Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH, PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.41 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Tiểu luận môn Hóa kỹ thuật môi trường
Chuyên đề
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH
Khóa: K2010
Lớp: QLMT
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Họ tên học viên:
Huỳnh Thị Thu Ái – 2010100001
Võ Thị Đăng Khoa – 1080100029
Tp.HCM, tháng 06 năm 2011
MỤC LỤC


 ! !
"#$%& !'
()*+",- !)./%& !0
12%,34%& !5
67689:;<6=6>?@A
%4BA
6>?)CD/EA
(?FGH#A
1!GIGJ+GKGDLMGA
'NO!GBP
06GQRSGGT3+4+.S6>?U
56GH#G!+4+.S6>?U
A6VW.S6>?
+D D.S(


XY4,Z.S(
G6I),[ \'
.4L0
]Y4V+G&)5
^6I_4,COGG&)`P
a bM.Sca bd.FP
P4,CKGG&)=6e9L@U
U6GV/GU
6>?V/Q$4%U

+6KGD46fgVgB
X4*+VhGJ+IFGGX/V/Q$4%
GV3hSG%6>?V/Q$4%
.6G.S6>?V/Q$4%1
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
W%& !
W ! !
W(6VW.S6>?
2?&G!,[ \]/GKGDV3LMG0
2>S,/ ! !CK,CK6f,D[4U(U

Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
I. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt
trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian
giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng
xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề
mặt trung bình +16
o

C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ
lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO
2
,
bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v
"Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất.
Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi
là Hiệu ứng nhà kính".
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng
độ khí CO
2
của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO
2
và các khí nhà kính khác
trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà
khoa học, khi nồng độ CO
2
trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái
đất tăng lên khoảng 3
o
C. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã
tăng 0,5
o
C trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ
CO
2
trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp
khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5
o

C vào năm
2050.
Có thể hiểu một cách sơ lược như sau : ta biết nhiệt độ trung bình của bề
mặt trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống
trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là
bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO
2
để đi tới
mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có
khả năng xuyên qua lớp khí CO
2
dày và bị CO
2
+ hơi nước trong khí quyên hấp
thụ. Lớp khí CO
2
có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ
trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu.
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa

Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
Hình 1. Hiệu ứng nhà kính
II. PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
1. Thành phần và nguồn phát thải khí nhà kính
Hình 2. Thành phần khí nhà kính
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010

HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa

Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
Thành phần hoá học của khí quyển gồm 78% là khí Nitrogen (N
2
), 21% là
Oxygen (O
2
), 1% còn lại là các khí khác mà chủ yếu là các Khí nhà kính như
Carbon dioxide (CO
2
), hơi nước, Nitrious Oxide (N
2
O), Methane (CH
4
), Ozone
(O
3
).
Khí nhà kính trong Khí quyển có thành phần như sau:
CO
2
: 56%
CFC: 13%
CH
4
: 18%
O
3

: 7%
N
2
O: 6%
Nói như các nhà khoa học, các loại khí nhà kính có khả năng bức xạ và
phản xạ bức xạ Mặt trời có các bước sóng khác nhau: trong suốt đối với các bức
xạ sóng ngắn; phản xạ và ngăn cản bức xạ sóng dài.
Khí nhà kính bao gồm Carbon dioxide (CO
2
), Methane (CH
4
), Nitrous
oxide (N
2
O), hơi nước, Ozone (O
3
), và khí CFCs (chlorofluorocarbons). Các khí
nhà kính như CO
2
, CH
4
, hơi nước, N
2
O và O
3
có thể có nguồn gốc từ tự nhiên và
từ sản xuất công nghiệp, còn CFCs chỉ do quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra.
Sự biến đổi khí hậu ngày càng trở lên trầm trọng và bằng chứng đáng lo
ngại là hai cực của Trái Đất đang nóng lên nhanh gấp 2 lần so với mức trung
bình toàn cầu. Trong lòng đại dương chứa rất nhiều các dòng hải lưu có tác dụng

