Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP SCAMPER VÀ ỨNG DỤNG CÁC PHÉP SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN INTERNET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.25 KB, 24 trang )

Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
MỤC LỤC
I. Nội dung tổng quát 3
II. Khái quát về khoa học và nghiên cứu khoa học 3
1. Khoa học 3
2. Nghiên cứu khoa học 4
3. Vấn đề khoa học và các phương pháp tư duy sáng tạo 5
III. Phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER 7
1. Giới thiệu 7
2. Substitute – phép thay thế 8
3. Combine – phép kết hợp 9
4. Adapt – phép thích ứng 10
5. Modify – phép điều chỉnh 11
6. Put – phép sử dụng vào việc khác 12
7. Eliminate – phép hạn chế 12
8. Reverse – phép đảo ngược 13
IV. Lịch sử hình thành và phát triển Internet 15
1. Giai đoạn phôi thai 15
2. Giai đoạn bùng nổ thứ nhất 16
3. Giai đoạn bùng nổ thứ hai 17
4. Giai đoạn bùng nổ thứ ba với mạng không dây 18
5. Giai đoạn hiện tại và tương lai 19
V. Ứng dụng của phương pháp SCAMPER vào quá trình hình thành và phát triển của
Internet 20
1. Phép thay thế 20
2. Phép kết hợp 20
3. Phép thích ứng 21
4. Phép điều chỉnh 21
5. Phép sử dụng vào việc khác 22
6. Phép hạn chế 22
7. Phép đảo ngược 22


VI. Kết luận 23
VII. Tài liệu tham khảo 24
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 1
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến
thức mới, học thuyết mới…về tự nhiên và xã hội. Con người muốn làm NCKH ngoài việc phải
có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu thì cần phải rèn luyện cách làm việc tự lực, cách
tư duy sáng tạo và được trang bị những phương pháp cơ bản. Trong các phương pháp giải
quyết vấn đề khoa học về phát minh sáng chế, một trong những phương pháp tư duy sáng tạo
nổi tiếng và hữu dụng nhất trong lĩnh vực này mang tên SCAMPER. Trong nội dung của bài
báo cáo này em xin được đề cập đến vị trí, tầm quan trọng của phương pháp này trong môi
trường khoa học và nghiên cứu khoa học, trình bày về các nội dung cơ bản, phân tích ý nghĩa
và ứng dụng của phương pháp trong thực tế đối với “sự hình thành và phát triển Internet” -
1 sản phẩm tin học nổi tiếng và phổ biến bậc nhất.
Cũng qua đây em xin được gửi lời cảm ơn đến thầy Hoàng Kiếm, người trực tiếp giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em và các bạn cùng lớp trong thời gian vừa qua, em luôn cảm kích và
ghi nhận công sức của thầy để có thể truyền đạt những thông tin cũng như cảm hứng học tập
cho các học sinh như em được tiếp cận và tìm hiểu về bộ môn hữu ích này. Trong quá trình tìm
hiểu và trình bày báo cáo vì lượng kiến thức khiêm tốn của mình trong 1 lĩnh vực rộng lớn, nếu
có điều gì sai sót mong thầy có thể bỏ qua cho. Em xin chân thành cảm ơn !
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 2
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
I. Nội dung tổng quát
- Tìm hiểu các khái niệm cơ bản có liên quan đến trọng tâm chính của bài tiểu luận.
- Giới thiệu và đi vào phân tích từng đặc điểm của phương pháp SCAMPER.
- Trình bày sự hình thành và phát triển của công nghệ Internet.
- Phân tích những ứng dụng của phương pháp SCAMPER trong quá trình trên.
II. Khái quát về khoa học và nghiên cứu khoa học
1. Khoa học

- Định nghĩa: Hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy ( Pierre
Auger UNESCO-PARIS).
- Sự phân loại các khoa học:
• Nguồn gốc (Lý thuyết, thực nghiệm,
thực chứng…)
• Mục đích ứng dụng ( mô tả, phân tích,
tổng hợp, sáng tạo…)
• Mức độ khái quát ( Cụ thể, trừu tượng,
tổng quát…)
• Tính tương liên ( Liên ngành, đa
ngành…)
• Cơ cấu hệ thống tri thức ( Cơ sở, cơ
bản, chuyên ngành…)
• Đối tượng nghiên cứu ( Tự nhiên, kỹ thuật, xã hội nhân văn, công nghệ, nông
nghiệp, y học…)
- Kỹ thuật là sự vận dụng khoa học tác động vào tự nhiên, là ứng dụng của khoa học.
- Công nghệ ở mức cao hơn kỹ thuật, là kỹ thuật được phổ biến rộng rãi.
- Ý nghĩa của khoa học: là cơ sở, phương tiện để con người có thể giải quyết được các
vấn đề trong cuộc nhằm phục vụ con người.
- Khoa học vẫn đang phát triển không ngừng và không có giới hạn, sự phát triển đó tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm thay đổi thói quen, tập tục lỗi thời, thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 3
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
2. Nghiên cứu khoa học
- Định nghĩa: họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số
liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm để phát hiện ra những cái mới về
bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương
tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
- Các chức năng cơ bản:

