Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CHuyên đề tiến hoá của sự sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.52 KB, 23 trang )

Chương1: Lý thuyết tiến hoá đối với sinh học
Những con ếch quái thai, một đề tài rất thú vị đối với kế hoạch nghiên cứu của một
sinh viên đại học! Đó là những gì mà Pieter Johnson-1 sinh viên năm thứ 2 của đại
học Stanford- đã suy nghĩ khi cậu ta gây ra sự chấn động trong giới khoa học cùng
với "pacific tree frogs" có những đôi chân quá khổ mọc ra từ cơ thể của chúng.
Những con ếch này được bắt ở một bờ ao nhỏ của một ngôi làng gần các mỏ thủy
ngân cũ ở Almaden về phía Nam của San Jose,California. Các nhà khoa học trên thế
giới đã báo cáo tình hình báo động về sự mất dần của rất nhiều loài ếch , có thể
những con ếch "quái vật" này nắm giữ lời giải đáp vì sao có tình trạng rắc rối gặp
phải ở các loài ếch trên thế giới. Các nguyên nhân của tình trạng biến hình này có
thể là các chất hoá học nông nghiệp hoặc các kim loại nặng trong những quả mìn.
Tuy nhiên nghiên cứu thư viện đã đề nghị các khả năng khác của Pieter.
Pieter đã nghiên cứu 35 cái ao trong vùng các con ếch biến dạng này được phát hiện.
Cậu ấy đã đếm số lượng ếch trong các ao và kiểm tra thành phần hoá học của nước.
13 ao có "Pacific tree frogs" , nhưng chỉ có 4 ao là có các con ếch biến dạng. Pieter
ngạc nhiên khi việc phân tích thành phần nước 4 ao này không phát hiện ra hàm
lượng cao hơn của các thuốc trừ sâu,chất hoá học Công nghiệp, hay các kim loại
nặng trong các ao có những con ếch biến dạng. Và càng ngạc nhiên hơn,khi cậu ta
chọn lựa những con ếch từ các ao này và cho chúng đẻ trứng trong phòng thí nghiệm
thì luôn thu được các con ếch bình thường. Điều khác biệt duy nhất mà cậu ta quan
sát được giữa các ao là các ao có những con ếch biến dạng cũng có những con ốc sên
nước ngọt.
A Monster Phenemonon : Là sinh viên năm 2 đại học Stanford, Pieter Johnson
nghiên cứu về những cái ao, nơi cư trú của “pacific tree frogs” ( Hyla regilla), để cố
gắng phát hiện ra lý do giải thích sự xuất hiện của hàng loạt con ếch bị biến dạng.
Vật được gắn vào như cái đuôi ở đây chính là 1 cái chân thêm.
Những con ốc sên nước ngọt là ổ của rất nhiều loại sống kí sinh. Các loài sống kí
sinh tham gia vào vòng đời phức tạp ở một số giai đoạn, mỗi loại trong số chúng đòi
hỏi một động vật chủ đặc biệt. Pieter tập trung vào khả năng có thể rằng một vài loại
động vật kí sinh sử dụng các con ốc sên như vật trung gian, đã gây bệnh cho các con
ếch và gây ra hiện tượng biến dạng. Pieter đã tìm ra một loài thích hợp cho vòng đời


này đó là một loài sâu béo nhỏ có tên là Ribeiroia , có mặt trong ao nơi mà các con
ếch biến dạng được tìm thấy
Sau đó Pieter đã làm một thí nghiệm, cậu ta chọn các con ếch từ những vùng mà
không có các con ếch biến dạng và các con Ribeiroria. Rồi ấp trứng tại phòng thí
nghiệm trong các hộp có hoặc không có loài kí sinh. Khi mà ở các hộp có loài kí
sinh xuất hiện thì 85% các con ếch bị biến dạng . Một thí nghiệm xa hơn nữa đã giải
thích tại sao không phải tất cả các ếch đều bị biến dạng: sự nhiễm bệnh phải xuất
hiện trước khi một con nòng nọc bắt đầu mọc chân. Khi mà các con nòng nọc đã
mọc chân mà bị nhiễm bệnh thì chúng không bị biến dạng
Quá trình nghiên cứu của Pieter đã bắt đầu từ một câu hỏi được đặt ra bởi quan sát
trong tự nhiên. Cậu ta tự đưa ra các câu trả lời, quan sát rồi làm hẹp lại danh sách
các khả năng, sau đó thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra trong những giả định thì
điều nào là hợp lý nhất. Những thí nghiệm đã giúp cậu ta đạt được một kết luận: các
sự biến dạng là do loài Ribeiroia. Sự nghiên cứu của Pieter là 1 ví dụ điển hình của
việc áp dụng các phương pháp khoa học trong sinh học.
Sinh học (biology) là môn học khoa học của những điều trong cuộc sống. Các nhà
sinh học nghiên cứu từ cấp độ tế bào cho đến cấp độ toàn bộ hệ sinh thái. Họ nghiên
cứu các sự kiện diễn ra trong 1 phần triệu giây cho đến các sự kiện kéo dài hàng
triệu năm. Các nhà sinh học đặt ra các dạng câu hỏi khác nhau và sử dụng rất nhiều
các công cụ, nhưng họ sử dụng các phương pháp khoa học khác nhau. Kết quả mà
họ thu được là hiểu được chức năng cơ thể ( và các bộ phận của cơ thể) , và sử dụng
các hiểu biết đó để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Trong chương này, chúng
tôi sẽ làm rõ hơn về những điều mà một nhà sinh học thực hiện. Đầu tiên, chúng tôi
sẽ diễn tả các tính chất của những điều trong cuộc sống,các sự kiện tiến triển chính
trong lịch sử cuộc sống của trái đất, và sự tiến hoá đa dạng của cuộc sống. Sau đó
chúng tôi bàn tới các phương pháp mà các nhà sinh học sử dụng để nghiên cứu về
chức năng của cuộc sống. Và ở cuối chương, chúng tôi sẽ bàn về cách làm sao để
những hiểu biết của các nhà sinh học có thể được sử dụng giúp cho giải quyết vấn đề
cuộc sống của cộng đồng.
Sự sống là gì?

