Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam ( Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 140 trang )

1


















ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÙI THỊ DUYÊN


NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM (QUA SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN,
NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƢ




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận Văn học
Mã số: 60 22 01 20


Hà Nội-2014
2



















ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




BÙI THỊ DUYÊN


NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM (QUA SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN, Y BAN,
NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƢ


Luận văn Thạc sĩ Văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam



Hà Nội-2014
3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam. Các số liệu, kết luận
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới
bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên
Bùi Thị Duyên












4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo trong tổ Lý luận Văn
học – Khoa Văn học – Trƣờng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dạy dỗ tôi trong quá
trình học Cao học tại trƣờng.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS. Nguyễn Văn Nam, ngƣời đã
hƣớng dẫn tôi làm luận văn này. Chính thầy đã gợi ý đề tài, cung cấp tài liệu, đọc luận
văn và góp ý nhiều lần để luận văn đƣợc hoàn thiện nhƣ ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05/ 06/ 2014













5
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
1. Lí do chọn đề tài Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề Error! Bookmark not defined.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc luận văn Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN CHƢƠNG VÀ TRUYỆN NGẮN
HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ Error! Bookmark not defined.
1.1. Nhân vật ngƣời phụ nữ trong văn chƣơng Việt Nam qua các thời đại Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Người phụ nữ trong văn học trung đại Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Người phụ nữ trong văn học đầu thế kỉ XX Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Người phụ nữ trong văn học từ 1945 đến 1975 Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Người phụ nữ trong văn học đương đại Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái quát chung về truyện ngắn và xu phát triển của ý thức nữ quyền Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Khái quát chung về truyện ngắn nữ đương đại Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Xu hướng phát triển của ý thức nữ quyền Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI TRONG TRUYỆN
NGẮN NỮ ĐƢƠNG ĐẠI Error! Bookmark not defined.
2.1. Nhân vật ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đƣơng đại Việt
Nam Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái niệm, vai trò và sự phân chia các loại hình nhân vật trong tác phẩm văn
học Error! Bookmark not defined.
6
2.1.2. Nhân vật trong truyện ngắn Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Người phụ nữ - Đối tượng thẩm mĩ của các nhà văn nữ đương đại Error!
Bookmark not defined.

2.2. Những điều kiện xã hội thuận lợi dành cho ngƣời phụ nữ trong đời sống hiện
đại Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Sự đa dạng và năng động của những quan hệ xã hội hiện đại . Error! Bookmark
not defined.
2.2.2. Nới giãn biên độ của tự do và tự chủ cá nhân Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Những điều kiện mới để thực hiện thiên chức phụ nữ Error! Bookmark not
defined.
2.3. Ngƣời phụ nữ và những khó khăn trong đời sống Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Hệ lụy của chiến tranh Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Khó khăn và bất trắc của buổi giao thời Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Cảm nhận về sự cô đơn Error! Bookmark not defined.
2.4. Cảm hứng nữ quyền nổi bật Error! Bookmark not defined.
2.5. Tiểu kết Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT NỮ CỦA TRUYỆN NGẮN
NỮ ĐƢƠNG ĐẠI Error! Bookmark not defined.
3.1. Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật Error! Bookmark not defined.
3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và tình huống truyện Error! Bookmark not
defined.
3.2.1. Cốt truyện Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Tình huống truyện Error! Bookmark not defined.
3.3. Điểm nhìn trần thuật Error! Bookmark not defined.
3.4 Ngôn ngữ vào giọng điệu nghệ thuật Error! Bookmark not defined.
7
3.4.1. Ngôn ngữ Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Giọng điệu Error! Bookmark not defined.
KẾT LUÂN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Văn học VN nói chung, văn xuôi VN nói riêng từ thời kì đổi mới đến nay thực sự
có nhiều khởi sắc. Trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn
xuôi giai đoạn này phải kể đến những đóng góp của các cây bút nữ. Sự xuất hiện đông
đảo, rầm rộ của họ đã đem đến cho văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng “Một
sinh khí mới rất cần thiết để phản ánh bề rộng, bề sâu của cuộc sống con ngƣời hôm
nay”. Bên cạnh những tên tuổi một thời nhƣ Vũ Thị Thƣờng, Nguyễn Thị Ngọc Tú … là
những tác giả trẻ trung, sôi nổi, bắt mạch thời sự nhanh hơn nhƣ: Dạ Ngân, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Y Ban, Lý Lan, Phong Điệp, Kiều Bích Hậu, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Quỳnh
Trang, Đỗ Hoàng Diệu … Có thể nói, văn học Việt Nam đƣơng đại đang chứng kiến sự
bùng nổ về số lƣợng các nhà văn, nhà thơ nữ. Khó mà thống kê đƣợc con số chính xác,
nhƣng lƣợng tác phẩm của họ nhiều không kém gì các đồng nghiệp nam. Có ngƣời đặt
câu hỏi : Tại sao thời điểm hiện nay lại xuất hiện nhiều cây bút nữ nhƣ vậy? Câu hỏi này
đã có nhiều ngƣời tìm cách lí giải, nhƣng khó mà tìm ra câu trả lời thấu đáo. Đó cũng là
một trong những lí do khiến chúng tôi chọn nghiên cứu sáng tác của các nhà văn nữ.
Bằng nỗ lực của bản thân, các cây bút nữ hôm nay vừa biết kế thừa các thế hệ đi trƣớc,
vừa học hỏi lẫn nhau để tự tìm cho mình những lối viết độc đáo. Có ý kiến cho rằng:
“Văn xuôi hôm nay mang gƣơng mặt nữ”, “Truyện ngắn hôm nay đang khởi sắc bởi sự
8
đóng góp không nhỏ của các cây bút nữ” [37]. Điều đó đã góp phần khẳng định sáng tác
nữ - truyện ngắn nữ đang ngày càng hiện diện nhƣ một bộ phận của văn học Việt Nam.
Đề tài vì vậy mà mang tính lịch sử nhất định.
Nhân vật là yếu tố gắn với linh hồn của tác phẩm văn học là hình thức cơ bản để
qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tƣợng. “Nhân vật là nơi tập trung mọi giá
trị tƣ tƣởng nghệ thuật”, “là công cụ để khái quát hiện thực và phƣơng tiện để tác giả hiện
thực hóa quan niệm nghệ thuật về con ngƣời dƣới hình thức biểu hiện tƣơng ứng” [7,
126]. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ đƣơng đại
Việt Nam ( qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn thị Thu Huệ và Nguyễn ngọc
Tƣ…)”. Đây là hƣớng đi tất yếu nếu muốn nghiên cứu sâu sắc thế giới nghệ thuật, giá trị
ý nghĩa tác phẩm của các nhà văn nữ đƣơng đại. Đồng thời qua đề tài này chúng tôi mong

