Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thành phần thiên địch của sâu hại ngô, đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ cánh cộc (paederus fuscipes curtis) trên ngô năm 2013 2014 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.04 MB, 83 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HATSADA VIRACHACK



THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI NGÔ,
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ CÁNH CỘC
(Paederus fuscipes Curtis)
TRÊN NGÔ NĂM 2013 - 2014
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HATSADA VIRACHACK


THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI NGÔ,
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ CÁNH CỘC
(Paederus fuscipes Curtis)
TRÊN NGÔ NĂM 2013 - 2014
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI


CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 60.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH CHIẾN



HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được

cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Hatsada VIRACHACK










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các thầy, cô và cán bộ
của Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Ban Quản lý Đạo tạo, Ban Giám
hiệu; Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Đình Chiến đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện thành công đề tài
luận văn thạc sĩ này.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tôi cũng đã nhận được sự động viên,

đóng góp, quan tâm tận tình của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những sự
giúp đỡ quý báu này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Hatsada VIRACHACK






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục đích 3
1.2.2. Yêu cầu 3

1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 5
2.2.2. Những nghiên cứu về sâu hại ngô. 8
2.2.3. Những nghiên cứu về thành phần thiên địch trên ngô 9
2.2.4. Những nghiên cứu về loài Paederus fuscipes Curtis. 11
2.3. Những nghiên cứu trong nước 13
2.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam. 13
2.3.2. Những nghiên cứu về sâu hại ngô. 16
2.3.3. Những nghiên cứu về thành phần thiên địch trên ngô 18
2.3.4. Những nghiên cứu về loài Paederus fuscipes Curtis. 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tượng nghiên cứu 23
3.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 23
3.2.1. Vật liệu 23
3.2.2. Dụng cụ nghiên cứu 23
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
3.3.1. Địa điểm 23
3.3.2. Thời gian nghiên cứu 24
3.4. Nội dung nghiên cứu 24
3.5. Phương pháp nghiên cứu 24
3.5.1. Điều tra xác định thành phần thiên địch của sâu hại trên ngô năm 2013
tại Gia Lâm, Hà Nội. 24

3.5.2. Phương pháp điều tra mức độ hại của rệp muội ngô
Rhopalosiphum maydis 25
3.5.3. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ bọ cánh cộc P. fuscipes 26
3.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ cánh cộc P. fuscipes 26
3.5.5. Xác định sức ăn rệp muội của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis 28
3.6. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 29
3.7. Phương pháp xử lý số liệu 29
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Thành phần sâu hại ngô và thiên địch của chúng, mức độ phổ biến
vụ thu đông 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội 30
4.1.1. Thành phần sâu hại ngô vụ thu đông năm 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội 30
4.1.2. Thành phần bắt thiên địch mồi của sâu hại ngô vụ thu đông năm
2013 tại Gia Lâm, Hà Nội 33
4.2. Diễn biến mật độ loài bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis và rệp
muội Rhopalosiphum maidis trên ngô năm 2013 - 2014 38
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.2.1. Diễn biến mật độ bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis trên ngô vụ
thu đông 2013 tại 3 xã Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng xá 38
4.2.2. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis Fitch, chỉ
số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ thu đông 2013 40
4.2.3. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis Fitch, chỉ
số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân 2014 42
4.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis 46
4.3.1. Đặc điểm hình thái của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis 46
4.3.2. Đặc điểm sinh học của bọ cánh cộc loài Paederus fuscipes Curtis 51
4.4. Sức ăn của bọ cánh cộc P. fuscipes với vật mồi là rệp muội ngô và
sâu đục thân ngô 58
4.4.1. Sức ăn rệp ngô của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis 58

4.4.2. Sức ăn sâu đục thân ngô tuổi 1 của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis 61
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
5.1. Kết luận 62
5.2. Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 68


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

Thứ tự Tên bảng Trang


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới giai đoạn 1961-2010 6
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của một số nước thế giới
năm 2010 7
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1975 – 2010 15
Bảng 4.1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại ngô vụ thu đông
năm 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội 30
Bảng 4.2 Tỷ lệ các họ và loài sâu hại trên ruộng ngô vụ thu đông 2013
tại Gia Lâm, Hà Nội 32
Bảng 4.3. Thành phần thiên địch trên ngô 2013 tại Gia Lâm,Hà Nội 33
Bảng 4.4 Tỷ lệ các họ và loài thiên địch trên ruộng ngô 2013 tại Gia
Lâm, Hà Nội 35
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ Bọ cánh cộc P. fuscipes tại 03 xã của huyện
Gia Lâm vụ thu đông 2013 38
Bảng 4.6. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis Fitch, chỉ

