SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON”
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Trẻ em là niềm vui, là nguồn hạnh phúc lớn của mỗi gia đình,“Trẻ em hôm nay thế
giới ngày mai” Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ mà mình có.
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống
đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm
sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xó hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế
nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải
có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng,
vệ sinh an toàn thực phẩm là giúp cho trẻ có được một cuộc sống tự tin và lành mạnh.
Chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống học tập lâu dài, góp phần cải thiện chất lượng cuộc
sống của người Việt Nam.
Hiện nay vấn đề vệ sinh anh tòan thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của
toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc
của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học Mầm non đóng vai trũ
rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường
Mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ
trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát
triển hiện nay. Trường lớp mầm non là nơi tập trung đông trẻ, nên dể phát sinh và lây lan
các nguồn bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều trẻ. Chính vì vậy nên tôi chọn đề
tài “Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non” để
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm xuyên suốt trong cả một năm học.
B. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục Quốc
dân, có nhiệm vụ hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, giúp trẻ
phát triển toàn diện ngay từ lứa tuổi ấu thơ . Trường mầm non là nơi đầu tiên đón nhận
trẻ dưới 6 tuổi vào trường học để chăm sóc nuôi dưỡng ,giáo dục. Vì vậy nhiệm vụ của
chúng ta ở trường mầm non là xây dựng hệ thống tương lai vững chắc cho xã hội. Bởi vì
“trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là người chủ tương lai của đất nước, là người kế
tục sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc sau này’’
Nói đến trường mầm non là nói đến việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ chiếm vị
trí hàng đầu . Là nhiệm vụ trung tâm của người giáo viên. Chính vì vậy phải thực hiện tốt
công tác chăm sóc sức khỏe , nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ . Muốn đứa trẻ phát
triển một cách toàn diện, khỏe mạnh,nhanh nhẹn , hồn nhiên, thông minh thì đòi hỏi
người giáo viên phải có những biện pháp thiết thực phù hợp để nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện
tốt mục tiêu , nhiệm vụ trung tâm của nhà trường . Chính vì thế đối với mỗi một giáo viên
và đặc biệt là giáo viên dinh dưỡng cần phải có và cần phải đạt được các yêu cầu tiêu
chuẩn sau.
.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm qua ngành giáo dục đã nêu cao tinh thần thi đua dạy tốt học tốt,
lập nhiều thành tích trong việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành. Như cuộc vận
động “hai không” với bốn nội dung, cuộc vận động “mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương
đạo đức tự học và sáng tạo”. Đặc biệt thực hiện cuộc vận động “Học tập và là theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Là cô nuôi tôi được Đảng và nhà nước giao cho công việc rất nặng nề nhưng cũng
rất vinh quang đó là: “Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non là độ tuổi trẻ rất non
nớt, ngây thơ và ngộ nghĩnh. Trẻ được sống trong trường mầm non là ngôi nhà thứ hai
của trẻ, được sự chăm sóc, yêu thương, nâng niu của bàn tay cô giáo, từ bữa ăn, giấc ngủ.
Hiểu được điều đó mà tôi đã đặt trọng trách và nhiệm vụ cao quí của mình lên hàng đầu
đồng thời phát huy kết quả đạt được của năm học trước, tôi thực hiện lời của Người đã
từng dạy.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
*. Khảo sát thực trạng:
+ Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tham mưu với lãnh đạo các cấp để tạo điều kiện
mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí mua sắm đồ dùng dụng cụ phục vụ
cho việc bán trú. Tuy trường cũng gặp nhiều khó khăn nhưng Ban giám hiệu nhà trường
cũng đã tham mưu mua sắm đầy đủ tủ lạnh, nồi cơm điện, bếp ga, máy tính phục vụ cho
việc tính khẩu phần ăn của trẻ. Đặc biệt ban giám hiệu nhà trường tham mưu với chính
quyền địa phương đã tìm và ký hợp đồng với các chủ cung cấp thực phẩm sạch, trong đó
có sự ưu tiên cho các chủ cung cấp là phụ huynh trong nhà trường.
