức nhất
đònh: phụ từ mệnh lệnh đứng trước vò từ và ngữ điệu mệnh lệnh.
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


8

Hồ Lê (Cú pháp tiếng Việt – 1992) quan niệm mỗi câu phát ra đều phải theo
bốn đònh hướng: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến và cảm thán. Đối với câu cầu khiến,
người nghe phải nhận ra điểm cầu khiến trong câu và chuẩn bò cho hành động phản
ứng. Tuy phân loại câu như vậy nhưng tác giả Hồ Lê cho rằng đây không phải là cách
phân loại câu theo mục đích nói năng vì mục đích nói năng không thể nào là một
phạm trù rõ và được xác đònh bằng quan hệ ngữ nghóa – cú pháp cả. Từ đó, tác giả
căn cứ vào đặc điểm ngữ nghóa – ngữ pháp của câu để chia câu cầu khiến ra làm bốn

tiểu loại nhỏ:
- Câu mệnh lệnh
- Câu yêu cầu
- Câu khuyên răn
- Câu dặn dò
Tuy nhiên, theo lý thuyết về hành động ngôn từ của J. Searle (1969) thì không
phải lúc nào kiểu câu cũng phù hợp với mục đích phát ngôn của người nói. Muốn xác
đònh chính xác mục đích phát ngôn ấy, người nghe phải dựa vào nhiều yếu tố không
hiện diện trong lời nói như ngữ cảnh…. Vì thế, suy cho cùng, cách phân loại câu của
các nhà nghiên cứu theo quan điểm ngữ pháp truyền thống cũng chưa hoàn toàn thỏa
đáng.

• Ngược lại các nhà nghiên cứu dụng học Việt ngữ tiêu biểu như Nguyễn
Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân… lại tiến hành phân loại câu theo hành
động ngôn trung.
Nguyễn Thiện Giáp trong Dẫn luận ngôn ngữ học (1997) đã tách biệt đơn vò
câu và đơn vò phát ngôn trước khi tiến hành phân loại chúng. Phát ngôn là biến thể
của câu trong lời nói. Khi xem xét phát ngôn dựa vào hành động ngôn trung và mục
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


9

đích giao tiếp đơn thuần của nó, tác giả này chia phát ngôn ra làm bốn tiểu loại: phát
ngôn nghi vấn, phát ngôn mệnh lệnh, phát ngôn cảm thán và phát ngôn tường thuật.
Theo tác giả, với cách phân tích này, một phát ngôn hỏi hay phát ngôn tường thuật
cũng có thể trở thành một phát ngôn cầu khiến….
Trước đó, Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê đã có sự đổi mới khi phân
loại câu tiếng Việt. Hai tác giả này không phân loại câu theo mục đích nói mà phân
loại câu theo ngữ điệu thành câu có giọng thường, giọng hỏi và giọng biểu cảm.

Sau đó, Cao Xuân Hạo, Bùi Mạnh Hùng phân loại câu theo trường phái ngữ
pháp chức năng. Chòu ảnh hưởng lý thuyết hành động ngôn từ của J. Austin, J. Searle,
Cao Xuân Hạo trong Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991) cho rằng sự phân loại câu
theo mục đích nói là hoàn toàn không đúng với thực tế sử dụng của ngôn ngữ. Từ đó,
dựa trên hình thức ngữ pháp, tác giả phân chia câu tiếng Việt thành hai loại lớn: câu
trần thuật và câu nghi vấn. Còn câu cầu khiến là một tiểu loại của câu trần thuật khác
với các tiểu loại khác về tình thái. Cũng theo Cao Xuân Hạo, câu hỏi gần với câu
mệnh lệnh nhiều hơn vì cả hai loại câu này đều nhằm yêu cầu người nghe làm việc gì
đó. Hỏi là yêu cầu cung cấp thông tin còn mệnh lệnh thì có thể yêu cầu một hành
động bất kỳ. Tuy nhiên, khi đưa ra cách phân loại này, tác giả cũng nhấn mạnh rằng
phần lớn giá trò ngôn trung này lệ thuộc quá nhiều vào ngôn cảnh.
Trong bài viết Bàn về vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn, tác giả
Bùi Mạnh Hùng quan niệm trong cấu trúc của câu bao giờ cũng có phương tiện ngôn
ngữ giúp ta quy câu về một kiểu nhất đònh gắn với mục đích phát ngôn (lực ngôn trung)
điển hình. Theo đó, tác giả phân loại câu theo dấu hiệu hình thức gắn với mục đích
phát ngôn điển hình. Dựa trên ba tiêu chí: không xét một câu nào đó vào hai kiểu câu
khác nhau, mỗi kiểu câu có một hình thức riêng mà kiểu câu khác không có, không
coi ngữ điệu là phương tiện đánh dấu kiểu câu, tác giả cho rằng câu cầu khiến không
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