điều hòa nhiệt độ toàn cầu. Những dòng nước lạnh từ vùng cực chìm xuống,
chảy xuyên suốt đại dương về phía xích đạo nơi có nhiệt độ cao hơn. Trong quá
trình di chuyển, nó trở nên ấm và loãng hơn rồi sau nổi dần lên bề mặt. Khi đến
vùng xích đạo, dòng hải lưu này đổi chiều, chuyển động ngược về vùng cực tạo
thành một chu trình và mang theo nhiệt. Những dòng đại dương lưu thông như
vậy tạo bởi sự khác nhau về nhiệt độ và độ mặn của nước biển. Nếu không có
quá trình này, nhiệt độ ở vùng cực sẽ ngày càng lạnh dần, và vùng xích đạo sẽ
trở lên nóng hơn.
Vì nước ta có đường bờ biển kéo dài từ Bắc tới Nam và lại nằm sát ngay
đường xích đạo nên được đánh giá là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ vấn đề biến
đổi khí hậu. Theo tính toán của các nhà khoa học từ Viện Khoa học Khí tượng,
Thủy văn và Môi trường cho thấy, nước biển đang dâng lên tại Việt Nam và đến
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
(
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
năm 2010, mực nước biển sẽ tăng thêm 9 cm so với 3 năm trước đó. Mực nước
biển sẽ dâng lên 33 - 45 cm vào năm 2050 và có thể tiếp tục dâng thêm. Khi mực
nước biển dâng thêm 1 m, 14 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh
hưởng, 40.000 km2 vùng đồng bằng bị ngập lụt và 1.700 km
2
vùng ven biển bị
chìm. TP. HCM và phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập. Khi bị xâm
nhập mặn cùng với thủy triều dâng sẽ làm biến đổi dòng chảy tạo nên nhiều dòng
chảy rối và bất thường tạo nên hiện tượng sạt lở bờ sông.
Việc tập trung các loại khí gây hiệu ứng nhà kính đều có biến động qua
hàng triệu năm, hiện tượng này liên quan đến những chu kỳ hoặc biến động của
tự nhiên. Thế nhưng từ khi xuất hiện nền công nghiệp trên trái đất, chỉ trong một

khoảng thời gian rất ngắn, khoảng hơn một thế kỷ, các hoạt động của con người
đã phát thải vào bầu khí quyển một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính đột ngột cao
Việc tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng từ đầu kỷ nguyên
công nghiệp chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên tòan cầu như giờ
đây đang thấy.
Các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí
dioxit các bon (CO
2
), ô-xit Nitơ (N
2
O), khí mê-tan (CH
4
) và ô zôn (O
3
). Những
họat động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới vào thành
phần các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như fluorure lưu huỳnh SF6, các họ
hàng nhà khí hydroflurocarbone HFC và Hydrocarbures perfluoré PFC. Tất cả
các lọai khí này đều có đặc tính hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai từ bề mặt trái đất
lên không gian.
Phần lớn khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc tự nhiên, một số lại chỉ
bắt nguồn từ những họat động của con người. Việc tập trung các lọai khí đó
trong bầu khí quyển là do chính các họat động đó gây ra. Cụ thể là trường hợp
của các chất khí như Ô-zôn, Dioxit các bon và Mê-tan hay khí CFC.
- Ô-zôn có thể tìm thấy rất nhiều trong các chất tẩy rửa công nghiệp ngày
nay. Các chất khí trong họ CFC thì ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trong
các bình khí nén của máy lạnh, máy điều hòa không khí hay các loại bình xịt,
đây là chất khí gây hiệu ứng nhà kính bắt nguồn chủ yếu từ hoạt động công
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010

HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
1
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
nghiệp của con người. Còn khí mê-tan hay ô-xít ni tơ được phát thải vào không
khí qua các hoạt động nông nghiệp, khai thác hầm mỏ.
- Dioxit các bon (CO
2
) vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa từ những hoạt
động công nghiệp đồng thời là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất vì nó
chiếm tỷ trọng rất lớn trong bầu khí quyển chỉ sau CFC. Ngoài ra, cho dù CFC
chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng nó không đóng góp nhiều vào hiệu ứng nhà kính
mà chủ yếu gây phá hủy tầng ô-zon mà thôi. Chính vì thế mà không có gì ngạc
nhiên khi ngày nay người ta tập trung quy trách nhiệm chính cho loại khí thải
này đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu.
- Khí metan: sản phẩm của quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong các
chất thải nông nghiệp, quá trình xử lý chất thải và khai thác nhiên liệu hóa thạch.
- Oxit nitơ (đặc biệt N
2
O) : sinh ra do các hoạt động nông nghiệp và công
nghiệp sản xuất một số loại axit
Điều đáng quan ngại là các hoạt động con người càng ngày càng làm tăng
mức độ tích tụ khí CO
2
trong bầu khí quyển. Mặc dù Nghị định thư Kyoto đã đưa
ra con số yêu cầu cắt giảm, nhưng phát thải khí CO
2
vẫn liên tục tăng. Theo cơ
quan Năng lượng quốc tế, từ nay đến năm 2050, phát thải khí CO
2

sẽ còn tăng
130%. Với, mục tiêu đề ra cho thế giới cắt giảm 50% phát thải dioxit các bon thì
lượng khí gây hiệu ứng phát thải vào bầu khí quyển vẫn còn rất cao.
Hiện tượng ấm lên tòan cầu, biến đổi khí hậu là vấn đề phức tạp. Tham dự
vào quá trình này có nhiều bộ phận trong hệ thống trái đất. Nó phức tạp bởi vì
không dễ gì tách bạch được ảnh hưởng của tự nhiên và ảnh hưởng từ các họat
động của con người. Hơn thế nữa những nguyên nhân gây ra hiện tượng này liên
quan đến các họat động của con người rất khó lọai bỏ.
2. Nguyên nhân hiệu ứng nhà kính
- Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO
2
, CH
4
, CFC, SO
2
, hơi nước .
- Để đến được bề mặt trái đất , năng lượng mặt trời phải đi qua lớp không
khí dày (trong suốt như kính).Một phần năng lượng mặt trời đến trái đất bị giữ
lại nhờ các quá trình vật lý, hóa học, sinh học tự nhiên. Một phần được phản xạ
trở về vũ trụ. Bức Xạ Nhiệt từ trái đất phản xạ lại phần lớn là bước sóng dài khó
xuyên qua lớp khí quyển và bị hấp thu lại bởi một số thành phần có trong khí
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
'
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
quyển như CO
2
và hơi nước. Lượng nhiệt này bị giữ lại làm nhiệt độ bên trong

