Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.23 KB, 42 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ bảng biểu
Lời nói đầu 1
Phần I. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm
toán DFK việt nam.
3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty DFK. 3
1.1.1. Thông tin chung. 3
1.1.2. Những mốc phát triển chủ yếu. 3
1.1.2.1. Những ngày đầu thành lập. 3
1.1.2.2. Tham gia tập đoàn DFK International. 3
1.1.2.3. Hiện nay – liên tục phát triển. 4
1.1.3. Các kết quả đã đạt được. 4
1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty DFK. 5
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động. 5
1.2.1.1. Dịch vụ kiểm toán. 5
1.2.1.2. Dịch vụ kế toán. 5
1.2.1.3. Dịch vụ tư vấn thuế. 6
1.2.1.4. Dịch vụ quản trị rủi ro. 6
1.2.1.5. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. 7
1.2.1.6. Dịch vụ chuyển giá. 8
1.2.2. Cam kết về chất lượng. 8
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty DFK Việt Nam chi nhánh tại Hà
Nội.
9
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý. 9
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các vị trí trong bộ máy tổ chức quản lý. 10
1.3.2.1. Giám đốc điều hành. 10


1.3.2.2. Phó giám đốc và các giám đốc nghiệp vụ. 10
1.3.2.3. Các phòng ban nghiệp vụ. 10
1.3.2.4. Nhân viên các phòng ban. 11
1.3.2.5. Phòng hành chính. 11
1.4. Tình hình tài chính của Công ty DFK Việt Nam trong những năm gần đây 12
Phần II. Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam.
14
2.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán. 14
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán. 17
2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán. 17
2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán. 18
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
2.2.1.2. Lập chương trình kiểm toán. 19
2.2.2. Thực hiện kiểm toán. 19
2.2.3. Kết thúc kiểm toán. 21
2.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán. 23
2.3.1. Hồ sơ kiểm toán chung. 27
2.3.2. Hồ sơ kiểm toán năm. 27
2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán. 29
Phần III. Nhận xét và các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Công ty
TNHH Kiểm toán Dfk Việt Nam.
31
3.1. Nhận xét về tổ chức và hoạt động của Công ty DFK. 31
3.1.1. Ưu điểm về tổ chức và hoạt động của Công ty DFK. 31
3.1.1.1. Tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. 31
3.1.1.2. Tổ chức đoàn kiểm toán theo mô hình phân nhiệm. 31
3.1.1.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tốt. 31
3.1.1.4. Quy trình kiểm toán và hồ sơ kiểm toán được thiết kế khoa học. 32
3.1.1.5. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. 32

3.1.2. Tồn tại về tổ chức và hoạt động của Công ty DFK Việt Nam. 32
3.1.2.1. Tổ chức đoàn kiểm toán còn nhiều hạn chế. 32
3.1.2.2. Hoạt động đào tạo còn hạn chế. 33
3.1.2.3. Hiện tượng chảy máu chất xám. 33
3.2. Các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Công ty DFK. 33
3.2.1. Khắc phục hạn chế về đoàn kiểm toán. 33
3.2.2. Tích cực hơn trong việc tổ chức các chương trình đào tạo. 34
3.2.3. Thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp. 35
3.2.4. Tạo môi trường văn hóa DFK Việt Nam. 35
Kết luận 37
Danh mục tài liệu tham khảo 38
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn.
DFK
DFK Việt Nam
Công ty
Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
KTV
Kiểm toán viên.
EU
Liên minh Châu Âu.
IFAC
Liên đoàn kế toán Quốc tế.
VACPA
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
The Big Four
4 Công ty kiểm toán lớn nhất toàn cầu: KPMG, PWC, Delloitte và
E&Y.

TTCK
Thị trường chứng khoán.
NASDAQ
National Association of Securities Dealers Automated Quotation
System – Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ.
OTCBB
Over The Counter Bulletin Board – Thị trường chứng khoán chính
của Hoa Kỳ.
SSC
Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam.
ACCA
The Association of Chartered Certified Accountants – Hiệp hội kế
toán công chứng Anh quốc.
CPA
Certified Practising Accoutant – Chứng chỉ kế toán viên công chứng.
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Tên bảng biểu
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức chức quản lý của Công ty DFK Việt Nam chi nhánh Hà
Nội.
9
Hình 1.2. Doanh thu của Công ty DFK Việt Nam từ năm 2003 đến nay
12
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc đoàn kiểm toán.
15
Hình 2.2. Quy trình kiểm toán tại Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam.
17
Hình 2.3. Các bước thực hiện kiểm toán.
20

Hình 2.4. Các bước công việc kết thúc kiểm toán.
22
Hình 2.5. Nội dung chính của hồ sơ kiểm toán tại Công ty DFK Việt Nam.
23
Hình 2.6. Mục lục Hồ sơ kiểm toán tại Công ty DFK Việt Nam.
28
Hình 2.7. Mục lục các thủ tục kiểm toán chi tiết.
29
Hình 2.8. Nội dung kiểm soát qua các cấp tại Công ty DFK Việt Nam.
30
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, sự chính xác, tin cậy và kịp thời của thông tin chính
là chìa khóa vàng cho sự thành công của các doanh nghiệp. Do vậy, cần có một bên thứ
ba độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao được pháp luật cho phép cung cấp
thông tin tin cậy cho đối tượng quan tâm. Vì vậy đã hình thành nên loại hình kiểm toán
độc lập.
Trên thế giới, công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được thành lập là công ty
PriceWaterhouse Cooper tại Anh quốc. Còn tại Việt Nam, ngày 13/5/1991 Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định thành lập 2 công ty kiểm toán: Công ty kiểm toán Việt Nam
với tên giao dịch là VACO, và công ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC
sau này đổi tên thành AASC. Đây là hai công ty kiểm toán độc lập đầu tiên của nước ta.
Từ thời điểm thành lập những công ty kiểm toán độc lập đầu tiên đến nay, nước ta
đang có khoảng 150 công ty kiểm toán lớn nhỏ đủ điều kiện hoạt động kiểm toán. Mỗi
công ty kiểm toán lại được tổ chức quản lý và hoạt động khác nhau cũng như có những
đặc điểm tổ chức kiểm toán khác nhau. Những điều này tạo nên giá trị riêng của doanh
nghiệp kiểm toán và cũng góp phần vào sự đa dạng của kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam là một doanh nghiệp đã hoạt động trên
10 năm trong ngành và là thành viên của hãng kiểm toán Quốc tế DFK. Trong hơn 10
năm hoạt động của mình, DFK đã xây dựng được một hệ thống chi nhánh tại Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh và gần đây là Bình Dương. Mỗi chi nhánh của DFK đều mang
đậm những đặc điểm về tổ chức hoạt động của Công ty, cũng như tuân thủ theo đúng quy
định của công ty về tổ chức kiểm toán.
Trong bản Báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin trình bày các đặc điểm về tổ
chức hoạt động và tổ chức kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi
nhánh tại Hà Nội. Bài viết được chia làm 3 phần:
Phần I. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm
toán DFK Việt Nam.
Phần II. Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt
Nam.
Phần III. Nhận xét và các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Công ty
TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 5
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Vì quá trình thực tập tại Công ty chưa dài, và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc hẳn
báo cáo thực tập tổng hợp của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của
cô giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo để báo cáo thực tập tổng hợp của em được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 6
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty DFK.
1.1.1. Thông tin chung.
Công ty DFK Việt Nam – tên đầy đủ là Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam,
được thành lập ngày 09/04/2003 với số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty có
mặt ở 3 thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Tổng số lượng
nhân viên của DFK là gần 100 nhân viên, trong đó số lượng kiểm toán viên hành nghề là

