BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT
BÌNH NGUYÊN LỘC
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
( CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VĂN HỌC )
MÃ SỐ : 5.04.01
Người hướng dẫn : PGS.TS Phùng Quý Nhâm
Người thực hiện : Nguyễn Lương Hải Khôi
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2004
MỤC LỤC
Trang
DẪN NHẬP
1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2.Lòch sử vấn đề ....................................................................................................... 4
3.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 8
4.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................10
5.Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 12
6.Kết cấu luận văn .................................................................................................. 13
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. QUAN NIỆM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC VỀ VĂN CHƯƠNG,
NGHỆ THUẬT VÀ NGƯỜI NGHỆ SĨ................................................................... 14
1.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về văn chương,nghệ thuật ...............................18
2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về người nghệ só .............................................25
CHƯƠNG II.MỘT SỐ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO TRONG
VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC .............................................. 33
1.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về lòng yêu nước............................................ 34
2.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về đất nước ....................................................40
CHƯƠNG III. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG
VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC ................................................49
1. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về con người nhỏ be ......................................51
2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về mối quan hệ giữa con người và
thế giới khách quan.................................................................................................55
3. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về con người nhận thức ..................................59
CHƯƠNG IV. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC ................................ 69
1.Không gian nghệ thuật...........................................................................................69
2.Thời gian nghệ thuật ..............................................................................................83
CHƯƠNG V. NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT
BÌNH NGUYÊN LỘC..............................................................................................89
1.Các dạng thức đa thanh,phức điệu trong lời văn nghệ thuật
Bình Nguyên Lộc ....................................................................................................89
2.Các dạng thức cú pháp trong văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc .................103
KẾT LUẬN ............................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................119
1
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Bình Nguyên Lộc (1914 – 1987) là một nhà văn lớn – theo suy nghó
của chúng tôi – không chỉ của Nam bộ mà còn của cả nước. ng tên thật
là Tô Văn Tuấn,sinh ngày 7/3/1914 tại làng Tân Uyên,tổng Chánh Mó
Trung,tỉnh Biên Hoà(nay thuộc thò trấn Tân Uyên,tỉnh Bình Dương ).Thân
sinh là ông Tô Phương Sâm ( 1878-1970 ) và bà Dương Thò Mão ( 1879-
1971).Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc,ông còn có những bút danh khác
như Phong Ngạn ,Hồ Văn Huấn.
Bình Nguyên Lộc sáng tác từ những năm ba mươi của thế kỉ
XX.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược nổ ra,ông tham
gia ngay từ những ngày đầu tiên,là thành viên của Hội văn hoá cứu quốc
tỉnh Biên Hoà.Năm 1949,do bò bệnh tâm thần,ông được Chính phủ ta cho
phép về sinh sống tại Sài Gòn .Từ đó,ông viết văn ,làm báo cho đến cuối
đời.Năm 1961,ông tâm sự với Nguiễn Ngu Í : “Anh còn nhớ chăng ? bọn
mình đã mong từ lâu cái ngày lòch sử ấy,ngày mà toàn dân đứng dậy giành
độc lập.Và chúng mình đã đem hết lòng thành vào cuộc kháng
Pháp.Nhưng mình rồi,mình lọt vào cái thế phải về,mà trở về thành là mình
cảm thấy xót xa như kẻ đào ngũ.Đối với dân tộc,mình thấy như có tội phần
nào…” ( Ngiuễn Ngu Í,Sống và viết với… , Ngèi Xanh xuất bản,1966.)
(Dẫn theo : 26,11 ).Trong những năm kháng Mó,tuy sống ở Sài Gòn,nhưng
ông vẫn luôn hướng về Cách mạng .Sau Mậu Thân 1968,hàng loạt cơ sở
cách mạng của ta bò vỡ,nhà thơ Viễn Phương đã đến gặp ông để gây
dựng lại cơ sở mới.Do bệnh tâm thần sắp tái phát,ông đã từ chối,nhưng
ông vẫn khẳng đònh : “Tôi vẫn là người của các anh mà !”( Viễn Phương,
Thương một nhành mai,Tạp chí Kiến thức ngày nay,số Xuân Mậu dần
1998,TP.HCM ).Thế nên,sau ngày Giải phóng,nhiều nhà văn,nhà thơ
thường ghé thăm ông mỗi lần vào Sài Gòn công tác : Xuân Diệu,Huy
Cận,Nguyễn Tuân…
2
Trong suốt gần một thế kỉ sáng tác,ông đã để lại một sự nghiệp văn
chương đồ sộ.Về tiểu thuyết, ông viết 53 cuốn (trong đó đã xuất bản 20
cuốn, còn 33 cuốn chưa in). Về truyện ngắn, theo ông Nguyễn Quang
Thắng, ông đã viết khoảng 1000 tác phẩm . Về thơ, ông để lại nhiều tác
phẩm thơ trường thiên: Thơ Ba Mén, Việt sử trường ca, Luận thuyết Y học,
Thơ thổ ngơi Đồng Nai, Ca dao…. Ngoài ra, ông còn có công sưu tầm hàng
chục ngàn câu ca dao.
Như vậy, chỉ cần xét riêng về số lượng tác phẩm Bình Nguyên Lộc
đã là một nhà văn lớn. Riêng với số lượng 1000 truyện ngắn, ông đã xứng
đáng được có mặt trong bất kỳ một bộ “niên giám thống kê” về tác gia –
tác phẩm nào của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Hơn nữa, cũng ít có nhà
văn nào trên thế giới đạt được số lượng ấy. Tuy vậy, xét về chất lượng,
ông ít có những tác phẩm “để đời”, những tác phẩm khắc chạm một
đường nét độc đáo vào bức tranh văn học dân tộc. Nói “ít có”, có nghóa là
không phải không có, chỉ có điều không nhiều so với số lượng cả ngàn
tác phẩm của ông.Nói riêng về tiểu thuyết, trong số 20 tiểu thuyết đã in,
chúng tôi mới chỉ tìm đọc được 6 cuốn; và theo đánh giá chủ quan của
chúng tôi, không có cuốn nào đặc biệt xuất sắc. Tuy vậy, chúng cũng là
những cuốn có một sức hấp dẫn nhất đònh.Đọc xong,người đọc thấy có
nhiều điều để nghó suy,trăn trở,day dứt.Còn trong số 1000 truyện ngắn
của ông, đối với những truyện đã in, chúng tôi đọc được 105 truyện.
Chúng tôi nhận thấy có nhiều truyện đặc sắc. Nếu có một bộ “Tuyển tập
truyện ngắn hay của Việt Nam thế kỷ XX” thì với những tác phẩm
này,theo chúng tôi, Bình Nguyên Lộc hoàn toàn xứng đáng được góp
mặt.
Cái riêng của văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc là chúng mang
đậm không khí của đất và người miền Nam trong cái thưở tiền nhân ta
khai phá miền Nam,mở mang bờ cõi. Đó là những trang văn chan chứa
tình yêu quê hương, xứ sở, nhiệt tình ca ngợi những phẩm chất cao quý đã
giúp dân tộc tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lòch sử đấu tranh
3
bền bỉ. Cùng với Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam,…Bình Nguyên Lộc góp thêm
một giọng văn riêng, khắc chạm hình ảnh miền Nam một cách sinh động,
chân thật và giàu nghệ thuật.