• Mô tả ( định tính, định lượng )
• Giải thích ( thuộc tính, nguồn gốc, quan hệ… )
• Dự đoán
• Sáng tạo ( các giải pháp cải tạo thế giới)
- Các bước nghiên cứu: 7 bước
• B1: Xác lập vấn đề nghiên cứu
o Chọn và cụ thể hóa đề tài
o Xác định cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu
o Nghiên cứu lịch sử vấn đề
• B2: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu
o Chuẩn bị điều kiện nghiên cứu
o Thiết lập danh mục tư liệu
• B3: Lựa chọn và nghiên cứu thông tin
o Thu thập và xử lý thông tin
o Nghiên cứu tư liệu
o Thâm nhập thực tế
o Tiếp xúc cá nhân
o Xử lý thông tin
• B4: Xây dựng giả thuyết, lựa chọn phương pháp và lập kế hoạch
o Xây dựng giả thuyết.
o Xác định phương pháp luận nghiên cứu
o Lập kế hoạch
• B5: Hoàn tất nghiên cứu
o Đề xuất và xử lý thông tin
o Xây dựng kết luận và khuyến nghị
• B6: Viết báo cáo hoàn tất công trình
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 4
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
o Sắp xếp tư liệu
o Viết báo cáo

• B7: Giai đoạn kết thúc
o Hoàn tất công tác
o Áp dụng kết quả
3. Vấn đề khoa học và các phương pháp tư duy sáng tạo
- Vấn đề khoa học (scientific problem) cũng được gọi là vấn đề nghiên cứu (research
problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng
trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển
tri thức đó ở trình độ cao hơn.
- Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề:
• Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm
• Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn những
vấn đề thuộc lớp thứ nhất.
- Khoa học về phát minh, sáng chế:
• Phát minh là tìm ra những quy luật của tự nhiên, của xã hội một cách khách quan
mà trước đó chưa ai biết.
• Sáng chế là sáng tạo ra một cái mới mà trước đó chưa tồn tại. Sáng chế là ứng
dụng những thành tựu của khoa học vào thực tế cuộc sống, phục vụ cuộc sống của
con người mỗi ngày một tốt hơn.
- Khoa học sáng tạo là hoạt động sáng tạo
gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của
xã hội loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo
công cụ bằng đá thô sơ đến việc sử dụng
năng lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ ,
hoạt động sáng tạo của loài người không
ngừng được thúc đẩy. Sáng tạo không thể
tách rời khỏi tư duy - hoạt động bộ não của
con người. Chính quá trình tư duy sáng tạo
với chủ thể là con người đã tạo các giá trị
vật chất, tinh thần, các thành tựu vĩ đại về
mọi mặt trong cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại.

Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 5
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
- Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm ra các
phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng cường khả
năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề
hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó
tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải.
Các vấn đề này không chỉ giới hạn
trong ngành nghiên cứu về khoa học
kỹ thuật, trong các phát minh, sáng
chế mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác
như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ
thuật
- Nếu như chịu khó tìm tòi suy nghĩ mà
không có phương pháp tư duy khoa
học sẽ gây ra lãng phí rất lớn về thời
gian, tiền bạc. Chẳng những vậy mà
còn luôn bị ảnh hưởng rất lớn bỡi sức
ỳ tâm lý, đôi khi tìm tòi cả đời mà cũng
chẳng có được một kết qủa nào. Đó là
nguyên nhân cho các phương pháp tư duy sáng tạo ra đời nhằm giúp cho con người
tìm tòi suy nghĩ có phương pháp và tránh được sự mò mẫm, cung cấp các phương
pháp suy nghĩ tiên tiến để mọi người áp dụng vào công việc cụ thể của mình, giúp cho
hoạt động sáng tạo khoa học - kỹ thuật của con người có kết qủa nhanh hơn và hiệu
quả hơn.
- Một số phương pháp tư duy sáng tạo phổ biến:
• TRIZ: là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật mới, cho những kết
quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau, thích hợp cho việc dạy và
học với đông đảo quần chúng.
• KAIZEN là phương pháp của Nhật Bản, một trong những kỹ thuật sáng tạo điển hình

của trường phái này đó là phương pháp sáng tạo với bàn phím của chiếc máy tính
cầm tay. Theo tiếng Nhật thì KAIZEN có nghĩa là “Không ngừng cải tiến, không
ngừng sáng tạo”.
• Sáu mũ tư duy là phương pháp hướng dẫn và gở rối cho suy nghĩ sao cho người tư
duy mỗi lần chỉ dùng đến một lối suy nghĩ mà thôi ,thay vì cố tìm cách làm đủ mọi
thứ cùng một lúc. Có thể liên tưởng đến phương pháp in bản đồ .Từng màu nguyên
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 6
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
được tách in riêng và cuối cùng các màu nguyên tổng hợp làm một, cho ra màu cuối
cùng mà ta thấy trên bản đồ.
• SCAMPER: 1 công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra
các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc. Kết quả mà
phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo
cách tư duy bên lề vấn đề. Trong phần tới ta sẽ đi sâu phân tích về phương pháp
này.
III. Phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER
1. Giới thiệu
- SCAMPER là 1 kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo nên, một từ viết
tắt cho bảy kỹ thuật tư duy giúp những người sử dụng chúng đưa ra các giải pháp giải
quyết vấn đề. Các hướng suy nghĩ suy nghĩ rất phổ biến đối với hành vi sáng tạo của
con người.
- SCAMPER là viết tắt chữ cái đầu của các từ sau:
• Substitute (thay thế)
• Combine
(kết hợp)
• Adapt (thích
ứng)
• Modify (điều
chỉnh)
• Put (sử