muốn tìm thấy đƣợc dấu ấn riêng và những đóng góp của phái đẹp vào quá trình vận
động của thể loại truyện ngắn trong Văn học đầu thiên niên kỉ mới. Bên cạnh đó, thực
hiện đề tài giúp chúng tôi có đƣợc cái nhìn tổng quát về vấn đề nhân vật nữ trong truyện
ngắn nói riêng, đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại nói chung, nâng cao kiến
thức cũng nhƣ rèn bản thân kĩ năng nghiên cứu một vấn đề lí luận văn học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn đương đại
Trƣớc sự chín muồi của đội ngũ các cây bút đã có tên tuổi và sự nở rộ của các lớp
nhà văn mới, từ 1986 đến nay đƣợc coi là giai đoạn hoàng kim của lịch sử truyện ngắn
Việt Nam. “Nhƣ là một biểu tƣợng của quá trình ấy, truyện ngắn là một thể tài phát triển
năng động, có nhiều thành tựu. Gắn liền với hiện tƣợng này, ý thức mang tính lí luận về
truyện ngắn ngày càng phong phú, cả về số lƣợng ý kiến bàn luận lẫn phạm vi vấn đề
đƣợc nêu lên hoặc mong muốn đi sâu tìm hiều.” [21].
Truyện ngắn trở thành đối tƣợng đƣợc quan tâm hàng đầu của các nhà văn và giới
phê bình; là đối tƣợng tìm hiểu của một số chuyên luận, chuyên khảo nhƣ: Sổ tay người
9
viết truyện ngắn của Vƣơng Trí Nhàn sƣu tầm (biên soạn, xuất bản nhiều lần); Nghệ
thuật viết truyện ngắn và kí của Tạ Duy Anh, NXB Thanh niên, 2000; Những vấn đề thi
pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà, NXB Giáo dục, 2000; các nghiên cứu và sƣu tầm
của Bùi Việt Thắng in trong 2 tập Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, 2000; và Truyện
ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002… Cũng có sách mở rộng tìm hiểu từ nguồn gốc văn học nƣớc ngoài, chẳng hạn:
Truyện ngắn – ký luận tác giả và tác phẩm (tập I, II), Lê Huy Bắc biên soạn, NXB Giáo
dục, 2004. Có công trình mang tính tổng quan nhƣ: Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc
văn bản tự sự của Lê Thị Tuyết Hạnh, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2002; Văn học
Việt Nam thời đại mới của Nguyễn Văn Long, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2003. Có
nghiên cứu trên đối tƣợng cụ thể chẳng hạn nhƣ: Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn
đương đại qua hai tác phẩm Vũ điệu thần gầy và truyện ngắn 8X, công trình dự thi giải
thƣởng sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc 2009 … Không ít bài viết ghi nhận
thành tựu của truyện ngắn đƣơng đại, có thể kể tới các bài viết nhƣ: Sức sống của một thể

loại của Lý Hoài Thu, Đọc bình luận truyện ngắn, truyện ngắn hôm nay của Bùi Việt
Thắng in trên báo Văn nghệ số 24, 2000; Một thoáng văn học 5 năm đầu thế kỉ của Trần
Thanh Đạm, in trên báo Văn nghệ số 45, ngày 6/11/2004; Trò chơi trốn tìm của Nguyễn
Vĩnh Nguyên của Trần Hoài Nam, in trên báo Văn nghệ, 2000; Sau một năm nhìn lại
truyện ngăn hay, in trên Tạp chí Nhà văn số 1, 2009; Đội ngũ nhà văn Việt Nam viết
truyện ngắn đương đại của Lê Dục Tú, in trên báo Văn nghệ quân đội, 2012… Các bài
viết đều đống ý là: “Trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dƣới sức ép của
các phƣơng tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy đƣợc ƣu thế của mình một cách hiệu
quả”. Tác giả Sƣơng Nguyệt Minh cho rằng “Truyện ngắn luôn luôn tồn tại và có triển
vọng (có triển vọng đồng nghĩa là có tƣơng lai). Thời hiện đại – thời của tốc độ, thời của
chắt chiu từng giây từng phút thời gian và luôn luôn bị cuốn vào cơn lốc của văn minh
công nghiệp thì rõ ràng truyện ngắn có ƣu thế hơn so với một số loại hình văn học khác
(ví dụ nhƣ tiểu thuyết), nếu mức độ hay dở ngang nhau. Truyện ngắn hay mời gọi, lôi
cuốn ngƣời mới viết, đồng thời quyến rũ ngƣời cầm bút đã thành danh vẫn dẫn dụ, mê
hoặc ngƣời đọc.”.
10
Một số bài viết khác lại xoay quanh vấn đề đặc trƣng cơ bản của truyện ngắn:
Nguyễn Anh Vũ, Lê Dục Tú trong bài viết Truyện ngắn trong đời sống văn học đương
đại nhận xét: “Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lƣợng không lớn, với chức
năng chỉ để một lát cắt của hiện thực, một khoảng khắc trong cuộc sống thƣờng nhật nên
truyện ngắn đã quy tụ đƣợc một đội ngũ tác giả khá đông đảo cả chuyên nghiệp lẫn
không chuyên”; “trong cuộc sống gấp gáp hiện nay, đọc thƣởng thức truyện ngắn dƣờng
nhƣ phù hợp hơn cả, bởi lẽ nó không bắt ngƣời đọc mất quá nhiều thời gian nên chính vì
cậy thể loại văn học này đã thu hút một lƣợng lớn độc giả cho mình. Nguyễn Hữu Quý
trong một bài viết trên Tạp chí Quân đội Việt Nam số 637, 2007 cho rằng truyện ngắn “là
một thể loại văn học huyền hoặc, kì thú, vô cùng hấp dẫn. Truyện ngắn mời gọi, lôi cuốn,
quyến rũ ngƣời viết và khuất phục bạn đọc. Là ngƣời viết văn, dù là viết tiểu thuyết, cũng
ít nhất một vài lần thử sức với truyện ngắn, khám phá, chinh phục truyện ngắn”.
2.2. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ đương đại
Tiếp bƣớc thành công của những năm 90 thế kỉ trƣớc, sang thế kỉ XXI, các nhà