10

nhất thiết phải được xác lập thành một kiểu câu riêng. Sau đó vì quan niệm rằng hành
động cầu khiến là hành động mà bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có nên tác giả đưa ra khái
niệm câu cầu khiến trong sự phân biệt giữa câu cầu khiến (dựa vào dấu hiệu hình
thức) và hành động cầu khiến (dựa vào lực ngôn trung).
Ở trên, luận văn đã điểm qua một số công trình nghiên cứu có liên quan đến
lòch sự, hành động cầu khiến và câu cầu khiến. Dù có nhiều quan điểm khác nhau
nhưng nhìn chung, hầu hết các nhà nghiên cứu Việt ngữ học đều thống nhất với nhau:

hành động cầu khiến được thể hiện qua “câu cầu khiến”. Qua những công trình
nghiên cứu đó, chúng tôi cũng nhận thấy các nghiên cứu về lòch sự trên ngữ liệu tiếng
Việt, đặc biệt là trong hành động cầu khiến còn quá khiêm tốn. Vì vậy, trên cơ sở kế
thừa và phát triển các thành tựu đã có, luận văn này tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt.

0.3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, việc nghiên cứu về tính lòch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt vẫn
còn là một vấn đề khá mới mẻ và thành tựu chưa nhiều.
Như đã trình bày ở phần trên, cầu khiến là một khái niệm rộng và nó có nhiều
nét nghóa khác nhau. Cách thức thể hiện nội dung cầu khiến trong ngôn ngữ cũng vô
cùng đa dạng, phong phú. Tuỳ theo vò thế xã hội, bối cảnh và nội dung cầu khiến mà
người Việt lựa chọn cách cầu khiến phù hợp làm cho lời cầu khiến có hiệu quả cao
nhất. Đó chính là cách cầu khiến lòch sự.
Do tính phức tạp của vấn đề, do hạn chế nguồn tài liệu nghiên cứu cũng như
trình độ hiểu biết của người viết nên luận văn này chỉ tập trung miêu tả các hành
động cầu khiến và cách thể hiện lòch sự các hành động cầu khiến trong tiếng Việt sau
khi làm rõ các khái niệm liên quan đến lòch sự và hành động cầu khiến.
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


11


0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
0.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung nghiên cứu trên, luận văn này sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với đặc trưng của chuyên ngành lí luận ngôn ngữ.
Ngoài những thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như: quan sát, sưu tầm, thu thập
ngữ liệu, nhạän xét, phân loại… , luận văn chủ yếu vận dụng xuyên suốt những phương

pháp sau:
0.4.1.1. Phương pháp phân tích ngữ pháp – ngữ nghóa – ngữ dụng
Tính lòch sự trong giao tiếp bò chi phối bởi nhiều yếu tố. Do đó, khi nghiên cứu
một ngôn bản nào đó, chúng tôi xem xét đơn vò này không chỉ dựa vào cấu trúc bên
trong của nó mà còn dựa vào cả các yếu tố bên ngoài chi phối đến mức độ lòch sự của
phát ngôn.
Cụ thể, luận văn này sẽ dùng các thủ pháp ngữ nghóa – ngữ pháp – ngữ dụng
học, trong đó chủ yếu là thủ pháp ngữ dụng học, để phân tích các vai giao tiếp, ngữ
cảnh và hiệu quả cầu khiến dựa trên các yếu tố trong và ngoài ngôn ngữ.
0.4.1.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả là phương pháp chiến lược trong luận văn này. Các nhận
đònh đưa ra đều dựa chủ yếu vào kết quả phân tích, miêu tả ngữ liệu – phần lớn là lời
nói được sưu tầm trong đời sống của người Việt.
0.4.1.3. Phương pháp đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những nét tương đồng và dò biệt
trong các hình thức diễn đạt tính lòch sự trong tiếng Việt.
0.4.2. Nguồn ngữ liệu
Ngữ liệu trong luận văn này được thu thập từ các nguồn sau:
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


