Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Kiểm kê tình hình phân bố và đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện mỹ đức và sóc sơn, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 97 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINH VẬT NGOẠI LAI VÀ CÔN TRÙNG NGOẠI LAI 2
1.1.1. Định nghĩa về sinh vật ngoại lai 2
1.1.2. Con đƣờng du nhập của sinh vật ngoại lai 3
1.2. SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ CÓ NGUY CƠ XÂM HẠI 8
1.2.1. Sinh vật ngoại lai xâm hại 8
1.2.2. Sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại 12
1.2.3. Tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại và côn trùng ngoại lai xâm hại 13
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH VẬT NGOẠI LAI 18
1.3.1. Trên thế giới 18
1.3.2. Tại Việt Nam 19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 21
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1. Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia cộng đồng (PRA)Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học phục vụ quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại 21
2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia 22
2.2.4. Khảo sát theo HST tại các huyện 22
2.2.5. Phƣơng pháp thu mẫu côn trùng 22
2.2.6. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 23
2.2.7. Phƣơng pháp so mẫu vật, đối chiếu mẫu vật 23
2.2.8. Phƣơng pháp kế thừa 23
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÁC LOÀI CÔN TRÙNG NGOẠI LAI TRONG THÔNG
TƢ 22 24
3.1.1. Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima) 41
3.1.2. Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes) 46


3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HAI HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ
SÓC SƠN 24
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức 24
3.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn 30
3.3. CÁC HỆ SINH THÁI Ở HAI HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ SÓC SƠN 34
3.3.1. Các HST tại huyện Mỹ Đức 34
3.3.1. Các HST tại huyện Sóc Sơn 38
3.4. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÔN TRÙNG NGOẠI LAI TRONG
THÔNG TƢ 22 TẠI HAI HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ SÓC SƠN 50
3.4.1. Tình hình phân bố của các loài côn trùng ngoại lai có trong thông tƣ 22 tại 2
huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn 50
3.4.2. Tình hình gây hại và công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai có trong thông
tƣ 22 tại 2 huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn 52
3.5. CÁC LOÀI CÔN TRÙNG NGOẠI LAI XÂM HẠI KHÁC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG
NHẬN TRÊN THẾ GIỚI CÓ MẶT TẠI HAI HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ SÓC SƠN 53
3.5.1. Xén tóc đục thân (Anoplophora chinensis) 54
3.5.2. Đuông dừa (Rhynchophorus ferrgineus) 63
3.5.3. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) 66
3.5.4. Ruồi Địa Trung Hải (Ceratitis capitata) 68
3.6. BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI 72
3.6.1. Các biện pháp chung 72
3.6.2. Các biện pháp cụ thể 72
3.6.3. Biện pháp cụ thể đối với côn trùng 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
KẾT LUẬN 76
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 1



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HST:
Hệ sinh thái
ĐDSH:
Đa dạng sinh học
KT-XH:
Kinh tế - xã hội
TNMT:
Tài nguyên môi trƣờng
NN&PTNT:
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SVNL:
Sinh vật ngoại lai
SVNLXH:
Sinh vật ngoại lai xâm hại




DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Bọ dừa (Brontispa longissima) trƣởng thành 42
Hình 3.2. Vòng đời của bọ dừa (Brontispa longissima) 42
Hình 3.3. Rừng thông bị hại 47
Hình 3.4. Trƣởng thành sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes) 48
Hình 3.5. Trứng sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes) 48
Hình 3.6. Sâu non sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walkes) 49
Hình 3.9. Loài Xén tóc đục thân (Anoplophora chinensis) 55
Hình 3.10. Xén tóc đục thân (Anoplophora chinensis) làm tổ trong thân cây 57

Hình 3.11. Đuông dừa trƣởng thành (Rhynchophorus ferrgineus) 64
Hình 3.12. Vòng đời của Đuông dừa (Rhynchophorus ferrgineus) 65
Hình 3.13. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) trƣởng thành 67
Hình 3.14. Sâu non tuổi 3 loài Ceratitis capitata (Wiedemann) 70
Hình 3.15. Trƣởng thành loài Ceratitis capitata (Wiedemann) 71


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Danh sách các loài côn trùng ngoại lai tại huyện Mỹ Đức 54
Bảng 1.2. Danh sách các loài côn trùng ngoại lai tại huyện Sóc Sơn 54


1

MỞ ĐẦU
Các loài SVNLXH là mối đe dọa đứng hàng thứ hai đối với các HST tự
nhiên và ĐDSH bản địa (“Invasive plants pose a threat to our native environment
and are recognized globally as the second greatest threat to biodiversity.”).
SVNLXH gây ra những hậu quả lâu dài cho các HST, gây thiệt hại rất lớn về kinh
tế.Theo nghiên cứu của IUCN (2004), hàng năm những chi phí cho phòng chống
các loài SVNLXH ở trên thế giới ƣớc tính giá trị đạt khoảng 400.000 triệu USD.
Thế nhƣng trên thực tế, ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, tình hình
SVNLXH vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có các nghiên cứu, điều tra đầy
đủ nhằm đánh giá tình hình xâm nhập của các sinh vật lạ.Đặc biệt, chƣa có nghiên
cứu nào về các loài côn trùng ngoại lai xâm hại.Trong khi đó, côn trùng là đối tƣợng
gây hại có ảnh hƣởng trực tiếp đến nền sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ lâm nghiệp
– ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam.Vì vậy, đề tài luận văn: “Kiểm kê tình hình
phân bố, đánh giá công tác quản lý các loài côn trùng ngoại lai ở hai huyện Mỹ
Đức và Sóc Sơn, Hà Nội”đƣợc thực hiện nhằm các mục tiêu sau:

- Bƣớc đầu tiếp cận và điều tra về tình hình gây hại của các loài côn trùng ngoại
lai tại hai huyện Mỹ Đức và Sóc Sơn, Hà Nội
- Xây dựng danh sách một số loài côn trùng ngoại lai có mặt tại khu vực nghiên
cứu.
- Đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý côn trùng ngoại lai tại hai huyện Mỹ
Đức và Sóc Sơn, Hà Nội.