văn nữ càng thể hiện rõ ƣu thế văn chƣơng của mình, đặc biệt là về truyện ngắn. Đông
đảo cây bút nữ tham gia các cuộc thi truyện ngắn và đã không ít ngƣời giành đƣợc giải
cao. Sự xuất hiện ồ ạt của các cây bút nữ, số lƣợng tác phẩm đáng nể của họ (Lê Minh
Khuê hiện có 7 tập truyện ngắn in riêng, Nguyễn Thị Thu Huệ có 6 tập, Võ Thị Hảo 9
tập, Y Ban 11 tập …), nhất là chất lƣợng những sáng tác mà họ tạo ra cho thấy đây là thời
kì văn chƣơng phái nữ chiếm ƣu thế. Trần Thế Hùng nhận xét: “Các nhà văn nữ đã vào
cuộc thi là làm một cuộc chơi hoàn toàn ngang ngửa, hoàn toàn sát ván với các đấng mày
râu … Xét về toàn diện các cuôc thi truyện ngắn đã qua, các tác giả nữ vẫn trội hơn nam.
Bùi Bích Thu trong bài viết Văn Xuôi phái đẹp, in trong Tạp chí sông Hƣơng số 145,
2001, cho rằng “Sự xuất hiện rầm rộ của các cây bút nữ đã làm thay đổi bộ mặt và dáng
vẻ của văn xuôi hôm nay”. Lý giải sự bùng nổ mạnh mẽ này, nhà phê bình Vƣơng Trí
Nhàn cho rằng phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới bởi họ có sự nhạy cảm
riêng: “Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh, dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái cực đoan
sẵn có – tốt, dịu dàng, rộng lƣợng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn
11
cũng không ai bằng, từng cây bút phụ nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình
khá sớm.” [30]. Cùng chung suy nghĩ này với Vƣơng Trí Nhàn còn có Văn Tâm, khi ông
nhấn mạnh rằng “từ khi mới xuất phát, các cây bút nữ thƣờng đã đạt đến độ chín”. Đặng
Anh Đào, một chuyên gia về văn học phƣơng Tây, nhƣng lại có nhiều bài viết phê bình
sắc sảo về văn học Việt Nam đƣơng đại thì lại thấy “điểm mạnh của phụ nữ chính là ở
chỗ họ đƣa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trang sách” [22].
Đáng chú ý là hành loạt bài viết của ba tác giả Bùi Bích Thu, Bùi Việt Thắng và
Lê Hƣơng Thuỷ trên các tạp chí về văn chƣơng nữ giới. Vấn đề đƣợc các tác giả này đề
cập và quan tâm là màu sắc riêng của phái nữ trong sáng tác nghệ thuật. Bích Thu nhận
định: “văn xuôi phái đẹp hiện nay sắc và sâu khi khai thác đề tài thế sự đời tƣ với nội
dung nhân tình thế thái bằng lối viết dịu dàng mà bén ngọt, diết dóng mà vẫn đồng cảm
sẻ chia với những thân phận, những con ngƣời sống quanh mình” [46]. Lê Hƣơng Thuỷ
với các bài viết Điểm qua sự vận động truyện ngắn của các cây bút nữ trên tạp chí Nhà
văn số 3, 2005, và bài viết Truyện ngắn nữ đương đại in trên tạp chí Quân đội Việt Nam
tập 4, 2010 có cái nhìn tổng quát về sự vận động và những đặc trƣng cơ bản nhất của

truyện ngắn nữ đƣơng đại. Có thể nói trên đây là những bài viết khái quát nhất về đặc
điểm, diện mạo của văn chƣơng nữ giới thời kì đổi mới.
Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn đương đại và sự góp mặt của một số
cây bút nữ trên tạp chí Thành phố Hồ Chí Minh số 7, 8, 2004, Nguyễn Thị Thành Thắng
làm rõ sự lên ngôi của một số cây bút nữ và hƣớng tiếp cận đời sống trong truyện ngắn
của họ. Bài viết Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm in trên tạp chí Văn hoá văn nghệ
công an, số 10, 2003 của Hoàng Thị Hồng Hà tìm hiểu xu hƣớng “tự nghiệm” trong
truyện ngắn nữ. Tác giả đã chú ý đến mảng hiện thực của những “cái tôi đàn bà” phong
phú mà phức tạp, sâu sắc đầy nữ tính, từ đó khám phá các cách biểu hiện nhân vật xƣng
“tôi” trong tác phẩm.
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết đăng tải ý kiến của chính các nhà văn nữ mang lại
cái nhìn khá toàn diện về văn chƣơng của một số nhà văn nữ nhƣ: Lan man với Nguyễn
12
Thị Thu Huệ của Phạm Xuân Nguyên, in trên tạp chí diễn đàn văn nghệ VN số 4, 1994;
Chúng tôi phỏng vấn bốn cây bút nữ của Nguyễn Đức Quang – Ngô Vĩnh Bình – Phạm
Hoa in trên TCVNQĐ số 33, 1993; Gặp gỡ các nhà văn trẻ: “Tôi vốn là người đàn bà
thích được che chở” của Minh Hà in trên báo Ngƣời lao động ngày 17/6/2000; Phỏng
vấn Y Ban, Y Ban viết về nỗi đau rất đàn bà, www.thotre.com; Hãy lắng nghe tác phẩm
của nhà văn nữ, www.evan.com.vn; Phỏng vấn Dạ Ngân, Viết văn như xây nhà,
hanoi.vnn.vn; Phỏng vấn nhiều nhà văn, Vẻ đẹp dâng hiến, www.dddv.com.vn; …Trả lời
phỏng vấn, các cây bút nữ, Nguyễn Thị Thu Huệ ,Y Ban, Dạ Ngân … đã bộc bạch suy
nghĩ về những khó khăn, thuận lợi khi phụ nữ sáng tác văn học. Thông tin từ các bài
phỏng ván giúp độc giả hình dung đầy đủ hơn về ý nghĩa sáng tác của các chị.
Trong bài viết Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sỹ, GS Phƣơng Lựu nhận xét:
“Một số nhà giải phẫu học đã chứng minh đƣợc rằng nữ giới thƣờng tƣ duy thiên về phía
bán cầu não bên trái, tức là bộ phận nặng về tình cảm tƣởng tƣợng, hồi tƣởng. Ngƣời ta
vẫn mói phụ nữ thƣờng bị cảm xúc lấn át thiên hƣớng nội hơn hƣớng ngoại và điều này ít
nhiều chi phối đến tƣ duy nghệ thuật cũng nhƣ cách thức triển khai và thể hiện ý tƣởng
trong mỗi tác phẩm của các cây bút nữ … và cũng chính vì thế các tác giả nữ có điều kiện
đi sâu vào khắc hoạ thế giới nội tâm của nhân vật, nhất là nhân vật nữ.” [28]. Trong bài

Truyện ngắn hôm nay in trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học s 4, 2004, Bùi Việt Thắng nêu
cảm nhận “âm thịnh, dƣơng suy” ở thế hệ của các nhà văn trƣởng thành sau 1975, lí giải
“thiên tính nữ là tinh thần của cái đẹp và tát cả nhân vật nữ đều đẹp – đó là một phẩm giá
tinh thần cao quý của nhân vật nữ” [43]. Bùi Việt Thắng còn nhận xét nhân vật nữ trong
truyện ngắn của những cây bút nữ là “những ngƣời biết thuần hoá những nỗi đau mất mát
và xoa dịu những chấn thƣơng tinh thần trong đời sống con ngƣời” [43], xây dựng hình
tƣợng ngƣời phụ nữ cũng chính là “một sự dâng hiến cái đẹp cho con ngƣời”. Trong bài
viết Vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới” in trên Tạp chí Văn học số
9, 2001, Tôn Phƣơng Lan nhận thấy đây là “thời kỳ văn học con ngƣời đƣợc soi chiếu từ
rất nhiều phía”. Và “không phải ngẫu nhiên mà trong văn xuôi thời kì này nhân vật xuất
hiện trong các táp phẩm thƣờng là các nhân vật nữ. Họ là những ngƣời phụ nữ đã đi qua
13
chiến tranh mang nỗi cô đơn, thƣờng xuyên phải sống nơi “chốn giáp ranh giữa địa ngục
trần gian” [25]. Họ luôn khao khát hy vọng tìm kiếm cho dù có khi họ biết cái đã qua sẽ
không bao giờ trở lại cũng nhƣ điều mong ƣớc chắc gì đã có đƣợc trong đời.
Hoàng Thị Hồng Hà bàn về Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm trên tạp chí
Văn hóa văn nghệ Công an số 10, 2003 đề cập đến những khía cạnh tâm lý của ngƣời phụ
nữ. “Mỗi ngƣời đàn bà đều có những ẩn ức rất riêng mà chỉ cần đặt vào ghế đơn độc họ
sẽ tự ngồi gặm nhấm những gì đã qua nhƣ một ảo vọng không đạt đƣợc”. Tác giả này cho
rằng: “Quan niệm về xã hội, về con ngƣời đã bắt đầu chứng tỏ sự có mặt của mình bằng
những cá thể đầy tính cách khi các nhà văn nữ tự đƣa mình vào tác phẩm, trở thành tác
giả, ngƣời kể chuyện, nhân vật …” [10]. Trong bài Chủ đề phụ nữ từ văn học dân gian
đến văn học hiện đại Việt Nam, Trần Ngọc Dung cho rằng: “Văn học ngày nay vẫn kể
thừa đƣợc những quan niệm tiến bộ của cha ông ta về ngƣời phụ nữ”; “từ xƣa đến nay tuy
ngƣời phụ nữ phần lớn phải chịu những nỗi đau khôn cùng”, nhƣng “dù khủng hoảng tinh
thần, những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, những bi kịch của tình yêu, sự rạn nứt của gia
đình thì trong văn học ngày nay ngƣời phụ nữ hiện đại vẫn bộc lộ những vẻ đẹp mới:
Tự khẳng định mình và dám sống thực với mình”. Tác giả bài viết cũng nhận thấy “sự bí
ẩn trong thế giới nội tâm của ngƣời phụ nữ là một đề tài luôn hấp dẫn với văn học mọi
thời đại”.