12

- Trong các tác phẩm văn học, sách báo, tạp chí.
- Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Trên các phương tiện truyền thông.
0.5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN :
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo, luận
văn gồm hai chương:
Chương 1: Tổng quan về lòch sự ngôn ngữ và hành động cầu khiến

1. Lòch sự ngôn ngữ
2. Cầu khiến và hành động cầu khiến
Chương 2 : Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
1. Các hành động cầu khiến trong quan hệ với phép lòch sự
2. Cách biểu hiện lòch sự các hành động cầu khiến tiếng Việt
Ở chương 1, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến lòch sự trong ngôn
ngữ; khái niệm “cầu khiến”ø, “hành động cầu khiến” và “cầu khiến lòch sự”.
Sang chương 2, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, phân loại các hành động cầu
khiến chủ yếu trong tiếng Việt dựa trên tính lòch sự âm tính hay dương tính, xem xét
chúng trong mối quan hệ với lòch sự rồi từ đó miêu tả cách biểu hiện lòch sự của các
hành động ấy.







Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


13

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỰ NGÔN NGỮ
VÀ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN

Hoạt động giao tiếp xuất hiện ngay từ khi con người bắt đầu tồn tại. Trong quá
trình tồn tại và phát triển, con người đã dùng nhiều phương tiện khác nhau để thực

hiện việc giao tiếp như ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, các loại tín hiệu (tín hiệu
giao thông, tín hiệu hàng hải…), âm thanh trong âm nhạc, màu sắc trong hội họa… ,
trong đó ngôn ngữ dần dần đã chứng tỏ khả năng truyền tải thông tin vượt trội của
mình so với các phương tiện khác. Từ đó, ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của con người. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể trao đổi tư tưởng, tình
cảm của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn thế nữa, thông qua ngôn ngữ,
người ta có thể đánh giá được trình độ văn hóa của cả một cộng đồng. Xã hội ngày
càng văn minh thì nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ càng phải được trau dồi. Chẳng phải
ngẫu nhiên mà ngay từ thû xa xưa ông cha ta đã dạy con cháu “học ăn, học nói”.
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Tất cả chúng ta đang chung
sống trong một cộng đồng với nhiều mối quan hệ xã hội. Với mỗi mối quan hệ, chúng
ta có cách ứng xử, giao tiếp thích ứng để không làm phiền lòng người khác và cũng
để thể hiện phép lòch sự, tế nhò của con người trong thời đại mới.
Tại sao cùng một nội dung yêu cầu nhưng khi dùng cách nói này thì yêu cầu
được thực hiện, còn khi dùng cách nói khác thì không? Tìm hiểu lý thuyết lòch sự
trong hội thoại, chúng ta sẽ có câu trả lời.
1.1. LỊCH SỰ NGÔN NGỮ
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


14

1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm lòch sự
Lòch sự (politeness) là một nhu cầu trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội văn
minh. Nó tác động, chi phối đến quá trình giao tiếp và cả đến hiệu quả giao tiếp. Vì
thế, các nhà ngôn ngữ học đều xem nó là thuộc tính của diễn ngôn.
Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về lòch sự từ những
góc nhìn khác nhau như: Robin Lakoff, Geoffery Leech, Evring Goffman, Stephen
Levinson – Penelop Brown…. Trong mỗi công trình nghiên cứu, các tác giả, tuỳ theo

quan niệm của mình mà đưa ra những khái niệm khác nhau về lòch sự. Sau đây, luận
văn sẽ nêu ra một số khái niệm về lòch sự của vài tác giả tiêu biểu.
“Lòch sự là những chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá nhân”
(G. Green) [8].
“Lòch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (…),
Những chiến lược lòch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận
lợi” (R. Lakoff) [8].
“Phép lòch sự liên quan tới quan hệ giữa hai người tham gia giao tiếp mà chúng
ta có thể gọi là ta và người”. Cụ thể, lòch sự có chức năng “gìn giữ sự cân bằng xã
hội và quan hệ bè bạn, những quan hệ này khiến chúng ta có thể tin rằng người đối
thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng tác với chúng ta”. (G. Leech) [8].
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy quan niệm về lòch sự của P. Brown & S.
Levinson là rõ ràng hơn cả.
“Lòch sự chỉ bất cứ phương thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến tình cảm
(feelings) hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa
người nói và người nghe như thế nào”(P. Brown & S. Levinson).

Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


15

1.1.1.2. Vai giao tiếp
“Vai giao tiếp” là một thuật ngữ dùng để biểu hiện vò thế xã hội của những
người tham gia hội thoại. Có thể nói rằng khái niệm “vai giao tiếp” gắn liền với khái
niệm lòch sự bởi vì tính lòch sự của lời nói phụ thuộc rất nhiều vào vò thế xã hội (tuổi
tác, giới tính, cương vò xã hội) của người nói và người nghe.
Trong quan hệ vai, mỗi tham thoại có một số diễn đạt mang tính cá nhân tương
thích với vò thế xã hội của nó. Khi một cá nhân chuyển từ cương vò xã hội này sang
cương vò xã hội khác thì cá nhân đó đồng thời chuyển sang một mã giao tiếp khác

phù hợp với cương vò mới. Nói như vậy để thấy rằng vai giao tiếp của người nói và
người nghe chi phối rất lớn đến dấu ấn trong ngôn ngữ giao tiếp.
Vai giao tiếp thường được phân thành 2 nhóm: vai thường xuyên và vai lâm
thời.
Căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong hội
thoại, có thể chia quan hệ vai thành 2 nhóm: vai người nói ngang hàng với vai người
nghe và vai người nói không ngang hàng với vai người nghe (vai người nói thấp hơn
vai người nghe, vai người nói cao hơn vai người nghe).
Trong giao tiếp, có nhiều phương tiện ngôn ngữ biểu hiện tính lòch sự trong ứng
xử vai giao tiếp tiếng Việt như dùng các đại từ xưng hô, tên riêng, từ chỉ chức danh,
chức vụ… Để có phát ngôn thỏa đáng, phù hợp với chuẩn mực xã hội, những người nói
phải nhận thức được bản thân mình trong quan hệ với người đối thoại, đồng thời phải
phán đoán được đúng hình ảnh xã hội của người đối thoại đó.
Thực ra, còn có nhiều yếu tố khác liên quan đến lòch sự và giao tiếp như nội
dung được đề cập đến trong hội thoại, mục đích của hội thoại… mà chúng tôi sẽ nói
đến ở phần sau khi cần thiết.

Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


16

1.1.2. Các phương châm lòch sự
Để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả, những người tham gia vào quá trình giao
tiếp cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất đònh. Đó là “giảm tới mức tối thiểu
những cách nói không lòch sự và tăng tới mức tối đa những cách nói lòch sự” (G.
Leech). Như vậy, để có một phát ngôn lòch sự, người nói cần điều chỉnh mức lợi –
thiệt nhằm đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ liên cá nhân giữa người nói và người
nghe. Dựa trên bốn phương châm hội thoại của P. Grice (phương châm về lượng,
phương châm về chất, phương châm về sự thích hợp, phương châm về cách thức), G.

Leech đã cụ thể hóa nguyên tắc trên thành sáu phương châm lòch sự như sau:
- Phương châm khéo léo (tact maxim): Giảm đến mức tối thiểu những điều
thiệt và tăng tối đa những điều lợi cho người.
- Phương châm hào hiệp (generosity maxim): Giảm đến mức tối thiểu những
điều lợi và tăng tối đa những điều thiệt cho ta.
- Phương châm tán thưởng (approbation maxim): Giảm đến mức tối thiểu
những lời chê, tăng đối đa những lời khen cho người.
- Phương châm khiêm tốn (modesty maxim): Giảm tối thiểu việc khen ta, tăng
tối đa việc chê ta.
- Phương châm tán đồng (agreement maxim): Giảm đến mức tối thiểu sự bất
đồng, tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người.
- Phương châm cảm thông (sympathy maxim): Giảm đến mức tối thiểu ác
cảm, tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người.
Phương châm khéo léo và phương châm hào hiệp được sử dụng khi thực hiện
hành động thỉnh cầu hay cam kết còn phương châm tán thưởng thường được sử dụng
trong hành vi biểu cảm.
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