dụng vào
việc khác)
• Eliminate
(hạn chế)
• Reverse
(đảo ngược)
- Bản đổ tư duy
của phương
pháp SCAMPER:
.
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 7
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
2. Substitute – phép thay thế
- Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ xem liệu
các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một
quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối
tượng?
- Loại bỏ một số phần tính năng, thành phần, hay khái niệm có thể chấp nhận được, và
thay thế nó bằng một cái gì đó khác.
- Một số câu hỏi gợi mở:
• Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống ?
• Có thể thay thế nhân sự nào ?
• Qui tắc nào có thể được thay đổi ?
• Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác ?
• Có thể dùng qui trình / thủ tục nào khác ?
• Có thể thay tên khác ?
• Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác ?
- Ví dụ thực tiễn:
• Ta dùng điện thoại di động phát nhạc thay vì sử dụng máy nghe nhạc
• Ta dùng sữa người để nuôi động vật mới sinh

• Ta dùng răng sứ để thay cho răng thật
• Ta dùng máy cày thay cho sức trâu
• Ta dùng súng thay cho cung tên
- 1 số hình ảnh vui mang tính minh họa:
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 8
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
3. Combine – phép kết hợp
- Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1 sản
phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
- Liệt kê một danh sách các cách bạn có thể kết hợp nhiều đối tượng, ý tưởng, tài liệu,
hoặc các chức năng thành một. Tìm ra các bộ phận đang hoạt động một cách độc lập,
huy động các phương tiện để tích hợp chúng.
- 1 số câu hỏi gợi mở:
• Ý tưởng / thành phần nào có thể kết hợp được ?
• Tôi có thể kết hợp / tái kết hợp mục đích của các đối tượng ?
• Tôi có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác ?
• Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng ?
• Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau ?
• Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề ?
- Ví dụ thực tiễn:
• Walkman là sản phẩm kết hợp giữa tai nghe và máy nghe nhạc
• Con la được lai ghép từ con cừu và con ngựa
• Trực thăng là sự kết quả của sự kết hợp giữa động cơ bay và nguyên lý bay của
chuồn chuồn.
• Thiệp điện tử là sự kết hợp giữa thiếp giấy và âm nhạc, hiệu ứng
• Lịch vạn niên là kết hợp giữa lịch tường và đồng hồ.
- 1 số hình ảnh vui mang tính minh họa:
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 9
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
4. Adapt – phép thích ứng

- Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không ?
- Nghĩ ra cách để thích nghi với các sản phẩm hoặc các kỹ thuật hiện có để phục vụ cho
một mục đích hoặc chức năng khác trong một môi trường khác. Xem xét những đối
tượng có thể phục vụ cho một chức năng mới, những đối tượng có thể đảm nhận vai trò
khác nhau, và những sản phẩm hoặc quy trình hiện tại có thể được thay đổi để đáp ứng
nhu cầu mới.
- 1 số câu hỏi gợi mở:
• Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác ?
• Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình huống
khác ?
• Ý tưởng nào khác có thể đề xuất ?
• Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp ?
• Tôi có thể tương tác với ai ?
• Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất ?
• Quá trình nào có thể được thích ứng ?
• Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất ?
- Ví dụ thực tiễn:
• Máy bay có khả năng cất cánh trên mặt nước
• Xe hơi sử dụng năng lượng mặt trời có khả nảng dự trữ năng lượng cho ban đêm
• Nền tảng thực thi Java thích ứng với hầu hết các hệ điều hành
• Sân vận động có khả năng tự thoát nước khi gặp trời mưa
• Phao canh cho máy bơm tự động khi hết nước
- 1 số hình ảnh vui mang tính minh họa:
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 10
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
5. Modify – phép điều chỉnh
- Tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính ( ví dụ như màu sắc, âm thanh,
hương vị, hình thức mẫu mã,…). Nó có thể mạnh lên, cao lên, to lên hoặc ngược lại:
nhẹ hơn, nhỏ hơn,…
- Thiết lập tùy chọn cho việc thay đổi các yếu tố khác nhau của quá trình hoặc sản phẩm

của bạn. Thảo luận về cách bạn có thể thay đổi kích cỡ, loại bỏ các phần, xóa quá trình
bước, thêm chức năng và nâng cao sức hấp dẫn.
- 1 số câu hỏi gợi mở:
• Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn ?
• Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan ?
• Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn ?
• Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống ?
• Yếu tố nào có thể lặp lại ?
• Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao ?
• Tôi có thể bổ sung them những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
- Ví dụ thực tiễn:
• Máy tính ngày nay được thiết kế nhỏ gọn nhất có thể so với phiên bản đầu tiên
• Tốc độ tối đa của xe hơi ngày càng được cải thiện
• Hệ điều hành windown được cải tiến bằng nhiều phiên bản nhằm tăng tính thân
thiện và hiệu quả hoạt động.
• Dung lượng ổ cứng máy tính ngày càng lớn
• Đa dạng hóa kích thước mẫu mã của các loại điện thoại di động
- 1 số hình ảnh vui mang tính minh họa:
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 11
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
6. Put – phép sử dụng vào việc khác
- Có thể áp dụng cho cách dùng khác ? Mục đích khác ? Lĩnh vực khác ?
- Liệt kê những cách mà bạn có thể đạt được những mục đích sử dụng khác nhau,
những chức năng khác nó có thể phục vụ, và những người nào khác có thể thấy nó hữu
ích?
- 1 số câu hỏi gợi mở:
• Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác ?
• Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác ?
• Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào ?
• Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không ?

• Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác ?
- Ví dụ thực tiễn:
• Lốp cao su cũ có thể dùng làm dây chun
• Điện thoại di động có thể xem phim, nghe nhạc , lướt web
• Usb có thể tự phát nhạc
• Đà điểu có thể dùng để cưỡi
• Thùng container có thể dùng làm nhà ở
- 1 số hình ảnh vui mang tính minh họa:
7.
Eliminate – phép hạn chế
- Loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại đi
hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội, nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình
huống này?
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 12
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
- Xác định khả năng để loại bỏ các phần, các bước, phần tồn kho dư thừa, hoặc các tính
năng phổ biến. Xác định cách loại bỏ như thế nào sẽ mở ra cơ hội cho cải tiến khác.
- 1 số câu hỏi gợi mở:
• Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào ?
• Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống ?
• Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết ?
• Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ ?
• Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao ?
• Tính chất nào của hệ thống tôi có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ ?
• Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau ?
• Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn ?
- Ví dụ thực tiễn:
• Điện thoại cố định bỏ dây thành điện thoại cố định không dây
• Wifi là 1 loại mạng viễn thông không dây
• Máy bay không người lái được điều khiển từ xa

• Bàn phím bấm bị loại bỏ trong các loại điện thoại di động hiện đại
• Xe hơi được loại bỏ mái để thành xe hơi mui trần
- 1 số hình ảnh vui mang tính minh
họa:
8. Reverse – phép đảo ngược
- Thay đổi hướng hoặc định hướng mới. Biến nó lộn ngược, từ trong ra ngoài, hoặc làm
ngược lại với hướng đã dự định hay đang sử dụng.
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 13
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
- Xem xét về ý tưởng cho việc sắp xếp lại các thành phần trong sản phẩm hoặc quy trình
của bạn. Bất kỳ thành phần nào cũng có thể hoán đổi vị trí, chức năng cho nhau.
- 1 số câu hỏi gợi mở:
• Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành ?
• Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống ?
• Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi ?
• Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả ?
• Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch ?
• Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực ?
• Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện ? Tác động bên trên thay vì bên dưới ?
Tác động bên dưới thay vì bên trên ?
• Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại ?
• Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu ?
- Ví dụ thực tiễn:
• Cho ra đời loại vải không phân biệt mặt trong hay ngoài
• Ốc vặn của cánh quạt được thiết kế chiều quay ngược lại với chiều thông thường
• Nhà được thiết kế phá cách với phần nền nhỏ hơn phần mái
• Lịch block treo tường lột theo kiểu ngang thay vì lột dọc
• Nhà được xây bên dưới lòng đất thay vì trên mặt đất
- 1 số hình ảnh vui mang tính minh họa:
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 14

Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
IV. Lịch sử hình thành và phát triển Internet
1. Giai đoạn phôi thai
- Giai đoạn này bắt nguồn từ việc năm 1969 Bộ Quốc phòng Mĩ xây dựng dự án
ARPANET (Advanced Research Projects Agency- ARPA). Đây là Cơ quan Dự án nghiên
cứu Tiên tiến, tiền thân của cơ quan sau này được thành lập với nhiệm vụ phát triển hệ
thống phòng thủ tên lửa quốc gia đặt trên vũ trụ.
- Cơ quan này nghiên cứu lĩnh vục mạng, với ý đồ là chia sẻ thông tin giữa các trung tâm
nghiên cứu được chính phủ bảo trợ. Theo đó các máy tính được liên kết với nhau và sẽ
có khả năng tự định đường truyền tin ngay sau khi 1 phần mạng đã được phá hủy.
- Trong 10 năm sau đó (từ năm 1972 đến năm 1982), các nhà khoa học cùng một số các
trường đại học tại Mĩ, Anh, Na- uy…đã nhiều lần cải tiến, thay đổi, nâng cấp các đời
mạng từ mạng ARPANET liên kết 40 máy thông qua các bộ xử lí giao tiếp giữa các trạm
cuối (Terminal Interface Processor-TIP), thiết lập giao thức bắt tay (agreed-upon), phát
minh ra E-mail để gửi thông điệp trên mạng. Từ đó đến nay, E-mail là một trong những
dịch vụ được dùng nhiều nhất…
- Tiếp theo năm 1974, BBN đã xây dựng giao thức ứng dụng Telnet cho phép sử dụng
máy tính từ xa.
- Năm 1976, phòng thí nghiệm của hãng AT&T phát minh ra dịch vụ truyền tệp cho mạng
FTP (file transfer protocol – giao thức chuyển giao tệp tin).
- Năm 1978, Tom Truscott và Steve Bellovin thiết lập mạng USENET dành cho những
người sử dụng UNIX.
- Mạng USENET là 1 trong những mạng phát triển sớm nhất và thu hút nhiều người nhất.
- Năm 1979 ARPA thành lập ban kiểm soát cấu hình internet.
- Năm 1981 ra đời mạng CSNET(Computer Science NETwork) cung cấp các dịch vụ
mạng cho các nhà khoa học ở trường đại học mà không cần truy cập vào mạng
ARPANET.
- Năm 1982 các giao thức TCP và IP được DAC và ARPA dùng đối với mạng
ARPANET.Sau đó TCP/IP được chọn là giao thức chuẩn. Năm 1983, được đánh dấu là
một mốc quan trọng bởi ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET.

Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 15
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
• MILNET tích hợp với mạng dữ liệu quốc phòng
• ARPANET trở thành 1 mạng dân sự với quy mô nhỏ hơn.
- Mạng Internet ban đầu chỉ khởi sắc trong giới học thuật với việc tạo ra BITNET
(because It is Time Networt – Bởi vì đã đến thời của Mạng). Sau này, năm 1984 khi giới
nghiên cứu đưa ra “hệ thống tên miền” cho phép người sử dụng tìm kiếm các máy vi
tính khác theo tên chứ không phải theo số thì số máy chủ trên Internet đã tăng lên con
số chóng mặt (từ 1987 có 10.000 máy chủ, hai năm sau có tới 100.000 máy chủ). Hệ
thống các tên miền DNS (Domain Name System) được chia thành sáu loại chính
• .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục
• .gov (government) thuộc chính phủ
• .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự
• .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại
• .org (organization) cho các tổ chức
• .net (network resources) cho các mạng
- Lúc này, hội đồng các hoạt động internet ra đời,
sau được đổi tên thành Hội đồng kiến trúc
internet. Như vậy, ở thời kỳ phôi thai này,
ARPANET, mạng toàn khu vực đầu tiên và tiền
thân của Internet được thiết lập tại “bốn điểm nút”
là Viện nghiên cứu Stanford, UCLA, Đại học
California ở Santa Barbara và Đại học Utah.
Internet còn phải trải qua 3 giai đoạn phát triển
nữa mới có được vị trí như ngày hôm nay.
2. Giai đoạn bùng nổ thứ nhất
- Năm 1986 mạng NSFnet chính thức
được thiết lập, kết nối năm trung tâm
máy tính.Đây cũng là năm có sự
bùng nổ kết nối, đặc biệt là ở các

Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 16
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
trường đại học.Như vậy là NSF và ARPANET song song tồn tại theo cùng 1 giao thức,
có kết nối với nhau.
- Năm 1990, với tư cách là 1 dự án ARPANET dừng hoạt động nhưng mạng do NSF và
ARPANET tạo ra đã được sử dụng vào mục đích dân dụng, đó chính là tiền thân của
mạng internet ngày nay.Một số hãng lớn bắt đầu tồ chức kinh doanh trên mạng.
- Internet đã là 1 phương tiện đại chúng.
3. Giai đoạn bùng nổ thứ hai
- Năm 1991, Tim Berners Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu(CERN) phát
minh ra World Wide Web(WWW) dựa theo ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson
đưa ra từ năm 1985.Có thể nói đây là 1 cuộc cách mạng trên internet vì người ta có thể
truy cập, trao đổi thông tin 1 cách dể dàng, nhanh chóng.
- Trước sự phát triển “chóng mặt”
của mạng Internet, ngôn ngữ
đánh dấu siêu văn bản HTML
(HyperText Mark- up Language)
cùng với giao thức truyền siêu
văn bản HTTP (HyperText
Transfer Protocol), báo chí lúc
bấy giờ không thể đứng ngoài
cuộc. Kết quả là những từ báo
mạng điện tử ra đời theo xu thế
phát triển của mọi thời đại.
- Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo
Internet đầu tiên. Cũng có tài liệu cho rằng năm 1992, tờ báo Chicago của Mỹ mới là tờ
báo điện tử đầu tiên trên thế giới.
- Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu
tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin
trực tuyến bắt đầu.

- Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc độ truy
tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin
dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp. Có thể coi báo điện tử hiện
nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Người lướt
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 17
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều
kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí.
- Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet
vào tháng 5 năm 1995.Công ty Amazon.com ra đời vào tháng 5 năm 1997 và IBM tung
ra chiến dịch quảng cáo cho các mô hình điện tử năm 1997…
- Nếu như cuối năm 1996, trên toàn thế giới chỉ có khoảng trên 1.400 đầu báo điện tử thì
đến năm 2004 con số này đã tăng lên gấp khoảng 10 lần-trên 14.000 đầu báo. Số đầu
báo điện tử tăng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển và phổ cập internet cũng như số lượng
độc giả. Theo một số liệu thống kê không chính thức, độc giả báo điện tử ở các nước
như Mỹ, Anh, Đức, Nhật… hiện đã chiếm tới 1/4 tổng dân số của những nước này.
- Đến cuối thời kỳ này, Internet bắt đầu cung cấp dịch vụ Web Mail bởi công ty Hotmail
vào tháng 7 năm 1996. Sau đó nó được Microsoft mua lại với giá 400 triệu dô la. Cũng
trong năm đó triễn lãm Internet 1996 World Exposition là triển lãm thế giới đầu tiên trên
mạng Internet.
4. Giai đoạn bùng nổ thứ ba với mạng không dây
- Năm 1985,Cơ quan quản lí viễn thông của Mĩ quyết định mở cửa một số băng tần của
giải phóng không dây, cho phép người sử dụng chúng mà không cần giấy phép của
Chính phủ. Đây là bước mở đầu cho cách mạng không dây ra đời và phát triển rất
nhanh.
- Ban đầu các nhà cung cấp các thiết bị không dây dùng cho mạng LAN như Proxim và
Symbol ở Mĩ đều phát triển các sản phẩm độc quyền, không tương thích với các sản
phẩm của các công ty khác. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải xác lập 1 chuẩn không
dây chung.
- Năm 1997, một tiểu ban đã tiến hành thương lượng hợp nhất các chuẩn và đã ban hành

chuẩn chính thức IEE 802.11. Sau đó là chuẩn 802.11b và chuẩn 802.11a lần lượt được
phê duyệt vào các năm 1999 và năm 2000.
- Tháng 8 năm 1999 sáu công ty gồm Intersil, 3Com, Nokia, Aironet, Symbol và Lucent
liên kết tạo thành liên minh tương thích Ethernet không dây VECA. Thuật ngữ Wi-Fi ra
đời, là tên gọi thống nhất để chỉ công nghệ kết nối cục bộ không dây đã đươc chuẩn
hóa.
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 18
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
5. Giai đoạn hiện tại và tương lai
- Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới,
mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên
cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát
triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
- Tại Việt Nam dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp chính thức từ năm 1997. Đây là
dấu mốc quan trọng đối với việc toàn cầu hóa thông tin của Việt Nam ra thế giới. Tuy
nhiên phải nói rằng, việc tham gia vào lĩnh vực này tuy muộn nhưng đã tạo ra một “cuộc
cách mạng” về công nghệ thông tin tạo đà cho sự “thay da đổi thịt” của nền truyền thông
đại chúng “đi hơi chậm” so với thế giới.
- Ngày nay Internet đã “thâm nhập” vào cuộc sống với nhiều tiện ích thiết thực mà nổi bật
ở những hoạt động như: hoạt động thư điện tử ( E- mail) là sự tiến bộ nhất trong lĩnh
vực truyền thông. Mỗi người sử dụng Inernet đều có một địa chỉ điện tử gọi là “site”, đều
có thể giao bức điện của mình cho một cơ quan chuyển phát đảm nhận, cơ quan này
giống như một cơ quan bẻ ghi (định hướng) mà người sử dụng thuê bao phải trả tiền
thuê bao hàng tháng. Cơ quan chuyển phát này từ định hướng này đến định hướng
khác, tìm ra địa chỉ người nhận E-mail và ghi vào bộ nhớ của người sử dụng máy tính
đó. Nói tóm lại, Web là hộp thư không lồ và rẻ tiền hơn rất nhiều so với dịch vụ bưu
điện.
- Hàng loạt các trung tâm hội thảo, một diễn đàn mà trong đó mỗi người sử dụng Internet
đều có thể tham dự và phát biểu ý kiến. Theo những số liệu của một tập đoàn Mỹ quản
lý Internet, vụ Clintơn đã gợi lên trên Web tại Hoa Kỳ hàng trăm ngàn cuộc tranh luận và

hàng triệu cuộc gọi. Trong chưa đầy 10 năm tới, Web sẽ đem lại cho công chúng một
công cụ thông tin trực tiếp với nguy cơ trở thành “tiệm cafe để đến tán phét” bằng nhiều
thứ tiếng, là nơi những kẻ ba hoa, lắm lời đến thả mình trong những giấc mơ thảo luận
không dứt về những chuyện không đâu.
- Trong tương lai Web trở thành một thư viện khổng lồ của thế giới, và trên những giá
sách của thư viện này mỗi người sử dụng Internet đều có thể đặt lên đấy những tư liệu
muốn giới thiệu cho mọi người biết hoặc để thương mại hóa, cũng như tham khảo mọi
cuốn sách đã được ghi nhớ vào bộ nhớ.
- Ngày nay, Internet đang có cuộc cách mạng chủ yếu trong xã hội truyền thông cả về mặt
quảng cáo lẫn thông tin. Cuộc cạnh tranh đó chắc chắn sẽ diễn ra phức tạp, song, quan
trọng hơn cả là dù diễn biến như thế nào thì công chúng là người được “hưởng thụ”
thành quả công nghệ hiện đại này đầu tiên.
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 19
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
V. Ứng dụng của phương pháp SCAMPER vào quá trình hình thành và phát triển của
Internet
1. Phép thay thế
- Theo như quá trình phát triển của Internet để được kết quả như ngày nay là cả 1 quá
trình loại bỏ và thay thế các phiên bản tiền thân bằng các phiên bản sau này có các đặc
điểm và tính năng ưu việt hơn.
• Năm 1969 Bộ Quốc phòng Mĩ xây dựng dự án ARPANET (Advanced Research
Projects Agency- ARPA).
• Năm 1978, Tom Truscott và Steve Bellovin thiết lập mạng USENET dành cho những
người sử dụng UNIX.
• Năm 1981 ra đời mạng CSNET(Computer Science NETwork) cung cấp các dịch vụ
mạng cho các nhà khoa học ở trường đại học mà không cần truy cập vào mạng
ARPANET.
• Năm 1986 mạng NSFnet chính thức được thiết lập, kết nối năm trung tâm máy
tính.Đây cũng là năm có sự bùng nổ kết nối, đặc biệt là ở các trường đại học.
• Sau đó, vì những tính năng khá tốt của NSFNET nó trở thành mạng chính liên kết