Nhà trường quan tâm chỉ đạo sát đúng về việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
trong việc chế biến thức ăn cho trẻ.
Đồ dùng dụng cụ phục vụ cho bán trú đều có nắp đậy và được vệ sinh thường
xuyên.
Đa số phụ huynh cũng đã quan tâm đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm, phụ huynh
tin tưởng và hưởng ứng tích cực khi cho trẻ ăn bán trú tại trường.
Là vùng nông thôn nên thuận lợi trong việc tìm kiếm thực phẩm sạch để chế biến
cho trẻ.
Bản thân là giáo viên công tác đã lâu năm, tiếp xúc nhiều với công việc nờn bản
thõn cũng cú ớt nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm sạch.
Khuôn viên của điểm trường tôi công tác rất rộng nên tôi đó tranh thủ thời gian để
cải tạo một vườn rau sạch trong nhà trường.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong việc làm cô nuôi tôi gặp không ít những khó
khăn sau:
+ Khó khăn:
Phòng học không đảm bảo nên phải chuyển trẻ sang học ở khu vực Phú Thọ, nằm
cách xa khu vực nhà bếp gần một cây số nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận chuyển
thức ăn cho trẻ, nhất là về mùa mưa gió.
Đặc biệt hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm có chất lượng kém, nhất
là thịt lợn là loại thực phẩm mà trẻ ăn gần như thường xuyờn.
Bản thân còn nhiều hạn chế trong việc lựa chọn tỡm kiếm để mua đúng thực phẩm
sạch.
Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu hết được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, nhất là những lúc đưa đón trẻ thường mua những thực phẩm như
bánh kẹo không rỏ nguồn góc đưa đến lớp cho trẻ ăn làm ảnh hưởng nhà trường, ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho
trẻ, nhưng với trách nhiệm trọng trách mà Đảng đã giao, lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến
trẻ, tận tuỵ với công việc, yêu thương tôn trọng trẻ, thực sự là người mẹ hiền thứ hai của
trẻ, nên tôi luôn tích cực tìm tòi các biện pháp đúng đắn, sát thực, có hiệu quả để đưa vào
việc vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non ngày một đảm bảo và được tốt hơn.
Sau đây là một số biện pháp được tôi lựa chọn sử dụng trong việc “Làm thế nào đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non” có hiệu quả thiết thực nhất
trong năm học vừa qua.
3. Biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Thực hiện nghiêm túc các văn bản như: Quyết định 58/2008-QĐ-BGD-ĐT ngày
17/10/2008 về việc ban hành quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm
non.
Quyết định 401/2009/QĐ-TTg, với mục tiêu là giảm tỷ lệ mắc các bệnh tật trong cơ
sở giáo dục.
Thực hiện nghiêm túc 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người
làm bếp và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân cùng biết, thực
hiện nghiêm túc các quy định về dinh dưỡng- vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường
mầm non.
Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục, của Sở,
của Phòng, của Trường.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch
Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của các cấp tôi đó xõy dựng kế hoạch chăm
sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế. Lên
thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối dinh
dưỡng và triển khai tới các bộ phận đoàn thể của nhà trường và triển khai sâu rộng trong
toàn thể cha mẹ học sinh như: thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh ở góc dành
cho phụ huynh của các lớp, thông qua Hội thi, động viên phụ huynh cùng tham gia.
Lờn kế hoạch mua sắm cỏc dụng cụ cần thiết phục vụ cho nhà bếp để tham mưu
với nhà trường mua sắm đầy đủ.
Hàng ngày tôi thường xuyên thay đổi món ăn cho trẻ phù hợp với các thực phẩm
sẵn có ở địa phương như. Tôm, Cua, Cá và các loại Rau, củ, qủa như Bầu, Bí…
Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo đạt nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ
tại trường, đối với trẻ nhà trẻ 60-70%, mẫu giáo 50-60%.
