Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi huyện Khoái Châu môn sử 8 năm học 2013 - 2014(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.93 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN KHOÁI CHÂU
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2013 - 2014
Môn: Lịch sử - Lớp 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2,0 điểm )
Hãy nêu kết quả và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ? Đánh giá vai trò
của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này ?
Câu 2 ( 1,0 điểm )
Theo em, khấu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ năm (1919) có điểm gì mới so
với khẩu hiệu “ Đánh đổ Mãn Thanh ” trong Cách mạng Tân Hợi ( 1911) ?
Câu 3 ( 1,0 điểm )
Em thử suy nghĩ xem thế giới có thể có cuộc chiến tranh thế giới thứ ba hay không ?
Vì sao ?
Câu 4 ( 2,0 điểm )
Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX và có những khả năng lựa chọn nào đặt ra cho
nhà Nguyễn ? Nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường nào ? Tại sao ?

Câu 5 ( 2,5 điểm )
Trình bày nội dung, ý nghĩa của những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX. Tại sao các
cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được mà chủ trương đổi mới
của Đảng ta hiện nay lại thành công ?
Câu 6 ( 1,5 điểm )
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp đã làm cho xã hội
Việt Nam có biến chuyển gì ? Đặc điểm, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của
các giai cấp, tầng lớp đối với dân tộc ?


Hết



Họ và tên thí sinh:…………………………Số báo danh:…………………
Chữ ký của giám thị số 1:………………………………………….………
Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOÁI CHÂU
HƯ?NG D@N CHÂM CHO ĐỀ THI CHỌN HSG
HUYỆN KHOÁI CHÂU
NĂM HỌC 2013- 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: Lịch sử 8


Câu Nội dung Biểu
điểm
Câu1
2,5đ
Câu 2
1.0 đ
Câu 3
1,0đ
- Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai:
+ CTTG thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phe phát xít Đức,
I-ta-li-a và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên tế giới
đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc chiến đấu
ấy ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò
quyết trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .
+ Gây ra hậu quả nặng nề đối với nhân loại: hơn 70 quốc gia với 1100

triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết,
90 triệu người tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh
tế bị tàn phá.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đếnhững thay đổi căn bản
trong tình hình thế giới.
- Tính chất:
+ Giai đoạn 1939 – 1941: là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi
nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm
trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã dẩy
hàng triệu người dân vô tội vào cảnh chết chóc.
+ Giai đoạn 1941 – 1945: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít
do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.
- Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này: Liên Xô là một trong
ba cường quốc luôn giữ vai trò đi đầu và là một lực lượng chủ chốt cùng
với các nước đồng minh Mĩ, Anh gốp phần giành thắng lợi trong việc
tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Là thành viên chủ chốt trong phe đồng minh chống phát xít, tham gia
chiến tranh với mục đích bảo vệ hoà bìnhthế giới, giúp đỡ các dân tộc
trên thế giới đấu tranh giành độc lập.
+ Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh
thổ của mình, giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách
phát xít. Tiến công đến tận xào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức và tiêu
diệt chúng.

- Điểm mới :
+ Khẩu hiệu trong Phong trào Ngũ tứ : “ Trung Quốc của người Trung
Quốc”, “ Phế bỏ Hiệp ước 21 điều”: Thể hiện rõ tính chất chống phong
kiến, chống đế quốc .
+ Khẩu hiệu trong Cách mạng Tân Hợi: “Đánh đổ Mãn Thanh” : chỉ
dừng lại ở tính chất chống phong kiến.


- Không:
- Vì: Xu thế chung của thế giới trong thế kỉ XXI là: “ Hoà bình, hợp tác
và phát triển”. Nhân thế giới luôn nêu cao nhiệm vụ chống chiến tranh
và bảo vệ hoà bình.

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,75
1,0
Câu 4
2,0đ
Câu 5
2,5 đ
-Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX: Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ
phong kiến Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng suy
yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế lạc hậu, lỗi thời, thi hành
các chính sách phản động.
+ Kinh tế: Nông nghiệp, công -thương nghiệp đình đốn sa sút nghiêm
trọng.

