Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 vụ mùa 2013 tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.23 MB, 114 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





LÊ THỊ THANH HẰNG




ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ MÙA 2013
TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM







LUẬN VĂN THẠC SĨ











Hà Nội – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




LÊ THỊ THANH HẰNG



ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƯỢNG ĐẠM BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ MÙA 2013
TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM







CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 60.62.01.10





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ÍCH TÂN






Hà Nội – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

- Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nam, ngày tháng năm 2014
Tác giả



Lê Thị Thanh Hằng












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người
thân.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ích Tân
- Trưởng Bộ môn Canh tác học - Trưởng phòng Hành chính tổng hợp - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi
về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Canh tác học -
Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng dẫn giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh
em, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập, công tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những

ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nam, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Lê Thị Thanh Hằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i

Lời cám ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1


2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

2.1 Mục đích 2

2.2 Yêu cầu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa khoa học 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 4

1.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 4

1.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 8

1.2 Vai trò của phân đạm và những kết quả nghiên cứu về lượng đạm
bón cho lúa 11

1.3 Những kết quả nghiên cứu về mật độ và số dảnh cấy 19

1.3.1 Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy 19

1.3.2 Những kết quả nghiên cứu về số dảnh cấy 22

1.4 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ và liều

lượng đạm. 244

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam có liên quan đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất lúa nói riêng. 26

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Vật liêu, thời gian, địa điểm nghiên cứu. 30

2.1.1 Vật liệu nghiên cứu 30

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30

2.2 Nội dung nghiên cứu 32

2.3 Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Bố trí thí nghiệm 32

2.3.2 Các biện pháp kỹ thuật 33

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 34

2.3.4 Phương pháp sử lý số liệu. 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39


3.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ tiêu sinh
trưởng của giống lúa Bắc thơm số 7. 39

3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa Bắc thơm số 7. 39

3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc thơm số 7. 40

3.1.3 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái đẻ
nhánh, hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh hữu hiệu của giống lúa
Bắc thơm số 7 43

3.1.4 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái thái tăng
trưởng số lá của giống lúa Bắc thơm số 7 47

3.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh lý
của giống lúa Bắc thơm số 7 51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá
của giống lúa Bắc thơm số 7. 51

3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khối lượng tích lũy
chất khô và tốc độ tích lũy chất khô của giống lúa Bắc thơm số 7. 56

3.3 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống

chịu sâu bệnh của giống lúa Bắc thơm số 7. 62

3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và hệ số kinh tế của
giống lúa Bắc thơm số 7. 64

3.4.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc thơm số 7. 64

3.4.2 Năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống lúa Bắc thơm số 7 73

3.5 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến hiệu suất bón đạm
và hiệu quả kinh tế của giống lúa Bắc thơm số 7. 76

3.5.1 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến hiệu suất bón đạm
của giống lúa Bắc thơm số 7 76

3.5.2 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến hiệu quả kinh tế
của giống lúa Bắc thơm số 7 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

1 Kết luận 80

2 Đề nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 86



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CCCC
CS
CT
HSBĐ
HSĐN
HSĐNHH
HSKT
KLTLCK
NSLT
NSSVH
NSTT
SLCC
SNHH
STT
TBNN
TGST
TLHC
TSC

Chiều cao cây cuối cùng
Cộng sự
Công thức
Hiệu suất bón đạm
Hệ số đẻ nhánh

Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu
Hệ số kinh tế
Khối lượng tích lũy chất khô
Năng suất lý thuyết
Năng suất sinh vật học
Năng suất thực thu
Số lá cuối cùng
Số nhánh hữu hiệu
Số thứ tự
Trung bình nhiều năm
Thời gian sinh trưởng
Tỷ lệ hạt chắc
Tuần sau cấy



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên hình Trang

1.1 Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2005 – 2012 5

1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính trên thế
giới năm 2012 5

1.3 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011 và dự báo
năm 2012 7


1.4 10 nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011 và dự báo
năm 2012 8

1.5 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 - 2012 10

1.6 Diễn biến một số yếu tố khí hậu chính qua các tháng trong năm
tại huyện Kim Bảng 27

1.7 Diện tích một số loại cây trồng chính của huyện Kim Bảng 28

1.8 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Kim Bảng 29

2.1 Một số đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng đất làm thí nghiệm 31

3.1 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm đến thời gian sinh
trưởng (ngày) 39

3.2.a Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 40

3.2.b Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây 41

3.2.c Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây 42

3.3.a Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng số nhánh 44

3.3.b Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng số
nhánh 45


3.3.c Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng số nhánh 46

3.4.a Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng số lá 48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.4.b Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng số lá 49

