Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Ôn tập Tác phẩm Lý luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.61 KB, 30 trang )

Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
LÝ LUẬN VĂN HỌC
1. Quan điểm/ quan niệm sáng tác
+ Là gì:
- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác.
- Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác.
- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm.
- Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống có giá trị
thì không phải ai cũng làm được.
+ Vai trò:
- Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết, các hình thức
nghệ thụât )
- Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà văn.
+ Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh: Văn học là vũ khí lợi hại phục
vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
+ Ứng dụng:
Phân tích quan điểm sáng tác của một nhà văn (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nam Cao…).
2. Phong cách nghệ thuật
+ Là gì:
Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn
+ Đặc điểm:
- Thiên về hình thức nghệ thuật.
- Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn.
+ Vai trò:
- Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn
lớn phải là nhà văn có phong cách.
- Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.
+ Ví dụ:
- Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề nào cũng nồng nàn thao thiết niềm giao
cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá vào hệ thống các phương tiện


biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động
của thời gian cùng giọng điệu thơ đa dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biến
thái tinh vi nhất, chân xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người).
- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc; đậm tính sử thi và
cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà tính dân tộc
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ
nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa => “Ngông”.
+ Ứng dụng
Phân tích phong cách nghệ thuật của một tác giả (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn
Tuân, Tố Hữu, Nam Cao, Xuân Diệu…)
3. Tình huống trong truyện ngắn
+ Là gì:
- Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và tư tưởng nhà
thể hiện rõ nhất.
“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người thấy được trăm
năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)
- Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng khả năng phản
ánh lớn.
1
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
+ Vai trò:
- Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.
- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc
ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…) => Tình
huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn =>
Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của:
• Một tác phẩm có giá trị
• Một tác giả tài năng.
+ Ví dụ: tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ), tình huống cuộc gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa

quản ngục và Huấn Cao (Chữ người tử tù), tình huống nhận thức (Chiếc thuyền ngoài xa)…
+ Ứng dụng:
Phân tích tình huống truyện trong: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt, Chữ người tử tù,…
4. Các giá trị văn học
+ Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học
- Giá trị nhận thức:
• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới
• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình.
- Giá trị giáo dục
• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống
• Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống
đúng đắn.
• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng.
- Giá trị thẩm mĩ:
• Nội dung:
( Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời
( Vẻ đẹp bản thân con người.
• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, giàu sức gợi.
- Mối quan hệ của 3 giá trị:
• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục.
• Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức
• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ.
+ Ví dụ:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mở rộng phạm vi nhận thức về
một hiện thực bề bộn, phức tạp thời hậu chiến với những nghịch lí đầy ngang trái, đồng thời
khám phá vẻ đẹp bên trong người đàn bà tưởng như chỉ biết cam chịu, khơi gợi ở bạn đọc một
thái độ sống, một cách nhìn cuộc đời sâu sắc, tỉnh táo hơn thông qua những hình ảnh có tính chất
biểu tượng, qua lối kể chuyện đa dạng.
+ Ứng dụng:
Đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học.

5. Nhà văn – văn bản – bạn đọc
+ Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý đồ nghệ thuật, cách lí
giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản.
+ Bạn đọc: ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã.
+ Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải phù hợp với
các mã đã được nhà văn kí gửi.
6. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ
+ Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)
2
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm tự sự: có diện mạo,
tính cách, hành động cụ thể)
+ Phân loại:
- Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác phẩm:
• Cái tôi trữ tình: tác giả
• Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả hoá thân vào nhân vật khác trong tác phẩm.
- Xét về vai trò:
• Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc)
• Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới của tâm trạng chủ thể trữ tình
+ Ví dụ:
- “Tảo giải” (Giải đi sớm) khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh - chủ thể trữ tình,
cái tôi trữ tình với vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và vẻ đẹp tinh thần chiến sĩ.
- “Sóng”: xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình “sóng” – nhân vật trữ tình nhập vai, đối tượng
trữ tình mang vẻ đẹp của khao khát tình yêu thuỷ chung, nồng nàn, mãnh liệt.
+ Ứng dụng:
Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong một bài thơ.
7. Giá trị hiện thực
+ Là gì:
- Phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh.

- Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực. (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện thực đời sống
sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí…)
+ Biểu hiện:
Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nói đến giá trị
hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét chính:
- Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần của những con
người bé nhỏ, bất hạnh.
- Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
- Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Cùng phản ánh tình cảnh
khốn quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Ngô Tất Tố miêu tả nỗi chật vật về
vật chất của chị Dậu vì nạn sưu cao thuế nặng, một cổ nhiều tròng, Nguyễn Công Hoan phơi bày
chân thực sự cùng đường tuyệt lộ của người nông dân (“Bước đường cùng”), Nam Cao lại đi vào
mảng hiện thực sâu kín nhất, tăm tối nhất – địa hạt tâm lí để lột trần bi kịch bị tha hoá, nỗi đau
tinh thần khắc khoải của những con người dưới đáy của xã hội – Chí Phèo.
+ Vai trò:
- Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn.
- Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị.
+ Ứng dụng:
- Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm. (Chí Phéo, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt…)
- Phân tích nhân vật làm rõ giá trị hiện thực mới mẻ và độc đáo trong một tác phẩm. (nhân vật
Chí Phèo, nhân vật Mị, nhân vật người phụ nữ vợ nhặt…)
8. Giá trị nhân đạo
+ Là gì:
- Hạt nhân: lòng yêu thương con người.
- Đối tượng: thường là nỗi khổ.
+ Biểu hiện: 3 khía cạnh cơ bản.
- Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
- Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
3

Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
- Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh.
Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt. Chẳng hạn,
cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở
Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì vết; Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính và khát
vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn người vợ nhặt, còn Tô Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm
tàng, mãnh liệt nơi cô gái vùng cao - Mị…
+ Vai trò:
- Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn
“Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki)
- Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học. Nghệ thuật
chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con người).
+ Ứng dụng:
- Phân tích giá trị nhân đạo trong một tác phẩm (Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo…)
- Làm rõ giá trị nhân đạo độc đáo và mới mẻ của một tác phẩm qua việc phân tích nhân vật
(Phân tích nhân vật Tràng, phân tích nhân vật Mị, phân tích nhân vật Chí Phèo…)
+ Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:
- Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm.
- Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá trị hiện thực là
nhắc tới sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách quan thì nói tới gía trị nhân
đạo tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông, thương xót, đồng tình, ngợi ca…)
*********************************
I/ Kịch
1/ Khái niệm
Kịch là một lọai hình nghệ thuật tổng hợp.
Kịch bản là một bộ phận của văn học => kịch bản văn học.
2/ Kịch bản văn học:
a/ Khái niệm:
Kịch bản văn học tái hiện những xung đột trong cuộc sống thông qua diễn tiến của cốt truyện

kịch, qua lời thọai và hành động của nhân vật kịch.
b/ Đặc trưng:
Chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả.
*Xung đột kịch: là những mâu thuẫn, hành động, diễn ra ngày càng gay gắt, căng thẳng đòi hỏi
phải giải quyết bằng cách này hoặc cách khác để kết thúc vấn đề mâu thuẫn.
*Hành động kịch: là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện… trong cốt truyện theo trình tự logic, chặt
chẽ, chủ yếu theo luật nhân quả và được thực hiện bởi các nhân vật.
*Nhân vật kịch: được xây dựng chủ yếu bằng ngôn ngữ của chính họ – ngôn ngữ đối thọai, độc
thọai=> ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc họa tích cách, mang tính hành động, gần gũi với ngôn
ngữ đời sống ( có tính khẩu ngữ cao)
c/ Các kiểu lọai kịch dựa trên nội dung ý nghĩa:
- Bi kịch:
phản ánh xung đột giữa người tốt và kẻ xấu.
Các nhân vật tốt, cao thượng thường hay chết hoặc thảm bại. Bi kịch luôn gợi nỗi xót xa,
thương cảm cho mọi người về những nhân vật cao đẹp
- Hài kịch:
thể hiện những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa bề ngồi đẹp với bên trong xấu xa, đen tối để
bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai
- Chính kịch:
phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong đới sống hằng ngày.
Dựa vào ngôn ngữ biểu hiện chúng ta còn có : kịch thơ, kịch nói, ca kịch…
4
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
3/ Yêu cầu về đọc kịnh bản văn học:
a/ Đọc ky lời giới thiệu để hiểu rõ hơn về tác giả, tác phẩm, thới đại mà tác phẩm ra đời.
b/ Chú y vào lời thọai nhân vật để nắm rõ tính cách.
Chú trọng tới tranh luận, biện bác để làm thay đổi tình thế hoặc khắc sâu mâu thuẫn kịch =>
phải cảm nhận lời thọai của nhân vật.
c/ Phân tích hành động kịch, xác định đước xung đột chính, phụ và phân tích hậu quả từng

xung đột.
d/ Nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội chủ tác phẩm .

II/ Nghị luận
1/ Khái niệm
là một thể lọai văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đốn, chứng cứ… để bàn bạc một vấn đề nào đó
trong cuộc sống và văn học hiện đại
2/ Đặc trưng
a/ Chủ yếu dùng lý lẽ, chứng cứ… để bàn bạc.
b/ Ngôn ngữ chính xác, mang tính xã hội, tính học thuật cao và giàu hình ảnh, sắc thái biểu
cảm.
c/ Sử dụng nhiều thao tác như : giải thích, chứng minh , phân tích bình luận so sánh , bác
bỏ… giúp người đọc hiểu vấn đề.
3/ Các lọai văn nghị luận xét theo nội dung:
- Văn chính luận: bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, triết học…
- VD: Hịch Tướng Sĩ , Đại cáo bình Ngô, Chiếu cầu hiền…
4/ Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
a/ Tìm hiểu tác giả, hòan cảnh sáng tác, mục đích sáng tác.
b/ Nắm bắt được tư tưởng quan điểm chính của tác giả. Tóm lược được những luận điểm và
xác định mối liên hệ giữa chúng với nhau.
c/ Cảm nhận được tâm tư tình cảm qua sắc thái của các cung bậc cảm xúc.
d/ Phân tích nghệ thuật lập luận, sử dụng ngôn ngữ, dùng từ diễn tả…
e/ Nêu khái quát giá trị của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật và bài học từ tác phẩm.
**************************************
PHONG CÁCH VĂN HỌC
I. Khái niệm, những biểu hiện của phong cách văn học
1. Khái niệm
a - Tính độc đáo đáo mang ý nghĩa thẩm mĩ của một hiện tượng văn học thì gọi là phong cách
văn học.
- Phong cách văn học là một khái niệm để chỉ: phong cách văn học của một thời đại, phong cách

văn học của một dân tộc, phong cách nghệ thuật của nhà văn, phong cách văn học của một tác
phẩm văn học cụ thể.
b- Phong cách nghệ thuật của nhà văn là cá tính sáng tạo được thể hiện rõ rệt ở đề tài, cảm hứng,
nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật, giọng điệu và ngôn ngữ đặc sắc, độc đáo của nhà văn đó.
Mỗi nhà văn, nhà thơ (lỗi lạc, có tài) có phong cách nghệ thuật riêng, không giống bất cứ ai.
Trong bài "Một thời đại trong thi ca", nhà văn Hoài Thanh đã chấm phá một vài nét về phong
cách văn học thơ mới (1930 - 1941) và phong cách nghệ thuật của một số nhà thơ mới như sau:
Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh.
Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng
với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu
không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy
Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
5
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế
(Thi nhân Việt Nam)
2. Những biểu hiện của phong cách văn học - phong cách nghệ thuật.
a - Biểu hiện ở cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời.
Ví dụ, Hoài Thanh nói về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu thời thơ mới: "Một tâm hồn mở
rộng, một tấm lòng chào đón, một con người ân ái đa tình… ham yêu, biết yêu…" (Lời
tựa tập Thơ thơ - 1938)
b - Có giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác.
Ví dụ, thơ Nguyễn Bính chân quê, đậm đà mà phong tình lãng mạn.
c - Nét riêng trong sự lựa chọn, xử lí đề tài; xác định chủ đề; xác định đối tượng miêu tả, thể hiện
chính.
Ví dụ, truyện của Nguyên Hồng trước 1945 tập trung nói về lớp người "dưới đáy" xã hội cũ, tầng
lớp lưu manh, gái điếm,…
d- Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật.