Trước khi tìm hiểu về việc nghiên cứu sự sống, chúng ta cần thống nhất sự sống là
gì. Mặc dù tất cả chúng ta đều biết những dạng sự sống quanh ta hàng ngày, nhưng
thật khó để định nghĩa sự sống một cách rõ ràng. Có một định nghĩa ngắn gọn về sự
sống như sau: một đơn vị có tính di truyền, có khả năng trao đổi chất, tái sinh
(reproduction), và tiến hóa (evolution). Phần lớn quyển sách này đề cập những đặc
tính trên của sự sống và làm thế nào chúng phối hợp với nhau để giúp cơ thể sống
sót và tái sinh( hình 1.1). Bản tóm tắt khái quát sau đây sẽ giúp cho các bạn nghiên
cứu về các tính chất đó.
1.1 Những mặt khác nhau của 1 đời sống: Sâu bướm, nhộng và bướm trưởng thành
là những giai đoạn khác nhau trong 1 vòng đời của 1 con bướm chúa (Danaeus
plexippus). Sâu bướm thu thập những nguyên liệu và năng lượng cần thiết để thực
hiện hàng triệu các phản ứng chuyển hóa dẫn đến sự sinh trưởng và biến đổi, đầu
tiên từ sâu bướm chuyển thành nhộng và cuối cùng thành bướm trưởng thành thích
ứng cho việc sinh sản và phát tán. Sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác được
khởi sự từ các dấu hiệu từ bên trong cơ thể.
Sự trao đổi chất bao gồm sự biến đổi vật chất và năng lượng
Trao đổi chất (metabolism): toàn bộ các hoạt động hoá học của cơ thể sống, bao
gồm hàng ngàn các phản ứng hoá học riêng lẻ. Các phản ứng hoá học lấy vật chất và
năng lượng và chuyển hoá chúng thành các dạng khác nhau, sẽ được tìm hiểu kĩ
trong phần 1 của quyển sách này. Để 1 cơ thể hoạt động, rất nhiều trong số các phản
ứng xảy ra đồng thời, cần phải kết hợp với nhau. Các gen thì quy định sự điều khiển
này. Bản chất của vật chất di truyền (gen) mà điều khiển các hiện tượng trong đời
sống chỉ mới được hiểu rõ trong khoảng 100 năm trở lại đây. Phần 2 của cuốn sách
dành cho việc kể về câu chuyện của những khám phá về gen.
Môi trường bên ngoài có thể thay đổi một cách chóng mặt và không hề báo trước
khiến cho cơ thể không thể kiểm soát được. Một cơ thể chỉ có thể bảo vệ được sức
khoẻ nếu như môi trường bên trong còn đảm bảo được các điều kiện hoá lý. Các cơ
quan bảo vệ của cơ thể giữ không thay đổi theo điều kiện môi trường bên ngoài bằng
cách điều chỉnh quá trình trao đổi chất cho phù hợp với sự thay đổi các điều kiện
môi trường như nhiệt độ, có hay không có ánh sáng mặt trời, hay có những tác nhân

lạ bên trong cơ thể.
Việc giữ vững sự ổn định tương đối các điều kiện bên trong cơ thể , giữ cho thân
nhiệt ổn định, được gọi là tính nội cân bằng. Sự điều chỉnh để cơ thể nội cân bằng
thường xuyên là không rõ ràng, bởi vì không thấy một sự biến đổi nào. Tuy nhiên, ở
một vài thời điểm trong cuộc sống, có nhiều cơ quan trả lời lại sự thay đổi điều kiện
không phải bằng cách giữ vững tình trạng của chúng mà theo 1 cách thay đổi phần
lớn tổ chức cấu tạo. Một hình thức đầu tiên của sự thay đổi cấu trúc là sự phát triển
của hình thức bào tử, một dạng bảo vệ tốt và là một hình thức vô hoạt trong các cơ
thể phải chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Một ví dụ điển hình về sự
tiến hoá rất lâu về sau này là của các loài sâu bọ, như các loài bướm. Để đáp ứng lại
các dấu hiệu hoá học bên trong cơ thể, một con sâu bướm sẽ phát triển bên trong một
con nhộng và rồi trở thành một con bướm trưởng thành.
Sự sinh sản làm cuộc sống tiếp diễn liên tục và là nền tảng cho sự tiến hóa. Sự
sinh sản khác nhau là một tính chất chính của cuộc sống. Nếu không có quá trình
sinh sản, cuộc sống sẽ nhanh chóng biến mất. Sinh vật đơn bào đầu tiên sinh sản
bằng hình thức nhân đôi vật chất di truyền của chúng sau đó phân tách thành hai.
Hai tế bào con giống nhau và giống hệt tế bào mẹ, ngoại trừ sự đột biến xảy ra trong
quá trình nhân đôi. Những lỗi đột biến đó dù hiếm, nhưng lại cung cấp các vật chất
thô cho quá trình tiến hoá sinh học. Sự phối hợp của quá trình sinh sản đơn giản
cùng các lỗi trong việc nhân đôi vật chất di truyền tạo nên sinh học tiến hoá, một sự
thay đổi về thành phần gen của các quần thể sinh vật trải qua thời gian.
Sự đa dạng hóa cuộc sống một phần được điều khiển bởi môi trường vật lý. Có
những nơi lạnh và có những nơi nóng, cái lạnh và nóng có thể kéo một khoảng thời
gian dài trong năm. Ở một vài nơi (các đại dương, hồ, sông) thì ẩm ướt, một vài chỗ
(các hoang mạc) thì luôn khô hạn. Không một dạng sống đơn giản nào có thể hoạt
động tốt trong mọi loại môi trường như vậy. Thêm nữa, chính các dạng sống qui
định sự đa dạng của chúng. Một khi thực vật tiến hóa thì nó trở thành nguồn thức ăn
cho các dạng sống khác. Lần lượt các loài ăn thực vật sau đó lại trở thành thức ăn
cho các loài sinh vật khác. Và khi các dạng sống này chết đi, chúng lại tiếp tục là
thức ăn cho các dạng sống khác. Điểm khác nhau giữa các dạng sống cho phép

chúng tồn tại trong các môi trường khác nhau và thích ứng với các kiểu sống khác
nhau mà ta gọi là sự thích nghi. Sự đa dạng tuyệt vời của các dạng sống làm cho
sinh học trở thành một thứ khoa học hấp dẫn và Trái đất trở thành một nơi giàu có,
phục vụ cho cuộc sống.
Có một thời kì dài không có sự sống trên trái đất. Sau đó là thời kì sống của các đơn
bào, rồi đến sự sinh trưởng của các đa bào. Nói một cách khác, tự nhiên và sự đa
dạng các dạng sống khác nhau luôn thay đổi theo thời gian. Việc nghiên cứu quá
trình mà tạo nên sự tiến hoá sinh học trên trái đất là một khoa học rất được chú trọng
vào thế kỷ 19. Những quá trình đó sẽ được nói đến rõ nét hơn trong phần 4 của cuốn
sách này. Còn ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu một cách ngắn gọn làm sao có thể khám
phá ra chúng.
Tiến hóa sinh học
Những thay đổi qua hàng tỷ năm Khá lâu trước khi hiểu được cơ chế tiến hoá của
sinh giới , nhiều người đã nhận thấy rằng sinh vật biến đổi theo thời gian và những
cơ thể sống đã tiến hoá từ một loài nào đó ko còn tồn tại trên trái đất. Vào năm 1760,
nhà tự nhiên học người Pháp_Count George-Louis Leclerc de Buffon (1707-
1788)_đã viết “Lịch sử tự nhiên của muôn loài”, cuốn sách đã trình bày một cách rõ
ràng về khả năng tiến hoá của sinh vật. Buffon đã quan sát xương chi của tất cả các
loài động vật có vú ông nhận thấy có sự tương đồng ở nhiều điểm (hình 1.2). Ông
cũng lưu ý một điểm: có những loài động vật có vú, như heo chẳng hạn, chân chúng
có những ngón chẳng bao giờ chạm đất, và không có tác dụng gì. Buffon đã gặp khó
khăn trong việc giải thích sự tồn tại của những ngón nhỏ vô ích này bởi quan niệm
thông thường: Trái đất và tạo vật của nó được thượng đế tạo ra trong mối quan hệ
với các dạng trước đó. Để giải thích cho những quan sát của mình, Buffon giả thiết
rằng xương chi của các động vật có vú có thể đã được thừa hưởng từ một tổ tiên
chung. Những con heo đó có thể có những ngón chân vô chức năng vì chúng được
thừa hưởng từ tổ tiên đã có những ngón chân với đầy đủ hình dạng và chức năng.
Buffon đã không thể giải thích được những biến đổi diễn ra như thế nào nhưng một
học trò của ông là Jean baptiste de Lamarck (1744-1829) đã đề xuất một cơ chế cho
sự thay đổi. Ông cho rằng: ”Một giống sinh vật có thể thay đổi dần dần qua nhiều

