Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.79 KB, 14 trang )

Tiểu luận triết học
NỘI DUNG CHÍNH
I. GIÁC ĐỘ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
(CNH – HĐH)
1. Giác độ nghiên cứu
Đề tài này được lựa chọn nghiên cứu dưới giác độ: quan điểm toàn diện và
quan điểm lịch sử - cụ thể, đây là nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển nằm trong hệ thống phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Mỗi quan điểm mang các nội dung và
yêu cầu sau:
- Quan điểm toàn diện: dựa trên cơ sở lý luận là mối liên hệ phổ biến, quan điểm
toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức mọi mối liên hệ vốn có của nó, đó là mối liên
hệ giữa các mặt, các bộ phận, các yếu tố của chính sự vật cũng như giữa sự vật đó
với các sự vật khác. Hơn thế nữa quan điểm còn yêu cầu chúng ta phải biết phân
biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản
chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể: chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự
vật phải chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự
vật sinh ra, tồn tại và phát triển.
1
Tiểu luận triết học
Thực hiện đúng đắn các quan điểm đó chính là chúng ta nắm được và tốt
phương biện chứng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong số hệ thống các nguồn lực mà mỗi quốc gia huy
động vào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
a. Theo quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học:
- Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm
chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội…tạo nên năng lực của con người, của cộng
đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của


đất nước và trong những hoạt động xã hội.
- Nói tới nguồn nhân lực là nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng
tạo tham gia cải tạo tự nhiên làm biế đổi xã hội.
- Nói tới nguồn nhân lực phải nói tới cả số lượng và chất lượng của nó, hai yếu tố
này có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ.
b. Vai trò của nguồn nhân lực đối với CNH – HĐH
- Trước hết ta cần phải hiểu đúng về bản chất CNH – HĐH: CNH - HĐH là quy
trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
quản lý kinh tế xã hội từ sự sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên
2
Tiểu luận triết học
tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp, cùng tiến bộ của khoa học công
nghệ để đạt được năng suất lao động ngày càng cao.
- Với ưu thế hơn hẳn so với nguồn lực khác: nguồn nhân lực là lực lượng duy nhất
có khả năng xác định mục tiêu, nội dung và những giải pháp tiến hành CNH - HĐH
. Mặt khác, nguồn lực con người ngày càng phong phú, đa dạng, nhờ nguồn nhân
lực kết hợp với các nguồn lực khác làm tăng tính hiệu qủa khi sử dụng các nguồn
lực đó…
- Từ những ưu thế đó thì nguồn nhân lực vẫn luôn là chủ thể của quá trình CNH –
HĐH, là lực lượng căn bản nhất để thực hiện quá trình đó. Thực vậy, nếu không có
sự tác động của nguồn nhân lực vào các nguồn lực khác thì chúng chỉ tồn tại ở dạng
tiềm năng, khách thể, không phát huy tính năng xã hội. Mà như đã đề cập ở trên thì
yêu câu về nguồn lực huy động cho CNH - HĐH là tối đa. Vậy để làm được điều
này phải biết phát huy nhân tố con người.
Vậy để có thể tiến hành quá trình CNH - HĐH đòi hỏi mỗi quốc gia phải có
nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao.
c. Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn nói chung và yêu cầu của quá trình CNH -
HĐH nói riêng thì việc phát triển là một tất yếu. Như đã trình bày ở trên thì nguồn

nhân lực bao gồm cả chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, phát triển
3
Tiểu luận triết học
nguồn nhân lực chính là phát triển cả mặt chất lượng và cả mặt số lượng nguồn
nhân lực.
Nhân tố tác động tới nguồn nhân lực bao gồm nhóm nhân tố chủ quan và
nhóm nhân tố khách quan:
- Nhóm nhân tố khách quan bao gồm: điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết
bị cho lao động, các yếu tố truyền thống, văn hóa – xã hội, điều kiện tự nhiên…
- Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: việc sử dụng nguồn nhân lực, hệ thống giáo
dục và đào tạo, các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động.
Trong các nhân tố ấy thì giáo dục và đào tạo có tác động lớn tới nguồn nhân lực, và
tác động lớn nhất tới chất lượng nguồn nhân lực. Trong thời đại hiện nay bùng nổ
công nghệ thông tin thì vai trò của giáo dục – đào tạo lại càng được nâng lên.
Vai trò của giáo dục – đào tạo tới nguồn nhân lực được thể hiện: Giáo dục – đào
tạo tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển và hoàn thiện các nguồn lực và tài
năng của mình. Nhà trường chính là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết
làm cơ sở cho việc hoàn thiện và phát triển những phẩm chất và tài năng của cá
nhân, góp phần tạo ra những giá trị mới để làm tăng khả năng tiếp nhận những ý
tưởng mới và làm thay đổi quan điểm về việc làm và xã hội. Trên cơ sở đó, giáo
dục làm tăng năng suất lao động, nâng cao sức khỏe, làm giảm quy mô gia đình
giảm đói nghèo, tăng thu nhập; Được thể hiện ở chức năng nâng cao dân trí, một
trong những chức năng chủ yếu của giáo dục trong nhà trường. Những kiến thức về
4
Tiểu luận triết học
văn học, sử học, hay về một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác cho dù có
thể không giúp ích trực tiếp cho người nông dân sản xuất ra lúa gạo, nhưng chúng
sẽ góp phần làm phong phú thêm cho cuộc sống, đồng thời góp phần quan trọng
đối với số phận mỗi con người.
d. Sử dụng nguồn nhân lực

- Chính là quá trình vận dụng các năng lực của con người vào quá trình phát triển
kinh tế xã hội.
- Sử dụng nguồn nhân lực là yêu cầu khách quan cho việc tiến hành CNH – HĐH.
Có sử dụng nguồn nhân lực thì mới cho phép phát huy hiệu quả của nguồn lực
khác. Nếu không có nguồn nhân lực thì các nguồn lực khác sẽ mãi tồn tại ở dạng
tiềm năng. Như vậy, nhờ có sử dụng nguồn nhân lực thì mới có thể huy động tối đa
điều kiện tiền đề cho CNH – HĐH.
3. Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với sự nghiệp CNH - HĐH
Đẩy mạnh CNH - HĐH và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện cách
mạng khoa học và công nghệ có những biến đổi nhanh chóng như ngày nay được
coi là những phương thức cơ bản quan trọng nhất để cải tiến một xã hội nông
nghiệp lạc hậu trở thành một xã hội công nghiệp văn minh. Hai quá trình này
không tách rời biệt lập mà trái lại chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động biện
chứng. Cụ thể là:
a. Về phía phát triển nguồn nhân lực
5

×