Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

CÁC DẠNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.33 KB, 27 trang )

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
Ngày 19-3-2015, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết đã thực
hiện lệnh bắt khẩn cấp Trương Hồ Phương Nga (SN 1987, ngụ Hà Nội) về tội
“Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản”.Trương Hồ Phương Nga được nhiều
người biết đến với danh hiệu Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007.
Theo nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động, Nga và ông H. (doanh
nhân ngụ tại quận 7) có mối quan hệ thân thiết, nhiều lần đi ăn uống, đi chơi
với nhau. Từ đây, Nga nói với ông H. rằng với uy tín của mình, Nga có thể
mua nhiều bất động sản với giá rẻ nhưng với điều kiện ông không ra mặt, mọi
giao dịch do Nga thực hiện.
Do tin tưởng, ông H đã nhiều lần đưa Nga 5,6 tỉ đồng để mua một căn
nhà tại quận 5. Sau khi nhận tiền, Nga không mua nhà mà nói với ông H rằng
không mua được nhà và yêu cầu ông H chuyển thêm tiền để mua căn nhà
khác.
Cũng vì tin tưởng Nga, ông H. đã nhiều lần chuyển cho Nga hơn 16 tỉ
đồng để mua nhà. Tuy nhiên sau khi nhận tiền, Nga đã cắt đứt liên lạc và
không giao nhà như thỏa thuận, buộc lòng ông H phải gởi đơn đến Công an
TP HCM yêu cầu can thiệp.
Sau thời gian xác minh, cuối năm 2014 Công an TP HCM xác định có
dấu hiệu lừa đảo nên khởi tố vụ án để điều tra làm rõ.
1
Tuy nhiên lúc này Nga đã trưng ra một số bằng chứng, giấy tờ có chữ ký
của ông H, nhân chứng nhằm ngụy biện rằng đã trả đủ cho ông H số tiền hơn
16 tỉ đồng. Công an TP HCM đã cho trưng cầu giám định chữ ký thì phát
hiện tất cả giấy tờ, chữ ký đều là giả mạo.
Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:
1/ Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên? Cơ sở nào để xác định
phong cách ngôn ngữ đó?


2/ Nội dung chính của văn bản trên là gì?
3/ "Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng
làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc là phải bù lại bằng
một việc đúng khác" ( Lưu Quang Vũ). Liên hệ với văn bản trên, hãy:
- Chỉ ra cái sai và chỗ sai thêm của Trương Hồ Phương Nga.
- Chỉ ra cách sửa sai phù hợp với pháp luật và đạo đức.
Trăng nở nụ cười
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ả ngớ ngẩn
Gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn sông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
2
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
Đọc bài thơ trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 4 đến câu 6:
4/ Xác định thể thơ? Câu thơ nào sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ?
5/ Các từ ngữ Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại đói nghèo;ngớ
ngẩn;khùng điên;Vườn sông;trăng;cháo hành;lứa đôi đạt hiệu quả nghệ thuật
như thế nào khi người đọc liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam
Cao?
6/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong hai
câu thơ:Vườn sông trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười trong

nhau.
Câu II (3,0 điểm): Trước lúc ra làm trưởng Ban Nội chính Trung ương, Cố
Bí thư Nguyễn Bá Thanh dặn dò lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng: “Hãy khát
vọng chứ đừng tham vọng”.
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) để bày tỏ suy nghĩ
gì về lời dặn dò đó.

Câu III (4,0 điểm): Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của
Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Đó là một công trình khảo cứu công
phu. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một áng văn giàu tính thẩm
mĩ.
3
Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình luận những ý
kiến trên.
-HẾT-
ĐÁP ÁN CHẤM THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
1/Phong cách ngôn ngữ trong văn bản: Phong cách ngôn ngữ báo chí
(0,25 đ)
Cơ sở để xác định: (0,25 đ)
- Trích từ nguồn
- Nội dung mang tính thời sự có ngày tháng, có sự việc; tính ngắn gọn,
lượng thông tin nhiều.
2/ Nội dung chính của văn bản:
- Trương Hồ Phương Nga đã lừa đảo ông H với số tiền lớn, sau đó làm
giả giấy tờ để chứng minh mình đã hoàn trả xong số tiền.(0,25 đ)
- Cơ quan điều tra đã xác định hành vi lừa đảo của Phương Nga và ra
lệnh bắt tạm giam để truy tố trước pháp luật.(0,25 đ)
4