thế hệ vì thế hệ con cháu được thừa hưởng những đặc tính đã trở nên phổ biến, các
đặc tính này sẽ càng hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển của sinh vật, ngược lại
các đặc tính không được tiếp nhận sẽ thu nhỏ lại và trở nên kém phát triển”. Ngày
nay, các nhà khoa học không thừa nhận quá trình tiến hóa tuân theo cơ chế này. Tuy
nhiên Lamarck đã để lại một dấu ấn quan trọng trong quá trình giải thích sự tiến hoá
của sinh vật.
Thuyết tiến hóa của Darwin
Năm 1858, theo xu hướng chung, các nhà sinh học nhanh chóng tiếp thu một lý
thuyết tiến hóa mới được đề xuất độc lập bởi Charles Darwin và Alfred Russel
Wallace. Vào thời gian này, những nhà địa chất đã thu thập được những bằng chứng
về sự tồn tại và thay đổi củaTrái đất qua hàng triệu năm, chứ không chỉ dừng lại ở
vài ngàn năm như mọi người đã tưởng. Các bạn sẽ học kỹ hơn về thuyết tiến hóa do
chọn lọc tự nhiên ở chương 23, nhưng các bạn cần nắm được những ý cơ bản để có
thể hiểu được nội dung của quyển sách này. Lý thuyết của Darwin bao gồm 3 quan
sát thực nghiệm và 1 kết luận ông rút ra từ đó. Ba quan sát thực nghiệm:
Khi sống dưới đáy đại dương một số loài cá có hình thù kỳ lạ để phù hợp với hoàn
cảnh sống đặc biệt
• Tốc độ sinh sản của cơ thể sinh vật, mặc dù chậm,
nhưng đủ lớn để có số lượng cá thể khổng lồ nếu tốc
độ tử không nhanh bằng.
• Trong mỗi loài sinh vật, đều có sự khác nhau giữa
các cá thể.
• Con cháu giống bố mẹ vì chúng đã thừa hưởng
những đặc tính của của bố mẹ mình.
Từ những quan sát này Darwin đã rút ra kết luận: “Sự khác biệt giữa những cá thể
ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và sinh sản của chúng. Một vài điểm đặc trưng làm gia
tăng sự thích nghi của chúng sẽ được truyền lại cho các thế hệ tiếp theo” Darwin gọi
sự thành công trong phương thức tồn tại và phát triển khác nhau của những cá thể là
Chọn lọc tự nhiên. Ông gọi đó là ”sự truyền lại và thay đổi”.
Những nhà sinh vật bắt đầu có sự thay đổi một chút về quan niệm chủ đạo so với 1

thế kỷ trước.Họ chấp nhận sự lâu dài của quá trình tiên hoá và thừa nhận rằng Chọn
lọc tự nhiên là 1 quá trình các sinh vật thích nghi với môi trường sống. Để chấp nhận
quan niệm này cần nhiều thời gian vì nó đòi hỏi phải từ bỏ nhiều quan niệm của thế
giới quan buổi ban đầu.
Trước Darwin, người ta xem thế giới là mới mẻ và cơ thể sinh vật khi được thượng
đế tạo ra đã có như dạng hiện thời. Đến thời Darwin, thế giới được xem là đã cổ xưa,
cả trái đất lẫn những cư dân của nó đều đã thay đổi theo thời gian. Những dạng tổ
tiên rất khác so với những dạng tồn tại ngày nay. Những cơ thể sống tiến hóa những
đặc điểm riêng của chúng vì với những đặc điểm này tổ tiên của chúng đã tồn tại và
sinh sản tốt hơn với những đặc điểm khác.
Những sự kiện trọng đại trong lịch sử sự sống trên trái đất
Lịch sử sự sống trên trái đất
Lịch sử sự sống trên trái đất được tóm lượt trong vòng lịch gồm 30 ngày theo hình
1.3. Những thay đổi trong hơn 4 tỷ năm qua là kết quả của các tiến trình tự nhiên mà
chúng có thể được xác định và nghiên cứu bằng những phương pháp khoa học.
Trong phần này, chúng ta sẽ mô tả một số điểm thay đổi quan trọng nhất để nắm
được tinh thần của quyển sách. Sáu sự kiện tiến hoá trọng đại sau sẽ cung cấp cho
chúng ta 1 khung thảo luận cả về những đặc tính của sự sống và sự tiến hóa của
các đặc tính này.
Sự sống nảy sinh thông qua con đường tiến hóa hóa học
Sự sống đã bắt đầu từ những chất không có sự sống. Tất cả thành phần, có sự sống
hay không có sự sống đều do các thành phần hóa học cấu tạo thành. Những đơn vị
hóa học nhỏ nhất gọi là nguyên tử sẽ liên kết với nhau tạo thành phân tử (tính chất
của các đơn vị hóa học này được đề cập ở chương 2). Quá trình tiến hóa hoá học
(chemical evolution) làm xuất hiện sự sống đã diễn ra cách nay gần 4 tỷ năm, khi
những tương tác của các hợp chất vô cơ tạo ra những phân tử có những tính chất
đáng lưu ý. Một số hóa chất liên quan có thể có nguồn gốc ngoài Trái Đất, nhưng sự
tiến hoá hoá học đãdiễn ra trên Trái Đất. Những phân tử đơn giản này có thể tổng
hợp thành những phân tử lớn, phức tạp hơn nhưng bền vững. Vì chúng vừa phức tạp
vừa bền vững nên những phân tử này có thể làm gia tăng về loại và số lượng phản