3.4.c Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng số lá 50

3.5.a Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá 52

3.5.b Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá 53

3.5.c Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng đạm bón đến chỉ số diện
tích lá 54

3.6.a Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng tích lũy chất khô và tốc
độ tích lũy chất khô 57

3.6.b Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng tích lũy chất khô
và tốc độ tích lũy chất khô 58

3.6.c Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khối lượng tích lũy
chất khô và tốc độ tích lũy chất khô 59


3.7 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống
chịu sâu bệnh hại 63

3.8.a Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất 65

3.8.b Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất 67

3.8.c Ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất 69

3.9.a Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất sinh vật học và hệ số
kinh tế 73

3.9.b Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất sinh vật học và hệ
số kinh tế 74

3.9.c Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến năng suất sinh vật
học và hệ số kinh tế 75

3.10 Hiệu suất bón đạm ở các mật độ và lượng đạm bón khác nhau 77

3.11 Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến hiệu quả kinh tế 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của nước
ta và nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Á, nó có vai trò rất quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khoảng 40 % dân số trên thế giới sống bằng lúa
gạo, sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2
khẩu phần thức ăn hằng ngày. Với việc có ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới
tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Lúa gạo có vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội.
So với nghề trồng lúa ở các nước châu Á, nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch
sử lâu đời nhất. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam Cây
lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật cũng như những chính sách đổi mới trong quản lý nông nghiệp,
nghề trồng lúa nước ở nước ta cũng có nhiều thay đổi tích cực. Từ một nước thiếu
lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh, đến nay nền nông nghiệp của
nước ta đã không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới đưa Việt Nam
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan.
Tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hoá phát triển mạnh, thêm
vào đó là sự biến đổi khí hậu, diện tích đất bị sa mạc hóa, đất nhiễm mặn tăng… đã
làm diện tích đất trồng lúa ngày càng thu hẹp nên vấn đề lương thực vẫn là yêu cầu
cấp bách phải quan tâm trong những năm trước mắt và lâu dài. Để đảm bảo nhu cầu
lương thực trong nước và xuất khẩu cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như:
giống, mật độ, bón phân, thuốc bảo vệ thực vật… nhằm tăng năng suất, hiệu quả
trồng lúa trên đơn vị diện tích.
Kim Bảng là huyện sản xuất nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây trồng
chính có ảnh hưởng đến đời sống của hầu hết người dân trong huyện. Hiện nay diện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

tích lúa chất lượng toàn huyện đang có xu hướng tăng đặc biệt là giống Bắc thơm 7

chiếm 25- 30% diện tích, tuy nhiên mức độ gây hại của bệnh bạc lá, đặc biệt trong vụ
mùa là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích cũng
như làm giảm năng suất của lúa Bắc thơm 7. Do vậy Viện Nghiên cứu lúa Trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo giống Bắc thơm 7 kháng bạc lá bằng
phương pháp lai chuyển gen kháng bệnh bạc lá.
Để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống lúa Bắc thơm 7, việc nghiên
cứu, thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật thâm canh là rất cần thiết. Đạm là một trong
các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu nhất và ảnh hưởng rõ nhất đến sinh trưởng và năng
suất cây trồng. Cường độ quang hợp có tương quan thuận và chặt với hàm lượng đạm
trong lá… Vì vậy việc xác định lượng đạm bón phù hợp cho mỗi giống lúa và mỗi
vùng sản xuất là cần thiết nhằm tăng hiệu suất sử dụng đạm và góp phần giảm ô
nhiễm môi trường. Bên cạnh đó việc xác định mật độ cấy hợp lý cũng là một biện
pháp kỹ thuật quan trọng đối với mỗi giống lúa, mỗi chân đất cũng như chế độ thâm
canh…Mật độ cấy hợp lý sẽ tạo nên cấu trúc quần thể tốt nhất, góp phần nâng cao
hiệu suất quang hợp, khai thác tối ưu lượng bức xạ mặt trời và dinh dưỡng trong đất.
Do vậy, mật độ cấy và lượng đạm bón là hai chỉ tiêu quan trọng cần kết hợp hài hòa,
xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của mật độ và
lượng đạm bón đến sinh trưởng,phát triển và năng suất của giống lúa Bắc thơm
số 7 vụ mùa 2013 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam ”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định được mật độ và lượng đạm bón phù hợp nhằm nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế cho giống lúa Bắc thơm số 7 trong vụ mùa tại huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các chỉ tiêu sinh
trưởng, sinh lý, mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa Bắc thơm số 7 vụ mùa
2013 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất, năng suất và hệ số kinh tế của giống lúa Bắc thơm số 7 vụ mùa
2013 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá hiệu suất bón đạm, hiệu quả kinh tế của giống lúa Bắc thơm số 7
vụ mùa 2013 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo góp phần
định hướng cho việc nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh cũng như đề xuất xây
dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cho giống lúa Bắc thơm số 7.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tích cực trong việc chỉ đạo, hướng dẫn
sản xuất nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cũng như mở rộng sản xuất giống
lúa Bắc thơm số 7 tại huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, và có khả năng thích nghi rộng với
các vùng khí hậu. Trên thế giới vùng trồng lúa có thể kéo dài từ 53
o
vĩ Bắc đến 10
o
vĩ Nam, song phân bố chủ yếu ở châu Á từ 30
o

