Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH PwC Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.4 KB, 31 trang )

  
MỤC LỤC
  
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH – Trách nhiệm hữu hạn;
PwC – Pricewaterhouse Coopers;
HĐQT – Hội đồng quản trị;
CPA – Certified Practising Auditor;
PM – Performance materiality;
OM – Overall materiality;
SUM – Summary of uncorrected misstatements.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH PwC Việt Nam
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH PwC Việt Nam từ 2011 – 2013
Sơ đồ 2.1. Tổ chức đoàn kiểm toán điển hình tại Công ty TNHH PwC Việt Nam
Sơ đồ 2.2. Tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty TNHH PwC Việt Nam
Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa chuẩn điểm, quy tắc kinh nghiệm và bản chất của khách
hàng kiểm toán
Bảng 2.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố khi xác mịnh SUM
Sơ đồ 2.5. Lập kế hoạch công việc kiểm toán
Bảng 2.6. Bảng phân tích rủi của công ty viễn thông xxx
Sơ đồ 2.7. Các công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
  
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế bao cấp
sang kinh tế thị trường với sự khởi điểm từ Đại hội VI 1986. Số lượng doanh nghiệp
trên thị trường ngày càng tăng, đạt trên 500.000 Doanh nghiệp vào năm 2013. Điều
này đã tạo ra một môi trường đầu tư năng động và đầy tiềm năng. Điều quan trọng nhất
khi đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó chính là niềm tin. Tuy nhiên, niềm tin của
Nhà đầu tư đối với doanh nghiệp đã bị suy giảm mạnh trong các năm vừa qua bởi sự
không minh bạch trong tình hình tài chính của các doanh nghiệp này. Vì lý do này,


kiểm toán, mặc dù có tuổi đời non nớt tại Việt Nam, đã có sự phát triển đáng kể với sự
có mặt của trên 172 công ty kiểm toán độc lập tính đến 2013.
Nằm trong số những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, PwC đã thành lập công ty
kiểm toán độc lập tại Việt Nam vào năm 1994. Với uy tín toàn cầu và đội ngũ nhân
viên am hiểu sâu sắc chuyên ngành, PwC Việt Nam sở hữu một phương pháp kiểm
toán hiệu quả, góp phần mang đến sự minh bạch trong Bảng khai tài chính cho không
chỉ các Nhà đầu tư, mà còn các các cá nhân, tổ chức quan tâm. Với mục đích mang đến
cái nhìn tổng quát về công tác kiểm toán tại PwC Việt Nam, Báo cáo thực tập tổng hợp
của em sẽ được trình bày thành 3 phần
Phần I. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của công ty TNHH PwC Việt
Nam
Phần II. Đặc điểm tổ chức kiểm toán của công ty TNHH PwC Việt Nam
Phần III. Nhận xét và các giải pháp đề xuất tổ chức và hoạt động của công ty
TNHH PwC Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mỹ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để em có
thể hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp này.

  
PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA
CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM
 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH PwC Việt Nam
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt Nam
Được coi là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam, PwC được
thành lập vào ngày 14/5/1994 với trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh (Lầu 4
Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1) và Chi nhánh tại Hà Nội (Tầng 16 Keangnam
Hanoi Landmark Tower, E6, Phạm Hùng). Với số lượng nhân viên địa phương và
nước ngoài lên tới hơn 600 người am hiểu sâu sắc tình kình kinh tế và chính sách pháp
luật, PwC Việt Nam hỗ trợ các khách hàng, bao gồm cả tổ chức và cá nhân, tạo ra giá
trị mà họ mong muốn trên nhiều lĩnh vực, gồm có thuế, kế toán, kiểm toán….
Trong tất cả các công ty kiểm toán tại Việt Nam, PwC Việt Nam là công ty duy nhất có

công ty tư vấn luật riêng (Công ty TNHH PwC Legal Việt Nam), hoạt động độc lập và
có con dấu riêng. Việc hình thành công ty tư vấn luật này nhằm chuyên môn hóa hoạt
động, để hoàn thành sứ mệnh mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
PwC Việt Nam không tồn tại một cách độc lập so với PwC tại các nước khác mà được
quản lý chung theo mạng lưới với trụ sở chính tại Anh Quốc. Nằm trong cùng mạng
lưới khu vực với PwC Việt Nam là PwC Thailand, PwC Cambodia, PwC Laos, PwC
Malaysia, tạo thành mạng lưới SEAPEN.
Trải qua 20 năm hoạt động, PwC Việt Nam đã mở rộng mạng lưới khách hàng ra toàn
bộ 63 tỉnh thành và tạo lập nên mối quan hệ tốt với những cán bộ then chốt các ngành
nghề cũng như các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp tại Việt Nam. Không chỉ dừng
lại ở đó, mối quan hệ cũng như sự tin tưởng của các tổ chức nước ngoài vào PwC Việt
Nam ngày càng được tăng cường và củng cố, điều này đã khiến PwC trở thành điểm
đến đáng tin cậy cho nhiều loại hình khách hàng.
Tại thời điểm những ngày đầu thành lập, số lượng nhân viên của PwC Việt Nam chỉ
hạn chế ở 50 người gồm có 2 chủ phần hùn (partner – chức vụ cao nhất về mặt chuyên
môn) cùng với các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán khác. Phát triển theo thời gian,
với uy tín sẵn có từ PwC Network và chất lượng dịch vụ được đảm bảo, số lượng nhân
viên tăng nhanh chóng lên hơn 10 lần vào năm 2010. Chỉ tính riêng ở bộ phận đảm bảo
(kiểm toán) đã có tới 12 chủ phần hùn cùng với 33 kiểm toán viên hành nghề.
20 năm hình thành và phát triển cũng chính là khoảng thời gian mà PwC Việt Nam
khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính – kế toán – kiểm toán Việt Nam,
được minh chứng bằng những giải thưởng cao quý của không chỉ Đảng và Nhà nước
Việt Nam mà còn của các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước. Có thể điểm qua
một số thành tựu nổi bật mà PwC Việt Nam đã giành được trong những năm gần đây
như sau:
Năm 2013

  
- PwC Legal Việt Nam vinh dự được đưa vào danh sách top 1000 công ty tư vấn
luật tài chính hàng đầu thế giới IFLR1000 năm 2014: PwC Legal Việt Nam vừa

được ghi nhận là một công ty luật "danh tiếng" trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập
doanh nghiệp của danh sách IFLR1000 năm 2014, vinh danh các công ty tư vấn luật tài
chính hàng đầu trên thế giới. Điều này góp phần củng cố cam kết của PwC Việt Nam
trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại chất lượng cao và toàn diện cho
khách hàng về các giao dịch M&A và các khía cạnh khác;
- PwC Việt Nam nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho thành tích xuất
sắc trong xây dựng và phát triển thị trường dịch vụ tư vấn thuế Việt Nam: PwC
Việt Nam vừa vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể công ty
và cá nhân bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam, vì đã có thành
tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển thị trường dịch vụ tư vấn thuế tại Việt Nam
giai đoạn 2008 - 2012. Bằng khen của Thủ tướng đã được trao tại Đại hội Nhiệm kỳ II
Hội tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) tổ chức ngày 26/4/2013 tại trụ sở Bộ Tài chính,
Hà Nội.
Năm 2011
- PwC Việt Nam đoạt giải Rồng Vàng năm 2011: Ngày 3/3/2012, PwC Việt Nam đã
vinh dự được nhận cúp Rồng Vàng 2011 do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng trong
buổi lễ trao giải được tổ chức trọng thể tại Nhà hát lớn Hà Nội trong cùng ngày. Giải
thưởng Rồng Vàng được Thời báo Kinh tế Việt Nam khởi xướng từ năm 2000 và trở
thành giải thưởng có uy tín hàng năm đối với các doanh nhiệp có vốn đầu tư nước
ngoài hoạt động lành mạnh, hiệu quả, đóng góp tích cực cho nền kinh tế tại Việt Nam.
PwC Việt Nam tự hào đã đoạt giải Rồng Vàng trong bốn năm liên tiếp kể từ năm 2008.
Vinh dự này thể hiện sự ghi nhận của Chính phủ Việt Nam và các cơ quan truyền
thông đối với PwC. Cũng trong năm 2011 PwC Việt Nam đã giành được nhiều giải
thưởng cao quý từ Thủ tướng Chính phủ và các tổ chức quốc tế ghi nhận những đóng
góp tích cực của công ty trong việc xây dựng và phát triển ngành kiểm toán.
- PwC Việt Nam - Công ty đầu tiên tại Việt Nam nhận danh hiệu Người sử dụng
lao động tốt nhất do tổ chức CPA Úc trao tặng: PwC Việt Nam được trao giải
“Người sử dụng lao động tốt nhất – Cấp bậc Tri thức” (cấp bậc cao nhất của CPA Úc)
cho giai đoạn 12/4/2011 – 12/4/2014. PwC Việt Nam tự hào là công ty đầu tiên tại Việt
Nam nhận được giải thưởng này. CPA Úc đã ghi nhận những đóng góp liên tục của

