Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_________


PHAN THỊ MINH


GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI PHÁP HỌC


Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học môn văn
Mã số: 60 14 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ




Thành phố Hồ Chí Minh – 2007


LỜI CẢM ƠN
_________


Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình, công lao truyền thụ kiến thức của tập
thể quý thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp.
HCM, phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, Ban giám hiệu và các giáo viên
Trường Trung học cơ sở Lam Sơn, trường Trung học cơ sở Hai Bà Trưng đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa học và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi cũng xi
n kính lời biết ơn sâu sắc đến PGS. Trần Xuân Đề, thầy đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cùng các anh chị đồng khoá học
đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tp. HCM, tháng 11, năm 2007
Học viên
Phan Thị Minh

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học văn trong
nhà trường phổ thông hiện nay
Đã ngót hai mươi năm trôi qua, kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (Đại hội của đổi
mới) tới Đại hội Đảng lần thứ X. Hai mươi năm chưa hẳn là dài với một đời người,
nhưng đó là những năm
tháng gắn với biết bao chuyển đổi lớn lao trong đời sống xã
hội cũng như trong lĩnh vực giáo dục. Từ đó đến nay, công cuộc đổi mới ở Việt Nam
đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật. Thành tựu đó được lý giải bởi nhiều nguyên
nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng được biết đến là tinh thần chủ
động hội nhập, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế mà sự kiện nổi bật là Việt Nam

gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính vì vậy nền giáo dục Việt Nam

gánh trên vai một trọng trách không nhỏ là làm thế nào để đào tạo được những con
người phát triển toàn diện, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ để đưa đất
nước phát triển lên một tầm c
ao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu như ý
nguyện của vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh. Bởi vì ở lĩnh vực
xã hội nào cũng vậy, đều cần người tài, ở thời nào cũng vậy, chính trị giỏi cốt là quy
tụ được nhiều người tài đức, có học vấn, lấy họ làm
gốc để trị nước.
Trong xu thế đó, việc đào tạo một thế hệ trẻ tương lai đáp ứng được những yêu
cầu trên luôn được Đảng và Nhà Nước quan tâm. Đặc biệt là việc đổi mới về phương
pháp dạy và học các bộ môn trong nhà trường phổ thông là một vấn đề rất cần thiết.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ m
ôn Văn nói riêng trong
nhà trường phổ thông không phải là vấn đề mới mẻ. Từ những năm 80, việc thay sách
Văn và Tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở, đến nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ
hai (khóa VIII) tiếp tục được triển khai ở trung học phổ thông đã thể hiện việc đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học Văn. Đặc biệt, bộ sách giáo khoa Ngữ văn bậc
trung học cơ sở được biên soạn theo chương trình t
rung học cơ sở ban hành kèm theo
Quyết định số 03/2002/QĐ–BGD&ĐT, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh những hướng cải tiến chung của Bộ, các chương trình
như: giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống. Nét cải tiến nổi bật nhất của chương
trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp gồm ba phân môn Văn,
Tiếng Việt và Tập làm văn. Đến nay, chương trình đổi mới đã thực hiện đến bậc
trung học phổ thông, sách giáo khoa Ngữ văn 10 và 11 tiếp tục thực hiện tinh thần
tích hợp ở trung học cở sở. Tuy nhiên, làm sao tìm được nhiều biện pháp có hiệu quả
để thực hiện chủ trương đổi mới là một vấn đề không dễ dàng chút nào. Điều này làm
cho nhiều người làm công tác giảng dạy và nhất là giáo viên dạy Văn như chúng t

ôi
thực sự trăn trở.
Vì vậy, với đề tài “Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn
của thi pháp học” là một hướng tiếp cận tác phẩm văn học trong giờ dạy văn có khả
thi và chúng tôi mong rằng sẽ góp một phần khiêm tốn vào việc đổi mới phương pháp
dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.

1.2. Từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường hiện nay nói chung và
vấn đề dạy học mảng văn học nước ngoài còn nhiều hạn chế
Nói về lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, trong những năm gần đây nước ta
luôn phát t
riển và phát triển không ngừng, nhưng chất lượng giáo dục lại không phát
triển theo tỉ lệ thuận với sự phát triển đó, thế hệ trẻ được đào tạo khi ra t
rường không
đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Điều này không phải chỉ ở bậc đại học, cao đẳng mà ngay
từ các cấp học phổ thông cũng thế. Đối với bộ môn Văn lại là vấn đề trở nên nhức
nhối. Do chạy theo cơ chế thị trường, nhiều học sinh không hứng thú với m
ôn văn mà
thích học các môn khoa học tự nhiên. Hậu quả là học sinh rất kém cỏi trong việc hành
văn (cả văn nói và văn viết).
Trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường Đại học năm 2007 mới đây thực sự đáng
lo ngại. “Ở câu 1 đề thi văn khối C yêu cầu: Anh chị hãy trình bày ngắn gọn những
đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8 – 1945? Một thí sinh hồn nhiên
cho rằng: “Đặc điểm thơ Xuân Diệu chỉ có Xuân Diệu mới có!”... Có thí sinh còn gán
cho ông c
ái tội tưởng tượng: “Xuân Diệu tham gia vào hàng ngũ cách mạng và đã
gây nhiều tai tiếng cho nền văn học Việt Nam”... Nhiều thí sinh bình giảng trớt lớt ý
nghĩa hoặc sai kiến thức văn học. Câu “Đưa người ta chỉ đưa người ấy” được thí sinh
bình giảng rất ngô nghê: “Trong thời gian ngắn ngủi ngoài con người ấy ta không đưa
đưa con người nào khác nữa bắt buộc ta phải đưa được con người này qua được con

sông” [65, tr. 9]. Bài
làm của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học môn văn năm
2007 vừa nêu cũng như thực trạng dạy và học môn văn trong những năm gần đây đã
cho thấy rõ thực trạng việc dạy và học môn Văn ở bậc phổ thông hiện nay. Tính từ
đầu thập niên 80 đến nay, chương trình và sách giáo khoa đã trải qua nhiều đợt cải
cách, trong đó có chương trình và sách giáo khoa môn văn, tiếng việt và làm văn: cải
cách không chuyên ban, cải cách chuyên ban, rồi chỉnh lý - hợp nhất. Từ năm học
2002 lại bắt đầu thí điểm một vòng cải cách chương trình và sách giáo khoa. Cải cách

liên tục như vậy, nhưng kết quả dạy - học môn văn vẫn tiếp tục sa sút. Một thực trạng
thật đáng buồn!
Khi nói về thực trạng dạy học văn trong nhà trường, Giáo sư Phan Trọng Luận
cũng từng cho rằng: “Một trong những môn học trong nhà trường có khả năng mạnh
mẽ lâ
u bền trong trong việc giáo dục tình cảm nhân văn cho tuổi trẻ là bộ môn văn
học… Phương pháp giảng dạy văn học nhiều thập kỷ qua cũng có phần cứng nhắc,
giản đơn, biến việc giảng dạy văn học nặng nề về xã hội học… Sức mạnh riêng của
văn chương do đó bị hạn chế khá nhiều trong việc hình thành và phát triển những tình
cảm nhân văn thẩm mỹ cho học sinh” [27, tr. 111].
Ý kiến trê
n thiết nghĩ không có gì là quá. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Nguyễn Thiện Nhân luôn kêu gọi và đã có những động thái tích cực như: chống bệnh
thành tích, gian lận trong thi cử, nói không với tiêu cực... để làm thay đổi một cơ chế,
một thói quen không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình.
Trong chương trình Văn ở trường phổ thông, mảng Văn học nước ngoài cũng
như thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng, vì thơ Đường là thành tựu rực rỡ của t

ca Trung Quốc và nhân loại. Đây là bộ phận văn học có ảnh hưởng sâu rộng đến văn
học Việt Nam mà đặc biệt là phần văn học trung đại. Tuy nhiên, vấn đề dạy học thơ
Đường ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế, giáo viên gặp không ít khó

khăn.