vĩ Bắc đến 10
o
vĩ Nam. Hiện nay thế
giới có 114 quốc gia trồng lúa nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á (chiếm 90%) với
nhiều nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt
Nam, Thái Lan (Nguyễn Hữu Tề, 1997).
Về diện tích trồng lúa, trong khoảng 25 năm từ năm 1955 đến năm 1980 diện
tích trồng lúa trên thế giới tăng nhanh, bình quân 1,36 triệu ha/năm. Từ năm 1980
đến năm 1999, diện tích trồng lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,77
triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Trong những năm gần
đây diện tích trồng lúa trên thế giới đạt hơn 160 triệu ha và có xu hướng giảm dần.
Về năng suất, từ năm 1955 đến năm 1985 năng suất bình quân trên thế giới
tăng khoảng 1,3 tấn/ha. Đặc biệt là sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những
năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không cảm
quang, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Các giống lúa này có yêu cầu kỹ thuật cao
hơn, tạo điều kiện cho các nước tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng
suất nhờ có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón, kỹ thuật cao.
Theo số liệu thống kê của Fao hện nay năng suất lúa trung bình thế giới đạt xấp
xỉ 4,5 tấn/ha trong đó Ai Cập, Úc, Mỹ, Hi Lạp, Uruguay, Tây Ban Nha là những nước
có năng suất cao đạt trên 7 tấn/ha đứng đầu về năng suất lúa trên thế giới. Trong 10
quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia là những
nước có năng suất lúa cao đạt 5,1 đến 6,7 tấn/ha (FAOSTAT.FAO - 2013).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Bảng 1.1. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2005 – 2012
Chỉ tiêu


Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005
154,987 4,09 634,44
2006
155,850 4,12 641,21
2007
155,039 4,24 656,98
2008
159,999 4,30 688,41
2009
158,294 4,33 684,81
2010
161,666 4,34 701,05
2011
163,147 4,43 722,56
2012
163,463 4,39 718,35
Nguồn: FAOSTAT.FAO - 2013
Qua bảng số liệu trên cho thấy, từ năm 2005 đến năm 2012 diện tích, năng
suất và sản lượng lúa thế giới tăng chậm, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, năng suất
lúa hầu như ít biến đổi chỉ dao động từ 4,30 tấn/ha năm 2008 đến 4,39 tấn/ha năm
2012. Hiện nay diện tích gieo trồng lúa trên thế giới đạt khoảng hơn 163 triệu ha và
sản lượng đạt hơn 718 triệu tấn.
Các nước sản xuất lúa gạo chính trên thế giới hiện nay phải kể đến là Ấn Độ,

Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, Banglades, Myanmar, Việt Nam…
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính
trên thế giới năm 2012
Tên nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Toàn cầu
163,463 4,39 718,456
Ấn Độ
42,500 3,590 152,600
Trung Quốc
30,297 6,743 204,285
Inđônêxia
13,443 5,136 69,045
Thái Lan
12,600 3,000 37,800
Banglades
11,700 2,923 34,200
Myanmar
8,150 4,049 33,000
Việt Nam
7,753 5,631 43,661
Philippin
4,689 3,845 18,032
Cambodia
3,100 3,000 9,300

