Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ôn tập Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.14 KB, 11 trang )

Thành Viên Tuổi Học Trị
123doc.org

TUN NGƠN ĐỘC LẬP

Cơ sở lập luận trong "Tun ngơn Độc lập"
Có thể nói, học tập phong cách ngơn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là
học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận.
Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế
độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong
cách ngơn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc…
Dù viết trong hoàn cảnh nào, và bằng thứ tiếng nào, văn chính luận Việt nói
chung, văn chính luận Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng, ln ln dựa hẳn trên hai
ngun lí: ngun lí nhân đạo chủ nghĩa và triết lí ái quốc chủ nghĩa. Trong cách trình
bày, người viết thiên về sự khẳng định chân lý theo sát với hai nguyên lí trên. Sự khẳng
định thường được trình bày hết sức rạch rịi giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái
cao thượng và cái thấp hèn, điều chính nghĩa và điều phi nghĩa. Những sự khẳng định có
tính chất đối lập này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn, sắc sảo trong văn bản
“Tun ngơn Độc lập”.
Tìm hiểu cách lập luận trong văn bản “Tun ngơn Độc lập”, chúng ta có thể nhận ra:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng tất cả những luận cứ sắc sảo nhất, đắt nhất cho cách
lập luận của mình, được thể hiện trong từng từ, từng câu, từng đoạn và toàn bộ văn bản.
Lập luận thể hiện ở cấp độ toàn văn bản
Chúng ta đều biết, bản “Tuyên ngôn Độc lập” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
“bằng văn xi hiện đại tiếng Việt, thuộc phong cách ngơn ngữ chính luận, một loại văn
mang tính chính thức xã hội ở cấp Nhà nước - quốc gia, hoặc liên Nhà nước - liên quốc
gia,.... để nói rõ trước cơng chúng (trong và ngồi nước) về chính kiến của mình trước
những sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại”. [Nguyễn Nguyên Trứ - Học tập cách viết của
Hồ Chủ Tịch, NXB Giáo Dục 1999, tr159].
Đọc toàn văn bản “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta nhận thấy phương pháp lập
luận được Bác sử dụng trước hết, và quan trọng nhất, là lập luận bằng phương thức so


sánh, so sánh tương đồng và so sánh tương phản những luận cứ, luận điểm trực tiếp liên
quan đến vấn đề muốn nói.
Trong bản “Tun ngơn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ
lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
“Nước Việt có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc
lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của
cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đó là một kết luận quan trọng được rút ra từ
những luận cứ (lí lẽ) có tính lịch sử xác thực:
Luận cứ 1: Bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều
có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Luận cứ 2: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm
1


Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org

1789: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng và quyền lợi và phải ln ln được tự do và
bình đẳng về quyền lợi”.
Ở đây, xét về mục đích soạn thảo văn bản, bố cục là hình thức nhưng cũng là nội
dung; và trong bố cục của một loại hình văn bản nào thì sự mở đầu lúc nào cũng quan
trọng, cũng là kết quả của những sự cân nhắc thuộc chiến lược ngôn hành. Mở đầu bản
“Tuyên ngôn Độc lập”, ngay trong đoạn mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn ngay
hai nội dung quan trọng trong hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm luận cứ cho kết
luận của mình.
Có thể nói rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp lập luận “gậy ông đập
lưng ông” vào ngịi bút của mình một cách sắc sảo và hiệu quả. Trong tranh luận, để bác
bỏ luận điệu của một đối thủ nào đấy, khơng gì thú vị và đích đáng hơn là dùng lí lẽ của
chính đối thủ ấy. Sự bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới của Chủ tịch Hồ