11(Bộ Tài chính, 2013).
Trụ sở chính của DFK đặt tại: Số 38/8 đường Lam Sơn, Phường 2, quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh, công ty có một cơ sở
khác nằm tại số 426, đường Cao Thắng, quận 10.
Chi nhánh ở Bình Dương đặt tại số 127 đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Chi nhánh của Công ty DFK ở Hà Nội tọa lạc tại tầng 25, tòa nhà M3, M4, số 91
đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội có
khoảng gần 50 nhân viên và cùng với chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo doanh thu cho Công ty.
1.1.2. Những mốc phát triển chủ yếu.
1.1.2.1. Những ngày đầu thành lập.
Công ty thành lập ngày 09/04/2003 với tên ban đầu là Công ty TNHH Tư vấn và
kiểm toán CA&A. Trụ sở chính của Công ty đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn
đầu này, chi nhánh ở Hà Nội được mở ra để mở rộng thị trường hoạt động của Công ty.
1.1.2.2. Tham gia tập đoàn DFK International.
DFK International là một trong 10 hiệp hội các công ty kiểm toán độc lập và tư
vấn doanh nghiệp quốc tế lớn nhất toàn cầu. Hiệp hội này có hơn 50 năm kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính. Việc quy định thành viên của hiệp
hội này rất chặt chẽ: Mỗi thành viên DFK là một thực thể pháp lý độc lập tại quốc gia của
mình. Một nhóm các thành viên có tên DFK trong tên công ty được phân loại thành các
công ty liên kết phù hợp với yêu cầu của EU và IFAC. Công ty không bao gồm từ DFK
trong tên thì không thuộc mạng lưới và không thuộc về các hiệp hội như là một trong hai
thành viên đầy đủ hoặc thành viên không đầy đủ.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 7
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Từ năm 2007, Công ty đã tham gia vào tập đoàn Quốc tế DFK. Đến ngày
17/09/2010, Công ty TNHH Tư vẫn và kiểm toán CA&A đã đổi tên thành Công ty TNHH
Kiểm toán DFK Việt Nam và chính thức là thành viên của tập đoàn Quốc tế DFK.
Các thành viên trong tập đoàn Quốc tế DFK như đã nói ở trên, là một thực thể

pháp lý độc lập tại quốc gia mình. Do đó, các công ty thành viên của Quốc tế DFK, trong
đó có DFK Việt Nam độc lập hoàn toàn về tài chính và chịu mọi trách nhiệm pháp lý cho
hoạt động của mình. Các thành viên của tập đoàn DFK sẽ giúp đỡ nhau về mặt nghiệp vụ
để nâng cao chuyên môn cho các kiểm toán viên.
Trong năm 2009, tập đoàn DFK có 1.138 văn phòng tại 87 quốc gia, cung cấp các
dịch vụ tư vấn trên toàn thế giới, doanh thu đạt 1 tỷ USD. Chủ tịch tập đoàn Quốc tế
DFK khẳng định: “DFK International là một tổ chức liên tục phát triển vững mạnh.
Chúng tôi luôn hỗ trợ các thành viên của mình trong việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng.”
1.1.2.3. Hiện nay – liên tục phát triển.
Với sự lớn mạnh không ngừng của mình, tháng 6 năm 2013, DFK Việt Nam đã
mở thêm chi nhánh mới tại tỉnh Bình Dương, đây là một trong những tỉnh và thành phố
nhận được nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhất của Việt Nam. Hiện chi nhánh
có 9 nhân viên, trong đó có hai kiểm toán viên hành nghề, cung cấp dịch vụ kiểm toán,
thuế, tư vấn đầu tư cho hơn 30 khách hàng hiện có của DFK Việt Nam, toàn bộ là các
doanh nghiệp FDI thuộc Bình Dương và lân cận. Trụ sở chính và các chi nhánh DFK vẫn
đang hoạt động rất tốt.
DFK Việt Nam đã và đang đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên
của mình bằng việc cử nhân viên đi đào tạo tại các quốc gia khác.
Hiện nay DFK đang là thành viên của VACPA - Hội Kiểm toán viên hành nghề
Việt Nam.
1.1.3. Các kết quả đã đạt được.
Sau hơn 10 năm hoạt động của mình, DFK cũng đã đạt được một số thành tựu
nhất định.
Theo Quyết định số 970/QĐ-UBCK ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chủ tịch Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước, DFK Việt Nam được nằm trong danh sách 18 công ty kiểm
toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh
doanh chứng khoán năm 2013 đợt 1. Đây là năm thứ 7 liên tiếp DFK Việt Nam được Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (SSC) cấp phép cung cấp dịch vụ kiểm toán cho
các tổ chức phát hành, niêm yết và kinh doanh chứng khoán. Mỗi năm chỉ có khoảng