Pakistan
2,700 3,482 9,400
Nguồn: FAOSTAT.FAO - 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Qua bảng số liệu cho thấy, chỉ riêng sản lượng lúa của Ấn Độ và Trung Quốc
đã chiếm gần 50 % sản lượng lúa toàn cầu. Tuy Ấn Độ là nước có diện tích trồng
lúa lớn nhất trên thế giới Trung Quốc lại là quốc gia có sản lượng lớn nhất thế giới
và cũng là nước có năng suất trung bình lớn nhất trong 10 quốc gia sản xuất chính.
Bên cạnh đó Inđônêxia, Việt Nam cũng là một trong những nước có năng suất trung
bình và sản lượng lúa đạt cao trên thế giới.
Là một trong những quốc gia chính về sản xuất lúa gạo, Thái Lan, Việt Nam,
Ấn Độ cũng là những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Đặc biệt, năm 2012
sản lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ đạt 9,5 triệu tấn, vượt Thái Lan trở thành nước
xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Phúc Duy, 2013).
Tuy nhiên theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),
Thái Lan sẽ sớm giành lại và duy trì được danh hiệu nước xuất khẩu gạo lớn nhất
thế giới trong vòng ít nhất 10 năm tới.
Trong báo cáo mới nhất của mình, OECD nhận định lượng gạo xuất khẩu của
Thái Lan sẽ bật tăng trở lại lên mức 8,8 triệu tấn trong năm 2013 và sau đó duy trì
khoảng 12 triệu tấn cho đến năm 2022.
Cũng theo OECD, Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong
năm 2012 - sẽ vẫn duy trì ngôi vị này trong giai đoạn 2013 - 2022. Lượng gạo xuất
khẩu của Việt Nam sẽ vượt qua ngưỡng 8 triệu tấn vào năm 2015 và tăng lên 9,7
triệu tấn vào năm 2022.
Đối với Ấn Độ, lượng gạo xuất khẩu của nước này có thể sẽ giảm còn khoảng
6,3 triệu tấn trong năm 2013 và tăng trở lại lên 7,2 triệu tấn trong năm 2015 và sau
đó, giảm xuống khoảng 5,3 triệu tấn vào năm 2022 (Linh Đào, 2013).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7

Bảng 1.3. 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011
và dự báo năm 2012
Đơn vị: Triệu tấn
STT Quốc gia Xuất khẩu (2011) Dự báo (2012)
1 Thái Lan 10,64 6,50
2 Việt Nam 7,00 7,00
3 Ấn Độ 4,63 8,00
4 Pakistan 3,41 3,75
5 Brazil 1,29 0,90
6 Campuchia 0,86 0,80
7 Uruguay 0,84 0,85
8 Myanmar 0,77 0,60
9 Argentina 0,73 0,65
10 Trung Quốc 0,48 0,50
Nguồn: USDA (trích dẫn bởi Bộ Công thương, 2012)
Với Trung Quốc, tuy là nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới, song bên
cạnh xuất khẩu gạo chất lượng cao, Trung Quốc đang phải nhập thêm từ những
nguồn cung có chi phí thấp, trong đó có Việt Nam và Myanmar, với lượng nhập
những năm gần đây tăng khá mạnh. Nhập khẩu gạo vào Trung Quốc năm 2012 đã
tăng gấp 4 lần so với năm trước đó, lên 2,4 triệu tấn. Trong 9 tháng đầu 2013, họ đã
nhập khẩu tới 3,2 triệu tấn, vượt cả Nigeria để trở thành nước nhập khẩu gạo lớn
nhất thế giới, và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo năm 2014 nước này sẽ nhập
khẩu kỷ lục mới 3,4 triệu tấn (T.H – Kyodo, 2013).
Trong 10 nước nhập khẩu lớn nhất thế giới (bảng 1.4), Indonesia, Nigeria,
Iran, EU-27, Philippin là những nước có lượng gạo nhập khẩu cao và ổn định qua
các năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8


Bảng 1.4. 10 nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011
và dự báo năm 2012
Đơn vị: Triệu tấn
STT Quốc gia Nhập khẩu (2011) Dự báo (2012)
1 Indonesia 3,09 1,25
2 Nigeria 2,55 2,45
3 Iran 1,87 1,90
4 Bangladesh 1,48 0,40
5 EU-27 1,47 1,40
6 Philippin 1,20 1,50
7 Malaysia 1,07 1,08
8 Ảrập Xêút 1,05 1,15
9 Irắc 1,03 1,20
10 Bờ biển Ngà 0,93 0,95
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2012 (Trích bởi Trần Huỳnh Thúy Phượng, 2013).
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
đặc biệt là lượng bức xạ mặt trời cao nên rất thích hợp với sự phát triển của cây lúa.
Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những
đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, màu mỡ (đồng bằng châu thổ Sông Hồng
và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long…). Vì thế, Việt Nam được coi là cái nôi
hình thành lúa nước.
Nông nghiệp trồng lúa không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà còn là
cơ sở kinh tế sống còn của đất nước với 72% lực lượng lao động .
Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh
tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương
thực. Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí
độc tôn, gần 85% diện tích lương thực (Khuyết danh, 2013).
Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn lực

đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân. Cây lúa,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân
Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm
đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng, không thể thiếu sự góp mặt của hạt gạo ở dạng
này hay dạng khác.
Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội. Hình ảnh cây lúa
đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam và có
giá trị lịch sử to lớn, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn liền với lịch sử phát triển
của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.
Trước năm 1945, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam là 4,5 triệu ha, năng
suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng đạt 5,4 triệu tấn. Trong thời gian này chủ
yếu là các giống lúa cũ, ở Miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chịu thâm
canh, dễ đổ ngã, năng suất thấp
Từ năm 1963 - 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều,
thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa
vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày để đảm bảo được thời vụ. Vì vậy
chúng ta đã chuyển thành công vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển từ xuân sớm
thành xuân chính vụ với 80-90% diện tích và thời kỳ 1985-1990 sang xuân sớm (5-
10%) và 70-80% là xuân muộn. Một số giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn
lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản
xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở
Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn,
nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ
vượt bậc trong sản xuất lúa. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực
tăng thêm 2 triệu tấn/năm và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo với sản

lượng năm sau cao hơn năm trước (Nguyễn Thị Nghiên Thuận, 2012).
Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người dân
đã được tiếp cận với những phương thức sản xuất tiên tiến, biết áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng, các giống
lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu… kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý.
Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có những bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng
và giá trị kinh tế.
Tổng kết về các giai đoạn tăng năng suất thêm 1 tấn, theo Nguyễn Văn Luật và
cs (2013), ông cha ta đã phải trải qua trên 80 năm trong giai đoạn từ năm 1868 đến
năm 1955. Thời gian trên còn khoảng 30 năm trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm
1985. Và còn khoảng 15 năm trong giai đoạn năm 1985 đến năm 1999. Đến nay,
năng suất lúa bình quân đạt 5-6 tấn/ha và sản lượng đạt khoảng trên 40 triệu tấn.
Nước ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và khẳng định vị thế của mình
trên trường quốc tế với tư cách quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới trong
nhiều năm qua.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2005 - 2012
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005
7.329,2 4,89 35,83
2006

7.324,8 4,89 35,50
2007
7.207,4 4,99 35,94
2008
7.400,2 5,23 38,73
2009
7.437,2 5,24 38,95
2010
7.489,4 5,34 40,01
2011
7.655,4 5,54 42,40
2012
7.753,2 5,63 43,66
Nguồn: FAOSTAT.FAO - 2013
Qua bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2005 đến năm 2007 sản lượng lúa của
nước ta ở mức ổn định xấp xỉ 36 triệu tấn. Trong những năm gần đây diện tích gieo
trồng của nước ta đạt khoảng 7,5 đến 7,7 triệu ha, năng suất cũng đạt từ 5,3 đến 5,6
tấn/ha, nâng sản lượng lúa nước ta lên trên 40 triệu tấn/năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Hiện nay, diện tích canh tác lúa của nước ta đang bị giảm dần. Theo báo cáo
năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm có bình quân
khoảng 73.000 héc ta đất nông nghiệp bị thu hồi để làm khu công nghiệp, khu đô
thị, sân golf Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, cán bộ Viện Nghiên cứu phát triển
kinh tế - xã hội Hà Nội, đa số diện tích bị quy hoạch, thu hồi đều là đất tốt, thuộc
đất ven lộ. Hiện nay, diện tích đất trồng lúa trên phạm vi cả nước chỉ còn khoảng
4,2 triệu héc ta. Những năm qua, nhờ năng suất lúa tăng chúng ta đã bù đắp phần
sản lượng lúa bị mất do giảm diện tích. Tuy nhiên, theo nhiều nhà khoa học, việc
tiếp tục tăng năng suất trong những năm tới là rất khó. Do vậy, an ninh lương thực