Ví dụ, thơ Huy Cận trong tập "Lửa thiêng" thể hiện phong cách nghệ thuật: hàm súc, cổ điển,
triết lí, thấm thía bao nỗi vạn cổ sầu.
*****************************
Thiên chức nhà văn
Bản chất của Thiên chức là cực kỳ ích kỷ (bây giờ người ta hay dùng cặp chữ ích kỷ với
cái nghĩa biểu tượng cho một cái xấu nào đó, thì không phải. ích kỷ là sự thêm vào, sự vun đắp
cho một cái rường mối của một đối tượng . Thì Thiên chức hết sức ích kỷ, nó gìn giữ hết sức
khắt khe cái bản tính của nó, và nó, khi đã rọi sáng vào một ai, thì nó sống bền vững trong tâm
hồn, trong não bộ và trong trái tim, trong cái nhìn, trong cái nghe, trong cảm xúc của người đó.
Chẳng những thế, nó còn có một nội lực cực kỳ mãnh liệt, là nó bảo vệ khít khao, sáng suốt cho
người nó đã rọi sáng, để chỉ thực hiện hướng tới một điều duy nhất thôi làgìn giữ sự trong sáng
tuyệt đối, thanh danh tuyệt đối của bản chất của nó, và nữa là của bản thể người đó.
Các cụ ta xưa khi thấy một người tài năng, những sản phẩm của người đó làm ra đều
tuyệt vời, thì các cụ chiêm ngưỡng, rồi chỉ rất vắn tắt mà rằng: "Cái tài của anh ta là giời cho".
Vậy là đủ. Xin được thí dụ về một người mà thiên chức nhà văn đã âm thầm chọn, suốt một đời
anh ấy lầm lụi sống với thật sự sống, rồi trải qua đủ mọi công việc, và hễ làm bất cứ công việc gì,
thì cũng tận tuỵ mà làm, không một mảy may toan tính so đo. Thế rồi có một đận, người ấy được
cử làm chân thư ký cho một ông như kiểu ông chủ. Khi biết sự thể, thì đám chúng bạn anh ta thổi
vào tai anh ta rằng: "Ông đang là một ông thầy, thầy giáo, thầy giáo cấp ba hẳn hoi, thì hơi đâu
phải đi hầu hạ ai, dẫu hầu hạ một ông bố tướng thì vẫn cứ là hầu hạ chứ báu gì". Thế rồi từ hồi
nào thế lực ấy vẫn rọi sáng mà vẫn ẩn mặt. Kết cuộc, anh ấy nhận công việc mới và cặm cụi, tận
tuỵ mà làm.
Vậy, Thiên chức nhà văn khi rọi vào anh ấy cái ánh sáng mà mắt thường (mắt của xác
thịt) không nhìn thấy. Và cái thiên chức ấy cứ thế ở nguyên đấy trong thế giới nội tâm, nó ngự
trị, nó dẫn dắt. Rồi đến một ngày anh ta cầm lấy một cái bút không phải cái bút của công việc
thường ngày; mà là ngòi bút của sự sáng tạo, thì bỗng nhiên một truyện ngắn đích thị là văn
chương, chói chang và vô cùng đáng yêu, hiện ra tràn đầy trên mấy trang giấy (khổ giấy 5 hào 2
là khổ của trang giấy vẫn quen miệng được nói đến vào thời những năm 60 của thế kỷ 20).
Thế là từ đây, thiên chức nhà văn mở toang cho chảy tràn ra toàn thế giới nội tâm của anh
ấy một giòng mới, khởi đầu thôi mà đã cuồn cuộn, đó là thiên chức văn chương. Cũng cần nói

thêm, đó chính là thiên chức nhà văn, bấy giờ mới khỏi đầu từ từ mớm chân ga của một cỗ xe
thiêng liêng, đó là cỗ xe của thiên chức nhà văn. Tại sao cái cỗ xe thiêng liêng đó, lại chỉ mới
mớm chân ga thôi? Vâng, là bởi thiên chức nhà văn đã tỏ tường vô cùng cuộc lữ hành của con
đường văn chương nó ra sao? Nó dài lắm! Đúng ! Nó gập ghềnh đầy đèo dốc? ? Đúng! Nó chênh
vênh và gian truân? Đúng! Thế rồi, chả có lẽ nó không có cái đích đến của nó ? Không! Đây là
con đường duy nhất không có đích đến. Tại sao? Bởi nó không có toan tính nào cả. Bởi nó là như
6
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
nhiên và tự nhiên kia mà. Ô hay! Sao người đời, chưa chi đã thích bứt phá đến thế. Rồi cả lo lắng
rằng sẽ bất cập. Bây giờ xin trở lại nội dung thiên chức nhà văn như đã nói ở trên kia.
Trước hết, thiên chức nhà văn đã rọi sáng vào não bộ, vào con tim, vào mọi hệ tầng của
cảm xúc, vào tất cả các chiều kích của nghĩ suy của anh ấy là cái ánh sáng gì thế? Vâng, cái ánh
sáng này nó có danh phận, chẳng những vậy, danh phận của nó còn rất lớn, không giới hạn, đó
là thiên chức văn chương (không gọi là văn học, chỉ trong nhà trường, khi văn đem vào để học
thì gọi là văn học)
Vậy bản tính của thiên chức văn chương là những gì ?
Khi anh ấy đã được thiên chức nhà văn lựa chọn để rọi sáng vào cái ánh sáng có danh
phận là thiên chức văn chương, thì điều tuyệt đối quan hệ là cuộc đời anh ấy phải là một cuộc đời
sống thật, thật sự sống thật. Vì sao thiên chức văn chương lại đòi hỏi khe khắt đến thế, làm khó
cho anh ấy người được rọi sáng cái danh phận đến thế. Là vì ở đời này, người ta sống giả nhiều,
sống cho qua quýt, sống hời hợt để chỉ cốt sao hớt được lợi lộc. Người ta cũng hay gọi kiểu sống
giả đó là sống thực dụng. Ai họ cũng làm thân, nhưng chỉ làm thân khi thấy người đó sẽ đem lại
cho họ những lợi lộc. Thiên chức văn chương cực kỳ căm ghét cái hạng người sống như
vậy. Sống thật, cũng còn có một nghĩa lớn khác là sống kỹ, sống kỹ lưỡng. Hãy sống thật để
được nhìn thấy tỏ tường mọi con người đang ở bên anh ấy, quanh anh ấy trong cái đời sống này.
Và chỉ có sống thật, thì khi anh ấy nhìn thấy một ai đó, khi anh ấy quan hệ với một ai đó, dẫu
tính cách người đó ra sao. Người đó đang bị những người xung quanh cười chê, riễu cợt và báng
bổ vì những cái gì đó mà người đó đã và đang tỏ ra; thì với anh ấy, anh ấy lại thấy người đó thật
ra không phải thế, chẳng những vậy, người đó còn đáng yêu kia, còn dễ thương kia.

Ngược lại, ai đó đang được người đời xung quanh ái mộ, ca tụng, rất có cảm tình, cả sự
tung hô, thì anh ấy lại nhìn thấy cái rất đáng dè chừng, rất đáng ghét, và thậm chí kẻ đó có thể
gây tội ác, kẻ đó rất giỏi biến cái độc ác ra cái thiện lành; còn anh ấy, anh ấy đã có hoàn hảo một
mô hình về cái kẻ giả trá này. Tất cả những biểu thị ở trên đây, chỉ có được khi anh ấy luôn
luôn, từng phút, từng giờ, từng ngày và năm tháng anh ấy đã sống rất thật, thật sự sống thật và
sống kỹ. Ngoài đời, là con người, là quan hệ người với người. Nhưng trong tiểu thuyết, trong
truyện ngắn thì họ trọn vẹn là những thân phận nhân vật. Vậy thiên chức văn chương đã làm cái
việc là dựng nên một xã hội thu nhỏ lại trên từng trang giấy là từng trang đời của mối quan hệ
các nhân vật.Thiên chức văn chương đến trước, rồi năm năm tháng tháng nó ngự trị trong con
người anh ấy, để rồi nó tận tuỵ chăm chút, xây nên, đắp nên, gây dựng nên một toà nhà, đó là toà
của thiên chức nhà văn. Vậy nên, khi thiên chức văn chương làm nên được như vậy, để cho
cái toà nhà tương lai kia, thời nó không thể nào lại đem vào cái của xấu (văn đạo, văn nhạt, văn
xơ cứng, văn ôi thiu, văn ác và văn giả v.v.) để làm nguyên vật liệu cho toà nhà thiêng liêng đó
được. Không thể.
Vậy kết quả của một cuộc sống thật sự, sống kỹ là vô cùng hệ trọng. Trong thiên chức
văn chương, là khi bên trong con người anh ấy đã có nguy nga cái toà của thiên chức nhà văn rồi,
thì tác phẩm của anh ấy chỉ mong làm sao, khi đọc đến, thời bất cứ với bạn đọc nào, tâm thế của
họ ra sao, nhãn quan của họ ra sao, cảm xúc của họ ra sao, nghĩ suy của họ nữa, ra sao; thời họ sẽ
thu nhận được những gì mà tác phẩm ấy bày tỏ. Và đây, cũng là một bản tính nữa vô cùng bức
thiết của thiên chức văn chương. Chứ nếu đọc một tác phẩm văn chương nào đó, mà lại ai cũng
hiểu và cảm như ai thì đó là một tác phẩm chết, và tác hại của nó là làm cho đời sống đơn điệu,
cùn mòn, tẻ nhạt, thậm chí tê liệt nữa. Có một lần, tôi hỏi nhà văn Kim Lân, lúc tôi và nhà văn
Kim Lân đang trà nước ở nhà anh. Tôi hỏi: "Anh ạ, thế thì cái đáng sợ nhất, hãi hùng nhất là ai
cũng nghĩ cũng cảm như ai về một tác phẩm, vậy cái gì gây ra hậu quả tai hại này hở anh?" Nhà
văn Kim Lân nói ngay: "Thì cái "anh" lý luận, mà người ta hay gọi là lý luận văn học ấy, nó
đấy?" Tôi lại hỏi: "Vì sao lại là lý luận văn học gây ra cái điều ghê gớm này ạ." Nhà văn Kim
Lân đốp chát tôi luôn và lời ông tuôn ra như suối chảy: "Thì cái mục đích cuối cùng của cái
"anh" này, là nó rặt muốn ai ai cũng chỉ nghĩ có một đường về tác phẩm đó thôi. Nhất là lại đem
dạy trong nhà trường.
7

Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
Đáng lẽ phải dạy làm sao, gợi ý làm sao, mà thầy giáo gọi được ra trong tâm khảm học
trò, mỗi em có nói được ra cái cảm của riêng mỗi trò, cái nghĩ suy của riêng mỗi trò, về tác phẩm
văn chương đó chứ. Đằng này, thì các thầy cô giáo lại dạy cho học trò, 40 trò, 50 trò nói ra như
nhau thì hỏng rồi. Cũng là vì họ lười đấy thôi." Cái mục tiêu cao cả duy nhất của thiên chức văn
chươngmà thiên chức nhà văn với danh phận sang trọng và cao thượng là làm cho cuộc đời
đã đáng sống còn đáng sống hơn nữa. Cũng bởi thế, thiên chức văn chương với thiên chức nhà
văn đang chủ đạo trong một con người nào đó, thì không thể, và không bao giờ sản ra một tác
phẩm văn chương trung bình, bởi đối với thiên chức văn chương thì sự trung bình có trong tác
phẩm văn chương chính là của giả, là sự giả lộng hành. Khốn thay, ở đời này đang vào cái thời
mà cái gỉ cái gì người ta cũng làm giả được. Sự trung bình, thói thường, bao giờ cũng đi sau một
cái tặc lưỡi, rằng: "Quả thật cuốn sách đó chỉ ở mức trung bình.
Nhưng thôi, có còn hơn không! "Vâng, với thiên chức văn chương của thiên chức nhà
văn thì tuyệt nhiên không thể có điều này, bởi vì như anh ấy đã có thiên chức văn
chương và thiên chức nhà văn trong con người mình, não bộ của mình, con tim của mình và danh
dự của mình, thời tự khắc anh ấy sẽ biết ngay rằng, rất lố bịch, rất hôi hám, thối tha, thậm trí đê
tiện ngay trong khi anh ấy sáng tác một tác phẩm. Và ngòi bút của anh ấy sẽ thẳng thừng gạch
xoá đi ngay cái đoạn văn, và từng câu văn giả, câu văn nhạt, câu văn vớ vẩn và vô tích sự. Nên
tác phẩm văn chương trung bình chỉ có ở những ngòi bút mà trong người cầm cái ngòi bút
ấy không có thiên chức văn chương và thiên chức nhà văn tể trị. Khốn nỗi, văn chương và thơ ca
nữa, là cái thứ ai cũng tưởng rằng hễ mình cầm bút mà viết thì chắc chắn là đạt được ngay. Vậy
tác phẩm văn chương trung bình bao giờ cũng được tạo ra bởi sự giảo hoạt và giả trá. Thế nên,
nếu tôi không nhầm, thì Các Mác khi bàn đến văn học nghệ thuật, ông đã nói như sau: "Sự trung
bình trong văn học nghệ thuật là một tội ác, không thể chấp nhận được!"
Ngoài văn chương và nghệ thuật ra, và cũng chỉ có văn chương nghệ thuật thôi, còn thì ở
đời này cái sự trung bình nhiều khi cũng hết sức là cần thiết. Chứ mà lại cái gì cũng quá đi với
cái sự trung bình, thì có khi là nguy to. Tỉ như thời tiết, thôi xin ông giời cứ cho thời tiết trung
bình, một vừa hai phải thôi. Chứ mà quá đi, rồi lại hay bị cắt điện nữa, thì khổ dân lắm lắm
GIỌNG ĐIỆU TRONG VĂN HỌC

Văn học là " nghệ thuật ngôn từ". Quan niệm này nhấn mạnh một đặc trưng của
văn học (phân biệt văn và những loại hình nghệ thuật khác). Ở ta, có một thời giảng văn
là giảng chính trị. Sau khi nắm được đặc trưng nói trên, việc truyền đạt các nội dung của
tác phẩm văn học được thực hiện trên cơ sở bám lấy từ. Nhưng phương pháp dạy văn
bám lấy từ (cho đúng với đặc trưng các bộ môn) thường được thực hiện hết sức thô thiển,
máy móc, trong thực tiễn dạy văn của nhiều giáo viên văn, "bám lấy từ" có nghĩa là:
- Chỉ ra trong câu, trong đoạn của bài văn một số từ và nói rằng nội dung như thế này,
như thế kia là ở những từ này, từ nọ (học sinh cũng làm như vậy).
- Tinh tế hơn, thì chỉ ra trong câu hoặc đoạn văn những mỹ từ pháp: điệp ngữ, ẩn dụ,
đảo ngữ, so sánh, điệp âm, hoán dụ
Đây là bám lấy từ một cách hình thức, là chủ nghĩa hình thức trong dạy văn, hiệu quả
có khi còn tồi tệ hơn cách dạy nói chính trị hoặc xã hội học thoát ly văn bản. Đặc biệt học
sinh thường bám lấy từ một cách hết sức vụng dại, ngô nghê.
Cái hay của bài văn không phải ở bản thân những từ và mỹ từ pháp ấy, mà chính
là ở nội dung được truyền đạt một phần và chỉ một phần thôi nhờ vào những từ và mỹ từ
pháp ấy.
Chỉ những câu thơ có "nhãn tự" thì chỉ ra được những " nhãn tự" là đầy đủ ý nghĩa,
8
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
những câu thơ như vậy là rất hiếm. Giáo viên nhiều khi chỉ làm công việc gọi tên những
mỹ từ pháp trong bài văn. Điều quan trọng trong giảng văn là nói cho được nội dung đã
khởi sắc hơn, lấp lánh hơn nhờ vào mỹ từ pháp như thế nào. Không nói được những điều
này thì việc gọi ra tên những từ và mỹ từ pháp trở thành một việc làm vô nghĩa. Bám lấy
từ chỉ là một việc làm vô nghĩa. Bám lấy từ chỉ là một cách để làm sáng tỏ nội dung. Còn
nhiều cách khác. Giáo viên có thể tạo ra nhiều liên tưởng bên ngoài văn bản, bên ngoài
tác phẩm. Bám lấy từ chỉ là bước đầu để tiếp cận nội dung của bài văn có khi là ở " sự im
lặng giữa những từ".
Cách dạy văn bám lấy từ như đã nói ở trên đương trở thành một tai họa phổ biến ở
trường phổ thông, thực chất là một cách làm việc vu vơ, lười nghĩ.

" Văn học là nghệ thuật ngôn từ". Ngôn từ không chỉ bao gồm từ, mỹ từ. Trong tác
phẩm văn học, câu văn phải có hồn. Ngay trong một bài viết lý luận mà câu văn có hồn
thì còn "văn học" hơn một bài thơ giàu hình ảnh nhưng câu thơ không có hồn (điều này
có thể cảm nhận được rất rõ mặc dù nói cho ra được điều này không dễ). Câu văn có hồn
là câu văn có giọng, ngữ điệu, bởi vì từ ngữ của bài văn được chọn có thông báo nhiều
điều quan trọng nhưng bài văn không có giọng đọc lên vẫn nhạt nhẽo vô vị. Sự phong
phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần
tinh tế nhất là năng lực bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được
giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm
nhận được cái giọng càng khó, công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên.
Về phương diện này quan điểm của nhà nghiên cứu văn học M.B. Khravchenko tiếp cận
tác phẩm văn học như một " kết cấu các giọng điệu", như một " hệ thống các ngữ điệu",
như một "gam ngữ điệu" là một luận điểm có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối
với công việc giảng văn. "Hơi văn", "văn khí", "giọng văn" đó là những khái niệm rất cơ
bản của các tác phẩm văn học. Người Pháp có câu " Cest le ton qui commande la
musique" ( Chính cái giọng chi phối bài nhạc). Ở những áng văn hay, cái giọng của câu
văn mở đầu có ý nghĩa quyết định cho sự cảm nhận cảm hứng chủ đạo và nội dung của
toàn bộ tác phẩm. Nhà văn Marquer có thuật lại sau khi viết xong truyện Giờ rủi ro, ông
đã đầy đủ tư liệu để viết Trăm năm cô đơn nhưng ông không thể nào cầm bút viết vì chưa
tìm được giọng. Mãi năm năm sau ông mới tìm được giọng thích đáng: đó là cách kể của
một bà già nói về những chuyện hoang đường, siêu nhiên bằng một giọng hết sức tự
nhiên. Chỉ khi ấy, tác giả mới viết được. Phải mấy năm mới tìm ra giọng. Hóa ra giọng kể
có khi còn quan trọng hơn câu chuyện được kể rất nhiều! Muốn hiểu Truyện Kiều phải
bắt được cái giọng của tác giả trong sáu câu triết luận mở đầu. Điều quan trọng trong
đoạn mở đầu này không chỉ ở luật oái oăm, ác hại trong "cõi người ta": tài mệnh tương
đố, bỉ sắc tư phong, hồng nhan bạc mệnh. Điều quan trọng hơn cả là cái giọng mỉa mai,
hờn mát, đay đả của tác giả khi nói đến những luật này:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
Tác giả không thản nhiên ghi nhận cái luật oái oăm này. Thái độ tác giả bao hàm