nhà kính tăng lên
- Thay đổi khí hậu toàn cầu đang xảy ra vì bầu khí quyển của trái đất đang
bị gánh nặng hiệu ứng nhà kính do con người gây ra. Khí CO
2
được thải ra do
đốt cháy dầu khí hoá thạch để lấy năng lượng và do nạn tàn phá rừng, trong khi
khí methane được giải phóng từ những cánh đồng lúa, từ nghề chăn nuôi và từ
những bải rác thải.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự
sau: CO
2
=> CFC => CH
4
=> O
3
=>NO
2
. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng
nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
3. Hậu quả thay đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính
- Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu,
nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có
thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự
tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi
có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.
- Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán
tăng 50cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và
4.000 dặm vuông đất ướt.
- Sinh vật: Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường
của các sinh vật trên trái đất.

- Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại
dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng
có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng
mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
- Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra
hơn.
- Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và
giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn,
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
0
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi
sự giảm mực nước sông.
Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng
tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể
dẫn đến nạn hồng thủy
4. Biện pháp để giảm hiệu ứng nhà kính
- Nghị định thư Kyoto;
- Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí độc, chủ yếu thải
ra từ xe máy
- Trồng nhiều cây xanh, rừng …
- Tiết kiệm điện: phần lớn điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên
liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO
2
đáng kể. Hãy sử dụng ánh sáng tự
nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện
- Hãy đi bộ, xe đạp thay cho xe máy. Sử dụng các phương tiện giao thông

công cộng.
- Hãy cho những cái bếp than hay bếp dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng
bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường.
- Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ,
táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon. Việc
vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO
2
khổng lồ và đó rõ
ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn.
- Hãy tiết kiệm giấy, tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi
trường và giảm khí CO
2
trong quá trình sản xuất.
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
5
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
III. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)
1. Khái niệm:
Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM) là cơ chế
hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto với mục đích trợ
giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu phát triển bền vững bằng việc
hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các dự án thân thiện môi trường từ phía chính phủ và
nhà đầu tư của các nước công nghiệp.
2. CDM vận hành như thế nào?
Về mặt lý thuyết những công việc liên quan đến CDM như sau:
Một nhà đầu tư hoặc chính phủ của một nước công nghiệp có thể đầu tư
hoặc cung cấp tài chính cho một dự án tại một nước đang phát triển nhằm giảm

phát thải khí nhà kính, như vậy lượng phát thải sẽ nhỏ hơn so với trường hợp
không có đầu tư phụ trội (trường hợp sẽ có thể xảy ra nếu không có sự tham gia
của CDM hay còn gọi là phương án “kinh doanh bình thường”).
Người đầu tư sau đó nhận được “Chứng nhận giảm thải Carbon” và có thể
sử dụng chứng nhận này đáp ứng mục tiêu Kyoto của mình.
Nếu cơ chế CDM vận hành đúng nó sẽ không làm thay đổi tổng lượng khí
nhà kính cần phải giảm thải mà đơn giản chỉ là thay đổi địa điểm phát thải.
3. Mục tiêu
• Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
• Giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển bền vững
• Góp phần thực hiện mục tiêu của công ước và giúp các nước phát triển
thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải định lượng khí nhà kính
4. Tính chất của cơ chế sạch
• Tính bền vững
Các dự án CDM phải được tất cả các bên liên quan phê duyệt, phải mang
lại sự phát triển bền vững tại nước chủ nhà và đạt được lợi ích thực, có thể đo
đếm được và dài hạn liên quan đến giảm biến đổi khí hậu.
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
A
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
• Tính bổ sung
Không phải bất kỳ các hoạt động làm hấp thụ khí nhà kính hay làm giảm
phát thải nào ở các nước đang phát triển cũng có thể tham gia vào và các dự án
CDM. Cơ chế CDM quy định, việc giảm phát thải phải mang tính bổ sung nằm
ngoài bất kỳ việc giảm phát thải nào có thể xảy ra khi không có hoạt động CDM
(Điều gì sẽ xảy ra nếu không có dự án CDM?). Các mức phát thải xảy ra khi
không có hoạt động dự án CDM được gọi là “đường phát thải cơ sở” (baselines).