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài: “Giảng dạy thơ
Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học”. Là giáo viên Văn,
chúng tôi m
ong muốn đề cập đến những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng
dạy thơ Đường, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho việc dạy và học thơ
Đường ở trường phổ thông.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Ở phương diện là một bộ môn khoa học về phương pháp giảng dạy thì đề tài
“Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học” là
một vấn đề khá mới mẻ, nói chung chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu một
cách cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ Đường, thi
pháp thơ Đường đã có rất nhiều bài phê bình, nghiên cứu, đánh giá phân tích từ
những góc
độ khác nhau, ở những cấp độ khác nhau phản ánh vị trí quan trọng của
thơ Đường đối với nền văn học Việt Nam. Nhưng do phạm vi nghiên cứu của đề tài,
chúng tôi chỉ chú trọng vào những công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài. Tiêu
biểu là các công trình:
- Thơ Đỗ Phủ, Trần Xuân Đề, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1976.
- Thơ Đường (tập 2) của Trần Trọng Kim
, Nxb Văn học Hà Nội, 1978.
- Văn học Trung Quốc (tập 2) của Nguyễn Khắc Phi, Nxb Giáo dục, 1987.
- Đỗ Phủ, nhà thơ dân đen của Phan Ngọc, Nxb Đà Nẵng, 1990.
- Thơ Đường của Trần Trọng San, Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM, 1990.
- Thơ Đường ở trường phổ thông của Hồ Sĩ Hiệp, Nxb Văn Nghệ Tp.HCM, 1995.
- Diện mạo thơ Đường của Lê Đức Niệm, Nxb Văn hoá thông tin, 1995.
- Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ truyệt đời Đường của Nguyễn Sĩ Đại
, Nxb

Văn học Hà Nội, 1996.
- Tinh hoa văn học Trung Quốc của Trần Xuân Đề, Hồ Sĩ Hiệp, Đại học Sư phạm
Tp.HCM, 1997.
- Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải, Nxb Thuận Hóa, 1997.
- Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam
và văn học Trung Quốc qua cái nhìn so sánh
của Nguyễn Khắc Phi, Nxb Giáo dục, 2001.
- Lịch sử văn học Trung Quốc của Trần Xuân Đề, Nxb Giáo dục, 2002.

● Nhận xét khái quát về các công trình nghiên cứu:
Các công trình, bài viết đề cập rất đa dạng và phong phú về mặt nội dung, nghệ
thuật của thơ Đường. Với các công trình nghiên cứu trên, các tác giả tập trung vào hai
hướng chính:
- Hướng thứ nhất: gồm các tác giả Trần Xuân Đề, Lê Đức Niệm. Nội dung
khái quát bức tranh toàn cảnh thơ Đường, giới thiệu được những giá trị nổi bật về nội
dung, nghệ thuật của các tác giả tiêu biểu cho thi ca đời Đường như: Lí Bạch, Đỗ
Phủ, Bạch Cư Dị.
- Hướng thứ hai: gồm các tác giả Nguyễn Thị Bích Hải, Hồ Sĩ Hiệp, Nguyễn
Quốc Siêu, Trương Đình Tín, Lê Giảng… Nội dung chú trọng về thi luật, thi pháp
thơ Đường và phân tích, bình giảng thơ.
Như vậy, từ hai hướng trên ta thấy, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến
nhiều khía
cạnh nội dung, nghệ thuật thơ Đường. Song vẫn chưa hoàn thiện, chưa đi
sâu tìm hiểu phân tích; đặc biệt chưa hướng đến nội dung phương pháp giảng dạy ở
trường phổ thông. Đó cũng là điều tất yếu vì các vấn đề trong thơ Đường quá đa
dạng, quá phong phú nên thường chỉ được các nhà nghiên cứu đề cập đến để kết hợp
lý giải, phân tích những vấn đề mang tính bao quát hơn.

Trên tinh thần kế thừa, học tập các thế hệ đi trước, chúng tôi đã tổng hợp
những tài liệu phong phú có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc nghiên cứu

cho luận văn của chú
ng tôi.

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề giảng dạy thơ Đường là một vấn đề lớn có liên quan đến nhiều cấp học.
Trong chương trình trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 03/2002/QĐ–
BGD&ĐT, ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học
sinh lớp 7 bước đầu được làm quen với các bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng thời Đường
như Hạ Tr
i Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trương Kế. Đề tài “Giảng dạy thơ Đường ở
trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học” chỉ nhằm nghiên cứu và đặt ra
phương hướng giảng dạy khả thi trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, cụ thể trong
chương trình văn lớp 7 và lớp 10 cải cách hiện hành. Bên cạnh đó chúng tôi còn tham
khảo thêm một số tác phẩm, t
ác giả thuộc thơ Đường ngoài chương trình để thuận lợi
cho việc nghiên cứu, đối chiếu. Do điều kiện hạn chế, chúng tôi chỉ thực hiện khảo
sát, thăm dò, điều tra tình hình việc học của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên
chủ yếu ở một số trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của luận văn,
chúng tôi t
hực hiện đề tài theo những phương pháp sau:
● Phương pháp nghiên cứu liên ngành: vận dụng thành tựu của nhiều ngành:
nghiên cứu văn học, lý luận văn học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học, Văn
hoá học… trong đó đặc biệt chú trọng vận dụng những thành tựu của những công
trình nghiên cứu về thơ Đường, thi pháp thơ Đường và những thành tựu khoa học về
phương pháp dạy học văn.
● Phương pháp điều tra thăm dò, thống kê, phân tích: điều tra, thăm dò, dự

giờ các đối tượng là giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ t
hông và học sinh
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để rút ra thực trạng dạy và học thơ Đường ở
trường phổ thông, những thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng và ý kiến; thống kê, phân
tích để đánh giá thực trạng việc dạy và học ở trường phổ thông hiện nay.
● Phương pháp miêu tả, so sánh, qui nạp: mi
êu tả thực trạng dạy, học thơ
Đường ở trường phổ thông, so sánh đối chiếu các tài liệu, sách hướng dẫn dành cho
giáo viên, học sinh, các tư tưởng, quan điểm
, ý kiến khác nhau xung quanh việc
nghiên cứu, giảng dạy thơ Đường; quy nạp thành những vấn đề có ý nghĩa phương
pháp luận.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- “Giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp
học” của chúng tôi là một đề tài mang tính chất học tập và thử nghiệm là chủ yếu.
Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn sẽ giúp giáo viên một biện pháp để hướng dẫn học
sinh học tập đồng thời nâng cao chất lượng trong việc cảm t
hụ và giảng dạy tác phẩm
văn học, nhất là trong tình hình đất nước đang phát triển, xây dựng mối quan hệ với
các nước trên thế giới theo tinh thần giao thoa và hội nhập. Mặt khác, với “Giảng
dạy thơ Đường ở trường phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học”, giáo viên sẽ
phần nào thoát khỏi những lúng túng, bế tắc khi thực hiện yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học văn trong nhà phổ thông hiện nay.

- Qua việc điều tra, thống kê một cách nghiêm túc, luận văn sẽ góp phần phản
ánh thực tại dạy và học thơ Đường ở trường phổ thông hiện nay.
- Mạnh dạn đề xuất một số ý kiến cho việc giảng dạy và học tập văn học nước
ngoài nói chung, thơ Đường nói riêng trong nhà trường phổ thông.