Biện pháp 3: Chọn địa điểm mua thực phẩm:
Thực phẩm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người, nếu sử dụng thực
phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị ngộ độc thực phẩm xảy ra, vì vậy để có
thực phẩm an toàn góp phần nâng cao sức lao động, phòng chống bệnh tật đem lại hạnh
phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng , chính vì thế mà thực phẩm cần
phải được hợp đồng đúng tiêu chuẩn.
Vào đầu tháng 9 nhà trường tổ chức họp Ban lónh đạo nhà trường và các đoàn thể
thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn ăn uống và mời các khách hàng về ký hợp đồng
thực phẩm như: Thịt, rau, sữa, gạo, trứng… Nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều
kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng với nhà trường
phải tươi sống như: Rau, thịt được nhận vào mỗi buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về
chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thỡ giáo viờn mới ký nhận và chế biến. Nếu thực
phẩm không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, ôi thiu, kém chất lượng… sẽ cắt hợp đồng.
Đối với thực phẩm nấu chín thường xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng đồng
hồ, trong quá trỡnh sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thỡ cú
biện phỏp xử lý kịp thời khụng để tỡnh trạng dùng thực phẩm kém chất lượng trước khi
chế biến cho trẻ.
Hàng tuần tôi đều lên bảng thực đơn theo mùa, bảng định lượng thức ăn, tôi thường
xuyên thay đổi món ăn cho trẻ phù hợp với các thực phẩm sẵn có ở địa phương như.
Tôm, cua, cá và các loại rau, củ, qủa như Bầu, bí…
Khi mua thực phẩm tôi chọn thực phẩm tươi ngon, không ôi thiu, dập nát, có nguồn
góc và đảm bảo thời gian sử dụng.
Tuyệt đối không mua thực phẩm không rỏ nguồn gốc và đã hết hạn sử dụng, vì các
thực phẩm đó vừa không đảm bảo chất dinh dưỡng, vừa không đảm bảo VSATTP cho
trẻ.
Duy trì và phát triển tốt hệ thống vườn rau sạch của nhà trường.
Vận động sự tham gia của phụ huynh, gia đỡnh trẻ, cộng đồng nuôi trồng và cung
cấp thực phẩm sạch cho nhà trường.
Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm.
Biện pháp 4: Công tác phối kết hợp với phụ huynh.
Phụ huynh là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, là lực lượng nồng cốt quan trọng
quyết định thắng lợi mục tiêu năm học.
Tôi đó động viên phụ huynh trồng và cung cấp thực phẩm sạch cho nhà trường.
Tuyên truyền vận động phụ huynh không nên mua những thực phẩm bánh kẹo không rỏ
nguồn góc cho trẻ ăn.
Không chỉ dừng lại ở đó mà phụ huynh đã tự nguyện ủng hộ phân bón trồng vườn
rau sạch của bé.
Tuyên truyền cho phụ huynh biết cách chọn và chế biến thực phẩm sạch cho trẻ ăn
ở nhà thông qua các buổi họp phụ huynh, những lúc gặp gỡ…
Biện pháp 5: Công tác vệ sinh nhà bếp:
*. Đối với cô nuôi:
Phải hiểu được những kiến thức cần thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm vững
được trách nhiệm của mình là phải nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và an toàn.
Cần thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến thức ăn
cho trẻ, mặc quần áo công tác, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ,
rữa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi bẩn, sau khi đi vệ
sinh xong phải rữa nhiều lần bằng nước sạch, qua mỗi công đoạn chế biến, có khăn lau
riêng và phải được giặt phơi khô.
Phải tuân thủ qui trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo bếp một chiều, không
sử dụng tùy tiện đồ dùng dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn.
Không được ho khạc nhổ trong khi chế biến thức ăn cho trẻ.
Khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang và chia bằng dụng cụ, không dùng tay chia
bốc thức ăn.
Nếm thức ăn của trẻ phải có thìa, đũa riêng, nếm thừa không đổ lại vào nồi.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân của trẻ, không đưa người ngoài vào khu vực
bếp.
Tiêm chủng và khám sức khoẻ theo quy định của y tế.