PwC Việt Nam cho việc đào tạo và phát triển nhân viên thông qua việc hỗ trợ họ phát
triển nghề nghiệp;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: Tại Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2011 –
Theo Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 5/5/2011 được ký bởi Thủ tướng Chính phủ,
PwC Việt Nam là một trong ba công ty kiểm toán được nhận bằng khen của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng. Giải thưởng ghi nhận những đóng góp tiêu biểu của các cá nhân và
tập thể trong việc phát triển hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam giai đoạn 2006
– 2010. PwC Việt Nam rất vinh dự được nhận tổng cộng ba bằng khen. Một bằng khen
ghi nhận thành tích và đóng góp chung của công ty vào sự phát triển của ngành kiểm
toán độc lập. Chủ tịch HĐQT PwC Việt Nam, ông Ian Lydall, là kiểm toán viên nước
ngoài duy nhất được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Phó Tổng Giám đốc
Công ty, bà Nguyễn Phi Lan, cũng vinh dự được nhận bằng khen của Thủ Tướng.

  
 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH PwC Việt Nam
Được biết đến là một trong những “Big4” trên thị trường kiểm toán toàn cầu, PwC là
một trong những doanh nghiệp cung cấp loại hình dịch vụ đảm bảo với chất lượng
thuộc hàng tốt nhất. Tuy nhiên, không chỉ được biết đến với đội ngũ nhân viên có am
hiểu sâu sắc về lĩnh vực này, PwC Việt Nam còn được biết đến với 3 loại hình dịch vụ
song song khác, gồm có tư vấn quản lý và tài chính, tư vấn thuế và tư vấn pháp lý. Sau
đây em xin đi vào chi tiết từng loại dịch vụ này.
 Dịch vụ đảm bảo (kiểm toán)
Bộ phận kiểm toán của PwC Việt Nam cung cấp các dịch vụ mang tính đảm bảo về kết
quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, PwC Việt Nam còn
hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện chất lượng báo cáo tài chính cung cấp ra bên ngoài và
tuân thủ theo những quy định mới bao gồm: Chế độ kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kế
toán Việt Nam và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Cụ thể, PwC cung cấp
những dịch vụ đảm bảo chi tiết như sau:
Kiểm toán báo cáo tài chính (Financial Statements Audit): các kiểm toán viên tiến
hành kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng (gồm có Bảng cân đối kế toán, Báo

cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh báo cáo
tài chính) để có thể đưa ra ý kiến rằng chúng có phản ảnh trung thực và hợp lý tình
hình tài chính của công ty khách hàng hay không;
Soát xét thông tin tài chính (Financial Statements Review): đây là loại hình dịch vụ
cung cấp sự đảm bảo thấp hơn một cuộc kiểm toán vì các thủ tục soát xét được giới
hạn chủ yếu trong việc trao đổi với nhân viên doanh nghiệp và áp dụng các thủ tục
phân tích trên các thông tin tài chính. Tuy nhiên, dịch vụ này giúp khách hàng tiết
kiệm được thời gian và chi phí;
Kiểm tra trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước (Agree Upon Procedures): PwC
sẽ tiến hành kiểm tra những vấn đề được thỏa thuận trước và đưa ra một bản báo cáo
kiểm tra nêu rõ những vấn đề được phát hiện để khách hàng có kế hoạch cái thiện;
Kiểm toán hệ thống và quá trình (System and Process Assurance): đây là loại hình
dịch vụ mới, liên quan đến việc kiểm toán hệ thông IT của khách hàng, đặc biệt là
khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông.
b) Dịch vụ tư vấn pháp luật
Được cấp phép bởi Bộ Tư Pháp năm 2000, Công ty TNHH PwC Legal Việt Nam sở
hữu một đội ngũ cán bộ hùng hậu đã và đang cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho
nhiều đối tượng khách hàng, cả trong và ngoài nước. Những loại hình tư vấn pháp lý
chủ yếu gồm: tư vấn pháp luật về tài chính ngân hàng, tư vấn pháp luật lao động, tư
vấn pháp luật doanh nghiệp và thương mại, tư vấn pháp luật về đầu tư, tư vấn tuân thủ
và quản trị doanh nghiệp, tư vấn sáp nhập và mua bán doanh nghiệp….

  
c) Dịch vụ tư vấn quản lý và tài chính
Dịch vụ tư vấn quản lý và tài chính được chia nhỏ thành tư vấn các thương vụ và tư
vấn hoạt động. Trong khi tư vấn thương vụ tập trung vào ngắn hạn, tư vấn hoạt động
được thực hiện với mục tiêu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
d) Dịch vụ tư vấn thuế
Thuế là một lĩnh vực khá phức tạp ở Việt Nam bởi không chỉ bản chất mà còn bởi hệ
thống văn bản pháp lý dày dặc, đôi khi mang tính chồng chéo. Chính vì vậy, việc hoàn

thành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp luôn gặp phải những khó khăn. PwC Việt Nam
sở hữu đội ngũ chuyên gia am hiểu các sắc thuế nhằm cung cấp đến khách hàng
phương thức hiệu quả nhất trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến thuế. Các dịch vụ
chủ yếu, gồm có: dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tuân thủ quy định về thuế, rà soát việc tuân
thủ quy định về thuế, chuyển giá, thẩm định thuế….
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH PwC Việt Nam
PwC Việt Nam nằm trong mạng lưới PwC Seapen (gồm có Việt Nam, Thái Lan, Ma-
lai-si-a, Lào, Cam-pu-chia). Mọi chính sách, chế độ của PwC Việt Nam đều chịu sự
quản lý cao nhất của PwC Seapen.
Cũng giống như các công ty khác, hệ thống tổ chức quản lý của PwC Việt Nam cũng
được phân cấp theo từng cấp nhỏ hơn, đứng đầu là chủ phần hùn (partner – người giữ
địa vị cao nhất về mặt chuyên môn). Có thể khái quát sơ đồ tổ chức của PwC Việt
Nam (ở đây xin trích dẫn chi tiết cho dịch vụ đảm bảo, mỗi bộ phận khác nhau có một
sơ đồ tổ chức quản lý khác nhau) như sau (trang 7)
Trợ lý kiểm toán là cấp độ thấp nhất trong PwC Việt Nam, ở cấp độ này còn được chia
ra thành nhiều mức nhỏ hơn, từ A2 – A1 – S3 – S2 – S1 trước khi lên đến giám sát
viên. Số lượng nhân viên ở mức độ này luôn luôn cao nhất và giảm dần khi lên đến cấp
độ cao hơn.
1.4. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
Khủng hoảng kinh tế đã xảy ra từ năm 2008 song ảnh hưởng của nó vẫn còn âm ỉ cho
đến ngày nay. Không là một ngoại lệ, doanh thu của PwC trong những năm gần đây đã
chịu sự ảnh hưởng tiêu cực, cụ thể là không còn đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ như trước
nữa. Bảng sau (trang 6) phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH PwC Việt
Nam qua 3 năm gần nhất (2011, 2012, 2013 – dự tính).