Chí Minh là trường hợp như thế.
Quan hệ giữa đoạn mở đầu với đoạn tiếp theo trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”
của Bác là quan hệ ngữ nghĩa đối lập: đối lập nội dung, đối lập chữ nghĩa, đối lập về thái
độ. Tất cả đã được diễn đạt trang trọng, chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn và xúc động. Điều
này được thể hiện:
Thứ nhất, đi từ một chân lý đã biết, đã được cơng nhận, suy ra một chân lý tương
tự, có chung logic bên trong, đó là cách lập luận so sánh tương đồng mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh vận dụng khi đem so sánh lời trích trong bản “Tun ngơn Độc lập 1776 của Mỹ”,
để đi đến kết luận: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Cái “suy rộng ra” của Bác là cái được lấy từ chính cái luận cứ và lí lẽ: “Lời bất hủ ở trong
bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ”, nhưng đó lại là “sự bổ sung rất trí tuệ
của Bác: với cuộc đời của dân tộc mình và cuộc đời của biết bao dân tộc bị đoạ đày khác,
Bác đã đưa ra một sự bổ sung vĩ đại, góp phần xố bỏ một vết nhơ nhục nhã trong lịch sử
loài người”
Ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là “một đóng góp đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới”
Thứ hai, đối chiếu mặt trái ngược để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới là
phương pháp lập luận so sánh tương phản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đối
chiếu nội dung đoạn trích “Bản Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng
Pháp năm 1789” cho kết luận hết sức thuyết phục: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực
dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta.
Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Cơ sở lập luận của kết luận
trên được xây dựng bằng lí lẽ: “Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được”.
Rõ ràng, xét một cách hiển ngôn, tác giả “Tun ngơn Độc lập” đã đánh giá lời
trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mĩ là “bất hủ” (nghĩa là khơng khi nào cũ, khơng bao giờ
mất), và lời trích dẫn Tuyên ngôn của nước Pháp “là những lẽ phải khơng ai chối cãi
được” thể hiện rõ hành động chính trị, nhằm trả lời một đối một đối với những lí lẽ của
những người chống đối hoặc phịng xa nguy cơ chống đối.
2



Thành Viên Tuổi Học Trị
123doc.org

Có thể nhận thấy, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tư tưởng chính trị chứa
đựng trong những lời trích dẫn ấy được ghi bằng chữ vàng trong lịch sử không chỉ của
nước Mĩ, nước Pháp mà cả toàn nhân loại; mặt khác Người lên án việc xâm phạm, áp bức
các dân tộc, chà đạp nhân quyền là phi pháp lí và đạo lí, là phi văn hóa.
Ở đây, chúng ta bắt gặp một cách nói, cách viết vừa khéo léo, vừa kiên quyết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khéo léo vì nó tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của
người Pháp, người Mĩ; kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có
làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước
Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.

Hệ thống luận cứ, luận chứng và cơ sở lập luận của “Tuyên ngôn Độc lập”
Chúng ta đều biết, văn chính luận thuyết phục người ta bằng lí lẽ, nếu đánh địch thì
cũng đánh địch bằng lí lẽ. Lợi thế của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt
chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được. Do vậy, trong văn chính luận, nếu có
dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để phụ giúp thêm cho sự
thuyết phục bằng lí lẽ mà thơi.
Điều này định hướng đúng đắn cho người nghe, người đọc khi tiếp nhận văn bản
“Tuyên ngôn Độc lập” để chỉ ra cái hay, cái tài của tác giả. Cách dùng từ ngữ (luận
chứng), cách sắp xếp luận cứ (lí lẽ) và mục đích, thái độ, tình cảm của người viết chính là
những cơ sở của những lập luận sắc sảo trong bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Khi tác giả
soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã hội tụ đầy đủ 4 yếu tố bắt buộc của màn thuyết
phục theo lý thuyết văn bản đã nêu ở trên:
a) Cơ hội (thời cơ nói): Khi Bác Hồ đọc bản “Tun ngơn Độc lập” thì ở miền
Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt quân Đồng Minh vào giải giáp quân
đội Nhật) đang tiến vào Đơng Dương, cịn ở phía Bắc thì bọn Tù Tưởng, tay sai của đế

quốc Mĩ, đã trực sẵn ở biên giới. Đây là thời điểm lịch sử quan trọng để Bác Hồ viết cho
đồng bào cả nước và nhân dân thế giới nhằm khẳng định nền Độc lập của nước nhà.
b) Lí lẽ (các luận cứ): Để khẳng định quyền Độc lập dân tộc của nước nhà, và lên
án tội ác của quân xâm lược, bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã dùng đến rất nhiều luận cứ,
luận chứng (các lí lẽ) hết sức thuyết phục:
- Nội dung Bản “Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ”... là bất hủ.
- Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789. “Đó là
những lẽ phải khơng ai chối cãi được”.
- “Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
- “Chúng thi hành những luật pháp dã man,...”.
- “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học,...”.
- “... trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật...”.
- “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”
v.v..
c) Tính biểu cảm của ngơn ngữ: Bác Hồ viết “Tuyên ngôn Độc lập” với giọng văn
3