20% các công ty kiểm toán tại Việt Nam được SSC cấp giấy phép này.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 8
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Trong năm 2009, DFK Việt Nam là một trong số 21 công ty kiểm toán (bao gồm
cả “the Big Four”) được Bộ Tài chính lựa chọn để hỗ trợ Bộ trong việc nghiên cứu và cập
nhật các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Hiện nay DFK Việt Nam đang cung cấp dịch
vụ cho khoảng hơn 350 khách hàng, bao gồm 70% là các doanh nghiệp tại nước ngoài và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài 25 khách hàng là các doanh
nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, DFK Việt Nam còn thực hiện kiểm toán cho các
doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại TTCK Mỹ như: Tập đoàn Cavico (niêm yết trên
NASDAQ), Công ty Tín Nghĩa và Tập đoàn Trãi Thiên (niêm yết trên OTCBB).
1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty DFK.
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động.
DFK Việt Nam đang hoạt động trên 6 lĩnh vực: Kiểm toán, Kế toán, Thuế, Quản
trị rủi ro, Tư vấn doanh nghiệp và Chuyển giá. Trong đó lĩnh vực hoạt động chủ yếu của
DFK Việt Nam là cung cấp dịch vụ kiểm toán.
1.2.1.1. Dịch vụ kiểm toán.
DFK Việt Nam cung cấp các dịch vụ đảm bảo, bao gồm kiểm toán, soát xét và
kiểm tra các số liệu, các khoản mục và các giao dịch. Thông qua việc cung cấp dịch vụ
kiểm toán và soát xét DFK Việt Nam đưa ra các khuyến nghị để nâng cao vị thế tài chính
của khách hàng.
Dịch vụ kiểm toán của DFK Việt Nam bao gồm:
• Kiểm toán báo cáo tài chính. Dịch vụ này bao gồm kiểm toán theo luật định, soát
xét, báo cáo tập đoàn và hợp nhất hàng năm, sáu tháng và theo quý.
• Kiểm toán trên các thủ tục đã thỏa thuận tập trung cho các yêu cầu quản lý cụ thể.
• Kiểm toán nội bộ.
• Kiểm toán hoạt động.
• Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Đây là lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của DFK và cũng là hoạt động mang lại doanh
thu chính cho Công ty.

1.2.1.2. Dịch vụ kế toán.
Bên cạnh dịch vụ kiểm toán, DFK Việt Nam còn cung cấp dịch vụ kế toán. DFK
nhận định:“Trong các doanh nghiệp nhỏ, trung bình hoặc thậm chí lớn, nhân viên chủ
yếu tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Bên cạnh
việc điều hành doanh nghiệp, các vấn đề tài chính phát sinh hàng ngày thường cần nhiều
thời gian và sự chú tâm của nhà quản lý.”
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 9
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Chính vì thế, DFK Việt Nam cung cấp dịch vụ kế toán để hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc quản lý các hoạt động kế toán và tài chính hàng ngày.
Dịch vụ kế toán của DFK gồm:
• Dịch vụ cho thuê các vị trí kế toán.
• Lập báo cáo tài chính hàng tháng hoặc hàng quý.
• Lập báo cáo kế toán quản trị.
• Dịch vụ theo dõi sổ sách kế toán tạm thời, bao gồm tổng hợp sổ cái, đối chiếu sổ
phụ ngân hàng, tài khoản phải thu, khoản phải trả và lập các báo cáo tài chính.
Bên cạnh dịch vụ kiểm toán thì dịch vụ kế toán cũng đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động của DFK Việt Nam.
1.2.1.3. Dịch vụ tư vấn thuế.
Nghiệp vụ liên quan đến thuế luôn có sự phức tạp nhất định, pháp luật về thuế ở
Việt Nam còn chưa được hoàn thiện và đang có nhiều thay đổi, do đó, DFK cung cấp
dịch vụ tư vấn thuế có chất lượng cao và giúp các doanh nghiệp giảm nghĩa vụ thuế.
Dịch vụ tư vấn thuế của DFK Việt Nam gồm:
• Tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp.
• Tư vấn thuế giá trị gia tăng.
• Khấu trừ thuế.
• Tư vấn chuyển giá.
• Tư vấn thuế hải quan.
• Tư vấn lập kế hoạch về cổ tức, tiền bản quyền hoặc lãi suất.
• Việc làm thuế và lợi ích của nhân viên.

• Tư vấn về sáp nhập và mua lại.
1.2.1.4. Dịch vụ quản trị rủi ro.
Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến quá trình
thực hiện các mục tiêu chiến lược, hoạt động, tài chính của một doanh nghiệp. Rủi ro là
một phần không thể tránh khỏi của hoạt động kinh doanh, nhưng quản trị rủi ro hiệu quả
ít nhất giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các tổn thất đó. Quản trị rủi ro là quá trình ra
quyết định lựa chọn các rủi ro nào cần tránh, cần kiểm soát, cần chuyển giao hoặc phải
chấp nhận nó.
DFK Việt Nam cung cấp một số dịch vụ liên quan đến quản trị rủi ro bao gồm:
• Quản trị rủi ro tài chính
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 10
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
DFK sẽ giúp khách hàng quản lý tài chính và các giao dịch bằng cách đưa ra
những tư vấn về quản lý ngân quỹ, bao gồm dự báo tiền mặt và quản lý cơ cấu
vốn, hỗ trợ lập báo cáo đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư.
• Đánh giá và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
DFK Việt Nam sở hữu các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện
các dự án hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Các dự án nâng cao hệ thống kiểm
soát nội bộ là dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia giúp các doanh nghiệp xác
định và đánh giá rủi ro liên quan đến tính chính xác của báo cáo tài chính, sự bảo
mật của các hệ thống thông tin và độ tin cậy của dữ liệu. Trên cơ sở đánh giá
những rủi ro này, các chuyên gia DFK Việt Nam thực hiện đánh giá đầy đủ các thủ
tục kiểm soát nội bộ được thiết kế và kiểm tra xem liệu các thủ tục này có được
thực hiện phù hợp hay không. Sau khi hoàn thành các đánh giá, tư vấn viên sẽ phát
triển tài liệu mô tả rõ ràng các quy trình, rủi ro và xác định cách kiểm soát, và các
khuyến nghị để cải thiện kiểm soát nội bộ dựa trên các mục tiêu đã định trước.
• Tuân thủ pháp luật
Các quy định của nhà nước, tỉnh, liên tỉnh, quốc tế, và ngành công nghiệp đặc thù
thường cần được đáp ứng và thực thi bởi tất cả các bên liên quan của doanh
nghiệp. DFK Việt Nam thực hiện sàng lọc thông qua sự hiểu biết về pháp luật, loại