 !"#"
$%&"'%
()*+,-.(/*&0)"
$1(%'-&0%
"2(3*-0-4

$5'"(0%*"2'%
"(3*.(/*&0)"
$"2'%
()*6)&7(8"
$59 '%7(60%

%:;<.(/*&0)"
$660-(&'

  
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH PwC Việt Nam
Bảng 1.2 Một số
chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của PwC Việt Nam, giai đoạn
2008 - 2012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1. Doanh thu (Tỷ VNĐ) 243 273 344 390 492
2. Số lượng khách hàng 866 871 950 1.118 1.107
3. Số lượng nhân viên 368 317 378 488 544
4. Số lượng KTV hành nghề 54 50 51 63 61
=
  
>
  
Bảng phân tích trên chỉ ra tình hình biến động doanh thu và lợi nhuật của PwC Việt
Nam từ 2011 – 2013. Năm 2011 (và trước đó là 2009, 2010) đã cho thấy sự sụt giảm
trong các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động kinh doanh khi mà lợi nhuận đã giảm
lũy kế trên 10 tỷ đồng. Điều này được lý giải bơi sự suy giảm kinh tế toàn cầu, bộ phận
tư vấn, kiểm toán của PwC Việt Nam đã phải cắt giảm một lượng nhỏ nhân sự bởi sự
sụt giảm trong số lượng hợp đồng kiểm toán. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, tín hiệu
khả quan đã được ghi nhận khi có sự tăng 3 tỷ VNĐ và 2 tỷ VNĐ trong chỉ tiêu doanh

thu và lợi nhuận. Sự tăng trưởng còn mạnh mẽ hơn ở năm 2013 khi theo số liệu ước
tính từ phòng tài chính – kế toán, doanh thu ước đạt 604 tỷ VNĐ trong khi lợi nhuận
cũng được ghi nhận ở mức 116 tỷ. Sự gia tăng này một phần được phản ánh qua thực
tế số lượng thực tập sinh tại PwC Việt Nam 2013. Trong khi các năm khác, số lượng
thực tập viên tại PwC Việt Nam chỉ ở mức 10 người, thì đã có sự gia tăng đáng kể ở
năm nay đạt 20 người. Bên cạnh đó, một thực tế khác là đã có thêm một số khách hàng
mới bên cạnh số lượng khách hàng cũ không có sự biến đổi đáng kể.
?
  
PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH PWC
VIỆT NAM
 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Để có thể tổ chức được đoàn kiểm toán thì trước tiên PwC Việt Nam phải dành được
hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Thông thường, để có thể ký kết được hợp đồng
kiểm toán, Công ty thường phải tham gia đấu thầu. Một khi việc đấu thầu thành công,
việc ký kết hợp đồng thường là dài hạn (từ 3-7 năm), ngoại trừ với các Ngân hàng do
quy định của pháp luật. Việc ký kết hợp đồng dài hạn mặc dù có thể ảnh hưởng tới tính
độc lập của Công ty với khách hàng, song lại là một yếu tố thuận lợi để cuộc kiểm toán
diễn ra suôn sẻ vì kiểm toán viên không cần phải tìm hiểu toàn bộ thông tin từ khách
hàng.
Trong hợp đồng kiểm toán, phí là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến tổ chức đoàn kiểm toán, bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng của 2 yếu tố khác là bản
chất của khách hàng kiểm toán và tình hình nhân sự. Sau đây em xin đi vào chi tiết
từng yếu tố:
Phí kiểm toán
Tương tự như các doanh nghiệp nói chung, PwC Việt Nam là công ty hoạt động vì
mục tiêu lợi nhuận, do đó yếu tố phí kiểm toán luôn chi phối các hoạt động của công
ty.
Trước khi tham gia mời thầu, PwC Việt Nam luôn có một đánh giá sơ bộ về mức phí
kiểm toán tối thiểu để từ đó có thể đưa ra hợp đồng cạnh tranh nhất. Mức phí càng cao

thì tổ chức đoàn kiểm toán càng gồm nhiều người giữ cấp độ cao. Việc tính toán về
mức phí được căn cứ trên yếu tố về thời gian làm việc của từng cấp, cụ thể như sau (ví
dụ cho đoàn kiểm toán gồm chủ phần hùn/giám đốc, chủ nhiệm kiểm toán và trợ lý
kiểm toán)
1h làm việc của chủ phần hùn/giám đốc là x
1
đồng, làm việc trong x
2
giờ;
1h làm việc của chủ nhiệm kiểm toán là y
1
đồng, làm việc trong y
2
giờ;
1h làm việc của trợ lý kiểm toán là z
1
đồng, làm việc trong z
2
giờ.
 Phí kiểm toán thấp nhất sẽ là x
1
.x
2
+ y
1
.y
2
+ z
1
.z

2
+ chi phí liên quan đến phụ cấp
đi lại, văn phòng phẩm….
Tất nhiên, nếu phí kiểm toán thực tế thấp hơn mức dự tính thì sẽ có sự điều chỉnh đến
tổ chức đoàn kiểm toán. Ví dụ như thời gian làm việc của chủ phần hùn có thể giảm
hoặc số lượng người tham gia vào đoàn kiểm toán ít hơn so với dự tính ban đầu.
Ngược lại, nếu phí kiểm toán cao (ngay cả trong trường hợp bản chất hoạt động của
doanh nghiệp là đơn giản) thì việc tổ chức số lượng đoàn kiểm toán cũng phải được
thay đổi cho phù hợp.
Bản chất của khách hàng kiểm toán

  
Yếu tố không kém phần quan trọng cấu thành nên tổ chức đoàn kiểm toán là bản chất
kinh tế của khách hàng kiểm toán. Nằm trong nhân tố này gồm có: tính chất phức tạp
của các nghiệp vụ kinh tế, sự niêm yết hay không của khách hàng kiểm toán….
Xét trên góc độ tính phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế, công đoạn tổ chức đoàn kiểm
toán phải thật sự cẩn thận. Việc đưa trợ lý kiểm toán mới vào đảm nhiệm một phần
hành mà anh ta chưa có hiểu biết gì được hạn chế. Hay nói cách khác, các thành viên
trong đoàn kiểm toán đều được lựa chọn kỹ càng trước khi tham gia vào cuộc kiểm
toán.
Như một lẽ đương nhiên, chất lượng kiểm toán công ty đại chúng luôn được đặt ở tầm
quan trọng cao hơn so với các doanh nghiệp thông thường (biểu hiện một phần ở mức
độ trọng yếu xét cho Báo cáo tài chính). Chính vì vậy, có thể đối với doanh nghiệp
này, số lượng trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm phải nhiều hơn, để có thể đảm bảo chất
lượng của ý kiến kiểm toán, từ đó giữ vững uy tín Công ty nói riêng và nghề nghiệp
nói chung.
Tình trạng nhân sự
Việc một nhân viên kiểm toán phải làm thêm giờ là chuyện bình thường. Điều này một
phần phản ánh tình trạng thiếu nhân sự, đặc biệt vào mùa cao điểm (Tháng 12 – Tháng
3). Lịch làm việc của nhân viên thường được làm cho trước ít nhất 2 tháng để tránh

tình trạng khan hiếm nhân sự. Tất nhiên, khi khan hiếm nhân sự thì số lượng thành
viên của đoàn kiểm toán sẽ ít đi và công việc mà mỗi thành viên làm sẽ phải tăng lên.
Sau khi đã cân nhắc các yếu tố trên, việc tổ chức đoàn kiểm toán sẽ được chi tiết thành
số lượng thành viên ở từng cấp độ tham gia vào cuộc kiểm toán. Một đoàn kiểm toán
điển hình sẽ gồm có những thành viên sau:
Sơ đồ 2.1. Tổ chức đoàn kiểm toán điển hình tại PwC Việt Nam
- Chủ phần hùn/Giám đốc (engagement leader): là thành viên bắt buộc của mọi cuộc
kiểm toán. Chủ phần hùn/Giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất, cùng với
chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề lớn với khách hàng như
hợp đồng hay những sai phạm cần sửa đổi trong Báo cáo tài chính;