2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINH VẬT NGOẠI LAI VÀ CÔN TRÙNG
NGOẠI LAI
1.1.1. Định nghĩa về sinh vật ngoại lai
Luật đa dạng sinh học đƣợc quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã định nghĩa
nhƣ sau :
“Loài ngoại lai là loài loài sinhvật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn
không phải là môi trƣờng sống tự nhiên của chúng”.
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa về sinh vật ngọai lai.Trong
đó có một số định nghĩa tiêu biểu sau: Theo NARO,2009: “ Loài ngoại lai hay
SVNL là những sinh vật đã được du nhập có chủ đích hay không chủ đích đến một
địa phương, vùng miền mà nơi đó không phải là vùng phân bố tự nhiên của nó”.
Theo Chenje và nnk(2003): “Ngoại lai” nghĩa là không phải bản địa, đối với sinh
vật là loài đƣợc du nhập ngẫu nhiên hoặc có chủ đích. Thuật ngữ đồng nghĩa là
“loài không bản địa” thể hiện chính xác hơn và là thuật ngữ đƣợc đánh giá là thân
thiện hơn.
Một định nghĩa khác: “Loài SVNL (đối với một HST cụ thể) là bất kì loài
nào, kể cả cây, con của nó không phải là bẩm sinh (bản địa) của HST đó”
[]

. Vào
năm 2010, Sujay và nnk đã định nghĩa : “SVNL là những loài không phải bản địa
hay những loài gặp ở ngoài tự nhiên và có tiềm năng phát triển”.
Theo Công ƣớc quốc tế về ĐDSH(CBD) loài “ngoại lai” là những loài , phân
loài hay đơn vị phân loại thấp hơn đƣợc di nhập khỏi vùng phân bố tự nhiên của
chúng, kể cả các bộ phận bất kỳ của sinh vật nhƣ các giao tử (gametes), hạt thực
vật, trứng động vật hay chồi mầm của những loài này có thể sống sót và sau đó sinh
sản đƣợc.
Năm 2003, IUCN cũng đƣa ra một định nghĩa về SVNL. So với định nghĩa
của công ƣớc quốc tế về ĐDSH, sự khác nhau là không đáng kể, cụ thể nhƣ sau:
“SVNL là một loài, phân loài hoặc một bậc phân loại (taxon) thấp hơn, bất kể một
3

bộ phận nào đó của sinh vật như giao tử hoặc chồi mầm có khả năng sống sót và
sau đó sinh sản được, xuất hiện từ bên ngoài vùng phân bố tự nhiên trước đây hoặc
hiện nay và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng”
Từ các định nghĩa đã nêu có thể hiểu một cách khái quát, SVNL là một bậc
phân loại(taxon) bất kỳ, xuất hiện từ bên ngoài vùng phân bố tự nhiên trƣớc đây
hoặc hiện nay.
1.1.2. Con đƣờng du nhập của sinh vật ngoại lai
1.1.2.1. Phát tán tự nhiên
SVNL du nhập theo con đƣờng phát tán tự nhiên chủ yếu nhờ các yếu tố sau
đây: dòng nƣớc, gió bão, sinh vật di chuyển, di cƣ. Các yếu tố này đã đem các loài
sinh vật từ nơi này đến nơi khác, rồi các loài đó thích nghi đƣợc với điều kiện sống
mới. Thí dụ, chim có thể tự bay hoặc bị thổi theo gió bão đến nơi ở mới. Một số loài
thực vật có thể di chuyển nhờ gió do cấu trúc thích nghi đặc biệt của hoa, quả hoặc
trôi theo dòng nƣớc. Sự phát tán tự nhiên có thể đóng vai trò quan trọng trong sự lan
truyền sau đó của những SVNL vừa du nhập vào một vùng lãnh thổ hay một quốc
gia nào đó.
Nhiều loài sinh vật có kích thƣớc nhỏ bé (các loài côn trùng cánh vẩy nhỏ,

rệp muội, rầy v.v…) có thể bị mang theo gió một khoảng cách khá xa. Con trƣởng
thành của sâu hồng đục quả bong tìm thấy ở độ cao 1km trên không trung từ
Mêhico sang Hoa kỳ. Bọ cánh cứng sọc hại khoai tây cũng đƣợc di chuyển nhờ gió.
Loài rệp muội và loài bọ xít không có ở bang Minnesota (Hoa Kỳ), nhƣng sau trận
gió mạnh ngày 04 tháng 05 năm 1959 ngƣời ta đã tìm thấy chúng ở bang này. Nhiều
loài dịch hại có cấu tạo thích nghi để phát tán nhờ gió.Ví dụ, sâu non của một số
loài cánh vẩy có lông rất dài hoặc chúng có thể nhả tơ để di chuyển nhờ gió. Sâu
non của một số loài sâu róm đã di chuyển theo kiểu này đến khoảng cách khá xa
(Iakhontov,1969)
SVNL có thể phát tán theo dòng nƣớc. Cây mai dƣơng còn gọi là trinh nữ
thân gỗ, trinh nữ đầm lầy(Mimosa pigra) có thể xem là một ví dụ điển hình phát tán
theodòng nƣớc. Quả của cây mai dƣơng có cấu tạo mỏng dẹt, khi quả chín đã tách
thành khoang nhỏ. Mỗi khoang chứa 1 hạt, khi rơi xuống nƣớc, hạt nổi trên mặt
4

nƣớc và trôi theo dòng nƣớc đi khắp nơi một cách dễ dàng nhờ mặt ngoài vỏ có
nhiều lông cứng. Điều này có thể quan sát đƣợc trên kênh rạch Đồng bằng sông
Cửu Long vào mùa lũ.
Có thể có 2 cách du nhập sau đây :
1.1.2.2. Du nhập có chủ đích
Trƣờng hợp du nhập có chủ đích là do những ƣu tiên về lợi ích phát triển
kinh tế, môi trƣờng và nhu cầu xã hội. Những ngƣời đi du lịch, các nhà nghiên cứu
khoa học, những ngƣời yêu thiên nhiên thích sƣu tầm các loài sinh vật lạ v.v… đã
mang theo hoặc đƣa về những SVNL nhằm thỏa mãn các mục đích khác nhau của
cuộc sống nhƣ làm thức ăn, sƣu tập nguồn gen giống, sƣu tập mẫu vật mới v.v…
Đến nay, có rất nhiều loài sinh vật đã đƣợc du nhập vào một lãnh thổ, một quốc
gia,phục vụ cho các mục đích khác nhau.Kiểu du nhập SVNL này gọi là sự du nhập
có chủ đích (hay sự xâm nhập có chủ đích).Du nhập có chủ đích đƣợc chia làm 2
loại là du nhập có chủ đích đƣợc phép và du nhập có chủ đích không đƣợc phép.
 Du nhập có chủ đích được phép

Đây là việc nhập khẩu các loài sinh vật (giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh
vật, nấm v.v…) phục vụ các mục đích kinh tế, bảo vệ môi trƣờng, làm cảnh, giải trí
v.v… Việc du nhập này có kế hoạch và đƣợc sự cho phép của các cơ quan có thẩm
quyền.Thí dụ, cá Lates niloicus đƣợc du nhập vào hồ Victoria vào thập niên 1950
để cải thiện năng suất cá của hồ này (NARO,2009).
Một số loài sinh vật du nhập về đƣợc sử dụng hạn chế, tức là đƣa vào các
vƣờn thực vật, vƣờn thú, vƣờn tự nhân nuôi làm cảnh hoặc du nhập để nghiên
cứu.Những loài sinh vật này không đƣợc phóng thả ra tạo điều kiện tự nhiên hoang
dã, chỉ đƣợc nuôi trồng trong điều kiện hạn chế.Tuy nhiên, không loại trừ có thể
một số cá thể “trốn thoát” đƣợc ra môi trƣờng bên ngoài.
Bằng chứng là có một số trƣờng hợp sinh vật có chủ đích đƣợc phép trở
thành loài xâm lấn.Ví dụ, một loài cây trồng đƣợc du nhập nhằm đa dạng hóa cây
trồng nông nghiệp.Tuy nhiên, loài ngoại lai này trở thành nguy cơ đe dọa ĐDSH
bản địa khi nó thích nghi với điều kiện tự nhiên và xâm nhập vào các vùng bảo tồn,
5