của chúng ta có thể bị ảnh hưởng do diện tích trồng lúa giảm (Hồ Hùng, 2013).
1.2. Vai trò của phân đạm và những kết quả nghiên cứu về lượng đạm bón cho lúa
Phân bón có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
lúa, nó cần suốt trong quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch.
Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên
liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đường, chất béo, protein
Theo Yoshida (1981) và Trần Thúc Sơn (1996), các giống lúa có thời gian
sinh trưởng khác nhau thì yêu cầu phân bón cũng khác nhau. Trong các yếu tố dinh
dưỡng thì đạm là yếu tố quan trọng nhất với cây lúa, đạm có phản ứng rõ hơn lân và
kali. Hơn 2/3 lượng phân đạm ở Việt Nam được sử dụng cho lúa.
Đối với thực vật nói chung và cây lúa nói riêng thì đạm có vai trò sinh lý đặc
biệt quan trọng vì nó là thành phần của các protein - chất cơ bản biểu hiện của sự
sống. Đạm cũng là thành phần của nhiều chất hữu cơ quan trọng tham gia mọi quá
trình trao đổi chất của cây trồng như các enzim, coenzim (NAD, NADP, FAD,
CoA), là thành phần của các hợp chất cao năng như ATP, GTP, UTP… cung cấp
năng lượng cho các hoạt động sống của cây. Đạm tham xây dựng vòng Mg-
porphirin – nhân của diệp lục tố, là chất đóng vai trò quan trọng cho quá trình quang
hợp. Ngoài ra đạm còn là thành phần chủ yếu của một số phytohoocmon tác nhân
điều tiết quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Do vậy đạm là yếu tố cơ bản của
quá trình đồng hoá cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố
dinh dưỡng khác (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Theo Yoshida (1981), đối với lúa, nếu như không bón đạm thì ở đâu cũng
thiếu đạm. Theo Nguyễn Văn Bộ (2003), mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn
đạm, 456.000 tấn lân và 402.000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%.
Theo Nguyễn Như Hà (2006), đạm có vai trò quan trọng trong phát triển bộ
rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa. Tuy nhiên theo Sarker (2002), lượng
đạm càng cao thì lúa đẻ nhánh càng nhiều nhưng lụi đi cũng nhiều. Việc cung cấp

đạm đủ và đúng lúc làm cho lúa vừa đẻ nhánh nhanh lại tập trung, tạo được nhiều
dảnh hữu hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất đối với lúa.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và Đỗ Thị Hường (2009) khi xác
định liều lượng đạm viên nén bón cho lúa tẻ thuần chất lượng cao N46 cũng chỉ ra
rằng khi tăng lượng đạm bón từ 0 - 120 kg N/ha thì chiều cao cây, tổng số nhánh, số
nhánh hữu hiệu/khóm, LAI giai đoạn đẻ nhánh rộ và trước trỗ cũng tăng. Bên cạnh
đó đạm ảnh hưởng đến quang hợp thông qua hàm lượng diệp lục có trong lá, nếu
bón lượng đạm cao thì cường độ quang hợp ít bị ảnh hưởng mặc dù điều kiện ánh
sáng yếu.
Theo Nguyễn Thị Lẫm (1994), khi tăng lượng đạm cường độ quang hợp,
cường độ hô hấp và hàm lượng diệp lục của cây lúa tăng lên, nhịp độ quang hợp, hô
hấp không khác nhau nhiều nhưng cường độ quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô
hấp gấp 10 lần do vậy làm tăng tích luỹ chất khô của cây.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Cường và cs (2005), khi nghiên cứu ảnh
hưởng của liều lượng đạm đến năng suất chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng và
năng suất hạt của một số giống lúa lai và lúa thuần cho thấy khi tăng lượng đạm bón
từ 0 đến 120 kg N/ha thì chỉ số diện tích lá (LAI), trọng lượng chất khô (DM) và tốc
độ tích luỹ chất khô (Crop growth rate – CGR) của lúa lai (Việt lai 20, Bắc Ưu 903)
và lúa thuần (CR 203) đều tăng, song tốc độ tích lũy chất khô của hai giống lúa lai
vượt trội so với giống lúa thuần khi tăng mức bón đạm từ 60-180 kg N/ha.
Bên cạnh vai trò làm tăng tích lũy chất khô, đạm có tác dụng làm tăng số hoa
phân hoá, tăng số hạt trên bông, cùng với kali xúc tiến các sản phẩm tích luỹ trong
cây về hạt làm tăng tỷ lệ hạt chắc và hàm lượng protein trong hạt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Cường và Trần Thị Vân Anh (2006) chỉ ra
rằng khi tăng lượng đạm bón thì năng suất hạt của các giống lúa thuộc cả nhóm lúa
lai, lúa cải tiến và lúa địa phương đều tăng, đặc biệt tăng mạnh ở các giống lúa lai
do tăng chủ yếu số bông/khóm, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc.