Theo dòng khảo sát trong Phụ nữ là … đàn bà”, Đào Đồng Điện nhận xét về nhân
vật nữ trong văn học đƣơng đại: “Không còn nhiều phụ nữ kiên cƣờng nữa mà thay vào
đó là những con ngƣời yếu đuối nhẹ dạ, cả tin, đa cảm, đa đoan” … “Gặp môi trƣờng
thích hợp với bản tính phụ nữ, nhƣ cá gặp nƣớc, ngƣời phụ nữ đƣợc dịp phô bày hết
mình”, thậm chí sự phô bày đó có thể làm ảnh hƣởng đến phẩm chất đạo đức nhƣ “ngoại
tình”. Tác giả cho rằng chính đặc điểm này “trở thành đặc điểm nổi bật về tính cách xã
hội của ngƣời phụ nữ trong văn xuôi thời đại mới, nó phá vỡ quan niệm truyền thống về
hạnh phúc gia đình cũng nhƣ tổ chức gia đình của ngƣời Việt Nam.”
14
Có thể nhận thấy qua các bài viết và công trình nghiên cứu từ những góc độ khác
nhau, các tác giả đã có sự nhìn nhận trên nhiều bình diện của truyện ngắn nói chung và
truyện ngắn nữ nói riêng, cũng nhƣ đề cập đến những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của
họ. Các bài viết khẳng định sự tiếp nối về đội ngũ văn nữ cũng nhƣ đặc điểm của giới
tính bộc lộ qua cách nhìn hiện thực và con ngƣời. Có không ít những nhận xét khá tinh tế,
sâu sắc về các cây bút nữ đƣơng đại. Tuy nhiên vẫn còn rất ít bài viết về vấn đề nhân vật,
đặc biệt là nhân vật nữ trong sáng tác của các nữ văn sĩ, có chăng chỉ là những nhận xét
ban đầu. Một số luận văn đề cập đến nghệ thuật truyện ngắn nữ, đến nhân vật trong
truyện ngắn nữ, nhƣng đa số khảo sát trên một hoặc một vài tác giả nữ cụ thể, căn bản
chƣa tình hiều một cách tổng quan về các tác giả cũng nhƣ tác phẩm từ năm 2000 đến
nay. Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài: Nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ đương đại
Việt Nam (Qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư
…) với mong muốn góp một chút công sức nhỏ bé của mình vào không khí “trăm nhà
đua tiếng” của nghiên cứu, phê bình văn học trên phƣơng diện thể loại của các cây bút nữ
trẻ trong thập niên đầu thế kỉ XXI.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi là: “Nhân vật nữ trong truyện ngắn nữ
đương đại Việt Nam”. “Đƣơng đại” là một thuật ngữ chỉ cái hiện thời, hiện kim, vì vậy
“ngƣời phụ nữ đƣơng đại” trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi là những ngƣời phụ nữ
hiện đại ở thời điểm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, khi mà xã hội Việt Nam đang trên
đà phát triển, hội nhập quốc tế. Và cũng chính hoàn cảnh xã hội mở cửa này đã mang đến

cho ngƣời phụ nữ những điều kiện thuận lợi và không ít thử thách phải đƣơng đầu.
Do số lƣợng nhà văn nữ của chúng ta hiện nay rất đông đảo. Vì vậy, chúng tôi sẽ
lựa chọn một số gƣơng mặt tiêu biểu trên văn đàn hiện nay, đó là những nhà văn lấy
ngƣời phụ nữ hiện đại làm đối tƣợng thẩm mĩ. Ngay cả ở những nhà văn này, chúng tôi
cũng sẽ lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu của họ về đề tài ngƣời phụ nữ hiện đại.
Những nhà văn nữ sau đây đã đƣợc chúng tôi cân nhắc lựa chọn làm đối tƣợng để khảo
15
sát: Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tƣ. Ngoài ra chúng tôi sẽ
tham khảo thêm tác phẩm của các nhà văn nhƣ: Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị
Xuân Hà, Thuận, Đỗ Hoàng Diệu, … Với khả năng còn hạn hẹp của mình, chúng tôi chỉ
dám lựa chọn một mảng nhỏ trong sáng tác của các nhà văn nữ để nghiên cứu. Mọi sự
tiếc nuối về một giới hạn buộc phải đặt ra ở luận văn này xin dành lại cho một công trình
khác có quy mô lớn hơn trong tƣơng lai.
Với việc thực hiện đề tài này, luận văn sẽ cố gắng để đạt đƣợc những mục tiêu sau
đây:
- Cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn của các nhà văn nữ, chủ thể sáng tạo, về ngƣời
phụ nữ hiện đại, đặc biệt là những quan niệm của họ về trách nhiệm của nhà văn khi viết
về ngƣời phụ nữ.
- Phác họa chân dung ngƣời phụ nữ hiện đại trong cách ứng xử với những mối
quan hệ gia đình và xã hội, với những khao khát về tình yêu, hạnh phúc; những nỗi cô
đơn, trăn trở, day dứt trƣớc cuộc đời. Từ những số phận rất khác nhau ấy, luận văn hi
vọng cung cấp cái nhìn đa diện về ngƣời phụ nữ Việt Nam trong thời điểm đất nƣớc có
nhiều biến chuyển phức tạp nhƣ hiện nay.
- Làm sáng tỏ những điểm độc đáo về bút pháp mà các nhà văn nữ đã thể hiện qua
những trang viết đầy trắc ẩn của mình.
4. Phƣơng thức nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp loại hình
- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành

16
- Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích, so sánh, thống kê, tổng
hợp và đặc biệt là thao tác đối lập … cũng thƣờng xuyên đƣợc vận dụng trong quá trình
nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm
ba chƣơng:
Chƣơng 1: Ngƣời phụ nữ trong văn chƣơng và truyện ngắn đƣơng đại viết về
ngƣời phụ nữ
Chƣơng 2: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ hiện đại trong truyện ngắn nữ đƣơng đại
Chƣơng 3: nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ của truyện ngắn nữ đƣơng đại











17

CHƢƠNG 1: NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN CHƢƠNG VÀ TRUYỆN NGẮN
HIỆN ĐẠI VIẾT VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ
1.1. Nhân vật ngƣời phụ nữ trong văn chƣơng Việt Nam qua các thời đại
1.1.1. Người phụ nữ trong văn học trung đại
Ngƣời phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ Trƣớc thế kỉ XVI, nhân
vật phụ nữ đã thoáng hiện trong các tác phẩm văn xuôi tự sự cũng nhƣ trong thơ ca. Đó là

hình ảnh những vị anh hùng dân tộc, nhƣ Bà Trƣng, Bà Triệu: họ sống thì đánh giặc, chết
thì hoá thành phúc thần tiếp tục giúp dân giúp nƣớc; hoặc các nhân vật khác nhƣ Mị Châu
trong Mị Châu, Trọng Thuỷ, công chúa Tiên Dung trong Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, nàng
quận chúa A Kim trong Truyện Hà Ô Lôi … Trong lĩnh vực thơ ca, ta cũng thấy có một số
bài, hoặc ngâm vịnh về nhân vật lịch sử nhƣ các bài Vịnh Mị Ê, Vịnh nàng Điêu Thuyền,
Vịnh Chiêu Quân, hoặc các bài nói về nỗi buồn thƣơng của các thiếu phụ, kẻ thì bị tình
duyên dang dở nhƣ bài Chức Nữ nhớ Ngưu Lang, Tiên tử mong Lưu Nguyễn, Hoàng giang
điếu Vì Nương… Tuy nhiên, ở giai đoạn này, nhân vật phụ nữ chƣa trở thành đối tƣợng
quan tâm chính của văn học mà chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ trong văn xuôi lịch sử, trong thần
phả, trong truyện dân gian, hoặc trong các bài thơ điếu.
Đến thế kỉ XVI, đặc biệt là thế kỉ XVIII, phụ nữ đã trở thành một trong những đề tài
lớn của văn học. Các thể loại văn học đều đều xoay quanh việc phản ánh số phận ngƣời phụ
nữ. Vì vậy, trong văn học giai đoạn này, hình tƣợng ngƣời phụ nữ hiện lên một cách khá
đầy đủ, toàn vẹn và trên nhiều bình diện. Về văn xuôi, các tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài
phụ nữ có Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (nửa đầu thế kỉ XVI), Truyền kì tân phả của
Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), Kiến văn lục của Vì Trinh (1759 – 1828),… Truyện Nôm
cũng có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài này, nhƣng tiêu biểu hơn cả là các truyện Tống
Trân – Cúc Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa, Quan Âm Thị Kính,… Thơ ca viết về phụ nữ, nổi
bật là thơ của Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Du … ngoài ra còn có những tác phẩm dài hơi nhƣ
18
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của
Nguyễn Gia Thiều,…
Nói tóm lại, từ thế kỉ XVI đến đầu thỊ kỉ XIX, trong các thể loại văn học, thơ ca cũng
nhƣ văn xuôi tự sự, tác phẩm viết bằng chữ Hán cũng nhƣ viết bằng chữ Nôm,… dƣờng nhƣ
nở rộ đề tài viết về ngƣời phụ nữ và hình tƣợng phụ nữ nổi bật lên với hai nét cơ bản, đó là:
1.1.1.1. Phụ nữ - hiện thân của cái đẹp.
Nhân vật phụ nữ, ở thể loại tự sự hay trữ tình trong văn học trung đại, thƣờng đẹp cả
ngƣời lẫn nết, ít thấy có hiện tƣợng “xấu ngƣời đẹp nết” nhƣ trong văn học dân gian. Chính
vì thế, các nhân vật chính diện là những phụ nữ trong văn học từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ
XIX hầu hết có sự hài hoà giữa cái đẹp về hình thức với cái đẹp về tâm hồn. Những cô gái

bƣớc vào văn học giai đoạn này đều là những giai nhân tuyệt thế: Chị em Thuý Vân và
Thuý Kiều thì rõ ràng là khuôn mẫu của sắc đẹp: “ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,/ Hoa ghen
thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Sắc đẹp của ngƣời cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đã đến
mức siêu phàm: “Chìm đáy nƣớc cá lừ đừ lặn,/ Lửng lƣng trời nhạn ngẩn ngơ sa”. Hồ Xuân
Hƣơng còn muốn vĩnh hằng hoá sắc đẹp của ngƣời con gái trong bài thơ Đề tranh tố nữ:
“Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh”.
Tuy nhiên, sắc đẹp của đa số nhân vật nữ trong văn học giai đoạn này thƣờng gắn
liền với một phần phẩm chất không thể thiếu đƣợc, đó là tài. ở họ, sắc và tài tạo thành một
cặp đặc điểm không tách rời nhau. Theo quan niệm của các tác giả văn học trung đại, tài
gồm bốn mặt sau đây: cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Có thể coi Thuý Kiều của
Nguyễn Du là nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất nói trên. Tiếng đàn của nàng làm cho Kim
Trọng phải “ngơ ngẩn sầu”, làm cho Thúc Sinh “cũng tan nát lòng” và làm cho Hồ Tôn
Hiến “nhăn mày, rơi châu”. Tài làm thơ của Kiều nhanh đến khó mà tƣởng tƣợng nổi: “Tay
tiên một vẫy đủ mƣời khúc ngâm” rồi “Tay tiên gió táp mƣa sa” …
19
Tuy vậy, ca ngợi tài và sắc của ngƣời phụ nữ không phải là mục đích của tác gia văn
học thế kỉ XVI - đầu XIX. Tài và sắc chỉ là một phƣơng diện của cái đẹp và làm nền để bộc
lộ bản chất của cái đẹp: Đẹp nết.
Trong văn học Trung đại, khi nói đến đẹp nết là ta đã đề cập tới phạm trù đạo đức.
Văn học dân gian cho rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nƣớc sơn/ Xấu ngƣời đẹp nết còn hơn đẹp
ngƣời.” Nhƣng trong văn học viết lại không hề có sự đối lập giữa hình thức (xấu ngƣời) với
nội dung (đẹp nết). Hình thức và nội dung thƣờng có sự hoà quyện sóng đôi. Vì thế, ở các
truyện truyền kì cũng nhƣ truyện Nôm, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân vật phụ nữ luôn
toát lên một phẩm chất cao đẹp: đức hi sinh, lòng vị tha và tấm tình chung thuỷ. Hồ Xuân
Hƣơng đã hình tƣợng hoá thủy chung, son sắc của ngƣời phụ nữ trong bài thơ thất ngôn tứ
tuyệt Bánh trôi nước. Dù cuộc đời có bị vùi dập “bảy nổi ba chìm” thì “tấm lòng son” của
ngƣời phụ nữ vẫn đƣợc giữ gìn trọn vẹn. Đó là nét nổi bật thứ nhất về hình tƣợng ngƣời phụ
nữ trong văn học Việt Nam thế kỉ XVI - đầu XIX.
1.1.1.2. Phụ nữ - hiện thân của số phận bi thương