Thành Viên Tuổi Học Trị
123doc.org

chính luận hào hùng, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác
và giàu cảm xúc. Điều này được thể hiện rõ trong văn bản qua: giọng điệu vừa khéo léo
vừa kiên quyết, lựa chọn từ ngữ chính xác, ngắn gọn, súc tích nhưng hiệu quả. Khi nói về
mình thì: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng”, “Dân ta đã đánh đổ các
xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”,
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nơ lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay...”.
Khi nói về địch thì: 13 lần sử dụng từ chúng với những hành động được miêu tả
khác nhau (chúng thi hành... dã man, chúng thẳng tay chém giết, chúng tắm các cuộc
khởi nghĩa, chúng ràng buộc, chúng cướp, chúng bóc lột, chúng nhẫn tâm,...); cịn khi

trình bày những bằng chứng hiển nhiên, ngoài nội dung miêu tả là những kết tử, tác tử lập
luận được sử dụng hết sức chặt chẽ: “thế mà”, “thậm chí”, “tuy vậy”, “bởi thế cho nên”,
“vì những lẽ trên”, “suy rộng ra”; đặc biệt, Người đã sử dụng lặp đi lặp lại đến hai lần hai
chữ “sự thật là...”, “sự thật là...” như một điệp khúc của bản cáo trạng, lời văn khẳng định
đầy rắn rỏi và đanh thép.
d) Thái độ người nghe: Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” cho ai nghe? Rõ
ràng, Bác đọc “Tun ngơn Độc lập” cho tồn thể đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.
Điều này ai cũng biết. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Người viết không chỉ cho đồng bào và
thế giới chung chung, vì như thế không cần nhiều đến những lời lẽ lập luận chặt chẽ,
đanh thép đến vậy.
Ở đây, người nghe là kẻ thù xâm lược Pháp và Mĩ mới là đối tượng Bác hướng tới.
Từ đó ta mới hiểu, trong màn thuyết phục này, dù “Tun ngơn Độc lập” đã dùng đầy đủ
lí lẽ nhưng người nghe vẫn có thái độ cố chấp, khơng đủ trí tuệ để nhận thức đúng, đầy
đủ những nội dung, giá trị trong lịng người nói. Thế mới biết “sự cố chấp”, “ngang tàng”
và “bạo ngược” của bọn đế quốc và thực dân xâm lăng! Quân xâm lược đã lắng nghe với
một thái độ chống đối.
Người viết bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng thừa hiểu rằng “mâu thuẫn giữa Anh Mỹ - Pháp và Liên Xơ có thể làm cho Anh, Mĩ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở
lại Đông Dương” (Nhận định của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 15-8-1945). Và
đúng như dự định, sau “Tun ngơn Độc lập” chỉ có 21 ngày, núp dưới bóng quân Anh,
thực dân Pháp đã nổ súng và Nam Bộ kháng chiến bắt đầu. Một lần nữa khẳng định, Hồ
Chủ tịch luôn là người lãnh đạo “biết người biết mình trăm trận trăm thắng” trong mọi
quyết sách của dân tộc.
Có thể nói, từ góc nhìn lí thuyết lập luận, chúng ta có thể nhận thấy một cách hiển
ngôn hơn về nghệ thuật hùng biện, triết luận sâu sắc, hùng hồn và đanh thép trong từng
câu văn của bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Tài nghệ ở đây là dàn dựng được cơ sở lập luận
chặt chẽ, đưa ra những luận cứ, luận chứng, lí lẽ, bằng chứng khơng ai chối cãi được. Và
đằng sau “những lời lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết được trong
một bản Tuyên ngôn ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu
tranh vì độc lập tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại” [Nguyễn
Đăng Mạnh: 2006, tr.460].

Quả thật, bên trong tiếng nói của trí tuệ là tiếng nói của trái tim. Trong cơn bão
khốc liệt của chủ nghĩa bạo lực, chủ nghĩa khủng bố đang diễn ra trong thời đại ngày nay,
4


Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org

những lời suy rộng của “Tuyên ngôn Độc lập” đang vang lên như những tiếng chuông
cảnh tỉnh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
*********************************

Trí tuệ và sự sáng tạo tuyệt vời của Người thể hiện trong “Tuyên ngơn”
Mở đầu Tun ngơn Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Hỡi đồng bào cả nước. Tất cả
mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng
ra, câu nói này có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “người ta sinh ra tự do và
bình đẳng về quyền lợi, và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là
những
lẽ
phải
khơng
ai
chối
cãi