Tuy nhiên theo quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và cs (2009) tại Thái
Bình và Hưng Yên trên giống lúa N46, với các yếu tố cấu thành năng suất, khi tăng
lượng đạm bón 0-120 kg N/ha thí số bông/m
2
tăng nhưng tổng số hạt trên bông lại
khác nhau không có ý nghĩa ở các mức đạm, còn tỷ lệ hạt chắc trên bông có chiều
hướng tăng khi tăng lượng đạm bón đến 90 kg N/ha, nhưng nếu bón 120 kg N/ha thì
tỷ lệ hạt chắc bắt đầu giảm thấp hơn thậm trí còn kém cả công thức đối chứng.
Như vậy, đạm ảnh hưởng đến tất cả các đặc tính của cây góp phần tăng năng
suất và chất lượng của các giống lúa. Thiếu đạm, sinh trưởng phát triển của cây bị
ức chế, rễ kém phát triển, lá có màu lục nhạt do quá trình tổng hợp diệp lục bị kìm
hãm. Thiếu đạm lâu ngày diệp lục bị phân huỷ, lá bị úa vàng sau đó cây bị chết. Đủ
đạm cây phát triển tốt, quang hợp mạnh, năng suất cao. Để cung cấp hợp lý nhu cầu
phân bón nói chung cũng như đạm nói riêng cần căn cứ vào vào lượng dinh dưỡng
cây hút để tạo ra 1 tấn thóc cũng như điều kiện khí hậu đất đai nơi trồng trọt
Theo Bùi Huy Đáp (1980), lượng đạm cần thiết để tạo ra 1 tấn thóc từ 17-25
kg N trung bình cần 20,5 kg. Thông thường các giống có tiềm năng năng suất cao
bao giờ cũng cần một lượng đạm cao.
Ở các nước nhiệt đới, theo Yoshida (1985), lượng các chất dinh dưỡng
(N,P,K) cần để tạo ra 1 tấn thóc trung bình là: 20,5 kg N; 5,1 kg P
2
O
5
; 44 kg K
2
O.
Trên nền phối hợp 90 P
2
O
5

- 60 K
2
O hiệu suất phân đạm và năng suất lúa tăng
nhanh ở các mức phân bón từ 40 - 120 kg N/ha.
Tổng kết kinh nghiệm trên 60 thí nghiệm khác nhau thực tiễn ở 40 nước có
khí hậu khác nhau, theo Mai Văn Quyền (2002), nếu đạt năng suất 3 tấn thóc/ha, lúa
lấy đi hết 50 kg N; 26 kg P
2
O
5
; 80 kg K
2
O; 10 kg Ca; 6 kg Mg; 5 kg S. Và nếu
ruộng lúa đạt năng suất 6 tấn/ha thì dinh dưỡng cây lấy đi là 100 kg N; 50 kg P
2
O
5
;
160 kg K
2
O; 19 kg Ca; 12 kg Mg; 10 kg S. Cứ trung bình tạo ra một tấn thóc thì cây
lúa lấy đi hết 17 kg N; 8 kg P
2
O
5
; 27 kg K
2
O; 2 kg Mg; 3 kg CaO và 1,7 kg S.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14


Còn theo Nguyễn Văn Bộ và cs (2003), trung bình 1 tấn thóc kèm cả rơm rạ
cây lấy đi lượng dinh dưỡng từ đất là: 22,2 kg N; 7,1 kg P
2
0
5
; 31,6 kg K
2
0 và nhiều
yếu tố trung, vi lượng khác.
Theo Trần Thúc Sơn và Đặng Văn Hiến (1995), trên đất phù sa sông Hồng,
điều kiện tưới tiêu thuận lợi, nếu không bón phân năng suất lúa chỉ có thể đạt 3,5
tấn/ha song. Để đạt được năng suất lúa 5 tấn/ha cần bón 90 - 120 kg N/ha.
Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều đạm thì tỷ lệ đạm của cây lúa sử dụng
nhiều. Theo kết quả nghiên cứu sử dụng phân đạm trên đất phù sa sông Hồng của
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam từ năm 1992 đến 1994: Phản ứng của phân
đạm đối với lúa phụ thuộc vào thời vụ, loại đất và giống lúa.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đất, mùa vụ và liều lượng phân đạm bón
đến tỷ lệ cây lúa hút của Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng chỉ ra rằng: Ở mức phân đạm
80 kg N/ha, tỷ lệ sử dụng đạm là 46,6%, so với mức đạm này có phối hợp với phân
chuồng tỷ lệ hút được là 47,4%. Nếu tiếp tục tăng liều lượng đạm đến 160N và
240N, có bón phân chuồng thì tỷ lệ đạm mà cây lúa sử dụng cũng giảm xuống. Trên
đất bạc màu so với đất phù sa sông Hồng thì hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa thấp
hơn. Khi bón liều lượng đạm từ 40N - 120N thì hiệu suất sử dụng đạm giảm xuống,
tuy lượng đạm tuyệt đối do lúa sử dụng có tăng lên.
Còn theo kết quả nghiên cứu trung bình nhiều năm, từ năm 1985-1994 của
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, trên đất phù sa được bồi hàng năm có bón 60
kg P
2
O

