Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.84 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
  
MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
BÀI TIỂU LUẬN:
TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG ĐIỆN NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM
Giảng viên : GS.TS. Lê Chí Hiệp
Học viên : TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG
MSHV : 201010005

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2011
MỤC LỤC
Chương 1: SỰ CẦN THIẾT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
HẠT NHÂN 5
1.1. Sự cần thiết của năng lượng hạt nhân 5
1.2. Hiện trạng sử dụng điện nguyên tử trên thế giới : 6
1.3. Tình hình sử dụng điện hạt nhân tại Việt Nam 8
Chương 2: CHẤT THẢI CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ TỚI MÔI TRƯỜNG 12
2.1. Chất thải nhà máy điện hạt nhân 12
2.2. Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường - Bài học từ Trecnobul 14
Chương 3: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN TẠI
VIỆT NAM 17
3.1. Định hướng phát triển nguồn năng lượng nguyên tử 17
3.2. Chiến lược phát triển nguồn năng lượng nguyên tử 19
Chương 4: KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI VIỆT NAM &
CÁC ĐỀ XUẤT 23
4.1. Đánh giá về những lợi ích cũng như hạn chế khi phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam23
4.1.1.Lợi ích của việc lắp đặt điện hạt nhân ở Việt Nam 23
4.1.2. Các mặt hạn chế khi phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam 26


4.2. CÁC ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM 30
M U
Con ngời đã tồn tại hàng ngàn năm và chẳng gây mấy ảnh hởng lớn tới bầu sinh
quyển. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 thế kỷ gần đây, do ảnh hởng của các cuộc cách
mạng về nông nghiệp, công nghiệp và y học, dân số thế giới đã tăng gần 15 lần. Trong
số 6 tỷ ngời trên thế giới ngày nay, hin một phần ba nhân loại lại không đợc dùng
điện, một phần ba nữa không có đủ điện dùng, rất nhiều ngời sống trong cảnh nghèo
đói cùng cực. Hơn 1 tỷ ngời dân sống không có nớc sạch và 2,4 tỷ ngời không có đầy
đủ điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt. Mỗi ngày có 40.000 ngời (hay là mỗi phút có 25
ngời) chết vì bệnh mà đáng ra có thể chữa trị đợc nếu điều kiện kinh tế cho phép.
Trong vòng 50 năm nữa, khi dân số thế giới tăng tới 9 tỷ ngời, những nhu cầu
của con ngời mà ngày nay vẫn còn cha đợc đáp ứng sẽ còn tăng lên bội phần. Phát triển
kinh tế là điều không thể thiếu không chỉ để làm giảm những điều kiện sống khổ cực
mà còn để tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm ổn định dân số thế giới. Ngày nay, ở
nhiều nớc đang phát triển, để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu này, ngời ta đã phải sử
dụng thêm rất nhiều năng lợng. Tới năm 2050, phần năng lợng sử dụng trên toàn cầu sẽ
tăng gấp đôi.
Nhà máy điện nguyên tử (hay còn hay gọi là nhà máy điện hạt nhân) là một
phát minh vĩ đại của loài ngời. Nó đã giúp cho con ngời giải quyết đợc một loạt những
vấn đề có tính chất thời đại, đó là vấn đề mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng năng lợng
ngày càng tăng và sự hạn chế của các nguồn năng lợng sơ cấp, đó là vấn đề ô nhiễm
môi trờng do tác động của việc đốt nhiên liệu khoáng gây ra, đó là vấn đề thiếu các
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp do việc dùng chúng làm nhiên liệu cho các nhà
máy nhiệt điện.v.v
3
Hiện nay, trên thế giới đang có 439 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung
cấp hơn 17% tổng điện năng trên toàn thế giới, có 31 lò phản ứng đang đợc xây dựng.
Con số này ngày càng tăng khi các dạng năng lợng truyền thống (thuỷ năng, than, dầu,
khí) ngày một cạn kiệt, trong khi đó các yêu cầu về an ninh năng lợng và bảo vệ môi
trờng ngày càng cao, trình độ công nghệ của điện nguyên tử cũng ngày càng đợc