được”.
Tun ngơn Độc lập là một văn kiện lịch sử đã được các nhà khoa học thuộc nhiều
lĩnh vực nghiên cứu và làm rõ. Tuy nhiên, đến nay vẫn cịn có người khi đọc văn bản lịch
sử này đã đặt ra câu hỏi: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mở đầu bản Tun ngơn độc
lập của mình bằng những câu trích dẫn từ hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp?
Ngay cả một số nhà sử học Mỹ cũng ln nói rằng, Hồ Chí Minh đã mở đầu bản “Tuyên
ngôn độc lập” của Việt Nam bằng cách trích dẫn: “Tun ngơn” của Mỹ. Điều này có
phần nào khơng đúng và chưa đủ. Bởi lẽ, Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế
giới như UNESCO đã tôn vinh. Người nhắc đến hai văn kiện lịch sử ấy với lòng trân
trọng đặc biệt của một trí tuệ lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại mà Cách
mạng giành độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 mang
lại. Đây là những thành quả văn hóa của nhân loại, là dấu mốc lớn của lịch sử lồi người.
Đó là nền tảng và là tiền đề để Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, chính cuộc Cách mạng
mà dân tộc Việt Nam đã giành được vào mùa Thu năm 1945 là bước đi tiếp, đồng thời
cũng là một cái cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người thuộc các dân
tộc bị áp bức, bóc lột. Vì đó là mẫu hình đầu tiên và cũng là ngọn cờ đầu của cuộc đấu
tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhỏ, yếu, thốt khỏi ách đô hộ, thống trị của chủ
nghĩa thực dân cũ và mới mà cách mạng Việt Nam do Đảng và Bác lãnh đạo đã giương
cao.
Đi sâu nghiên cứu Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, chúng ta thấy: Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thay đổi một ý so với bản Tuyên ngôn của Th. Giép-phơ-sơn (Th.
Jefferson). Trong Tuyên ngôn của nước Mỹ có câu “chúng tơi ủng hộ một sự thật hiển
nhiên rằng, mọi người đều sinh ra bình đẳng” thì Chủ tịch Hồ Chí Minh suy rộng ra rằng:
“Mọi dân tộc sinh ra đều bình đẳng”. Đây quả là một sự thay đổi khéo léo và sáng suốt
như nguyên Thượng nghị sĩ Mác Go-vân (Mc.Govern) đã đưa ra nhận xét. Cũng bình
luận về đoạn trích dẫn này, một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam người Mỹ, bà Lây-đi
5


Thành Viên Tuổi Học Trò

123doc.org

Bo-tơn (Lady Borton) còn đưa ra nhận xét rằng khi dịch chữ “all men” trong văn bản của
Th. Giép-phơ-sơn được viết vào thế kỷ XVIII, thời đó, từ này chỉ bao hàm những người
đàn ơng (đương nhiên là da trắng và có tài sản). Nhưng từ “all men” này đã được Chủ
tịch của nước Việt Nam độc lập diễn dịch thành: “Tất cả mọi người”. Như vậy có thể
thấy, với vốn tiếng Anh hồn hảo cùng với thiên tài của trí tuệ, Bác Hồ đã dịch và trích
dẫn Tun ngơn độc lập của Mỹ nhưng có sự điều chỉnh và phát triển để thể hiện quan
điểm riêng của mình và trên thực tế được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam bao gồm tất
thảy các công dân khơng phân biệt giới tính, tơn giáo, sắc tộc hay chính kiến. Đó chính là
một sự “suy rộng” nữa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp về lý luận đem lại những
tiến
bộ

phù
hợp
với
sự
phát
triển
của
nhân
loại.
Cần phải hiểu thêm rằng: Bản tuyên ngôn của nước Mỹ ra đời năm 1776, nhưng
mãi đến năm 1870, những người đàn ông da màu mới có quyền đi bỏ phiếu. Với phụ nữ,
sự thừa nhận về sự bình đẳng chính trị cịn muộn hơn nữa. Đó là năm 1923. Như vậy, đàn
ơng da đen có quyền được đi bầu sau 95 năm và phải mất thêm 50 năm sau nữa, phụ nữ
Mỹ mới được đi bỏ phiếu. Còn tại Việt Nam, trước năm 1945, nước ta vẫn là xã hội nặng
về ý thức Nho giáo “trọng nam, khinh nữ”. Vì vậy, với bản Tun ngơn độc lập nổi tiếng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho nhà nước mới đã tuyên bố độc lập tự do và bình