  
- Chủ nhiệm kiểm toán (team manager): là người trực tiếp chỉ đạo các thủ tục của cuộc
kiểm toán. Đây cũng là thành viên bắt buộc, cùng với Chủ phần hùn/Giám đốc xử lý
các vấn đề quan trọng. Chủ nhiệm kiểm toán hoặc Chủ phần hùn/Giám đốc sẽ là người
ký Báo cáo kiểm toán, việc đích danh người ký còn tùy thuộc vào từng khách hàng nói
riêng;
- Trợ lý kiểm toán: là đối tượng có số lượng đông đảo nhất trong mọi hợp đồng kiểm
toán, đồng thời cũng là người trực tiếp xử lý chứng từ, trao đổi với khách hàng về
những vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý. Thông thường, trong một đoàn kiểm toán sẽ có
một trợ lý kiểm toán giàu kinh nghiệm (Senior Associate), đôi khi có thể có 2 hoặc 3,
tùy vào 3 yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán đã đề cập ở trên. Dưới trợ lý kiểm
toán giàu kinh nghiệm là những trợ lý kiểm toán mới (A1 hoặc A2), họ là người đảm
nhiệm những phần hành đơn giản dưới sự giám sát trực tiếp của trợ ký kiểm toán giàu
kinh nghiệm.
Một điểm đáng chú ý là đối với một số khách hàng kiểm toán thì đoàn kiểm toán còn
gồm cả những nhân viên công nghệ (IT – Kiểm toán hệ thống). Ví dụ như kiểm toán
ngân hàng, hay công ty công nghệ phần mềm. Do đặc thù của ngành nghề nên họ phải
có am hiểu sâu sắc về hệ thống xử lý thông tin của công ty khách hàng, để đảm bảo
rằng việc xử lý được thiết kế và vận hành đúng với kỳ vọng.

Việc lựa chọn người với cấp độ cụ thể vào 3 vị trí trên phụ thuộc vào bản chất của
khách hàng kiểm toán. Đối với khách hàng có giao dịch không phức tạp như các tổ
chức từ thiện, công tỵ TNNN với quy mô trung bình và nhỏ, đoàn kiểm toán chỉ cần
đến Giám đốc kiểm toán, giám sát viên và trợ lý kiểm toán. Ngược lại, đối với các
khách hàng lớn cộng với mức độ phức tạp cao thì phải cần đến sự tham gia của Chủ
phần hùn (có thể cần đến người nước ngoài) và Chủ nhiệm kiểm toán.
 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
Tại PwC Việt Nam cũng như toàn cầu, các cuộc kiểm toán đều được thực hiện theo
một chương trình có sẵn. Phần mềm cung cấp chương trình này là Aura đã được công
ty sử dụng từ năm 2002. Phần mềm này vạch ra đầy đủ các công đoạn cần thiết phải
thực hiện của tất cả các cuộc kiểm toán. Song, đôi khi do tính đơn giản của khách thể
kiểm toán, một phần nào đó của chương trình sẽ được thực hiện đơn giản và ngắn gọn
hơn các phần khác. Với mục đích mang cái nhìn tổng quát và đầy đủ nhất, em xin đi
vào tất cả các công đoạn, gồm có lập kế hoạch kiểm toán (tìm hiểu và đánh giá rủi ro);
thực hiện kiểm toán (thu thập bằng chứng) và kết thúc kiểm toán (rà soát và kết luận).
Sơ đồ 2.2. Tổ chức công tác kiểm toán tại PwC Việt Nam

  
Mọi cuộc kiểm toán đều phải tiến hành qua 3 giai đoạn như trong sơ đồ 2.2. Công tác
kiểm toán tại PwC thể hiện sự vận dụng sáng tạp giữa lý thuyết kiểm toán tiếp cận rủi
ro và thực tế. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn mà ở đó Chủ phần hùn/Giám đốc
kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành nhận định rủi ro, đánh giá mức trọng yếu
để khoang vùng cuộc kiểm toán. Thực hiện kiểm toán là sự thu thập các bằng chứng
mà chủ yếu tập trung vào các phần chứa đựng rủi ro đã vạch ra ở phần lập kế hoạch.
Các bằng chứng này được tổng kết và đánh giá lại tại bước kết thúc kiểm toán khi mà
các nhân viên cấp cao đánh giá sự khác biết giữa thực tế và những dự đoán ban đầu.
Nếu có sự khác biệt lớn thì công đoạn thu thập bằng chứng vẫn được diễn ra. Sau đây
em xin đi vào chi tiết từng phần.
 Lập kế hoạch kiểm toán
Là công đoạn được thực hiện đầu tiên trong các cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm

toán là một khâu rất quan trọng, quyết định thành công của mọi cuộc kiểm toán. Sở dĩ
như vậy là vì việc lập kế hoạch có các chức năng sau đây: thứ nhất, phối hợp hoạt
động một cách hiệu quả giữa các thành viên trong đoàn kiểm toán. Kiểm toán là một
hoạt động yêu cầu tính làm việc nhóm ở mức độ cao, việc một thành viên trong đoàn
không đạt được mục tiêu có thể ảnh hưởng đến kết quả chung của cả đoàn; thứ hai,
lập kế hoạch tốt cũng góp phần làm giảm các xung đột hay công việc chồng chéo giữa
các thành viên trong đoàn kiểm toán; thứ ba, việc thực hiện và đánh giá rủi ro sai có
thể gây ra sự thất bại cho cuộc kiểm toán do việc thực hiện sai hướng ngay từ ban đầu.
Ví dụ như việc đánh giá rủi ro của công ty dược phẩm sai ở phần hành tài sản cố định
vô hình có thể khiến việc thu thập bằng chứng kiểm toán kém hiệu quả.
Nhân thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch kiểm toán, phần mềm kiểm
toán Aura đã nêu ra rất chi tiết các công việc cần phải hoàn thành kèm với những chỉ
dẫn dễ hiểu. Các phần này gồm có: Sơ đồ tổ chức (organizer), mức trọng yếu
(materiality), giới hạn phạm vi kiểm toán (scoping), lập kế hoạch công việc (planning
activities), rủi ro kiểm toán (audit risk) và kiểm soát nội bộ (controls).
 Sơ đồ tổ chức (organizer)
Phần này vạch ra sơ đồ tổ chức quản lý của công ty khách hàng, cũng như chỉ ra các
loại báo cáo kiểm toán cần phải phát hành. Cụ thể hơn, phần lớn các công ty khách
hàng của PwC đều là công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, bên cạnh việc phải
phát hành báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, PwC còn cần phải
phát hành báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kế toán tại nước mà công ty khách hàng
đặt trụ sở (Hồng Kông, Mỹ…) hay Chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc thực hiện theo
các chế độ kế toàn này được thực hiện một cách đồng thời, sau đó sẽ điều hòa sự khác
biệt ở bước cuối cùng sau khi đã thu thập đầy đủ bằng chứng.
@ Mức độ trọng yếu (materiality)
Trọng yếu là khái niệm cơ bản của lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Việc thực hiện thiết
lập mức trọng yếu là một công việc đòi hỏi kinh nghiệm và xét đoán nhiều của kiểm
toán viên. Thông thường thì chủ nhiệm kiểm toán hoặc chủ phần hùn/giám đốc kiểm
toán sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện thiết lập mức độ này.