ứng hoá học. Một số loại phân tử lớn được tìm thấy trong các hệ thống sống; đặc
tính và chức năng của các phân tử này sẽ được đề cập trong chương 3.
Tiến hóa sinh học bắt đầu khi tế bào hình thành
Vào khoảng 3.8 tỷ năm trước, những hệ thống tương tác của phân tử được bao quanh
trong những cái khoang. Bên trong những đơn vị này_Tế bào_sự điều khiển được sử
dụng khắp lối vào, duy trì và hủy diệt phân tử, như những phản ứng hoá học. Nguồn
gốc của những tế bào đánh dấu bước khởi đầu của sự tiến hoá sinh học. Tế bào và
màng tế bào là chủ đề của chương 4, 5.
Những tế bào hấp thu năng lượng và tái tạo chính chúng_hai dấu hiệu cơ bản của sự
sống_từ khi chúng tiến hoá. Tế bào là đơn vị của sự sống. Những thí nghiệm của
Pasteur và các nhà khoa học khác suốt thế kỷ 19 đã thuyết phục hầu hết các nhà
khoa học rằng, dưới điều kiện hiện tại của trái đất, không thể tạo ra tế bào từ các hợp
chất vô cơ được mà phải từ một tế bào khác.
Trong 2 tỷ năm sau khi tế bào xuất hiện, tất cả cơ thể sinh vật là đơn bào (chỉ có một
tế bào). Chúng ở dưới đại dương, nơi chúng được bảo vệ tránh khỏi những tia cực
tím giết người. Những tế bào đơn giản này gọi là prokaryotic cells, không có màng
bao quanh.
Quang hợp đã làm thay đổi tiến trình tiến hóa
Một sự kiện trọng đại đã xảy ra cách nay 2.5 tỷ năm: Sự Quang hợp_khả năng sử
dụng năng lượng mặt trời để trao đổi chất_xuất hiện. Tất cả những tế bào phải thu
những nguyên liệu thô và năng lượng cung cấp cho sự trao đổi chất. Những tế bào
quang hợp lấy nguyên liệu thô từ môi trường, nhưng năng lượng chúng thường sử
dụng để quang hợp những nguyên tố lại đến từ mặt trời. Những tế bào quang hợp
đầu tiên có lẽ giống prokaryotes ngày nay được gọi là cyanobacteria (hình 1.4).
Năng lượng giữ lấy quá trình hoạt động, chúng ta sẽ đề cập đến trong chương 8, nền
tảng của tất cả sự sống ngày nay. Khí oxy là một sản phẩm phụ trong quá trình
quang hợp. Quá trình quang hợp lại phát triển một lần nữa, prokayotes quang hợp
quá phong phú đến nỗi chúng tạo ra 1 lượng lớn oxy trong khí quyển. Oxy chúng ta
hít thở ngày nay sẽ không tồn tại nếu không có sự quang hợp. Khi lần đầu tiên nó
xuất hiện trong khí quyển, oxy đã đầu độc tất cả cơ thể sinh vật trên Trái đất. Những

prokaryotes_đã làm tăng sức chịu đựng với oxy_cũng đã xuất hiện thành công trong
môi trường không có sinh vật và sinh sôi nảy nở trong điều kiện rất phong phú. Với
những prokaryotes, sự hiện diện của oxy đã mở ra một con đường tiến hoá mới.
Những phản ứng trao đổi chất dùng oxy, được gọi là aerobic metabolism, có hiệu
quả hơn anaerobic metabolism_phương thức mà những prokaryotes đã dùng.
Aerobic metabolism đã làm cho tế bào phát triển lớn hơn, và nó trở thành phương
thức được dùng chung cho tất cả sinh vật trên trái đất.
Trải qua thời gian dài, số lượng lớn oxy được tạo ra từ quá trình quang hợp có một
hiệu quả khác. Hình thành từ oxy (O2), ozon (O3) bắt đầu được tích lũy trong
thượng tầng khí quyển. Ozon từ từ hình thành một lớp dày đặc như cái khiên, cản lại
gần hết các phóng xạ cực tím của mặt trời. Cuối cùng (mặc dù chỉ trong 800 triệu
năm tiến hoá) sự hiện diện của cái khiên đó đã giúp cho sinh vật có thể rời khỏi sự
bảo vệ của đại dương mà lên bờ cho một dạng thứ sống mới
Tế bào với những khoang phức tạp bên trong
Thời gian trôi qua, nhiều tế bào prokaryotic đã phát triển to lớn đủ để tấn công, nhấn
chìm và tiêu hoá được những cái nhỏ hơn. Chúng trở thành những dã thú đầu tiên.
Thông thường thì những tế bào nhỏ bị phá hủy trong tế bào lớn, nhưng một số tế bào
nhỏ lại có thể hòa nhập lâu dài trong hệ thống của những tế bào chủ. Trong hình
thức này, những tế bào với những khoang phức tạp, được gọi là eukaryotic cells, nảy
sinh. Vật chất di truyền của chúng được chứa đựng trong nhân (có màng nhân) và
được tổ chức trong một đơn vị riêng rẽ. Một số khoang khác có những mục đích
khác, như quang hợp (hình 1.5).
Đa bào nảy sinh và tế bào trở nên chuyên hóa
Cho đến khoảng 1 tỷ năm trước, chỉ có cơ thể đơn bào (gồm có prokaryotic và
eukaryotic) tồn tại. Hai bước ngoặt phát triển làm nên sự tiến hoá của sinh vật đa
bào_Cơ thể sinh vật có thể chứa hơn 1 tế bào_:
Thứ nhất là khả năng thay đổi cấu trúc và chức năng của nó để đối đầu với thách
thức_môi trường thay đổi. Điều đó đã được hoàn thành khi Prokaryotes tiến hoá khả
năng tự chuyển đổi chúng từ những tế bào lớn nhanh trong các mầm sống hoạt động
không tích cực có thể tồn tại trong diều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Sự phát triển thứ hai cho phép những tế bào dính vào nhau sau khi chúng bị phân ra
và hoạt động cùng nhau trong một hình thức liên hợp. Cơ thể sinh vật bắt đầu bao
gồm nhiều tế bào, các tế bào bắt đầu chuyên hoá. Một số tế bào nào đó có thể
chuyên hoá chức năng quang hợp. Một số khác chuyên hoá chức năng vận chuyển
nguyên liệu thô như nước và nitơ.
Giới tính làm tăng tốc độ tiến hóa
Những cơ thể đơn bào đầu tiên sinh sản bằng cách phân đôi và những tế bào con
giống hệt tế bào bố mẹ. Nhưng sự sinh sản hữu tính_kết hợp những gene từ hai tế
bào khác nhau trong một tế bào_xuất hiện sớm trong suốt sự tiến hoá của cuộc sống.
Những Prokaryotes ban đầu tiến hành sex (ví dụ thay đổi vật liệu gene) và tái sinh
(phân bào) vào thời điểm khác nhau. Mặc dù ngày nay trong nhiều cơ thể đơn bào,
sex và sinh sản xảy ra đồng thời.
Sự phân chia nhân đơn giản_Nguyên phân_đã đủ cho sự sinh sản của sinh vật đơn
bào, và sự thay đổi của gene có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào. Những cơ thể sinh
vật bắt đầu có nhiều tế bào, tuy nhiên một số tế bào chuyên hóa cho việc sinh dục.
Chỉ những tế bào sinh dục chuyên hoá, gọi là giao tử, có thể thay đổi gene, và đời
sống sinh dục của những sinh vật đa bào trở nên phức tạp hơn. Một phương pháp
hoàn toàn mới để phân chia nhân ra đời_giảm phân. Một tiến trình rắc rối và phức
tạp, giảm phân mở ra vô số khả năng cho sự tái kết hợp của gene giữa những giao tử.
Sex làm tăng tốc độ của sự tiến hoá vì 1 cơ thể sinh vật-trao đổi thông tin di truyền
với một cá thể khác-tạo ra một thế hệ con khác biệt rất nhiều về mặt di truyền với
những cá thể được tạo ra từ nhưng cơ thể sinh vật sinh sản bằng cách phân bào
nguyên nhiễm. Một số thế hệ con cháu này tồn tại và sinh sản tốt hơn những cá thể
trong những môi trường khác. Đó là sự khác biệt di truyền mà chọn lọc tự nhiên tiến
hành.
Cây tiến hóa của sự sống
Tât cả các loài trên trái đất ngày nay đều bắt nguần từ một tổ tiên chung, tổ tiên của
chúng ta chính là các vi sinh vật đơn bào xuất hiện trên trái đất từ 4 tỷ năm về trước.
Nếu như những điều kiện trên trái đất không thay đổi thì ngay từ khi hình thành đến
ngày nay chỉ có duy nhất một loài sinh vật tồn tại. Nhưng vấn đề đặt ra là trên trái