nhiều sắc thái. Từ "khéo là" có bao nhiêu nghĩa thì cái giọng của tác giả biểu hiện ở đây
có bấy nhiêu sắc thái: mỉa mai, hờn mát, bỡn cợt, châm chọc "Tài mệnh tương đố"
không phải là tư tưởng của Truyện Kiều. Triết lý của Truyện Kiều là ở cái giọng của tác
giả khi nói về tư tưởng này, nói ở chữ "khéo là" xen vào câu "tài mệnh tương đố".
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Cũng như cách phân tích ở trên, "bỉ sắc tư phong", "hồng nhan bạc mệnh" không
9
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
phải là tư tưởng đích thực của Truyện Kiều. Ở đây cái giọng của tác giả rất rõ. Trước luật
cõi đời và luật của trời, Nguyễn Du là một người đáo để với cái giọng đay đả, đay nghiến
của ông: "Lạ gì " ở đây bộc lộ một thái độ dè bỉu, bực tức, chán ngán. Khi ta nói " lạ gì
anh ấy" thì hoặc là ta dè bỉu, hoặc là ta bực tức, hoặc là ta chán ngán anh ấy, chắc không
phải là một thái độ thiện cảm.
Cái giọng văn của Nguyễn Du khi nói đến luật "hồng nhan bạc mệnh" bao hàm
một thái độ đối với "trời xanh", một cái giọng xẵng và có thái độ xấc. Với thái độ ấy và
cái giọng ấy, nhà thơ có chửi luôn cả trời thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nếu như " trời
xanh quen thói" thì sự " má hồng đánh ghen" không thể là một điều tốt lành. " Quen thói
" có nghĩa là làm theo quán tính. Có thể nói " quen thói hại người", không bao giờ nói
"quen thói giúp người". Làm điều thiện, dù rất nhỏ bao giờ cũng đòi hỏi sự nỗ lực. Mỗi
lần làm điều thiện là một lần nỗ lực mới. Có thể làm điều thiện theo quán tính, nhưng như
vậy có còn là thiện nữa không?
Trong câu tục ngữ " Ăn không nên đọi, nói không nên lời" thì "nói không nên lời"
là một sự đau khổ của con người. Năng lực văn nhất thiết phải bao hàm năng lực nói nên
lời. Có ý, có từ đấy nhưng vẫn lúng túng chưa thành câu, hoặc câu văn có thành thì tẻ
nhạt, bởi vì còn thiếu cái quan trọng nhất: thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa có ngữ
điệu, giọng điệu thích đáng. "Vạ miệng" nhiều khi chỉ là do không tìm được một giọng
thích đáng để trình bày chân lý. Khi người ta có cảm hứng, dường như giọng và ngữ điệu
nảy sinh trước và từ ngữ dường như được gọi đến thể hiện ngữ điệu và giọng điệu thành

lời, thành câu. Lời và văn hình thành như vậy thường rất hoạt. Người giỏi văn không chỉ
là dồi dào ý, giàu từ ngữ mà còn giàu ngữ điệu, giọng điệu. Mỗi lần cần đến, có thể tìm
được ngay giọng nói hoặc ngữ điệu thích đáng. Vả chăng, ý hình thành chưa rõ, chưa dứt
khoát nhừo giọng điệu trở thành rõ hơn, dứt khoát hơn. Người dạy văn giỏi tạo ra nhiều
ngữ điệu, giọng điệu thích đáng, đa dạng, ăn sâu vào cảm nhận của học sinh và đây là
một phần quan trọng trong tiềm lực văn của học sinh. Cảm hứng nào, giọng điệu ấy;
nhưng cũng có thể ngược lại, giọng điệu định hướng sự hình thành cảm hứng. Ở trường
phổ thông, đặc biệt cấp cơ sở, học thuộc lòng để thuộc ngữ điệu, tiết tấu cũng như đọc
diễn cảm để thấm các giọng điệu của bài văn là hết sức quan trọng. Cũng phải thể tất cho
giáo viên văn đôi khi "nói trạng" ở lớp. Tuy có lan man ngoài đề nhưng sự giàu có ngữ
điệu và giọng điệu ở người có tài "trạng" sẽ để lại sự cảm nhận của học sinh những điều
có khi còn quý giá hơn kiến thức. Đấy là chưa nói không khí hào hứng tạo ra trong lớp
hết sức cần thiết cho sự cảm thụ văn học. Nói trạng hay cũng là một tài năng.
" Văn học là nghệ thuật ngôn từ". Dạy văn không chỉ có dạy ngôn từ, còn có một
mục tiêu cơ bản hơn là xây dựng và bồi dưỡng ý thức ngôn từ. Có ý thức về sức khỏe còn
quan trọng hơn là có sức khỏe. Có ý thức về ngôn từ là có ý thức về tính tích cực chủ
động và khả năng sáng tạo của mình trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ngôn từ của xã
hội. Là người có ý thức - không cứ gì trong đọc văn hay đọc sách báo, mà ngay cả trong
giao tiếp hằng ngày- thường xuyên nhặt nhạnh những từ ngữ độc đáo, những cách nói
đích đáng, những cách diễn đạt thần tình làm giàu cho vốn từ ngữ của mình, thường
xuyên tiếp nhận những giọng điệu, ngữ điệu làm giàu cho khẩu khí, văn khí của mình.
Để bồi dưỡng ý thức ngôn từ cho học sinh, ở những lớp dưới, có thể cho các em làm quen
với những cách nói láy, chơi chữ tài tình. Ở những lớp trên, có thể phân tích từ nguyên
của từ, cảm nhận sự lấp lánh nghĩa đen và nghĩa bóng trong ngôn ngữ, cảm nhận sự trả
lại nghĩa đen cho từ được dùng theo nghĩa đen, giúp cho các em thử nghiệm việc xé
những cụm từ cố định để làm sống lại nghĩa của từ bị lờn mòn trong cụm từ cố
định Chẳng hạn, thường ta nói " đau lòng", khi Nguyễn Du nói " đau đớn lòng" thì cụm
10
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org

từ cố định "đau lòng" bị xé ra và đau đớn làm sống lại ý nghĩa đích thực của từ "đau".
Tìm những thủ pháp nhằm kích thích, bồi dưỡng ý thức ngôn từ của học sinh, đó là một
lĩnh vực còn mới mẻ của giáo học pháp giảng văn và đương chờ đợi những tìm tòi, sáng
kiến của giáo viên văn học.
Có thức ngôn từ là có ý thức về sức mạnh của ngôn từ. Hơn ai hết, các nhà văn có
ý thức về sức mạnh này. "Tôi biết sức mạnh của ngôn từ ngôn từ là tướng của đạo quân
sức mạnh con người" ( Maiakovsky). Nghĩa của ngôn từ càng hèn kém đi thì xã hội càng
ít thành đạt trong tất cả những biểu hiện của nó. Ngôn từ là chìa khóa cho "tất cả".
*****************************
Tình huống truyện
1. Lý thuyết
Để tiếp cận tình huống truyện, không thể không nhìn nhận trên những khía cạnh căn bản sau đây:
- Về bản thể: tình huống truyện, xét đến cùng, là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà
văn sáng tạo trong tác phẩm theo lối lạ hoá.
Nói "lạ hoá" có nghĩa là :
+ Nhà văn đã làm sống dậy trong sự kiện ấy một tình thế bất thường của quan hệ đời sống (quan
hệ giữa các nhân vật tham gia vào sự kiện, hoặc giữa nhân vật với ngoại giới).
+ Tại sự kiện ấy bản chất của nhân vật hiện hình sắc nét.
+ Tại sự kiện ấy ý tưởng của tác giả cũng bộc lộ trọn vẹn.
Từ đó có thể đúc kết : Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất
thường của quan hệ đời sống.
- Về hình tướng của nó, cần khu biệt với hai khái niệm giáp ranh : đỉnh điểm và hoàn cảnh điển
hình.
+ So với "đỉnh điểm", tình huống truyện vừa có điểm tương đồng vừa có điểm dị biệt. Đỉnh điểm
là một khâu của hệ thống cốt truyện. Nó chỉ được coi là "đỉnh điểm" trong quan hệ với các khâu
còn lại như giới thiệu, thắt nút, phát triển và cởi nút. Nó là cái "đỉnh chót" của hàng loạt sự kiện
và biến cố dệt nên cốt truyện. Còn "tình huống" lại là cái sự kiện bao trùm lên toàn bộ một tác
phẩm truyện ngắn. Trong tình huống dường như có đủ các khâu của cốt truyện nhưng dưới dạng
đã được nén lại.
+ So với "hoàn cảnh điển hình", tình huống truyện vừa rộng hơn vừa hẹp hơn. Rộng về diện hoạt

động. Nếu "hoàn cảnh điển hình" là khái niệm chỉ nhất thiết tồn tại trong một phạm trù văn học
là "văn học hiện thực", thì "tình huống truyện", với tư cách là hạt nhân của một thể loại, lại có
mặt ở mọi phạm trù văn học. Còn hẹp về qui mô. "Hoàn cảnh điển hình" thường được tạo dựng
từ hàng loạt sự kiện với một khung cảnh xã hội rộng dài, thì tình huống chỉ là một "khoảnh
khắc", một "lát cắt", thâu tóm vào khuôn khổ mộ sự kiện nhỏ và trọn vẹn nào thôi. Nếu nhìn từ
tương quan với hoàn cảnh cũng có thể định nghĩa : tình huống là sự cô đặc của một hoàn cảnh
điển hình nào đó.
- Về vai trò : Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn. Nghĩa là nó quyết định
đến sự sống còn của một truyện ngắn. Hãy nhìn vào hai dạng biến động cơ bản về qui mô của
truyện ngắn : a) dạng mở rộng : khi một truyện ngắn có đến hai sự kiện "tranh nhau" đóng vai
trò hạt nhân, vai trò quán xuyến, thì truyện ngắn đang "vươn vai" thành truyện dài ; b) dạng giản
lược : khi một truyện ngắn co mình lại trong một số chữ hạn định để thành truyện cực ngắn,
truyện mini, thì có thể thấy các thành tố khác của truyện như nhân vật, cảnh vật, lời trần thuật có
thể giảm thiểu đến kiệt cùng, còn cái mà nó quyết giữ chính là tình huống. Mất "tình huống" nó
có thể thành tản văn, thành tuỳ bút, thành thơ văn xuôi, thành kí, nghĩa là thành gì gì khác… chứ
11
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
quyết không thể còn là truyện ngắn. Mất tình huống tức là mất tính cách truyện ngắn. Vì thế mà
có thể thấy vai trò của nó trong hai tương quan sau :
+ Với văn bản truyện ngắn : nó là nhân tố tổ chức của thiên truyện. Tức là nó bao trùm và chi
phối các thành tố khác như nhân vật, cảnh vật, bố cục, kết cấu, lời trần thuật… Nhìn ở chiều
ngược lại, những thành tố kia châu tuần xung quanh để làm sống dậy cái tình huống này. Diện
mạo của một truyện ngắn, xét đến cùng, là do tình huống quyết định.
+ Với người viết truyện ngắn : tạo được một tình huống đặc sắc, xem như đã có một tiền đề khá
chắc chắn cho thành công của tác phẩm. Nghĩa là, để làm nên một truyện ngắn đầy đặn, người
viết còn phải lo nhiều khâu khác như dựng người, dựng cảnh, lo tâm lí, lo đối thoại … như thế
nào nữa. Nhưng lo được tình huống rồi thì coi như đã có một hứa hẹn tin cậy. Sáng tạo tình
huống truyện là phần việc cốt yếu của lao động truyện ngắn vậy.
Từ đó có thể rút ra phương pháp luận đối với người đọc truyện ngắn là : bước vào một truyện