nâng cao, an toàn hơn, tin cậy hơn
ở nớc ta, do tiềm năng năng lợng tuy đa dạng nhng không dồi dào lắm trong khi đó
để đáp ứng đợc nhịp độ phát triển kinh tế ở mức tơng đối cao nhằm đa nớc ta trở thành
nớc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các yêu cầu về phát triển và đa dạng hoá nguồn
năng lợng nhằm đảm bảo cung cấp năng lợng an toàn và bền vững có tính đến việc bảo
tồn phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trờng là cực kỳ quan trọng. Chỉ có phát triển
năng lợng nguyên tử với trình độ ngày càng hoàn thiện mới đảm bảo đợc các yêu cầu
đó.
4
Chng 1: S CN THIT V HIN TRNG S DNG
NNG LNG HT NHN
1.1. S cn thit ca nng lng ht nhõn
Phơng thức tạo ra điện sạch từ các nguồn mới nh : mặt trời, gió, sinh nhiệt và
địa nhiệt cần đợc ủng hộ. Nhng khả năng tạo ra điện năng bằng các công nghệ này
trong thập niên tới còn rất hạn chế. Theo một số dự án của OECD, dù có đợc bảo trợ và
ủng hộ về nghiên cứu tới 20 năm nữa, những nguồn năng lợng mới này cũng chỉ cung
cấp đợc dới 3% điện năng của thế giới.
Các nhà môi trờng đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc đa ra cảnh báo rằng
thay đổi lớn về khí hậu là một hiểm họa thực tế trớc mắt, điều rất quan trọng là các nhà
môi trờng phải thực tế đối với các giải pháp cho tình trạng hiện nay. Ngay cả đối với
mô hình bảo vệ môi trờng tối đa, đặt thật nhiều hệ thống thu năng lợng mặt trời và cối
xay gió thì con ngời vẫn cần những nguồn điện với quy mô lớn, cung cấp 24 giờ một
ngày để phục vụ các nhu cầu năng lợng. Cũng giống nh các năng lợng từ gió, nớc và
mặt trời, năng lợng hạt nhân có thể tạo ra điện năng mà không thải đi-ô-xít các-bon
hay tạo ra các loại khí nhà kính khác.
Sự khác biệt lớn nhất là năng lợng hạt nhân là một sự lựa chọn duy nhất đã đợc
chứng minh là có khả năng cung cấp một lợng điện sạch khổng lồ trên phạm vi toàn
cầu. Năng lợng hạt nhân và các nguồn điện sạch khác nh mặt trời, gió, sinh nhiệt và địa
nhiệt không hề cạnh tranh với nhau, trái lại chúng cần trở thành những nguồn năng l-
ợng hỗ trợ lẫn nhau để có thể đáp ứng nhu cầu khổng lồ về năng lợng của thế giới.

5
H×nh – Sö dông n¨ng lîng cña con ngêi.
1.2. Hiện trạng sử dụng điện nguyên tử trên thế giới :
Năng lượng hạt nhân hiện nay đã sản sinh ra lượng điện tương đương với lượng
điện tạo ra từ tất cả các nguồn khi năng lượng hạt nhân ra đời cách đây 40 năm.
Khoảng hai phần ba dân số thế giới sống tại những nước nơi có các nhà máy điện hạt
nhân góp phần quan trọng trong sản xuất điện và tạo ra cơ sở hạ tầng công nghiệp.
Một nửa dân số thế giới sống tại những nước hoặc là đang lập kế hoạch xây dựng hoặc
đang xây dựng các lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện năng. Vì vậy, sẽ không cần có
6
những thay đổi cơ bản để có thể nhanh chóng mở rộng năng lương hạt nhân trên toàn
cầu, mà ngược lại, các nước chỉ cần tăng cường các chiến lược hiện có là đủ.
Ngày nay trên thế giới có khoảng 440 lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện tại 31
quốc gia. Tại hơn 15 nước điện hạt nhân chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng điện. Tại
Châu Âu và Nhật bản, điện hạt nhân chiếm hơn 30% lượng điện sản xuất. Tại Hoa kỳ,
điện hạt nhân tạo ra 20% sản lượng điện. Trên toàn thể giới, các nhà khoa học tại hơn
50 nước đang sử dụng gần 300 lò phản ứng phục vụ nghiên cứu để:
- Phát triển công nghệ hạt nhân.
- Sản sinh ra các đồng vị phóng xạ phục vụ chẩn đoán y khoa và chữa trị ung
thư
Trong khi đó, các lò phản ứng hạt nhân cũng đang được sử dụng làm nguồn
cung cấp điện cho hơn 400 chiếc tàu vượt đại dương mà không hề gây ảnh hưởng tới
thủy thủ đoàn và môi trường. Sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, người ta đã gỡ bỏ những
nguyên liệu hạt nhân ra khỏi vũ khí và chuyển chúng thành nhiên liệu cho những nhà
máy điện hạt nhân dân dụng. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thể hiện cam kết mạnh
mẽ đối với điện hạt nhân. Trong số các nước này có Trung quốc, Ấn độ, Hoa kỳ, Nga
và Nhật bản. Những nước này chiếm một nửa dân số thế giới. Các nước khác như Ác-
hen-ti-na, Bra-xin, Ca-na-da, Phần lan, Nam Hàn, Nam Phi, Uc-rai-na và một số nước
khác ở Trung và Ðông Âu cũng đang đẩy mạnh vai trò của điện hạt nhân trong nền
kinh tế. Một số nước đang phát triển hiện chưa có năng lượng điện hạt nhân, ví dụ như