xâm lấn các cánh đồng trồng cây nông nghiệp. Thí dụ, cỏ Festuca arundinacea có
nguồn gốc châu Âu đƣợc trồng nhƣ cỏ chăn nuôi ở Bắc Mỹ. Sau này khi thích nghi
đƣợc với điều kiện tự nhiên, loài cỏ này đã trở thành loài xâm lấn các vùng thảo
nguyên thay thế quần xã cỏ tự nhiên bản địa rất đa dạng (Wittenberg và
NNK,2001).
Một số ví dụ khác là thực vật ngoại lai du nhập phục vụ lâm nghiệp.Việc du
nhập cây lâm nghiệp cũng tƣơng tự nhƣ du nhập cây trồng nông nghiệp đƣợc chính
phủ các quốc gia quan tâm.Tuy nhiên không ít cây lâm nghiệp thân gỗ lại trở thành
loài SVNLXH. Những loài thân gỗ ngoại lai du nhập đã tạo lập quần thể, lan truyền
trong sinh cảnh tự nhiên thay thế hệ thực vật bản địa. Thí dụ, các loài thông (Pinus),
keo (Acacia), bạch đàn (Eucalyptus) ở Nam Phi là những loài quan trọng sinh lợi
cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhƣng chúng chúng cũng là sự đe dọa thực sự
(nhƣ những loài thực vật ngoại lai xâm hại) đối với các khu bảo tồn thiên nhiên và
sự cung cấp nƣớc ở những quốc gia thiếu nƣớc (Wittenberg và nnk, 2001).

Một số ví dụ khác. Năm 1947, Thái Lan nhập cây mai dƣơng từ Indonexia về
để trồng làm cây phân xanh, chống xói mòn đất. Đến năm 1982 cây mai dƣơng bắt
đầu lan rộng, đến nay trở thành loài xâm lấn nguy hiểm ở Thái Lan, phân bố ở hầu
hết các tỉnh của Thái Lan (Roberg, 1982; Suasa_ard và nnk,2004). Loài cây Cytisus
scoparius là loài bản địa ở châu Âu, đã đƣợc du nhập vào Bắc Mỹ với mục đích
chống xói mòn và ổn định cồn cát. Nhƣng loài thực vật này hiện nay đã xâm lấn
hơn 2 triệu mẫu Anh đồng cỏ, trong cây bụi và rừng tán mở rộng ở các bang phía
Tây Hoa Kỳ. Loài cây này đã đe dọa cuộc sống con ngƣời, vật nuôi, những thực vật
bản địa ở những vùng chúng xâm lấn. Mặt khác loài cây này dễ bắt lửa và cháy
mạnh, do đó dễ gây hỏa hoạn cho rừng.
Trong số những cây cảnh đã trở thành thực vật ngoại lai xâm hại phổ biến
nhất ở vùng nhiệt đới của châu lục cổ, chính là cây ngũ sắc (Lantara camara).
Ở nƣớc ta, cá Tỳ bà (cá dọn bể, cá lau kính) đƣợc nhập khẩu về với mục đích
làm cảnh nhƣng đã thoát ra môi trƣờng tự nhiên và có nguy cơ trở thành loài ngoại
lai nguy hại, đe dọa nghiêm trọng các loài thủy sinh khác trong HST thủy vực ở
đồng bằng sông Cửu Long.
6

Bèo Nhật (Eichhornia crassipes) đƣợc nhập vào Việt Nam để làm cây cảnh,
hiện nay lan tràn khắp cả nƣớc trở thành loài thực vật ngoại lai xâm hại
(JVCN,2003)
Ốc bƣơu vàng (Pomacea canaliculata) chính thức đƣợc nhập từ Đài Loan
vào nƣớc ta để nuôi làm thức ăn từ những năm 1985-1908. Từ cơ sở nuôi, ốc Bƣơu
vàng đãbị thất thoát ra môi trƣờng tự nhiên, lan truyền và phát tán rộng rãi trên toàn
lãnh thổ trong các ao hồ, sông, suối, đồng ruộng của Việt Nam. Đến nay, ốc Bƣơu
vàng đã trở thành 1 trong những dịch hại ngoại lai gây thiệt hại đến mùa màng và
chi phí rất lớn cho việc phòng trừ, kiểm soát.
Trên đây chỉ là một số rất ít ví dụ về những loài du nhập có chủ đích đƣợc
phép, trong đó có những loài trở thành SVNLXH.
 Du nhập có chủ đích không được phép

Đây là hiện tƣợng nhập lậu các động vật, thực vật v.v…(kể cả buôn lậu cá
loài ở tình trạng đang bị nguy hiểm) đang là vấn đề nghiêm trọng trên thế giới.
Nguy cơ các loài SVNL xâm nhập qua đƣờng buôn lậu là rất cao.Tenebruo moliter
là loài côn trùng đã đƣợc du nhập “lậu” vào nƣớc ta để làm thức ăn nuôi chim cảnh,
cá cảnh. Đây là loại côn trùng đa thực, gây hại cho nhiều loại sản phẩm trong kho
mới xuất hiện ở nƣớc ta. Năm 1996, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra
chỉ thị về việc cấm nhập trái phép, lƣu hành và sử dụng loại côn trùng này làm thức
ăn cho chim cảnh ở Việt Nam.
1.1.2.3. Du nhập không có chủ đích
Đây là sự du nhập ngẫu nhiên của các loài sinh vật đi theo hàng hóa nhập
khẩu hay phƣơng tiện vận chuyển nhƣ tầu, thuyền, máy bay v.v…vào quốc gia hay
lãnh thổ nhờ các hoạt động của con ngƣời nhƣ buôn bán, du lịch, vận chuyển hàng
hóa v.v…Những năm gần đây, hoạt động buôn bán quốc tế, du lịch, vận chuyển
hàng hóa ngày càng gia tăng cũng làm tăng thêm nhiều SVNL không chủ đích. Dịch
hại cây trồng có sẵn trong nông sản xuất nhập khẩu,bao bì hàng hóa, vật chèn hàng
hóa và công cụ vận chuyển.
7

Một số trƣờng hợp do sự thiếu hiểu biết nên đã đƣa nhiều loại cây trồng mới
về trồng ở HST các bản địa, thậm chí là trong các Vƣờn quốc gia, Khu bảo tồn mà
không biết rằng các loài này có thể trở thành các nguy cơ xâm hại, ảnh hƣởng tới sự
tồn tại và phát triển của các loài bản địa.
Cũng có trƣờng hợp con ngƣời không thích nghi sự thay đổi và xáo trộn về
môi trƣờng sống, nên khi vì một lí do nào đó họ phải chuyển đến một địa điểm mới
để sinh sống, họ thƣờng cố gắng làm cho môi trƣờng mới giống với nơi ở cũ bằng
cách mang theo những đồ vật, cây cảnh, vật nuôi v.v…Hành động này cũng vô tình
mang theo các mầm bệnh, thậm chí các loài động, thực vậtlà những đối tƣợng du
nhập không chủ đích.
Cho đến nay, có nhiều giả thuyết liên quan đến sự xâm lấn của SVNL. Sau
đây là một số giả thuyết:

- Giả thuyết thiếu vắng các loài bắt mồi: Có thể hiểu là các loài ngoại lai đến nơi
ở mới thƣờng không bị các thiên địch (nhất là các thiên địch đặc biệt) kiểm
soát nhƣ ở khu phân bố tự nhiên của chúng.
- Giả thuyết về khả năng sinh sản của các loài ngoại lai lớn hơn loài bản địa.
- Giả thuyết về sự kém thích nghi của loài bản địa: SVNL có sức chịu đựng lớn
hơn đối với những hạn chếvề ngƣỡng sinh thái.
- Giả thuyết về sự thay đổi hóa học: Các loài SVNL thích nghi tốt hơn đối với sự
thay đổi trạng thái hóa học của sinh cảnh bị xâm lấn.
- Giả thuyết cân bằng tự nhiên: Đây là giả thuyết trung tâm của quan niệm cho
rằng những quần xã giàu loài sẽ có sức chịu đựng tốt hơn đối với sự xâm lấn so
với quần xã nghèo loài.
- Giả thuyết về ổ sinh thái trống: Có ý kiến cho rằng, những quần xã bị xâm lấn
thƣờng có những ổ sinh thái chƣa có loài sinh vật nào chiếm lĩnh và ngoại lai
dễ dàng chiếm lĩnh.
- Giả thuyết về những kẽ hở do sự phá vỡ sinh cảnh. Giới hạn của sự phá vỡ phụ
thuộc vào yêu cầu cần thiết để loàiSVNL kiếm đƣợc thức ăn trong quần xã sinh
vật bản địa.
8

Có lẽ còn mất thêm nhiều thời gian và công sức nữa thì mới có thể tìm đƣợc
câu trả lời thỏa đáng liên quan đến sự xâm lấn của SVNL. Đƣơng nhiên, để sớm có
đƣợc câu trả lời đòi hỏi phải có sự hợp tác không chỉ trên phạm vi toàn cầu mà còn
là sự hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế, trong đó không thể xem nhẹ sự
tham gia của cộng đồng cƣ dân ở những địa phƣơng đang xảy ra sự xâm hại của
SVNL.
1.2.SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI VÀ CÓ NGUY CƠ XÂM HẠI
1.2.1. Sinh vật ngoại lai xâm hại
Khái niệm về SVNLXH tuy không mới, nhƣng có nơi, có lúc chƣa đƣợc hiểu
loài ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại đúng. Mặt khác, một số thuật ngữ nhƣ
“ngoại lai”, “xâm hại”, …,thƣờng đƣợc sử dụng thay thế cho nhau để miêu tả cùng

một sự vật. Việc sử dụng các thuật ngữ này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn sử
dụng.Ngƣời sử dụng với một nghĩa, nhƣng ngƣời đọc ở các lĩnh vực khác nhau lại
thì lại hiểu các nghĩa khác nhau.Điều này có thể gây ra nhầm lẫn và gây khó khăn
cho công tác quản lý. Để hiểu đúng khái niệm về SVNLXH cần phân biệt các thuật
ngữ sau đây: loài bản địa, loài ngoại lai, loài xâm hại và loài ngoại lai xâm hại.
Về thuật ngữ loài ngoại lai đã đƣợc trình bày kỹ ở trên do vậy phần này sẽ
trình bày về loài ngoại lai, loài xâm hại và loài ngoại lai xâm hại.
Vấn đề SVNLXH thực ra đã xuất hiện từ xa xƣa do sự di cƣ và nỗ lực chinh
phục thiên nhiên, phát triển KT - XH của con ngƣời. Năm 1833 khi Cherles Darwin
đến Nam Mỹ, ông đã phát hiện tại một khu vực rộng lớn bị cây kê châu Âu xâm
lấn.Ông đã nghi ngờ rằng “Liệu còn có trƣờng hợp nào khác đƣợc ghi nhận về sự
xâm lấn cạnh tranh loài trừ các loài sinh vật bản địa ở một quy mô lớn hơn nhƣ vậy
không”?
Nhƣ ta đã trình bày, để hiểu đúng khái niệm về SVNLXH, cần phải phân biệt
các thuật ngữ sau đây: loài bản địa, loài ngoại lai, loài xâm hại, loài ngoại lai xâm
hại.
 Loài bản địa
9

Loài sinh vật bản địa (đối với một HST cụ thể) là loài không phải do du nhập
tới, mà có lịch sử phát sinh hay HST đó là vùng phân bố tự nhiên của nó (Master,
Sheley,2001) .
 Loài ngoại lai
Loài ngoại lai hay SVNL là những sinh vật đã đƣợc du nhập có chủ đích hay
không chủ đích đến một địa phƣơng, vùng miền mà nơi đó không phải là vùng phân
bố tự nhiên của nó (NARO, 2009). Ngoài ra, còn có định nghĩa của Chenje và nnk
(2003); Masters, Sheley (2001); Sujey và nnk (2010).Công ƣớc quốc tế về ĐDSH
(CBD); IUCN (2003); Luật ĐDSH của Việt Nam (2008).
 Loài xâm hại
Thuật ngữ này có nhiều định nghĩa khác nhau và cách định nghĩa thƣờng

xuất phát từ những khía cạnh kinh tế, xã hội khác nhau. Do đó thuật ngữ “loài xâm
hại” thƣờng bị phê phán không chính xác đối với lĩnh vực khoa học, sinh thái học.
Theo Lowe và nnk (2000), tất cả các nhóm sinh vật (virut, tảo, nấm, rêu,
dƣơng xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xƣơng sống, cá, lƣỡng cƣ, bò sát, chim
thú) đều có nhữngloài trở thành SVNLXH.
Crink và Fuller (1995) không định nghĩa chung cho giới sinh vật mà chỉ định
nghĩa riêng cho thực vật. Theo đó: Loài thực vật xâm hại là một loài thực vật ngoại
lai phát tán một cách tự nhiên (không có sự hỗ trợ trực tiếp của con ngƣời) trong nơi
ở (habitat) tự nhiên hay bán tự nhiênvà gây ra sự thay đổi đáng kể về thành phần,
cấu trúc hay các quá trình sinh thái (dẫn theo Masters và Sheley, 2001).
Ngƣợc lại, Masters và Sheley (2001) lại định nghĩa chung cho giới sinh vật.
Theo 2 tác giả này, sinh vật xâm hại là những loài ngoại lai mà sự du nhập của nó
gây hại hay có khả năng gây tổn thất kinh tế hoặc gây ra tác động có hại cho môi
trƣờng, sức khỏe con ngƣời.
Theo Paudel, sinh vật xâm hại là những loài thực vật hay động vật không
phải bản địa, gây ảnh hƣởng về mặt sinh thái và nơi ở đối với những loài đang tồn
tại ở một vùng cụ thể.
10