  
Xét về khía cạnh mức độ trọng yếu, tại PwC sử dụng 2 loại mức độ trọng yếu đó là
mức trọng yếu toàn bộ (overall materiality – OM), mức trọng yếu thực hiện
(performance materiality – PM). Trọng yếu thực hiện được tính toán từ mức trọng yếu
toàn bộ. Để có thể mang đến cái nhìn chi tiết và dễ hiểu hơn, em xin trình bày cách xác
định mức trọng yếu toán báo cáo tài chính trước, trước khi đi vào mức trọng yếu thực
hiện.
Mức trọng yếu toàn bộ được tính toàn theo công thức sau: OM = Benchmark x Rule of
thumb
Trong đó:(1) Benchmark là chuẩn điểm, cơ sở để từ đó mức trọng yếu được thiết lập.
Các chuẩn điểm thường gặp gồm có lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh,
tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận bình quân từ 3-5 năm gần nhất, tổng tài sản, tài
sản thuần, lợi nhuận đã điều chỉnh từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, khấu
hao và lãi vay (EBITDA)… Việc lấy benchmark phụ thuộc vào bản chất của từng
khách hàng kiểm toán. Ví dụ như đối với một doanh nghiệp có lợi nhuận dao động
mạnh theo các năm, việc sử dụng lợi nhuận đơn nhất của một năm để tính toán mức
trọng yếu có thể không thích hợp; do đó, PwC Việt Nam sử dụng lợi nhuận bình quân
của 3-5 năm liền kề để đưa ra được mức trọng yếu. (2) Rule of thumb – “quy tắc kinh
nghiệm” là một tỷ lệ tương ứng, cũng phụ thuộc vào bản chất của khách hàng kiểm
toán, giao động từ 0,5% – 10%.
Bảng 2.3 sẽ tóm tắt mối quan hệ giữa bản chất khách hàng, chuẩn điểm và “quy tắc
kinh nghiệm”, đồng thời chỉ ra tỷ lệ phần trăm tối đa được áp dụng trong từng trường
hợp. Các con số cụ thể sẽ được chủ nhiệm kiểm toán hoặc chủ phần hùn/giám đốc
kiểm toán quyết định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa chuẩn điểm, quy tắc kinh nghiệm và bản chất của
khách hàng kiểm toán

  
Sau khi đã thiết lập được OM, kiểm toán viên sẽ tính toán PM theo công thức như sau:
PM = OM x (1 – haircut).

Trong đó: haircut là một tỷ lệ giao động từ 25% - 50%. Vì vậy, khoảng giao động của
PM sẽ từ 50% - 75% mức OM. Việc lựa chọn mức haircut cụ thể còn tùy thuộc vào
tình huống và sự phán đoán của kiểm toán viên. Trước khi có thể đưa ra được mức
haircut, kiểm toán viên cần phải cân nhắc về lịch sử của những sai phạm ở công ty
khách hàng. Ví dụ như, khách hàng thường xuyên có những điều chỉnh trên báo cáo tài
chính, hay là đây là lần kiểm toán đầu tiên thì mức haircut phải được thiết lập cao hơn
so với các khách hàng khác.
Việc tính mức PM là rất quan trọng, vì tất cả mức sai phạm trên từng khoản mục, khi
tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mà vượt qua mức này thì công ty khách hàng bắt buộc phải
điều chỉnh.
Để có thể đạt được hiệu quả trong kiểm toán, PwC Việt Nam còn sử dụng một mức độ
mà tại đó những sai phạm dưới nó được coi là không trọng yếu kể cả khi tính gộp.
Mức độ này được gọi là SUM (summary of uncorrected misstatements). Thông
thường, SUM sẽ được tính bằng 5% của OM. Một số trường hợp đặc thù khác thì
SUM có thể lên tới 10% của OM, song không thể vượt quá 10%.
Bảng 2.4 trang 14 tổng quát các yếu tố cần cân nhắc khi xác định mức SUM
- Giới hạn phạm vi kiểm toán
Sau khi đã thiết lập được mức trọng yếu, công việc tiếp theo cần phải hoàn thành trong
bước lập kế hoạch kiểm toán là xác định phạm vi của cuộc kiểm toán. Hay nói cách
khác là việc chỉ ra các phần hành hay khoản mục (Financial statements line items) trên
phải kiểm toán. Mỗi khách hàng có một đặc thù riêng không phải tất cả các khoản mục
đều được kiểm toán trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ, đối với một công ty không
phát hành trái phiếu thì tài khoản 335 trên báo cáo tài chính sẽ không nằm trong phạm
vi kiểm toán.
PwC Việt Nam có một danh sách khoản mục đầy đủ cho tất cả các trường hợp. Danh
sách này có kết cấu tương tự như bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh
nhưng chi tiết hơn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, kiểm toán viên chỉ cần đánh dấu
những khoản mục nằm trong phạm vi kiểm toán, thì những kiểm toán viên hoặc người
soát xét khác có thể thấy dễ dàng báo cáo tài chính dạng đơn giản của đơn vị khách
hàng.


  
Bảng 2.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố khi xác định SUM

Yếu tố 0% 3% 5% 10%
Số lượng và số
tiền sai phạm
Thường xuyên
có điều chỉnh
trọng yếu
Thường xuyên
có điều chỉnh,
song số tiền
không trọng
yếu
Điều chỉnh
được dự đoán
xảy ra, song số
tiền không
trọng yếu
Điều chỉnh hầu
như không tồn
tại
Đánh giá rủi ro Rủi ro cao xảy
ra sai phạm
trọng yếu;
Rủi ro rất lớn
được phát
hiện.
Những rủi ro

cao khác ngoài
rủi ro cao
trong việc ghi
nhận doanh
thu và sự lạm
quyền của nhà
quản lý;
Cuộc kiểm
toán diễn ra tại
nhiều địa
điểm.
Việc ghi nhận
doanh thu có
rủi ro cao;
Rủi ro cao của
sự lạm quyền
nhà quản lý.
Mức độ rủi ro
thấp nói chung
ngoài những
rủi ro cao
trong việc ghi
nhận doanh
thu và sự lạm
quyền của nhà
quản lý;
Hệ thống kiểm
soát nội bộ
hiệu quả.
Kỳ vọng của

nhà quản lý và
đoàn kiểm
toán
Nhà quản lý và
kiểm toán viên
kỳ vọng sẽ trao
đổi tất cả sai
phạm, kể cả
những sai
phạm với số
tiền nhỏ
Nhà quản lý và
kiểm toán viên
kỳ vọng tất cả
các sai phạm
dưới 5% của
mức trọng yếu
toàn bộ được
trao đổi
Nhà quản lý và
kiểm toán viên
kỳ vọng những
sai phạm xấp
xỉ 5% mức
trọng yếu toàn
báo cáo tài
chính (khi tính
riêng rẽ hay
tính gộp) được
trao đổi