đẳng cho tồn thể mọi người dân Việt Nam khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tơn giáo…
Đây là điều thể hiện sự tiến bộ vượt trội của Tuyên ngôn độc lập, so với hai bản Tuyên
ngôn của Mỹ và Pháp, do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo.
***********************************
Ý nghĩa lịch sử bản Tuyên ngôn
Tuyên ngôn độc lập khẳng định trước hết và trên hết một chân lý lịch sử: Tất cả
các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền
được sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Do đó, sẽ khơng có và khơng một dân tộc
nào có quyền áp bức, bóc lột, đè đầu, cưỡi cổ dân tộc khác và cũng không được dân tộc
nào coi dân tộc khác là hạ đẳng so với dân tộc mình. Dân tộc Pháp, Nhật, Mỹ hay dân tộc
Việt Nam đều bình đẳng như nhau. Người Việt Nam đứng lên đấu tranh để giành độc lập
cũng chỉ để nhằm giành lấy quyền bình đẳng như mọi dân tộc, quốc gia khác. Đó là
quyền chính đáng của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Bất kỳ thế lực nào có âm mưu
xâm lược, áp bức, bóc lột và nơ dịch dân tộc Việt Nam là thế lực đó đã chà đạp lên những
nguyên tắc sơ đẳng nhất của quyền dân tộc tự quyết, vi phạm luật pháp quốc tế và chắc
chắn thế lực đó sẽ bị sự phản kháng đến cùng của dân tộc Việt Nam và cùng chung số
phận của những kẻ từng xâm lược Việt Nam trong lịch sử.
Tuyên ngôn độc lập là bản khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là tác
phẩm bất hủ và hồnh tráng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là bản Thiên cổ hùng văn, kết
tinh rực rỡ và thể hiện sáng ngời truyền thống lịch sử, văn hóa hàng ngàn năm kiên
cường, bất khuất, là bản anh hùng ca mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ
nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, đánh dấu một thời đại mới ở Việt Nam - thời
đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bản Tun ngơn góp phần làm phong phú về quyền tự
quyết của các dân tộc trên thế giới trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam - quyền tự
do, độc lập.
6


Thành Viên Tuổi Học Trị
123doc.org


Tun ngơn độc lập là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền tự do, độc lập của nhân dân và dân tộc Việt
Nam với toàn thế giới. Văn kiện pháp lý này thay thế cho tất cả các văn kiện pháp lý của
các chế độ cũ trước đó và khẳng định rõ ràng nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn đã tuyên bố chính thức một chính quyền cách
mạng mới của nhân dân Việt Nam được xây dựng và sẽ trưởng thành theo đúng ý nguyện
của mọi tầng lớp nhân dân và của cả quốc gia, dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn còn là
bản cáo trạng tuyên bố kết liễu sự tồn tại các chính quyền của các triều đại phong kiến và
chế độ thực dân nửa phong kiến đã suy tàn. Chính quyền cách mạng mới được thành lập
là chính quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, và là chính quyền tồn
tại và phát triển bền vững mãi mãi đúng với ý nguyện của quần chúng nhân dân.
Tun ngơn độc lập khẳng định ý chí và tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất
khuất của cả dân tộc Việt Nam nguyện đem hết mọi trí tuệ và sức lực, tính mạng và của
cải để bảo vệ nền độc lập, tự do, dân chủ của chính mình. Đó là ý chí khơng gì lay
chuyển và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: Khơng có gì q hơn độc lập tự do.
Bản Tun ngơn độc lập tạo dựng nên nền tảng, tiêu thức và hạt nhân thống nhất
về tư tưởng, nhận thức và hành động trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam để thuyết
phục, tập hợp, động viên, quy tụ và đoàn kết mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và
đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng kề vai sát cánh xung quanh Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng bảo vệ nền độc lập và tự do đã được chính thức
khai sinh từ bản Tuyên ngơn trọng đại này.
Tun ngơn độc lập cịn là tác phẩm bất hủ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt
Nam hội tụ được các trào lưu lịch sử Việt Nam với trào lưu lịch sử nhân loại, làm xích lại
gần nhau những quan niệm về quyền sống của con người và cao hơn là quyền dân tộc tự
quyết của Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới. Bản Tuyên ngôn đã lấy những
khẳng định trong Tuyên ngôn nhân quyền của Mỹ và Tuyên ngôn dân quyền của Pháp
làm căn cứ để đưa ra những tuyên bố hợp lơ-gích về quyền của dân tộc Việt Nam và đã
được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phù hợp vào thực tiễn Việt Nam. Điều