số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ thu đông 2013 40
Bảng 4.7. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis Fitch,
chỉ số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân 2014 42
Bảng 4.8. Mỗi tương quan giữa mật độ bọ cánh cộc và chỉ số rệp ngô tại
xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ thu đông 2013 45
Bảng 4.9. Kích thước các pha phát dục của P. fuscipes 51
Bảng 4.10. Thời gian phát dục các pha của bọ cánh cộc P. fuscipes 51
Bảng 4.11. Nhịp điệu đẻ trứng của bọ cánh cộc P. fuscipes 53
Bảng 4.12. Tỷ lệ trứng nở của bọ cánh cộc P. fuscipes 55
Bảng 4.13. Tỷ lệ giới tính của bọ cánh cộc P. fuscipes ở điều kiện trong
phòng thí nghiệm 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 4.14. Tỷ lệ giới tính của bọ cánh cộc loài Paederus fuscipes Curtis thu
trên đồng ruộng ngô vụ thu đông 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội 57
Bảng 4.15. Sức ăn của ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cộc Paederus fuscipes
Curtis với các pha phát dục của rệp ngô 58
Bảng 4.16. Sức ăn của ấu trùng tuổi 2 bọ cánh cộc Paederus fuscipes
Curtis với các pha phát dục của rệp ngô 59
Bảng 4.17. Sức ăn của trưởng thành bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis
với các pha phát dục của rệp ngô 60
Bảng 4.18. Sức ăn của ấu trùng và trưởng thành bọ cánh cộc P. fuscipes
với sâu non đục thân ngô tuổi 1 61


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

Thứ tự Tên hình Trang

Hình 2.1. Các pha phát dục của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis 12
Hình 3.1. Bẫy hố thu bọ chân chạy 25
Hình 4.1. Một số hình ảnh về thiên địch trên ngô tại Gia Lâm, Hà Nội 37
Hình 4.2. Diễn biến mật độ Bọ cánh cộc tại 03 xã của huyện Gia Lâm
vụ thu đông 2013 39
Hình 4.3. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis Fitch,
chỉ số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ thu đông 2013 41
Hình 4.4. Tỷ lệ (%) lá bị nhiễm rệp muội Rhopalosiphum maydis Fitch,
chỉ số rệp ngô tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội vụ xuân 2014 43
Hình 4.5. So sánh mức độ hại của rệp muội vụ thu đông 2013 với vụ
xuân 2014 44
Hình 4.6. Mối tương quan giữa chỉ số rệp (%) với mật độ loài bọ cánh
cộc vụ thu đông 2013 46
Hình 4.7. Trứng bọ cánh cộc P. fuscipes 47
Hình 4.8. Ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cộc P. fuscipes 48
Hình 4.9. Ấu trùng tuổi 2 bọ cánh cộc P. fuscipes 49
Hình 4.10. Pha nhộng bọ cánh cộc P. fuscipes 49
Hình 4.11. Trưởng thành đực và cái của bọ cánh cộc P. fuscipes 50
Hình 4.12. Nhịp điệu đẻ trứng của bọ cánh cộc P. fuscipes 54
Hình 4.13. Tỷ lệ trứng nở của bọ cánh cộc P. fuscipes 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô có tên khoa học là (Zea mays L.) là loại ngũ cốc quan trọng thứ
3 trên thế giới, cung cấp chất dinh dưỡng cho con người và động vật, đồng

thời là nguyên liệu cho các ngành sản xuất tinh bột, dầu, protein, đồ uống
chứa cồn, chất làm ngọt và gần đây là nhiên liệu, cây xanh được sử dụng để
làm thức ăn trong chăn nuôi. Tuy đứng thứ ba về diện tích gieo trồng, sau cây
lúa nước và lúa mỳ nhưng đứng đầu về năng suất và sản lượng.
Cây ngô góp phần nuôi sống 1/3 dân số thế giới, (theo Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA, 2010). Năm 2009 diện tích trồng ngô trên thế giới là 156,04
triệu ha, năng suất 5,18 tấn/ha và sản lượng đạt kỉ lục với 808,8 triệu tấn.
Theo dự báo của công ty Monsanto vào năm 2030 nhu cầu ngô thế giới tăng
81% so với năm 2000 từ 608 triệu tấn lên 1098 triệu tấn. Nhưng 80% nhu cầu
ngô tăng khoảng 266 triệu tấn tập trung ở các nước đang phát triển khoảng
10% tổng sản lượng thế giới. Vì vậy các nước đang phát triển phải tự đáp ứng
nhu cầu của mình trên diện tích ngô không tăng (CIMMYT, 2008). Theo dự
báo của Viện nghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế đến năm 2020 thì
nhu cầu sử dụng ngô tại các nước đang phát triển sẽ vượt quá nhu cầu so với
lúa mỳ và lúa nước.
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực thứ hai sau lúa nước, là cây trồng
quan trọng ở đồng bằng, trung du và miền núi về cả hai mặt. Ở Việt Nam
năng suất ngô tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong
suốt hơn 20 năm qua. Đến năm 2007, Việt Nam đạt diện tích 1.072.800 ha,
năng suất 39,6 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn (4.250.900 tấn), cao
nhất từ trước đến nay (Phạm Xuân Hà, 2007).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Do có nhiều chính sách thay đổi cơ cấu giống cây trồng của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, thay đổi giống cũ, đưa các giống Ngô lai mới có tiềm năng
năng suất cao, chịu thâm canh tốt vào sản xuất.
Với những ưu điểm vượt trội về tiềm năng năng suất, chịu thâm canh tốt,