Nhà quản lý và
kiểm toán viên
kỳ vọng sai
phạm xấp xỉ
10% mức
trọng yếu toàn
bộ được trao
đổi
4 "A"7BCD &E--)-+(F9.0G"$.<.D&: +H"2
I*(/97F.)-B"2.(/*&0)"J3&,"2.(/*60)&7B+)"2()%(%0
)&&%(/"-(D";K:-7B.D0L-
%0+M(7N("BO9G";<
M"2: -P"27(3-
  
Q Lập kế hoạch công việc
Sơ đồ 2.5. Lập kế hoạch công việc kiểm toán
Phần này chỉ
rõ các phần công việc bắt đầu từ việc ký kết hợp đồng. Như đã trình bày ở trên, phần
lớn khách hàng của PwC Việt Nam là khách hàng lâu năm; do đó, việc ký kết hợp
đồng kiểm toán có thể được hiểu là sự chấp nhận và duy trì những điều khoản và quy
định trong hợp đồng đã ký. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì mới cần sự thay
đổi trong hợp đồng. Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, 2 bên sẽ phải tiến
hành đàm phán về đối tượng, mục đích, thời gian, giá phí… Cũng nằm trong phần này
là cân nhắc những vấn đề liên quan đến các yêu cầu đạo đức, ví dụ như tính độc lập
của đoàn kiểm toán đối với công ty khách hàng (ngoài dịch vụ kiểm toán thì khách
hàng có còn được cung cấp dịch vụ nào khác bởi PwC Việt Nam hay không). Nếu có
vấn đề về đạo đức thì ở bước này cũng đưa ra các biện pháp phòng tránh.
Bước thứ hai trong lập kế hoạch công việc bao gồm những thủ tục kiểm toán với mục
đích đạt được sự hiểu biết về khách hàng kiểm toán, hệ thống kiểm soát và đánh giá rủi
ro. Thứ nhất, sự hiểu biết về khách hàng có thể đạt được thông qua nhiều phương pháp

như trao đổi trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu thông tin trên các báo, tạp chí đáng tin
cậy… Kết quả là một báo cáo phân tích tình hình kinh doanh, chỉ rõ những yếu tố có
thể ảnh hưởng đến công tác kiểm toán. Ví dụ như đối với khách hàng viễn thông XXX,
do sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ đầu ngành, Công ty phải có chiến lược đưa
giá thấp với chất lượng cao, đồng thời cũng đề ra nhiều chương trình khuyến mại. Do
đó, việc ghi nhận doanh thu, đặc biệt là doanh thu nhận trước trong các sim “trắng”
(sim có sẵn tiền trong tài khoản), tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thứ hai, việc tìm hiểu về hệ
thống kiểm soát cũng là một phần vô cùng quan trọng, vì nó có thể khiến cuộc kiểm
toán đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Như đã biết, các yếu tố cấu thành hệ thống
kiểm soát nội bộ gồm có môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
=
  
thông tin và trao đổi giữa các phòng ban, và giám sát hoạt động kiểm soát. Kiểm toán
viên tiến hành tìm hiểu và đánh giá tính hiệu lực của sự thiết kế cũng như tìm kiếm
bằng chứng của sự áp dụng chúng trong thực tế. Chẳng hạn như trong yếu tố sơ đồ bộ
máy tổ chức, kiểm toán viên tiến hành xem xét sơ đồ tổ chức được lưu trữ tại phòng
nhân sự, đánh giá tính phù hợp của chúng và xem xét sự vận hành và tính liên tục
trong thực tế. Thứ ba, đánh giá rủi ro bao gồm có các thủ tục đánh giá và bảng phân
tích rủi ro. Thủ tục đánh giá rủi ro là những hướng dẫn để xác định được những rủi ro
như rủi ro liên quan đến hoạt động liên lục, gian lận, sai sót… Bảng phân tích rủi ro
chính là sự phân tích và so sánh. Những biến động lớn cần được tìm hiểu và giải thích.
Bảng 2.6 mô tả ví dụ đối với một công ty viễn thông.
Sau khi đã đánh giá rủi ro của sai phạm trọng yếu (rủi ro cố hữu và rủi ro kiểm soát),
chủ nhiệm kiểm toán cùng chủ phần hùn/giám đốc kiểm toán phát triển chiến lược và
kế hoạch kiểm toán. Cấu thành nên chiến lược và kế hoạch kiểm toán là sự huy động
nhân sự và kế hoạch kiểm toán chi tiết. Vấn đề thứ nhất gồm có cấp độ, thời gian và số
lượng nguồn lực cần thiết để có thể thực hiện được cuộc kiểm toán. Nội dung chủ yếu
trong phần này cần phải chỉ rõ ra được các vấn đề sau: (i) Có hay không sự thay đổi
chủ nhiệm kiểm toán và chủ phần hùn/giám đốc kiểm toán; (ii) Có hay không cần sự
tham gia của các chuyên gia; (iii) Có hay không sử dụng kết quả của kiểm toán nội bộ.

Vấn đề thứ hai chỉ ra một cách chi tiết nhất kế hoạch kiểm toán, gồm có các yếu tố:
phương pháp tiếp cận, sự phản ứng đối với rủi ro.
Phần giao tiếp với nhà quản lý vạch ra những công việc cần phải đạt được sự đồng
thuận chung giữa 2 bên. Tất cả các vấn đề đều được ghi chép lại trong biên bản họp
với nhà quản lý (chủ yếu là giám đốc điều hành – CEO).
Đối với cuộc kiểm toán mà ở đó có trên một loại chuẩn mực kế toán được áp dụng,
kiểm toán viên sẽ phải cân nhắc các thủ tục kiểm toán bổ sung cho từng loại chuẩn
mực, đi kèm với những phần công việc có thể sử dụng chung. Nếu kiểm toán cho một
tập đoàn đa quốc gia thì kiểm toán viên tại một khu vực phải thường xuyên trao đổi để
đạt được sự hiểu biết thích hợp đối với đoàn kiểm toán ở quốc gia khác.
Cuối cùng, chủ nhiệm kiểm toán và chủ phần hùn/giám đốc kiểm toán sẽ tổng hợp lại
những phần công việc quan trọng.
' Đánh giá rủi ro kiểm toán
Phần đánh giá rủi ro kiểm toán thực chất là sự mở rộng và tổng hợp của bước công
việc thứ 2 trong mục d) Lập kế hoạch công việc. Nội dung của bước này sẽ tập trung
vào đo lường mức rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để từ đó thiết lập một mức độ bằng
chứng kiểm toán cần phải thu thập thông qua thử nghiệm cơ bản. Các loại rủi ro này sẽ
được làm rõ trên từng khía cạnh nhỏ hơn là: rủi ro trên toàn báo cáo tài chính, rủi ro
trên bảng cân đối kế toán và rủi ro trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
>
  
Bảng 2.6. Bảng phân tích rủi ro của công ty viễn thông x
?
  