Sinh vật xâm hại là những loài đã tạo lập quần thể và tự phát tán hoặc có
tiềm năng tạo lập quần thể và phát tán ở ngoài vùng phân bố tự nhiên và sau đó đe
dọa các HST, nơi ở (habitat) của các loài khác hoặc đe dọa loài khác, có tiềm năng
gây hại về kinh tế và môi trƣờng, có hại cho sức khỏe của con ngƣời (NARO, 2009)
Theo Le Ruxe (1981), thực vật xâm hại là bất kỳ loài thực vật bản địa hay
ngoại lai nào có tác dụng bất lợi đối với sự sinh trƣởng của những loài thực vật
đang đƣợc sản xuất thƣơng mại, tạo ra sự gia tăng vấn đề quản lý hay trồng trọt ở
những nơi không mong muốn.
Richardson và nnk (2001): Thực vật xâm hại là những loài thực vật tự nhiên
sinh ra thế hệ con cái có khả năng tái sinh với số lƣợng lớn ở cách xa nơi ở của bố
mẹ và có khả năng phát triển trên vùng rộng. Theo Vanwilgen và nnk (2001), thực

vật thân gỗ xâm hại là những loài có thể sống sót, sinh sản, phát tán, đôi khi với tỉ lệ
báo động qua các sinh cảnh.
IUCN (1999) định nghĩa sinh vật xâm hại là loài SVNL đã tạo lập quần thể
trong các HST, nơi ở tự nhiên hay bán tự nhiên, là một tác nhân làm thay đổi và đe
dọa ĐDSH bản địa.
Kết quả nghiên cứu nhiều năm qua cho thấy, phần lớn sinh vật xâm hại là
loài ngoại lai, nhƣng cần lƣu ý, không phải loài SVNL nào cũng là loài xâm hại.
Một điều quan trọng cần phải nhớ là nhiều loài SVNL trở thành không thể thiếu
trong đời sống của chúng ta (ví dụ nhƣ cây khoai tây, cây ngô v.v…). Mặt khác,loài
bản địa cũng có thể trở thành loài xâm hại trong điều kiện những thay đổi của môi
trƣờng (nhƣ sự chăn thả quá mức, hỏa hoạn, thay đổi chế độ dinh dƣỡng, sự chiếm
nơi ở của một số loài xâm lấn v.v…). Thí dụ, loài keo bản địa của Uganda là Acacia
hockio trở thành loài xâm hại ở nhiều vùng đất đồng cỏ sau sự suy giảm số lƣợng
các động vật lớn là những tác nhân tự nhiên kìm hãm loài keo này (NARO, 2009).
Chƣơng trình SVNLXH toàn cầu (GISP) đã công bố số liệu trên trên thế giới
có khoảng 22.000 loài thực vật xâm hại trên tổng số 250.000 loài thực vật chiếm tỉ
lệ hơn 11%.
 Sinh vật ngoại lai xâm hại
11

Nhƣ vậy, một số định nghĩa đã đƣợc lựa chọn để trình bày nhằm thể hiện sự
khác biệt giữa các thuật ngữ: loài bản địa, loài ngoại lai, loài xâm hại, loài ngoại lai
xâm hại.
Thuật ngữ sinh vật ngoại lại xâm hại (Invasive Alien Species) đã đƣợc nhiều
tác giả định nghĩa và sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ SVNLXH, sinh vật
lạ xâm hại, sinh vật gây hại lạ …
Ở Viêt Nam sau khi Luật ĐDSH ra đời năm 2008 thì khái niệm về loài ngoại
lai, loài ngoại lai xâm hại đã đƣợc văn bản hóa và đƣợc coi là một khái niệm thông
dụng.
Luật ĐDSH năm 2008 định nghĩa loài xâm hại nhƣ sau:

- Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại
đối với các loài bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và
phát triển.Theo đó thì thông tƣ liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-
BNNPTNT ngày 26/9/2013 quy định loài ngoại lai xâm hại đƣợc xác định dựa
trên các tiêu chí sau:
+ Tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, đang lấn chiếm nơi sinh sống; cạnh
tranh thức ăn và gây hại cho sinh vật bản địa, có khả năng phát tán mạnh; có xu
hƣớng gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện ở Việt Nam.
+ Qua khảo nghiệm, thử nghiệm thể hiện có xâm hại
Hiện nay, trên thế giới, khái niệm về SVNLXH đƣợc trích dẫn chủ yếu từ
Công ƣớc quốc tế và ĐDSH (CBD) và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Theo Công ƣớc quốc tế về ĐDSH (CBD) thì SVNLXH đƣợc định nghĩa
nhƣ sau:
SVNLXH là loài SVNL đã tạo lập đƣợc quần thể và phát triển, đe dọa các
HST, nơi ở hoặc loài sinh vật khác, gây ra những tác hại về kinh tế và môi trƣờng,
hay là SVNLXH là những loài đƣợc du nhập ra khỏi nơi ở tự nhiên của chúng một
cách có chủ đích hoặc không chủ đích, tạo nơi ở mới chúng có khả năng tự tạo lập
quần thể, xâm hại, cạnh tranh thắng các loài bản địa và chiếm lĩnh môi trƣờng
(CBD,News, 2001).
12

John R. Mackinson, Đồng Giám đốc Trung tâm Bảo tồn ĐDSH khu vực
ASEAN (ARCBC) định nghĩa về SVNLXH nhƣ sau:
SVNL xâm lấn là loài sinh vật không phải loài bản địa được du nhập vào một
vùng nước do các hoạt động của con người, mà sự hình thành và phát triển của
chúng đe dọa đến các HST, môi trường sống hoặc các loài khác, gây thiệt hại về
kinh tế và môi trường.
Theo IUCN (2003), SVNLXH là một loài SVNL đã thích nghi và phát triển
trong một HST hoặc nơi ở mới (tự nhiên hoặc bán tự nhiên) và là nguyên nhân gây
ra sự thay đổi, đe dọa ĐDSH bản địa.