nhưng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh các giống
ngô lai kém hơn so với giống cũ của địa phương đã trải qua quá trình chọn lọc
tự nhiên. Mặt khác nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện
thuận lợi của một số loài sâu bệnh gây hại nặng cho cây Ngô nói riêng và cho
ngành nông nghiệp nước ta nói chung.
Ngày nay cùng với sự thâm canh cao và việc sử dụng nhiều loại thuốc hóa
học làm thay đổi cân bằng tự nhiên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
các loài sâu hại trên ngô ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất
và chất lượng ngô. Trong các nguyên nhân đó không thể không nhắc tới các loài
sâu hại: sâu cắn lá ngô, sâu đục thân ngô, sâu xám, rệp ngô… Tuy nhiên phương
pháp mà người nông dân lưạ chọn không ngần ngại để phong trừ là phun thuốc hóa
học. Nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới một nền nông nghiệp sạch, bền vững,
trong đó biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là nòng cốt.Việc sử dụng các
loài thiên địch sẽ mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Do đó
nghiên cứu các loài thiên địch của sâu hại ngô ngày càng được quan tâm và chú
trọng, để từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ, khích lệ sự gia tăng của các loài thiên
địch trên đồng ruộng cũng như phát huy tối đa được hiệu quả phòng trừ của chúng
ngoài đồng ruộng. Thành phần thiên địch của sâu hại ngô có khá phong phú, loài có
vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trên ruộng ngô là bọ cánh cộc Paederus fuscipes
Curtis. Được sự đồng ý của Bộ môn Côn trùng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
chúng tôi thực hiện đề tài: “Thành phần thiên địch của sâu hại ngô, đặc điểm
sinh học, sinh thái của bọ cánh cộc (Paederus fuscipes Curtis) trên ngô năm
2013 - 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội’’.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích

Trên cơ sở điều tra xác định thành phần thiên địch của sâu hại ngô
đặc điểm sinh học, sinh thái và diễn biến mật độ của bọ cánh cộc Paederus
fuscipes Curtis trên ngô tại Gia Lâm, Hà Nội, từ đó đề xuất các biện pháp lợi
dụng bọ cánh cộc trong việc phòng chống sâu hại ngô một cách hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần thiên địch của sâu hại trên ngô năm
2013 tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Điều tra diễn biến mật độ của bọ cánh cộc loài Paederus fuscipes
Curtis trên ngô thu đông 2013, xuân 2014 tại Gia Lâm, Hà Nội
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của bọ cánh cộc loài Paederus
fuscipes Curtis (mô tả màu sắc, đo kích thước từng pha phát dục).
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ cánh cộc loài Paederus
fuscipes Curtis (thời gian phát dục các pha, sức đẻ trứng, thời gian sống, tỷ lệ
trứng nở, tỷ lệ đực cái …)
- Nghiên cứu về sức ăn của bọ cánh cộc loài Paederus fuscipes Curtis
trong phòng chống sâu hại trên ngô.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm những dẫn liệu khoa học nghiên cứu về đặc điểm sinh
học, sinh thái của bọ cánh cộc loài Paederus fuscipes Curtis như là một tác
nhân sinh học trong biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại trên cây ngô.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở đề xuất lợi dụng
bọ cánh cộc loài Paederus fuscipes Curtis là một trong những biện pháp sinh
học trong phòng trừ sâu hại trên cây ngô có hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Các giải pháp phòng chống sâu hại ngô theo hướng bền vững phải được
xây dựng trên cơ sở hiểu biết một cách khoa học về thành phần, số lượng và
các yếu tố ảnh hưởng đến tập hợp nhiều sinh vật chứ không phải của từng loài
sinh vật gây hại riêng rẽ. Những nghiên cứu về quần xã côn trùng trên cây
trồng nói chung và tập hợp thiên địch-sâu hại nói riêng trong sinh quần ruộng
ngô là rất quan trọng để xây dựng biện pháp phòng chống các loài sâu hại.
Tất cả các loài cây trồng nói chung, cây ngô nói riêng đều bị nhiều loài
sinh vật khác nhau phá hại, đây gọi là sinh vật gây hại cây trồng. Khi chúng
sinh trưởng và phát triển với mật độ cao gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới
cây trồng thì được gọi là dịch hại. Trong tự nhiên các sinh vật là kẻ thù của
dịch hại cây trồng thì được gọi là thiên địch, đây gọi là loài sinh vật sử dụng
dịch hại làm thức ăn vì vậy chúng không có hại đối với cây trồng. Trong sinh
quần nông nghiệp thì hai thành phần dịch hại và thiên địch luôn song song tồn
tại và không thể thiếu được, khi một trong hai thành phần này mất đi thì sẽ
gây mất cân bằng sinh thái đồng ruộng. Khả năng phát triển số lượng cá thể
trong quần thể từng loài cũng không giống nhau ngay cả trong cùng một loài
cũng khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào môi trường sinh thái mà chúng sinh
sống. Darwin (1859) đã viết: “ Số lượng trung bình của loài và ngay sự tồn tại
của loài đều phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố môi trường” (dẫn
theo Phạm Văn Lầm, 1995).
Với xu thế phát triển của nền nông nghiệp bền vững, việc phòng trừ sâu
hại bằng biện pháp sinh học, nghiên cứu các loài thiên địch bắt mồi trên cây
trồng nói chung, trên cây ngô nói riêng, là đối tượng để các nhà khoa học
quan tâm và đi sâu nghiên cứu loài P. fuscipes Curtis là loài bắt mồi có tác
dụng trong việc hạn chế số lượng sâu hại trên ngô.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5