ngắn cần phải nắm được giá trị của các bình diện nghệ thuật cấu thành cái thực thể sinh động là
truyện ngắn. Nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì coi như chưa nắm được chiếc chìa khoá
vàng để mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn ấy.
2. Phân loại.
Từ quan niệm về tình huống, có thể có cách phân loại truyện ngắn sau đây :
2.1 Về tính chất, có thể thấy truyện ngắn có ba dạng chính, bởi chứa đựng ba dạng tình huống
truyện căn bản :
- Tình huống hành động. Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế
(thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một
kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống
hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện
mạo của toàn truyện : truyện ngắn giàu kịch tính. Thậm chí mỗi thiên truyện, ở dạng rõ nét nhất,
có thể coi như một màn kịch, một vở kịch ngắn trong y phục văn xuôi (Truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan là một trường hợp tiêu biểu).
- Tình huống tâm trạng. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình
thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới
một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng
thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống
chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác
(như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm. Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo
của toàn truyện : truyện ngắn trữ tình. (Truyện ngắn Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Thanh Châu, nhất
là Thạch Lam nghiêng về dạng này)
- Tình huống nhận thức. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới
một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về
nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên
là :nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính
của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc
kết, chiêm nghiệm, toan tính v.v… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một
tư tưởng được nhân vật hoá vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên
là nghiêng về triết luận ( Nhiều truyện ngắn của Nam Cao, và của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau

này có lẽ nghiêng về kiểu ấy). Cần lưu ý, ở những trường hợp cực đoan, nó có thể là truyện ngắn
luận đề.
Cũng cần phải lưu ý rằng : sự phân loại này là tương đối. Trong thực tế các dạng ấy đều ít nhiều
có tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi
trội của yếu tố nào đó.
2.2. Về số lượng, có thể thấy truyện ngắn có hai loại : 1) truyện một tình huống. Cả truyện ngắn
12
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
chỉ xoay quanh có một tình huống duy nhất bao trùm. Có thể nói đây là loại truyện ngắn điển
hình.2) truyện ngắn nhiều tình huống. Cả thiên truyện được dệt từ nhiều tình huống. Tuy nhiên,
trong đó, chúng cũng phân vai thành chính - phụ (nghĩa là có cái nào đó là chủ chốt) chứ không
phải tất cả đều ngang hàng nhau, theo lối dàn đều. Đây là dạng truyện ngắn không thật điển hình.
Chúng thường có dáng dấp của một truyện dài thu nhỏ, hơn là một truyện ngắn thực thụ (trong
chương trình cấp ba, có thể ví dụ : Chí phèo của Nam Cao, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Mùa
lạc của Nguyễn khải, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp )
Từ chỗ coi tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn, có thể thấy : thực ra, chỉ có
Truyện ngắn và Truyện dài. Không có cái gọi là Truyện vừa. Bởi việc phân định ra Truyện vừa
chỉ dựa vào có một tiêu chí rất phụ là độ dài trung bình của văn bản truyện mà thôi.
3. Ứng dụng
3.1. Phương pháp tiếp cận tình huống.
Từ những nội dung lí thuyết trình bày trên đây, ít nhất có thể rút ra những ý nghĩa phương pháp
luận đối với việc tiếp cận sau : với người đọc, bước vào một truyện ngắn tuy không thể bỏ qua
việc phân tích tìm hiểu các thành tố khác cấu thành cái thực thể sinh động là truyện ngắn
(như nhân vật, cảnh vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ ), nhưng nếu chưa nắm được tình
huống thì coi như chưa nắm được chiếc chìa khoá quan trọng nhất để mở vào thế giới bí ẩn của
truyện ngắn ấy. Đọc vào truyện ngắn thì điều tối quan trọng là phải đọc cho ra tình huống truyện
của nó.
Có thể hình dung về qui trình tiếp cận tình huống với các bước chính như sau :
Bước 1. Xác định tình huống truyện :

a. Đặt câu hỏi : Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này ? Hay Sự kiện bao
trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này ?
b. Tổng hợp các tình tiết : Lướt qua những tình tiết chính và xác định : một trong các tình tiết ấy
đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện, hay chúng chỉ là những thành tố nối kết
với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn, sự kiện ấy mới trùm lên tất cả ? Đáng chú ý nhất ở
đấy là cái tình thế bất thường nào đó mà chúng chứa đựng.
c. Tìm tên gọi để định danh. Đây là khâu khá then chốt, chưa tìm được tên thích hợp thì xem như
tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy.
Bước 2: Phân tích tình huống. Cần tiến hành phân tích các bình diện cơ bản sau đây :
a. Diện mạo của tình huống (bình diện không gian)
b. Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian)
c. Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức
của văn bản nghệ thuật truyện ngắn)
Bước 3: Rút ra ý nghĩa của tình huống:
Tức là rút ra cái thông điệp thẩm mĩ mà tình huống chứa đựng
a. Về quan niệm : Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ?
b. Về cảm xúc : Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ?
2.2. Ví dụ minh hoạ
a) Loại truyện ngắn điển hình với một tình huống. Có thể phân tích 3 ví dụ : Vd1 : Chữ người tử
tùcủa Nguyễn Tuân : Tình huống hành động - kiểu nhân vật hành động - truyện ngắn giàu kịch
tính. Vd2 : Hai đứa trẻ của Thạch Lam : Tình huống tâm trạng - kiểu nhân vật tình cảm - dạng
truyện ngắn trữ tình ; Vd3 : Đôi mắt của Nam Cao : tình huống nhận thức - kiểu nhân vật tư
tưởng - dạng truyện ngắn triết luận ;
b) Loại truyện không thật điển hình : với nhiều tình huống. Phân tích hai ví dụ.
- Vd1 : Truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao.
13
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
- Vd2 : Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
****************************

KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I.KHÁI NIỆM CHUNG
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc một tập thể sáng
tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người; biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái
độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật
Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới hình thức truyền miệng (văn học dân gian, folklore
văn học) hay dưới hình thức văn bản nghệ thuật được giữ gìn qua văn tự (văn học viết, văn học
bác học), có thể được viết bằng văn vần hay văn xuôi. Xét về dung lượng, tác phẩm văn học có
thể rất đồ sộ như Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, Sông Ðông êm đềm của Sôlôkhốp,
Những người khốn khổ của V. Hugo hoặc cũng có thể chỉ là một bài thơ ngắn vài ba câu
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”
II. TÁC PHẨM VĂN HỌC LÀ CHỈNH THỂ CƠ BẢN NHẤT ĐỜI SỐNG VĂN HỌC.
2.1. Nội dung của tác phẩm nghệ thuật.
Khái niệm nội dung có cơ sở vững chắc từ mối quan hệ mật thiết giữa văn học và hiện
thực, nó bao hàm cả nhân tố khách quan của đời sống và nhân tố chủ quan của nhà văn, nó vừa là
cuộc sống được ý thức, vừa là sự đánh giá- cảm xúc đối với cuộc sống đó. Vì vậy, người ta
thường nói đến hai cấp độ của nội dung tác phẩm. Cấp độ thứ nhất là nội dung cụ thể (nội dung
trực tiếp). Khái niệm này nhằm chỉ dung lượng trực cảm của tác phẩm. Ðó là sự thể hiện một
cách sinh động và khách quan một phạm vi hiện thực cụ thể của đời sống với sự diễn biến của
các sự kiện, sự thể hiện các hình ảnh, hình tượng, sự hoạt động và quan hệ giữa các nhân vật, suy
nghĩ và cảm xúc của các nhân vật Xuyên qua nội dung cụ thể của tác phẩm, ở một cấp độ cao
hơn, sâu hơn là nội dung tư tưởng (nội dung khái quát). Ðó chính là sự khái quát những gì đã
trình bày trong nội dung cụ thể thành những vấn đề của đời sống và giải quyết những vấn đề ấy
theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định. Như vậy, có thể nói nội dung của tác phẩm là
toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo được phản ánh bằng hình tượng thông qua sự lựa
chọn, đánh giá chủ quan của người nghệ sĩ, tức là tiếng nói riêng của nhà văn bao gồm những
cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng, khát vọng của tác giả về hiện thực dó. Khi nói đến nội dung của tác
phẩm, Secnưxepki không chỉ nhấn mạnh việc "tái hiện các hiện tượng hiện thực mà con người
quan tâm" mà còn nhấn mạnh đến việc "giải thích cuộc sống", "đề xuất sự phán xét đối với các
hiện tượng được miêu tả". Ông viết: "Thể hiện sự phán xét đó trong tác phẩm là một ý nghĩa mới

của tác phẩm nghệ thuật, nhờ đó nghệ thuật đứng vào hàng các hoạt động tư tưởng, đạo đức
của con người". Có thể mượn những câu thơ mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du để nói về nội
dung tác phẩm văn học :
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu .
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Chu Mạnh Trinh khi nhận xét về Truyện Kiều cũng cho rằng: "Nếu không phải có con mắt trông
thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy". Có thể coi con
mắt trông thấy cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời chính là vấn đề của nội dung thì có
thể coi cái bút lực ấy lại là một trong những vấn đề thuộc về hình thức tác phẩm.
2.2.2. Hình thức của tác phẩm nghệ thuật
Là một hệ thống các phương tiện và phương thức thể hiện nội dung. Nó được hợp thành
bởi nhiều yếu tố: nghệ thuật sử dụng các chất liệu, phương tiện nghệ thuật, các qui định của loại
thể, những biện pháp kết cấu, cách xây dựng nhân vật, thể hiện hình tượng Tất cả đều nhằm
14
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
mục đích biểu hiện trực tiếp và sinh động nội dung của tác phẩm, tạo thành một dạng tồn tại nhất
định của nội dung ấy, qua đó xây dựng tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất.
Biêlinxki cho rằng: Dù một bài thơ có chứa chất những tư tưởng đẹp đến mấy đi nữa nhưng
nếu trong nó không có tính thơ thì nó cũng chỉ là một dụng ý đẹp đã được thực hiện tồi. Rêpin
cũng nói: Ý tưởng anh đẹp đẽ như vậy nhưng anh vẽ tồi thì anh chỉ làm cho người ta ghê sợ và
coi rẽ ý tưởng của anh mà thôi. Như vậy, hình thức là một yếu tố rất quan trọng của tác phẩm
nghệ thuật. Ông Phạm văn Ðồng nhấn mạnh tầm quan trọng của hình thức nghệ thuật : Giá trị
hình thức rất quan trọng. Bởi vì không có giá trị nghệ thuật thì không thể có tác phẩm nghệ thuật
được ! Nó là con số không ! Chúng ta đều phải hiểu như vậy Tư tưởng, nội dung tư tưởng phải
đúng và nói về mặt yêu cầu thì nó phải một trăm phần trăm nhưng giá trị nghệ thuật cũng cần
thiết, đòi hỏi cũng phải trăm phần trăm chứ không phải là năm mươi và năm mươi cộng lại. Bởi
vì một tác phẩm không có giá trị nghệ thuật là không có nghĩa gì hết. Nó không phải là một sản