Nói tóm lại, một dự án CDM có hợp lệ hay không, trước hết phải xem xét ở “tính
bổ sung” của nó.
5. Lợi ích:
• Những lợi ích cho các bên tham gia dự án ở nước chủ nhà:
- Cơ hội có được nguồn tài chính bổ sung
- Cơ hội được chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường và tiết
kiệm năng lượng;
- Cơ hội phát triển nguồn nhân lực;
• Những lợi ích cho những bên tham gia dự án ở nước đầu tư:
- Có được các đơn vị giảm phát thải hoặc hấp thụ cácbon CERs;
- Cơ hội tìm được những triển vọng đầu tư mới ở các nước chủ nhà;
- Tạo ra thị trường cho các công nghệ tiến bộ và thân thiện với môi trường;
• Những lợi ích của nước chủ nhà:
- Đạt được phát triển bền vững nhanh ở khu vực dự án hoặc quốc gia;
- Có được các lợi ích bổ sung như kiểm soát ô nhiễm môi trường, cải thiện
hiệu quả sử dụng năng lượng, nguyên liệu từ các dự án giảm khí nhà kính;
- Tăng đầu tư nước ngoài;
- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực;
- Góp phần vào mục tiêu chung của Công ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu.
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
P
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
• Những giá trị có thể mang lại cho các nước đầu tư:
- Có được các đơn vị giảm phát thải CERs;
- Tăng cường mối quan hệ hữu nghị song phương bằng cách cung cấp viện
trợ để đạt được sự phát triển bền vững ở nước chủ nhà;

- Góp phần vào mục tiêu chung của Công ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu.
6. Các lĩnh vực có thể tham gia dự án CDM
CDM gồm các dự án thuộc các lĩnh vực sau:
• Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cuối, hiệu quả cung cấp năng lượng
(Thay thế các trạm/nhà máy điện công nghệ lạc hậu; Thu hồi nhiệt từ các
trạm/nhà máy điện; Lắp đặt các cơ sở phát năng lượng đồng hành);
• Năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy năng, sinh khối);
• Chuyển đổi dạng nhiên liệu sử dụng (gỗ củi thay than đá…);
• Nông nghiệp (giảm phát thải CH
4
và N
2
O);
• Giảm phát thải từ các quá trình công nghiệp (CO
2
, và các khí thải HFCs,
PFCs, SF6 giảm được từ sản xuất xi măng…);
• Thu hồi và sử dụng mêtan (Các bãi chôn chất thải, khai thác mỏ than);
• Giao thông (Thay thế nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân bằng phương tiện
giao thông công cộng, đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông công cộng có
mức phát thải CO
2
thấp);
• Các dự án bể hấp thụ (chỉ áp dụng đối với lĩnh vực trồng rừng và khôi phục
rừng).
7. Các tiêu chí tham gia dự án CDM
Để tham gia CDM, các nước phải đáp ứng được các tiêu chí cụ thể khác nhau.
Tất cả các Bên phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản:
• Tự nguyện tham gia vào CDM

• Thành lập cơ quan quốc gia về CDM
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
U
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
• Phê chuẩn nghị định thư Kyoto
Ngoài ra, các nước công nghiệp hóa phải đáp ứng một số điều kiện khác như
thiết lập lượng giảm phát thải theo chỉ định tại Điều 3 của Nghị định thư và hệ
thống quốc gia về ước tính khí nhà kính, đăng ký, kiểm kê hàng năm và hệ thống
tính toán việc mua bán các phát thải.
8. Chu trình dự án CDM
Bước đầu tiên của chu trình dự án CDM là xác định và xây dựng dự án
CDM tiềm năng. Yêu cầu của một dự án CDM là phải xác thực, có thể đo đếm
được và mang tính bổ sung. Để xác nhận sự bổ sung, các phát thải của dự án
CDM phải được so sánh với các phát thải của trường hợp tham chiếu hợp lý –
được coi là đường cơ sở. Các Bên tham gia dự án xây dựng đường cơ sở theo
phương pháp đã được thông qua trên cơ sở dự án cụ thể. Phương pháp luận
đường cơ sở được thực hiện dựa trên 3 hướng tiếp cận trong Thỏa thuận
Marraket:
• Các phát thải hiện nay hoặc quá khứ trùng hợp;
• Các phát thải từ công nghệ đầu tư thiện hữu với môi trường;
• Các phát thải trung bình của các hoạt động dự án tương tự được tiến hành
trong 5 năm trước đây trong cùng hoàn cảnh và các hoạt động đó thuộc mức cao
trong số 20% tổng các loại dự án.
Chu trình dự án CDM gồm 7 giai đoạn cơ bản được cho ở biểu đồ dưới
đây (Tổ chức phát triển năng lượng mới và công nghiệp Nhật Bản – Bộ Tài
nguyên và Môi trường)
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh

Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa

Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
Hình 3. Chu trình dự án CDM
Nguồn: Văn phòng quốc gia về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa

Ban hành CERs
Thẩm tra / Chứng nhận
Báo cáo giám sát
Cơ quan thực hiện B
Ban chấp hành / Cơ
quan quản lý
Thiết kế và xây
dựng dự án
Văn kiện thiết kế dự án
Giám sát
Tài chính dự án
Thẩm định / Đăng ký
Phê duyệt quốc gia
Cơ quan thực hiện A
Các nhà đầu tư
Các bên tham gia dự án
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
Chi tiết về các bước của chu trình dự án được trình bày dưới đây

a. Thiết kế dự án
Văn kiện thiết kế dự án theo CDM gồm những nội dung sau:
• Mô tả chung về dự án
• Phương pháp đường cơ sở
• Ngày bắt đầu và thời kỳ tồn tại của dự án / thời kỳ tín dụng
• Phương pháp giám sát
• Tính toán các phát thải khí nhà kính
• Báo cáo về tác động môi trường
• Ý kiến của các Bên liên quan
Văn kiện thiết kế dự án có hai phụ lục cần phải điền trong trường hợp các
phương pháp đường cơ sở và giám sát mới được đệ trình.
b. Thẩm định dự án
 Như thế nào là thẩm định dự án?
Thẩm định là quá trình đánh giá độc lập một dự án do một tổ chức tác nghiệp
tiến hành dựa theo những tiêu chuẩn của CDM và trên cơ sở văn kiện thiết kế dự
án
 Thẩm định dự án do ai thực hiện?
Tổ chức về dự án cần yêu cầu một cơ quan tác nghiệp thẩm định dự án
 Những yêu cầu đặt ra
• Những điều kiện tham gia đã đặt ra ở trên cần phải được đáp ứng
• Bản tóm tắt ý kiến của các Bên có liên quan và việc xem xét các các ý
kiến đó
• Báo cáo phân tích tác động môi trường của dự án
• Giảm phát thải bổ sung của dự án
• Phương pháp đường cơ sở và giám sát phù hợp với những yêu cầu về
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
(
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:

Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
- Những phương pháp trước kia đã được Ban điều hành thông qua
- Những phương thức và quy trình thiết lập một phương pháp luận mới
- Những phương thức và quy trình được đơn giản hoá đối với các dự án theo
CDM quy mô nhỏ và những dự án này đạt được những tiêu chuẩn đặt ra
• Những điều khoản giám sát, thẩm tra và tường trình phù hợp với những
quyết định có liên quan của Hội nghị các Bên
• Văn bản thông qua việc tham gia tự nguyện của Cơ quan quốc gia có thẩm
quyền của mỗi Bên liên quan
• Xác nhận của quốc gia nơi thực hiện dự án về việc dự án sẽ hỗ trợ mục
tiêu phát triển bền vững của quốc gia này.
• Công bố công khai văn kiện thiết kế dự án
 Những trách nhiệm/ nhiệm vụ khác của DOE?
• Tiếp nhận và công bố công khai ý kiến về những yêu cầu đặt ra với quy
trình thẩm tra từ:
- Các Bên
- Các Bên có liên quan
• Quyết định xem dự án có thể được phê chuẩn hay không dựa trên các
thông tin đã được cung cấp và việc xem xét các ý kiến nhận được.
• Thông báo kết quả thẩm định cho các Bên của dự án. Thông báo này bao
gồm:
- Xác nhận việc thẩm định và ngày trình bản báo cáo thẩm định lên Ban
điều hành
- Lời giải thích về những lý do không chấp nhận dự án, nếu như theo đánh
giá, dự án này không thể đáp ứng được các yêu cầu về thẩm định
• Nếu tổ chức tác nghiệp cho dự án được đề xuất là phù hợp thì sẽ trình lên
Ban điều hành:
- Yêu cầu cho đăng ký dự án dưới hình thức bản báo cáo kết quả thẩm định
- Văn kiện thiết kế dự án
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh

Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
1
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
- Bản chấp thuận của bên nước thực hiện dự án, và
- Tường giải về việc xem xét các ý kiến nhận được
- Đánh giá về khả năng đạt được mức giảm phát thải dự kiến đã được nêu
trong văn kiện thiết kế dự án. Đánh giá này sẽ cấu thành nên cơ sở tính toán phí
đăng ký
- Công bố công khai bản báo cáo kết quả thẩm định sau khi chuyển báo cáo
tới Ban điều hành
c. Chấp nhận đăng ký
• Chấp nhận đăng ký:
- Thể hiện sự chấp thuận chính thức của Ban điều hành đối với một dự án
đã được thẩm định là dự án theo CDM.
- Là điều kiện tiên quyết đối với các bước thẩm tra, chứng nhận và ban hành
“giảm phát thải được chứng nhận”
• Việc Ban điều hành chấp nhận đăng ký là bước tự động tiến hành, trừ phi
trong vòng 8 tuần, một Bên liên quan hoặc 3 thành viên của Ban điều hành yêu
cầu xem xét lại dự án
• Việc xem xét lại dự án như vậy được tiến hành theo những điều khoản
sau:
- Phải được xem xét với các vấn đề có liên quan về yêu cầu thẩm định
- Phải được quyết định không muộn quá buổi họp thứ hai sau yêu cầu xem
xét lại dự án và các quyết định cũng như lý do đưa ra quyết định đó cần được
truyền đạt công khai và cho các bên dự án
- Trong trường hợp từ chối một dự án, chi phí xem xét lại dự án (ước tính
khoảng 4500 USD) sẽ do tổ chức tác nghiệp chịu nếu phát hiện thấy tổ chức này
đã có những hành vi trái pháp luật hoặc do thiếu năng lực. Nếu dự án không bị từ