bỏ sự nhầm lẫn, từ đó giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các quy định cần tuân
thủ đó.
• Phòng ngừa gian lận
DFK Việt Nam thực hiện phân tích về cơ cấu hoạt động ở nước ngoài hoặc kế
hoạch mở rộng thị trường trong nước của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các phương
án đào tạo phù hợp và các kỹ thuật khác để giảm thiểu rủi ro của các hoạt động
gian lận.
1.2.1.5. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.
DFK Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp như: Xin cấp giấy phép
đầu tư ban đầu và sửa đổi; Lập kế hoạch kinh doanh và quản lý giao dịch; Cập nhật bản
tin pháp luật.
1.2.1.6. Dịch vụ chuyển giá.
DFK Việt Nam cung cấp các dịch vụ chuyển giá như sau:
• Hỗ trợ doanh nghiệp lập chính sách giá giao dịch giữa các bên liên kết.
• Lập báo cáo Thông tin về giao dịch liên kết.
• Thu thập / hỗ trợ lập các tài liệu có liên quan đến thông tin về giao dịch liên kết.
• Hỗ trợ khách hàng giải trình với cơ quan thuế các vấn đề liên quan đến xác định
giá trong giao dịch liên kết.
1.2.2. Cam kết về chất lượng.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 11
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Với hơn 10 năm hoạt động trong nghề, cũng như đạt được một số kết quả tốt, DFK
Việt Nam luôn cam kết về chất lượng dịch vụ. Từ năm 2005, khi các quy định đầu tiên
của Việt Nam về việc xác định giá trong giao dịch liên kết được ban hành, DFK Việt Nam
đã hỗ trợ nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam lập các tài liệu theo quy định
và cùng doanh nghiệp giải trình với cơ quan thuế.
Cam kết trong chất lượng dịch vụ của DFK được đảm bảo thông qua 4 khía cạnh:
Độc lập và bảo mật; Tuyển dụng; Liên tục đào tạo chuyên nghiệp và Đánh giá chất lượng
công việc.
Độc lập và bảo mật: Đạo đức nghề nghiệp là chủ đề đào tạo đầu tiên mà DFK

đào tạo cho nhân viên. Công ty và nhân viên DFK Việt Nam luôn duy trì chung một tiêu
chuẩn đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ tuyệt đối tính bảo mật đối với thông tin thu được
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tính độc lập cũng luôn được duy trì:
Mỗi nhân viên có liên quan phải ký một cam kết bằng văn bản trước khi làm việc với
khách hàng. Ngoài ra, các nhân viên cần làm báo cáo thời gian công việc hai tuần một lần
với cam kết rõ ràng về tính bảo mật và độc lập.
Tuyển dụng: Về nguyên tắc, DFK Việt Nam chỉ chấp nhận các ứng cử viên đã có
kinh nghiệm làm việc cho Big Four hoặc nhân viên chưa làm kiểm toán bao giờ, để đảm
bảo rằng khi gia nhập công ty, họ sẽ bắt kịp và có trình độ phù hợp để đảm bảo tiêu chuẩn
cao của công việc.
Liên tục đào tạo chuyên nghiệp: Bên cạnh việc đào tạo trong quá trình thực hiện
công việc, DFK Việt Nam dành ít nhất 80 giờ hoặc 10 ngày một năm để đào tạo nội bộ
cho tất cả nhân viên. Nhân viên được công ty khuyến khích và hỗ trợ tham dự các khóa
học bổ sung như ACCA, CPA Úc. Tất cả các kiểm toán viên phải hoàn thành việc cập
nhật kiến thức tối thiểu 40 giờ mỗi năm do Bộ Tài chính tổ chức.
Đánh giá chất lượng công việc: Công việc và hồ sơ công việc của Công ty được
kiểm tra bởi đại diện DFK International và VACPA hai hoặc ba năm một lần.
Giám đốc điều hành DFK chi nhánh Hà Nội – ông Phạm Thế Hưng khẳng định:
“Duy trì chất lượng ngay trong mỗi phần việc dù nhỏ nhất và niềm tự hào trong mỗi
nhân viên vì được là thành viên của công ty là những điều chúng ta cần luôn giữ.”.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty DFK Việt Nam chi nhánh tại Hà Nội.
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý được thiết kế như sau:
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 12
Deputy
Director
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức chức quản lý của Công ty DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội.
Seniors
Auditors

Assistants
Internships
Adminstratio
n Dept
HR
Admin
Accountant
IT
Seniors
Auditors
Assistants
Internships
Seniors
Auditors
Assistants
Internships
Accountants
Internships
Bussiness
Advisory
Manager
Accounting
Service Dept
Manager
Audit Dept 3
Supervisor
Audit Dept 1
Manager
Audit Dept 2
Assistant

Manager
Director of Korean
Practice
Director of
Japanese Practice
Deputy
Director
Director
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức chức quản lý của Công ty DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội.
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các vị trí trong bộ máy tổ chức quản lý.
1.3.2.1. Giám đốc điều hành.
Director hay Giám đốc điều hành chính là người đứng đầu trong bộ máy tổ chức
quản lý của công ty.
Nhiệm vụ của Director là xây dựng phương châm hoạt động, các chiến lược hoạt
động của công ty, giao nhiệm vụ và đánh giá hoạt động của các phó giám đốc. Ngoài ra,
Giám đốc là người kiểm soát trực tiếp và cao nhất của phòng Hành chính (Administration
Dept). Giám đốc là cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán cao nhất của công ty. Ngoài ra,
Director cũng trực tiếp tham gia vào các cuộc kiểm toán lớn yêu cầu chuyên môn cao và
cần sự tham gia của các nhiều kiểm toán viên hành nghề.
1.3.2.2. Phó giám đốc và các giám đốc nghiệp vụ.
Deputy Director (Phó giám đốc) và Director of Japanese/Korean Practice (Giám
đốc nghiệp vụ) là những vị trí cao cấp thứ 2 trong công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của
Giám đốc điều hành.
Nhiệm vụ của các vị trí này là kiểm soát hoạt động chung của công ty. Bao gồm
xây dựng kế hoạch hoạt động của công ty, giám sát thực hiện, báo cáo các kết quả hoạt
động lên Director. Các giám đốc nghiệp vụ còn có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế
hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên cấp dưới của Công ty.
Vị trí này là vị trí kiểm soát chất lượng kiểm toán cao thứ 2 trong công ty. Tất cả
các báo cáo kiểm toán của công ty trước khi phát hành đều phải được duyệt bởi các

