Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thảo luận môn tâm lý quản lý: Tình huống giám đốc bảo tàng và các vấn đề tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.53 KB, 3 trang )

MỘT GIÁM ĐỐC BẢO TÀNG MỚI KHÔNG QUAN
TÂM ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ HÀNH CHÍNH.
1, Người ta nghĩ gì về việc đề bạt ông giám đốc mới và cách tiếp cận công việc
của ông ta?
• Việc đề bạt ông Jean Lause(JL) là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý vì 1 số yếu
tố sau:
+ 7 năm kinh nghiệm làm phó giám đốc bảo tàng => là người nắm rõ cách thức
làm việc cũng như nhân sự của bảo tàng.
+ Nổi tiếng trong giới nghệ sĩ và có nhiều mối quan hệ => tài năng ngoại giao
+ Là tác giả của nhiều bài báo => kiến thức chuyên môn giỏi
+ Biệt tài tổ chức hội nghị và thuyết minh triển lãm.
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1 số những quan ngại:
+ Những yếu tố trên chưa chứng tỏ được khả năng quản lý của JL (lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo, kiểm tra )
+ Chưa đánh giá được 1 số kỹ năng cơ bản cần thiết của người lãnh đạo : Tâm lý,
quản lý sự thay đổi
• Cách thức tiếp cận công việc:
- Tổ chức thi tuyển Phó giám đốc: Hoàn toàn hợp lý vì nhân sự viện bảo tàng
không có ai đảm nhiệm được vị trí này. Tuy nhiên, việc thi tuyển diễn ra trong thời
gian dài nhưng không mang lại kết quả mong đợi => không tuyển được PGĐ mới
=> JL chưa có sự chuẩn bị kỹ càng cho sự thăng tiến của bản thân.
- Tổ chức triển lãm (thể hiện năng lực bản thân) => ý tưởng tốt nhưng cách thức
không đạt.
- Hoàn toàn không quan tâm đến công việc nào khác ngoài việc xin cấp giấy phép
và tập hợp các tác phẩm nổi tiếng
- Không theo sát, nắm bắt tình hình và kiểm tra các hoạt động trong quá trình thực
hiện => không có phương án dự phòng kịp thời cho các trường hợp bất ngờ xảy ra.
- Thực hiện trao quyền cho người không đủ năng lực.
2, Người ta có thể nói gì về vai trò của cô thư ký
- Có trách nhiệm, nhanh nhẹn, hoạt bát và có năng lực chuyên môn giỏi
- Kinh nghiệm 16 năm làm việc cho bảo tàng, hiểu rõ về tình hình hoạt động của


bảo tàng.
3, Người ta có thể có nhận xét gì về công tác tổ chức triển lãm của Giám đốc JL,
đặc biệt về:
- Lập kế hoạch
- Phân công nhiệm vụ
- Tổ chức nhân sự
• Lập kế hoạch: Quy trình lập kế hoạch là quan trọng nhất. Tuy nhiên, quy
trình này đã không được JL thực hiện đúng. Ông không hề quan tâm đến quá
trình thực hiện mà chỉ quan tâm đến việc đầu tiên là xin giấy phép và thu
thập các bức tranh.
Tiếp theo, ông đã không có đủ nguồn lực để tổ chức (nhân lực). Không sắp
xếp được người nào làm ở bộ phận nào, phụ trách công việc gì mà lại giao
toàn bộ cho cô thư ký.
• Phân công nhiệm vụ: => toàn bộ công việc sẽ do cô thư ký đảm nhiệm
• Tổ chức nhân sự:
+ Không triệt để trong quá trình tìm nhân sự (PGĐ mới)
+ Quá ham mê kinh doanh mà không quan tâm biết đến việc nào làm trước việc
nào làm sau=> phó mặc bảo tàng trong trạng thái thiếu hụt nhân sự trầm trọng.
+ Không có mối liên hệ, quan tâm đến cấp dưới.
4, Có thể nhận xét gì về phản ứng của các quan chức trước thái độ của JL
- Quan chức vô cùng thất vọng và lo lắng trước thái độ và cách thức làm việc của
ông giám đốc mới. Điều này là hoàn toàn có nguyên do: Trước đó khi đề bạt JL,
các vị chỉ quan tâm đến kiến thức chuyên môn và tài ngoại giao của JL. Điều này
là vô cùng đúng đắn và cần thiết tuy nhiên lại chưa đủ. JL còn thiếu rất nhiều kĩ
năng cơ bản cho 1 nhà quản lý.
5, Đưa ra lời khuyên cho tình huống
- Ngay khi mới tiếp quản vị trí giám đốc, JL ngay lập lức phải tìm hiểu cơ cấu nhân
sự của Bảo tàng. Khi chưa có PGĐ, cần gấp rút ngay tìm bằng được cho mình 1
người trợ thủ trong công việc.
- Sau khi tìm được PGĐ mới, công việc sẽ do người PGĐ này chỉ đạo và điều

hành. Cô thư ký chỉ là người phụ giúp chuyên môn về giấy tờ hành chính. Jean
Lause sẽ là người theo dõi và thường xuyên kiểm tra tiến độ cũng như chất lượng
công việc.
- Trong quá trình làm việc, luôn luôn phải theo sát động viên và quan tâm đến nhân
viên của mình.

×