chối thì Ban điều hành sẽ chịu mọi chi phí.
• Một dự án không được chấp nhận có thể được xem xét lại để thẩm định và
đăng ký sau những lần sửa đổi phù hợp, với điều kiện là dự án này tuân thủ đúng
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
'
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
quy trình thủ tục và đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với thNm định và
đăng ký.
• Ngày nhận được yêu cầu đăng ký chính là ngày Ban thư ký nhận được tiền
đặt cọc dự án như đã nêu trong bản đăng ký.
• Phí: Ban điều hành thu phí hành chính ban đầu ở giai đoạn đăng ký (phí
đăng ký).
Các mức phí hiện tại được nêu trong bảng dưới đây.
Bảng 1. Mức phí đăng ký theo cơ chế phát triển sạch
Mức giảm trung bình (dự tính/đã được chấp thuận)
(30) lượng CO
2
tính theo tấn trong thời kỳ tín dụng
USD (*)
<= 15.000 5.000
> 15.000 và <= 50.000 10.000
> 50.000 và <= 100.000 15.000
> 100.000 và <= 200.000 20.000
> 200.000 30.000
d. Giám sát
Việc giám sát một dự án được thực hiện thông qua bản phương án giám
sát.

 Phương án giám sát:
• Là một phần của văn kiện thiết kế dự án
• Dựa trên phương pháp giám sát đã được thông qua trước đây hoặc dựa
trên một phương pháp luận mới, phương án này phải được gửi kèm cùng với một
bản nháp văn kiện thiết kế dự án trình lên Ban điều hành và được phê duyệt
 Các điều khoản về phương án giám sát
• Tập hợp tất cả các thông tin có liên quan trong thời kỳ tín dụng, cần thiết
cho:
- Việc đánh giá hoặc đo lường lượng phát thải khí nhà kính trong phạm vi
dự án
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
0
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
- Việc thu thập tất cả các thông tin có liên quan, cần thiết cho việc xác định
đường cơ sở của phát thải khí nhà kính trong phạm vi dự án
• Xác thực các tất cả các nguồn thông tin khác và thu thập dữ liệu về việc
tăng phát thải khí nhà kính ngoài phạm vi dự án, có tầm ảnh hưởng quan trọng
và đóng góp lớn cho dự án trong thời kỳ tín dụng.
• Dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá tác động môi trường của dự án
• Việc đảm bảo chất lượng và các quy trình quản lý trong quá trình giám sát.
• Các quy trình tính toán định kỳ giảm phát thải khí nhà kính của một dự án
CDM được đề xuất và hậu quả rò rỉ.
 Thực hiện phương án giám sát:
Các Bên tham gia dự án cần thực hiện kế hoạch giám sát nêu trong bản văn
kiện thiết kế dự án đã được thông qua
Những quy cách và quy trình được đơn giản hoá được áp dụng cho trường
hợp của các dự án theo CDM quy mô nhỏ và các dự án đó đáp ứng được những

tiêu chuẩn đề ra
 Báo cáo:
Các Bên tham gia dự án cần cung cấp cho tổ chức tác nghiệp đã ký hợp
đồng thực hiện việc thNm tra một bản báo cáo kết quả thẩm tra phù hợp với bản
kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt
e. Thẩm tra và chứng nhận
 Thẩm tra và chứng nhận là gì:
• Thẩm tra là việc tổ chức tác nghiệp xem xét định kỳ và xác định lượng
giảm thải khí nhà kính có được nhờ dự án CDM đã được phê duyệt trong thời kỳ
thẩm tra.
• Chứng nhận là đảm bảo bằng văn bản của tổ chức tác nghiệp, chứng nhận
rằng trong một khoảng thời gian cụ thể, một dự án đã đạt được mức giảm phát
thải khí nhà kính như đã thẩm tra.
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
5
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
 Thẩm tra và chứng nhận do ai thực hiện
• Việc thẩm tra và chứng nhận do tổ chức tác nghiệp được các Bên của dự
án ký hợp đồng thực hiện
• Việc thẩm tra và chứng nhận do các tổ chức tác nghiệp khác nhau thực
hiện, trừ trường hợp ngoại lệ đối với các dự án CDM quy mô nhỏ.
 Các điều kiện đặt ra là gì?
Khi thực hiện công việc thẩm tra, tổ chức tác nghiệp cần công bố công khai
bản báo cáo kết quả thẩm tra và:
• Kiểm tra các văn kiện của dự án
• Thực hiện việc kiểm tra tại chỗ
• Sử dụng dữ liệu từ các nguồn khác nếu thấy thích hợp