dất hiện nay có tới hàng triệu loài cùng sinh sống, mỗi loài trong chúng có nhưng
đặc điểm khác nhau về mặt di truyền học.
Tại sao lại có nhiều loài như vậy? Với điều kiện có sự bắt cặp ngẫu nhiên giữa các
cá thể khác nhau trong quần thể để sản sinh ra các thế hệ con cháu, sự bắt cặp ngẫu
nhiên này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa con cái với cha mẹ, nhưng sự khác biệt này
được tích lũy trong khoảng thời gian nhất định và sẽ tạo ra những thay đổi lớn của
thế hệ con cháu so với tổ tiên của chúng, và chỉ những loài thích nghi được với sự
thay đổi của điều kiện môi trường sống mới sống và tồn tại được. Tuy nhiên, nếu
trong một quần thể ban đầu có sự chia cách lẫn nhau để tạo thành hai nhóm khác
nhau, các cá thể trong hai nhóm này trở lên bất thụ với nhau, tức là khi đó đã có sự
khác nhau về mặt di truyền giữa các cá thể trong hai nhóm này, nếu điều này xẩy ra
thì sẽ có sự hình thành loài mới. Sự tách ra của cả nhóm cá thể trong một quần thể
này là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự đa dạng của sinh vật trên trái đất ngày
nay. Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ trong chương 24 của quyển sách này.
Đôi khi chúng ta cho rằng, sự đơn giản của các sinh vật nguyên thủy lại là một cấu
trúc tốt để giúp cho chúng tồn tại, do khả năng thích nghi của chúng tốt hơn các sinh
vật khác. Nói tóm lại, tất cả các sinh vật còn tồn tại đến ngày nay đều là do khả năng
thích ứng tốt của chúng đối với sự thay đổi của môi trường sống như mỏ của các loài
chim thay đổi với những điều kiện sống và môi trường sống khác nhau, đại bàng thì
có mỏ to khỏe để thích hợp cới việc xé thịt và giết hại con mồi, chim dế thì có cái
mỏ nhọn và dài đẻ chúng có thể băt được những con mồi trong bùn đất, và sự đa
dạng về hình thể khác được thấy trong Hình 17. Sự đa dạng của các loài vi khuẩn,
mà phần lớn trong số chúng có cấu tạo rất đơn giản, kiểu hình đơn giản này chứng
minh rằng chúng có hiệu quả thích nghi tốt. Trong quyển sách này chúng ta sử dụng
mức độ đơn giản và phức tạp khác nhau trong cấu trúc để nói lên sự liên quan lẫn
nhau của cả sinh vật, chúng ta sử dụng phân chia các đặc tính khác nhau của các
nhóm sinh vật xuất hiện trước và các tiến hoá của các thế hệ sau này.
Nhiều hơn 30 triệu loài sinh vật có thể sống trên trái đất ngày nay, còn có nhiều loài
khác đã từng tồn tại trên trái đất nhưng đến nay đã không còn tồn tại nữa. Tính đa
dạng của sinh giới ngày nay là kết quả của sự phân tách ra hàng triệu lần của quần

thể sinh vật ban đầu. Để hiểu về sự hình thành loài chúng ta có thể biểu diễn những
sự kiện xẩy ra bằng cây tiến hoá, cây tiến hoá chỉ ra các cấp độ phân tách của các
quần thể mà kết quả của sự hình thành loài mới (cây tiến hoá này có thể được thấy
trong hình 18). Một cây tiến hoá với một thân ban đầu và ngày càng phân ra thành
nhiều nhánh rất đa dạng, theo dấu vết của sự phân nhánh này dựa vào các thế hệ con
cháu ta có thể biết được tổ tiên đã sinh ra chúng sống trong thời gian trước, cây tiến
hoá cho chúng ta biết được mối liên hệ tiến hoá giữa loài và các nhóm của loài.
Những loài sinh vật có đặc điểm chung gần gũi với nhau được xếp thành một nhánh,
những nhóm có những đặc điểm khác nhau được xếp thành các nhánh khác nhau.
Trong quyển sách này chúng ta chấp nhận quy ước thời gian đi từ trái qua phải, như
vậy đi về phía trái của cây là tổ tiên của các loài, và gốc của cây là là tổ tiên chung
của sự sống trên trái đất ngày nay.
Mục đích của cây tiến hoá là xác định mối quan hệ tiến hoá giữa các loài trên trái đất
ngày nay. Đạt được mục đích này là nhờ các nhà sinh vật học đã nghiên cứu tập hợp
đầy đủ các thành viên của sự sống trên cây tiến hoá từ những vi trùng đến những
động vật có vú. Từ dữ liệu của cây tiến hóa cho ta thấy được sự đa dạng của các
nguồn. Những hóa thạch của các sinh vật sống trước đây kể cho chúng ta ở đâu khi
nào mà các vi sinh vật tổ tiên đã sống và những cái gì còn giống đến ngày nay. Với
kĩ thuật gen hiện đại như là kĩ thuật tái tổ hợp DNA chúng ta có thể xác định được
nhiều gen của các loài khác nhau. Nhờ công nghệ thông tin chúng ta có thể tập hợp
được khối lượng lớn của các thông tin di truyền. Sáng kiến về cây tiến hóa là một
trong những đề tài có tầm quan trọng nhất của sinh học hiện đại, nó làm mất ít nhất
hai thập kỉ của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau, đó là nguyên nhân
đẫn đến trong một thời gian dài sự hoàn thành đầy đủ nhiều loài trên trái đất chưa
được mô tả.
Cây tiến hoá sẽ là một khung thông tin trong sinh học cũng như bảng tuần hoàn cung
cấp các thông tin cho hoá học và vật lý. Sự tiến hoá sắp đặt tự do hơn nhiều triệu
năm nay được nghiên cứu và phát triển. Mỗi một sự sống mang một bộ gen nhất
định, nó kiểm chứng cho sự chọn lọc của tự nhiên. Các nhà khoa học có thể mở
được những bí ẩn về di truyền này và nghiên cứu sâu hơn về các quá trình sản sinh