đó đã khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ cùng kề vai sát cánh với các dân tộc khác trên thế
giới trong cuộc đấu tranh bảo vệ những quyền thiêng liêng và cao cả của dân tộc mình.
Nó cịn là sự kết hợp hữu cơ giữa những tinh hoa về trí tuệ và văn hóa của nhân loại với
những giá trị bền vững của trí tuệ và nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Mối quan hệ biện chứng này còn thể hiện năng lực sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào xử lý các vấn đề
cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Trí tuệ lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngồi những giá trị to lớn đã nêu, Bản Tuyên ngôn độc lập cịn thể hiện trí tuệ lỗi
lạc và thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã góp phần hình thành phương
pháp luận và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
tạo nền tảng thống nhất triệt để và nền tảng tư tưởng, trở thành kim chỉ nam cho mọi
7


Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org

hành động của cách mạng Việt Nam. Trong Tun ngơn nhân quyền của Mỹ có câu: “All
men are created equal”. Câu này được dịch ra tiếng Việt Nam là “Mọi người sinh ra đều
bình đẳng”. Mệnh đề này được coi như là một điều hiển nhiên và nó đánh giá là sự khám
phá vĩ đại và đóng góp có ý nghĩa trọng đại của nước Mỹ đối với nhân loại. Tuy nhiên,
mệnh đề này mới chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh con người. Khơng dừng lại ở khẳng định
có tính triết lý đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn tiến một bước xa hơn và cao hơn về tầm tư
duy là khẳng định điều này ở phạm vi rộng hơn với ý nghĩa sâu sắc hơn là “Tất cả các
dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng” (All people are created equal) để từ
đó khẳng định quyền bình đẳng giữa các dân tộc (cộng đồng người) chứ không chỉ đơn
thuần là quyền bình đẳng giữa người với người (cá nhân). Ở đây, Người đã thay thế từ
mọi người thành từ mọi dân tộc - sự thể hiện những giá trị cá nhân vốn là đặc trưng của
văn hóa phương Tây được thay thế bằng những giá trị mang tính tập thể là đặc trưng của

văn hóa phương Đơng. Sự chuyển hóa giá trị được thực hiện thông qua một bước tiến
tưởng chừng rất đơn giản này lại là sự khẳng định khả năng trí tuệ lỗi lạc và thiên tài của
Hồ Chí Minh trong lịch sử. Đồng thời, bản Tun ngơn cịn cho thấy Chủ tịch Hồ Chí
Minh có tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai
của cách mạng, về quá trình hội nhập của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Điều đó đã được khẳng định tiếp trong lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa là “Nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên
đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện
hịa bình của nhân loại”, bằng q trình bình thường hóa và phát triển quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam với các nước trên thế giới trong 67 năm qua được khẳng định trong đường
lối đối ngoại chủ động và tích cực của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam sẵn sàng “là
bạn, đối tác đáng tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”(1), vì
lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
Bản Tuyên ngôn độc lập là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống
anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập của dân tộc Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai
cấp vô sản Việt Nam. Nó thể hiện rõ nét cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách
mạng thế giới và giai cấp vô sản Việt Nam là một bộ phận của giai cấp vô sản thế giới.
Bản Tuyên ngôn độc lập còn thể hiện sự trung thành tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt
Nam với tư tưởng Mác - Lê-nin “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đồn kết
lại”./.
________________
Sự sáng tạo tầm vóc
Trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải (2005), tại cuộc tiếp xúc ở
thành phố Boston, mọi người đã được nghe một bài phát biểu nồng nhiệt của một chính khách
lão thành của Hoa Kỳ. Đó là nguyên thượng nghị sĩ McGovern, người ln có tiếng nói chống
cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và năm 1972 đã từng tranh cử chức tổng thống với
R.Nixon. Ông đã đưa ra nhận xét rằng: “Trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhắc lại cuộc kháng chiến giành độc lập của Hoa Kỳ, do Thomas Jefferson soạn
thảo. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thay đổi một ý so với bản tuyên ngôn của Th. Jefferson. Câu
“Chúng tôi ủng hộ một sự thật hiển nhiên rằng mọi người đều sinh ra bình đẳng” thì Chủ tịch Hồ