Deputy Director và các Practice Director. Ngoài các nhiệm vụ liên quan đến chức năng
chính, các Deputy Director và Practice Director cũng trực tiếp tham gia vào các cuộc
kiểm toán lớn yêu cầu chuyên môn cao và cần sự tham gia của nhiều kiểm toán viên hành
nghề.
1.3.2.3. Các phòng ban nghiệp vụ.
Công ty được chia làm 2 phòng ban nghiệp vụ chính: Phòng kiểm toán (Audit
Dept) và phòng nghiệp vụ kế toán (Accounting Service Dept).
Đứng đầu các phòng này là các trưởng phòng. Thứ bậc của các trưởng phòng được
xếp từ thấp đến cao theo thứ tự: thấp nhất là Supervisor, cao hơn là Assistant manager và
cao nhất là Manager. Các thứ bậc này được đánh giá dựa vào số năm kinh nghiệm hoạt
động kiểm toán của người trưởng phòng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như những
cống hiến mà người đó dành cho công ty.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 13
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Các trưởng phòng sẽ là người đại diện Công ty liên hệ với khách hàng để thực
hiện công việc. Chiến lược hoạt động của công ty được giao cụ thể cho từng phòng.
Trưởng phòng sẽ lên kế hoạch cụ thể cho các nhóm trong phòng mình để thực hiện công
việc với khách hàng. Trưởng phòng cũng trực tiếp phân phối nhân sự và trực tiếp tham
gia điều hành các nhóm kiểm toán. Các trưởng phòng sẽ là người xét duyệt tất cả các
phần hành, nghiệp vụ và báo cáo kiểm toán trước khi đưa lên cho Các phó giám đốc và
các Giám đốc nghiệp vụ xem xét.
Một chức vụ tương đương với chức vụ trưởng phòng đó là “Bussiness Advisory
Manager” (Quản lý tư vấn kinh doanh) thành viên này chịu trách nhiệm hỗ trợ các trưởng
phòng trong việc quyết định có hay không nhận khách hàng mới và tư vấn một số vấn đề
liên quan đến kinh doanh khác.
1.3.2.4. Nhân viên các phòng ban.
Nhân viên của các phòng kiểm toán, kế toán là những người trực tiếp thực hiện
các công việc của Công ty và họ tạo nên giá trị của mỗi công ty.
Phòng nghiệp vụ kiểm toán được chia làm các nhóm kiểm toán nhỏ, mỗi nhóm có
4 cấp nhân viên theo thứ tự từ thấp đến cao: internship (thực tập sinh, học việc), assistant

(trợ lý kiểm toán), Auditor (kiểm toán viên) và senior (trưởng nhóm kiểm toán). Sau khi
nhận nhiệm vụ được phân công từ trưởng phòng, các trưởng nhóm sẽ trực tiếp điều hành
và chỉ đạo các thành viên trong nhóm thực hiện công việc kiểm toán. Bản thân các senior
cũng tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm toán các phần hành và thông thường họ sẽ
thực hiện các phần hành có rủi ro kiểm toán cao vì họ thường là người có chuyên môn
nghiệp vụ cao nhất trong nhóm kiểm toán. Các nhóm và thành viên phải hoàn thành công
việc được giao theo kế hoạch của trưởng phòng. Họ được đào tạo thường niên để được
nâng lên các cấp cao hơn và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
Phòng kế toán hoạt động tập trung dưới sự chỉ đạo của Manager. Nhân viên cấp
dưới chỉ có 2 cấp là: internship (thực tập sinh, học việc) và accountant (Kế toán viên).
Nhân viên phòng kế toán cũng phải hoạt động theo kế hoạch đã được thiết kế chặt chẽ,
hợp lý bởi trưởng phòng. Nhiệm vụ của họ là phải hoàn thành công việc được giao. Hành
năm, các nhân viên của phòng cũng được đào tạo để nâng cao nghiệp vụ.
1.3.2.5. Phòng hành chính.
Phòng hành chính là phòng chức năng duy nhất của công ty. Phòng này không có
trưởng phòng và chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của các Giám đốc, Phó giám đốc
Công ty.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 14
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Phòng hành chính gồm các nhân viên: HR (Nhân viên phụ trách nhân sự), Admin
(Nhân viên phụ trách quản lý chung của văn phòng), Accountant (kế toán cùa Công ty)
và IT (người phụ trách các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin của công ty).
Những nhân viên của phòng này thực hiện các chức năng riêng của mình, nhằm
hỗ trợ hoạt động cho các phòng ban chính của Công ty.
1.4. Tình hình tài chính của Công ty DFK Việt Nam trong những năm gần đây.
Từ năm 2003 đến nay, nhờ có sự cố gắng nỗ lực không ngừng của Ban giám đốc
cũng như tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty mà DFK Việt Nam ngày càng lớn
mạnh. Tình hình tài chính những năm gần đây so với những năm đầu mới thành lập đã ổn
định hơn rất nhiều.
Doanh thu của công ty trong năm 2012 là 24 tỷ đồng. Doanh thu các năng tăng

dần đều (xem hình 1.2.)
Hình 1.2. Doanh thu của Công ty DFK Việt Nam từ năm 2003 đến nay.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Những năm 2006 đến 2010 đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của Công ty về
doanh thu. Doanh thu liên tục tăng với cấp số cộng. Mỗi năm tăng khoảng hơn 30 %.
Trong những năm gần đây 2011, 2012, cùng với sự khủng hoảng của thị trường toàn cầu,
sự phá sản của nhiều doanh nghiệp mà số lượng khách hàng tăng thêm đã giảm đi so với
các năm trước. Doanh thu của Công ty vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với
giai đoạn trước. Tuy nhiên, xét thấy, trong giai đoạn khó khăn này, Công ty không những
giữ được mà còn làm gia tăng doanh thu, chứng tỏ đây là một nỗ lực lớn của tập thể cán
bộ công nhân viên và Ban giám đốc DFK Việt Nam.
Công ty thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và người lao
động, do đó ngày càng có thêm uy tín trên thị trường và thu hút được nhiều nhân tài cống
hiến trí tuệ cho Công ty.
Dự kiến trong tương lai gần, với việc mở thêm chi nhánh mới tại Bình Dương,
cũng như việc tiếp tục khẳng định được giá trị thương hiệu của mình, DFK Việt Nam hứa
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 15
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
hẹn sẽ mở rộng thêm thị trường, có thêm nhiều khách hàng mới và tăng thêm giá trị của
Công ty.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 16
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN DFK VIỆT NAM.
2.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán.
Đoàn kiểm toán là tập hợp những thành viên trong Công ty được phân công, chịu
trách nhiệm thực hiện và hoàn thành công việc kiểm toán đối với một khách hàng cụ thể
của Công ty. Thông thường quyết định về đoàn kiểm toán được đưa ra sau khi ký kết hợp
đồng kiểm toán. Ban giám đốc ủy quyền cho các trưởng phòng nghiệp vụ thực hiện công
việc lựa chọn kiểm toán viên vào đoàn kiểm toán. Sau khi được Ban giám đốc ký duyệt