6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo” và “Phụ lục”, kết
cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông hiện nay.
Chương 2: Thơ Đường và thi pháp thơ Đường.
Chương 3: Ứng dụng thi pháp học vào giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông.
Chương 1: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG
TRÌNH PHỔ THÔNG HIỆN NAY

1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI T
RONG CHƯƠNG
TRÌNH VĂN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1.1. Một cái nhìn tổng thể về những tinh hoa văn học và những trường
phái văn học tiêu biểu của văn học nước ngoài
Văn học có lịch sử phát triển của riêng mình trong các nền văn hoá, nó đề cập
đến tình cảm và tâm hồn của nhân loại, có khá nhiều bình diện chung trong các nền
văn hoá khác nhau, dễ dàng tạo nên sự hiểu biết, tâm
đắc và cộng hưởng giữa con
người thuộc các nền văn hóa và khoa học khác nhau… Xét về một ý nghĩa nào đó,
văn học không chỉ vượt ra ngoài biên giới quốc gia, mà nó còn có một sức hấp dẫn lạ
kỳ, trở thành nhịp cầu và sợi dây kết nối quan trọng trong sự giao lưu giữa các quốc
gia, các dân tộc có nền văn hóa khác nhau.
Nhìn lại lịch sử văn học và văn hóa Việt Na
m có thể thấy, chính quá trình tiếp
xúc và giao lưu đã mang đến những thay đổi và biến đổi lớn lao về cấu trúc cũng như
phẩm chất của nền văn học. Do tác động của yếu tố lịch sử, văn hóa dân tộc đã tiếp
thu những giá trị, tinh hoa ưu việt trên tinh thần dung nạp, giao hòa. Hàng nghìn năm
tiếp xúc với phương Bắc, hàng trăm năm tiếp xúc với phương Tây, văn hóa và văn
học Việt Nam
đã chứng tỏ khả năng thanh lọc và thích ứng; khả năng không thay đổi

(tĩnh) và khả năng tự biến đổi (động) để tồn tại và phát triển. Với phẩm chất đó, văn
học Việt Nam vừa bám rễ sâu vào mảnh đất dân tộc, vừa vươn rộng theo những
nguồn ánh sáng và dưỡng chất mới để không ngừng nảy nở và sinh sôi.
Dù rằng, hình tượng văn học không hiện hữu một cách trực tiếp như các ngành
nghệ thuật khác để có thể nhìn, nắm, lấy được nhưng lại có sức hấp dẫn tuyệt vời
thông qua việc tác động vào trí tưởng tượng và liên tưởng của người đọc.
Ở trường phổ thông,
học sinh bắt đầu làm quen với văn học nước ngoài từ khi
bước vào cấp II với những câu chuyện t
hần thoại, cổ tích của các nước Nga, Đức,
Đan Mạch... Từ những câu chuyện đó, một thế giới thần kỳ đã được tái hiện, kích
thích và khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh. Thông qua các nhân vật, bước đầu
hình thành cách nhìn nhận đánh giá, bình phẩm và nhận xét giữa: ác - thiện, chính
nghĩa - bất nghĩa, để từ đó hình thành nhân cách của các em. Ở những cấp học tiếp
theo, các em được tiếp cận những tác phẩm văn học nổi tiếng, tiêu biểu cho các nền
văn học rực rỡ của nhân loại. Ở phương Đông có thể kể đến các bậc thánh thơ: Lí
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị; các tiểu thuyết gia cổ điển: Thi Nại Am, La Quán Trung,
Tào Tuyết Cần; nhà văn, nhà tư tưởng lớn thời hiện đại Lỗ Tấn, thi sĩ của những tâm
hồn: Ra-bin-đra-nát Ta-go. Ở phương Tây, không thể không nhắc đến ha
i bộ sử thi
kinh điển của Hôme, những kịch gia nổi tiếng như Sếchxpia, Mô-li-e, nhà văn, nhà
thơ lãng mạn V.Hugo, A.Pu-Skin... và bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực Banzắc, văn
hào vĩ đại của Nga Mác-xim Go-rơ-ki… Mỗi một tác giả đều là những người đại diện
xuất sắc cho nền văn học của quốc gia m
ình và tạo được một chỗ đứng trong lòng
hầu hết độc giả trên thế giới.
Văn học là xương sống của nền văn hóa dân tộc. Nếu làm đúng theo chức năng
xã hội của nó, thì văn học là tấm gương phản chiếu trung thực và đầy đủ cuộc sống
về mọi khía cạnh, vật chất và tinh thần, những ý nghĩ, tình cảm và ước mơ, l
à hơi thở

và nhịp đập của trái tim, ít nhất là của một thế hệ. Văn học trước hết nói lên sức sống
của cộng đồng dân tộc sản sinh ra nó. Chính nó, cùng với các ngành nghệ thuật mà nó
là hạt giống, là bằng chứng hùng hồn của sức sống ấy. Vì vậy, trách nhiệm của nó đối
với xã hội là vun xới, bồi đắp, tỏa hương vị và thanh sắc của sức sống ấy, đồng t
hời
dọn dẹp, quét tước những bụi bặm, rác rớm trên cơ sở của xã hội và ở từng cá nhân.
Dĩ nhiên, không phải một tác phẩm văn học, một thể loại sáng tác văn học hay nền
văn học của một dân tộc có thể đảm đương hết những nhiệm vụ kể trên, hoặc giải đáp
hết được những câu hỏi do cuộc sống đặt ra.
Mặc dù bị giới hạn bởi không gian, thời gia
n, nội dung, thể loại…, song văn
học giữa các dân tộc đều có nét chung là hướng tới những giá trị nghìn đời của cái
đẹp, đó là: chân, thiện, mỹ; giúp cho con người sống tốt hơn, nhân ái, bao dung và độ
lượng hơn, sống đúng nghĩa với chữ Người. Và đó cũng chính là cái đích, mục tiêu
mà văn học nhà trường hướng tới. Có thể nói những tinh hoa văn học thế giới là di
sản tinh t
hần quý giá chung của cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành
trang văn hóa của học sinh trong nhà trường phổ thông.
Với sự đa dạng về chiều rộng, sâu sắc về chiều sâu, văn học nước ngoài đã
cung cấp tri thức cho học sinh trên nhiều phương diện mà nếu chỉ riêng văn học Việt
Nam thì có lẽ sẽ còn nhiều khiếm
khuyết, không toàn diện.

1.1.2. Đối sánh Văn học nước ngoài với Văn học Việt Nam
Như đã trình bày, sự đa dạng của văn học dân tộc các nước, cùng với sự phong
phú về thể loại, nội dung chương trình Văn học nước ngoài trong trường phổ thông
đã mở ra một cái nhìn theo hướng mở, giúp học sinh nhận ra và phát hiện những tinh
hoa cũng như những thành tựu của văn học thế giới từ đó có sự đối sánh với văn học
nước nhà.
Văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông đại diện cho văn học của

các dân tộc trên khắp châu lục trên thế giới. Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn
hóa, văn học của nhân loại là một trong những cách
thức tự làm phong phú thêm nền
văn học của dân tộc mình. Mỗi một nền văn hóa đều mang trong mình những sắc
thái văn hóa đặc thù về con người, đất nước, phong tục, tập quán lối sống. Với ý
nghĩa đó, t
ìm hiểu Văn học nước ngoài để học sinh Việt Nam khám phá những giá trị,
những tinh hoa, vẻ đẹp của văn học trên thế giới mà văn học trong nước có thể chưa
đáp ứng một cách đầy đủ được, và từ đó tìm ra những điểm chung, riêng giữa văn học
các nước, đặc biệt là những nước có ảnh hưởng cùng một vùng văn hóa như Trung
Quốc. Chẳng hạn khi học “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn, các em có t
hể liên hệ so
sánh với truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao…
Mục đích của việc học văn là để học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp mà
nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình, trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của
nhân cách. Sự tích hợp này vừa mang sắc thái cá nhân vừa mang sắc thái cộng đồng.