Vì thế việc nghiên cứu về loài P. fuscipes Curtis trên cây ngô là vấn đề
cần thiết hiện nay. Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số dẫn liệu khoa
học cho việc tìm ra loài thiên địch bắt mồi mang lại hiệu quả cao trong phòng
trừ sâu hại trên cây ngô.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Năm 2000, năng suất ngô trung bình của thế giới đạt 4,3 tấn/ha, năm 2005 đạt
4,8 tấn/ha và đến năm 2009, diện tích trồng ngô thế giới đạt 156,04 triệu ha,
năng suất 5,2 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục với 808,8 triệu tấn (USA, 2010).
Mỹ là nước đứng đầu thế giới cả về diện tích, năng suất và sản lượng
ngô. Nhờ ứng dụng ngô lai vào sản xuất đại trà nên kết quả sản xuất ngô của
nước Mỹ liên tục tăng. Tiếp đến là Trung Quốc với diện tích 30,4 triệu ha,
năng suất đạt 5,1 tấn/ha và sản lượng đạt 155 triệu tấn. Các nước có năng
suất ngô cao là: Mỹ (10,34 tấn/ha), Argentina (8,33 tấn/ha), Canada (8,31
tấn/ha) (USDA,2010).
Hiện nay sản lượng ngô sản xuất ra ngày càng tăng và châu Á là nơi có
sản lượng ngô đứng đầu thế giới. Đi đầu là Trung Quốc với diện tích đứng thứ
hai thế giới chiếm 20% (2009) và Đông Nam Á đạt 27 triệu tấn.
Ngô là cây lương thực quan trọng nền kinh tế toàn cầu, mặc dù chỉ đứng
thứ nhất về diện tích sau lúa nước và lúa mì, nhưng ngô lại dẫn đầu về năng
suất và sản lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất
trong các cây lương thực chủ yếu.





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6


Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới giai đoạn 1961-2010
Năm
Ngô
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1961 105,48 19,4 205,00
2004 147,44 49,48 729,21
2005

148,61

48,42

713,91

2006 148,61 47,53 706,31
2007 158,61 49,69 788,11
2008 161,01 51,09 822,71
2009 155,7 51,9 809,02
2010 162,32 51,55 820,62
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2010)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, năn 1961, năng suất ngô trung bình của
thế giới chỉ đạt sấp xỉ 20 tạ/ha nhưng đến năm 2004 năng suất ngô trên thế
giới đã đạt 49,48 tạ/ha. Năm 2010, diện tích trồng ngô gieo trồng với 162,32
triệu ha, năng suất đạt 51,55 tạ/ha, và sản lượng đạt 820,62 triệu tấn

(FAOSTAT, 2010). Như vậy, trong những năm qua, ngô vẫn là những cây
trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp thế giới, mặc dù diện tích trồng ngô
của thế giới năm 2010 có thấp hơn so với lúa mỳ nhưng năng suất và sản
lượng ngô vẫn đứng đầu trong những cây lương thực chủ yếu trên thế giới.
Năng suất ngô của thế giới năm 2010 giảm 0,35 ha so với năm 2009, song sản
lượng ngô vẫn đạt 820,62 triệu tấn tăng 11,6 triệu tấn, điều đó cho thấy ưu thế
của các giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất ngày càng
được đẩy mạnh. Nhờ sử dụng giống ngô và kỹ thuật trồng trọt tiên tiến mà
năng suất ngô trên thế giới đã tăng 1,83 lần trong vòng 30 năm (1960 - 1990).
Hiện nay, tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới cũng đã
có nhiều thay đổi, thể hiện cụ thể qua bảng 2.2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Trong thời gian gần đây 100% diện tích ngô của Mỹ là trồng các giống
ngô lai, trong đó hơn 90% là giống ngô lai đơn ( Ngô Hữu Tình và cs, 1993).
Phần lớn các nước phát triển năng suất ngô tăng không đáng kể nhưng năng
suất ngô ở Mỹ lại tăng đột biến. Kết quả đó có được là do ứng dụng công nghệ
sinh học trong sản xuất Minh Tang Chang & Peter (2005) cho biết, ở Mỹ chỉ
còn sử dụng 48% giống ngô được chọn tạo theo công nghệ truyền thống, 52%
bằng công nghệ sinh học. Do vậy mà năng suất, sản lượng ngô của Mỹ đạt cao
nhất, sau đến Trung Quốc, Brazin, Ấn Độ…
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của một số nước thế giới
năm 2010
Tên nước
Diện tích (1000
ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng

(1000tấn)
Mỹ 32,21 10,34 333,010
Trung Quốc 30,48 5,35 163,118
Brazin 13,79 3,72 51,232
Mexico 7.20 2,81 20,202
Ấn Độ 8,40 2,06 17,300
Ý 0,92 8,60 7,877
Đức 0,46 9,75 4,527
Hy Lạp 0,24 9,80 2,352
Israel 0,005 16,22 81
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2010)
Theo FAO, việc sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới đang có sự mất
cân đối giữa cung và cầu đến tình trạng các nước nhập khẩu ngô tăng dần,
các nước xuất khẩu ngô giảm dần từ nay đến những năm đầu thế kỷ XXI.
Xuất khẩu ngô đã đem lại nguồn lợi lớn cho các nước lớn sản xuất ngô như
Mỹ, Trung Quốc, Achentina, Hungari…(Ngô Hữu Tình, 2003).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Trung Quốc được xem là vương quốc đứng thứ hai trên thế giới sau
Mỹ và đứng thứ nhất trong khu vực châu Á trong lĩnh vực sản xuất ngô lai
với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai
quốc gia có diện tích trồng ngô lớn nhất và cao gấp nhiều lần so với các
quốc gia khác trên thế giới. Các nước khác như Ý, Đức, Israel,…… mặc dù
năng suất ngô cao nhưng sản lượng vẫn còn thấp do diện tích trồng ngô chưa
được mở rộng.
2.2.2. Những nghiên cứu về sâu hại ngô.
Trên cây ngô các loài sâu hại chính như: Sâu cắn lá ngô, sâu keo, sâu
đục thân, cánh cứng ăn lá; riêng sâu đục thân có 6 loài sâu ăn hạt, ăn lá có 6
loài (Hill và Waller, 1988).

Theo công bố của Wang Ren Lyli Ying et al, 1997 ở phía Nam Trung
Quốc xuất hiện 12 loài sâu ngô đó là: Sâu xám, sâu đục thân, rệp, bọ xít đen,
bọ xít gai, sâu khoang, bọ ba ba, bọ xít dài, sâu cắn nõn lá, bọ xít xanh, châu
chấu và sâu róm.
Ở các nước Đông Nam Á đã xuất hiện 24 loài sâu hại ngô, tuy nhiên tùy
theo điều kiện khí hậu thời tiết mỗi nước một khác nên thành phần và mức độ
phổ biến của các loài sâu hại có khác nhau (Watterhouse, 1993). Loài
Ostrinia furnacalis Guenee là loài sâu thứ yếu trong 48 loài thu thập trên ngô
vùng nhiệt đới ( Hill & Waller, 1998).
Dicke (1989) cho rằng ban đầu rệp ngô thường chỉ gây hại ở châu Á
nhưng tới nay nó đã phân bố trên toàn cầu. Tuy vậy trong điều kiện mùa đông
giá lạnh của châu Âu tỷ lệ sống sót của chúng rất thấp. Chúng thường phá hại
mạnh trên các cây thuộc họ hoa thảo (Gramineae) trong đó cây ngô là kí chủ
ưa thích nhất.
Ngoài ra rệp còn phá hại trên 30 giống cỏ khác nhau như Avena sativa,
Secale cercale Rệp ngô là môi giới truyền bệnh theo kiểu sinh học với 1 số
bệnh virus như (barley yellow dwarf, maiz leaf fleck và millet red leaf) và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

cũng có thể truyền theo kiểu cơ học 1 số bệnh virus abaca musaic và khảm
mía (Jamornmarm, 1989).
2.2.3. Những nghiên cứu về thành phần thiên địch trên ngô
Thành phần thiên địch của sâu hại ngô cũng đã được phát hiện nhưng chưa
nhiều. Việc xác định thành phần thiên địch, đánh giá vai trò của các loài, tạo cơ
sở cho biện pháp sử dụng thiên địch trong quản lý dịch hại tổng hợp. Đặc biệt
nhiều nước đều coi trọng biện pháp bảo vệ lợi dụng thiên địch bản địa.
Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng sinh thái thành phần các loài sâu hại khác
nhau từ đó thành phần các loài thiên địch cũng khác nhau. Từ xa xưa người
dân đã tự biết chăm sóc ruộng ngô của mình bằng biện pháp thủ công, tuy