17

Điểm chung giữa các phương châm khiêm tốn, tán đồng, cảm thông là sự tương
phản giảm – tăng về việc khen – chê, bất đồng – tán đồng, không thiện cảm – thiện
cảm hướng về người nói và người nghe.
Thực tế, có nhiều tình huống mà những người tham gia giao tiếp khó có thể
tuân thủ trọn vẹn tất cả các phương châm này. Trong trường hợp ấy, họ sẽ sử dụng
các chiến lược lòch sự dương tính và lòch sự âm tính (mà chúng tôi sẽ nêu ra ở phần
sau) để bảo đảm cho cuộc thoại được thành công. Ví dụ, để người nghe dễ chấp nhận
lời mời của mình, người nói thường thực hiện chiến lược “giảm tối thiểu điều thiệt và
tăng tối đa điều lợi cho mình” như “Mai cậu phải qua nhà tớ ăn tối đấy nhé, không có

cậu tớ buồn lắm”.

1.1.3. Thể diện với lòch sự
Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày của người Việt, ta thường bắt gặp các câu
nói như “Đừng làm mất thể diện của tôi đấy”, “Nể mặt anh…”, “Xấu mặt chưa!”…
Qua đó ta có thể nhận thấy “thể diện” (face) và “giữ thể diện” (face saving) là hai
khái niệm quan trọng gắn liền với nguyên lý lòch sự trong hội thoại. Chúng được xem
như là động lực chính để con người ứng xử lòch sự trong khi tham gia vào quá trình
giao tiếp.
Erving Goflman (1973), người đầu tiên đề cập đến khái niệm thể diện, đã đưa
ra đònh nghóa “thể diện là cái giá trò xã hội tích cực mà một người muốn người khác
nghó mình có được trong một tình huống giao tiếp cụ thể”. Vì thế, khi giao tiếp, mỗi
người cần thực hiện những điều để cho hành động của mình giữ được thể diện của
mọi người, kể cả của chính mình. Do vậy, ý muốn bảo toàn thể diện, sự lo ngại mất
thể diện luôn là đặc trưng tâm lí chung của tất cả mọi người. Và phương thức giữ thể
diện hữu hiệu nhất chính là lòch sự.
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


18

Phát triển quan niệm của E. Goflman, P. Brown & S. Levinson, trong công
trình nghiên cứu của mình, cho rằng thể diện là “một hình ảnh về ta công cộng mà
mỗi thành viên trong xã hội muốn mình có được” [8]. Nó thể hiện bằng một sự tổng
hòa của hai loại mong muốn: mong muốn thân hữu (thể diện dương tính/ positive
face) và mong muốn được tôn trọng (thể diện âm tính / negative face).

1.1.3.1. Thể diện dương tính
Theo George Yule, “thể diện dương tính của một người là sự cần được người
khác thừa nhận, thậm chí quý mến, được đối xử như là một thành viên trong nhóm đó,

và được biết rằng những nhu cầu của mình đang được người khác chia sẻ” [88, 121].
Nói cách khác, thể diện dương tính chính là nhu cầu, là mong muốn hình ảnh cái tôi
của mình được người khác xác nhận, bênh vực và ủng hộ.

1.1.3.2. Thể diện âm tính
Thể diện âm tính là “mong muốn được tự do hành động, không bò người khác áp
đặt” [88, 121]. Đó là nhu cầu “được người khác tôn trọng sự riêng tư cá nhân, quyền
tự chủ, quyền tự do hành động và từ chối” (P. Brown & S. Levinson).
Thể diện âm tính còn được gọi là thể diện “lãnh đòa của cái tôi” (theo quan
điểm của E. Goffman). Lãnh đòa này bao gồm cả lãnh đòa vật chất và lãnh đòa tinh
thần. Trong quá trình giao tiếp, người nói luôn có ý thức tôn trọng, không xâm phạm
đến “lãnh đòa của cái tôi” của người nghe. Hành động này được gọi là “giữ thể diện”.