8


Thành Viên Tuổi Học Trị
123doc.org

Chí Minh lại nói rằng: “Mọi dân tộc sinh ra đều bình đẳng”. Quả là một sự thay đổi khéo léo và
sáng suốt”...
Nguyên văn trong Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ dùng cách diễn đạt “Suy rộng ra, câu ấy
có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Cũng bình luận về đoạn trích dẫn này, một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam người Hoa
Kỳ, bà Lady Borton, còn đưa ra nhận xét rằng khi dịch chữ “all men” trong văn bản của Th.
Jefferson vào thời được viết, thế kỷ XVIII, chỉ bao hàm những người đàn ơng (đương nhiên là da
trắng và có tài sản) đã được Chủ tịch của nước Việt Nam độc lập diễn dịch thành: “Tất cả mọi
người” mà trên thực tế được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam bao gồm tất thảy các cơng dân
khơng phân biệt giới tính, tơn giáo, sắc tộc hay chính kiến. Đó chính là một sự “suy rộng” nữa
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại cho Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ những tiến bộ của
nhân loại gần 2 thế kỷ sau đó.
Tun ngơn Độc lập Việt Nam khơng chỉ là tấm giấy khai sinh cho một Nhà nước Việt
Nam theo thể chế Dân chủ - Cộng hòa theo đuổi mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc mà cịn
đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại bằng một sự “suy rộng ra” thành một chân lý mang
tầm thời đại.
*********************************

Tun ngơn độc lập và nghệ thuật viết văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí
Minh
Đọc Tun ngơn Độc lập ta thấy: lý lẽ, suy tư, luận giải của nhà khoa học, nhà
văn, của sử gia, triết gia, luật gia, chính trị gia, kinh tế gia v.v… được thể hiện thông

qua suy nghĩ và ngôn từ của chỉ một lớp người đó là quảng đại cơng chúng Việt Nam
hồi Cách mạng Tháng Tám.
Sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi,
Tun ngơn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem như
là Tun ngơn độc lập thứ ba trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam.
Toàn văn bản Tun ngơn Độc lập chỉ có 1.010 chữ, sắp xếp trong 49 câu, nhưng Tuyên
ngôn Độc lập đã hàm chứa một nội dung rất to lớn và sâu sắc. Đó là sự đúc kết cao nhất,
cô đọng nhất nội dung cuộc Cách mạng Tháng Tám - cuộc cách mạng đã đem lại cho xã
hội Việt Nam một sự biến đổi chưa từng thấy trong lịch sử, cuộc cách mạng đầu tiên ở
Việt Nam nhằm dựng lên một xã hội tương lai khơng có áp bức giai cấp, khơng có tệ
người bóc lột người.
Một trong những yếu tố quan trọng đưa Tun ngơn Độc lập lên tầm của một áng
văn chính luận kiệt xuất là nghệ thuật viết ngắn, viết giản dị.
Rất giản dị mà lại rất vững chãi. Giản dị vì ai cũng hiểu. Vững chãi vì khơng ai bẻ
được, vì nó lấy thực tế sơi bỏng của cách mạng làm cốt lõi, vì nó bắt nguồn từ lịng u
thương, kính trọng quần chúng nhân dân. Lý luận đó càng tăng tính thuyết phục khi ta
thấy chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã áp dụng thật nghiêm túc và thu được những thành
công rực rỡ.
9


Thành Viên Tuổi Học Trị
123doc.org

Chủ tịch Hồ Chí Minh khun viết ngắn. Ngắn mà có nội dung. Trong cuốn Sửa
đổi lối làm việc viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Viết dài mà rỗng thì
khơng tốt, viết ngắn mà rỗng cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói
rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng lại dài”. Đọc Tun ngơn Độc lập ta
thấy nội dung đậm đặc trong từng câu, từng chữ. Toàn bộ lịch sử xã hội Việt Nam trong