• Xem xét kết quả giám sát và xác nhận việc các phương pháp giám sát để
tính lượng giảm phát thải khí nhà kính
- Được áp dụng chính xác
- Các văn kiện đầy đủ và minh bạch, rõ ràng
• Đề xuất thay đổi trong phương pháp giám sát cho thời kỳ tín dụng khác
nếu thấy cần thiết.
• Xác định lượng giảm phát thải khí nhà kính bằng cách sử dụng các
phương pháp tính toán phù hợp với các phương pháp nêu trong văn kiện thiết kế
dự án và kế hoạch giám sát đã được thông qua.
• Xác thực xem hoạt động dự án có phù hợp với bản văn kiện thiết kế dự án
đã được phê duyệt hay không. Thông báo cho các Bên của dự án nếu thấy có vấn
đề.
• Các Bên tham gia dự án cần giải quyết những vấn đề nêu trên và cung cấp
thêm các thông tin có liên quan.
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
A
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
 Báo cáo kết quả chứng nhận
• Tổ chức tác nghiệp sẽ cung cấp báo cáo kết quả chứng nhận cho các Bên
tham gia dự án, các Bên khác có liên quan và Ban điều hành. Bản báo cáo này
cần được công bố công khai.
• Báo cáo kết quả chứng nhận được coi như lời yêu cầu đối với Ban điều
hành để cấp “giảm phát thải được chứng nhận”(CERs) tương đương với mức
giảm phát thải khí nhà kính đã được xác nhận.
f. Cấp “giảm phát thải được chứng nhận”
• Việc cấp giảm phát thải được tiến hành trong vòng 15 ngày sau ngày tiếp
nhận yêu cầu trừ phi một Bên tham gia dự án hoặc 3 thành viên của Ban điều

hành đề nghị xét duyệt lại việc cấp phát.
• Ban điều hành sẽ chỉ thị cho cơ quan đăng ký cấp phát của dự án phát triển
sạch cấp một lượng “giảm phát thải được chứng nhận” nhất định và:
- Trừ đi 2% tổng lượng “giảm phát thải được chứng nhận” coi như thuế tính
theo CDM, trừ trường hợp các dự án CDM được thực hiện tại nước kém phát
triển nhất .
- Chuyển tới tài khoản đăng ký của các Bên của dự án cùng các bên khác có
liên quan theo yêu cầu của họ
• Nhìn chung: “Giảm phát thải được chứng nhận” chỉ được cấp cho một thời
kỳ tín dụng, tính từ sau ngày chấp nhận đăng ký dự án.
g. Thời kỳ tồn tại dự án/Thời kỳ tín dụng
Theo điều 49, các Bên tham gia dự án có thể lựa chọn thời kỳ tín dụng cho
dự án theo một trong số các phương án sau:
• Tối đa 7 năm và có thể quay vòng lại tối đa hai lần (tối đa là 21 năm), với
điều kiện là: trong mỗi lần quay vòng, cơ quan tác nghiệp phải xem xét và thông
báo cho Ban điều hành việc đường cơ sở của dự án gốc vẫn áp dụng được hoặc
đã được điều chỉnh dựa theo các số liệu mới.
• Tối đa 10 năm và không quay vòng.
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
P
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
9. Giảm phát thải đươc chứng nhận (CERs)
CER (Certified Emission Reduction): Giảm phát thải được chứng nhận là
một đơn vị giảm khí nhà kính sinh ra bởi một dự án CDM và được một thực thể
tác nghiệp chứng nhận. Một chứng nhận CER bằng một tấn đioxít cácbon tương
đương, tính toán bằng cách sử dụng tiềm năng ấm nóng lên toàn cầu. Các nước
công nghiệp/ đầu tư có thể sử dụng CER để đóng góp vào chỉ tiêu cam kết giảm

phát thải của mình
• lCER (long-term CER): chứng nhận giảm thải dài hạn
• tCER (temporary CER): chứng nhận giảm thải tạm thời
CER: là loại hàng hóa, có thể mua bán, chuyển giao trên thị trường
• 1 CER = 1tCO
2
tương đương
• 1 tCH
4
= 21 tCO
2
• 1 tN
2
O = 310 tCO
2

10. Các rào cản
• Về kinh tế, do CDM là một giải pháp tương đối mới, cơ sở pháp lý, các
quy định ở nước ta cũng như trên thế giới chưa được hoàn thiện và phối hợp
đồng bộ nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn.
CDM đòi hỏi cung cấp nhiều số liệu, yêu cầu phải xây dựng phương pháp
luận tính lượng cacbon giảm thiểu. Người lập dự án cần phải đưa ra một cách
minh bạch và tương đối chính xác lượng khí cacbon giảm thiểu được (phương
pháp tính). Trong nhiều trường hợp, điều này là tương đối khó nên không thực
hiện được dự án, vì vậy dẫn đến thiệt hại về kinh tế
• Về mặt môi trường, nồng độ chất ô nhiễm ở một số quốc gia vẫn giữ ở
mức như cũ sau khi áp dụng CDM (do các nước phát triển không hề cắt giảm
lượng khí phát thải), do đó môi trường của các quốc gia đó vẫn bị ảnh hưởng.
11. CDM trong ngành lâm nghiệp
Có 2 phương thức CDM, đó là CDM cho giảm khí nhà kính (CDM thông