Thời phong kiến, cả nƣớc Việt chìm trong những ràng buộc, lễ giáo khắc nghiệt tối
tăm. Và vô hình chung, số phận của ngƣời phụ nữ cũng không thể nào vƣợt ra khỏi ranh
giới của hoàn cảnh xã hội. Trong văn chƣơng, họ hiện lên là những kiếp ngƣời nhỏ nhoi, bất
hạnh, và trớ trêu thay, dƣờng nhƣ càng đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự
chèn ép, bất công. Nhƣ một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”,
“tài tử đa cùng”. Ngƣời phụ nữ, họ đều ý thức sâu sắc về bất hạnh của bản thân, nỗi đau
đớn đến tận cùng bởi cảm giác mất mát hạnh phúc và sự khát khao hạnh phúc cháy bỏng,
nhƣng đáp lại họ chỉ là những nỗi đau chồng chất, những bất hạnh triền miên. Đó là số phận
đau đớn của nàng Vũ Nƣơng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ,
nàng đã phải dùng cái chết để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình. Giá nhƣ cái xã
hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của ngƣời phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện
đáng tiếc này đã không xảy ra. Ngƣời cung nữ xinh đẹp, tài hoa trong Cung oán ngâm khúc
của Nguyễn Gia Thiều, nàng khát khao hạnh phúc thì bị nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn
mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u. Rồi cả nàng
20
Kiều của Nguyễn Du nữa, liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên
(thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: "Thân lƣơn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh bạch
từ sau xin chừa!". Thậm trí cả một Hồ Xuân Hƣơng khát khao hạnh phúc mãnh liệt mà trọn
đời ngao ngán bởi phận “làm lẽ”, “Chém cha cái kiếp chồng chung/ Kẻ đắp chân bông kẻ
lạnh lùng”… Rồi trên thi đàn Việt Nam lúc ấy, còn biết bao ngƣời phụ nữ cũng cùng một số
phận nhƣ vậy khiến Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc phải đau đớn mà thốt lên:“Đau đớn
thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Hai câu thơ cất lên trong hoàn
cảnh mà con ngƣời bị cƣơng tỏa bởi “vòng kim cô” của lễ giáo phong kiến, của những “tam
tòng tứ đức”… Ngƣời phụ nữ càng đẹp, càng tài, càng lắm bất hạnh, khổ đau. Nguyên nhân
vì đâu thì vào cái thời đại ấy chƣa có câu trả lời. Và do đó mà câu thơ của Nguyễn Du chính
là khúc “bạc mệnh” tấu lên cho mọi “kiếp hồng nhan”.
Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời xƣa không đƣợc coi trọng, không có đƣợc cơ hội
phát triển ngang tầm với phát triển của xã hội, là hình bóng sau lƣng ngƣời chồng tuy nhiên
cũng có một số trƣờng hợp với tài năng và sự nỗ lực của mình họ đã khẳng định cá tính bản
thân và ghi dấu trong lịch sử và đƣợc nhiều đời truyền tụng, nhƣ: Nữ sĩ Đoàn Thị

Điểm (1705-1746) ngƣời tỉnh Bắc Ninh, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ rất giỏi thơ văn; Nữ sĩ Hồ
Xuân Hƣơng (1780-1820) có tài thơ văn cả về chữ Nôm và chữ Hán; Bà Huyện Thanh
Quan (Đầu thế kỷ 19) …, các tài nữ này cũng đã cất cao tiếng nói chia sẻ, đồng cảm với
những ngƣời phụ nữ cùng cảnh ngộ “Bảy nổi ba chìm với nƣớc non”, mặt khác họ cũng
muốn đòi hỏi một sự trân trọng với những mong muốn chính đáng của ngƣời phụ nữ, thậm
trí là sự phản kháng, khiêu khích với cả những đấng mày râu “Ví đây đổi phận làm trai
đƣợc/ Thị sự anh hùng há bấy nhiêu?” Tuy nhiên, mảng đề tài này mới chỉ xuất hiện với
tính chất tự phát, hơn nữa lại luôn gặp phải sự kìm chế của xã hội phong kiến nên chƣa thể
tạo thành một dấu ấn riêng hay một dòng văn học đƣợc.
1.1.2. Người phụ nữ trong văn học đầu thế kỉ XX
Thế kỉ XX là thế kỉ của nền văn học hiện đại. Thế kỉ XX cũng là thế kỉ mà lịch sử
dân tộc Việt Nam có nhiều biến động và xáo trộn lớn lao. Từ những năm đầu thế kỉ XX đến
21
cách mạng tháng 8/ 1945, trong tình trạng một cổ hai tròng, thực dân phong kiến, cơ cấu xã
hội Việt Nam cũng có nhiều biến đổi sâu sắc, có nhiều thành phố, thị trấn xuất hiện; có
nhiều giai cấp, tầng lớp mới: công nhân, thợ thủ công, thƣơng nhân …; có một lớp công
chúng có đời sống tinh thần, thị hiếu mới đƣợc hình thành. Đáng chú ý là chữ quốc ngữ
đƣợc phổ biến rộng rãi.
Cũng trong điều kiện xã hội thực dân nửa phong kiến, văn hóa Việt Nam đã dần thoát
khỏi ảnh hƣởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, dần mở rộng tiếp xúc với văn hóa
phƣơng Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới đã gây tác động, ảnh hƣởng
lớn tới ý thức, tâm hồn ngƣời cầm bút. Tất cả khiến cho nền văn học Việt Nam có nhiều đổi
mới theo hƣớng hiện đại hoá. Đồng thời hình thành hai bộ phận (công khai và hợp pháp) và
phân hóa thành nhiều xu hƣớng (lãng mạn, hiện thực) vừa đấu tranh vừa bổ xung cho nhau
để cùng phát triển.
Năm 1925 Hoàng Ngọc Phách trình tiểu thuyết Tố Tâm, tác phẩm này đã mở đầu
cho phƣơng pháp miêu tả thế giới nội tâm con ngƣời - đặc biệt là ngƣời phụ nữ - thật sâu
sắc và tinh tế sau này. Tố Tâm ghi lại mối tình say đắm của Tố Tâm và Đạm Thuỷ, một đôi
tài tử giai nhân trong giới thanh niên trí thức tiểu tƣ sản thành thị đƣơng thời. Dù biết Đạm
Thuỷ đã yên bề gia thất, biết tình yêu của mình là vô vọng nhƣng Tố Tâm vẫn yêu chàng