Dù được sáng tác theo thể loại nào, một công trình sáng tác văn học có giá trị nếu nó
phát ra được một bức tranh làm rung động tâm hồn, truyền cho người tiếp nhận sự
thông cảm đối với cái đáng kính, đáng yêu, đáng khích lệ, cũng như một lòng phẫn
nộ, căm ghét đối với những điều bất công, tàn bạo, phi đạo lý. Văn chương bồi đắp
cho học sinh những tình cảm c
ao đẹp. Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta
những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” [48, tr. 60]. Ví dụ, khi
học sinh học truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn sẽ giáo dục các em một tình cảm
yêu mến, gắn bó với nông thôn, có cách nhìn và yêu mến người nông dân thực sự. Đó
là một bài học tốt, giúp các em rung cảm trước sự vật, sự việc và con người để từ đó
có tình cảm v
à tâm hồn văn chương. Thật không sai khi cho rằng văn chương có tác
dụng thanh lọc tâm hồn con người, nâng đỡ con người là thế.

Như vậy, mục đích cuối cùng của văn học vẫn là vì con người, hướng về con
người, con người là vấn đề trung tâm của văn học. Là một bộ phận của văn học thế
giới, Văn học Việt Nam không thể đi khỏi chủ đạo chung ấy, cho nên giữa những nền
văn học khác nhau, học sinh vẫn tìm ra tiếng nói chung giữa các dân tộc.
Cùng với văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài trong trường phổ thông với
sự đa dạng của nhiều nền văn học từ Đông sang Tây, từ cổ ch
í kim đã tạo nên những
điển hình đặc sắc với những giá trị riêng. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà nhắc đến
Nguyễn Du là người ta nghĩ ngay đến xã hội phong kiến Việt Nam trong thời kỳ suy
thoái, mà ở đó số phận của con người - đặc biệt là số phận của những người tài hoa bị
chà đạp, nhắc đến An-đécxen là người ta nghĩ đến đất nước Đan Mạch với những câu
chuyện cổ tích chan chứa tính nhân văn,
qua thơ A.Pu-Skin, truyện ngắn Mác-xim
Go-rơ-ki ta hiểu thêm về đất nước và con người Nga, hay đến với thơ Đường ta hiểu
thêm nét đẹp văn hóa trong tư duy của người Trung Quốc cổ. Có thể nói đi vào tìm
hiểu thế giới nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ có trong chương trì
nh Văn học nước
ngoài cũng chính là mở rộng tầm hiểu biết thêm một nét văn hóa của một dân tộc.
Văn học là chiếc cầu nối, giúp con người hiểu và thông cảm nhau hơn trong
tình thân ái. Chương trình văn học nước ngoài trong nhà trường phổ thông chính là
tiền đề để đưa văn học dân tộc, đưa học sinh hội nhập với văn học thế giới. Từ đó vốn
văn hoá, văn học của học sinh chắc chắn sẽ được phong phú hơn.


1.2. NỘI DUNG, CẤU TRÚC, THỜI LƯỢNG VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
TRONG SÁCH GIÁO KHOA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.2.1. Cấp trung học cơ sở
 Lớp 6 (theo SGK cải cách áp dụng từ năm 2002 – 2003)
Bảng 1.1: Nội dung, thời lượng Văn học nước ngoài ở lớp 6
TT Tác phẩm Tác giả Quốc gia Số tiết

1 Cây bút thần Truyện cổ tích - Trung Quốc 2
2 Ông lão đánh cá và con cá vàng A.Pu-Skin Nga 2
3 Mẹ hiền dạy con Liệt nữ truyện - Trung Quốc 1
4 Buổi học cuối cùng An-Phông-xơ Đô-đê Pháp 2
5 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn Mỹ 2

 Lớp 7 (theo SGK cải cách áp dụng từ năm 2003 – 2004)
Bảng 1.2: Nội dung, thời lượng Văn học nước ngoài ở lớp 7
TT Tác phẩm Tác giả Quốc gia Số tiết
1 Mẹ tôi
Ét-môn-đô đơ-A-mi-
xi
I-ta-li-a 1
2 Vọng Lư Sơn bộc bố Lí Bạch
Trung
Quốc
1
3 Tĩnh dạ tư Lí Bạch
Trung
Quốc
1
4 Hồi hương ngẫu thư Hạ Tri Chương
Trung
Quốc
1
5 Phong Kiều dạ bạc Trương Kế
Trung
Quốc
Đọc
thêm

6
Mao ốc vị thu phong sở phá
ca
Đỗ Phủ
Trung
Quốc
1

 Lớp 8 (theo SGK cải cách áp dụng từ năm 2004 – 2005)
Bảng 1.3: Nội dung, thời lượng Văn học nước ngoài ở lớp 8
TT Tác phẩm Tác giả Quốc gia Số tiết
1 Cô bé bán diêm An-đécxen Đan Mạch 2
2 Đánh nhau với cối xay gió Xéc-van-tét
Tây Ban
Nha
2
3 Chiếc lá cuối cùng Ohenri Mỹ 2
4 Hai cây phong Ai-ma-tốp Nga 2
5 Đi bộ ngao du Ru-xô Pháp 2
6 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Mô-li-e Pháp 2

 Lớp 9 (theo SGK cải cách áp dụng từ năm 2005 – 2006)
Bảng 1.4: Nội dung, thời lượng Văn học nước ngoài ở lớp 9
TT Tác phẩm Tác giả Quốc gia Số tiết
1
Đấu tranh cho một thế giới
hòa bình
Ga-bri-en Gác xi-a
Mác-két
Cô-lôm-bi-a 2

2 Cố hương Lỗ Tấn Trung Quốc 2
3 Những đứa trẻ Mác-xim Go-rơ-ki Nga 2
4 Bàn về đọc sách Chu Quang Tiềm Trung Quốc 2
5
Chó sói và cừu trong thơ ngụ
ngôn của La Phông-ten
Hi-pô-lít ten Pháp 2
6 Mây và sóng
Ra-bin-đra-nát Ta-
go
Ấn Độ 1
4 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Đe-ni-ơn Đi-phô Anh 1
5 Bố của Xi-mông Guy đơ Mô-pa-xăng Pháp 2
6 Con chó Bấc Giắc Lân-đơn Mỹ 1
- Tổng số tiết Văn học nước ngoài ở bậc trung học cơ sở : 41 tiết.
- Tổng số tiết Văn học Việt Nam ở bậc trung học cơ sở : 138 tiết.