Thứ nhất, rủi ro trên toàn báo cáo tài chính gồm có rủi ro của sự gian lận và rủi ro hoạt
động liên tục. Tương ứng với mỗi loại rủi ro sẽ phân nhánh ra theo rủi ro tiềm tàng và
rủi ro kiểm soát với 3 mốc lựa chọn (thông thường – normal, trung bình – elevated,
cao – significant). Với mỗi một sự lựa chọn “cao – significant”, hoặc đôi khi là “trung
bình – elevated” thì đều cần có sự giải thích đi kèm.
Thứ hai, rủi ro trên bảng cân đối kế toán được cấu thành bởi rủi ro của sai phạm trọng

yếu đối với từng khoản mục (Financial statements line items). Việc chi tiết cho các rủi
ro sảy ra sai phạm này cũng tương tự như phần trên, gồm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát.
Thứ ba, rủi ro trên báo cáo kết quả kinh doanh chính là rủi ro xảy ra sai phạm đối với
doanh thu, chi phí và các yếu tố khác. Việc đo lường cũng tương tự như 2 loại rủi ro
đề cập trên.
R Kiểm soát nội bộ
Phần này thực chất là sự liệt kê tất cả các hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị nhằm
phòng ngừa và phát hiện, để từ đó khắc phục những sai phạm. Cách trình bày cũng
theo từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
Lập kế hoạch đúng đắn là tạo điều kiện thuận lợi cho các bước công việc ở phần thực
hiện kiểm toán (thu thập các bằng chứng kiểm toán). Hay nói cách khác, kế hoạch phù
hợp là tiền đề cho sự thành công của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, ngay cả khi lập kế
hoạch tốt, cuộc kiểm toán vẫn có thể thất bại nếu công đoạn thu thập bằng chứng còn
kém hiệu quả. Do đó, ta có thể thấy rằng việc thực hiện kiểm toán là không kém phần
quan trọng so với công đoạn lập kế hoạch. Sau đây em xin đi vào chi tiết phần trọng
tâm của một cuộc kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán.
 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là bước mà tại đó kiểm toán viên tiến hành thu thập các bằng
chứng một cách đầy đủ và thích hợp để có thể đưa ra ý kiến kiểm toán trên báo cáo tài
chính. Trong phần này, có 2 thử nghiệm được tiến hành là thử nghiệm kiểm soát (thu
thập bằng chứng về sự thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ) và thử
nghiệm cơ bản.
Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện với mục đích đánh giá tính hiệu lực của hệ
thống kiểm soát nội bộ. Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi
kiểm toán viên tin rằng hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành hiệu quả
và liên tục. Ví dụ như đối với khoản phải trả, các thử nghiệm kiểm soát được đưa ra tại
Aura là yêu cầu mua hàng được phê duyệt đúng đắn; đối chiếu sự chính xác giữa yêu
cầu mua hàng, hóa đơn và phiếu nhận hàng; và yêu cầu thanh toán được phê duyệt

đúng đắn.
Thử nghiệm cơ bản được chia ra thành thử nghiệm cơ bản trước ngày kết thúc niên độ
kế toán và thử nghiệm cơ bản sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Mức độ của thử
nghiệm trước ngày kết thúc niên độ kế toán thường thấp, trong khi phần lớn được tiến
hành sau ngày kết thúc niên độ. Trước mỗi khoản mục mà tại đó thử nghiệm cơ bản

P"27(3-.D&&S-$-0* ;'C0"-C7(C'6
50)&TU&;L(@V"2-W"2.(/*&0)"
X"2+0L"2(G(&Y-
Z4"+F&%["2\D9
5( L*+] )&(3"
^D9.U*&%0"2.(/*60)&"_(@_
  
được thiết kế đều là một bảng phân tích sơ qua tình hình biến động của tài khoản kế
toán (thủ tục phân tích), để từ đó các thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế một cách
thích hợp nhất.
 Kết thúc kiểm toán
Khởi đầu của công đoạn cuối cùng là việc thực hiện các công việc nhằm làm tăng
thêm sự chính xác của những đánh giá và nhận định ban đầu (completion activities).
Nằm trong bước công việc này là sự cập nhật những đánh giá ban đầu và đo lường sự
ảnh hưởng của những cập nhật này đến mức độ trọng yếu. Kiếm toán viên cũng tiến
hành đánh giá sự ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau niên độ và thực hiện
những thủ tục khác như đánh giá ảnh hưởng của sai phạm và phân tích sự biến động
của từng tài khoản lần cuối cùng (tương tự như bảng phân tích rủi ro ở phần d) Lập kế
hoạch công việc, chỉ khác ở số liệu phân tích đều là số liệu đã điều chỉnh).
Sơ đồ 2.7. Các công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Soát xét lại bằng chứng kiểm toán được thực hiện bởi trợ lý kiểm toán giàu kinh
nghiệm nhất và chủ nhiệm kiểm toán để khẳng định lại (i) Bằng chứng thu thập được
là đầy đủ; (ii) Bằng chứng thu thập được là hiệu lực; (iii) Việc ghi chép giấy tờ kiểm
toán là dễ hiểu.

Phần giải thích tập trung vào việc lý giải những rủi ro hay vấn đề quan trọng. Tùy
thuộc vào từng khách hàng mà mức độ giải thích có thể nhiều hay ít. Mỗi vấn đề được
giải thích đều gồm có 3 yếu tố cấu thành nên tính hệ trọng là bản chất (nature), độ lớn
(magnitude) và khả năng (likelihood).

  
Những vấn đề trọng yếu là phần tập trung nhiều rủi ro nhất trong cuộc kiểm toán.
Chúng sẽ được phân tích và củng cố lại ở phần này để đảm bảo rằng các bằng chứng
kiểm toán liên quan đã được thu thập đầy đủ và có hiệu lực.
Tiếp đến là việc liệt kê các sai phạm đã được phát hiện. Các sai phạm này gồm cả các
sai phạm điều chỉnh (trên PM) và sai phạm không điều chỉnh (dưới PM). Mỗi sai phạm
được chi tiết ra theo loại (gồm có giá trị thực – factual, ước tính – judgement, và dự
đoán – predict).
Cuối cùng, như là một sản phẩm phụ của báo cáo kiểm toán, các yếu kém trong hệ
thống kiểm soát nội bộ của khách hàng sẽ được liệt kê kèm theo những hướng xử lý
cần thiết. Chúng sẽ được đề cập trong thư quản lý.
 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
Tổ chức hồ sơ kiểm toán đòi hỏi tính khoa học cao để tránh những rắc rối không cần
thiết sau này, chẳng hạn như khi có kiện tụng hoặc muốn kiểm tra lại. Tại PwC Việt
Nam, hồ sơ kiểm toán được lưu cả dưới dạng bản mềm và bản cứng.
Bản mềm được lưu tại phần mềm Aura và Ổ mạng. Ổ mạng là một ổ đĩa từ cứng chứa
đụng toàn bộ những tài liệu kiểm toán (bao gồm tất cả những thông tin trong phần
mềm Aura). Thông tin trong Aura và Ổ mạng thường xuyên được cập nhật lên trung
tâm lưu trữ (server) được đặt tại Thái Lan. Việc này là rất quan trọng vì việc lưu trữ tài
liệu kiểm toán tại 2 nơi khác nhau giúp hạn chế được sự mất mát thông tin trong
trường hợp xấu. Nếu xảy ra sự mất mát thông tin, PwC Việt Nam có thể yêu cầu bên
lưu trữ đặt tại Thái Lan cho phép sao chép hồ sơ kiểm toán.
Bên cạnh bản mềm, PwC Việt Nam còn sử dụng bản cứng để lưu hồ sơ kiểm toán, gọi
là CAF (current audit files) và PAF (permanent audi files). CAF là hồ sơ tập hợp thông
tin của từng cuộc kiểm toán theo năm, tức là các thông tin của khách hàng thay đổi