thường hay CDM năng lượng) và CDM cho hấp thụ khí nhà kính bằng các bể
hấp thụ (Trồng rừng/ Tái trồng rừng theo CDM hay AR-CDM).
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa
U
Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
a. Cơ chế giảm phát thải CO
2
từ rừng:
Trong quá trình quang hợp, cây chuyển đổi năng lượng bức xạ từ mặt trời
thành năng lượng hóa học, dưới dạng gluco trong khi thải khí oxy;các-bon trong
gluco được sử dụng để tạo cellulo của thành tế bào ở các phần gỗ của cây và
được hấp thu cho đến khi cây chết và mục thối. Bằng cách này, trồng cây tạm
thời làm giảm lượng khí hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển.
Thông qua việc đo lường dễ dàng độ tăng trưởng của cây, người ta có thể
tính toán lượng cac-bon được hấp thu bằng cách sử dụng nhiều nhân tố chuyển
hoán. Chính dịch vụ về rừng này được tiếp thị. Theo nguyên tắc, các dịch vụ các-
bon được cung cấp bởi tất cả các hoạt động lâm nghiệp khác nhau có thể được
tiếp thị miễn là cách tính toán lượng các-bon giảm phát là hợp lí. Tuy nhiên theo
cơ chế CDM, chỉ có hai hoạt động dự án là khả thi: trồng mới rừng và tái trồng
rừng.
b. Tầm quan trọng của hấp thụ cácbon trong ngành lâm nghiệp
Theo dự đoán phát thải khí nhà kính đến năm 2030 thì phát thải khí nhà
kính các ngành sản xuất gồm năng lượng và nông nghiệp đều tăng lên nhanh
chóng, thậm chí đối với ngành năng lượng năm 2030 gấp hơn 14 lần so với năm
1993 (396.35 triệu tấn so với 27.55 triệu tấn).
Chỉ duy nhất ngành lâm nghiệp được kỳ vọng sẽ tăng dần lượng hấp thụ
cácbon và lên đến khoảng 32.10 triệu tấn vào năm 2030 (Bảng 2.3). Lượng hấp

thụ này sẽ đóng góp vào việc giảm tổng phát thải của Việt Nam – mà sẽ gia tăng
nhanh chóng do phát triển kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp – đồng thời là
nguồn tiềm năng để tham gia Cơ chế Phát triển sạch, qua đó nhận được tín dụng
từ các quốc gia phát triển. Bảng dưới đây là số liệu dự đoán chi tiết của các
ngành theo các giai đoạn.
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa

Tiểu luận môn Hóa Kỹ thuật môi trường:
Hiệu ứng nhà kính, phát thải khí nhà kính và cơ chế phát triển sạch
Bảng 2. Dự đoán phát thải khí nhà kính tương đương CO
2
đến năm 2030
ĐVT: triệu tấn
Ngành/ Giai đoạn 1993 2000 2010 2020 2030
Năng lượng 27,5 44,48 103,4
187,8
2
396,35
Lâm nghiệp 29,88 4,2 -21,7 -28,4 -32,1
Nông nghiệp 46,6 52,5 57,2 64,7 68,29
Tổng 111,69
101,1
8
138,9 224,12 432,54
Nguồn: (Hydrometeorological Service of Vietnam, 1999)
c. Triển vọng thực hiện CDM trong ngành lâm nghiệp
Rừng đóng vai trò quan trọng trong chống lại biến đổi khí hậu do ảnh
hưởng của nó đến chu trình cácbon toàn cầu. Tổng lượng hấp thụ dự trữ cácbon

của rừng trên toàn thế giới, trong đất và thảm thực vật là khoảng 830 PgC, trong
đó cácbon trong đất lớn hơn 1.5 lần cácbon dự trữ trong thảm thực vật (Brown,
1997). Đối với rừng nhiệt đới, có tới 50% lượng cácbon dự trữ trong thảm thực
vật và 50% dự trữ trong đất (Dixon et al., 1994; Brown, 1997; IPCC, 2000;
Pregitzer and Euskirchen, 2004).
Rừng trao đổi cácbon với môi trường không khí thông qua quá trình quang
hợp và hô hấp. Rừng ảnh hưởng đến lượng khí nhà kính theo 4 con đường
(IPCC, 2000):
• Cacbon dự trữ trong sinh khối
• Cacbon dự trữ trong đất
• Cacbon trong các sản phẩm gỗ
• Cacbon dự trữ trong chất đốt sử dụng thay thế nguyên liệu hóa thạch
Theo ước tính, hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng trên thế giới có tỷ lệ
hấp thụ CO
2
ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất là 0.4-1.2 tấn ha/năm ở
vùng cực bắc, 1.5-4.5 tấn ha/năm ở vùng ôn đới, và 4-8 tấn ha/năm ở các vùng
GVGD: TS. Mai Tuấn Anh
Lớp: QLMT – Khóa 2010
HVTH: Huỳnh Thị Thu Ái - Võ Thị Đăng Khoa


×