ra chúng. Mặc dù còn nhiều điều chưa được hoàn thành, các nhà sinh học đã đủ biết
để lập ra cây tiến hoá tạm thời của sự sống, được chỉ ra trong Hình 18.
Sinh vật thuộc hai nhóm sinh vật thời thái cổ và vi khuẩn là các sinh vật không có
nhân. Archaea và vi khuẩn cũng có mối liên hệ với nhau và chúng tồn tại từ rất sớm
trong quá trình tiến hoá của sự sống, hai loài này sẽ đựoc mô tả kỹ trong chương 27
của quyển sách này. Thành viên khác đó là sinh vật có nhân Eukarya, chúng là các tế
bào có nhân hoàn chỉnh, Eukarya được chia ra làm 4 nhóm là: sinh vật nguyên sinh,
thực vật, nấm và động vật. Sinh vật nguyên sinh được giới thiệu ở chương 28, thực
vật sẽ được giới thiệu ở chương 29 và chương 30, nấm ở chương 31 bao gồm nấm
mốc, nấm lớn, nấm men và các sinh vật tương tự khác, đây là nguồn tài nguyên
phong phú cho việc tổng hợp các phân tử sinh học bằng các chất sinh học khác. Nấm
có thể làm hỏng thực phẩm trong môi trường của chúng và sau đó chúng hấp thu các
sản phẩm hỏng vào trong tế bào của chúng. Chúng rất quan trọng trong quá trình
phân hủy xác của các vật liệu sinh học và các sinh vật chết khác đóng góp quan
trọng vào chu trình tuần hoàn vật chất của sự sống.
Thành viên của giới động vật là các sinh vật dị dưỡng (heterotrophs), những loại này
chúng ăn vào bụng những thức ăn nhưng sự đồng hóa thức ăn diễn ra ở bên ngoài tế
bào, và sau đó chúng hấp thụ sản phẩm. Động vật ăn nhiều nhóm khác nhau để thu
được năng lượng thô và năng lượng cho tế bào hoạt động. Giới này sẽ được giới
thiệu ở chương 32, 33 và 34. Chúng ta sẽ thảo luận về mức độ quan trọng của các
mức độ tổ chức sống trong chương 25. Chúng ta cần biết nhận diện tên sinh vật bằng
tên la tinh, đầu tiên là tên của nhóm loài đó là các loài có tổ tiên chung, thứ hai là tên
của loài. Tránh sự nhầm lẫn, không nhiều hơn sự phối hợp của hai tên đó là tên của
một loài. Ví dụ tên khoa học của loài người là Homo sapiens trong đó homo là tên
giống loại còn sapiens là tên loài của chúng ta.
Sinh học là một môn khoa học
Để nghiên cứu sự đa dạng phong phú của sinh vật sống, các nhà sinh vật học đã sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau. Quan sát trực tiếp bằng các giác quan là
phương thức chính của nhiều nghiên cứu khoa học, ở những phương này các nhà
khoa học sử dụng nhiều loại dụng cụ và máy móc để hỗ trợ các giác quan của con

người. Ví dụ, có thể dùng kính hiển vi để nghiên cứu các vật thể vô cùng nhỏ. Hoặc
để quan sát và phóng đại các vật thể ở xa , ta có thể dùng kính viễn vọng. Để tìm
hiểu các sự kiện đã diễn ra cách đây hàng triệu năm, các nhà khoa học dùng phương
pháp phân tích phóng xạ của các nguyên tố phóng xạ.
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học
Bên cạnh sự trợ giúp của các dụng cụ nghiên cứu, phương pháp luận còn đóng một
vai trò quan trọng giúp các nhà khoa học trả lời các câu hỏi về thế giới tự nhiên.
Phương pháp đặt giả thuyết - phỏng đoán là phương pháp khoa học được sử dụng
nhiều nhất. Phương pháp này giúp các nhà khoa học sửa đổi các kết luận của họ.
Phương pháp này gồm 5 bước :
1- Quan sát.
2- Đặt câu hỏi.
3- Đặt giả thuyết, giả thuyết có khuynh hướng trả
lời các câu hỏi.
4- Đưa ra phỏng đoán, dựa trên giả thuyết.
5- Kiểm tra phán đoán bằng cách thêm vào những
quan sát hoặc là làm thí nghiệm.
Nếu các kết quả đã qua kiểm tra củng cố giả thuyết ban đầu, thì nó sẽ làm sáng tỏ
các phỏng đoán cũng như các thực nghiệm. Nếu như các kết quả tiếp tục củng cố các
thực nghiệm, độ tin cậy và độ chính xác được nâng cao, thì giả thuyết sẽ được xem
như là học thuyết. Nếu như các kết quả không làm sáng tỏ các giả thuyết, nó sẽ bị
bác bỏ hay sẽ được sửa đổi để phù hợp với những thông tin mới. Sau đó các phỏng
đoán mới được đưa ra và các kiểm chứng mới cũng sẽ được tiến hành.
Giả thuyết được kiểm tra bằng hai cách
Kiểm tra giả thuyết rất đa dạng, nhưng có 2 loại chính sau đây: phương pháp kiểm
tra thực nghiệm và phương pháp so sánh. Nếu có thể, các nhà khoa học dùng thực
nghiệm để kiểm tra phỏng đoán từ giả thuyết. Những việc mà Pieter Jonhoson đã
làm là lấy trứng của những con ếch trong phòng thí nghiệm. Anh dự đoán rằng, nếu
giả thuyết của mình là đúng (nghĩa là ký sinh trùng Riberoria gây ra biến dạng ếch),
thì ếch khi sinh sống chung với loài sâu này sẽ gia tăng sự biến dạng, và ngược lại