các mạng khác - 1 phương tiện đại chúng - INTERNET.
- ARPANET  USENET  CSNET  NSFnet  INTERNET
2. Phép kết hợp
- Phép kết hợp trong việc hợp nhất các chuẩn giao thức mạng không dây:
• Năm 1985,Cơ quan quản lí viễn thông của Mĩ quyết định mở cửa một số băng tần
của giải phóng không dây.
• Ban đầu các nhà cung cấp các thiết bị không dây dùng cho mạng LAN như Proxim
và Symbol ở Mĩ đều phát triển các sản phẩm độc quyền, không tương thích với các
sản phẩm của các công ty khác.
• Điều này dẫn đến sự cần thiết phải xác lập 1 chuẩn không dây chung. Năm 1997,
một tiểu ban đã tiến hành thương lượng hợp nhất các chuẩn và đã ban hành chuẩn
chính thức IEE 802.11.
• Sau đó là chuẩn 802.11b và chuẩn 802.11a lần lượt được phê duyệt vào các năm
1999 và năm 2000.
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 20
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
• Tháng 8 năm 1999 sáu công ty gồm Intersil, 3Com, Nokia, Aironet, Symbol và
Lucent liên kết tạo thành liên minh tương thích Ethernet không dây VECA. Thuật
ngữ Wi-Fi ra đời, là tên gọi thống nhất để chỉ công nghệ kết nối cục bộ không dây đã
đươc chuẩn hóa.
- Phép kết hợp trong việc hợp nhất các mạng: vào năm 1986 mạng NSFnet chính thức
được thiết lập. Khi công nghệ mạng đã phát triển, nhiều mạng mới đã hình thành và đều
được kết nối với ARPANET, CSNET và NSFNET, tất cả các mạng này nối với nhau và
trở thành Internet.
3. Phép thích ứng
- Phép thích ứng được thể hiện qua sự ra đời của www và sự phát triển các trang báo
điện tử:
• Bắt đầu từ việc tìm ra cách để lưu giữ và tìm kiếm các cơ sở dữ liệu và các cơ sở
dữ liệu này phải được kết nối với các tài liệu của thư viện. www đã được Tim
Berners Lee phát minh vào năm 1991. Nó được xem là 1 cuộc cách mạng vĩ đại

trên internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin 1 cách dể dàng, nhanh
chóng.
• Cũng từ đây cùng với sự phát triển “chóng mặt” của mạng Internet, ngôn ngữ đánh
dấu siêu văn bản HTML, giao thức truyền siêu văn bản HTTP, báo chí lúc bấy giờ
không thể đứng ngoài cuộc. Kết quả là những từ báo mạng điện tử ra đời theo xu
thế phát triển của mọi thời đại.
4. Phép điều chỉnh
- Phép điều chỉnh thể hiện qua sự hình thành và phân loại hệ thống tên miền trên
Internet:
• Năm 1984 khi giới nghiên cứu đưa ra “hệ thống tên miền” cho phép người sử dụng
tìm kiếm các máy vi tính khác theo tên chứ không phải theo số thì số máy chủ trên
Internet đã tăng lên con số chóng mặt: từ 1987 có 10.000 máy chủ.
• Hai năm sau có tới 100.000 máy chủ.
• Hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System)được chia thành sáu loại chính:
edu, gov, mil, com, org, net.
- Phép điều chỉnh thể hiện qua sự phát triển của các trang báo mạng trên Internet:
• Cuối năm 1996, trên toàn thế giới chỉ có khoảng trên 1.400 đầu báo điện tử
• Đến năm 2004 con số này đã tăng lên gấp khoảng 10 lần, trên 14.000 đầu báo.
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 21
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
• Số đầu báo điện tử tăng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển và phổ cập internet cũng
như số lượng độc giả.
• Theo một số liệu thống kê không chính thức, độc giả báo điện tử ở các nước như
Mỹ, Anh, Đức, Nhật… hiện đã chiếm tới 1/4 tổng dân số của những nước này.
5. Phép sử dụng vào việc khác
- Phép sử dụng vào việc khác được thể hiện qua mục đích sử dụng của mạng Internet
trong các thời kỳ trong quá trình phát triển:
• Ban đầu mục đích sử dụng được giới hạn trong phạm vi quốc gia chỉ là chia sẻ
thông tin giữa các trung tâm nghiên cứu được chính phủ bảo trợ.
• Mục đích sử dụng được mở rộng thêm đối tượng khi năm 1981 mạng CSNET cung