3/ a/ Chỉ ra cái sai và chỗ sai thêm của Trương Hồ Phương Nga: (0,25
đ)
- Cái sai: lợi dụng danh hiệu Hoa hậu để tạo lòng tin, gian dối người
khác nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn;
- Chỗ sai thêm: Nga đã trưng ra một số bằng chứng, giấy tờ có chữ ký
của ông H, nhân chứng nhằm ngụy biện rằng đã trả đủ cho ông H,
thực chất đó là giấy tờ giả mạo.
b/ Chỉ ra cách sửa sai phù hợp với pháp luật và đạo đức:(0,25 đ)
- Với pháp luật: kịp thời ngăn chặn để việc lừa đảo của Phương Nga
không còn tiếp diễn, ra lệnh bắt tạm giam để truy tố trước pháp luật,
dù đó là ai, Hoa hậu hay dân thường, nhằm răn đe, giáo dục.
- Với đạo dức: Mỗi người phải biết nhận thức được cái sai để dừng lại,
tìm cách sửa sai phù hợp, tránh tình trạng đã sai lại càng sai thêm.
Cần tu dưỡng rèn luyện đạo đức, sống có trách nhiệm với cộng đồng.
4/ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.(0,25 đ)
Câu thơ sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ.(0,25 đ)
- Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
- Ả ngớ ngẩn
Gã khùng điên
2/ Các từ ngữ Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại đói nghèo;ngớ
ngẩn;khùng điên;Vườn sông;trăng;cháo hành;lứa đôi đạt hiệu quả nghệ
thuật: .(0,5 đ)
5
- Hàng loạt từ ngữ liên kết với nhau theo phép liên tưởng, làm cho bài
thơ của Lê Đình Cánh trở nên chặt chẽ khi lấy cảm hứng từ truyện
ngắn Chí Phèo của Nam Cao để sáng tác.
- Qua đó, người đọc cảm nhân sâu sắc giá trị hiện thực: phản ánh sự
đói nghèo cùng cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám, tố cáo bọn địa chủ cường hào đã đẩy họ vào bước đường
cùng, tha hoá; đồng thời thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc: ca ngợi

khát vọng hoàn lương và sức mạnh tình yêu của những con người
dưới đáy xã hội.
3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong hai
câu thơ:Vườn sông trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười trong
nhau (0,5 đ)
- Biện pháp tu từ nhân hoá: trăng nở nụ cười; ẩn dụ: vàng mười ( vẻ
đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tình yêu)
- Hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện cái nhìn cảm thông, trân trọng và ca
ngợi mối tình Chí Phèo-Thị Nở của nhà thơ. Đồng thời, tác giả cảm
nhận được hương vị tình yêu sẽ làm nên sức mạnh để Chí Phèo trở
về làm người lương thiện sau ngày tháng chìm đắm trong thế giới
của quỷ dữ.
Câu II (3,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ về lời dặn dò : “Hãy khát vọng chứ đừng
tham vọng”.
3,0
I. Yêu cầu về kĩ năng:
6
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo
lí; bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đoạt lưu loát, không mắc lỗi về
chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức :
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự
thôi thúc mạnh mẽ. Hướng tới khát vọng là hướng tới những điều
tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng.
- Tham vọng là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt xa khả
năng thực tế của con người, khó có thể đạt được. Tham vọng đôi
khi chỉ gắn với dục vọng cá nhân.
* Về thực chất, lời dặn dò của Bí thư Nguyễn Bá Thanh khẳng