1.2.2. Cấp trung học phổ thông
 Lớp 10 (theo SGK cải cách áp dụng từ năm 2006 –2007)
Bảng 1.5: Nội dung, thời lượng Văn học nước ngoài ở lớp 10
TT Tác phẩm Tác giả Quốc gia
Số
tiết
1 Uy-lít-xơ trở về Sử thi - Hi Lạp 2
2 Ra-mà buộc tội Sử thi - Ấn Độ 2
3
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo
Nhiên chi Quảng Lăng
Lí Bạch Trung Quốc 1
4 Thu Hứng Đỗ Phủ Trung Quốc 1

5 Hoàng Hạc Lâu Thôi Hiệu Trung Quốc 1
6 Khuê oán Vương Xương Linh Trung Quốc 1
4 Điểu minh giản Vương Duy Trung Quốc 1
5 Thơ hai-cư Ba-sô Nhật 1
6 Hồi trống Cổ thành La Quán Trung Trung Quốc 2
7
Tào Tháo uống rượu luận anh
hùng
La Quán Trung Trung Quốc 1

 Lớp 11 (theo SGK cải cách áp dụng từ năm 2007 – 2008)
Bảng 1.6: Nội dung, thời lượng Văn học nước ngoài ở lớp 11
TT Tác phẩm Tác giả Quốc gia Số tiết
1 Tình yêu và thù hận Uy-li-am Sếch-xpia Anh 2
2 Tôi yêu em A.Pu-Skin Nga 2
3
Bài thơ số 28 (Trích Người
làm vườn)
Ra-bin-đra-nát Ta-
go
Ấn Độ
Đọc
thêm
4 Người trong bao
An-tôn Páp-lô-vích
Sê-khốp
Nga 2

5
Người cầm quyền khôi phục

uy quyền (Trích Những
người khốn khổ)
Vích-to Huy- gô Pháp 2

 Lớp 12 (theo SGK thí điểm áp dụng năm 2007)
Bảng 1.7: Nội dung, thời lượng Văn học nước ngoài ở lớp 12
TT Tác phẩm Tác giả Quốc gia Số tiết
Số phận con người Sôlôkhốp
1
Một con người ra đời (đọc thêm) M.Gorky
Nga 2
Thuốc
Đại đoàn viên - trích AQ chính
truyện (đọc thêm)
Lỗ Tấn
Trung
Quốc
2
Mãi mê chinh chiến và yêu
đương – trích Những cuộc phiêu
lưu của Tom-xo-y-ơ (đọc thêm)
Mac Tu-ên Mỹ
2
Con người không thể đánh bại –
trích Ông già và biển cả
Hê-minh-uê Mỹ
3
Tự do Ê-luy-a Pháp
2
- Tổng số tiết Văn học nước ngoài ở bậc trung học phổ thông: 27 tiết.

- Tổng số tiết Văn học Việt Nam ở bậc trung học phổ thông : 131 tiết.

1.2.3. Nhận xét cấu trúc, thời lượng của Văn học nước ngoài và thơ Đường
trong sách giáo khoa văn ở trường phổ thông
● Về Văn học nước ngoài
Bên cạnh văn học Việt Nam, trong chương trình phổ thông, mảng văn học
nước ngoài đã đã bao quát hầu hết nền văn học của các nước trên thế giới: châu Á
(Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc), châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Nga, Hy Lạp, Tây Ban Nha,
Đan Mạch, I-ta-li-a), châu Mỹ (Mỹ, Braxin, Côlômbia), với những tác phẩm của các
tác gia lỗi lạc, tiêu biểu cho các giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Đây là thuận lợi cho học
sinh có một cái nhìn khái quát về văn học cũng như hiểu biết thêm n
hững tinh hoa
văn học của các quốc gia khác.
Theo chương trình cải cách hiện hành, mục đích của giáo dục theo hướng đồng
tâm được thực hiện ở cả hai cấp (Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) liên
thông: từ căn bản đến nâng cao, từ những vấn đề đơn giản đến những vấn đề lớn lao
của thời đại, điều này đòi hỏi chiều sâu của tư duy và phát huy được năng lực s
uy
luận của học sinh.
Các thể loại: văn học dân gian (truyền thuyết, cổ tích, sử thi), thơ, kịch, truyện
ngắn, tiểu thuyết… rất đa dạng, phong phú, giúp học sinh có cơ sở đối sánh với các
tác phẩm văn học Việt Nam cùng chung đặc điểm về thể loại.
Nội dung những tác phẩm văn học nước ngoài được sắp xếp một cách khoa
học theo tiến trình văn học sử, song song với văn học Việt Nam. Chẳng hạn, ngay từ
lớp 6, học sinh không chỉ được đến với những câu chuyện thần thoại, cổ tích, ngụ
ngôn của Việt Nam mà còn được tiếp nhận những câu chuyện thần thoại, cổ tích, ngụ
ngôn của các nước khác trên thế giới. Với việc sắp xếp chương trình như vậy, học
sinh vừa có cơ hội mở rộng tầm h
iểu biết, vừa củng cố kiến thức và có điều kiện đối
chiếu với văn học trong nước.

Với tinh thần kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn học thế giới,
mảng Văn học nước ngoài được giảng dạy ở trường phổ thông chiếm một vị trí qu
an
trọng và phù hợp với chương trình: Văn học Việt Nam 269 tiết (chiếm 79,8%), Văn
học nước ngoài 68 tiết (chiếm 20,2%).
Văn học các nước trên thế giới được đưa giảng dạy trong chương trình là
những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả nổi tiếng cho từng giai đoạn sáng tác. Thể
loại rất phong phú và đa dạng. Cũng như văn học Việt Nam, đối với những tác phẩm
văn xuôi có dung lượng dài, học sinh sẽ được học những đoạn trích tiêu biểu, ri
êng
những tác phẩm ngắn, đặc biệt là thơ, học sinh được học trọn vẹn tác phẩm.
Phần chú thích về tác giả, tác phẩm, từ khó khá cụ thể và dễ hiểu. Các câu hỏi
ở phần “hướng dẫn đọc – hiểu văn bản” rõ ràng, hướng vào nội dung chính của văn
bản, giúp học sinh tiếp cận văn bản đúng hướng. Tuy nhiên, ở một số câu hỏi khó
(câu hỏi có dấu *) đôi lúc còn mơ hồ, không những rất khó đối với học sinh mà ngay
cả giáo viên cũng gặp trở ngại, khó tìm ra được đáp án phù hợp, thậm chí sách giáo

viên cũng bỏ ngỏ, không có hướng giải quyết.
Phân bố thời gian cho từng bài tương đối phù hợp. Riêng đối với những tác
phẩm khó (thơ Đường), dài (tiểu thuyết) thì thời gian còn ít mà yêu cầu nội dung phải
truyền đạt lại nhiều. Nếu giáo viên giảng kỹ sẽ không đủ thời gian, còn nếu giảng
lướt qua thì thật là tiếc vì truyền đạt kiến thức không sâu, không đủ thời gian hướng
dẫn học si
nh khám phá hết vẻ đẹp ở các phương diện của tác phẩm. Điều này khiến
cho nhiều giáo viên lúng túng, có khi phải tự điều chỉnh thời gian của những tiết học
này với tiết học khác, hoặc phải tự dạy bù vào những giờ ngoại khóa.
● Về thơ Đường
Mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc có
nguồn gốc từ xa xưa, trong đó giao lưu văn học luôn luôn xuyên suốt và chưa từng bị
gián đoạn.