In-đô-nê-xi-a, Ai cập và Việt nam, đang xem xét khả năng sử dụng điện hạt nhân.
Ðiện hạt nhân đảm bảo tính ổn định và chủ động về năng lượng. Tại Pháp, một
nước có 60 triệu dân, năng lượng hạt nhân hiện chiếm tới 75% lượng điện sử dụng và
là nước xuất khẩu điện lớn nhất thế giới tính theo sản lượng xuất khẩu ròng. Ý cũng có
7
60 triệu dân, nhưng lại không có điện hạt nhân và là quốc gia nhập khẩu điện lớn nhất
thế giới.
1.3. Tình hình sử dụng điện hạt nhân tại Việt Nam
Cùng với sự hình thành và phát triển của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
(NLNTVN), ngay từ những ngày đầu đã chú trọng đến việc đưa ứng dụng kỹ thuật hạt
nhân vào trong sản xuất, đời sống và đặc biệt là trong y tế. Trước đây ở Việt Nam việc
ứng dụng này rất nhỏ lẻ chỉ có 02 cơ sở nhưng từ khi có Viện NLNTVN với đội ngũ
chuyên gia, tư vấn, cung cấp đồng vị và dược chất phóng xạ, thiết bị đã hình thành
trong cả nước với hơn 20 cơ sở y học hạt nhân, giúp cho ngành y tế hình thành được
một ngành mới là ngành y học hạt nhân ở Việt Nam. Ngoài ra, một số công nghệ mới
như xạ trị áp sát, khử trùng dụng cụ y tế, chế tạo mạng trị bỏng bằng kỹ thuật bức xạ
cũng đã được Viện nghiên cứu và chuyển giao cho ngành y tế. Gần đây, Viện đã hợp
tác với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bện viện Chợ Rẫy xây dựng dự án
PET Cyclotron nhằm đưa công nghệ mới trong chẩn đoán bệnh, đặc biệt là chẩn đoán
sớm ung thư vào Việt Nam. Có thể nói, Viện đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho các
cơ sở y học hạt nhân, xạ trị và X-quang của ngành y tế trong tư vấn và thực hiện và
dịch vụ kỹ thuật để đảm bảo chất lượng trong chẩn đoán và điều trị cũng như trong
công tác đảm bảo an toàn bức xạ.
Trong lĩnh vực công nghiệp, Viện là đơn vị đầu tiên đưa kỹ thuật kiểm tra
không phá huỷ (NDT) vào Việt Nam và góp phần hình thành nên cộng đồng NDT Việt
Nam với hàng trăm hội viên, đang thực hiện các dịch vụ NDT cho nhiều ngành công
nghiệp và các công trình trọng điểm của đất nước. Hiện nay Viện vẫn đang hỗ trợ,
giúp đỡ cho các đơn vị này trong đào tạo cán bộ, tư vấn kỹ thuật và trợ giúp chuyên
gia trong giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh khi tiến hành các hoạt động NDT.
8