phẩm. Cũng như có thể có những đồng chí có tư tưởng tốt lắm, nghĩa là như Lênin nói, khi chết
có thể lên thiên đường, nhưng không làm được việc ! Chính những tác phẩm đúng về tư tưởng
nhưng không có giá trị nghệ thuật cũng giống như những con người ấy
2.2.3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có liên quan đến mọi hiện tượng
trong đời sống. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao
giờ cũng là nội dung được thể hiện qua một hình thức. Không thể có cái này mà không có cái kia
hoặc ngược lại. Tác phẩm nghệ thuật là một hiện tượng xã hội, cho nên trong những tác phẩm
nghệ thuật có giá trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khắng khít với nhau.
Nói về một tác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho rằng: Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình
thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì
cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy. Ở một chỗ khác, ông viết Khi hình
thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó ra khỏi nội
dung, có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại, tách nội dung khỏi hình thức, có
nghĩa là tiêu diệt hình thức.
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiên ở 2 mặt: nội dung quyết định
hình thức và hình thức phù hợp nội dung.
Trong mối tương quan giữa nội dung và hình thức, nội dung bao giờ cũng đóng vai trò
chủ đạo. Nó là cái có trước, thông qua ý thức năng động và tích cực của chủ quan nghệ sĩ, cố
gắng tìm một hình thức phù hợp nhất để bộc lộ một cách đầy đủ, hấp dẫn nhất bản chất của nó.
NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.
I. NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÓ TRONG TÁC
PHẨM
1/ Khái niệm chung:
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương
tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay
không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan
trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy
Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên

quan, mụ quản gia ) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật
xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao ). Khái
niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng:
hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số
15
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật nhưng
lại gán cho nó những phẩm chất của con người.
Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm
chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến
nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, ca
cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác
phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài:
"Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là
người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một
sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan
tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con
người trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu
để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm
riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát
triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc giới
thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của mỗi
người sau này:
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước toc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
Hay việc giới thiệu Hoạn Thư:
"Ở ăn thì nết cũng hay,
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già"
gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của
nhân vật.
Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ơí
đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn
học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con
người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
2/ Chức năng :
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích
gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm
hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần
nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể
hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường
16
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người
phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ
vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự
do, công lí Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu
manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiên. Ðằng sau
nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu
và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể

hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn
có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm
của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn
học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so
sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu
ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất ) nhưng
cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn
liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc
sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản
đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa
phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".
II. PHÂN LOẠI NHÂN VẬT:
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây
dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại.
Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả , có thể thấy những
hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt được thế giới
nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau.
1/ Từ góc độ nội dung,phẩm chất nhân vật:
Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện
(nhân vật tiêu cực).
Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã
hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm
chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời
đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống có thể được coi là nhân vật lí
tưởng. Ơí đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Loại nhân
vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Ơí đây, nhà
văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện.
Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc
hậu, phản động, cần bị lên án.Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn
lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong

thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2
tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập
trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại.Trong văn
học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản
diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người
nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất
17
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không
đơn điệu Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nỡ, Tám Bính, Năm Sài Gòn là những
nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất duy nhất của nhân vật.
Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện
lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc.
Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi đặt
nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng
thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai đoạn
trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở
nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một phẩm chất chính
diện hoặc phản diện.
2/Từ góc độ kết cấu
Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành các
loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển
khai tác phẩm. Ơí đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình,
nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường
nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn
đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ.
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những

vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân
vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm.
Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm.
Ví dụ: Ðông Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính truyện của
Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du
Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân
vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân
vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của
tác phẩm.
Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm
mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét,
có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời
sống sinh động và hoàn chỉnh.
3/ Từ góc độ thể loại:
Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch.
4/ Từ góc độ chất lượng miêu tả:
Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình.
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ơí đây,
nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cũng có
thể miêu tả kĩ và đậm nét.
Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một
điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động
bên ngoài của nhân vật.
Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái
18
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này
chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.
Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác

về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ
trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-con vật người trong chủ nghĩa tự
nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương
Tây
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT
Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng
cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu
đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu
tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là
vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn
học.
Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ơí đây chỉ xét một số biện
pháp chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành
động.
1/ Qua ngoại hình :
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong,
diện mạo Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.
Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ,
tượng trưng thì văn học hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh
động. M. Gorki khuyên các nhà văn phải xây dựng nhân vật của mình đúng như những
con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu
trong dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt của nhân vật.
Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống
nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên
trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo.
Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của
nhân vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những
người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại Những nhân vật thành công trong văn học từ
xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu nhất
để khắc họa nhân vật .

2/ Qua biểu hiện nội tâm:
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong
của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí của nhân
vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.
Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày
càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước, Truyện
Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn
Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và
diễn tả nó một cách sinh động.
Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân
vật. Nói như L. Tônxtôi: "Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn
19
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường
được". Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt
được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.
3/ Qua ngôn ngư nhân vật:
Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác
phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí,
thị hiếu Ðằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó.
Sêđrin cho rằng: "Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại
không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện Trong cuộc sống,
không thể có những hành động, những câu nói mà đàng sau lại không có một lịch sử
riêng". Quả là trong cuộc sống không thể có những người nói hoàn toàn giống nhau, vì
vậy nhà văn cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác
phẩm.
Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít hơn
so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi
cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Trong đoạn báo ân, báo oán

của Truyện Kiều, mặc dù đang hồn lạc phách xiêu, Hoạn Thư vẫn biết lựa điều kêu ca:
Rằng: Tôi chút dạ đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi các viết kinh
Ðến khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo
Lòng riêng, riêng những kính yêu
Chồng chung, ai dễ ai chiều cho ai
Trót đà gây việc chông gai
Cũng nhờ lượng bể tha bài nào chăng?
Những lời nói trên hoàn toàn phù hợp với con người khôn ngoan, thông minh,
lanh lợi, của Hoạn Thư.
Trong các trào lưu văn học hiện thực, việc cá thể hóa nhân vật qua ngôn ngữ nhân
vật được nhà văn đặc biệt quan tâm và được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng
hạn, nhà văn có thể để cho nhân vật lặp đi lặp lại nhiều lần một số từ hoặc một số câu mà
nhân vật thích (Biết rồi, khổ lắm, nói mãi của cụ cố Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng), có thể để nhân vật sử dụng một số từ địa phương, từ nước ngoài, cách phát âm
sai nhưng dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ của nhân vật cũng phải có sự chọn lọc nhằm
đạt đến sự thống nhất giữa cá thể hóa và khái quát hóa, đồng thời cũng phải phù hợp với
hoàn cảnh và tính cách của nhân vật.
4/ Qua hành động nhân vật:
Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là
phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người
là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như
những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự
sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành
động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ
thống cốt truyện Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những
20
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org

tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của
nhân vật.
Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những
biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng
hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm
sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật.
Trên đây là những biện pháp chung nhất trong việc xây dựng nhân vật. Ngoài
những biện pháp trên, nhà văn còn có thể khắc họa nhân vật thông qua việc đánh giá của
các nhân vật khác trong tác phẩm, thông qua việc mô tả đồ dùng, nhà cửa, môi trường xã
hội, thiên nhiên mà nhân vật sinh sống. Ở những tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể
chuyện là một yếu tố rất quan trọng trong việc bộc lộ, miêu tả và đánh giá nhân vật.
Việc phân biệt các biện pháp xây dựng nhân vật như trên chỉ có tính chất tương
đối. Trong thực tế, các biện pháp này nhiều khi không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với
nhau. Vì vậy, nhiều khi rất khó chỉ ra các biện pháp xây dựng nhân vật dưới một hình
thức thuần túy và độc lập. Một điều cũng cần lưu ý là, nắm bắt các biện pháp trên đây
cũng chỉ là nhằm mục đích hiểu một cách đầy đủ và chính xác về nhân vật trong tác
phẩm văn học.

HÃY BẮT ĐẦU TỪ NHAN ĐỀ TÁC PHẨM
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều con đường để tiếp cận với những giá
trị của tác phẩm, trong đó có một phương pháp khá đơn giản và hữu hiệu là tiếp cận từ chính
nhan đề của tác phẩm.
Nhà thơ Xuân Diệu đã có lần phát biểu đại ý các nhà văn khi đặt tên cho tác phẩm cũng
trăn trở như cha mẹ đặt tên cho con. Thật vậy, quá trình sáng tạo cũng “mang nặng đẻ đau”, khi
“đứa con tinh thần” ra đời nhà văn cũng có niềm vui sướng, hạnh phúc như người mẹ người cha
vừa có thêm một đứa con; rồi “đứa con tinh thần” ấy còn khiến nhà văn phải bận tâm nhiều,
chăm chút sau mỗi lần tái bản. Và có “đứa con tinh thần” đem lại cho cha mẹ vinh quang, hạnh
phúc, nhưng cũng có không ít nhà văn lao đao khốn khổ vì “đứa con tinh thần” của mình.
Trong các đề thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và thi tốt nghiệp THPT cũng đã không ít lần đề
cập ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Ví dụ: “Giải thích ý nghĩa nhan đề “Rừng xà nu” của Nguyễn