Có thể nói, nhân dân hai nước Việt – Trung đang không ngừng tăng cường
sự hiểu biết, gắn kết tâm hồn và tình cảm lẫn nhau qua nhịp cầu kết nối là sự giao lưu
văn hóa, văn học. Việt Nam là một trong những nước mà ở đó, các tác phẩm văn học
cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc như "Tam quốc diễn nghĩa", "Hồng lâu mộng",

"Thủy hử" được dịch, giới thiệu sớm nhất cũng như được quảng bá rộng rãi nhất.
Đơn cử, công chúng Việt Nam đều có thể thuộc lòng các mối quan hệ giữa nhiều
nhân vật, nhiều tình tiết lắt léo phức tạp trong "Tam quốc diễn nghĩa", "Thủy hử"…
Tác phẩm văn học cận, hiện đại
Trung Quốc ở các thời kì khác cũng luôn luôn được
dịch và giới thiệu ở Việt Nam, trong đó truyện ngắn của Lỗ Tấn còn được chọn và
đưa vào sách giáo khoa văn học của học sinh phổ thông Việt Nam. Trong lĩnh vực
nghiên cứu văn học, ở Việt Nam có nhiều chuyên gia, học giả nghiên cứu về văn học
Trung Quốc. Từ thế hệ đàn anh như Đặng Thai Mai cho đến thế hệ các chuyên gi
a,
giáo sư hiện vẫn còn đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực này như Trần Xuân Đề,
Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Lê Đức Niệm, Nguyễn Khắc Phi… Họ đã làm rất
nhiều những công việc gian khổ và tinh tế về mặt dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu
văn học Trung Quốc, nhằm đóng góp cho quá trình tìm hiểu và giao lưu giữa hai nền
văn hóa, văn học của hai nước Việt – Trung. Ở Trung Quốc, cũng có một số tác phẩm
văn học các thời kỳ cổ, kim khác nhau của Việt Nam được dịch và giới thiệu như
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du cùng các tác phẩm thơ ca, truyện dài, truyện ngắn,
phóng sự… Những báo cáo khoa học hoặc chuyên luận nghiên cứu về văn học Việt
Nam cũng đã được công bố rộng rãi cho đọc giả Trung Quốc.
Về thơ Đường, sách giáo khoa Ngữ văn ở trường phổ thông, thơ Đường được
đưa vào giảng dạy ở lớp 7 và lớp 10, gồm t
hơ của 7 tác giả, trong đó thơ của Lí Bạch
và Đỗ Phủ là trọng tâm.

Bảng 3.8: Tổng hợp số tiết thơ Đường trong chương trình trung học cơ sở và trung

học phổ thông
Nội dung
Trường
trung học cơ sở
Trường trung
học phổ thông
Tổng số tiết Văn học Việt Nam (tiết) 138 131
Văn học nước ngoài (tiết) 41 27
Trong đó thơ Đường (tiết) 4 3
Văn học nước ngoài/ tổng số tiết văn bản (%)
41/179
(22,9%)
27/158
(17,1%)
Thơ Đường/ tổng số tiết Văn học Việt Nam (%)
4/138
(2,8%)
3/131
(2,2%)
Thơ Đường/ Văn học nước ngoài (%) 4/41 (9,8%) 3/27 (11,1%)
Tổng số tiết thơ Đường/ Văn học nước
ngoài ở trường phổ thông (%)
7/68
(10,3%)
Như vậy, trong phần Văn học nước ngoài ở trường phổ thông thì thơ Đường
được dành nhiều thời gian hơn (7/68 tiết, chiếm 10,3%). Điều này cũng phù hợp, vì
thơ Đường là thành tựu đặc sắc của thơ ca nhân loại mà nó còn ảnh hưởng sâu sắc đối
với văn học Việt Nam. Cha ông ta trong quá trình xây dựng nền văn học viết đã tiếp
nhận ảnh hưởng của văn học Trung Quốc quả là không nhỏ, đặc biệt là thơ Đường
luật. Thơ Việt Nam thời trung – cận đại có khoảng 3/4 số bài

được sáng tác theo thể
thơ Đường luật, gồm cả thơ chữ Hán và chữ Nôm. Không những thế, âm hưởng thơ
Đường vẫn còn rõ ở trong thơ hiện đại Việt Nam. Cụ thể, trong phần thơ Việt Nam
được học ở trường phổ thông, các bài thơ sáng tác theo thể thơ Đường luật chiếm một
số lượng rất lớn.
Trong số 7 tác giả được tuyển vào sách giáo khoa, chỉ có Hạ Tri Chương ở thời
Sơ Đường, còn 6 tác giả ở thời Thịnh Đường. Trong số 10 bài được tuyển, chỉ có 1
bài thuộc thơ cổ thể, còn 9 bài là thơ cận thể (luật thi và tuyệt cú). Một điều đáng chú
ý nữa là trong số ấy có 6 bài là thơ tu
yệt cú (4 câu) chiếm 2/3 thơ 8 câu (3 bài). Điều
đó cũng phù hợp với nhu cầu thưởng thức văn chương nghệ thuật trong cuộc sống
hiện đại hôm nay. Các bài thơ ngắn như Tuyệt cú, Bát cú là sự kết tinh độc đáo của
nghệ thuật thơ ca, dễ mang đến những rung cảm tinh tế, những khoảnh khắc thăng
hoa của tâm hồn.


● Nhận xét chung
Nhìn chung, cấu trúc, thời lượng, nội dung chương trình Văn học nước ngoài
đưa vào dạy và học trong chương trình phổ thông khá phong phú, có sự đổi mới, điều
chỉnh phù hợp với từng cấp học tương ứng với trình độ cảm thụ văn chương theo lứa
tuổi học sinh. Trong những giờ học văn thông qua các tác phẩm nghệ thuật, học sinh
đã bắt đầu nhận thức cuộc sống sâu sắc hơn, bên cạnh đó hì
nh thành, phát triển năng
khiếu tư duy thẩm mỹ và nhân cách. Để đạt được như vậy, đó là nhờ kết quả của quá
trình nghiên cứu nghiêm túc của các soạn giả để thiết kế một chương trình học hữu
ích, lý thú phù hợp với học sinh và bối cảnh của xã hội.
Nghệ thuật là tiếng nói tình cảm của con người, tiếng nói đó được biểu hiện
bằng nhiều hình thức khác nhau trong t
ác phẩm. Theo Giáo sư Lê Ngọc Trà: “Tư
tưởng tình cảm nhà văn được thể hiện trong hình tượng nghệ thuật: trong các chi tiết

nghệ thuật, trong đó cốt truyện, trong cách xử lý không gian, thời gian và nhất là cách
xây dựng nhân vật…” [67, tr. 16-17]. Như vậy, nội dung và hình thức của tác phẩm
văn học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên, vận dụng thi pháp học vào giảng
dạy thơ Đường một mặt vừa soi sáng thêm
bản chất và phạm trù nội dung của văn
học, vừa mở ra thêm một cách tiếp cận với tác phẩm, liên quan trực tiếp tới việc cảm
thụ, nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn học.

____________________

Chương 2: THƠ ĐƯỜNG VÀ THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG



2.1. VỀ NÉT VỀ THƠ ĐƯ
ỜNG
2.1.1. Thời đại hoàng kim của thơ ca
Thơ Đường (608-907) đạt nhiều thành tựu nhất, là đỉnh cao sáng chói của mấy
nghìn năm lịch sử Văn học Trung Quốc. Mỗi bài thơ Đường là một bức tranh sống
động với các màu sắc hài hòa, có âm vang kỳ diệu và sức truyền cảm tuyệt vời, gợi
mở, quyến rũ và đi thẳng vào lòng người đọc, để lại những suy tư trầm lắng và rung
động không nguôi.
Đường thi là sự kết tụ mỹ thuật, tinh hoa văn học nghệ thuật, xứng đáng là viên

ngọc quí vô giá lung linh sáng chói, chẳng bao giờ phai nhạt theo thời gian… Gần
300 năm tồn tại của nhà Đường, người Trung Quốc đã sáng tạo nên một nền thơ ca vĩ
đại. Bộ “Toàn Đường thi” đã tập hợp 48.900 bài thơ của hơn 2.300 nhà thơ. Con số
thực của t
hơ Đường chắc còn lớn hơn, vì bộ “Toàn Đường thi” được sưu tập sau
1.000 năm với rất nhiều thăng trầm biến cố lịch sử. Nhưng đó là mới nói đến số