Đối với công nghệ chiếu xạ phục vụ các ngành kinh tế, đặc biệt là phục vụ cho
xuất khẩu thuỷ hải sản, các kết quả nghiên cứu của Viện đã góp phần hình thành một
ngành chiếu xạ thực phẩm của Việt Nam và giúp cho công nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
của đất nước đạt được những kết quả to lớn trong những năm vừa qua. Hiện nay Trung
tâm chiếu xạ của Viện cùng với các doanh nghiệp tư nhân hoạt động rất hiệu quả trong
lĩnh vực chiếu xạ thực phẩm.
Dầu khí là ngành kinh tế trọng điểm của đất nước. Viện đã triển khai thành
công kỹ thuật đánh giá dầu dư bão hoà trong các giếng khoan, tối ưu quy trình khai
thác để nâng cao hiệu suất thu hồi dầu trong khai thác dầu khí và giải quyết một số vấn
đề kỹ thuật thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí. Đây là một trong 10 kết quả hoạt
động KH&CN nổi bật năm 2005 của Bộ KH&CN.
Về nông nghiệp, Viện đã hỗ trợ cho các cơ sở nghiên cứu của ngành nông
nghiệp tạo ra các giống đột biến phóng xạ với chất lượng tốt như lúa, đậu tương, ngô.
Nổi bật là giống VNĐ-95-20 đã nhận giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2005.
Có thể khẳng định không có Viện NLNTVN thì chắc chắn ở nước ta sẽ không có
ngành đột biến nông nghiệp hạt nhân theo vùng để có thể triển khai nhanh các kết quả
ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp. Về xây dựng chính sách phát triển
ngành NLNT và chủ trương phát triển điện hạt nhân, Viện đã chủ trì cũng như tham
gia xây dựng các văn bản quy phạm quan trọng như Pháp lệnh phóng xạ. Hiện nay,
Viện cũng đang triển khai các nghiên cứu về đột biến phóng xạ và cùng với ngành
nông nghiệp hình thành các trung tâm an toàn và kiểm soát bức xạ, Luật Năng lượng
nguyên tử, Chiến lược ứng dụng Năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình và Báo
cáo tiền khả thi về dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Có thể nói rằng,
với các kết quả hoạt động của mình, Viện đã đưa nghiên cứu phát triển điện hạt nhân
9
từ trong phòng thí nghiệm ra các hoạt động chuẩn bị đầu tư, làm báo cáo tiền khả thi,
sắp tới sẽ là báo cáo khả thi và xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Chính phủ phê duyệt Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử. Đây là điều
kiện rất tốt, mở ra một thời cơ mới để Việt Nam có thể đưa năng lượng nguyên tử phục
vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Chiến lược đã đề cập tới 02 định

hướng ứng dụng năng lượng nguyên tử, một là ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ
trong các ngành kinh tế xã hội và hai là phát triển điện hạt nhân. Về ứng dụng bức xạ
và đồng vị phóng xạ, chúng ta đã có kinh nghiệm và một số kết quả ban đầu đáng
khích lệ, song chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế
- xã hội. Nguyên nhân là do chưa có định hướng của Nhà nước, chưa có vốn đầu tư và
những cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực này. Với sự ban hành Chiến
lược, chúng ta sẽ có chương trình của chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng bức xạ và
đồng vị phóng xạ trong các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội thì chắc chắn
sẽ mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế - xã hội như kinh nghiệm của các nước.
Về lĩnh vực phát triển điện hạt nhân, đây là con đường đi tất yếu của chúng ta để giải
quyết vấn đề năng lượng cho phát triển đất nước và phù hợp với xu thế hiện nay trên
thế giới. Phát triển điện hạt nhân có nhiều thuận lợi, song cũng có không ít khó khăn.
Thuận lợi cơ bản là công nghệ điện hạt nhân đã có lịch sử phát triển trên 50 năm,
những công nghệ hiện đại đã được kiểm chứng, khẳng định độ an toàn rất cao, có sự
hợp tác quốc tế rộng rãi để chia sẻ kinh nghiệm đặc biệt là kinh nghiệm trong việc đảm
bảo an toàn và các cường quốc đều cam kết phát triển điện hạt nhân. Ở trong nước,
thuận lợi cơ bản là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về phát triển năng
lượng nguyên tử, chúng ta đã có kinh nghiệm trong thực hiện các dự án năng lượng
lớn như thuỷ điện, nhiệt điện cũng như kinh nghiệm bước đầu trong lĩnh vực hạt nhân
10
thông qua việc xây dựng và quản lý lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trong hơn 20 năm
qua, nhiều quốc gia có kinh nghiệm về điện hạt nhân trên thế giới sẵn sàng hợp tác
chia sẻ kinh nghiệm với chúng ta. Bên cạnh các thuận lợi nêu trên, cũng có nhiều khó
khăn thách thức. Trước hết là vấn đề đảm bảo an tòan hạt nhân, quản lý và xử lý các
chất thải phóng xạ, ngăn ngừa việc phổ biến vũ khí hạt nhân và đảm bảo an ninh cho
các nhà máy điện hạt nhân. Đây là những vấn đề mà cộng đồng quốc tế rất quan tâm
khi phát triển điện hạt nhân và việc giải quyết chúnng phải được thực hiện ở phạm vi
tòan cầu chứ không chỉ riêng của một nước. Riêng đối với Việt Nam thì chúng ta còn
có khó khăn về đội ngũ chuyên gia hạt nhân, cơ sở hạ tầng pháp lý, nguồn lực tài
chính và sự chấp nhận của công chúng đối với chủ trương phát triển điện hạt nhân.

