Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi và đáp án thi tốt nghiệp môn văn tham khảo luyện thi (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.7 KB, 5 trang )

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Môn: VĂN, khối D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH
Câu I (2 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Nêu những đặc
sắc nghệ thuật của tác phẩm đó (đoạn trích được học).
Câu II (5 điểm)
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận
được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này?
PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chọn câu III.a hoặc câu III.b
Câu III.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm)
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn.
Câu III.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm)
Trình bày cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch Vũ Như Tô (đoạn
trích được học) của Nguyễn Huy Tưởng.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Môn thi: VĂN, khối C
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I. (2 điểm)
Anh / chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
1945.
Câu II. (5 điểm)
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu: III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm)
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm:


Đưa người, ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không
vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt
trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy,
Một giã gia đình, một dửng dưng…
- Li khách! Li khách! Con đường
nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay
không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm, mẹ già cũng đừng
mong.
(Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2005, tr.147)
Câu III.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương (đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế)
qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (đoạn trích trong
Ngữ văn 12, sách giáo khoa thí điểm Ban KHXH và NV).

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007
Môn thi: VĂN, khối D
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I. (2 điểm)
Anh / chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bản Tuyên ngôn Độc lập
của Hồ Chí Minh.
Câu II. (5 điểm)
Tràng giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

Anh / chị hãy phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận xét trên.
TRÀNG GIANG
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
H.C
Sóng gợn tràng giang buồn điệp
điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song
song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm
ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ
chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót
vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô
liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò
ngang. Không cầu gợi chút niềm
thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng
chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ
nhà.
(Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2005, tr. 143)

PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu: III.a hoặc
III.b) Câu III.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm)
So sánh cách nhìn người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt
của Nam Cao.
Câu III.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm)
Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một
người Hà Nội của Nguyễn Khải (đoạn trích trong Ngữ văn 12, Sách giáo khoa thí điểm Ban
KHXH và NV).

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi: VĂN, khối C
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I (2 điểm)
Tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hãy
trình bày ngắn gọn những nội dung chính của tác phẩm này.
Câu II (5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh đất nước được thể hiện qua đoạn thơ sau trong bài Đất
nước của Nguyễn Đình Thi:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi
đồi Gió thổi rừng tre phấp
phới Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng
phù sa

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ
khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói
về.
(Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr. 86-87)
PHẦN RIÊNG
__________
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc
III.b Câu III.a. Theo chương trình KHÔNG phân ban (3 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Câu III.b. Theo chương trình phân ban (3 điểm)
Nhận xét của anh/ chị về nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong truyện ngắn Những
đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
Mụn thi: VĂN, khối D
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phỳt, khụng kể thời gian phỏt đề
Phần chung cho tất cả thí sinh
Câu I (2
điểm)
Anh/ chị hãy nêu những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng
Tám.
Câu II (5 điểm)
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).
Phần riêng Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b
Câu III.a (3 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu:
Hơn một loài hoa đã rụng cành,

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
(Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr. 131)
Câu III.b (3 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Ngữ văn 11, Tập hai, SGK thí điểm,
Ban KHXH và NV, Bộ 1, NXB Giáo dục, 2005, tr. 54)

×