Trung Thành”; “Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao đã mấy lần đổi tên? Ý nghĩa của những
tên gọi ấy?”, “Giải thích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan
Viên…
Nhan đề của tác phẩm là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng, nhưng một số GV vẫn còn
coi nhẹ, bỏ qua yếu tố này. Chúng tôi trong quá trình giảng dạy luôn lưu ý học sinh tìm hiểu ý
nghĩa nhan đề của tác phẩm. Đây là một cách hay để tạo sự chú ý, kích thích hứng thú của các
em. Đối với những nhan đề đặc sắc, có ý nghĩa bao quát chủ đề của tác phẩm như “Thu điếu,
Thu ẩm, Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Đôi mắt” của Nam Cao,
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, “Bác ơi!” của Tố Hữu chúng tôi luôn dành
một lượng thời gian thích đáng để hướng dẫn học sinh giải mã. Ngay cả những nhan đề có vẻ
bình thường như “Tấm Cám” (truyện cổ tích), chúng tôi cũng tìm ra được thông tin có ý nghĩa.
Ví dụ: Tại sao tác giả dân gian lại đặt nhan đề là “Tấm-Cám” chứ không đặt nhan đề “Tấm-Dì
ghẻ”? (vì xung đột chủ yếu của tác phẩm là xung đột giữa Tấm và Cám, chứ không phải là Tấm
và dì ghẻ); rồi tên Tấm và Cám có ý nghĩa gì? (là cách đặt tên con cái phổ biến của người xưa,
đặt tên theo những vật dụng bình thường trong cuộc sống-“cái kèo cái cột thành
tên”; tấm và cám đều là sản phẩm từ hạt lúa, hàm ý một người cha sinh ra, song lại khác nhau về
chất: tấm đáng quý hơn cám…
21
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
Như vậy, chỉ một nhan đề có vẻ bình thường đã gợi mở ra bao điều thú vị, sâu sắc.
“Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) cũng là một nhan đề có vẻ bình thường. Song thực ra không phải là
không có gì để khai thác: Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ, nhưng do một cảnh ngộ đặc
biệt, họ đã đến với nhau và trở thành “Vợ chồng A Phủ”, quá trình trở thành “vợ chồng” của họ
là một sự vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng; hoàn cảnh đen tối dưới ách áp bức của thống lý Pá
Tra khiến họ thành vợ chồng, song chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc bền vững cho họ;
điều ấy lí giải vì sao cặp vợ chồng ấy đến với cách mạng và trung kiên với cách mạng.
Với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc đã
mê ngay từ cái nhan đề. Đó là một nỗi niềm, một sự vương vấn, một cảm xúc bâng khuâng…
mang một vẻ đẹp đầy chất thơ. Với nỗi niềm mê say ấy, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến tận

cùng của tri thức văn hóa và thẩm mĩ đã tạo nên dòng sông Hương, cái nôi của văn hóa Huế.
“Vợ nhặt” cũng là một nhan đề độc đáo. “Vợ nhặt” nghĩa là gì? Sao tác giả không gọi là
“Nhặt vợ”? Cái khác biệt là ở chỗ: “nhặt vợ” là một động từ, còn “vợ nhặt” là một danh từ, chỉ
một “loại” vợ (bên cạnh các “loại” vợ khác như: vợ đẹp, vợ trẻ, vợ ở quê…chẳng hạn). Và đọc
xong tác phẩm, người đọc mới thấy hết được tính chất vừa hài hước, vừa xót xa, bi thảm trong
cái nhan đề ấy.
Ngay cả cách viết của tác giả đối với từng nhan đề cũng cần được lưu ý. Ví dụ Nguyễn
Tuân đã viết hoa chữ “Sông” trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, bởi vì theo cách nhìn của
ông, sông Đà không chỉ là một con sông bình thường mà đã trở thành một “nhân vật” đặc biệt, có
cá tính, phẩm cách riêng; và trong tác phẩm, nhà văn đã nhiều lần sử dụng thủ pháp nhân hóa để
xây dựng hình tượng. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã viết hoa chữ “Đất Nước”, thể hiện
hàm ý tôn kính Tổ quốc thiêng liêng. Đối với những tác phẩm thơ có nhan đề là “Vô đề (“Không
đề”) cũng không có nghĩa là không có gì để nói. Thực ra đây là một thủ pháp dùng cái “không”
để diễn tả cái “có”, cái vô cùng, một thủ pháp gợi mở tâm tư…Mặt khác nhan đề kiểu này thể
hiện tình huống sáng tạo ngẫu nhiên, tức cảnh sinh tình, cũng là một tín hiệu rất đáng lưu ý.

Nhan đề tác phẩm cũng phản ánh quan niệm văn hóa, tư tưởng của mỗi thời. Tác phẩm
văn học trung đại thường có nhan đề thể hiện thể loại đặc điểm thể loại: “Hịch tướng sĩ văn”
(Trần Quốc Tuấn), “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), “Long thành cầm giả ca” (Nguyễn Du),
“Tỳ bà hành” (Bạch Cư Dị)…Có nhiều tác phẩm có chung một nhan đề như “Cảm hoài”, “Thuật
hoài” (đều có nghĩa là “tỏ lòng’’), thể hiện tính chất “phi ngã”, “vô ngã” của thi pháp văn học
trung đại. Đến thời Thơ mới lãng mạn, nhan đề tác phẩm thể hiện dấu ấn cái Tôi rất rõ nét. Nhiều
người đã phân tích chữ “đây” trong các tác phẩm “Đây thôn Vĩ Giạ” của Hàn Mặc Tử và “Đây
mùa thu tới” thể hiện cảm hứng mời gọi, dâng hiến, khát vọng giao cảm mãnh liệt…
Đối với trường hợp “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng rất đáng chú ý về phương diện
nhan đề. Tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân có nhan đề là “Kim Vân Kiều truyện” (truyện về
Kim Trọng-Thúy Vân-Thúy Kiều, bị cụ Ngô Đức Kế cho là kém), Nguyễn Du lại đặt cho tác
phẩm lục bát thuần Việt của mình một nhan đề Hán Việt là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu
mới về những nỗi đau đớn như đứt ruột) nghe rất văn chương, “mùi mẫn”, thể hiện tập trung chủ
đề của tác phẩm (Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều-Tố Hữu). Một số bản in vẫn lấy nhan đề

của Thanh Tâm Tài Nhân. Thế nhưng người dân đã gọi tác phẩm theo một cách khác, rất giản dị
là “Truyện Kiều”, hay gọi theo kiểu tối giản là “Kiều” (ngâm Kiều, lẩy Kiều, mê Kiều…) nghĩa
là câu chuyện về nàng Kiều, về cô Thúy Kiều, nhân vật trung tâm, sự thể hiện sinh động của một
“kiếp đoạn trường”. Hầu như mọi người Việt Nam đều biết đến “Truyện Kiều”, thuộc một vài
câu Kiều, nhưng những người biết tác phẩm còn có một cái tên “gốc” Hán Việt khác, rất “kêu”
là “Đoạn trường tân thanh” thì không nhiều. Đây là một trường hợp “vi phạm bản quyền nghiêm
trọng”, song có lẽ mọi nhà văn đều muốn tác phẩm của mình bị “vi phạm” như vậy. Bởi với cách
“thay bậc đổi ngôi” ấy, tác phẩm của Nguyễn Du đã bất tử trong lòng nhân dân.
Trong một số trường hợp, nếu không chú ý đúng mức đến nhan đề sẽ dẫn đến những ngộ
nhận không đáng có về nội dung tác phẩm. Ví dụ, tác giả SGK Ngữ văn 12 đã khái quát nhân vật
22
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải thành một nhân vật tiêu biểu
cho Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nhưng theo chúng tôi, đó chưa hẳn đã là chủ ý của nhà văn, bởi
vì chính nhà văn đã thể hiện quan điểm tiếp cận của mình ở nhan đề “Một người Hà Nội”-một
góc nhìn mang tính cá nhân, để suy tư, chiêm nghiệm về một con người bình thường của Hà Nội
đã đi qua những chặng thăng trầm của lịch sử đất nước. Rõ ràng với nhan đề ấy, nhà văn không
muốn xây dựng nhân vật theo kiểu “điển hình”, “người tốt việc tốt”, trở thành đại diện tiêu biểu
cho một cái rất to tát và thiêng liêng là bản sắc văn hóa của thủ đô ngàn năm văn
hiến.
MỌI TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐỀU DANG DỞ
Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo đặc biệt được hình thành qua quá trình lao động
đặc thù của nhà văn. Dù muốn hay không, nó cũng phải mang dấu ấn sâu sắc của người viết.
Hoạt đông sáng tạo của nhà văn lại là hoạt động đặc biệt mang tính đặc thù không giống với bất
kỳ hoạt động nào khác. Hoạt động này được thực hiện trong sự chi phối mạnh mẽ, sự tác động
sâu sắc giữa các yếu tố đặc biệt. Đó là khả năng quan sát tinh tế, cùng một sự vật, sự việc, hiện
tượng diễn ra hằng ngày ở mọi nơi mà ai cũng nhìn thấy, cũng có thể bắt gặp nhưng chỉ có nhà
văn mới là người đầu tiên và duy nhất phát hiện ra những bản chất tinh vi thú vị mà thôi. Những
phát hiện của họ gây sửng sốt cho người đọc, người nghe và họ bị lôi quốn mạnh mẽ vào cái thế

giới huyền diệu của nhà văn để rồi ngỡ ngàng: “hoá ra đây toàn là những thứ ngày nào ta cũng
thấy. ở đâu ta cũng thấy nhưng dưới con mắt của nhà văn nó mới tuyệt vời làm sao, mới kỳ lạ
làm sao, mới sống động làm sao” (Nguyễn Thanh Tuấn - Bức tranh lưỡng trị trong khổ thơ đầu
của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Báo Giáo dục & Thời đại, số 82, ngày 08/07/2004).
Tất cả những điều đó được mang lại nhờ trí tưởng tượng phong phú. Ai cũng có thể nhìn
thấy mọi thứ đang hằng ngày diễn ra trong cuộc sống nhưng rồi họ sẽ quên mau như quên đi một
ngày mệt mỏi sau một thoáng bâng khuâng, chỉ có nhà văn thì nhớ hoài, suy nghẫm mãi. Nó là
biểu hiện của một bản chất nào đó chăng? Nó là sự khởi đầu cho một cái gì đó sẽ khiến con
người ta đổi khác? Chúng trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng thúc đẩy khả năng tưởng tượng phong
phú của nhà văn bay cao, bay xa vượt qua mọi giới hạn và chắp cánh cho nghệ thuật. Người nghệ
sĩ hơn ai hết phải là người sở hữu một tâm hồn giàu cảm xúc. Nhà thơ Tố Hữu khẳng địng: “Thơ
là tiếng nói của những tâm hồn đồng điệu”, Maiacopsky cũng khẳng định: “Hãy đập mạnh vào
tim tôi / Thiên tài là ở đó.”
Tất cả đều nhấn mạnh vai trò của cảm xúc nơi trái tim con người khi sáng tác văn học.
Nghệ sĩ là người có “trái tim mong manh” luôn dễ dàng rung lên bần bật trước mọi tác động dù
là nhỏ nhất của cuộc sống và tự nhiên. Họ còn phải là nguời có trí tuệ sắc sảo. Họ không chỉ là
người dẫn đường chỉ lối và định hướng cho những bước đi của nhân vật mà hơn thế họ là “nhà
tiên chi” tiên đoán được những điều sẽ xảy ra, có thể xảy ra. Mỗi tác phẩm văn học được sáng
tác trong một tình trạng tâm lý khác nhau, thậm chí chỉ một tác phẩm thôi nhưng cũng được sáng
tác trong nhiều trạng thái tâm lý khác nhau.
Người nghệ sĩ bao giờ cũng làm việc trong sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc, trí tuệ là cái bất
biến và luôn ổn định nhưng cảm xúc thì không như vậy. Nó biến động rất phức tạp nhưng chính
nó là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa những người lao động nghệ thuật và những người lao động
bình thường khác. Người nghệ sĩ chỉ làm việc khi có cảm xúc, đôi khi là sự lắng đọng tới tận
tiềm thức. Thường thì cảm xúc luôn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của trí tuệ, trí tuệ trở nên bất
lực trước cảm xúc. Đúng như Victor Huygo tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nhà thờ đức
bà Pari” khẳng định: “Tình yêu có những quy luật riêng mà trí tuệ không thể hiểu được”. Chính
vì thế tác phẩm văn học là sự đan sen, sự kết hợp một cách tinh vi giữa yếu tố thực và yếu tố ảo.
Trong đó xuất hiện nhiều khoảng trống, khoảng lặng hay những khoảng mờ nhạt mơ hồ. Bất kỳ
23

Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
tác phẩm nghệ thuật nào cũng có những đoạn bị bỏ ngõ trong tình thế lửng lơ giữa đôi bờ hư
thực do quy luật của cảm xúc, cùng những đòi hỏi nghiêm ngặt của nghề văn. Chính điều này
làm cho mọi tác phẩm văn học đều trở nên khiếm khuyết mơ hồ và dở dang. Cái ranh giới của sự
bắt đầu và kết thúc trở nên nhạt nhòa như sương khói. Bản thân “tác phẩm văn học là vật có ý
hướng” thì làm sao hạn định được cái ý hướng ấy sẽ đi tới đâu và dừng lại ở đâu? Đành rằng sự
đan sen giữa yếu tố thực và hư, giữa những khoảng trống, khoảng lặng và khoảng mờ và cả
những đoạn bỏ ngõ lửng lơ đều tồn tại trên cái phương tiện là ngôn ngữ. Nhưng nếu cố tình bám
víu vào ngôn ngữ để mong tìm thấy cái giới hạn cuối cùng của tác phẩm văn học thì hoàn toàn
thất bại bởi “ngôn ngữ là ngôi nhà của hữu thể” (Roman Ingarden, Trên đường đến với ngôn
ngữ). Ngôn ngữ là phương tiện thẩm mĩ nhưng bản thân nó cũng tồn tại một cách độc lập tương
đối.
Đừng ngây thơ đến mức đi tìm một sự kết thúc của tác phẩm văn học trên văn bản văn
học. Trong cái văn bản ấy có hàng ngàn vấn đề bị bỏ ngõ, bị treo lửng lơ, có hàng vạn khoảng
trống, khoảng lặng và khoảng mờ âm u. những điều tác giả khao khát được người đọc hiểu
nhưng nhất định không chịu nói mà để cho nguời đọc tự tìm hiểu và phát hiện ra thông qua
những điều khác có trong tác phẩm văn học. Phải chăng đó là bản chất của sáng tạo nghệ thuật,
bản chất của văn học thực thụ? Hay vì tác giả sợ như sợ tình yêu sẽ chết? “Tình yêu là một con
quỷ, cho nó ăn no nó sẽ chết để cho nó đói khát nó sẽ sống lâu”. Muốn cho nó không chết, chỉ
còn cách duy nhất là để cho nó đói khát, thèm muốn và phải từng phút từng giây lê lết đôi chân
của mình đi kiếm tìm sự sống. Ngay cả khi ta nhìn thấy tác giả đã đặt dấu chấm hết cho văn bản
văn học của mình, thậm chí án ngữ ngay cuối văn bản là một vệ binh khổng lồ và lạnh ngắt “The
end” thì nó cũng không phải là dấu hiệu của sự kết thúc mà thực ra lại là dấu hiệu của sự bắt đầu,
bắt đầu cho sự đối thoại (Đối thoại giữa người viết và người đọc). Bắt đầu quá trình đối thoại
chính là mở đầu cho một đời sống văn học và khi có đời sống văn học, văn bản văn học trở thành
tác phẩm văn học.
Hãy từ bỏ ý định, từ bỏ mong muốn tìm thấy cái giới hạn cuối cùng của tác phẩm văn học
bằng văn bản văn học bởi “không bao giờ ta đạt tới giới hạn bằng văn bản”. Đó là còn chưa kể
đến bản chất, đến tính độc lập tương đối và khả năng tạo nghĩa của ngôn ngữ - cái vật liệu xây

dựng nên văn bản văn học, tác phẩm văn học.
Hoạt đọc cũng không phải là hoạt động tiếp thu một cách thụ động một chiều. Nó cũng là
hoạt động sáng tạo có vai trò quan trọng không kém gì so với hoạt động sáng tác nên người đọc
cũng cần có sự nỗ lực tương đương với người viết trong suốt quá trình tiếp nhận. Quá trình đọc
là quá trình lấp đầy những khoảng trống, khoảng lặng, khoảng mờ Mức độ và hiệu quả của
công việc này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thẩm mĩ, trình độ học vấn, tình cảm, tâm lý của
người đọc
Trong vô số vấn đề có trong tác phẩm, người đọc thấy tâm đắc với vấn đề nào nhất, yêu
thích vấn đề nào nhất vì nó hợp với tâm lý, với nhu cầu thẩm mĩ của họ nhưng thực tế là trong
khi xây đựng vấn đề ấy chính nhà văn cũng không thể nào kiểm soát được giới hạn của nó,
không thể khống chế được chiều hướng phát triển của nó. Cái giới hạn của chỉ một vấn đề nhỏ
trong tác phẩm đã là vô định, thử hỏi làm sao người đọc có thể cụ thể hoá nó một cách rõ ràng
như lấy nước đổ đầy một cái lu? Trong khi đó chính người tạo ra nó cũng bất lực khi buộc phải
chỉ ra nó bắt đầu và kết thúc ra sao, khi nào. Chính các nhà văn khi đánh giá lại tác phẩm của
mình cũng phải thừa nhận: Không hiểu tại sao lúc ấy tôi lại sáng tác được như thế. Khi nói về
cùng một tác phẩm của mình, nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói hoàn toàn khác nhau thậm chí trái
ngược nhau ở hai nơi khác nhau, hai thời điểm khác nhau. Trong quá trình tiếp nhận văn học
không thể nào có được sự trùng khít giữa người viết và người đọc như lấy hai đồng xu cùng loại
trồng lên nhau dù chỉ là trong một vấn đề nhỏ, một khía cạnh đơn giản nhất của tác phẩm văn
học.
Tác phẩm văn học như là sự mênh mang của biển cả, lúc lặng yên khi ồn ào dữ dội, ở nơi
này có sóng cồn trên mặt nước ở nơi kia sóng lại ngầm dưới đáy. Công việc cụ thể hoá của người
24
Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org
đọc như người tát nước biển, bao giờ cho cạn? Cái khoảng trống, khoảng lặng trong tác phẩm
văn học xem ra không thể nào được lấp đầy vì nó được tạo ra bằng chính những khoảng trống,
khoảng lặng trong tâm hồn nhà văn. Tuy vậy bản thân chúng lại tạo nên bản chất của văn học, ở
đó đời sống văn học bắt đầu và sự sống được duy trì. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả các khoảng
trống được lấp đầy, các khoảng mờ được làm rõ, các đoạn bỏ ngõ được nói rõ? Có lẽ giống như

cái mênh mông của không gian vũ trụ được chụp vào một bức tranh, đóng khung lại và treo bất
động trên tường. Xem như tác phẩm văn học đã được cấp “giấy chứng tử”, tất cả kết thúc ở đây.
Hoạt động cụ thể hoá đã hoàn thành vì không còn gì để tiếp tục
Tác phẩm văn học phải có một đời sống riêng và để duy trì được đời sống ấy tự
bản thân nó phải luôn đòi hỏi sự bổ sung nghĩa. Giống như cơ thể con người luôn có nhu
cầu được cung cấp thức ăn, nước uống và không khí để thở hằng ngày hằng giờ. Chỉ khác
là cơ thể con người thì tồn tại trong một giới hạn còn tác phẩm văn học thực thụ thì tồn
tại vĩnh viễn luôn đòi hỏi sụ bổ sung và không bao giờ vươn tới được cái giới hạn cuối
cùng. Không nghi ngờ gì nữa “Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sụ bổ
sung mà ta không bao giờ đạt được giới hạn cuối cùng bằng văn bản” (Roman Ingarden,
Người Ba Lan, 1893 -1970, Tác phẩm văn học).
PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932 -1945
I. Khái quát về lịch sử và diễn tiến của phong trào thơ mới :
1. Những tiền đề của thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc
- Trong quá khứ, dấu hiệu của một cuộc cách mạng thơ ca đi ra ngoài khuôn khổ của thơ ca
Trung đại bằng chữ Hán. Những dấu hiệu đổi mới được thể hiện trên cả hai bình diện : nội dung
và hình thức.
- Về nội dung, trong suốt hành trình thơ ca Trung đại, ở những nhà thơ xuất sắc (Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến ) hay những hiện tượng thơ ca khác thường (Hồ
Xuân Hương) bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng đi ra ngoài văn chương đạo lý và duy lý
của Nho giáo : biểu đạt những tình cảm, tâm sự chân thật (một thứ “khát vọng được thành thật”),
những nỗi đau và những khát vọng chân chính của con người (đặc biệt là khát vọng hưởng lạc,
tận hưởng cuộc sống trần thế - điều đậm đặc trong văn chương về nội dung nhân đạo chủ nghĩa
từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX)
- Gắn liền không thể tách rời với nội dung tâm trạng, hình thức thơ cũng đã có những vận động
tương ứng : thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trải, sử dụng ngôn ngữ dân tộc (thơ Nôm),
những lối nói ẩn dụ, tượng trưng, đa nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và đặc biệt là sự
ra đời của các thể thơ thuần túy dân tộc.
- Tuy vậy, do sự duy trì bền vững của thể chế tuyển chọn quan lại bằng thi cử và đặc biệt, do sự
bảo thủ của cơ chế xã hội, văn hóa, do sự thống trị dai dẳng của Nho giáo và mỹ học Nho giáo

nên một cuộc cách mạng trong thi ca chưa thực sự diễn ra.
2. Những dấu hiệu báo trước Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX
- ở những đại diện xuất sắc của Thơ cũ (Tản Đà) khi sáng tác thơ ca đã bắt đầu có những đổi mới
cả về thể loại, ngôn ngữ lẫn về nội dung cảm xúc.
- Một số dịch giả bắt đầu dùng thơ tự do để dịch thơ phương Tây (Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ
ngụ ngôn La Fontaine)
- Một số trí thức (Phạm Quỳnh, Phan Khôi) lên án thơ ca truyền thống vì quá nghiêm ngặt về
niêm luật mà giết chết sự tự nhiên của cảm xúc.
3. Cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ :
- Năm 1932, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân văn, bài thơ mới
đầu tiên, tiên phong cho một cuộc cách mạng. Bài thơ đã gây nên một cơn bão trong dư luận .
- Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của thanh niên trí
25

×