Như vậy, gia tài nghệ thuật mà Bình Nguyên Lộc để lại cho chúng ta
không phải là nhỏ. Thế nhưng cho đến nay, theo tìm hiểu của chúng tôi,
chưa có công trình nào nghiên cứu về văn nghiệp của ông một cách đầy
đủ, hoàn chỉnh. Ngoài một vài bài báo kể về những kỷ niệm với ông,
chúng tôi chỉ có trong tay một bài của ông Nguyễn Quang Thắng: “Bình
Nguyên Lộc, một bút lực lớn”, là bài giới thiệu cho “Tuyển tập Bình
Nguyên Lộc” do ông Nguyễn Quang Thắng tuyển chọn.
Để bổ sung cho phần thiếu sót này, góp phần tìm hiểu về sự nghiệp
văn chương của một nhà văn Nam bộ tiêu biểu, chúng tôi chọn đề tài :
“ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC”
2. Lòch sử vấn đề
Như trên chúng tôi đã trình bày, các công trình nghiên cứu về văn
nghiệp của Bình Nguyên Lộc chưa nhiều. Ngoài một số ít dòng nhắc đến
tên nhà văn trong bộ “Nhìn lại một chặng đường văn học” của Nhà
nghiên cứu Trần Hữu Tá, chúng ta chỉ có một bài viết dài 71 trang của
Nguyễn Quang Thắng “Bình Nguyên Lộc, một bút lực lớn” giới thiệu cho
“Tuyển tập Bình Nguyên Lộc” 4 tập, dài 1194 trang, NXB Văn Học, 2002.
Trong bài giới thiệu trên,Nguyễn Quang Thắng giới thiệu về tiểu sử,
thân thế, sự nghiệp văn chương và học thuật của nhà văn.
Giới thiệu về tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc, ông Nguyễn Quang
Thắng đề cập đến 6 cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn (trong đó có 5
cuốn được đưa vào tuyển tập): Nhện chờ mối ai, Đò dọc, Tỳ vết tâm linh,
Khi Từ Thức về trần, Gieo gió gặt bão,và Xô ngã bức tường rêu.
Về cuốn “Đò dọc”, Nguyễn Quang Thắng viết :
4
“Theo tác giả (Bình Nguyên Lộc) khi thai nghén một tác phẩm, nhất
là tiểu thuyết như tiểu thuyết “Đò dọc” này, không phải ông cố tình tạo ra
cốt truyện mà chính là ý truyện, nghóa là tác giả ít chú ý đến những câu
chuyện li kỳ, gây cấn, mà đặt nặng vào những ý tưởng ngộ nghónh và
cho những ý tưởng ngộ nghónh ấy nhập vào cơ năng sáng tác của nhà
văn (tác giả) như câu chuyện về sự đau khổ, dằn vặt của bốn chò em con
gái ông Nam Thành trong “Đò dọc”. Đó là niềm đau của người chò trưởng
sắp đến tuổi “quá lứa”. Cô Hương trong truyện cứ ngỡ chắc là mình sẽ “ế
chồng” nên cũng “tranh thủ” thầm lặng với các em của mình. Các ý truyện
đó ông thu về nội tâm, rồi mới dựng nên cốt truyện qua các tiểu thuyết
của mình” ( 26 - 21,22).
“Gieo gió gặt bão” kể về một chuyện tình tay ba : Hảo – Nho –
Liên. Nho – Hảo là hai vợ chồng hạnh phúc, nhưng không có con. Để giữ
hạnh phúc của mình, Hảo lập mưu để chồng quan hệ với cháu gái của
mình là Liên. Khi Liên có con, Hảo lập mưu giành đứa bé cho mình. Hiểu
rằng mình bò người cô lừa gạt, hãm hại, Liên “phản công” và “đánh bại”
Hảo.
Đánh giá về tiểu thuyết này, Nguyễn Quang Thắng viết: “… các sự
kiện trong Gieo gió gặt bão đã liên tục xảy ra dồn dập (…) nhưng hợp lý
như trong cuộc sống thực.
Bao nhiêu “thắt gút” của phần dồn việc đến đây được “mở gút”, giải
quyết một cách gọn gàng, suôn sẻ mà không chút lấn cấn.” ( 26 - 29, 30).
Về cuốn “Tỳ vết tâm linh”, viết về nguyên nhân bò điên của một
người con gái đẹp tên là Liễu, Nguyễn Quang Thắng viết : “Có thể nói
“Tỳ vết tâm linh” là cuốn tiểu thuyết luận đề về tâm bệnh học sắc sảo
của Bình Nguyên Lộc cả chiều âu và chiều rộng của sinh hoạt đời người
” ( 26 , 36).
Bàn về nghệ thuật tiểu thuyết Bình Nguyên Lộc, nhà nghiên cứu cho
rằng: “(…) tác giả phải giải thích các vướng mắc trong nội tâm,cùng những
hiện tượng của tâm bệnh học và tâm lí con người – nhân vật- lúc ấy,độc
5
giả mới cảm nhận được ; nếu không,người đọc sẽ đi vào mê hồn trận của
tác phẩm.Có lẽ từ sự kiện đó nên có người cho rằng ông là người “ưa thích
sự phân tích lí luận bác tạp rộng về bề mặt nhưng thiếu chiều sâu” .Viết
như vậy thì nhà nghiên cứu chỉ chú trọng về mặt nghệ thuật mà loại hẳn
yếu tố nội dung chủ đề tác phẩm văn chương.
Thế cho nên,tác phẩm Bình Nguyên Lộc dầu là tiểu thuyết ,truyện
ngắn,biên khảo…cho đến thơ ông rề rà ,kể lể ê a như hầu hết các nhà văn
miền Nam – Nam bộ – như Trương Vónh Kí (1837-1898 ),Hồ Biểu Chánh
(1884-1958);nhất là Vương Hồng Sển(1902-1996),Nguyễn Văn Trấn(1914-
1998) gần đây. Nếu nhà phê bình chòu đọc các tác phẩm của các nhà văn
Nam kì-Nam bộ - nói chung ắt hẳn sẽ không có lời trách ông như Cao Huy
Khanh,Nguyễn Văn Sâm đã viết về Bình Nguyên Lộc như trên” ( 26 - 26,
27 ).
Nhận xét về cách kể chuyện của nhà văn, nhà nghiên cứu cho rằng:
“Trong cách kết cấu của một tác phẩm văn chương thì nhà văn (sau này có
nhà phê bình,độc giả )phải xem xét chú ý vào cách kết cấu tác phẩm (
truyện) như thế nào là dàn việc,dồn việc,mở gút.Việc đó có thể nói nôm
na là như mở đầu,thân bài,kết luận thế thôi.Hai nhà phê bình trên chê ông
giải thích các sự kiện trong truyện quá nhiều và chính việc giải thích đó
làm mất nghệ thuật của tác phẩm văn chương mà ông muốn trao gởi đến
độc giả.
Trong phần dồn việc của các tác phẩm Bình Nguyên Lộc ,chúng ta
thấy rõ ông đã vận dụng các luật của nghệ thuật kể chuyện một cách có
nghệ thuật ; đó là luật hứng thú và luật động tác
Về luật hứng thú,trong Đò dọc,các sự kiện của câu chuyện gồm bốn
cô gái của ông bà Nam Thành ,từ khi dọn nhà về làng quê đã chuyển biến
một cách nhòp nhàng.Các nhân vật chính,phụ ;không gian,thời gian,cách
đối thoại của bốn chò em cùng ông bà Nam Thành,hoạ só Long…luôn luôn
ôm chặt,quất quýt nhau suốt thời gian anh Long nghỉ dưỡng bệnh tại nhà
ông Nam Thành.Từ đó,tình yêu giữa hoạ só Long và cô em út nảy nở có sắp
6
đặt và chuẩn bò từ đầu.Các sự kiện đó xảy ra một cách tự nhiên và
“lôgích” như việc thường ngày ở…huyện vậy
Luật hứng thú ấy còn đặt nhà văn vào một cái thế là không được có
một suy nghó nào bộc lộ trước hồi kết thúc câu chuyện ;nghóa là không
được cho độc giả biết rõ hồi kết cuộc sẽ ra sao.Luật này được ông vận
dụng vào việc bốn chò em gái lại xúm nhau ,nối tiếp lấy chống rùm rụp mà
không ai là không bất ngờ và thích thú bởi vì trong bốn chò em có người
sắp “quá lứa” ” ( 26 - 27, 28).
Tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc chủ yếu là đề cập đến quan hệ
tình cảm của vợ chồng, trai gái (ít ra là ở những cuốn được ông Nguyễn
Quang Thắng đưa vào tuyển tập). Nhưng truyện ngắn của ông lại chủ yếu
đề cập đến những vấn đề lớn của xã hội. Ông Nguyễn Quang Thắng viết
: “Hầu hết truyện ngắn của ông dù được viết từ những năm 40 , 50 đến
những năm 70 đều có một hệ thống chủ đề.Chúng tôi cho là một hệ thống
chủ đề vì đọc truyện ngắn Bình Nguyên Lộc,độc giả nào cũng thấy rõ
tình yêu làng quê,nơi chôn nhau cắt rún,sự nghèo khổ…!” ( 26 - 40).
Mặt khác, “…không phải trong truyện ngắn của ông chỉ thuần tình
yêu làng quê,đất nước,phố phường(…),sông rạch ,rừng thiêng…mà trong
các truyện ngắn còn mang các chủ đề lớn : vấn đề tự do tư tưởng,sự tiến
bộ của các nền văn minh nhân loại...” ( 26 - 42).
Bàn riêng về tập “Nhốt gió”, nhà nghiên cứu viết : “Nội dung chủ
đề truyện Nhốt gió nói riêng và toàn tập nói chung…đều tiềm tàng ,sâu
lắng các ý niệm vươn lên và mang tính phê phán các tư tưởng cổ hủ,cố
chấp theo lối mòn,sự độc đoán trong gia đình ,của người cha…đồng thời
xiển dương tinh thần cởi mở,phóng khoáng ,cầu tiến ,ham học hỏi…Có thể
nói,trước năm 1975 ở miền Nam,Bình Nguyên Lộc là một nhà văn có tấm
lòng thương người đồng loại một cách bao la” ( 26 - 46, 47).
Nhìn chung, chúng tôi thấy ông Nguyễn Quang Thắng phần nhiều là
giới thiệu về Bình Nguyên Lộc bằng cách tóm tắt các tác phẩm, những ý
phân tích, bình luận còn tương đối ít.
7
3. Phạm vi nghiên cứu
Như trên chúng tôi đã trình bày, Bình Nguyên Lộc đã viết rất nhiều
tác phẩm ,về nhiều lónh vực khác nhau : Dân tộc học (Nguồn gốc Mã Lai
của dân tộc Việt Nam ; Mẫu hệ cổ Việt Nam, mẫu hệ Mã Lai và mẫu hệ
thế giới), Ngôn ngữ học ( Lột trần Việt ngữ, Từ vựng đối chiếu 10.000 từ,
Từ vựng Mã Lai mà Trung Hoa vay mượn), chú giải các tác phẩm văn
chương cổ (Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, Tự tình khúc của Ca Bá Nhạ,
Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận, Tỳ bà hành và Trường hận ca
(Trung Quốc)…) và văn chương ( 53 tiểu thuyết, khoảng 1000 truyện
ngắn, nhiều tập thơ…).
Dó nhiên, luận văn này chỉ tập trung vào sự nghiệp văn chương của
Bình Nguyên Lộc. Hơn nữa, như tiêu đề của luận án: “Đặc trưng văn
xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc”,chúng tôi chỉ nghiên cứu phần tiểu
thuyết, truyện ngắn, tùy bút của nhà văn mà thôi.
Tuy số lượng tác phẩm của nhà văn nhiều như vậy, nhưng phần lớn
đều được viết và xuất bản trước 1975 tại Sài Gòn, và từ đó đến nay chỉ
được tái bản với số lượng khiêm tốn, nên dù đã rất cố gắng đi tìm ở các
thư viện lớn, ở nhiều nhà sách cũ, chúng tôi vẫn chỉ tìm đọc được 6 cuốn
tiểu thuyết của ông (5 cuốn in trong “Tuyển tập Bình Nguyên Lộc” đã giới
thiệu ở trước, là : Đò dọc, Tỳ vết tâm linh, Khi Từ Thức về trần, Gieo gió
gặt bão và Xô ngã bức tường rêu ; một cuốn ở ngoài tuyển tập là : “Quán
tai heo” ) và đọc được 7 tập truyện ngắn với 105 tác phẩm, đó là các tập :
Nhốt gió, Ký thác, Mưa thu nhớ tằm, Những bước lang thang trên hè phố
của gã Bình Nguyên Lộc, Thầm lặng, Cuống rún chưa lìa và Ma rừng.
Chúng tôi đành phải chấp nhận cái số lượng tác phẩm ít ỏi mà mình
đọc được. Nhưng để thỏa mãn yêu cầu của một luận văn, chúng tôi phải
đọc được những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn. Nhà nghiên cứu Trần
Hữu Tá, trong sách “Nhìn lại một chặng đường văn học” đã nhắc ở trên,
khi giới thiệu về tiểu sử và tác phẩm của một số nhà văn thuộc dòng văn
học yêu nước và cách mạng tại miền Nam trước 1975, cho rằng: Nhốt gió,
8
Đò dọc, Gieo gió gặt bão,Tình đất, Cuống rún chưa lìa là những tác phẩm
tiêu biểu của ông (24,1064). Còn ông Nguyễn Quang Thắng, trong bài
“Bình Nguyên Lộc, một bút lực lớn” đã nhắc ở trên, viết rằng: “Khi trao
đổi cùng bạn bè, báo giới ông vẫn cho rằng “Tỳ vết tâm linh” là một
trong bốn tác phẩm (trong hơn 50 tiểu thuyết) mà ông thương nhất, nếu
không muốn nói là hay nhất trong đời văn ông (4 cuốn đó là : Thầm lặng,
Cuống rún chưa lìa, Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình
Nguyên Lộc và cuốn này) “ ( 26, 36).
Từ hai ý kiến trên, chúng tôi thấy mình có thể tạm yên tâm rằng
những tác phẩm mình đọc được có thể là tiêu biểu cho đời văn của Bình
Nguyên Lộc.
4.Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp loại hình
Luận văn dùng phương pháp loại hình để phân loại các hiện tượng
văn học trong văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc,trên cơ cở tìm ra
những đặc điểm chung của các hiện tượng đó.Phương pháp này được bắt
đầu bằng công trình “Hình thái học truyện cổ tích” của nhà bác học Nga
V.I.Propp ,sau đó được Paul Ginestier ,Smith Thomson ,A.Dundes ,
V.Ivanov , Tz.Todorov… kế tục,phát triển và hoàn thiện.Các nhà nghiên
cứu này đã rút gọn những yếu tố khả biến thành những yếu tố bất biến
nhằm rút ra được một số lượng hạn chế các thông số cho phép phát hiện
những hiện tượng đồng hình giữa các tác phẩm tự sự có kết cấu tưởng
như khác biệt nhau.