bằng cả trái tim mình. Nàng không ngần ngại bộc lộ rõ quan điểm yêu đƣơng rất mới mẻ
của mình “Em đã yêu anh thì không thể yêu ai đƣợc nữa, mà cũng không muốn yêu ai …
Đã không yêu thì không lấy vì sợ làm phiền một ngƣơi nam nhi nữa.” Mối tình của Tố Tâm
với Đạm Thuỷ cuối cùng cũng không thể vƣợt qua đƣợc khuôn khổ đạo đức của hai gia đình
phong kiến nhƣng sự hi sinh hết mình, không toan tính trong tình yêu của nàng thực sự là
một bài ca đẹp về tình yêu tự do. Ngoài Tố Tâm còn có những nhân vật khác trong Tự Lực
Văn Đoàn nhƣ Mai trong Nửa chừng xuân của Khái Hƣng, nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt
của Nhất Linh Những ngƣời phụ nữ này đòi hỏi quyền đƣợc yêu, đƣợc bình đẳng, chống
đối tƣ tƣởng đa thê và gia trƣởng trong các gia đình phong kiến.
Với dòng văn học hiện thực phê phán, chúng ta bắt gặp quan niệm: con ngƣời là sản
phẩm, là tiêu bản của hoàn cảnh, khi phân tích, mổ xẻ con ngƣời, các nhà văn đã khám phá
22
những tác động của hoàn cảnh đối với con ngƣời. Tuy nhiên quan niệm đó đƣợc thể hiện ở
những cấp độ rất khác nhau đối với từng tác giả. Ngô Tất Tố vốn xuất thân là một nhà Nho,
lại thấm nhuần đạo đức truyền thống của dân tộc, nên hình ảnh nhân vật nữ nổi tiếng của
ông – chị Dậu vừa mang cái nhìn hiện thực, đồng thời lại vẫn mang dấu ấn của cái nhìn về
ngƣời phụ nữ trong văn học dân gian "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" và văn học
trung đại. Còn những nhà văn chịu ảnh hƣởng của luồng văn hóa mới nhƣ Nam Cao, quá
trình sáng tác của ông giống nhƣ một cuộc hành trình đi tìm kiếm, khám phá vẻ đẹp còn
tiềm ẩn, còn sót lại trong con ngƣời. Ông quan niệm: “Cái bản tính tốt của con ngƣời ta
thƣờng bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ, che lấp mất” (Đời thừa) và với nguyên tắc
“cố tìm hiểu họ”, Nam Cao đã phát hiện đƣợc ra những phẩm chất tốt đẹp của những ngƣời
phụ nữ - nhƣ nhân vật Nhu trong Ở hiền, Dần trong Một đám cưới, Thị Nở trong Chí Phèo
Ngƣời phụ nữ trong giai giai đoạn lịch sử này đƣợc tái hiện trong văn học với một số
phận nghèo khổ, đáng thƣơng khiến cho ngƣời đọc không khỏi xót xa, đồng cảm … Song ta
cũng khâm phục họ bởi một trái tim nhân ái, vị tha …
Trong những năm đầu thể kỉ XX các nữ văn sĩ hầu nhƣ vẫn còn vắng bóng trên văn
đàn. Sáng tác của nữ văn sĩ còn dừng lại ở những con số rất khiêm tốn. Một trong những
nguyên nhân cắt nghĩa hiện tƣợng này là dƣới chế độ phong kiến hà khắc, ngƣời phụ nữ
không thể có điều kiện tham gia lao động sáng tạo nghệ thuật. Những quy định ngặt nghèo

theo quan niệm đạo đức Nho giáo đã ràng buộc ngƣời phụ nữ với bổn phận gia đình. Nhà
thơ Anh Thơ từng tâm sự: “Từ bé, bố tôi đã cấm tôi làm thơ. Theo cách nghĩ của bố tôi, con
gái có một chút tài thì mệnh thƣờng bạc, vì thế ông đã tìm mọi cách để ngăn cản” (Anh Thơ,
Từ bến sông Thƣơng tới bến Đồng Nai, Tạp chí Văn học số 7/ 2002). Vì thế, đƣợc giao cảm
với đời, với thế giới bên ngoài càng ngày càng trở thành một niềm khao khát của ngƣời phụ
nữ, nhất là đối với những ngƣời phụ nữ có thiên hƣớng sáng tạo.
Tuy nhiên so với thể kỉ trƣớc thì trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, ngƣời phụ
nữ cũng đã phần nào có tiếng nói trên văn đàn, trên các diễn đàn báo chí nhƣ: Nữ giới
chung, Phụ nữ thời đàm, Phụ nữ Tân văn … Ngay từ những năm hai mƣơi, các bài viết Văn
23
học với nữ tính, Phụ nữ đối với văn học, Nền văn học của phụ nữ Việt Nam … Trên tờ Phụ
nữ tân văn đã lên tiếng đấu tranh cho sự bình quyền của giới nữ trong văn học. Thời kì này
tiếng nói của các nhà văn nữ đối với văn học chủ yếu là ở lĩnh vực thơ ca. Còn trong văn
xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng thì sự hiện diện của các nhà văn nữ còn quá ít ỏi và
chƣa thực sự có tiếng vang. Tuy nhiên cũng phải kể đến các tên tuổi nhƣ Anh Thơ, Đạm
Phƣơng Nữ Sử và Mộng Sơn, các chị đƣợc xem là những ngƣời có công đầu cho mảng sáng
tác văn xuôi của phụ nữ thời kì trƣớc cách mạng tháng tám. Trong sáng tác của các chị chủ
yếu là bật lên tiếng nói đấu tranh cho sự bình đẳng giới ở góc độ của ngƣời phụ nữ với
những thấu hiểu và cảm thông. Dù sáng tác của các nhà văn nữ thời kì này còn quá nhiều
khiêm tốn nhƣng có ý nghĩa quan trọng và là tiền đề cho sự phát triển của văn xuôi nữ sau
này.
1.1.3. Người phụ nữ trong văn học từ 1945 đến 1975
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân
tộc. Cùng với sự thay đổi của lịch sử, và sự đi lên của đất nƣớc, cách nhìn nhận, mô tả về
con ngƣời của các nhà văn thời kì này có sự chuyển biến rõ rệt. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ
không còn là những nhân vật chịu nhiều bất hạnh vì bị xã hội cũ vùi dập, không còn là
những ngƣời phụ nữ “nổi loạn” đòi bình đẳng nhƣ trong các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn
nữa. Con ngƣời Việt Nam thời kì này là “con ngƣời mới”, “con ngƣời cộng đồng” gắn liền
với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy các nhân vật nữ đều đƣợc xây dựng theo cảm
quan: con ngƣời cộng đồng. Họ là những “o du kích nhỏ gƣơng cao súng", những "ngƣời