thì đoàn kiểm toán chính thức được hình thành.
Đối với mỗi khách hàng, tùy thuộc đặc điểm ngành nghề, quy mô công ty cũng
như tính chất phức tạp của hệ thống sổ sách mà Ban giám đốc sẽ dựa vào đó để đưa ra
quyết định hình thành nên đoàn kiểm toán, cụ thể là lựa chọn phòng nghiệp vụ nào sẽ
thực hiện công việc. Đoàn kiểm toán được hình thành sẽ bao gồm các kiểm toán viên đủ
năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện cuộc kiểm toán. Đối với
những khách hàng có ngành nghề phong phú, đoàn kiểm toán sẽ bao gồm những kiểm
toán viên có nhiều kinh nghiệm kiểm toán các công ty đa ngành. Đối với những công ty
có quy mô nhỏ, tính chất phức tạp của hệ thống sổ sách không cao thì số lượng KTV chịu
trách nhiệm thực hiện công việc sẽ ít hơn so với những công ty có quy mô lớn và có hệ
thống sổ sách mang tính chất phức tạp.
Đặc biệt đối với những khách hàng mà Công ty đã kiểm toán các năm trước, và
đến năm nay vẫn tiếp tục ký kết hợp đồng kiểm toán với DFK, thì Công ty sẽ ưu tiên cử
đoàn kiểm toán của các năm trước, tiếp tục thực hiện công việc kiểm toán đối với khách
hàng cũ. Lý do là vì đoàn kiểm toán cũ đã nắm được một cách sâu sắc những đặc điểm
của khách hàng như: loại hình kinh doanh, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ
cũng như các chính sách của công ty khách hàng. Do đó, công việc kiểm toán sẽ được
tiến hành thuận lợi hơn và hạn chế được rủi ro kiểm toán. Tuy vậy, khi có yêu cầu từ phía
khách hàng, những thay đổi từ phía khách hàng hoặc thay đổi trong nội bộ DFK mà đoàn
kiểm toán của năm trước không thể thực hiện kiểm toán cho khách hàng vào năm nay,
thì Ban giám đốc Công ty sẽ có sự điều chỉnh và thay đổi đoàn kiểm toán cho phù hợp.
Chẳng hạn, khi khách hàng năm trước mở rộng quy mô sản xuất và tiếp tục ký hợp đồng
với DFK, thì ngoài đoàn kiểm toán năm trước, Ban giám đốc Công ty sẽ phân công thêm
kiểm toán viên để bổ sung cho đoàn kiểm toán, mục đích là để đảm bảo chất lượng kiểm
toán cũng như đáp ứng được tiến độ công việc theo đúng kế hoạch.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 17
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Về cấu trúc, đoàn kiểm toán sẽ bao gồm Giám đốc công ty, trưởng phòng, trưởng
nhóm và các kiểm toán viên.
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc đoàn kiểm toán.

Ban giám đốc: Ban giám đốc tham gia vào đoàn kiểm toán có thể là Giám đốc
hoặc Phó giám đốc, tùy thuộc từng cuộc kiểm toán khác nhau. Thông thường, các cuộc
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 18
Ban Giám đốc
Trưởng phòng
Trưởng nhóm
Kiểm toán viên
Trợ lý kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
kiểm toán với quy mô nhỏ và vừa thì sẽ có sự tham gia của Phó giám đốc. Còn với những
cuộc kiểm toán với quy mô lớn và quan trọng, sẽ có sự tham gia của Giám đốc. Nhiệm vụ
của thành viên Ban giám đốc tham gia đoàn kiểm toán là xem xét quyết định ký hợp đồng
kiểm toán; hoàn thiện hợp đồng kiểm toán; phân công phòng nghiệp vụ thực hiện kiểm
toán; xét duyệt các thành viên tham gia đoàn kiểm toán; đánh giá rủi ro kiểm toán; duyệt
các bút toán điều chỉnh và ký báo cáo kiểm toán. Thành viên ban giám đốc tham gia chủ
yếu vào giai đoạn đầu “Chuẩn bị kiểm toán” và giai đoạn cuối “Kết thúc kiểm toán”.
Thành viên ban giám đốc tham gia đoàn kiểm toán là người chịu trách nhiệm cuối cùng
và cao nhất đối với báo cáo kiểm toán được phát hành.
Trưởng phòng: Trưởng phòng là cấp tiếp theo tham gia đoàn kiểm toán. Tùy
thuộc vào quy mô của cuộc kiểm toán mà Ban giám đốc sẽ quyết định có bao nhiêu
phòng nghiệp vụ, phòng nghiệp vụ nào sẽ tham gia vào đoàn kiểm toán. Trưởng phòng là
những người đứng đầu phòng nghiệp vụ, chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành và giám sát
công việc kiểm toán của các nhóm kiểm toán. Trưởng phòng có trách nhiệm lên kế hoạch
hoạt động của phòng; sắp xếp thời gian kiểm toán với khách hàng; chọn nhóm kiểm toán
tham gia đoàn kiểm toán; đánh giá rủi ro kiểm toán; xem xét giấy tờ làm việc của các
thành viên sau khi trưởng nhóm duyệt; trực tiếp trao đổi các vấn đề với khách hàng trong
các buổi họp. Trưởng phòng tham gia vào toàn bộ quá trình của cuộc kiểm toán và là
người tiếp theo chịu trách nhiệm cao nhất đối với báo cáo kiểm toán được phát hành, sau
thành viên Ban giám đốc.
Trưởng nhóm: Các nhóm kiểm toán được trưởng phòng phân công tham gia đoàn