4.2.Phương pháp hệ thống
Hệ thống ,theo nhận thức của chúng tôi,là một thực thể gồm hai
thành tố cấu tạo : một là các yếu tố riêng lẻ của nó,hai là các mối quan
hệ giữa các yếu tố ấy. Chỉ cần có một hai thành tố thay đổi,yếu tố cấu
tạo hoặc kiểu quan hệ giữa chúng,thì bản chất của toàn hệ thống cũng
9
thay đổi.Đây là một phương pháp vừa có tính “vó mô” vừa có tính “vi
mô” .Trong văn chương,người ta coi một câu thơ,một tác phẩm,một đề
tài,thể loại…hay cả nền văn học là một hệ thống.Cho nên phương pháp
này cũng dễ trùng hợp với phương pháp loại hình,nhưng có khác ở
chỗ,phương pháp loại hình chú ý đến những quan hệ đồng giá trò, còn
phương pháp hệ thống chú ý đến các quan hệ phân cấp và nhân
quả.Trong luận án này,chúng tôi không có tham vọng áp dụng phương
pháp hệ thống ở cấp độ “vó mô” – tức là nghiên cứu toàn bộ thế giới văn
xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc như một hệ thống – mà chỉ nghiên cứu
ở mức độ “vi mô” : ví dụ, nêu bật hệ thống tư tưởng nghệ thuật của nhà
văn,chỉ ra quan hệ nhân quả và tầng bậc của chúng.
4.3.Phương pháp xã hội học
Đây là một phương pháp đã được áp dụng nhiều và có những thành
công nhất đònh.Gần đây,người ta gom các xu hướng nghiên cứu như :
nghiên cứu mối quan hệ giữa xã hội với nhà văn, giữa xã hội với tác
phẩm, giữa tác phẩm với người đọc… vào phạm vi của phương pháp
này.Trong luận án ,chúng tôi tìm hiểu những quan hệ về tư tưởng giữa
Bình Nguyên Lộc và môi trường,thời đại mà ông sống,và dùng nó để lí
giải một số hiện tượng trong văn xuôi nghệ thuật của ông.
4.4.Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp theo nguyên tắc tìm ra những điểm
giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng văn học.Phương pháp
này,dó nhiên,đã được áp dụng khi nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật Bình
Nguyên Lộc theo phương pháp loại hình và hệ thống.Nhưng nếu ở hai
phương pháp trên,việc so sánh chủ yếu diễn ra trong nội bộ thế giới nghệ
thuật Bình Nguyên Lộc,thì ở phương pháp này,chúng tôi so sánh một số
vấn đề trong văn ông với các nhà văn khác,chủ yếu là với các nhà văn
Nam bộ.
10
5.Đóng góp của luận văn
Trong luận văn này,chúng tôi tìm hiểu qua một số quan niệm của
Bình Nguyên Lộc về văn chương ,nghệ thuật và người nghệ só .Và cố
gắng xác lập một cách hệ thống, từ những tư liệu có được, những quan
niệm ấy của nhà văn.
Nhưng nhiệm vụ trọng tâm của luận văn là tìm hiểu đặc trưng văn
xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, cả ở hai phương diện nội dung và
nghệ thuật. Việc trình bày những quan niệm của nhà văn về văn chương
,nghệ thuật cũng chỉ để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ chính mà thôi.
Trong luận án,chúng tôi đã nêu bật tư tưởng chủ đạo của Bình Nguyên
Lộc – tư tưởng yêu nước – đồng thời cố gắng làm rõ những nét đặc thù
trong tư tưởng nói trên của nhà văn.Để bổ sung cho phần nghiên cứu về
tư tưởng ( trong ) nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc,chúng tôi tìm hiểu về
mô hình không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong ý thức nghệ
thuật Bình Nguyên Lộc,đồng thời cố gắng tiếp cận quan niệm nghệ thuật
về con người của nhà văn.Chúng tôi phân tích hai loại không gian : nông
thôn và đô thò ,cố gắng chỉ ra đặc trưng của chúng,theo quan niệm của
nhà văn. Khi phân tích quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người,
bên cạnh việc tiếp cận theo những cách truyền thống ( ví dụ như thông
qua phân tích đặc trưng của nhân vật trong tác phẩm ),chúng tôi còn tiếp
cận vấn đề thông qua phân tích “mô hình nghệ thuật” (tức “cấu trúc” )
của tác phẩm.Từ đó,góp phần phân biệt hai khái niệm “kết cấu” và “cấu
trúc” vốn thường được đồng nhất làm một trong một số sách Lí luận văn
học ở nước ta,đồng thời cho thấy rằng “cấu trúc” tác phẩm không phải là
yếu tố thuần tuý hình thức như hình dung của các nhà Lí luận phương
Tây,mà “cấu trúc” cũng có “nội dung” của nó.Ở chương cuối ,chúng tôi
phân tích những dạng thức đa thanh, phức điệu và những dạng thức cú
pháp trong lời văn nghệ thuật của ông,và qua đó,làm rõ một luận điểm
của M.Bakhtin cho rằng : ngôn từ tiểu thuyết hiện đại thường có tính đa
thanh,nhưng không phải chỉ có một mà có nhiều kiểu kết cấu đa thanh
khác nhau,đồng thời làm rõ những kiểu kết cấu ngữ pháp độc đáo trong
câu văn Bình Nguyên Lộc.
6. Kết cấu của luận văn
11
Ngoài phần dẫn nhập ,kết luận và thư mục tham khảo ,luận văn
của chúng tôi có 5 chương ,được sắp xếp như sau :
CHƯƠNG I. QUAN NIỆM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC VỀ VĂN CHƯƠNG, NGHỆ THUẬT VÀ
NGƯỜI NGHỆ SĨ
CHƯƠNG II. ĐẶC TRƯNG CỦA NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT
BÌNH NGUYÊN LỘC
CHƯƠNG III. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT
BÌNH NGUYÊN LỘC
CHƯƠNG IV. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI
NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC
CHƯƠNG V. NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC
12
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
QUAN NIỆM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC VỀ VĂN CHƯƠNG,
NGHỆ THUẬT VÀ NGƯỜI NGHỆ SĨ
Đọc Bình Nguyên Lộc, chúng tôi có một điều thắc mắc là văn xuôi
của ông đề cập đến khá nhiều đề tài khác nhau mà nhiều khi các đề tài
ấy không “ăn khớp” với nhau lắm. Đúng ra thì việc một nhà văn có nhiều
đề tài, nhiều vấn đề xã hội và con người để quan tâm thì không có gì là
lạ. Tuy vậy, chúng tôi cảm thấy là, các đề tài khác nhau của một nhà văn
thường có quan hệ với nhau khá chặt chẽ. Chẳng hạn trong văn xuôi Tô
Hoài trước Cách mạng có thế giới của những loài vật quen thuộc, có cuộc
sống và con người ở một vùng nông thôn….Trong văn xuôi Nam Cao là
những người nông dân và người trí thức nghèo bò tha hóa nhân cách….Còn
ở Bình Nguyên Lộc, nếu đọc một cách hời hợt,người ta dễ có cảm giác là
ông “gặp gì viết nấy”. Ông vừa viết về những số phận nhỏ bé ; vừa suy
tư về sức mạnh và giá trò của văn hóa dân tộc trước những thử thách ; vừa
trăn trở về “nhân tình thế thái” vừa khai thác cả những chuyện tình đẫm
lệ ( dù ông không ưa những nhà văn chuyên về loại này )… nhưng đồng
thời, ông cũng bàn luận cả về những đề tài rất “bình thường”, thí dụ như
… có ma hay không có ma ! Chúng tôi nghó rằng nếu đọc Bình Nguyên
Lộc mà không đặt ông vào không khí chính trò, xã hội, văn hóa của miền
Nam thời ông sáng tác chủ yếu (1955 - 1975) và không tìm hiểu thái độ
chính trò của ông, quan niệm của ông về văn hóa, văn học và nghệ thuật,
thì sẽ khó hiểu căn nguyên của những đề tài trong thế giới văn xuôi của
ông.