Trong thời gian qua, các khó khăn này đang được các cơ quan có trách nhiệm phối hợp
giải quyết từng bước để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện chương trình điện hạt
nhân một cách an toàn và hiệu quả. Về nhân lực, Bộ Công nghiệp đã đệ trình một kế
họach đào tạo cán bộ cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Viện NLNTVN cũng đã
hoàn thành đề án đào tạo chuyên gia cho chương trình điện hạt nhân. Bộ KH &CN
đang chủ trì sọan thảo Luật NLNT và kiện tòan cơ quan quản lý về an tòan bức xạ và
hạt nhân. Các cơ chế về tài chính cho phát triển điện hạt nhân cũng đã được các
chuyên gia nghiên cứu và đề xuất giải pháp thu xếp tài chính cho việc xây dựng nhà
máy điện hạt nhân đầu tiên. Công tác thông tin đại chúng được thường xuyên thực
hiện nhằm tạo được sự ủng hộ ngày càng tốt hơn của công chúng cho chủ trương phát
triển điện hạt nhân. Thông qua các triển lãm chúng tôi có thăm dò ý kiến công chúng
và nhận được sự ủng hộ khá cao (trên 80%) cho chủ trương phát triển điện hạt nhân
của Chính phủ.
11
Chương 2: CHẤT THẢI CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI MÔI TRƯỜNG
2.1. Chất thải nhà máy điện hạt nhân
Chất thải phóng xạ của nhà máy điện nguyên tử sinh ra như thế nào?
Trong nhà máy điện nguyên tử, nơi sinh ra chất phóng xạ là lò phản ứng do các
hoạt động sau:
1) Nhiên liệu Uranium phân hạch tạo ra các chất phóng xạ khác.
2) Các chất bên trong thùng áp lực lò phản ứng bị phóng xạ hoá do tác động của
nơtron và tạo ra chất phóng xạ.
Thông thường, các sản phẩm phân hạch bị nhốt kín bên trong nhiên liệu, nếu có
khuyết tật ở vỏ bọc thanh nhiên liệu thì các sản phẩm phân hạch sẽ rò rỉ vào chất tải
nhiệt. Đồng thời, chỉ cần một lượng nhỏ tạp chất sinh ra do ăn mòn trong chất tải
nhiệt, chúng cũng sẽ bị nhiễm xạ do tác động của nơtron. Nhưng chất tải nhiệt được
đưa qua thiết bị làm sạch nên những tạp chất này sẽ bị loại trừ.
Xử lý chất thải dạng khí như thế nào?
Chất thải dạng khí, trước hết được làm giảm hoạt độ phóng xạ bằng các thiết bị

như bể giảm hoạt độ và thiết bị lưu giữ khí hiếm bằng than hoạt tính, sau đó đi qua các
thiết bị lọc để loại bỏ các chất dạng hạt, kiểm tra nồng độ phóng xạ và nếu xác nhận đã
an toàn sẽ được thải ra không khí.
Xử lý chất thải dạng lỏng như thế nào?
12
Chất thải lỏng, nếu có độ phóng xạ cực thấp như nước thải sau khi giặt, thì
kiểm tra nồng độ phóng xạ và nếu được xác nhận là an toàn sẽ được thải ra biển.
Còn các chất thải dạng lỏng khác, sau khi được lọc và khử muối bằng các thiết
bị lọc và nhựa trao đổi ion hoặc được cô đặc bằng thiết bị bay hơi, nước sẽ được tái sử
dụng còn dịch cô đặc được trộn vào bê tông và nhựa đường rồi dồn vào các thùng
phuy chuyên dụng để cất giữ bảo quản trong kho chất thải phóng xạ dạng rắn.
Xử lý chất thải dạng rắn như thế nào?
Trong các loại chất thải rắn, những loại có hoạt độ phóng xạ tương đối cao như
cặn lọc, nhựa trao đổi ion đã qua sử dụng được giữ trong các thùng chứa trong một
thời gian dài, đến khi hoạt độ phóng xạ giảm xuống, chúng được dồn vào các thùng
phuy chuyên dụng. Còn những chất thải rắn có hoạt độ phóng xạ thấp như giấy, vải sẽ
được nén lại rồi đem đốt, tro được đựng trong các thùng và bảo quản an toàn trong kho
chất thải phóng xạ dạng rắn.
Người ta có những biện pháp gì để làm giảm lượng chất thải phóng xạ?
Việc đảm bảo tính bền vững của nhiên liệu là quan trọng nhất. Nếu nhiên liệu
không bị hỏng thì các sản phẩm phân hạch phóng xạ sẽ bị nhốt kín bên trong các vỏ
bọc thanh nhiên liệu, lượng thoát ra bên ngoài rất ít.
Một cách hữu hiệu nữa là giảm thiểu lượng chất ăn mòn thoát ra từ các thùng
chứa, ống, bơm, van của hệ thống sơ cấp lò phản ứng. Để làm được điều này, người ta
sử dụng vật liệu chống ăn mòn mạnh và áp dụng những kỹ thuật mới nhất trong việc
quản lý chất lượng nước để hạn chế tối đa khả năng ăn mòn. Hơn nữa, việc lựa chọn
vật liệu có hàm lượng Cobalt ít cũng hết sức quan trọng.
Nơi bảo quản chất thải phóng xạ nên ở bên trong hay bên ngoài nhà máy điện?
13
Chất thải phóng xạ nên cất giữ bảo quản tối đa bên trong khu vực nhà máy để