Raghubanshi và nnk (2005) định nghĩa nhƣ sau: SVNLXH là những loài sinh
vật đƣợc du nhập có chủ đích hoặc không có chủ đích từ nơi ở tự nhiên đến vùng
mới đã tạo lập quần thể, xâm lấn và cạnh tranh với bản địa.
Liên minh châu Âu (EI,2011) định nghĩa SVNLXH là loài ngoại lai lấn
chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân
bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
Còn rất nhiều định nghĩa khác về SVNLXH nhƣng những định nghĩa đƣợc
nêu ở đây là khá tiêu biểu.
1.2.2. Sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại
Theo thông tƣ liên tịch số 27/2013/TTLT – BTNMT – BNNPTNT ngày
26/9/2013. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đƣợc xác định theo một trong các tiêu
chí sau đây:
 Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng một trong
các tiêu chí sau: chƣa tự thiết lập đƣợc quần thể trong tự nhiên, có xu hƣớng lấn
chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn, gây hại đối với loài bản địa; hoặc qua
khảo nghiệm, thử nghiệm, điều tra, đánh giá thấy biểu hiện nguy cơ xâm hại;
 Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chƣa xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng một trong
các tiêu chí sau: loài chƣa du nhập vào Việt Nam; đã đƣợc ghi nhận xâm hại từ
hai quốc gia trở lên có điều kiện sinh thái tƣơng tự Việt Nam.
13

Thông tƣ 27/2013/TTLT – BTNMT – BNNPTNT ngày 26/9/2013 còn ban
hành kèm theo danh mục các loài côn trùng ngoại lai xâm hại và danh mục các loài
côn trùng ngoại lai có nguy cơ xâm hại ở Việt Nam.
1.2.3. Tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại và côn trùng ngoại lai xâm hại
SVNLXH gây ra những hậu quả to lớn,lâu dài không chỉ về môi trƣờng mà
còn về kinh tế xã hội, sức khỏe con ngƣời.SVNLXH phá vỡ cân bằng sinh thái, làm
giảm ĐDSH, làm suy yếu các chức năng của HST, là mối đe dọa đối với HST bản
địa. Theo tổ chức IUCN/SSC/ISG (2004) hàng năm, trên toàn thế giới những chi
phí kinh tế liên quan đến các loài sinh vật ngại lai ƣớc tính trị giá khoảng 400 tỷ

USD.
SVNL có mặt trong tất cả các nhóm phân loại chủ yếu, bao gồm virut, nấm,
tảo, rêu, dƣơng xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xƣơng sống, cá, lƣỡng cƣ, bò
sát, chim, thú.
Chƣa có một tiêu chuẩn thống nhất đối với thiệt hại tối thiểu, mức độ lan
rộng hay quy mô cần thiết của một loài ngoại lai để đƣợc coi là xâm hại. Tuy nhiên,
chỉ cần một số lƣợng cá thể rất nhỏ, chiếm một phần cũng nhỏ trong đa dạng di
truyền của loài đó ở môi trƣờng tự nhiên của chúng, có thể là đủ để tái sinh, thông
qua sinh sản sẽ lan rộng, gây thiệt hại to lớn về môi trƣờng ở nơi cƣ trú mới.
Có thể xem xét tác động của SVNLXH ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, có thể gộp lạithành 3 nhóm sau đây : tác động đến sinh thái, tác động đến
kinh tế và tác động đến văn hóa xã hội.
1.2.3.1. Tác động đến hệ sinh thái
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, các loài ngoại lai xâm hạiđã gây
ảnh hƣởng bất lợi cho tính ĐDSH của khu hệ sinh vật bản địa, cấu trúc sinh quần và
chức năng của HST.SVNLXH gây tác động đến khu hệ sinh vật bản địa hầu nhƣ ở
từng kiểu HST và trong cả vùng sinh thái (Lowe và nnk,2000). Tác động của
SVNLXH đối với HST là tất yếu. Tuy nhiên, điều khó khăn là không dễ lƣợng hóa
đƣợc và do đó thƣờng bị loại bỏ khi phân tích tổn thất liên quan đến SVNLXH.
 Tác động đến chức năng của hệ sinh thái
14

Ảnh hƣởng của SVNLXH đến chức năng của HST thể hiện ở chỗ, chúng có
thể thay đổi hoàn toàn cấu trúc và thành phần loài của HST bằng cách lấn át loài
bản địa do cạnh tranh trực tiếp nguồn sống hoặc gián tiếp bằng cách thay đổichu
trình tuần hoàn vật chất.
Thiếu vắng thiên địch hay thiếu sự phòng chống SVNL tại nơi ở mới, các
SVNL tiếp quản toàn bộ HST và cạnh tranh với loài sinh vật bản địa, không chỉ
thay thế triệt để các loài bản địa mà còn có thể làm cho cả HST suy giảm.
Bèo Nhật Bản sinh trƣởng nhanh và gây hại các HST thủy vực do ngăn chặn

ánh sáng mặt trời, làm giảm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc, làm thay đổi dòng chảy
của nƣớc, làm tăng thoát, bốc hơi nƣớc.
SVNL có thể góp phần làm suy thoái đất thông qua việc gây xói mòn, làm
suy giảm nguồn nƣớc trong đất.Lá của thực vật ngoại lai rụng xuống có thể làm cho
đất bị nhiễm độc hoặc khống chế sự sinh trƣởng của những loài thực vật khác. Loài
SVNL có thể làm thay đổi môi trƣờng theo hƣớng thuận lợi cho chúng và bất lợi
cho các loài sinh vật bản địa.
Các quá trình sinh thái có thể thay đổi sau khi SVNL đã tạo lập đƣợc các
quần thể và lan rộng (Walker, 1997). Khi sự phá vỡ HST vƣợt quá ngƣỡng sinh
thái, sẽ rất khó phục hồi đƣợc HST ở mức mong muốn. Sự xâm lấn của thực vật
ngoại lai xâm hại có thể làm thay đổi các quá trình sinh thái bao gồm chu kỳ tuần
hoàn của nƣớc, sự xói mòn và lắng đọng trầm tích, chu trình chuyển hóa năng lƣợng
và dƣỡng chất, sự tái sinh của thực vật bản địa, sự cháy rừng v.v…(Masters,
Sheley,2001)
 Tác động đến đa dạng sinh học
Các loài SVNL hiện nay đƣợc coi là một trong yếu tố chính tác động đến
ĐDSH tạo ra mối đe dọa lớn đối với ĐDSH trên thế giới.Nhiều ý kiến đã coi tác
động của SVNLXH có thể là mối đe dọa lớn thứ 2 trong các mối đe dọa nguy hiểm
nhất đối với ĐDSH (CBD,2005; OTA,1993; Lowe và nnk,2000).
 Gây ra sự tuyệt chủng hoặc biển mất của một số loài sinh vật bản địa
15

Hơn 5 thế kỷ qua, các loài chim ngoại lai đóng vai trò chính hoặc 1 phần
trong sự tuyệt chủng của ít nhất 65 loài chim trên thế giới (Bird Life Intenational,
2006).Các loài SVNL, đặc biệt là các loài săn mồi đã trực tiếp đe dọa hơn 300 loài
chim trên thế giới (Bird Life Intenational, 2004).
Baillie và nnk (2004) thông báo, trong danh sách đỏ của IUCN năm 2004 về
những loài sinh vật bị đe dọa, các loài SVNLXH đóng góp tới 50% sự tuyệt chủng
của các loài cá nƣớc ngọt và đóng góp đe dọa sự sống sót của 67% loài chim ở đảo.
Tại Capuchia, sự xâm lấn của cây mai dƣơng ở vùng bán ngập, hồ đã làm