Theo chúng tôi được biết, Bình Nguyên Lộc không có những công
trình riêng bàn về văn chương, nghệ thuật. Tuy vậy, ông đã gửi gắm
những mảng suy tư của mình về vấn đề này rải rác đây đó trong một số
truyện ngắn và tiểu thuyết của ông. Tổng hợp các ý kiến tản mạn đó,
13
chúng tôi hy vọng sẽ hiểu được một phần quan niệm của ông về văn
chương, nghệ thuật ; từ đó liên hệ chúng với tình hình chính trò, xã hội,
văn hóa đương thời để lý giải một số hiện tượng trong văn xuôi nghệ
thuật của ông như đã nêu ở trên.
Trước hết, chúng tôi xin trình bày sơ lược về bối cảnh chính trò, xã
hội, văn hóa của miền Nam trong giai đoạn Bình Nguyên Lộc sáng tác
chủ yếu: giai đoạn 1954 – 1975.
Về chính trò, năm 1956, Mỹ Diệm xé toạc hiệp đònh Geneve, hòng
chia cắt vónh viễn nước ta thành hai miền, biến miền Nam thành đồn lũy
để khống chế Trung Quốc và Liên Xô từ phía Đông Nam Châu Á . Mỹ
chi cho chính quyền Diệm một lượng tiền khổng lồ để Diệm xây dựng bộ
máy chính quyền từ Trung ương đến đòa phương, xây dựng bộ máy quân
đội để một mặt tiêu diệt các phe phái thân Pháp, mặt khác khủng bố
những người đã tham gia kháng chiến chống Pháp trước 1954. Có áp bức
đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân vùng lên khởi nghóa mà
đỉnh cao là Đồng Khởi 1959. Năm 1961, Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam ra đời. Phong trào Cách mạng phát triển mạnh mẽ.
Năm 1963, Mỹ giết Diệm sau đó đưa quân trực tiếp tham chiến tại miền
Nam đồng thời ném bom xối xả miền Bắc. Cả dân tộc thực sự bước vào
cuộc tử chiến trực tiếp với kẻ thù.
Về xã hội, miền Nam bò xáo động dữ dội trong suốt hai mươi năm
kháng Mỹ. Các cuộc càn quét khốc liệt của Mỹ ngụy về nông thôn đã
khiến hàng triệu nông dân phải bỏ ruộng vườn lên các thành phố lớn. Họ
sống chen chúc trong những khu nhà ổ chuột. Họ kiếm sống bằng hàng
trăm thứ nghề, cả lương thiện và không lương thiện. Một số cố gắng học
tập và trở thành tiểu tư sản: giáo viên, bác só, thư ký, nhân viên công sở….
Văn của Bình Nguyên Lộc viết rất nhiều về họ và một số lớn là viết cho
họ. Miền Nam thời ấy còn nhiều hiện tượng xã hội khác, ví như hiện
tượng đòa chủ, tư sản mại bản… - những kẻ chiến bại trong cuộc Cách
Mạng Tháng Tám – nay nhờ ôm chân ngoại bang mà trở thành thống trò ;
14
nhân dân lao động trở thành kẻ bò trò….Viết về những chuyện tình lặt vặt ;
về những nghệ só hạng ba,kém tài và mơ mộng ; về những con người nhỏ
bé đến như vô nghóa ; viết về những niềm thao thức nhớ quê hương… văn
Bình Nguyên Lộc dễ làm người ta có cảm giác là nhà văn không “phản
ánh” hiện tượng xã hội lớn này. Nhưng chúng tôi cho rằng, dẫu Bình
Nguyên Lộc không có những trang văn sục sôi chiến đấu, nhưng văn của
ông vẫn là một tấm gương trung thực về một phần của đời sống dân tộc
trong những tháng năm máu lửa đó. Chúng tôi sẽ chứng minh việc này ở
phần sau.
Về văn hóa, văn nghệ, tương tự như thực dân Pháp trước kia,Mỹ
ngụy thực thi chính sách văn hóa phản cách mạng, nô dòch và đồi trụy.
Hàng chục tờ báo được Mỹ nuôi để hàng ngày lải nhải xuyên tạc chủ
nghóa cộng sản và miền Bắc Việt Nam ; hàng chục trung tâm văn hóa trá
hình, vô số sản phẩm âm nhạc, điện ảnh, văn hóa, báo chí, sách chính trò…
sặc mùi Mỹ được tung ra tràn ngập các đô thò. Về văn chương, bên cạnh
những “văn phẩm” bôi đen miền Bắc và chủ nghóa xã hội, là vô vàn
những ấn phẩm kiếm hiệp nhảm nhí, dâm ô đồi trụy được bày bán công
khai. Cái dòng thác văn chương đồi trụy này thực sự là một lực lượng phá
hoại văn hóa dân tộc ghê gớm nhất. Nhưng sức mạnh của một nền văn
hóa nhiều nghìn năm không dễ gì bò khuất phục. Bên cạnh dòng văn học
cách mạng tại các chiến khu, xuất hiện dòng văn học cách mạng và yêu
nước công khai tại các đô thò. Chúng tôi gọi văn học cách mạng là văn
học của những người trực tiếp đấu tranh, vào tù ra khám ; còn văn học
yêu nước là văn học của những người vì lý do nào đó mà không tham gia
tranh đấu được, nhưng họ đứng về phía dân tộc, phản đối thứ “văn hóa”
phản văn hóa của Mỹ. Bình Nguyên Lộc thuộc vào nhóm thứ hai. Tất
nhiên, cách gọi tên của chúng tôi chỉ có tính tương đối, vì văn học cách
mạng đương nhiên là có tính chất yêu nước; và Bình Nguyên Lộc cũng
không hẳn chỉ biết yêu nước bằng con tim; ông cũng đã từng là “một
người của bưng biền” thời kháng Pháp.
15
Chống lại cuộc xâm lăng bằng bom đạn của Mỹ, đã có những bước
chân trên dãy Trường Sơn, những giàn pháo Hà Nội, những đường hầm
Củ Chi, những đội quân tóc dài miền Tây Nam Bộ…. Còn chống lại cuộc
xâm lăng bằng văn hóa híppi, văn hóa đồi trụy của Mỹ, ta có những nhà
văn, nói rộng ra là những nhà hoạt động văn nghệ, luôn luôn cháy bỏng
khát vọng tìm về dân tộc, nâng niu và ngợi ca những giá trò tinh thần cao
đẹp mà dân tộc đã hun đúc được trong nhiều nghìn năm tranh đấu và xây
dựng.Tiếp bước cha ông, họ khát khao được góp công dựng xây một nền
văn hóa Việt Nam mới. Bởi họ hiểu, một nước cũng có thể chết như một
người, khi lãnh thổ, nhân dân, guồng máy Nhà nước còn nguyên vẹn đó,
nhưng còn như một “cái xác không hồn” ( Lý Chánh Trung ; dẫn theo :
24,915). Hồn của Quốc gia chính là văn hóa của nó. Cùng Nguyễn Hiến
Lê, Vũ Bằng, Vũ Hạnh, Lê Vónh Hòa… và nhiều người khác, Bình
Nguyên Lộc cũng say mê, nâng niu những di sản văn hóa truyền thống
quý báu của dân tộc ,và, thông qua văn chương, học thuật phổ biến những
giá trò ấy cho mọi người . Ông nghiên cứu về nguồn gốc của dân tộc với
một tình cảm thiêng liêng. Đó không phải là cái thiêng liêng thuần túy
tinh thần như ta thường nói về nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên” của mình
; mà đó là cái tình cảm thiêng liêng nảy nở ngay cả khi nhà văn – nhà
nghiên cứu nhìn về người gốc dân tộc bằng cái nhìn thuần túy khoa học.