có thể quản lý và bảo quản một cách an toàn.
Điều rất quan trọng là tính toán lượng chất thải phóng xạ sinh ra trong thời gian
vận hành để lựa chọn địa điểm đủ rộng cho cất giữ chất thải.
2.2. Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường - Bài học từ Trecnobul
Ngày 26/4/1986, một tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân
Trécnôbưn ở cách thủ đô Kiép của Ucraina gần 150 km về phía Bắc. Tờ báo phương
Tây gọi tai nạn này là một “Thảm hoạ” (disaster), đã gây cái chết cho hàng vạn người.
Sự thực như thế nào?
Nhà máy điện hạt nhân Trécnôbưn được xây dựng vào đầu những năm 1970
gồm 4 lò hạt nhân kiểu mới RBMK, viết tắt của tiếng Nga có nghĩa là “Lò phản ứng
công suất lớn kiểu nước sôi”, công suất mỗi lò 1000 MW. Tai nạn xảy ra đối với lò thứ
tư. Lò này đã đến lúc phải kiểm tra và sửa chữa nếu cần thiết.
Hồi 1 giờ 23 phút 40 giây (giờ địa phương) ngày 26/4/1986, một nhân viên vận
hành ấn một chiếc nút để điều khiển cho các thanh an toàn vào tâm lò. Những thanh
cađimi (Cd) này có tác dụng hấp thu bớt nơtron để làm giảm công suất lò. Công suất
đang giảm dần thì bỗng nhiên tăng vọt lên gấp hàng chục lần công suất tối đa, gây ra
một vụ nổ lớn.
Các lò phản ứng hạt nhân thông dụng trên thế giới từ trước đến nay như lò nước
áp lực PWR của phương Tây hay lò phản ứng nước - nước của Nga đều có một thùng
lò bằng thép không gỉ nặng chừng 200 tấn, dày 20 cm, có chuyện gì xảy ra thì chỉ giới
hạn trong thùng lò. Những người thiết kế loại lò phản ứng kiểu mới RBMK đã bỏ
thùng lò, hàng ngàn thanh nhiên liệu urani được cắm vào 1400 tấn graphit, bên trên
14
đậy một cải nắp bê tông nặng 500 tấn. Khi vụ nổ xảy ra, tấm bê tông bị tung lên trời
rồi rơi xuống phá vỡ cấu trúc của lò phản ứng. Các sản phẩm phân hạch, một lượng
lớn urani và hàng trăm tấn graphit nóng chảy, bốc hơi, tạo thành một đám mây bụi
phóng xạ lên cao đến 10 km. Đám mây phóng xạ này bị gió cuốn theo hướng Tây -
Bắc bay lên phía Bắc Ucraina, phía Nam nước Nga, Bêlarút, các nước cộng hoà
Bantích, các nước Bắc và Tây Âu,…
Đã có tất cả khoảng 200.000 người tham gia vào việc xử lý hậu quả của tai nạn