cho một số loài cá biến mất khỏi hồ Boeung Thom, đặc biệt gây nhiều khó khăn
trong việc đánh bắt cá (Ranwala, Thushari,2012).
 Làm suy giảm tính đa dạng loài của khu hệ động, thực vật bản địa
SVNLXH làm suy giảm độ phong phú của loài bản địa do cản trở các cây
con tạo lập quần thể, ức chế sự sinh trƣởng và phát triển của các loài cây khác, làm
thay đổi quan hệ qua lại giữa loài thụ phấn và thực vật cần thụ phấn, làm tăng sự
cạnh tranh trên mặt đất, dƣới mặt đất và lai giống với loài bản địa (Ranwala,
Thushari, 2012).
Cây mai dƣơng xuất hiện trong các khu bảo tồn sẽ làm nghèo khu hệ động,
thực vật bản địa, biến thảm thực vật có sự ĐDSH về loài bản địa thành thảm thực
vật nghèo loài, thậm chí là đơn loài. Khu hệ chim, bò sát cũng chịu ảnh hƣởng rất
lớn do sự xâm lấn của cây mai dƣơng. Ví dụ điển hình: tại vùng đất ngập nƣớc
thuộc lãnh thổ bắc Öc rộng 450km
2
với khu hệ động, thực vật phong phú đã biến
thành một thảm cây mai dƣơng dầy đặc, con ngƣời rất khó chen chân vào đƣợc. Ở
những bờ đất gần nƣớc (ven sông, ven hồ, đầm v.v…) là nơi lý tƣởng cho nhiều loài
chim nƣớc với sự phong phú của thảm thực vật bản địa. Do sự xâm lấn của cây mai
dƣơng đã làm mất đi môi trƣờng sống lý tƣởng của chim nƣớc. Có thể thấy, sự
ĐDSH ở cấp độ loài cũng nhƣ mức độ phong phú của từng loài chim nƣớc tỷ lệ
nghịch với mức độ xâm lấn của cây mai dƣơng của các vùng đất bán ngập ven hồ.
Nhiều nghiên cứu ở Öc cho thấy, các loài động vật nhƣ chuột có thể thích hợp với
những nơi bị cây mai dƣơng xâm lấn, đặc biệt sự xâm lấn này mang tính da báo,
đƣợc xem là điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sống. Ngƣợc lại sự xâm lấn của cây
16

mai dƣơng đã làm nơi ở trở nên không thích hợp với các loài thằn lằn. Cây mai
dƣơng xâm lấn ở vùng lãnh thổ Bắc Öc đã là mối đe dọa đối với một số loài động
vật (Forno and nnk,1990; Samouth, 2004; Wallden và nnk, 2004). Loài SVNL có
thể tác động lên loài sinh vật bản địabằng cách đem theo vật gây bệnh, ký sinh dẫn

đến gây bệnh hoặc giết chết loài bản địa.
Thực vật ngoại lai xâm hại có thể làm giảm chất lƣợng nơi ở của động vật
hoang dã. Vùng có loài cỏ sở hữu lá lớn (Euphorbia esula L) chiếm ƣu thế đã ít
đƣợc hƣơu, nai, bò rừng, Bizon sử dụng so với vùng không bị loài cây này xâm lấn
(Masters và Sheley, 2001).
Ở nƣớc ta, vƣờn quốc gia Tràm Chim sau khi xuất hiện cây mai dƣơng, số
lƣợng sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpie) đã giảm hẳn trong các năm đầu thế kỷ
XXI do bãi cỏ năn là nơi ăn nghỉ của sếu đầu đỏ đã bị cây mai dƣơng xâm lấn.
Trong các năm 2000 -2002, vƣờn quốc gia Tràm Chim đã tiến hành chặt bỏ cây mai
dƣơng, từ đó số lƣợng sếu đầu đỏ đã dần tăng lên.
 Thay thế loài sinh vật bản địa
Loài sâu đục thân (Chilopartellus (Swinhole) (Lep.Cambridae) là loài côn
trùng bản địa ở châu Á. Năm 1930, loài này đã xâm nhập châu Phi, tại Malavei và
Kenya đã ghi nhận nó có vị trí thứ 2 trong số các loài sâu đục thân ngô vào các năm
1965-1969. Đến năm 1991-1992, loài này đã chiếm hơn 80% số lƣợng trong mẫu
điều tra, trong khi đó loài sâu đục thân Sesamia vốn là loài bản địa lại trở thành loài
không phổ biến.
 Sinh vật du nhập có chủ đích trở thành loài ngoại lai xâm lấn
Ong mật nói chung là côn trùng có lợi vì vai trò thụ phấn và sản xuất mật
ong. Một số loài ong đã đƣợc du nhập tới các quốc gia ở xa vùng phân bố tự nhiên
của chúng. Các loài ong du nhập gồm ong Ý Apis mellifera, Bombus sp, Megachile
rotundalaF. v.v… Hậu quả tiêu cực của các loài ong này gồm sự cạnh tranh nguồn
thực vật với các loài ong thụ phấn địa phƣơng, cạnh tranh nơi làm tổ, các thiên địch
cùng du nhập theo (cụ thể là vật gây của ong du nhập có thể tác động đến những
loài ong bản địa, thụ phấn và phá vỡ sự thụ phấn nhờ côn trùng của thực vật bản địa
(Dave Goulson, 2003)
17

 Côn trùng hại trở thành loài sinh vật ngoại lai xâm hại
Bọ kìm (Lucanus cervus) là sinh vật cảnh phổ biến ở Nhật Bản. Hàng năm có

đến hơn 1 triệu cá thể đƣợc nhập vào Nhật Bản. Doanh số hàng năm hơn 100 triệu
USD. Sự buôn bán côn trùng có thể gây ra nguy cơ sinh thái.Có thể loài bọ kìm bản
địa sẽ bị tác động trầm trọng và trực tiếp vì sự giống nhau ở sinh thái. Tác động ảnh
hƣởng đầu tiên là sự cạnh tranh thức ăn và nơi sống. Tác động thứ 2 là sự pha trộn
gen mà hậu quả là xẩy ra sự lai giống giữa bọ kìm ngoại lai và bọ kìm bản địa. Tác
động thứ ba là bọ kìm xâm lấn mang theo ký sinh (Sujay và nnk, 2010).
1.2.3.2. Tác động đến kinh tế
Ngoài những tác động bất lợi trực tiếp lên HST và môi trƣờng, các loài
SVNLXH còn gây tổn thất về kinh tế. Tuy nhiên, rất khó lƣợng hóa đƣợc những tổn
thất kinh tế do SVNLXH, nhƣng chắc chắn là không nhỏ. Tổn thất này bao gồm
thiệt hại về thu nhập và chi phí phòng chống SVNLXH. Tổn thất này rất khác nhau
ở các quốc gia, biến động từ chục triệu đến trăm triệu USD mỗi năm.
Nhiều nƣớc trên thế giới phải đối mặt với chi phí cao trong phòng chống các
loài sinh vât ngoại lai xâm hại.Hầu hết các quốc gia ở châu Phi đều bị tác động của
SVNLXH. Tại 7 nƣớc châu Phi, đánh giá tổn thất kinh tế hàng năm do SVNLXH
ƣớc đạt 20-50 triệu USD. Cả châu Phi con số này là khoảng 100 triệu USD
(NUED,2003). Để phòng trừ SVNLXH, châu Phi hàng năm phải tiêu tốn khoảng 60
triệu USD (CBD, 2005; UNEP,2007).
Bèo Nhật Bản là một trong những loài thực vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm
nhất ở châu Phi.Các quốc gia ở châu Phi hàng năm phải chi nhiều triệu đola để
phòng trừ sinh vật này.Tại Uganda, chi phí quản lý bèo Nhật Bản vào năm 1999 là
112 triệu USD.
Tại Hoa Kỳ từ năm 1906 đến năm 1991 ghi nhận có 43 loài SVNLXH, trong
đó 15% gây tổn thất nghiêm trọng, ƣớc tính khoảng 92,5 tỉ USD (SuJey và
nnk,2010). Hiện nay, hàng năm Hoa Kỳ tổn thất chi phí phòng chống các loài
SVNL ƣớc tính khoảng 138 tỉ USD (Pimentel và nnk, 2005) ƣớc tính khoảng ¼
tổng sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ hàng năm bị mất do sâu hại ngoại lai và chi
phí trong phòng trừ chúng.
18