Ông cũng nghiên cứu về tiếng Việt, nhưng không chỉ bằng thái độ khoa
học , khách quan của một nhà Việt ngữ học, mà còn bằng sự vồ vập – cái
vồ vập của một em bé đang tìm về bầu sữa mẹ.Bên cạnh việc chú giải
nhiều tác phẩm nổi tiếng của kho tàng văn học cổ, ông lặn lội khắp miền
Đông và miền Tây Nam Bộ và sưu tầm được hàng nghìn câu ca dao-
những hòn ngọc quý của văn hóa dân gian. Và hơn hết, đối tượng quan
tâm duy nhất của chúng tôi trong luận văn này, đó là những áng văn phập
phồng hơi thở của đất và người miền Nam… ,và, chúng tôi thấy rằng, sự
nghiệp văn chương của ông (và cả sự nghiệp học thuật nữa) là một sự
nghiệp được xây dựng trên cơ sở của một “quan điểm chỉ đạo” hết sức rõ
16
ràng, một sự đònh hướng có tính chất nghiêm túc và lâu dài, chứ không
phải là “gặp gì viết nấy” như ấn tượng ban đầu.
1. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về văn chương
,nghệ thuật
Trong số 7 tập truyện ngắn và 6 cuốn tiểu thuyết của nhà văn, mà
chúng tôi đã được đọc,chúng tôi thấy có 10 truyện ngắn và 1 tiểu thuyết
đề cập trực tiếp đến văn chương, nghệ thuật và người nghệ só. Đó là tiểu
thuyết “Quán tai heo” và các truyện ngắn : “Bí mật của chàng”,“Nắng
chiều hấp hối” (trong tập truyện “Thầm lặng”), “Qua lối cũ” (trong tập
truyện “Nhốt gió”ù) , “Căn gác hồng của Lâm”, “Bên kia sự thật” (trong
tập truyện “Mưa thu nhớ tằm”) “Pì Pế Hán”, “Người đàn ông đẻ”, “Lầu 3
phòng 7” (trong tập truyện “Ký thác”), “Văn nghệ đứng đường” (trong
tập truyện Những bước lang thanh trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc)
và “Chiêu hồn nước” (trong tập truyện Cuống rún chưa lìa).
Phong cách văn xuôi Bình Nguyên Lộc, trong cảm nhận đầu tiên của
chúng tôi, là một phong cách dung dò, hiền lành. Đương nhiên hiền lành,
dung dò thì không phải là của riêng Bình Nguyên Lộc. Ta có thể tìm thấy
nó ở Thạch Lam, Tô Hoài… Nhưng rõ ràng, mỗi người có một kiểu hiền
lành riêng. Đứng trước thực trạng văn hóa suy đồi tràn ngập như thác lũ ở
Sài Gòn thời đó, nhiều cây bút yêu nước và cách mạng đã lên tiếng vạch
trần, tố cáo. Quả thực,trước cảnh hàng chục ngàn thanh niên choai choai
được tự do xù tóc, ngổ ngáo, chích hút ma túy để phô trương lối sống
híppi “ văn minh” trong khi anh em sinh viên tổ chức một “Tuần lễ học
sinh sinh viên” thì bò phá lên phá xuống và phải tổ chức dưới sự giám sát
của hàng nghìn họng súng, đứng trước cảnh những tờ báo đăng tiểu
thuyết đâm chém, dâm dật được hỗ trợ phát triển ào ào, những tờ báo có
văn hóa thì bóp bụng sống cầm hơn, trước cảnh mọi sản phẩm tinh thần
có đóng nhãn Huê Kỳ đều được tung hô, những tinh hoa trong văn hóa
truyền thống của dân tộc thì hoặc bò khinh rẻ là thứ cổ hủ, hoặc là được
“chiếu cố” nhắc tới bằng thái độ “ghé mắt trông ngang” của những kẻ
17
quản lý văn hóa của chính quyền… ít có những ai có lương tâm và tinh
thần dân tộc lại có thể nín lặng bỏ qua. Thông thường thì họ đấu tranh,
lên án bằng một tinh thần quyết liệt, mạnh bạo. Bình Nguyên Lộc thì
khác : tuy hết sực dứt khoát, rõ ràng, không nhập nhằng, không úp mở,
nhưng ông lên án bằng một thái độ bình tâm, hiền lành. Thậm chí, trong
số những tác phẩm có bày tỏ quan điểm của ông về văn nghệ kể trên,
chúng tôi cũng chỉ thấy sự phê phán gián tiếp với một phong cách hiền
từ. Chẳng hạn như, khi ông nói về “ văn nghệ đứng đường” :
“… Có một thứ văn nghệ mà nhiều bạn ký giả gọi là “văn nghệ đứng
đường” vì nó bò phơi nắng từ sáng đến chiều ở các ngã ba đường cái.
Nhưng các bạn đừng tưởng ký giả muốn ám chỉ đến những hàng sách
lộ thiên bày trên vỉa hè trước các rạp chiếu bóng.
Không, những hàng sách ấy chỉ bán những sách trinh thám nhập cảng
vì mục đích chuyển ngân lậu, và những sách xuất bản theo một quan niệm
làm tìên kinh khủng nhưng mà nhiều báo đã tố cáo “ ( 9, 863 )
Đây là một tác phẩm nằm trong tập : “Những bước lang thang trên
hè phố của gã Bình Nguyên Lộc”. Đề tài của nó, như tiêu đề tác phẩm ,
là “văn nghệ đứng đường”. Có loại vốn được sản xuất “theo một quan
niệm làm tiền kinh khủng”, sau khi được nằm sang trọng trong những nhà
sách lớn, thì được ra đứng đường ; người ta có thể “kì kèo bớt một thêm
hai như mua cá”, từ ba mươi đồng, mặc cả một hồi chỉ còn có … năm
đồng. Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, một trí thức có lòng yêu nước và rất
gắn bó với anh chò em sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn thời đó, cũng đã
từng mai mỉa thứ văn nghệ này.
“Văn chương bình dân” chẳng hạn, ngày nay không còn là những câu
ca dao quý, những chuyện cổ tích lành mạnh mà là những truyện 15, 20
đồng xanh đỏ bán đầy cửa các vỉa hè và các sạp báo. Chúng ta cứ đi bất
cứ một vỉa hè nào, liếc nhìn bất cứ một sạp báo nào,chúng ta có thể chứng
nghiệm điều đó.