5
và 30 kg K
2
O làm nền thì khi có bón đạm đã làm tăng năng suất lúa từ 15%
- 48,5% trong vụ Đông xuân và vụ Hè thu tăng từ 8,5% - 35,6%. Hướng chung của
hai vụ đều bón đến mức 90 kg N/ha có hiệu quả cao hơn cả, bón trên mức 90 kg
N/ha năng suất lúa tăng không đáng kể.
Trên đất phù sa sông Hồng, theo Quách Ngọc Ân (1995), bón 180 kg N/ha
trong vụ Xuân và 150 kg N/ha trong vụ Mùa vẫn chưa thấy lúa lai giảm năng suất
trong khi lúa thường chỉ bón 90 - 110 kg N/ha, quá ngưỡng này năng suất có chiều
hướng giảm.
Tuy nhiên theo Nguyễn Như Hà (1999), với trình độ thâm canh như hiện nay
thì lượng phân đạm bón tối thích cho lúa là 120 kg N/ha. Kết quả nghiên cứu của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Văn Duy (2009) trên giống lúa Xi23 trong vụ Xuân
năm 2008 tại Thạch Hà - Hà Tĩnh cũng cho thấy lượng đạm 120 Kg N/ha phối hợp
với 80-100 kg K
2
O/ha cho hiệu quả kinh tế của lúa đạt cao nhất.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Thu (2012), khi
nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống lúa Japonica J02 trong vụ mùa năm 2010 tại Hưng Yên, cũng
cho thấy năng suất lúa Japonica J02 đạt cao nhất 55,3 tạ/ha ở lượng đạm bón 120
Kg N/ha kết hợp với mật độ 45 khóm/m
2
. Ở cùng mật độ cấy, khi tăng lượng đạm
bón năng suất lý thuyết, năng suất thực thu tăng và cao hơn đối chứng với sự sai
khác có ý nghĩa ở mức 0,05. Khi tăng lượng đạm bón vượt 120 kg N/ha (140 kg

N/ha; 160 kg N/ha) năng suất lúa không tăng lên mà còn giảm ở cả 3 mật độ 40, 45
và 50 khóm/m
2
.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và cộng sự (2007) lại cho thấy, năng
suất thực thu khi bón vãi đạm cho lúa thuần N18 tại Phúc Thọ, Hà Tây vụ mùa 2005
đạt cao nhất 5,58 tấn/ha ở lượng bón 150 kg N/ha.
Tuy nhiên lượng đạm viên nén bón cho lúa tẻ thuần chất lượng cao N46 tại
Thái Bình và Hưng Yên lại cho năng suất cao nhất ở mức 90 kg N/ha (Nguyễn Thị
Lan và Đỗ Thị Hường, 2009).
Đối với giống lúa lai, theo Nguyễn Ích Tân và Nguyễn Thị Toàn (2012), khi
nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi mạ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống VL75 tại Gia Lâm Hà Nội, nhóm tác giả nhận thấy năng suất
thực thu của lúa đạt cao nhất với mức đạm bón 120 kg N/ha ở cả 2 tuổi mạ, nếu
tăng lượng đạm bón lên 150 kg N/ha thì năng suất không tăng mà còn giảm ở cả 2
tuối mạ. Tuy nhiên với tuổi mạ T1 (mạ 3-3,5 lá), mức bón 90 và 120 Kg N/ha cho
năng suất khác nhau không có ý nghĩa.
Đối với lúa cạn, khi nghiên cứu về bón phân đạm, Nguyễn Thị Lẫm (1994)
đã kết luận: Liều lượng đạm bón thích hợp cho các giống có nguồn gốc địa phương
là 60 kg N/ha. Đối với những giống thâm canh cao như (CK136) thì lượng đạm
thích hợp từ 90 - 120kg N/ha.

×