1.1.3.3. Hành vi đe dọa thể diện
Như trên vừa nêu, trong giao tiếp người nói luôn có ý thức “giữ thể diện” cho
người khác. Thế nhưng phần lớn các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


19

thương tổn đến thể diện của người khác. P. Brown & S. Levinson gọi chúng là những
hành vi đe dọa thể diện (face threatening acts). Các tác giả này đã phân chia các
hành vi đe dọa thể diện thành bốn loại sau:
- Hành vi đe dọa thể diện âm tính của người nói: tặng, biếu, hứa hẹn…
- Hành vi đe dọa thể diện dương tính của người nói: xin lỗi, thú nhận, tự
phê bình..
- Hành vi đe dọa thể diện âm tính của người nghe: ra lệnh, chỉ bảo,
khuyên răn, doạ nạt…
- Hành vi đe dọa thể diện dương tính của người nghe như: phê bình, chê

bai, chế giễu…
Khi một hành vi đe dọa thể diện được thực hiện thì nó có thể đồng thời đe dọa
tất cả các khía cạnh thể diện đã nêu. Ví dụ trong hành vi cầu khiến “Bẩm quan lớn,
xin quan lớn đèn trời soi xét” bao hàm hành vi đe doạ thể diện âm tính của người
nghe (tính áp đặt) nhưng đồng thời lại tôn vinh thể diện dương tính của họ và hạ thấp
thể diện của người nói.

1.1.4. Các chiến lược lòch sự
Cũng như G. Leech (1983) coi lòch sự là sự bù đắp những hao tổn, thiệt thòi do
người nói gây ra cho người đối thoại, P. Brown & S. Levinson cho rằng lòch sự là
phương tiện hữu hiệu nhất để cứu vãn thể diện cho người nghe khi hành vi ở lời trong
phát ngôn của người nói tiềm tàng sự đe dọa thể diện. Mức độ đe dọa thể diện được
đánh giá bằng ba thông số : tương quan quyền lực, khoảng cách xã hội giữa người
nói và người nghe cũng như mức độ áp đặt của các hành vi ở lời ấy. Đánh giá đúng
mức độ đe doạ thể diện dựa vào ba thông số này, người nói sẽ dùng các chiến lược
Lòch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt


20

lòch sự phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Nhìn chung có hai chiến lược lòch
sự là lòch sự âm tính và lòch sự dương tính.

1.1.4.1. Chiến lược lòch sự âm tính
Chiến lược lòch sự âm tính (negative politeness strategy) hướng vào thể diện
âm tính, vào lãnh đòa của người tiếp nhận. Có thể nói rằng đây là chiến lược có tính
né tránh, không dùng những hành vi làm phương hại tới thể diện của người khác hoặc
bù đắp, giảm nhẹ mức độ của các hành vi này trong trường hợp phải bắt buộc dùng
chúng trong phát ngôn. Khi sử dụng phép lòch sự âm tính, người nói có khuynh hướng
tỏ rõ sự tôn trọng, nhấn mạnh quyền tự do của người nghe.

Theo P. Brown & S. Levinson, cụ thể có 10 chiến lược lòch sự âm tính như sau:
- Dùng cách nói gián tiếp: Cậu có thể cho tớ mượn một cây viết không?
- Dùng các yếu tố rào đón: Tôi biết là tôi đang làm khó cậu, nhưng cậu có
thể gởi lại tôi số tiền cậu đã mượn hôm trước không?Dạo này tôi kẹt quá.
- Tỏ rõ sự bi quan: Tôi biết là không hy vọng gì, nhưng anh thử cố giúp tôi
một lần nữa được không?
- Giảm thiểu sự áp đặt: Hình như anh không được khoẻ.
- Tỏ rõ sự kính trọng: Anh quả là một chuyên gia trong lónh vực này.
- Xin lỗi : Tôi xin lỗi vì phải làm phiền đến anh.
- Dùng phát ngôn phiếm chỉ: Đi chơi đi bà con ơi.
- Trình bày hành vi đe doạ thể diện như một quy tắc chung: Trời sáng rồi.
Dậy đi thôi.
- Sử dụng thủ pháp danh hóa: Sự từ chối của anh làm tôi buồn nhiều lắm.
- Sử dụng lối nói trắng để bày tỏ sự biết ơn của người nói đối với người
nghe: Tôi vô cùng biết ơn anh vì anh đã giúp tôi làm xong giấy tờ nhà hoặc thể hiện

×