lượng, cái quan trọng hơn lại là chất lượng nội dung, nghệ thuật của thơ Đường.
Dựa vào sự biến chuyển của các triều đại nhà Đường, thơ Đường có thể chia ra
làm
3 thời kỳ sau:
- Thời Sơ Đường (618-713): mang phong cách của thời Lục Triều, thi vị cung
đình, lời lẽ hoa mỹ ca ngợi vua chúa (thời Võ Tắc Thiên cầm quyền, mua chuộc kẻ sĩ,
văn nhân tài tử để làm thơ tán tụng nhà vua) hoặc thi ca tình cảm ủy mị, phần nhiều
chú trọng hình thức hơn nội dung, thơ theo đúng những qui luật về thanh điệu và biền
ngẫu. Trong giai đoạn này có sự xuất hiện “Sơ Đường tứ kiệt”, tức là bốn nhà thơ trẻ
Vương, Dương, Lư, Lạc. Vì ảnh hưởng của chinh chiến, ly loạn, nên thơ văn của họ
gần thực tế hơn, phản ảnh được đời sống đau thương, thực trạng xã hội đương thời,
những hình ảnh oai hùng ở chốn biên cương hay bày tỏ thái độ uẩn ức đối với chế độ
phong kiến đương t
hời. Thời Sơ Đường còn có những nhà thơ nổi tiếng như Trần Tử
Ngang đề cao khuynh hướng “phục cổ”, Trương Cửu Linh với những bài thơ tình
cảm nhẹ nhàng, Hạ Tri Chương, Trương Nhược Hư với những bài thơ diễn tả tình
cảm tha thiết hoặc tả cảnh thiên nhiên với bút pháp tài hoa điêu luyện. Họ đã kết hợp
được trường phái hiện thực với lãng mạn
- Thời Thịnh Đường (713-846): Lí Long Cơ (tức Đường Minh Hoàng) lên
ngôi đề ra sự “phục bích” (dựng lại bức tường cũ), nhắc lại sự việc lật đổ Võ Tắc
Thiên (705), diệt Vi Hậu (713) khôi phục nhà Đường. Đường Minh Hoàng là nhà vua
có nhiều tài năng, là một nghệ sĩ (tự nhuận sắc khúc Nghê Thường), say mê ca múa
thi văn, quí trọng văn nhân thi sĩ. Đây là thời kỳ thơ Đường đạt lên đỉnh cao chói lọi
mà đại diện là ba nhà thơ: Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị . Ngoài ra còn có Vương
Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh, Cao Thích, Sầm Th
am, Vương Hàn,
Thôi Hiệu, Vương Kiến, Trương Tịch, Hàn Dũ, Mạnh Giao, Giả Đảo, Trương Kế...
Mỗi nhà thơ có một phong cách tài hoa điêu luyện khác nhau, mỗi người một vẻ
không sao kể xiết trong thời kỳ thịnh đạt này.
- Thời Vãn Đường (846-907): Thời kỳ này nhà Đường đã xuống dốc, xã hội

suy t
hoái, hỗn loạn, nhiều cuộc nổi dậy khắp nơi vì quan lại tham nhũng, sưu cao
thuế nặng. Nền văn học Trung Quốc cũng bị chuyển biến, thơ văn đề cao tình yêu trai
gái thoát vòng lễ giáo, tuy nhiên cũng có những bài thơ vịnh sử phê phán gay gắt giai
cấp quan liêu thống trị, sự tệ hại của vua quan, nỗi đau khổ của dân nghèo cô thế.
Giai đoạn này có những nhà t
hơ nổi tiếng như Đỗ Mục, Ôn Đình Quân, Lí Thường
Ẩn…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hưng thịnh của thơ Đường. Là một đất nước
có nền văn hóa lâu đời, trong lịch sử xã hội phong kiến Trung quốc, đời Đường là
một quốc gia phát triển, phồn vinh trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa nghệ thuật. Đây là một thời kỳ mà nền văn hóa,
học thuật và nghệ thuật
đã có một bề dày lịch sử với sự kết tinh của bao thế hệ thơ ca trong suốt mấy nghìn
năm của quá trình hình thành lịch sử dân tộc.
Thời Tiên Tần đã từng có một nền triết học, tư tưởng phát triển với nhiều học
thuyết sâu sắc và độc đáo. Từ đời Hán về sau, do chủ trương “độc tôn Nho thuật, bãi
truất bách gia” nên hơn 2.000 năm s
uốt thời kỳ phong kiến chuyên chế của Trung
Quốc chỉ có Nho gia được đề cao, về cơ bản, không có tự do tư tưởng. Đến đời
Đường có một hiện tượng đặc biệt: Nhà nước phong kiến Lí Đường không độc tôn
Nho giáo mà cho phép tất cả các trào lưu tư tưởng được tự do truyền bá. Tất cả các
tôn giáo ngoại lai, kể cả tư tưởng triết học của Trung Quốc đều được phát triển.

Trong đó sự hưng thịnh của ba dòng tư tưởng Nho, Phật, Đạo là đặc trưng nổi bật
trong diện mạo tư tưởng của đời Đường. Kế thừa chế độ khoa cử đời Tùy, nhà Đường
cũng tổ chức các khoa thi để chọn người vào hàng ngũ cai trị; mà thơ là một bộ môn
phải thi nên sĩ tử thời bấy giờ tích cực trau dồi tri thức và nghệ thuật làm thơ. Các nhà
thơ hầu hết đều đỗ tiến sĩ và làm quan, vua thời Đường cũng làm thơ và rất trọng t

hi
sĩ, tạo nên một phong khí trọng thơ trong toàn xã hội. Hoàng đế, quan lại, ni cô, đạo
sĩ, hòa thượng, chú tiểu cho đến ngư, tiều, kĩ nữ… cũng làm thơ. Đó là điều kiện rất
thuận lợi cho sự phát triển của thơ ca.
Mặt khác, các bộ môn nghệ thuật như vũ đạo, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc,
thư pháp đặc biệt là hội họa đều phát triển. Thơ ca chịu ảnh hưởng của các bộ môn
nghệ thuật ấy. Cũng như thơ, hội họa đời Đường tư duy bằng quan hệ, chú trọng sự
biểu hiện bằng quan hệ hơn là m
iêu tả tỉ mỉ hiện thực. Người Trung Quốc rất yêu
thích hội họa vì họ vốn chuộng sự ít lời mà hội họa được coi là “vô thanh thi” (thơ
không lời). Những quan niệm
nghệ thuật chung của hội họa và thơ đều có liên hệ sâu
xa với những quan niệm “vô ngôn chi giáo”, “đối diện đàm tâm” của đạo gia, với
“niêm hoa vi tiếu”, “tĩnh lự”… của Thiền Tông (Thiền Tông là một tông phái của
Phật giáo Trung Quốc).
Đặc biệt, thơ Đường là sự kế thừa và phát triển đến đỉnh cao của hơn mười thế
kỷ thơ Trung Quốc. Khởi nguyên từ “Kinh thi” và “Sở từ”, thơ Trung Quốc đến đời
Đường đã tích lũy đư
ợc nhiều kinh nghiệm nghệ thuật quý báu. Những hình thức thi,
từ, ca hành, nhạc phủ, cổ phong có từ các giai đoạn trước đều được kế thừa, riêng luật
thi đã manh nha từ thời Lục triều đến bây giờ đã được hoàn thiện
Tinh thần hiện thực, tinh thần chống chiến tranh có từ Kinh thi, Nhạc phủ đời
Hán và thơ Kiến An, dân ca Bắc triều; tinh thần lãng mạn, thái độ an bần lạc đạo, trở
về với thiên nhiên có từ “Sở từ”, thơ Khuất Nguyên, Đào Tiềm, Tạ Lin
h Vận và dân
ca Nam triều… là tiền đề cho sự hình thành các phái thơ và phong cách thơ Đường.
Người Trung Quốc bấy giờ đã tự giác về ngôn ngữ đơn tiết đa thanh của mình và có ý
thức về đặc điểm ấy trong việc làm thơ. Tất cả những ngọn nguồn ấy đều hội tụ ở thơ
Đường, cho nên sự hưng thịnh của thơ Đường là kết tinh của một quá trình chịu sự
qui định và ảnh hưởng nhiều mặt của thời đại, của phương pháp tư duy, của các triết