nhiên đối với mỗi loài sâu hại thì có những biện pháp phòng trừ khác nhau,
bao gồm các biện pháp: canh tác, cơ giới, hóa học , dùng giống kháng và
phòng trừ tự nhiên. Ngày nay, với việc hướng tới một nền nông nghiệp bền
vững thì biện pháp phòng trừ tự nhiên rất được quan tâm, việc sử dụng thiên
địch ngày càng được chú trọng, khích lệ.
Thiên địch sâu hại ngô có vai trò khá quan trọng trong hạn chế sự gia
tăng của các loài sâu hại, chúng đã được khá nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Ở Triều Tiên đã ghi nhận được 2 loài, trong đó loài ong mắt đỏ
Trichogramma evanescens có thể tiêu diệt được 63,8% số trứng vật mồi. Ở
Malaysia ghi nhận được 2 loài ký sinh nhộng sâu hại ngô và loài bắt mồi ăn
thịt. Ở Phillippine đã phát hiện được 3 loài bắt mồi và 1 loài ký sinh trứng sâu
hại ngô (Hussein et al., 1983; Lee et al., 1982)
Loài bọ rùa 6 vệt đen Chilomenus sexmacalata khi nghiên cứu ở
Malaysia có vòng đời trung bình 17,6 ngày, còn ở Nhật Bản cho kết quả vòng
đời trung bình 25,3 - 26,7 ngày. Thí nghiệm nuôi bọ rùa bằng các loại rệp
muội khác nhau, kết quả cho thấy khi thức ăn là rệp muội loài Aphis
craccivora hay Myzus persicae thì bọ rùa có thời gian phát dục ngắn, 1 cá thể
bọ rùa cái đẻ trứng trong 10 ngày đầu có thể tới 172 trứng. Nếu nuôi bằng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

các loài rệp khác như Aulacorthum solani, Sitobion akebiea thì bọ rùa có
vòng đời dài hơn, số trứng đẻ trong 10 ngày đầu của 1 cá thể cái chỉ đạt 99
trứng. (Hussein et al., 1990; Sugiur et al., 1998)
Patro Sontakke (1996) nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học và khả năng
ăn mồi của bọ rùa hình chữ nhân Coccinella transversalis ở Ấn Độ cho kết
quả trong điều kiện phòng thí nghiệm nhiệt độ 28,3 ± 1,1
0
C và ẩm độ 57,9 ±
10,4%, nuôi bọ rùa bằng loài rệp muội Aphis craccivora, các pha trứng, tiền

nhộng, nhộng có thời gian phát dục tương ứng là: 2,03; 8,23; 0,61 và 2,48
ngày. Khả năng ăn mồi của bọ rùa non tuổi 1, 2, 3, 4 và bọ rùa trưởng thành
tương ứng là: 11,4; 20,7; 29,2; 41,2; và 65,3 rệp/ngày.
Ở Chilê, đặc điểm sinh vật học của bọ rùa Coccinella eryngii được
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (t
0
= 16,7
0
C và RH% = 66.14 %). Thức
ăn nuôi bọ rùa là loài rệp muội Metopolophium dirhodum. Trong điều kiện
như vậy vòng đời bọ rùa là 24 - 34 ngày. Ở ngoài đồng ruộng cũng quan sát
thấy bọ rùa Coccinella eryngii tấn công các loài rệp muội Metopolophium
dirhodum, Schizaphid graminum, Sitobion avenae,Acyrthosiphon pisum, A.
kondoi, Aphid gossypii, Aphis craccivora, Macrosiphum ambrosiae và M.
euporbiae. Trong phòng thí nghiệm các loài rệp muội Rhopalosiphum padi, R.
maidis và pemphigus bursarius cũng được sử dụng làm thức ăn cho bọ rùa
Coccinella eryngii (Aguilera, 1996).
Một số tác nhân sinh học đã được nghiên cứu để trừ sâu hại ngô trên thế
giới như ong mắt đỏ Trichogramma evanescens, vi khuẩn Bacillus
thuringiensis, virus nhân đa diện NPV, nấm Beauveria,… Những tác nhân
thiên địch này được nghiên cứu để trừ các loài sâu hại ngô như sâu đục thân
ngô châu Á (Ostrinia furnacalis Guenee), sâu đục thân ngô châu Âu (Ostrinia
nubilalis) là loài sâu hại chính ở nhiều nước châu Âu, ngoài ra nó còn là sâu
hại chính của một số nước ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á (Berger, 1984), sâu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

keo (Spodoptera frugiperda) sâu cắn rễ ngô (Diabrotica virgifera) (FAO,
1997; Gahlukar et al., 1976; Willink et al., 1996).
Theo FFTC (Trung tâm Lương thực và phân bón, Đài Loan) (2005), sâu