theo năm, ví dụ như báo cáo tài chính năm, bản giải trình của Ban Giám đốc. Ngược
lại, PAF lưu trữ những thông tin không thay đổi theo năm, ví dụ như Giấy phép đầu tư.
Cả hai loại hồ sơ này không tập hợp đầy đủ tài liệu kiểm toán, mà chỉ là một phần nhỏ
so với thông tin được lưu trữ trong Ổ mạng và Aura.
 Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty TNHH PwC Việt Nam
Chất lượng là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của một
doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực dịch vụ, có thể nói rằng chất lượng dịch vụ là điều
quan trọng nhất mà khách hàng hướng tới khi có nhu cầu tiêu dùng. Chính vì vậy, mỗi
một doanh nghiệp đều có những biện pháp kiểm soát riêng nhằm mang đến những giá
trị tốt nhất cho khách hàng. Điều này trở nên quan trọng hơn nữa khi đề cấp đến những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên nghiệp, kế toán – kiểm toán. Chỉ cần
một sự cố nhỏ trong chất lượng của Báo cáo kiểm toán cũng có thể khiến không chỉ uy
tín của công ty giảm mạnh mà còn ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của nghề nghiệp nói
chung. Nhận thức được tầm quan trọng này, PwC Việt Nam đã thiết lập một hệ thống
kiểm soát chất lương khắt khe, gồm 3 cấp kiểm soát: cấp 1, cấp 2 và cấp 3.
Cấp kiểm soát 1 được thực hiện bởi trợ lý kiểm toán giàu kinh nghiệm nhất (Senior
incharge). Mỗi phần của các trợ lý khác đều được kiểm soát về mặt chất lượng ở cấp

  
này. Thông thường, việc thực hiện xem xét diễn ra ngay từ khi phần hành được bắt đầu
để đảm bảo cuộc kiểm toán đi đúng hướng.
Cấp kiểm soát thứ 2 được thực hiện bởi chủ nhiệm hiểm toán hoặc chủ phần hùn/giám
đốc kiểm toán. Thường thì chỉ những phần chứa đựng nhiều rủi ro là đối tượng soát
xét của những kiểm toán viên này.
Cấp kiểm soát thứ 3 được thực hiện bởi những người không là thành viên của đoàn
kiểm toán. Tùy vào mức độ phức tạp mà cuộc kiểm toán có thể được 1-3 người
(thường là chủ nhiệm kiểm toán) soát xét. Những người này đóng vai trò như những
người kiểm tra độc lập, hạn chế những sai sót sảy ra trong cuộc kiểm toán.
Kiểm soát các cấp tại PwC Việt Nam được tiến hành xuyên suốt theo nội dung công
việc từ lập kế hoạch kiểm toán đến thực hiện kiểm toán và cuối cùng là kết thúc kiểm

toán, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kiểm soát chất lượng ở bước lập kế hoạch kiểm toán bắt đầu bằng việc đánh
giá và tiếp tục hợp đồng (hoặc ký mới hợp đồng kiểm toán). Chủ nhiệm kiểm toán sẽ
là người đánh giá ban đầu về ban giám đốc của khách hàng, xem xét các yếu tố về rủi
ro liên quan trước khi được soát xét và phê duyệt của Chủ phần hùn/Giám đốc kiểm
toán. Tiếp đến là việc xác định mức trọng yếu, nó cũng được xác định ban đầu bởi chủ
nhiệm và phê chuẩn bởi Chủ phần hùn/Giám đốc kiểm toán. Trợ lý kiểm toán giàu
kinh nghiệm nhất (Senior incharge) tiến hành xác định phạm vu kiểm toán, loại bỏ
những phần không trọng yếu trong Báo cáo tài chính, trước khi chịu sự kiểm soát của
các cấp cao hơn;
Thứ hai, sau khi đã có được kế hoạch kiểm toán chi tiết, trợ lý kiểm toán giàu kinh
nghiệm nhất sẽ tiến hành phân công công việc cho các trợ ký kiểm toán cấp dưới dựa
trên những đánh giá hoàn thành công việc từ trước. Trợ lý kiểm toán này có trách
nhiệm thường xuyên giám sát công việc của các thành viên dưới mình, có thể đề xuất
để thay đổi thành viên trong đoàn nếu thấy có sự không phù hợp. Định kỳ 1 ngày, các
trợ lý kiểm toán phải báo cáo tiến độ hoàn thành công việc cho Chủ nhiệm kiểm toán.
Căn cứ và kinh nghiệm của mình, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ có những điều chỉnh cần
thiết để cuộc kiểm toán có thể hoàn thành đúng tiến độ.
Thứ ba, tại bước thực hiện kiểm toán, các trợ lý kiểm toán sẽ tiến hành lập một bảng
danh sách các vấn đề còn dang dở. Chủ nhiệm kiểm toán là người sẽ xử lý tất cả các
vấn đề này sau khi xin ý kiến của Chủ phần hùn/Giám đốc kiểm toán.
Bên cạnh các công tác kiểm soát trong quá trình kiểm toán, tại PwC Việt Nam luôn
chịu sự kiểm soát chất lượng sau kiểm toán từ các công ty khác trong cùng tập đoàn.
Thông thường, sự kiểm tra này diễn ra 2 năm một lần, các nhân viên của PwC tại một
nước khác sẽ lấy quyền truy cập vào Ổ mạng nơi lưu trữ tài liệu kiểm toán của PwC
Việt Nam. Sự soát xét sẽ được tiến hàng và mọi vấn đề phát sinh đều được ghi nhận và
tiếp thu một cách đầy đủ.

  
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC VÀ HOẠT

ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM
 Nhận xét về tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH PwC Việt Nam
 Ưu điểm
Cách thức tổ chức và quản lý của PwC đã chứng tỏ cho sự hiệu quả trong hoạt động
của công ty. Bằng chứng là những điểm mạnh được thể hiện qua các khía cạnh: kết
quả hoạt động, tổ chức quản lý, tổ chức kiểm toán (tổ chức đoàn, công tác, hồ sơ kiểm
toán) và kiểm soát chất lượng.
 Kết quả hoạt động
Trong những năm gần đây, PwC Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước, ví dụ như Giải thưởng Rồng Vàng 2011, Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2013…. Bên cạnh đó, PwC vẫn là một trong
những công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam, với doanh thu cũng đúng ở vị trí tốp đầu.
Mạng lưới khách hàng của Công ty ngày càng mở rộng, không chỉ tập trung vào các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như trước.
@ Tổ chức quản lý
Nằm trong mạng lưới khu vực SEAPEN, PwC Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp từ
mạng lưới này. SEAPEN là một mạng lưới đứng ngang hàng với các mạng lưới khác
liên kết các khu vực như mạng lưới ở Châu Âu, Mỹ. Do đó, SEAPEN có cách thức
quản lý, hoạt động tương tự như những nước phát triển nhất. Điều này tạo điều kiện
cho PwC Việt Nam học hỏi được trình độ quản lý từ những nước tiên tiến hơn. Và
cũng vì đó mà cách thức tiếp cận kiểm toán của PwC Việt Nam có thể dễ dàng hòa
nhập vào PwC ở bất kỳ nước nào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp nhất báo cáo tài
chính.
Xét trên góc độ phân cấp trong công ty, việc chia ra nhiều mức tạo động lực phấn đấu
cho các thành viên, từ đó phát huy sự sáng tạo trong công việc. Ví dụ như cùng ở vị trí
trợ lý kiểm toán thì có đến 5 cấp độ. Việc chuyển từ cấp độ thấp hơn sang cấp độ cao
hơn 1 bậc có thể được thực hiện trong vòng 1 năm, điều này tạo động lực phấn đấu
cho các nhân viên mới vào làm.
- Tổ chức kiểm toán
Tổ chức đoàn kiểm toán

Chủ nhiệm kiểm toán đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực mà
công ty khách hàng hoạt động. Việc bố trí như vậy giúp tạo điều kiện cho cuộc kiểm
toán diễn ra xuôn xẻ và các trợ lý kiểm toán học hỏi nhanh hơn. Bên cạnh đó, người
trợ lý kiểm toán kinh nghiệm nhất thường làm việc được 3-5 năm, hầu như có thể xử
lý hết tất cả các vấn đề nảy sinh. Điều này góp phần giảm gánh nặng cho chủ nhiệm
kiểm toán khi đi khách hàng. Ngoài ra, việc bố trí những nhân viên công nghệ vào


×