cấp các dịch vụ mạng cho các nhà khoa học ở trường đại học mà không cần truy
cập vào mạng ARPANET.
• Năm 1986 mạng NSFnet chính thức được thiết lập lúc này đối tượng sử dụng
internet chủ yếu vẫn là những nhà nghiên cứu và dịch vụ phổ biến nhất là E-mail và
FTP.
• Đến khi www ra đời các trang báo điện tử và các phần mềm ứng dụng trực tuyến đã
làm thay đổi bộ mặt Intenet biến nó trở thành công cụ phục vụ mục địch tìm kiểm
thông tin và hỗ trợ kỹ thuật cho tất cả mọi người.
• Cho đến nay đối tượng sử dụng internet đã được mở rộng đến toàn dân, với nhiều
chức năng được cung ứng cho từng đối tượng mà mục địch sử dụng nó sẽ khác
nhau như: giải trí, tư vấn, tìm kiếm thông tin, mua sắm, liên lạc….
6. Phép hạn chế
- Phép hạn chế được thể hiện qua thời kỳ bùng nổ các mạng kết nối, chỉ giữ lại 1 và phát
triển thành Internet như hiện nay các mạng còn lại đều bị loại bỏ: vào năm 1986 khi
công nghệ mạng đã phát triển, nhiều mạng mới đã hình thành và đều được kết nối với
ARPANET, CSNET và NSFNET, tất cả các mạng này nối với nhau và trở thành Internet.
Cuối cùng thì ARPANET và CSNET suy thoái, chỉ còn NSFNET là 1 mạng khá tốt trở
thành mạng chính liên kết các mạng khác trên Internet.
7. Phép đảo ngược
- Phép đảo ngược được thể hiện trong giai đoạn phát triển mạng không dây: trước khi
mạng không dây ra đời khi nhắc đến kết nối mạng người ta chỉ mặc định biết cách kết
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 22
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
nối thông thường bằng dây cáp (cable) chứ không tưởng tượng ra được một giao thức
kết nối không cần dây mạng. Đến năm 1985,Cơ quan quản lí viễn thông của Mĩ quyết
định mở cửa một số băng tần của giải phóng không dây, cho phép người sử dụng
chúng mà không cần giấy phép của Chính phủ. Đây là bước mở đầu cho cách mạng
không dây ra đời và phát triển rất nhanh sau này.
- Phép đảo ngược thể hiện qua sự sáng tạo trong ngôn ngữ HTML5 trong tương lai:
• HTML5 : là một ngôn ngữ cho việc xây dựng cấu trúc và thể hiện nội dung trên web,

một công nghệ cốt lõi của Internet. Nó là phiên bản mới nhất của chuẩn HTML và
hiện tại vẫn còn đang trong giai đoán phát triển.
• “Web” và “Online” là hai khái niệm luôn song hành với nhau. Nhưng với HTML5 “làm
việc Offline và lưu trữ” có thể sẽ thành hiện thực. HTML5 và các đặc tả liên quan
giới thiệu 1 số các tính năng để làm cho các ứng dụng web chế độ ngoại tuyến thực
sự. Các tính năng này có thể được sử dụng để nâng cao hiệu năng của ứng dụng
web bằng cách lưu trữ dữ liệu vào bộ đệm (cache) hoặc làm do dữ liệu luôn luôn
được duy trì ổn định giữa các phiên làm việc của người dùng và khi thực hiện tải lại
hay khôi phục lại các trang web.
• Theo suy nghĩ thông thường, khi một lập trình viên nghĩ tới việc lưu trữ bất cứ thứ gì
liên quan đến người dùng, họ sẽ ngay lập tức tính đến chuyện tải lên máy chủ.
HTML5 thay đổi cách suy nghĩ đó, các công nghệ giờ đây đã cho phép ứng dụng
lưu trữ dữ liệu xuống các thiết bị client. Và các dữ liệu này có thể được đồng bộ lên
máy chủ, hoặc mãi mãi ở phía client: điều đó phụ thuộc vào quyết định của các lập
trình viên.
VI. Kết luận
- Phương pháp sáng tạo SCAMPER là 1 phương pháp mới mẻ, nó rất dễ hiểu, dễ nhớ
cũng như dễ sử dụng hơn các phương pháp khác. Tuy đơn giản nhưng đầy đủ, ngắn
gọn nhưng thống nhất. Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả
năng nhận biết ra các sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên,
trong các ý tưởng này còn nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết bị
bạn đang có nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến. Đó là những ý tưởng
có thể trực tiếp giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo cho cuộc
bàn luận để cho ra 1 sản phẩm mới tiếp theo.
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 23
Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Tin Học GVHD: Giáo Sư – TSKH Hoàng Kiếm
VII. Tài liệu tham khảo
- [1] Slide bài giảng: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC -
GS.TSKH. Hoàng Kiếm.
- [2] Trang />%9Di-va-phat-tri%E1%BB%83n-c%E1%BB%A7a-internet/

- [3] Trang />01.html
- [4] Trang
- [5]
- [6] Trang
Học viên: Đồng Xuân Chấn – CH1201091 Trang 24

×