hơn 80 năm dưới ách cai trị của thực dân Pháp, rồi phát xít Nhật được khái quát lại trong
622 chữ, 186 chữ dành cho việc vận dụng pháp lý quốc tế suốt hơn một thế kỷ rưỡi để
khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, toàn bộ những trói buộc về mặt
pháp lý mà thực dân Pháp đã bỏ ra ngót một thế kỷ để tạo dựng đối với Việt Nam bị xóa
bỏ gọn trong một câu với 58 chữ, cịn chí khí Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, tương lai
Việt Nam thì được khẳng định trong 144 chữ.
Nhiều người nghiên cứu văn học, nghệ thuật trên thế giới đã tập trung trí tuệ vào
một vấn đề được xem như là đặc biệt quan trọng. Đó là vấn đề tiếp nhận văn học, nghệ
thuật. Sau khi đã hao tốn khơng biết bao nhiêu thì giờ, giấy mực, không biết bao nhiêu là
chất xám, người ta mới phát hiện ra một điều rất giản dị rằng: chẳng phải ai khác mà
chính là cơng chúng và chỉ có cơng chúng mới là trọng tài công minh nhất của văn học,
nghệ thuật. Mà khi đã suy tôn công chúng lên cái vị trí danh dự ấy thì trước hết phải lấy
họ làm đối tượng chính để phục vụ.
Điều này, với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành một chân lý hiển nhiên. Viết cho ai
đọc và viết để làm gì? Câu hỏi đó được Người trả lời dứt khốt: “Viết cho đại đa số nhân
dân đọc” và “viết để phục vụ quần chúng nhân dân”. Mà muốn thế thì trước hết những gì
viết ra phải thật dễ hiểu, những gì nói ra phải đến tận tai người dân.
Báo Cứu Quốc, số ra ngày 5 tháng 9 năm 1945 cho biết: trong khi đọc Tun ngơn
Độc lập tại Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói thêm một câu khơng có trong văn bản.
Câu đó là: “Tơi nói thế đồng bào có nghe rõ khơng?”. Đó là một cử chỉ hết sức đẹp của
một vị lãnh tụ cách mạng. Nó thể hiện cái cao cả về đạo đức, cái sâu đậm về tình cảm.
Lý luận về nghệ thuật viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là như vậy. Nó nằm trong cả
một hệ thống lý luận của Người về quan điểm quần chúng. Lý luận này rõ ràng đã được
thể nghiệm nhiều qua thực tiễn viết và nói của Người. Mà một thể nghiệm thành công lớn
nhất là Tuyên ngôn Độc lập. Trong 49 câu của văn bản lịch sử trọng đại ấy có tới 45 câu
thuộc loại câu đơn giản. Có cả một loại câu rất ngắn. Mỗi câu chỉ 10 chữ trở lại. Câu thì
ngắn mà ý nghĩa nội dung thì đầy ắp.
Sau khi trích ra hai đoạn ngắn trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ
và trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ hạ một câu: “Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được”. - Chỉ 10

chữ thôi mà ý nghĩa tổng kết thật cao, chính nghĩa được khẳng định một cách đanh thép.
Câu thứ 19: tố cáo thực dân Pháp: “Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”
- chỉ 9 chữ. Câu thứ 13: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học” - cũng chỉ 9 chữ.
Câu thứ 11: “Chúng thi hành những luật pháp dã man” - chỉ 8 chữ thôi...
Những câu ngắn gọn, giản dị như mn triệu câu nói thường ngày của bình dân,
vậy mà đặt vào đây lại có sức buộc tội thật là chặt đối với kẻ thù!
Và câu thứ 15: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” - sức
10


Thành Viên Tuổi Học Trò
123doc.org

tố cáo sắc bén là thế, văn chương ngời hình ảnh là thế mà cũng chỉ phải dùng tới 12 chữ
mà thơi. Cịn bức tranh tồn cảnh của phía kẻ thù trước bão táp Cách mạng Tháng Tám
thì được vẽ lên bằng một câu rất ngắn: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” - 9
chữ thôi mà thật là sinh động, thật là sắc bén, làm hiện lên trước mắt người đọc, người
nghe cả một cảnh tượng phía kẻ thù vừa tan tác, vừa tiêu điều, vừa thảm hại!
Trong 49 câu của Tuyên ngôn Độc lập có ba câu dài. Dài nhất là câu thứ 42, gồm
58 chữ. Câu dài nhưng không phải là câu phức tạp. Dài nhưng khơng rối. Nó được xếp
đặt theo thứ tự của luận lý thông thường trong suy nghĩ của đơng đảo cơng chúng. Cho
nên nó rất dễ dàng thấm vào nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân - đối tượng
mà suốt đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết lịng, hết sức phục vụ và Người thường khuyên
người cầm bút, người cán bộ cách mạng nói chung, hãy hướng vào đó mà phục vụ.

11




×