mẹ cầm súng", những "ngƣời con gái Việt Nam"
Trong hoàn cảnh 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945 – 1975) có thể nói âm
hƣởng chính của văn học là giọng điệu hào sảng, giàu tính chiến đấu đƣợc viết ra từ cảm
hững ngợi ca, cảm hững lãng mạn cách mạng, văn học trở thành tấm gƣơng phải chiếu dấu
ấn của cả một thời kì đấu tranh anh dũng giành độc lập của cả dân tộc. Và tất cả con ngƣời
của thời cuộc chiến tranh đều nhìn nhận mọi việc từ góc độ chính trị. Con ngƣời nói chung
cũng nhƣ ngƣời phụ nữ nói riêng chƣa thực sự trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Người mẹ cầm súng của
Nguyễn Đình Thi … là những tác phẩm tiêu biểu của thời kì này. Với Rừng xà nu, ta bắt
24
gặp Mai, Dít là những ngƣời phụ nữ tiêu biểu của núi rừng Tây Nguyên, của miền Nam, của
cả nƣớc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Đến với tác phẩm Người mẹ cầm
súng, ta không khỏi ngỡ ngàng, khâm phục đức hi sinh, lòng bao dung, quả cảm của những
ngƣời mẹ cầm sung nhƣ chị Út Tịch … Tất cả đều là những ngƣời con kiên trung của Tổ
quốc, làm rạng danh cho đất Việt anh hùng…
Có thể nói trong giai đoạn lịch sử này của dân tộc, đội ngũ các nhà văn nữ đã có mặt
ở nhiều nơi trên suốt dọc dài đất nƣớc để ghi lại một cách chân thực bức tranh của đời sống
trong những năm chiến tranh. Để có đƣợc những sáng tác ghi dấu ấn của cả một thời kì các
nhà văn đã phải trả bằng máu. Nhà văn nữ Dƣơng Thị Xuân Quý vĩnh viễn nằm lại trên
mảnh đất Duy Xuyên. Những nỗ lực sáng tạo của các nhà văn đã đƣợc ghi nhận bằng những
tác phẩm đƣợc đánh giá tốt. Tiểu thuyết Giận nhau (1945) của Mộng Sơn đạt giải thƣởng
văn nghệ do Hội liên hiệp phụ nữ. Cái hom giỏ (1959) của Vũ Thị Thƣờng – cây bút tiêu
biểu về đề tài nông thôn miền Bắc trong những năm 60 – đạt giải cuộc thi truyện ngắn của
Tạp chí Văn nghệ. Chiếc nơ đỏ của Bích Thuận nhận đƣợc giải ba cuộc thi Báo văn nghệ
1968. Nhiều nhà văn nữ đã trƣởng thành nhanh chóng từ các phong trào sáng tác, từ những
đợt đi thực tế ở chiến trƣờng, ở nông thôn, nhà lá.
Đội ngũ các nhà văn nữ thời kì 1945 – 1975 đã có những đóng góp nhất định cho nền
văn xuôi chống Mĩ nói chung và cho thể loại truyện ngắn nói riêng ở thời kì này. Vốn sống
đƣợc mở rộng từ những trải nghiệm qua những lần đi thực tế trên các công trƣờng, nhà máy,
xí nghiệp đến chiến trƣờng, đề tài sáng tác trở nên phong phú. Đối tƣợng họ quan tâm nhiều

đến vẫn là những ngƣời phụ nữ, những ngƣời vợ, ngƣời mẹ, những nữ chiến sĩ, những cô
gái giao liên, thanh niên xung phong với những tâm tƣ và việc làm cụ thể. Trên những trang
viết của các chị luôn hiện lên hình ảnh của những cô gái giao liên chịu đựng gian khổ trong
những điều kiện khắc nghiệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tập truyện Hoa rừng của Dƣơng
Thị Xuân Quý), là sự đổi đời của những cô gái giàu ý chí và nghị lực cùng với những
chuyển biến trong tình cảm và lẽ sống. Sao Mai, Ở Thành phố bờ biển của Nguyễn Thị Nhƣ
Trang viết về những ngƣời phụ nữ giỏi việc nƣớc đảm việc nhà, hay trong Những người
thân yêu của Nguyễn Thị Cẩm Thạch … Qua sáng tác của mình, các chị đã tạo dựng đƣợc
những gƣơng mặt nữ của lớp nhà văn chống Pháp và chống Mĩ. Nửa sau thế kỉ XX, nhất là
25
từ những năm 60 thì các nhà văn nữ đã trở thành một lực lƣợng, một đội ngũ có chỗ đứng
trên văn đàn. Một lực lƣợng chƣa thể nói là thực sự đông đảo nhƣng rất có ý nghĩa ở thời
điểm đó. Để rồi, cùng với khoảng thời gian mƣời năm sau chiến tranh – giai đoạn tiền đề
cho thời kì đổi mới – là sự bùng nổ về số lƣợng tác giả, tác phẩm, sự thay đổi về chất khiến
cho truyện ngắn nữ mang những sắc thái mới.
1.1.4. Người phụ nữ trong văn học đương đại
Chiến tranh kết thúc. Cuộc sống trở lại với quy luật bình thƣờng của nó. Đây cũng là
lúc con ngƣời phải đối mặt với những thay đổi, biến động xã hội sau nhiều năm chiến tranh.
Sau chiến tranh là khoảng thời gian để cho các nhà văn nhìn nhận lại tất cả các vấn đề một
cách sâu sắc và khách quan hơn. Chất thi vị sử thi nay đã dần nhƣờng chỗ cho chất hiện
thực, tỉnh táo. Và một lần nữa quan niệm nghệ thuật về con ngƣời nói chung và ngƣời phụ
nữ nói riêng đƣợc đƣa ra để lí giải, xem xét. Đất nƣớc bƣớc sang một thế kỉ mới, xã hội
đang có sự thay đổi từng ngày, từng giờ và cái nhìn về cuộc sống cũng khác trƣớc, điều đó
đòi hỏi ở các nhà văn một cái nhìn sâu sắc đầy xác thực về con ngƣời mới mong có những
kiến giải có ý nghĩa về cuộc sống và xã hội, Con ngƣời cũng nhƣ ngƣời phụ nữ giờ đây
đƣợc khám phá, biểu hiện ở nhiều chiều, nhiều tầng bậc trong những mối quan hệ vốn có
của nó. Thích ứng với môi trƣờng, hoàn cảnh của thời đại, con ngƣời trong văn học giai
đoạn này năng động hơn, hiện đại hơn, bản lĩnh và quyết đoán hơn, dám làm dám chịu, có
tri thức và đặc biệt là ngƣời phụ nữ đƣợc đánh giá cao hơn trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó,
ngƣời phụ nữ giờ đây cũng đƣợc đặt vào nhiều trạng huống phức tạp trong đời sống bản

năng cũng nhƣ đời sống tâm linh. Nhiều vấn đề trƣớc đây chƣa ít có điều kiện đề cập đến thì
giờ đây đƣợc công nhiên mổ xẻ, khơi sâu. Trong nhiều tác phẩm, yếu tố vô thức, nhục thể,
tính dục của ngƣời phụ nữ đƣợc đề cao hoặc trở thành tiêu điểm. Xuất hiện nhiều kiểu nhân
vật mới nhƣ nhân vật dị biệt, bản năng, tha hóa, ngƣời điên hay kẻ lạc loài … xuất hiện
ngày càng nhiều. Khi đời sống xã hội trở nên phức tạp thì mỗi giá trị cũng bị lung lay, nó
ghi đậm dấu ấn của cơn khủng hoảng niềm tin của con ngƣời khiến con ngƣời trở nên méo
mó, bi kịch và đáng thƣơng hơn bao giờ hết.
Văn xuôi Việt Nam từ thời kì đổi mới đến nay tràn ngập nhân vật phụ nữ. Chƣa bao
giờ nhân vật phụ nữ dành đƣợc sự quan tâm lớn của đông đảo ngƣời cầm bút nhƣ hôm này,

×