thì ếch không bị biến dạng. Điểm thuận lợi của kiểm chứng thực nghiệm là tất cả
các nhân tố khác ngoài nhân tố kiểm chứng là không thay đổi. Nghĩa là, bất kỳ một
yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả (như nhiệt độ nước, độ pH trong thí nghiệm
của Pieter) đều được kiểm soát. Điểm mạnh nhất của thí nghiệm là có khả năng
chứng minh được giả thuyết hay phỏng đoán từ thí nghiệm đó là sai.
Nhưng có nhiều giả thuyết không thể kiểm tra bằng thực nghiệm. Một số giả thuyết
được kiểm tra bằng phỏng đoán từ những mô hình trong tự nhiên nếu như giả thuyết
đó đúng. Dữ liệu thu thập sẽ quyết định những mô hình đấy có thực sự tồn tại trong
tự nhiên hay không. Sự giải quyết vấn đề này gọi là phương pháp so sánh. Đây là
phương pháp cơ bản của nhiều nhà khoa học trong 1 số lĩnh vực, như chiêm tinh
học(astronomy). Đây là cũng là phương pháp so sánh mà các nhà sinh học thường
dùng.
Hình 1.9 mô tả 1 trong nhiều thí nghiệm các nhà khoa học đưa ra để kiểm tra giả
thuyết của mình. Một vài thử nghiệm khác cũng đưa cho cùng kết quả tương tự,
trong khi 1 số khác lại cho thấy không có sự ảnh hưởng của tia UV-B, hoặc cho thấy
những ảnh hưởng trái ngược của tia UV-B khi có sự có mặt của pH thấp.
Một phần nhỏ chứng minh cho giả thuyết hiếm khi nào dẫn tới chấp nhận giả thuyết.
Tương tự, 1 chống đối riêng lẽ không thể bác bỏ giả thuyết. Các kết quả không ủng
hộ giả thuyết do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là giả thuyết sai. Ví dụ, 1
phỏng đoán sai có thể rút ra từ 1 giả thuyết không chính xác. Hay 1 thí nghiệm dùng
1 sinh vật không thích hợp có thể đưa tới các kết quả sai lầm.
Bưóc 1 : Quan sát
Quần thể lưỡng cư của các vi sinh vật như nhau, tức là thay đổi bất thường theo thời
gian. Trước khi chúng ta đưa ra quyết định về bất kỳ sự suy giảm nào khác với
những quần thể bình thường, chúng ta cần phải phát hiện là chúng bất thường. Để
đánh sự biến đổi bất thường này, một nhóm các nhà khoa học trên thế giới đang tiến
hành thu thập dữ liệu về các quần thể lưỡng cư. Dữ liệu của nhóm đã chứng minh
rằng các quần thể lưỡng cư đang biến đổi nghiêm trọng ở một số nơi trên thế giới,
đặc biệt là ở vùng Tây Bắc Mỹ , Trung Mỹ, Đông Bắc Úc, vịnh Amazon. Các dữ
liệu cuả các nhà khoa học cũng cho thấy rằng sự biến đổi ở vùng núi thì cao hơn ở

vùng đất thấp. Các nhà nghiên cứu cũng khám phá là không có dữ liệu biến đổi ở
quần thể Châu Phi và Châu Á.
Bước 2 : Đặt câu hỏi
Hai câu hỏi được đưa ra là: Tại sao nhóm lưỡng cư giảm mạnh hơn ở vùng cao? Tại
sao sự suy giảm chỉ xảy ra ở 1 số vùng mà không phải các vùng khác?
Bước 3 và bước 4 : lập giả thuyêt và phỏng đoán
Để phát triển giả thuyết cho câu hỏi đầu, trước tiên các nhà khoa học đã xác nhận
rằng yếu tố môi trường có làm thay đổi độ cao. Nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng ở
những vùng cao, và trong những vùng ôn đới, mật độ tia tử ngoại-B (UV-B) tăng
khoảng 18% tương ứng khi độ cao tăng 1000m. Một giả thuyết được đưa ra cho rằng
sự suy giảm về số lượng của 1 số loài lưỡng cư là do sự gia tăng toàn cầu của tia
UV-B, kết quả của việc giảm nồng độ của ozon khí quyển. Nếu sự gia tăng mật độ
tia UV-B gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến số lượng loài lưỡng cư, chúng ta có
thể đưa ra phỏng đoán rằng việc giảm tia UV-B ở các ao nơi trứng loài lưỡng cư
được ấp và ấu trùng đang phát triển sẽ cải thiện được tỷ lệ sống sót của chúng.
Bước 5 : kiểm tra giả thuyết
Giả thiết cho rằng việc tăng mật độ tia UV-B có thể làm giảm sút số lượng loài
lưỡng cư đã được kiểm tra bằng cách so sánh các phản xạ của các con nòng nọc của
2 loài ếch sống ở vùng núi Australia. Một loài Litoria verreauxii đã biến mất hoàn
toàn khỏi vùng này; và loài còn lại thì Crinia signifera thì không. Nguyên nhân là do
ở vùng cao, các con nòng nọc này sẽ phải chịu 1 lượng tia UV-B lớn hơn, và kinh
nghiệm cho thấy rằng khả năng sống sót của loài L.verreauxii ít hơn loài C.signifera
nếu phải chịu cùng 1 lượng UV-B như nhau. Theo như phỏng đoán, khi tiếp xúc với
tia UV-B, các cá thể của loài C. signifera vẫn sống tốt, nhưng tất cả các cá thể loài
L. verreauxii đều chết trong vòng 2 tuần. Nếu được nuôi trong 1 hồ lớn được bao
bọc bởi những tấm lọc nhằm hạn chế bớt tia UV, thì cá thể của cả 2 loài đều sống
tốt. Và kết quả thu được đã củng cố cho giả thuyết mà các nhà khoa học đưa ra ban
đầu.
Nhiều giả thiết cũng được đưa ra nhằm xác định các nguyên nhân dẫn đến sự suy
giảm số lượng của loài lưỡng cư, bao gồm cả các ảnh hưởng do những biến động

môi trường sống gây ra bởi con người. Hai tác động rõ ràng nhất từ những biết đổi
môi trường sống gây ra bởi loài người là sự ô nhiễm không khí trong khu đô thị, khu
tăng trưởng công nghiệp, và thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp.
Theo giả thuyết về sự biến đổi môi trường thì sự thái hoá của các loài lưỡng cư có
thể là do môi trường chúng đang sống ô nhiễm hơn các môi trường ở vùng khác. Giả
thuyết này được kiểm tra bằng phương pháp so sánh. Các nhà khoa học mở rộng
nghiên cứu lên 8 loài lưỡng cư tại ban California. Các loài được nghiên cứu bao gồm
4 loài ếch thuộc giống Rana, hai loài cóc và vài loài kỳ nhông. Các khảo sát được
dùng theo phương pháp thống kê (khảo sát và đếm) để nhận biết nơi nào các quần
thể của 1 loài hiện diện hay vắng mặt tại hàng trăm điểm khảo sát ở khắp tiểu bang.
Kết quả thống kê của ếch Rana aurora được trình bày ở hình 1.10
Bản đồ hình 1.10 cho thấy một xu thế rất rõ của R. Aurora: các quần thể lưỡng cư
hầu như biến mất tại vùng thành thị và các vùng trồng trọt ô nhiễm cao, và hiện diện
rất nhiều tại các vùng nông nghiệp tương đối sạch hơn. Đây là thông tin căn bản nhất
của phương pháp so sánh.
Trong nghiên cứu này, sau khi đếm tỉ mỉ và so sánh với các dữ kiện tương tự khác
có được từ 8 loài cho thấy rằng một vài loài biến mất tại các vùng ô nhiễm cao, tuy
nhiên vẫn có những loài(như cóc) thì không bị ảnh hưởng. Từ đó chúng ta có thể kết
luận môi trường sống của con người không phải là nguyên nhân duy nhất của sự
biến mất tất cả các loài. Một vài nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh một số giả thiết
khác về sự biến mất của một số loài lưỡng cư. Một vài bằng chứng cho thấy rằng
khói từ các đám cháy rộng có thể gây các ảnh hưởng bất lợi đến các loài lưỡng cư.
Sự thay đổi khí hậu đóng một vai trò cự kỳ quan trọng ở những vùng như vùng
Trung Mỹ, nơi mà từ tiết ấm và khô suốt nhiều năm mùa gieo trồng có thể là nguyên
nhân biến mất của loài cóc vàng Costa Rica. Và cũng theo Poeter Jonhson giải thích
các sinh vật ký sinh cũng là một phần nguyên nhân của vấn đề.
Mặt dầu việc tìm kiếm và thu thập thêm thông tin là rất quan trọng, nhưng với những
quan sát và nghiên cứu trên đây đã cho ta thấy được không chỉ có một nguyên nhân
dẫn đến tình trạng thoái hoá của các loài lưỡng cư.
Phát hiện này không gây một ngạc nhiên nào bởi vì không có nơi nào trên trái đất