kiểm toán sẽ có những người đứng đầu, được gọi là trưởng nhóm. Trưởng nhóm là người
chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán tiếp theo sau trưởng phòng. Nhiệm vụ chính của
trưởng nhóm là: Phân công các phần hành cụ thể cho các thành viên trong nhóm; giám
sát và hướng dẫn các thành viên trong nhóm thực hiện các phần hành. Trưởng nhóm cũng
trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm các phần hành có rủi ro kiểm toán cao. Sauk hi
hoàn thành giấy tờ làm việc của mình, các thành viên sẽ gửi cho trưởng nhóm, trưởng
nhóm có nhiệm vụ xem xét giấy tờ làm việc của các thành viên, góp ý và tập hợp các bút
toán điều chỉnh trước khi chuyển lên trưởng phòng xét duyệt. Trưởng nhóm cũng tham
gia với trưởng phòng để trực tiếp trao đổi các vấn đề với khách hàng trong các buổi họp
và là người hoàn thiện phần 1 đến 6 của hồ sơ kiểm toán cũng như lập báo cáo kiểm toán.
Trưởng nhóm tham gia vào toàn bộ quá trình kiểm toán của cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên và Trợ lý kiểm toán: Các thành viên còn lại trong đoàn kiểm
toán bao gồm các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán. Họ là những người trực tiếp
thực hiện các phần hành trong cuộc kiểm toán. Tùy theo năng lực cũng như kinh nghiệm
của các KTV và trợ lý kiểm toán mà trưởng nhóm sẽ giao cho họ các phần hành với các
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 19
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
mức độ phức tạp khác nhau. Thông thường các kiểm toán viên sẽ thực hiện các phần
hành có mức độ phức tạp cao hơn so với các phần hành của trợ lý kiểm toán. Nhiệm vụ
chính của cả trợ lý kiểm toán và kiểm toán viên là thực hiện và hoàn thành công việc
kiểm toán các phần hành theo đúng tiến độ và đưa ra được các kết luận về phần hành của
mình; hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình trong hồ sơ kiểm toán. Bản thân mỗi kiểm
toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia chủ yếu vào giai đoạn “Thực hiện kiểm toán”. Họ
chịu trách nhiệm về phần hành mình thực hiện và chịu trách nhiệm sau cùng đối với báo
cáo kiểm toán được phát hành.
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán.
Hình 2.2. Quy trình kiểm toán tại Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam.
Sau khi có đề nghị ký kết hợp đồng kiểm toán từ phía khách hàng, công tác kiểm
toán bắt đầu được thực hiện những khâu đầu tiên trong quy trình kiểm toán.
2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán.

Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 20
Chuẩn bị kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Các bước công việc trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm: Lập kế hoạch
kiểm toán và Lập chương trình kiểm toán.
2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong công tác kiểm toán tại DFK.
Mục đích cơ bản của quy trình này là xem xét quyết định ký kết hợp đồng kiểm toán;
hoàn thiện hợp đồng kiểm toán; thu thập các thông tin sơ bộ về khách hàng; xây dựng
mức trọng yếu. Giai đoạn này mang tính rủi ro kiểm toán cao, do đó thường được thực
hiện bởi Ban giám đốc, các trưởng phòng và các trưởng nhóm.
Các công việc chính trong giai đoạn lập kế hoạch bao gồm:
+ Đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận kiểm toán khách hàng, đồng
thời xem xét các yêu cầu đảm bảo đặc biệt (nếu cần).
+ Xem xét các yêu cầu trong hợp đồng về thời gian kiểm toán và ngày phát hành
báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến chấp thuận hay không. Nếu không, sẽ trực tiếp trao
đổi lại với khách hàng để 2 bên cùng giải quyết.
+ Xây dựng chiến lược kiểm toán hoặc sửa đổi chiến lược từ các năm trước.
+ Lên lịch làm việc cụ thể, xác định nhóm kiểm toán, thông báo và sắp xếp lịch
làm việc với khách hàng, gửi yêu cầu về tài liệu tới khách hàng.
+ Thu thập các thông tin có liên quan của khách hàng. Trưởng nhóm sẽ đảm nhận
công việc này. Các thông tin cần thu thập gồm: Những hiểu biết và cập nhật mới nhất về
tình hình kinh doanh và môi trường hoạt động của khách hàng; Những hiểu biết về hệ
thống kiểm soát nội bộ, quy trình đánh giá rủi ro của khách hàng; hệ thống thông tin, quy
trình lưu chuyển thông tin từ hoạt động sản xuất kinh doanh tới báo cáo tài chính, các thủ
tục kiểm soát và điều hành kiểm soát; Những đánh giá sơ bộ về tính hoạt động liên tục và
giao dịch với các bên liên quan; Những đánh giá và phân tích sơ bộ về các bên.
+ Xác định, đánh giá các nhân tố rủi ro và đưa ra mức trọng yếu: từ các thông tin

thu thập được, trưởng phòng và Ban giám đốc sẽ thảo luận với nhau để tính toán và đưa
ra mức trọng yếu phù hợp.
+ Họp nhóm kiểm toán để chia sẻ những hiểu biết về khách hàng, trao đổi những
thông tin về rủi ro kinh doanh, thảo luận về khả năng có sai phạm trọng yếu trên BCTC
do gian lận và sai sót. Tất cả các thành viên trong đoàn kiểm toán sẽ tham gia cuộc họp
này.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 21
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Phần lớn các công việc trong giai đoạn này được thực hiện bởi ban giám đốc,
trưởng phòng và trưởng nhóm.
2.2.1.2. Lập chương trình kiểm toán.
Giai đoạn này, ban giám đốc, trưởng phòng và trưởng nhóm sẽ thảo luận cùng
khách hàng để thiết lập và thống nhất về phạm vi, thời gian và định hướng của cuộc kiểm
toán và hướng dẫn triển khai kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với các thành viên trong
đoàn kiểm toán.
Các công việc cụ thể trong giai đoạn này bao gồm:
+ Xem xét phạm vi, nội dung và thời gian của hợp đồng kiểm toán.
+ Xem xét các yêu cầu về lập báo cáo kiểm toán của khách hàng, cùng thời gian,
lịch trình kiểm toán.
+ Xem xét và xác định vùng trọng yếu kiểm toán, số dư các tài khoản trọng yếu,
các giao dịch và thuyết minh, vùng có khả năng sai sót cao, những yêu cầu mới về lập
báo cáo tài chính
+ Xem xét các kết luận sơ bộ của KTV về các vùng rủi ro mà KTV cần thực hiện
các thử nghiệm kiểm soát.
+ Phân phối nguồn lực, phân công nhiệm vụ cụ thể một cách phù hợp trong nhóm
kiểm toán, xem xét sự cần thiết tư vấn từ phía chuyên gia.
+ Xác định cách thức thực hiện quản lý, chỉ đạo và giám sát công việc khi thảo
luận nhóm, họp và trao đổi lại với toàn bộ thành viên của đoàn kiểm toán. Xác định cách
thức chủ nhiệm kiểm toán và Ban giám đốc soát xét lại công việc.
+ Xây dựng các chương trình kiểm toán đặc thù như: Chương trình kiểm toán –

Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót; Chương trình kiểm toán về khả
năng hoạt động liên tục; Chương trình kiểm toán về các bên liên quan; Chương trình
kiểm toán – Kiện tụng và bồi thường, tài sản, nợ tiềm tang và các cam kết; Chương trình
kiểm toán – Tuân thủ pháp luật; Chương trình kiểm toán – Gian lận; Chương trình kiểm
toán – Sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán;…
Thành viên ban giám đốc, trưởng phòng và các trưởng nhóm là những thành viên
chính của đoàn kiểm toán tham gia và chịu trách nhiệm về giai đoạn này.
2.2.2. Thực hiện kiểm toán.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 22
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Những bằng chứng kiểm toán được KTV thu thập nhiều nhất trong giai đoạn Thực
hiện kiểm toán. Giai đoạn này KTV thực hiện chủ yếu 4 bước công việc sau:
Hình 2.3. Các bước thực hiện kiểm toán.
Các bước thực hiện kiểm toán sẽ được các thành viên trong đoàn kiểm toán đảm
nhận, trong đó:
Kiểm tra hệ thống và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là công việc nhằm
đánh giá hệ thống kiểm soát để đưa ra kết luận về rủi ro kiểm soát. Công việc này do Ban
giám đốc và trưởng phòng thực hiện và lưu tại phần 3 của hồ sơ kiểm toán.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 23
Thực hiện các chương
trình kiểm toán đặc biệt
Thực hiện các thủ tục
phân tích
Thực hiện các thủ tục
kiểm tra chi tiết.
Kiểm tra hệ thống kiểm
soát nội bộ
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Các chương trình kiểm toán đặc biệt là các phần hành đặc biệt, được xây dựng
thành chương trình kiểm toán riêng và được thực hiện bởi trưởng nhóm, trưởng phòng và

có sự xét duyệt của Ban giám đốc.
Thực hiện các thủ tục phân tích là bước tiếp theo của các KTV khi thực hiện các
phần hành cụ thể. Các KTV sẽ trình bày phần thủ tục phân tích của mình trên các giấy tờ
làm việc. Trong quá trình kiểm toán, KTV thực hiện rất nhiều thủ tục phân tích, tuy nhiên
chỉ những thủ tục phân tích nào minh chứng cho kết luận kiểm toán thì mới được thể hiện
trên giấy tờ làm việc được in ra trong hồ sơ kiểm toán và lưu lại tại bản mềm.
Sau khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV sẽ thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.
Các thủ tục này nhằm tìm kiếm bằng chứng kiểm toán, từ đó giúp KTV đưa ra quyết định
có thực hiện thêm các thủ tục khác hay đã có thể đưa ra kết luận.
2.2.3. Kết thúc kiểm toán.
Giai đoạn này các thành viên trong đoàn kiểm toán sẽ thực hiện các công việc sau:
(Xem hình 2.4)
Quy trình kết thúc kiểm toán, đoàn kiểm toán phải đảm bảo tất cả các công việc đã
được hoàn thành và đã đưa ra được các kết luận phù hợp. Đảm bảo quá trình soát xét đã
được thực hiện và những vấn đề soát xét đã được làm sáng tỏ và không còn vấn đề trọng
yếu. Việc thu thập thư giải trình của ban giám đốc là việc làm cần thiết và quan trọng
trong quá trình kiểm toán. Báo cáo kiểm toán bao giờ cũng cần có đoạn thư giải trình này.
Sau khi các công việc được hoàn thành, trưởng nhóm sẽ lập bảng tổng hợp các kết quả
kiểm toán, lưu tại mục 15 trong hồ sơ kiểm toán. Công việc còn lại, trưởng phòng và Ban
giám đốc sẽ soát xét giấy tờ làm việc và các KTV sẽ hoàn thiện giấy tờ làm việc của
mình.
Khi các soát xét của cấp trên đã thực hiện xong, công ty sẽ thực hiện in báo cáo
kiểm toán gửi đến khách hàng. Báo cáo kiểm toán thường được in thành 6 bản. Trong đó
có 1 bản lưu trong kho của Công ty, 1 bản lưu trong hồ sơ kiểm toán và 4 bản còn lại sẽ
được chuyển đến cho khách hàng. Báo cáo kiểm toán sẽ được đưa cho khách hàng ký và
đóng dấu trước khi được Ban giám đốc DFK Việt Nam ký và đóng đấu. Các báo cáo
kiểm toán được phát hành giống nhau cả về nội dung và hình thức. Trong trường hợp
khách hàng muốn được cung cấp nhiều bản báo cáo hơn thì sẽ gửi yêu cầu đến Công ty,
DFK Việt Nam sẽ tiến hành phát hành thêm các báo cáo cho khách hàng và thu thêm phụ
phí. Các báo cáo kiểm toán được phát hành thêm cũng giống hoàn toàn bản báo cáo đã

được phát hành trước đó cả về nội dung và hình thức.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 24
Báo cáo thực tập tổng hợp 2014
Thực hiện soát xét những
sự kiện sau ngày lập báo
cáo tài chính
Thu thập thư giải trình của
ban giám đốc
Lập bảng tổng hợp các kết
quả kiểm toán
Soát xét kiểm soát và hoàn
thiện giấy tờ làm việc
Lập báo cáo kiểm toán
Tổng kết cuộc kiểm toán
Đánh giá chất lượng cuộc
kiểm toán
Giữ mối quan hệ với khách
hàng.
Hình 2.4. Các bước công việc kết thúc kiểm toán.
Nguyễn Thị Quỳnh Anh Page 25

×