Ngoài ra, SVNLXH không chỉ xâm lấn các vùng đất hoang hóa mà xâm lấn
cả đất nông nghiệp, gây tổn thất về năng suất, gây tổn thất tiền lãi xuất khẩu do bị
cấm xuất khẩuvì bị nhiễm SVNLXH, giảm sản xuất nông nghiệp, tác động đến nghề
cá, nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại cơ sở hạ tầng do HST thay đổi (gia tăng cƣờng
độ và tần xuất hỏa hoạn, lũ lụt v.v…). Thêm chi phí đối phó với vấn đề sinh vật
ngoại lai xâm hại nhƣ nghiên cứu, dự báo, giáo dục, thông tin, quản lí, chi phí
phòng trừ v.v…
1.2.3.3. Tác động đến văn hóa xã hội
Ngoài những tác động đến môi trƣờng, kinh tế, SVNLXH còn tác động đến
giá trị văn hóa, di sản, đe dọa sức khỏe con ngƣời, cản trở giao thông thủy và các
công trình thủy lợi, ảnh hƣởng đến du lịch và các giá trị văn hóa. Có thể nói,
SVNLXH đã trở thành vấn đề sống còn đối với sự sống trên trái đất.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH VẬT NGOẠI LAI
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về SVNLXH, đặc biệt là ở Mỹ. Tại
Mỹ và Canada đã ghi nhận có khoảng 2.100 loài thực vật ngoại lai xâm hại. Đầu
thập niên 1970, tại Mỹ đã thống kê có hơn 200 loài nấm vi khuẩn, tuyến trùng và
hơn 100 loài côn trùng là dịch hại đƣợc du nhập từ nƣớc ngoài. Cũng tại Mỹ,có hơn
½ số loài dịch hại chính có nguồn gốc du nhập từ nƣớc ngoài, gây tổn thất hàng tỷ
đô la hàng năm cho ngành nông nghiệp Mỹ (Cheremisinov, 1973; Golembiowash
,1981) . Ở Mỹ, số lƣợng loài thực vật ngoại lai xâm hại ở các bang không giống
nhau và biến động từ 8-47% tổng số loài thực vật của từng bang (USDA Forest
Service,2002)
Ở các nƣớc Trung Âu, đến 1981 đã xác định có tới 35% số loài sâu hại
đƣợc du nhập từ các nƣớc thuộc các châu lục khác hoặc từ các nƣớc phía nam châu
Âu (Cheremisinov,1973; Golembiowash,1981). Hầu hết các quốc gia ở châu Phi
đều bị ảnh hƣởng bởi các SVNLXH. Năm 2004, IUCN đã xác định đƣợc 49 loài ở
Mauritius, 44 loài ở Swaziland, 37 loài ở Algeria và Madagasca, 35 loài ở Renya,
28 loài ở Egypt, 26 loài ở Ghana và Zimbabwe, 22 loài ở Ethiopia (IUCN/SSC/ISG,
2007). Ở Tanzania có khoảng 1% số loài du nhập đã trở thành loài

19

SVNLXH(Groves,1986). Theo Borokini, có 25 loài thực vật ngoại lai xâm hại đã
ghi nhậnđƣợc ở Nigeria. Ở Uganda ghi nhận đƣợc hơn 20 loài thực vật ngoại lai
xâm hại (NARO,2002).Đối với Cộng hòa Nam Phi. IUCN (2004) đã xác định đƣợc
81 loài ngoại lai xâm hại,nhƣng một nghiên cứu khác cho rằng quốc gia này có ít
nhất 161 loài thực vật ngoại lai xâm hại bắt gặp trong các HST tự nhiên và bán tự
nhiên (Henderson,1995). Nhiều loài SVNLXH đƣợc tìm thấy ở châu Phi có trong
danh sách 100 loài SVNLXH gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới
(IUCN/SSC/ISG,2004).
Newziland là nơi có số loài SVNLlớn hơn số loài bản địa, cụ thể là chỉ có
1200 loài là bản địa, nhƣng có tới 1700 loài ngoại lai.
Srilanka sau 6 năm nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc 20 loài động vật và 39 loài
thực vật là SVNLXH đã phát tán trong các HST tự nhiên và bán tự nhiên
(UNDP,2003).
Số lƣợng loài SVNLXH đã ghi nhận đƣợc trên thế giới rất nhiều. Dựa vào
mức độ nghiêm trọng của hậu quả do SVNLXH gây ra, đã lập đƣợc danh sách gồm
100 loài SVNLXH gây hậu quả nghiêm trọng trên toàn thế giới. Trong danh sách
này có 8 loài sinh vật, 4 loài thực vật thủy sinh, 32 loài thực vật trên cạn, 9 loài
động vật không xƣơng sống ở nƣớc, 17 loài động vật không xƣơng sống trên cạn,
3loài lƣỡng cƣ, 8 loài cá, 3 loài chim, 2 loài bò sát và 14 loài thú (Lowe và cộng
sự,2000)
1.3.2. Tại Việt Nam
Vấn đề SVNLXH còn ít đƣợc chú ý ở Việt Nam. Cho đếnnửa đầu thập kỷ
1990, khi dịch ốc bƣơu vàng bùng phát từ đồng bằng sông Cửu Long đến đồng bằng
Bắc Bộ, từ đó các loài SVNLXH mới từng bƣớc đƣợc nhìn nhận nhƣ một vấn đề
cần phải quan tâm. Dù vậy, cho đến nay cũng chƣa có nhiều nghiên cứu về SVNL
nói chungSVNLXH nói riêng. Một số nghiên cứu về cây Mai Dƣơng (Mimosa
pigra, Trần Triết và cộng sự, 2001,2004,2005; Viện Bảo vệ thực vật,2002, 2003,
2006), về ốc bƣơu vàng (Pomacea canaliculata) (Cục bảo vệ thực vật,2000 ; Viện

bảo vệ thực vật, 2004, 2006), về bọ cánh cứng ăn hại lá dừa, sâu róm hại thông, ong
ăn lá thông (Phạm Bình Quyền,2004). Một số công trình nghiên cứu về động vật

×