thuyết và kế thừa tru
yền thống của bản thân nghệ thuật thơ ca.
Thơ ca nhà Đường vươn lên đỉnh cao mới phong phú đa dạng hơn nhưng vẫn
không thoát ly khỏi bản sắc cố hữu của thi ca Trung Quốc cổ, như một cái cây mà rễ
bám sâu vào đất, hút mọi tinh hoa của đất để sản sinh hoa trái tuyệt vời. Tuy thơ
Đường mang hình thức mới nhưng nó vẫn giữ được cái chất, cái hồn của thơ ca
Trung Quốc trong mấy nghìn năm, nó làm cho thơ Đường đẹp hơn, tuyệt vời hơn cả
sắc lẫn hương.
2.1.2. Sự phong phú đa dạng của thơ ca
● Đề tài
Như trên đã nhận xét: Thơ Đường quả là bức tranh toàn cảnh về thời đại. Đọc
thơ Đường ta thấy c
ó những cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng người, có thác nước,
có non cao, có âm thanh chùa vắng, có những hàng liễu buồn man mác trong cảnh
chia tay. Thơ Đường có những cảnh đời trái ngược: kẻ giàu sang coi miếng ăn tầm
thường “rượu, thịt ôi”, kẻ nghèo hèn đói rét “xương chết buốt”. Có tiếng ca bi phẫn
bên bàn rượu và cũng có hồn thơ khóc than cho cảnh loạn ly máu đổ xương rơi. Thơ
Đường có cảnh tiễn biệt của tình bạn thâ
m giao, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình –
khi có người ra trận – cảnh tiễn đưa trên bến sông hay thương nhớ đợi chờ bên khung
cửa. Thơ Đường có hành động anh hùng hiệp khách lại có nước mắt chàng Tư Mã vì
tiếng đàn kĩ nữ mà khóc than số phận, thơ Đường có thế giới kỳ lạ của thần tiên thì
cũng có những tủi nhục của người bán thân, nhặt th
óc rơi, phu kéo xe trong trời nắng.
Thơ Đường có cái đẹp bi hùng lại có cái đẹp tao nhã, chất liệu cuộc sống được thể
hiện trong thơ ca rất phong phú nhưng không thừa thãi. Đôi khi lại là nét chấm phá
như bức tranh thủy mặc mà vẫn mang một hồn thơ lai láng. Tuy thơ Đường vẫn bị gò
bó trong khuôn khổ nhưng ý tình lại toát lên mạnh mẽ từ phong cảnh diễm lệ hùng
tráng cho đến những cảnh bi thương sầu hận đều làm rung động lòng người.
Trong “Diện mạo thơ Đường”, tác giả Lê Đức Niệm có

nhận xét: “Những bài
thơ Đường sử dụng đề tài hết sức rộng rãi, đề tài xã hội, thiên nhiên, lịch sử, cá nhân,
đề tài chiến tranh, đề tài cuộc sống con người xã hội. Ngòi bút thi nhân đã len sâu vào
tất cả mọi nơi, xung phá vào chốn cung đình nắm vững như đi vào giữa quần chúng
nhân dân”.
“Khen rằng: Giá đáng Thịnh Đường, Tài này sắc ấy nghì
n vàng chưa cân!”
(Nguyễn Du). Đúng thế, khi nói đến thơ Đường là người ta không quên nhắc đến thời
Thịnh Đường, thời đại hoàng kim của thơ Đường, thời kỳ có nhiều trường phái với
nhiều tác giả, tác phẩm thơ ca nổi tiếng còn lưu lại đến ngày nay và mãi mãi mai sau.
Đề tài trong thơ Đường có những nội dung đa dạng và phong phú, với nhiều hình
thức diễn đạt phóng khoáng từ những đề tài về an nhàn ẩn dật, vui thú điền viên, tả
cảnh thiên nhiên, đến những bài thơ nói về cung đình, biên tái, chiến chinh, những đề
tài liên quan đến xã hội, cảnh nghèo đói áp bức, nỗi bất công của phụ nữ, những bài
thơ tâm tình, từ tình bè bạn thiên nhiên, đến tình yêu nam nữ, rồi những đề tài vịnh
sử, hoặc những bài thơ mang hương vị Thiền…
Dựa trên p
hạm vi đề tài được nhà thơ phản ánh, trong “Đường thi tuyển dịch”,
tác giả Lê Nguyễn Lưu đã chia thơ Đường ra làm các nhóm là: Cung đình, Nhàn dật,
Điền viên sơn thủy, Biên tái, Xã hội, Tâm tình, Vịnh sử [33, tr. 42-48]. Chia ra như
vậy nhưng không nhất thiết là mỗi nhà thơ chỉ có mặt trong một thi phái. Nhiều tác
giả đã thành công trong nhiều đề tài khác nhau. Lí Bạch, Đỗ Phủ là một ví dụ: hầu
như ở trường phái nào, hai tác giả này cũng có mặt và thành công.

● Trường phái
Để phản ánh hiện t
hực xã hội phong phú muôn màu muôn vẻ đó, thơ ca đời
Đường xuất hiện nhiều trường phái, phong cách và phát triển một cách rầm rộ, nhiều
tác giả, tác phẩm nổi tiếng ở thời kỳ này được đời sau truyền tụng và ca ngợi. Căn cứ
vào đề tài sáng tác, các nhà văn sử học Trung Quốc đã chia thơ Đường thành các

trường phái sau:
- Trường phái Điền viên sơn thủy: Phái Điền viên sơn thủy còn được gọi là
phái “Vương – Mạnh” bởi vì hai thi nhân tiêu biểu của phái này đó là Mạnh Hạo
Nhiên (689 – 740) và Vương Duy (701 – 761). Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ sống gần
gũi với với cảnh thôn quê lặng lẽ, bình dị. Hình ảnh thiên nhiên nơi thôn dã trong thơ
ông được m
iêu tả đẹp đẽ biết bao. Đó là cảnh thanh nhàn êm ả của làng quê, cảnh
núi sông hùng vĩ và tráng lệ… Người thứ hai đó l
à Vương Duy tự Ma Cật, tuy suốt
đời làm quan nhưng ông thường sống như một ẩn sĩ, là người sùng tín đạo Phật, thơ
mang đậm ý vị thiền nên được mọi người tôn vinh là Thi Phật. Ông là một người rất
đa tài, không những nổi tiếng về thơ mà còn am hiểu về âm nhạc, có tài thư pháp và
là một danh họa. Khi nhận xét về Vương Duy, Tô Thức đời Tống cho rằng: “Thi
trung hữu họa, họa t
rung hữu thi” (Đọc thơ Ma Cật thấy trong thơ có họa, xem họa
Ma Cật thấy trong họa có thơ).
- Trường phái Biên tái: Phái Biên Tái còn được gọi là phái “Cao – Sầm”, đó là
Cao Thích (702 – 765) và Sầm Tham (716 – 770). Thơ của Cao Thích mang đậm chất

×