+ Đối ngoại: thi hành nhiều chính sách sai lầm như cấm đạo, bài xích
đạo
+ Xã hội: mâu thuẫn giai cấp gay gắt, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều
cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.
- Triều Nguyễn đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường:
+ Hoặc là tiến hành cải cách nhằm thoat khỏi tình trạng khủng hoảng ở
trong nước, mở rộng quan hệ bang giao để khôn khéo bảo toàn chủ
quyền dân tộc.
+ Hoặc là chìm đắm trong chính sách thủ cựu nhằm cố gắng bằng mọi
cách duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu.
- Nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường duy trì chính sách thủ cựu nhằm
cố găng duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu chỉ vì quyền lợi ích
kỉ của dòng họ và giai cấp. Hậu quả là đặt Việt Nam vào tình thế bất lợi
trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp.
* Nội dung cải cách:
- Năm 1968, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí
(Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang
và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền
Trung để thông thương với bên ngoài.
- Đặc biệt, từ năm 1863 đến 1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên
triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như: Chấn chỉnh
bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn
võ sỉ, mỡ rộng ngoại giao, cải tổ giáo duc,…
- Ngoài ra, vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch còn dâng hai
bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai
thông dân trí, bảo vệ đất nước.
* Ý nghĩa của các cải cách:
Tuy không thực hiện được nhưng các cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ
XIX đã có ý nghĩa rất quan trọng:

- Đã gây tiếng vang lớn trong xã hội nước ta lúc bấy giờ.
- Dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều đình Nguyễn.
- Thể hiện trình độ nhận thức thức thời của người Việt Nam.
- Là bước chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu Duy Tân đầu TKXX ở
Việt Nam.
* Chủ trương mới của Đảng ta hiện nay thành công là:
- Những đổi mới của Đảng ta hiện nay xuất phát từ nhu cầu thiết yếu
trong nước.
- Xã hội đã có những mảnh đất chính trị để tiếp thu nó đó là đội ngũ trí
thức đông đảo, họ sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
để phát triển kinh tế, xã hội.
- Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới được nhân dân ủng hộ với mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
*Còn những cải cách cuối thế kỉ XIX không thực hiện được bởi vì:
- Những cải cách còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
- Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.
- Chưa đụng chạm đến vấn đề giải quyết mâu thuẫn của xã hội Việt
Nam.
- Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, từ chối mọi cải cách.

0,5
Câu 6
1,5 đ

* Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm

cho xã hôi Việt Nam phân hoá sâu sắc, bên cạnh những giai cấp cũ , cơ
bản trong xã hội thì xuất hiện thêm các giai cấp ,tầng lớp mới : tư sản,
tiểu tư sản, công nhân.
* Đặc điểm, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai
cấp, tầng lớp đối với xã hội:
- Địa chủ phong kiến:
+ Đầu hàng ,làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông
thêm. Một bộ phận câu kết với thực dân để áp bức,bóc lột nhân dân. Tuy
nhiên , một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước
- Nông dân :
+ Bị bần cùng hoá không lối thoát…
+ Căm ghét bọn thực dân, phong kiến, sẵn sàng đấu tranh giành độc
lập tự do…
- Tư sản: Đô thị phát triển tầng lớp tư sản ra đời
+ Bị thực dân Pháp kìm hãm chèn ép, thé lực kinh tế yếu
+ Thái độ chính trị “ cải lương” hai mặt…
- Tiểu tư sản:
+ Thành phần phức tạp…
+ Cuộc sống bấp bênh… đặc biệt TTS trí thức là bộ phận quan
trọng sẵn sàng tham gia cách mạng .
- Công nhân:
+ Khoảng 10 vạn người, xuất thân từ nông dân, đời sống cưc khổ.
+ Chịu 3 tầng áp bức, bóc lột : thực dân, phong kiến và tư sản
+ Có tinh thần cách mạng triệt để.

0,5
1,0

×