Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI LỊCH SỬ 8 HKII (10-01)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.52 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS IALY KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh:…… ………………………SBD…………… Lớp:……
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3ĐIỂM) - Học sinh làm bài trên tờ đề thi
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước một câu trả lời đúng nhất:(2đ)
Câu 1: Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX có hạn chế gì ? (0,25
đ
).
a. Mang tính chất lẻ tẻ; b. Chưa động chạm tới vấn đề cơ bản của thời đại;
c. Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong; d. Cả a, b, c đều đúng;
Câu 2: Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa gì ? (0,25
đ
).
a. Gây tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng bảo thủ.
b. Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
c. Góp phần chuẩn bị cho việc ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất có những giai cấp, tầng lớp
nào ? (0,25
đ
).
a. Địa chủ phong kiến, nông dân, tiểu tư sản thành thị và công nhân.
b. Địa chủ phong kiến, tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.
c. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.
d. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản thành thị.
Câu 4: Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện xu hướng giải phóng dân tộc mới nào ? (0,25
đ
).
a. Cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ vô sản; b. Phong trào Cần vương;
c. Cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản; d. Cả a, b, c đều sai.


II. Nối một nội dung ở cột thời gian với cột sự kiện để có kết quả đúng ? (1
đ
).
Thời gian Sự kiện
Năm 1905 – 1909 Phong trào Đông Du
Năm 1907 Phong trào Đông Kinh nghĩa thục
Năm 1908 Khởi nghĩa binh lính, tù chính trị ở Thái Nguyên
Năm 1917 Phong trào chống thuế ở Trung Kì
PHẦN II : TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) - Học sinh làm bài trên tờ giấy thi
A.Phần này dành cho học sinh lớp 8A1
Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Yên Thế ? (3
đ
).
Câu 2: Nêu những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX ? (2
đ
).
Câu 3: Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam? (2 đ)
B.Phần này dành cho học sinh lớp 8A2 và 8A3
Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Yên Thế ? (3
đ
).
Câu 2: Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam? (2
đ
).
Câu 3: Dưới thời thuộc Pháp các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi
như thế nào.? (2 đ)

Đề chính thức
Đáp án + Biểu chấm:
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước một câu trả lời đúng nhất:

1 d 2. d 3. c 4.c
II. Nối một nội dung ở cột thời gian với cột sự kiện để có kết quả đúng ? (0,75
đ
).
Thời gian Sự kiện
Năm 1905 – 1909 Phong trào chống thuế ở Trung Kì
Năm 1907 Phong trào Đông Du
Năm 1908 Khởi nghĩa binh lính, tù chính trị ở Thái Nguyên
Năm 1917 Phong trào Đông Kinh nghĩa thục
PHẦN II : TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Yên Thế
- Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa: + Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực vì bị áp bức.
+ Yên Thế là mục tiêu bình định của Pháp.
=> Nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh
- Diễn biến:+ Giai đoạn 1884 – 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy
thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.
+ Giai đoạn 1893-1908 là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sơ.
Đề Thám phải hai lần giảng hoà với Pháp.
+ Giai đoạn 1909 – 1913, thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
Câu 2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX.
- Để giải quyết tình trạng khủng hoảng đất nước, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số
quan lại, sĩ phu yêu nước đã đưa ra những đề nghị, cải cách đất nước.
- Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ…
- Nội dung: Mọi mặt kinh tế, xã hội, ngoại giao…
Câu 3: Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam? (2 đ)
- Trong nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, áp dụng phương pháp phát canh thu tô để bóc
lột nông dân.
- Trong công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại. Bên cạnh đó còn sản xuất xi măng, gạch
ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm, đường, vải sợi…

- Tập trung xây dựng giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh
của nhân dân…
- Trong thương nghiệp: đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn đối với hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam,
còn hàng của các nước khác thì đánh thuế rất cao. Hàng của Việt Nam chủ yếu xuất sang Pháp.
- Pháp tiến hành đánh thuế mới chồng lên thuế cũ, bắt phu, bắt lính…
⇒ Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Làm cho
nền kinh tế nước ta bị phụ thuộc vào Pháp…
Câu 3: Dưới thời thuộc Pháp các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi
như thế nào.? (2 đ)
- Giai cấp địa chủ phong kiến đầu hàng và làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng.
Một bộ phận câu kết với Pháp áp bức bóc lột nhân dân. tuy nhiên một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh
thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân cơ cực trăm bề: bị cướp ruộng đất, gánh chịu nhiều thứ thuế và phụ thu.
- Nông dân bị phá sản, họ trở thành tá điền, đi phu, ra thành thị làm nghề cắt tóc, kéo xe, một số ít
làm công ở nhà máy, hầm mỏ của tư bản Pháp và Việt Nam.
- Nông dân ở đâu đều nghèo khổ, không lối thoát. Căm ghét thực dân, ý thức dân tộc sâu sắc nên họ
sẵn sàng tham gia, hưởng ứng các cuộc đấu tranh có thể giúp họ có tự do và no ấm

×