18
Khỏi phải nói đến việc ghé thăm một góc đường Lê Văn Duyệt, Phan
Thanh Giãn. Văn chương bình dân ngày hôm nay là : Người dơi bạt mạng,
Yêu mà em, Con gái kẻ thù, Đã mấy lần yêu, Thừa tùng chằng tinh…,
văn chương bình dân ngày nay là Hoàng tử chim lồng, Hoàng tử đầu
voi…” ( in trong : 24,865 )
Điều chúng tôi cảm nhận được là: cùng bày tỏ thái độ phủ nhận
những thứ văn nghệ minh chứng cho sự suy sụp của nền văn hóa trong
“Thế giới tự do” nhưng vò linh mục thì mạnh mẽ, bức xúc còn nhà văn thì
điềm đạm, nhẹ nhàng. Cũng có lẽ là do nghề nghiệp và tâm lý lứa tuổi :
vò linh mục là một nhà giáo của trường Đại học và mới trên dưới 40, còn
nhà văn thì đã gần 60 rồi. Đây là cách mà nhà văn bày tỏ thái độ đối với
loại truyện kiếm hiệp tràn ngập các nhà sách, vỉa hè và báo chí thời ấy :
chàng văn só Dương Châu trong tiểu thuyết “Quán tai heo” chấp nhận từ
bỏ những vần thơ thanh tao để viết truyện kiếm hiệp cho đỡ đói. “… Nhan
truyện chàng đã tìm được lúc đứng trên xe buýt. Nhất đònh phải là SƠN
ĐÔNG KIẾM HẬN mới hạp với loại phun phi kiếm và đánh nhau chí tử
này. Chàng đònh cho truyện khởi phát tại Quán tai heo, và đã tìm ra vế
trên của câu thơ. Chàng ngâm nho nhỏ:
Quán tai heo anh hùng lâm đại nạn.
Cái vế thứ nhỉ phải có đoạn “… nghóa hiệp quyết ra tay” mới là đối
chọi và xuôi nhạc cho. Nhưng trước tiếng “nghóa hiệp” nói cái gì bây giờ”
Quán tai heo anh hùng lâm đại nạn…
… Quán tai heo anh hùng lâm đại nạn…
… Quán tai heo anh hùng lâm đại nạn…
Bỗng một chuỗi cười dòn kéo mặt chàng ra sau. Cô chiêu đãi viên số
hai ấy cười rồi hỏi:
- Anh hùng không tiền trả quán nên bò bắt xuống bót phải không?(12,
11)
19
Kiểu phê phán của Bình Nguyên Lộc chỉ giản dò như thế nhưng
không kém phần sâu sắc. Những “tuyệt chiêu” của các chàng hiệp khách
trong những truyện đánh đấm vốn là những chi tiết câu khách. Trong cái
nhìn của ông chủ chỉ là hành động “phun” một cách thô bỉ. Chi tiết chàng
văn só ngắc ngứ một câu văn vớ vẩn vì chưa đẻ ra được cách nói thật
“chưởng” và những tiếng cười nhạo dành cho chàng đã cho ta thấy hết
nỗi bẽ bàng của một nhà văn có lòng tự trọng. Cách bày tỏ quan điểm
một cách dứt khoát nhưng nhẹ nhàng, kín đáo này khác với cách nói
quyết liệt của Nguyễn Ngọc Lan :
“Người dân hàng ngày mở tờ báo ra xem tôi không biết họ có để ý
đến lời tuyên bố của các tổng thống anh minh hay không (…). Khi mà dân
chúng mở tờ báo ra là nhảy xô vào mục Lộc Đỉnh Ký trước khi theo dõi
tình hình chính trò trong nước và ngoài nước thì chúng ta có thể đo lường
được mức độ thuốc phiện đang ngự trò trong văn học miền Nam như thế
nào. Chuyện một đám con em chúng ta, vài trăm đứa hút cần sa, ngậm
LDS, tôi tưởng không bi đát bằng hiện tượng Lộc Đỉnh Ký, hiện tượng
“Tiếu Ngạo giang hồ” ( in trong, 24,487 )
Đi liền với thái độ,quan điểm về những cái xấu luôn luôn là một cái
nhìn, một thái độ về những cái tốt, cái đẹp. Phê phán thứ văn nghệ đâm
chém, đầu độc thanh thiếu niên, đồng thời Bình Nguyên Lộc cũng ca
ngợi, nâng niu những tác phẩm văn chương có tác dụng thiết thực trong
việc xây đắp tâm hồn con người. Nói rõ hơn, trong quan niệm của nhà
văn, xây đắp tâm hồn con người có nghóa là đem họ trở về với dân tộc. Tất
cả những những tác phẩm nào làm được việc ấy – dù là kiệt tác như
Truyện Kiều hay truyện Lục Vân Tiên, dù được bán với giá cao và trưng
bày trong những nhà sách lớn cho xứng với giá trò của nó hay chỉ là
những tác phẩm văn nghệ “đứng đường” ,những bài văn vần, những bài
vè giá chỉ 3 đồng một quyển và được bày bán trên những vỉa hè – thì đều
đáng được trân trọng. Đó lá những tác phẩm mà…
20
” Cúi xuống xem qua, bạn ngạc nhiên biết bao mà nghe từ dưới ấy thở
lên làm hơi lành mạnh nó như đưa bạn về những làng xa yên tónh hay về
những thời xưa bình dò nào.
Đây là những nhan đề sách lõm bõm nhớ được : Quả dưa hấu, Hòn
vọng phu, Trương Chi, Mỵ Nương, Trọng Thủy – Mỵ Châu, Sự tích trầu
cau, Thiếu phụ Nam Xương, Nguyễn Biểu, Huyền Trân Công chúa…
Thật khác xa những nhan đề giựt gân hoặc những nhan đề ẻo lả của
loại sách đại giảm giá. Xác chất chạy đâu, đầu lâu đẫm máu, Liễu rũ bên
hồ, Thôi còn đâu nữa mà mong…” ( 9, 865 )
Đánh giá về giá trí nghệ thuật của những tác phẩm ấy, dù rất thương
chúng, nhà văn vẫn khách quan mà thừa nhận rằng chúng không hẳn là
những tuyệt tác, đọc chúng, ta có cảm tưởng như đang nghe “nói thơ”
trong thôn xóm hoặc trên một chiếc thương hồ ngược xuôi nào:
“Truyện rằng ngày xửa ngày xưa
Hùng Vương mười bảy làm vua nước nhà…”
Chúng chỉ xếp ngang hàng với “vè” nhưng nhà văn vẫn không khi
dễ chúng, vì theo ông “nên biết răng thi phẩm Lục Vân Tiên ngày xưa
cũng ở trong chợ văn nghệ đứng đường ấy mà ra, thì biết đâu ngày kia các
nhà phê bình lại không khám phá được vài danh tác trong mớ sách ba
đồng nói trên” ( 9,866 ).Và trong bối cảnh văn nghệ Sài Gòn bò truyện
kiếm hiệp của Đài Loan và Hồng Kông tràn ngập, thì “dẫu sao, hiện giờ
công dụng của loại sách đó cũng đã đáng kể lắm rồi : ông Trần Bình
Trọng đã lấn ông Tiết Nhơn Quý và ông Trương Phi đã nhường chỗ cho
ông vua Quang Trung” ( 9,860 ).
Làm cho “hàng nội” lấn sân “hàng ngoại” đã là một công lao đáng
kể rồi. Nhưng nhà văn rất chu đáo và có tâm, ông còn nhìn thấy những lợi
ích mà có lẽ chỉ một tâm hồn luôn trải rộng để đến với những gì nhỏ bé
mới thấy được : “Khách thưởng thức món văn nghệ đứng đường này là ai?
Cố nhiên là những người bình dân.
21
Nhưng có một hạng khách bất ngờ lắm, đó là học viên của các lớp
phá mù chữ. Học chữ xong, không sách đọc, mấy ông cụ bà cụ ấy sau một
thời gian ngắn quên tuốt cả i tờ.
Vớ được một quyển Hòn vọng phu, họ nghê nga đọc cả ngày, đọc thơ
như đọc văn xuôi.
Nhưng khi đọc chữ chạy rót, họ bỗng thấy như trước mắt họ một chân
trời mới lạ mở ra.
Họ khóc gia đình Nguyễn Trãi bò tru di tam tộc, họ cười ông Cống
Quỳnh kỳ khôi, họ ngán cái ghen bóng ghen gió của chồng người thiếu phụ
ở đất Nam Xương.