bao gồm chữa cháy, dọn trong lò phản ứng và khu vực nhà máy. Những người này
phải chịu một liều lượng phóng xạ lớn hơn nhiều lần mức bình thường được phép của
một nhân viên làm việc với chất phóng xạ.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, khoảng 115.000 người dân cư trú trong phạm vi
bán kính 30 km quanh nhà máy đã phải di dời đi nơi khác. Thành phố Pripyat có số
dân 45.000 người, nơi ở của cán bộ công nhân viên nhà máy điện hạt nhân Trécnôbưn
đã sơ tán toàn bộ sang một thành phố khác là Slavutich được xây dựng mới ở ngoài
khu vực cấm để dành riêng cho họ.
Đối với lò phản ứng hạt nhân số 4 xảy ra tai nạn, người ta đã dùng máy bay trực
thăng đổ xuống khoảng 5000 tấn đất cát, bê tông, các tấm chì, các vật liệu chứa chất
Bo có khả năng hấp thu nơtron, v.v…, tạo thành một chiếc “Quan tài” khổng lò cách
ly lò phản ứng với môi trường bên ngoài.
Tháng 10/1989, Chính phủ Liên Xô (cũ) đề nghị Cơ quan năng lượng nguyên tử
quốc tế giúp đỡ để đánh giá tình hình nhiễm xạ môi trường và sức khoẻ của dân
chúng, đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục. Một chương trình quốc tế quy mô to
lớn đã ra đời mang tên “Đề án quốc tế Trécnôbưn” huy động hơn 200 chuyên gia đến
từ 25 nước và 7 tổ chức quốc tế (Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Tổ chức y tế
15
thế giới, Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc,…). Tháng 4/1996, kỷ
niệm 10 năm ngày xảy ra tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Trécnôbưn, một hội nghị
quốc tế lớn quy tụ 800 chuyên gia và quan chức của 71 nước đã đánh giá kết quả của
chương trình quốc tế Trécnôbưn. Những kết quả này đã được bổ sung và cập nhật
trong một báo cáo ra đời tháng 9/2005 của một tổ chức gọi là “Diễn đàn Trécnôbưn”
quy tụ chuyên gia của nhiều nước bao gồm cả Ucraina, Nga và Bêlarút và của 8 tổ
chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc. Có thể xem đây là báo cáo mới nhất và đáng tin cậy
nhất về thảm hoạ Trécnôbưn.
Theo báo cáo của “Diễn đàn Trécnôbưn” (Chernoby Forum), tính cho đến cuối
năm 2004, số người chết chính thức là 28 người chết trong vòng 4 tháng đầu sau khi
xảy ra tai nạn do bỏng và phóng xạ, 19 chết trong những năm tiếp theo và 9 người chết
do ung thư tuyến giáp chắc là do phóng xạ gây ra, tổng cộng là 56 người (chứ không

phải hàng vạn người như báo chí phương Tây lúc đầu đưa tin).
Tai nạn đã phát tán một lượng lớn chất đồng vị phóng xạ iốt - 131 có thời gian
bán huỷ 8 ngày trên một diện tích rộng hàng nghìn km2, chủ yếu ở phía Bắc Ucraina
và Bêlarut. Chất iốt phóng xạ này theo chu trình cỏ - bò - sữa (grass - cow - milk) đi
vào cơ thể trẻ em, gây ra ung thư tuyến giáp. Đến cuối năm 1995 khoảng 800 trẻ em
dưới 15 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Ở người lớn, phóng xạ có
thể gây ra các loại ung thư khác, nhưng cũng khó phân biệt được ung thư do phóng xạ
gây ra hay do các nguyên nhân khác.
Từ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Trécnôbưn có thể rút ra kết luận là: tai nạn
này vừa do yếu tố kỹ thuật, vừa do yếu tố con người. Đối với một nước muốn xây
dựng nhà máy điện hạt nhân, vừa phải chọn loại lò phản ứng đảm bảo điều kiện an
16
toàn, vừa phải đào tạo cán bộ kỹ thuật nắm vững chuyên môn, tuân thủ nghiêm ngặt
quy chế, luật an toàn.
Chương 3: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT
NHÂN TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển nguồn năng lượng nguyên tử
Phát triển điện hạt nhân là nhiệm vụ mang tầm chiến lược dài hạn của quốc gia.
Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ này từ năm 1996 và đã thành lập
Tổ công tác chỉ đạo nghiên cứu phát triển điện hạt nhân tháng 3 năm 2002 để chỉ đạo
các hoạt động liên quan đến phát triển điện hạt nhân ở nước ta. Tổ công tác chỉ đạo đã
giao Bộ KH&CN chủ trì xây dựng Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình
đến năm 2020, Nghiên cứu làm rõ 7 vấn đề trong chương trình phát triển điện hạt nhân
ở Việt Nam, xây dựng dự án Luật NLNT và giao Bộ Công thương chủ trì thực hiện
17
nghiên cứu lập báo cáo tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở
Việt Nam.
Cho đến nay Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình đến năm 2020
và Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết
định ban hành năm 2007 và các bộ, ngành đang tổ chức triển khai thực hiện, trong đó