* . Đối với nhà bếp:
Phải thực hiện theo bếp một chiều:
Có đầy đủ các loại bảng biểu có liên quan đến nội dung nhà bếp, nhất là bảng 10
nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm.
Làm và để thực phẩm sống xa nơi thức ăn đã nấu chín.
Dụng cụ để pha chế, rửa, đựng thức ăn sống không cất chung với dụng cụ dùng cho
thức ăn đã nấu chín.
Không cất đồ đạc cá nhân, không thay quần áo ở bếp nhất là nơi để và chia thức ăn
chín.
Người không có trách nhiệm không được vào khu vực bếp.
Hàng ngày quét, lau nhà bếp sạch sẽ trước và sau khi nấu.
Luộc hoặc tráng nước sôi bát, thìa của trẻ.
Thùng đựng rác phải có nắp đậy kín, xung quanh quét dọn sạch sẽ.
Nhờ áp dụng tốt các biện pháp trên trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ
tôi đã gặt hái được một số kết quả sau:
4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm:
4.1. Đối với bản thân:
Đó hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán
trú trong trường Mầm non, bản thân luôn có ý thức trỏch nhiệm trong việc vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Biết phối hợp cùng nhà trường để hợp đồng mua thực phẩm sạch, tươi ngon để chế
biến cho trẻ.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc.
4.2. Đối với trẻ
Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con người,
biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi, ca
dao, đồng dao…
Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như:
không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học
hàng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con người.
Đảm bảo an toàn không có tai nạn thương tích, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy
ra.
4.3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh
Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng
chống các bệnh nhiễm khuẩn xãy ra trong nhà trường. Đã có sự phối hợp chặt chẽ trong
công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt .
4.4. Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả đã đạt được, bản thân tôi đã đúc rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau:
Giáo viên cần có phẩm chất chính trị tốt, lối sống lành mạnh, giản dị, sống trung
thực, thật thà và nhân hậu. Yêu thương tôn trọng trẻ, luôn coi trẻ như con đẻ của mình,
đối xử công bằng với tất cả các trẻ.
Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có ý thức học hỏi chị em đồng
nghiệp để vươn lên trong chuyên môn cũng như trong công việc.
Thực hiện bếp ăn theo quy trình một chiều phù hợp.
Tuyên truyền phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để phụ huynh nhận thức rõ tầm
quan trọng của việc vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tích cực học tập bạn bè đồng nghiệp để tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo về chất
dinh dưỡng cũng như về VSATTP cho trẻ. Đặc biệt là về mùa hè.
C. KẾT LUẬN:
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện
nay. Mục đích của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là giúp trẻ
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy ở trẻ tính tò mòham hiểu biết… Nếu trẻ không được
chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này, ảnh
hưởng về tương lai của trẻ cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Như Bác Hồ nói:
“Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.”
Đào tạo thế hệ trẻ khỏe mạnh, thông minh, phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu
xây dựng và bảo vệ đất nước, thì ngay từ lúc còn nhỏ phải chăm sóc nưôi dưỡng và giáo
dục trẻ cho tốt.
Tổ chức bán trú phải phù hợp với đề án giáo dục MN của huyện nhà, là một trong
những tiêu chí để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ để giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Đó là những kinh
nghiệm quý báu theo tôi đi suốt những năm tháng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Qua nhiều năm thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi nhận
thấy đây là bài học giúp bản thân có một kiến thức cơ bản về mọi mặt trong công
tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường lớp mầm non, đặc biệt là cách giữ vệ sinh an toàn thực
phẩm trong trường lớp mầm non. Vì vậy bản thân tôi đã không ngừng phát huy những
thành tích đó đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trò của mình để cùng nhau đưa
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với xu thế của xã hội ngày càng phát triển
trong đó có Giáo dục Mầm non.
Là một giáo viên dinh dưỡng tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa và chuyển tải những
kinh nghiệm vốn có của bản thân để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp. Tuyên truyền sâu
rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ./.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc “Làm thế nào đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non” đã được tôi áp dụng trong suốt năm học
này. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của lãnh đạo phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà
trường cũng như của chị em đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.