định giá trị của khát vọng hướng đến cái chung, phê phán những
tham vọng chỉ đem tới cái riêng cho mỗi con người.
0,5
2. Bàn luận (2,0 điểm)
a/ Phân tích ý nghĩa việc sống có khát vọng:.
- Khát vọng là một biểu hiện tâm lí mang tính tích cực, tốt đẹp của
con người. Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc
đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà còn cho những
người xung quanh trong tương lai, thúc đẩy sự phát triển của xã hội,
đất nước; ( dẫn chứng thực tế)
- Người có khát vọng là người nhận thức đúng đắn bản thân mình là
ai, mình có thể làm gì cho mình và cho mọi người. Họ có trái tim
say mê lý tưởng, có đầu óc tỉnh táo, nhận thức đúng, sai, lợi, hại.
Họ có thể điều chỉnh và làm chủ bản thân mình. Vì thế, họ tránh
được rủi ro trong cuộc sống;; ( dẫn chứng thực tế)
0,25
0.25
0,5
7
- Khát vọng có thể thành hiện thực, có thể không. Khát vọng đem
đến niềm tin, niềm lạc quan cho con người, tạo sức mạnh tinh thần
để họ vượt qua thử thách.; ( dẫn chứng thực tế)
b/ Phân tích tác hại việc sống trong tham vọng:.
- Tham vọng là hiện tượng tâm lý ít nhiều mang sắc thái tiêu cực.
Khi đó, con người quá ham muốn đạt điều gì đó lớn lao cho riêng
mình. Tham vọng xuất phát từ sự ích kỉ, từ lòng tham. Người có
tham vọng chỉ muốn lợi cho bản thân, đôi khi không quan tâm lợi
ích của người khác. Khi bị tham vọng làm mờ mắt, con người có
thể làm hại người khác để đạt mục đích đề ra;( dẫn chứng thực tế)
- Tham vọng xuát hiện khi con người không còn nhận thức đúng

đắn về bản thân, mong ước những điều xa tầm xa với, ngoài khả
năng của mình. Người có tham vọng sẽ bất chấp đúng sai, luật
pháp, tình người để thực hiện bằng được ý muốn của mình. Vì thế,
họ sẽ lãnh hậu quả khó lường;( dẫn chứng thực tế)
- Khi không thực hiện được tham vọng, con người dễ rơi vào tâm lý
xấu, bi quan, chán chường, thù ghét.( dẫn chứng thực tế)
- Phê phán những người sống không có khát vọng, làm cho cuộc
sống trở nên vô nghĩa, sống thừa; bị tham vọng làm cho mờ mắt, dễ
đưa đến con d9u77o2ng tội lỗi, vi phạm pháp luật và đạo đức.
0,25
0.25
0,5
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Nhận thức: phải hiểu ý nghĩa của khát vọng và hậu quả của tham
vọng;
- Hành động: Có ý thức nỗ lực vươn lên, biết tỉnh táo để điều
chỉnh hành vi sai trái. Biết đấu tranh với chính mình, biến tham
0,5
8
vọng ích kỉ thành khát vọng cao đẹp.
Câu III (4,0 điểm):
Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn
Tuân, có ý kiến cho rằng: Đó là một công trình khảo cứu công
phu. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một áng văn giàu
tính thẩm mĩ.
Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình luận
những ý kiến trên.
4.0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm 0.5
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài năng với một phong cách độc

đáo.
- Tuỳ bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc trong và
sau kháng chiến chống Pháp.
- Nêu 2 ý kiến cần nghị luận
0,25
0,25
2. Giải thích ý kiến 0,5
- Công trình khảo cứu công phu: là một tác phẩm được tạo nên
từ công sức tìm tòi, nghiên cứu dựa trên các tài liệu phong phú.
Nó thể hiện vốn và tầm hiểu biết của nhà văn, đồng thời cũng đem
đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về các đặc điểm,
tính chất của đối tượng được đề cập.
- Áng văn giàu tính thẩm mĩ: là tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ
hoàn hảo trong việc tái hiện cái đẹp, khơi gợi những hứng thú và
khả năng cảm nhận cái đẹp ở người đọc.
0,25
0,25
3. Phân tích biểu hiện và bình luận hai ý kiến 3,0
3.1 Phân tích biểu hiện 2,5
9
a) Công trình khảo cứu công phu
-Tác giả huy động một vốn kiến thức tổng hợp khá đồ sộ về rất
nhiều ngành nghề khoa học và nghệ thuật.
+ Địa lí: Sắc nước mỗi mùa, tên của các con thác dọc sông Đà,
đặc điểm địa hình, địa thế của sông
+ Lịch sử: Các thời kì lịch sử khác nhau gắn với Sông Đà: thời
tiền sử, thời Hùng Vương, Thời vua chúa phong kiến, thời kháng
chiến, thời xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Văn hoá: Những sinh hoạt vật chất ( đốt lửa trong hang đá,
nướng ống cơm lam) và tinh thần ( bàn cá anh vũ, cá dầm xanh )