mà điều kiện tự nhiên lại giống nhau hoàn toàn cả, và cũng không có loài lưỡng cư
nào thích nghi giống loài nào. Trong quá trình thích nghi với tự nhiên, lưỡng cư
cũng giống như tất cả các sinh vật khác. Sự sống của chúng rất phức tạp và là sự
tương tác giữa rất nhiều các nhân tố với nhau bao gồm cả sự tương tác giữa loài và
loài.
Một giải thích đơn giản đối với mọi vấn đề không thể đạt được sự đồng thuận và tin
tưởng của tất cả mọi người. Sự phức tạp này làm cho sinh học trở thành một bộ môn
khoa học khá khó khăn để nghiên cứu. Nhưng chính điều đó làm cho sinh học trở
nên thu hút và lý thú hơn.
Không phải tất cả mọi điều tra đều là khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học là công cụ mạnh nhất của loài người để tìm hiểu
tự nhiên và tăng cường sự hiểu biết của mình đối với thế giới tự nhiên và các quy
luật của nó. Sức mạnh của khoa học được đặt nền tảng trên các lý thuyết đã được
kiểm chứng. Quá trình này có khả năng tự điều chỉnh bởi vì nếu có bất cứ sai lầm
nào trong quá trình thiết lập một học thuyết mới nó sẽ bị loại thải hoặc được thực
hiện theo cách khác trong các thí nghiệm sau. Thêm vào đó bởi vì các bước để thực
hiện một thí nghiệm được trình bày một cách kỹ càng nên các nhà nghiên cứu đi sau
sẽ dễ dàng kiểm chứng. Bất kỳ sai sót hay sự thiếu trung thực nào cũng sẽ được
nhanh chóng phát hiện. Đó cũng là lý do tại sao khác với các nhà chính trị, các nhà
khoa học trên thế giới luôn tin tưởng kết quả của nhau
Nếu hiểu rõ về phương pháp nghiên cứu khoa học ta có thể phân biệt rõ giữa khoa
học và các lĩnh vực khác. Nghệ thuật, âm nhạc và văn học những hoạt động nâng
cao đời sống con người không phải là các bộ môn khoa học. Chúng giúp chúng ta
hiểu biết được những giá trị của cuộc sống. Tôn giáo cũng không phải là một bộ
môn khoa học. Tôn giáo trao cho ta niềm tin và dìu dắt đời sống tâm linh chúng ta,
thiết lập những giá trị nhân văn căn bản. Thông tin khoa học tạo ra một tình huống
mà các giá trị của tình huống đó được thảo luận và thành lập. Nhưng nó không thể
nói cho chúng ta tình huống đó có giá trị như thế nào
Sự liên hệ giữa sinh học và xã hội
Các nghiên cứu về sinh học có quan hệ rất lâu dài và chặt chẽ với cuộc sống con

người. Nông nghiệp và dược phẩm là 2 lĩnh vực quan trọng nhất trong sinh học ứng
dụng. Con người đã nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh và các liệu pháp điều trị từ
thời cổ đại. Ngày nay với sự giải mã di truyền và khả năng thao tác trên gene của
sinh vật, con người có thể chữa trị được rất nhiều bệnh và sản xuất các sản phẩm
nông sản khác. Trong cùng thời gian này có rất nhiều vấn đề về đạo đức và xã hội
nảy sinh. Bao nhiêu và theo phương thức nào chúng ta chuyển đổi gene của người và
một số loài sinh vật khác? Có vấn đề gì không khi ta thay thế các sinh vật truyền
thống bằng các sinh vật biến đổi gene? Độ an toàn của các sinh vật chuyển gene đối
với môi trường và đối với con người?
Nguyên nhân khác để ta lưu tâm đến việc nghiên cứu sinh học là để hiểu rõ hơn về
những tác động của con người lên thế giới tự nhiên. Việc sử dụng các nguồn tài
nguyên có thể hoặc không thể tái tạo đã gây nguy hiểm lên môi trường, nơi cung cấp
sự sống cho tất cả chúng ta. Những hoạt động của con người đã thay đổi khí hậu
toàn cầu, nguyên nhân của sự tuyệt chủng hàng loạt các loài, và kết quả là sự lây lan
của những căn bệnh mới và biến thể nguy hiểm của các căn bệnh cũ. Ví dụ như sự
lây lan nhanh chóng của dịch SARS hay West Nile virus là do sự thuận tiện của các
phương tiện giao thông. Những hiểu biết về sinh học cần thiết cho việc nhận biết
nguyên nhân của các thay đổi trên, cảnh báo xã hội đề phòng và đối phó với chúng,
và khai thác sự đa dạng sinh thái của tự nhiên nhằm cung cấp hàng hoá và dịch vụ
cho con người nhằm nâng cao cuộc sống con người.
Các nhà khoa học còn giúp đỡ chính phủ trong việc thiết lập luật lệ và các quy tắc
ứng xử trong xã hội để đối phó với vấn đề và thử thách ngày một nhiều. Trong quá
trình nghiên cứu cuốn sách này chúng ta sẽ được tiếp cận với các kiến thức về sinh
học đủ để ta hiểu rõ nếu các chính sách về sinh học được ban hành.
Xuyên suốt cuốn sách này chóng ta sẽ trao đổi về sự kỳ thú trong nghiên cứu sinh
vật và thấy được sự phong phú về phương thức nghiên cứu của các nhà sinh học để
tìm hiểu về thế giới theo cách chúng ta nhận biết và cách thức hoạt động, chức năng
của muôn loài.
Động cơ lớn nhất của các nhà sinh học là sự nghi ngờ, tò mò. Con người bị quyến rũ
bởi sự phong phú và vẻ đẹp của tự nhiên và muốn tìm hiểu nhiều hơn về các loài

giúp loài người hiểu biết thêm về các loài sinh vật khác và sự tương tác giữa loài
người với các loài sinh vật khác trong tự nhiên. Lịch sử nghiên cứu cho thấy chỉ
những người biết tò mò và tìm hiểu thì mới có thể thành công. Nói một cách khác, tò
mò là thích nghi! Một lượng lớn câu hỏi của chúng ta về thế giới vẫn chưa được trả
lời, và những khám phá mới thường đặt ra nhiều câu hỏi mới nhiều hơn là những
điều mà nó trả lời được. Có nghĩa là sự tò mò sẽ là động cơ quan trọng nhất để bạn
có thể có những ý tưởng.

×