bệnh là một trong những yếu tố làm năng suất ngô giảm. Kết quả ghi nhận có
hơn 50 loài côn trùng hại ngô và tấn công ở tất cả các giai đoạn tăng trưởng của
cây ngô. Một trong các loài gây hại nhất trên ngô là sâu đục thân ngô (Ostrinia
furnacalis Guenee). Kiểm soát sâu đục thân một mối quan tâm lớn của người
trồng ngô, đặc biệt là trồng ngô ngọt. Sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis
Guenee) làm giảm năng suất tiềm năng bình quân 52%. Hiện tại nông dân chủ
yếu là áp dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục
thuốc trừ sâu sẽ dẫn tới sâu kháng thuốc. Do đó cần thiết xác định kẻ thù tự
nhiên tiềm năng của sâu đục thân ngô như các biện pháp kiểm soát sinh học.
2.2.4. Những nghiên cứu về loài Paederus fuscipes Curtis.
Loài P. fuscipes phân bố rộng trên thế giới, ở châu Á, châu Âu, châu
Phi, New Guinea, Úc và Ấn Độ. Chúng thường thấy trên nhiều loài cây trồng
như lúa, ngô, bông, rau, với vai trò là thiên địch của nhiều loài sâu hại như
Adelphocoris, Laodelphax, Cnaphalocrocis, Omiodes indicata (Devi et
al.,2003; G. V. Manley, 1977)
Ở Malaysia, P. fuscipes là một trong những kẻ săn mồi côn trùng phổ
biến nhất được tìm thấy trên ruộng lúa, chúng xuất hiện ngay sau khi cấy lúa
và duy trì trong suốt vụ. Môi trường sống của chúng chủ yếu là nơi ẩm ướt,
nhưng vào mùa mưa chúng sẽ di chuyển đến nơi khô ráo hơn (Manley, 1977).
Ở Indonesia, Kilin (1994) đã phát hiện P. fuscipes là một trong những kẻ
săn mồi làm giảm đáng kể số lượng rầy nâu (Nilaparvata lugens) hại lúa, một
con P. fuscipes trưởng thành có thể ăn từ 2,3 đến 7,3 con rầy nâu.
Theo Killin (1994), loài P. fuscipes có vòng đời là 18 ngày. Thời gian pha
trứng là 4 ngày, ấu trùng 9,2 ngày và nhộng là 3,8 ngày. Thời gian sống trung
bình của con cái là 113,8 ngày và con đực 109,2 ngày. Một con cái có khả năng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

đẻ tới 106 quả trứng, với tỷ lệ nở trứng là 90,2%. Trưởng thành của bọ cánh cộc
P. fuscipes là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là côn trùng, nhện và tuyến trùng đất,

các loại sâu hại trên rau. Pha ấu trùng của chúng có tập tính ăn cũng tương tự
như pha trưởng thành. Nghiên cứu của Devi và cộng sự (2003) cũng cho kết quả
như trên.
Bọ cánh cộc thuộc lớp côn trùng (Insecta), bộ cánh cứng (Coleoptera),
họ cánh cứng cánh ngắn (Staphylinidae), giống (Paederus), tên khoa học
Paederus fuscipes Curtis (Herman, 2001).

Hình 2.1. Các pha phát dục của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis.
A: Trưởng thành; B: Nhộng; C: sâu non tuổi 2; D: sâu non tuổi 1.
(Nguồn: Herman, 2001)
Loài P. fuscipes phân bố rộng khắp Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia
trên thế giới. Chúng xuất hiện nhiều và khá phong phú ở các vùng khí hậu ấm
áp. Con trưởng thành thường được tìm thấy trên bề mặt đất hoặc trên cỏ, trên
các tàn dư thực vật, trên ruộng lúa. Tại Narimasu, Tokyo, con trưởng thành có
thể được thu thập bởi các bẫy ánh sáng trong mùa từ cuối tháng mười, chúng
có đỉnh cao vào tháng sáu và tháng bảy và chúng thường hoạt động vào ban
đêm. Trong số 8 loài Paederus thu được bằng bẫy ánh sáng có 4 loài là P.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

fuscipes, P. tamulus, P. poweri và P. parallelus được phát hiện có chứa chất
độc, nhưng loài P. fuscipes là loại duy nhất có tầm quan trọng thực tế
(Kazuyoshi, 1958).
Theo Devi và cộng sự (2002), cơ thể của P. fuscipes có kích thước
trung bình là 6,5-7,0 mm, màu nâu vàng. Cơ thể được bảo phủ bởi rất nhiều
lông cứng màu đen. Đầu có màu đen. Cánh trước cứng, ngắn, tối màu có màu
xanh kim loại, cánh sau là chất màng rất phát triển. Râu đầu hình chuỗi hạt,
có 11 đốt râu, đốt đầu tiên màu đỏ còn các đốt còn lại tối hơn, màu nâu. Chân
màu nâu đỏ, có phần cuối của đốt đùi, đốt ống và đốt bàn có màu nâu tối. Đốt
bàn có 5 đốt, bụng có 6 đốt, 4 đốt đầu màu nâu đỏ, hai đốt bụng cuối màu