+ Văn học: Hình ảnh con sông Đà trong thơ văn ( Đà giang độc
bắc lưu), gợi nhớ thơ Lí Bạch, thơ Ba Lan
+ Các kiến thức khác: quân sự, thể thao, âm nhạc, hội hoạ, điện
ảnh, sân khấu
- Cung cấp cho người đọc những hiểu biết về con sông Đà và về
cuộc sống người lao động trên sông:
+ Về con sông Đà: từ chiều dài sông, đầu nguồn, lưu vực, tên
sông qua các thời kì lịch sử ( Linh Giang)
+ Về ông đò: Công việc lái đò rất vất vả, khi phải chống chọi lại
với ghềnh thác và những hiểm hoạ bất ngờ của thiên nhiên nên đã
làm bộc lộ ở người lái đò khả năng chinh phục thiên nhiên.
b) Áng văn giàu tính thẩm mĩ (1,5 điểm)
- Người đọc có được khoái cảm thẩm mĩ thực sự trước vẻ đẹp
tuyệt vời của con sông Đà hung bạo và trữ tình; vẻ đẹp của ông đò
anh hùng và nghệ sĩ. Bên cạnh đó, người đọc còn được thưởng
0,5
0,5
0,5
0,5
10
thức vẻ đẹp của một thiên anh hùng ca và một bản tình ca say đắm
về thiên nhiên và cuộc sống.
- Nhà văn đã biến những thông tin khô khan, tư liệu lạnh lùng
thành hình tượng sống động, có đời sống, có tâm lí, tính cách, khả
năng, số phận cụ thể
- Giá trị thẩm mĩ còn thể hiện ở thể văn Tuỳ bút vừa thực tế vừa
tự do phóng túng, ở tài năng lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngôn
ngữ của Nguyễn Tuân.
0,5
3.2 Bình luận hai ý kiến 0,5


- Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về vẻ đẹp
của đoạn trích tuỳ bút. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến chất trí tuệ,
ở lao động nghệ thuật rất công phu của một con người thiết tha
yêu những giá trị vật chất và tinh thần của đất nước, của dân tộc
và tình yêu, sự gần gũi đối với những người lao động bình
thường. Ý kiến thứ hai thể hiện chất tài hoa, tài tử và phong cách
độc đáo vừa thống nhất vừa cách tân sáng tạo trong nghệ thuật
của Nguyễn Tuân .
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho
nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất; giúp người
đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của Tuỳ bút
Sông Đà và tư tưởng của nhà văn.
0,25
0,25
HÃY ĐỌC LẠI PHẦN ĐỀ MINH HOẠ CỦA BỘ NĂM
2015
11
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM
2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút.
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu
4:
… (1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học
cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê
gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn
thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh

mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ
thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?
(2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì
ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có
những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh
Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết.
Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế
giới huyền bí đấy, bạn ạ - thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà
12
sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm
hỉnh hoặc thi vị.
(3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ
nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ,
cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách
lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.”
(Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê,
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích
trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận
nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán
những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay
cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo
quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25
điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu
8:
Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
13
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy,
NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
(0,25 điểm)
Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong
bốn dòng đầu của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện
trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi
phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
14
Không có công việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có
người không tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình mà thôi.
(Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, Tập 1, NXB Tổng hợp TP
HCM, 2013)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của

anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2012)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2012)
Hết
15
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM
2015
Môn: Ngữ văn
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Cái thú tự học
cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.
- Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên
- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời
Câu 2. Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so
sánh/ so sánh.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Tác giả cho rằng khi“thấy chán những con số” thì “bỏ nó
đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh
trời biển ở Ha-oai”, bởi vì “coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh
núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai” sẽ giúp ta thư giãn đầu óc,
tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hơn, làm cho đời sống đỡ nhàm chán,
trở nên thú vị hơn.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
16
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm
riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn
trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,25: Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo hướng
trên
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhưng không phải là quan
điểm riêng của bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn
trích đã cho;
+ Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhưng không hợp lí;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết
phục;
+ Không có câu trả lời.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức
biểu cảm/biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ

cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
17
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách
trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi
tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát
khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của
mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công
lao ấy.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết
phục.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách
khác nhưng hợp lí.
- Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung,
chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
Câu 8. Nêu quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ:
Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh
nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi
dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn
nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.
18
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết
phục.
Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp
hay không phù hợp…).
Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả và nhận xét theo

hướng trên; hoặc nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng
trên nhưng nhận xét có sức thuyết phục.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét
hoặc ngược lại;
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét
hoặc nhận xét không có sức thuyết phục;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý;
+ Không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về
dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục
đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính
liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
19
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài,
Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần
Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể
hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết
luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên;
phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn
văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh

giá/thái độ/quan điểm đối với công việc của bản thân và những người
xung quanh.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung
chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang
vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các
luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ;
sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
20
phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,
cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định
hướng sau:
+ Giải thích ý kiến để thấy được: trong cuộc sống không có công
việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém để chúng ta coi thường hoặc từ bỏ;
công việc nào cũng có ý nghĩa và giá trị đối với một cá nhân hoặc
cộng đồng khi nó phù hợp với sở thích, năng lực của cá nhân hay
cộng đồng đó; vấn đề là ở chỗ chúng ta có nhận ra được ý nghĩa trong
công việc mà mình đã, đang và sẽ làm để làm tốt và thành công trong
công việc đó hay không.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa
sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc
vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận
phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung
quanh về vấn đề lựa chọn việc làm và thái độ/quan điểm/cách đánh
giá công việc…
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một

trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy
đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
21
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu
cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết
câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện
được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể
hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có
quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về
dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố
22
cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ
văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài,
Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần
Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể
hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết
luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần
Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn
văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng
của hai đoạn thơ trích từ bài “Tây Tiến” - Quang Dũng và “Việt Bắc”
- Tố Hữu.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu
chung chung.
23
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang
vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các
luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ;
sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong
đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định
hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ:
++ Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”:

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần
làm nổi bật được khung cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây thơ
mộng, huyền ảo qua khung cảnh chiều sương hư ảo (chiều sương,
hồn lau, bến bờ, hoa đong đưa, ); con người miền Tây khỏe khoắn
mà duyên dáng (dáng người trên độc mộc, trôi dòng nước lũ hoa
đong đưa… ); ngòi bút tài hoa của Quang Dũng tả ít gợi nhiều, khắc
họa được thần thái của cảnh vật và con người miền Tây.
++ Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần
làm nổi bật được khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc quen thuộc, bình
24
dị, gần gũi mà thơ mộng, trữ tình (trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng
nương, bản khói cùng sương ); cuộc sống và con người Việt Bắc
gian khổ mà thủy chung, son sắt (nhớ gì như nhớ người yêu, sớm
khuya bếp lửa người thương đi về, ); mượn lời đáp của người về
xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết đối với Việt Bắc, qua đó, dựng
lên hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến anh hùng, tình nghĩa, thủy
chung.
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy
được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những
cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
++ Sự tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì
kháng chiến chống Pháp, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người Việt Bắc, Tây Bắc và tình cảm gắn bó của tác giả đối với con
người và miền đất xa xôi của Tổ quốc.
++ Sự khác biệt:
+++ Thiên nhiên miền Tây trong thơ Quang Dũng hoang vu
nhưng đậm màu sắc lãng mạn, hư ảo; con người miền Tây hiện lên
trong vẻ đẹp khỏe khoắn mà duyên dáng; thể thơ thất ngôn mang âm
hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại.

+++ Thiên nhiên Việt Bắc trong thơ Tố Hữu gần gũi, quen thuộc
mà trữ tình; con người Việt Bắc hiện lên trong tình nghĩa cách mạng
thủy chung; thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao dân ca.
25

×