Tâm hồn của họ bỗng trở nên phong phú lạ kỳ. Một ông cụ bùi ngùi
than:
- Trời ơi, đến bạc đầu tôi mới biết được thứ này.” ( 9,867 )
Đưa người ta trở về với dân tộc là vậy! Dường như trong ý thức
nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc, một tâm hồn được khai mở đồng nghóa
với một tâm hồn tìm được con đường trở về với dân tộc.Điều này đặc biệt
có ý nghóa trong bối cảnh tư tưởng chấp nhận sự vong bản để đổi lấy “văn
minh” được Đế quốc Mó cổ suý bằng hàng nghìn thủ đoạn tinh vi. Chúng
tôi sẽ bàn kỹ vấn đế này ở những chương sau.
Trong chủ nghóa tư bản, mọi thứ biến thành hàng hóa để trao đổi
theo công thứcT-H-T’ (Tiền – Hàng – Tiền) trên thò trường. Không thoát
ra được khỏi quy luật đó, nhà văn trở thành nhà sản xuất và buôn bán, tác
phẩm của họ trở thành món hàng. Nếu dùng cái nhìn của thời Trung đại
phương Đông,coi văn chương là tinh túy của trời đất, thì sự mua bán mua
này là cả một sự sỉ nhục lớn. Nhưng thời đại mới yêu cầu người ta chấp
nhận nó như là một chuyện bình thường. Nhà văn không chỉ sáng tác theo
sự thôi thúc của tâm linh mà còn phải xác đònh “thò trường tiêu thụ”, thậm
chí tạo ra “thò trường” mới cho mình. Sản xuất, thông qua việc tạo ra sản
phẩm, cũng kích thích làm xuất hiện nhu cầu tiêu thụ mới ở người tiêu
22
dùng ; thông qua đặc điểm và phong cách của sản phẩm,cũng tạo ra một
cách thức tiêu thụ mới. Ông vua Quang Trung thay thế ông Trương Phi,
ông Trần Bình Trọng lấn ông Tiết Nhơn Quý như cách nói của Bình
Nguyên Lộc là như vậy. Nhưng ngược lại, nhu cầu tiêu dùng cũng tạo ra
sản xuất, theo quy luật có cầu thì có cung của thò trường. Nhu cầu tinh
thần của con người thì có nhiều loại, có thanh cao có thấp hèn, có phần
văn hóa và có phần bản năng,cho nên bản lónh và đạo đức của một nhà
văn là ở chỗ này : thỏa mãn những thò hiếu thẩm mỹ tốt đẹp của họ.
Không một doanh nhân nào, một công ty nào có khả năng thỏa mãn mọi
nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng, có thể độc chiếm mọi thò trường,
họ phải “phân khúc thò trường”, xác đònh “thò trường trọng tâm” để dồn
mọi nỗ lực vào đấy. Một nhà văn cũng vậy : không ai có thể thỏa mãn
nhu cầu của tất cả những người yêu thích văn chương . Là một nhà báo
lão luyện, một nhà văn kiếm sống bằng ngòi bút trong một chế độ luôn
hô hào “tự do cạnh tranh” ( Dó nhiên, trong cuộc cạnh tranh giữa văn
nghệ đồi tr, phản động, phản dân tộc và văn nghệ yêu nước, lực lượng
đầu luôn luôn được Ng quyền cho tự do, còn lực lượng sau thì, như cách
nói của linh mục Nguyễn Ngọc Lan, luôn bò Hốt – Cắt – Đục không
thương tiếc), Bình Nguyên Lộc hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc một
nhà văn cho mình một “thò trường trọng tâm”. Hàng chục nghìn cạâu híp-
pi choai choai, theo cổ võ của phu nhân Tổng thống Thiệu,đầu tóc bù xù
bảy màu, quần áo lôi thôi lếch thếch, miệng phì phèo cần sa, ma túy, tỏ
ra ta đây “phong trần”, “gió bụi”, “đứng bên ngoài mọi ràng buộc”…được
Chu Tử , Trùng Dương, Nguyễn Thò Hoàng… coi là thò trường tiêu thụ cho
những “áng văn” khiêu dâm, sa đọa, ma quái của họ. Đối lập lại, Bình
Nguyên Lộc chọn những người nông dân di cư và sống tạm bợ ở thành
phố vì chiến tranh ; những người ít học, mù chữ, đầu tắt mặt tối quanh
năm vì sinh kế; những linh hồn trong trẻo nhưng yếu ớt của dân tộc bò vùi
dập trong cơn lốc thời đại … làm “thò trường” cho mình. Chính điều này
cũng góp phần tạo ra hệ thống chủ đề, tạo ra phong cách giản dò đặc
trưng trong cách dựng truyện và ngôn ngữ kể của văn xuôi nghệ thuật Bình
23
Nguyên Lộc. Vì nói theo ngôn ngữ lý luận trong “Mỹ học tiếp nhận” của
Hans Robert Jauss (và cả của Malfred Nauman nữa), chính người đọc là
một nguyên nhân quan trọng tạo ra phong cách, đề tài, tư tưởng … của tác
phẩm.
Xác đònh độc giả của mình là những người bình dân ít học, Bình
Nguyên Lộc viết rất dung dò, thậm chí đơn giản. Ông viết rất nhiều về
tình yêu, dó nhiên là hết sức lành mạnh, đáng yêu chứ không phải là
những thứ “Yêu mà em”, “Con gái kẻ thù”, “Đã mấy lần yêu”… Kể ra
thì tình yêu là một đề tài không thể thiếu ở mọi thời, mọi nơi, mọi hoàn
cảnh. Và những ai đã vì tò mò mà đọc “Mưa không ướt đất” của Trùng
Dương, “Vòng tay học trò” của Nguyễn Thò Hoàng, “Yêu” của Chu Tử…
và sau đó đọc tiếp “Đò dọc”, “Gieo gió gặt bão”, “Tỳ vết tâm linh”… của
Bình Nguyên Lộc thì cũng có thể được giải độc phần nào. Hiểu được chút
ít về quan niệm văn chương của Bình Nguyên Lộc, chúng tôi đã từ bỏ cái
quan niệm cho rằng, ở thời ấy, phải là “Dấu chân người lính”, “Trường
Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Người Việt cao quý”… thì mới là văn học
yêu nước. Hoa hồng lan ra thì cỏ dại sẽ bò thu hẹp lại. Một bài bút chiến
hùng hồn của Lữ Phương đả phá Chu Tử (trong “Chu Tử và tác phẩm”,
Tin văn ,số 10, 30/10/1966 – in lại trong : 24,724 ), theo chúng tôi, không
có tác dụng thiết thực bằng một quyển tiểu thuyết tình yêu lành mạnh,
đứng đắn và hấp dẫn của Bình Nguyên Lộc.
2) Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về người nghệ só
Hầu như mọi tác phẩm của nhà văn xứ Đồng Nai ấy đều được ra đời
dưới đònh hướng của quan niệm văn chương nhất quán nói trên . Khi mới
đọc văn của ông, chúng tôi thực sự “bực mình” khi đọc xong những
truyện kiểu như thế này : có một nhóm bạn trên đường về thành phố, đến
gần Trảng Bom thì trời gần tối, phải tá túc qua đêm trong một căn nhà
ven rừng. Trong nhà ấy, có một xác chết.Họ rất sợ, nhưng không còn
cách nào khác là vẫn phải ngủ lại. Sáng ra, họ thấy cái thây ma… đi lại
trong nhà. Nhưng hỏi ra thì đó là anh trai của người chết mới đi rừng về