đen, cuối các đốt bụng có hai gai màu đen.
Ở tỉnh Henan (Trung Quốc) năm 1984, loài P. fuscipes đã được biết
đến là loài côn trùng ăn thịt quan trọng của côn trùng gây hại Nông Nghiệp
(Zhu, 1984) . Năm 2006, tại tỉnh Anhui (Trung Quốc), đã xác định có 12 loài
côn trùng gây hại và 16 loài kẻ thù ăn thịt trên lúa trong đó P. fuscipes được
tìm thấy là kẻ săn mồi phổ biến nhất trên ruộng lúa (Li Peng et al., 2007).
2.3. Những nghiên cứu trong nước
2.3.1.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam.
Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập nội được đưa vào Việt Nam khoảng
300 năm và trở thành một trong những cây trồng quan trọng hệ thống cây
lương thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và cộng sự, 1997). Cây ngô đã khẳng
định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và trở thành cây lương thực quan
trọng đứng thứ hai sau cây lúa đồng thời là cây màu số một, góp phần đáng
kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam, nhờ
những đặc tính sinh học ưu việt như khả năng thích ứng rộng, chịu thâm
canh, đứng đầu về năng suất, trồng được ở nhiều vùng sinh thái và ở các vụ
khác nhau trong năm, từ đó diện tích trồng ngô nhanh chóng được mở rộng
ra khắp cả nước đặc biệt là vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

mười năm trở lại đây, những thành công trong công tác nghiên cứu và sử
dụng các giống ngô lai được coi là cuộc cách mạng thực sự trong ngành sản
xuất ở Việt Nam. Những thành tựu nghiên cứu về cây ngô đã thay đổi sâu
sắc tập quán trồng ngô ở Việt Nam và đã có những đóng góp nhất định cho
mục tiêu phát triển cây ngô ở nước ta.
Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ
đầu những năm 1991, diện tích trồng ngô lai ở nước ta chỉ đạt 1% tổng diện
tích trồng ngô, nhưng đến năm 2007, giống ngô lai đã chiếm khoảng 95%
trong tổng số hơn 1 triệu ha trồng ngô. Năm 2008, diện tích trồng ngô của cả

nước (trong đó 90% diện tích là ngô lai) đạt 1.126.000 ha, tổng sản lượng
trên 4.531.200 tấn, Năm 2009, diện tích đạt 1.170.900 ha, tổng sản lượng lên
tới trên 5.03.000 tấn, cao nhất từ trước tới nay. Các giống ngô lai của Việt
Nam bước đầu cũng đã xuất bán sang các nước Bangladesh, Cam-pu-chia,
Lào, Quảng Tây-Trung Quốc, Pakistan, Indonesia, Ấn Độ…. (Theo Viện
nghiên cứu ngô). Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ hơn
trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô
nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới, năm 1990 bằng 42%, năm
2000 bằng 59,8%, năm 2005 bằng 74,4% và năm 2010 đạt 80,8%. Năm
1990, sản lượng ngô vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu
tấn, và đến năm 2010 Việt Nam đạt năng suất, diện tích, sản lượng ngô cao
nhất từ trước cho đến nay ( diện tích đạt 1.269,9 nghìn ha, năng suất đạt 40,9
tạ/ha và sản lượng 4.606).
Theo dự kiến của các nhà nghiên cứu thì cây ngô sẽ trở thành một
trong những cây trồng quan trọng của nhân loại ở thế kỷ XXI. Năm 1990
diện tích trồng ngô toàn quốc đạt trên 400.000 ha, năng suất trung bình 1,5
tấn/ha, tổng sản lượng đạt 671.000 tấn. Đến năm 2007, diện tích trồng ngô
đạt 1.072.800 ha, năng suất trung bình 3,8 tấn/ha tổng sản lượng đạt trên 4
triệu tấn. Mặc dù ngành sản xuất ngô Việt Nam phát triển nhanh chóng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho thức ăn chăn nuôi. Năm 2007,
Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 0,5 triệu tấn ngô. Ước tính vào năm 2013-
2015 dân số Việt Nam tăng lên khoảng trên 90 triệu người nên nhu cầu thực
phẩm ngày một lớn.
Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử
phát triển ngô lai trên thế giới. Đây là bước tiến vượt bậc so với một số nước
trong vùng, kết quả này đã được CIMMYT và nhiều nước đánh giá cao. Hiện
nay nhiều tỉnh có diện tích trồng ngô lai đạt gần 100% như: Đồng Nai, An

Giang, Trà Vinh, Bà Rịa-Vùng Tàu, Sơn La, Hà Tây, Vĩnh Phúc,…
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1975 – 2010
Năm
Diện tích
(Nghìn ha)
Năng suất
Tạ/ha
Sản lượng
(Nghìn tấn)
1975

276,6

10,42

278,4

1980 389,6 11,00 428,8
1985

3
92,2

14,90

584,9

1990 431 15,50 671,0
1995


556,8

21,3

1.184,2

2000 730,2 27,50 2.005,9
2005

1.052,6

36,0

3.787,
1

2006 1.033,1 37,30 3.854,6
2007

1.096,1

39,30

4.303,2

2008 1.125,9 40,20 4.531
2009

1.086,8


40,80

4.431,8

2010 1.126,9 40,90 4.606,8
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2011)
Sự phát triển ngô lại ở Việt Nam đã được CIMMYT và FAO cũng
như các nước trong khu vực đánh giá cao. Việt Nam đã đuổi kịp các nước
trong khu vực về trình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai và đang ở giai đoạn

×