có các đề án liên quan đến phát triển điện hạt nhân. Các vấn đề quan trọng liên quan
đến phát triển điện hạt nhân bao gồm sự cần thiết, công nghệ, an toàn, chất thải phóng
xạ, đào tạo nguồn nhân lực, nhiên liệu hạt nhân và các cơ chế chính sách đã được Tổ
công tác chỉ đạo báo cáo Chính phủ tháng 8 năm 2005. Dự án Luật NLNT đã được
Quốc Hội khoá XII xem xét trong kỳ họp thứ II và dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ
III (tháng 5 năm 2008) để tạo cơ sở pháp lý cho phát triển ứng dụng NLNT nói chung
và xây dựng nhà máy điện hạt nhân nói riêng.
Báo cáo tiền khả thi dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt
Nam trước đây và nay là Báo cáo đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã
được Bộ Công thương chủ trì thực hiện với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành
về năng lượng nguyên tử của Việt Nam. Báo cáo đã khảng định sự cần thiết và tính
khả thi của việc xây dựng nhà máy đầu tiên ở nước ta với 4 tổ máy có tổng công suất
4000 MW đảm bảo đưa đưa tổ máy đầu tiên vào vận hành vào năm 2020. Đây là một
chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Nhà nước ta và phù hợp với xu thế hiện nay trên
thế giới như đã nêu ở trên.
So với các nước đang phát triển trên thế giới chuẩn bị đi vào xây dựng nhà máy
điện hạt nhân, Việt Nam được IAEA đánh giá cao về công tác chuẩn bị và đã có những
quyết sách ở cấp cao như Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược ứng dụng
NLNT, Luật NLNT đang được Quốc Hội xem xét. Điều này thể hiện sự cam kết của
18
Nhà nước ta đối với chương trình phát triển điện hạt nhân, trong khi các nước khác thì
chưa có được các quyết sách ở cấp cao như chúng ta. Đây là một đảm bảo quan trọng
cho sự thành công của chương trình phát triển điện hạt nhân.
Khác với các loại nhiệt điện khác, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị hạ tầng phức tạp của quốc gia về luật pháp, tổ chức, quản lý, năng
lực kỹ thuật, con người, địa điểm, kinh tế, đầu tư và thu xếp tài chính,… Do đó không
chỉ có chủ đầu tư dự án, mà sẽ có rất nhiều các cơ quan có liên quan cần phải tham gia
vào việc thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân. Vì vậy theo thống kê của Cơ
quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), thời gian từ khi quốc gia quyết định
thông qua chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho đến khi đưa nhà máy vào

vận hành mất khoảng từ 10 đến 15 năm tuỳ thuộc vào tốc độ chuẩn bị của từng quốc
gia. Như vậy nếu năm 2020 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước ta đi vào vận
hành thì chúng ta còn gần 13 năm cho các công tác chuẩn bị xây dựng các hạ tầng cần
thiết. Khoảng thời gian 13 năm là đủ cho Việt Nam để làm các công tác chuẩn bị này
vì chúng ta đã có một số chuẩn bị rất cơ bản ban đầu, nhưng cũng phải hết sức khẩn
trương và cần có sự chỉ đạo tập trung cao độ thì mới đạt được mục tiêu đề ra.
3.2. Chiến lược phát triển nguồn năng lượng nguyên tử
Để chỉ đạo việc triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng cho điện hạt nhân
và thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân dài hạn của quốc gia với các tổ máy
được lần lượt xây dựng cùng với kế họach nội địa hoá và phát triển ngành công nghiệp
điện hạt nhân, theo khuyến cáo của IAEA các quốc gia cần thành lập Ban điều hành
chương trình điện hạt nhân (Nuclear Energy Program Implementing Organization –
NEPIO) hay Ban Chỉ đạo Nhà nước về điện hạt nhân để chỉ đạo tất cả các công việc
liên quan ngay từ lúc bắt đầu. Trước mắt, Ban Chỉ đạo sẽ xem xét và quyết định tất cả
19
các vấn đề thuộc về cơ sở hạ tầng cho điện hạt nhân của quốc gia cần phải đạt được ở
ba điểm mốc quan trọng trong chương trình phát triển điện hạt nhân:
- Điểm mốc thứ 1: Quốc gia đã có đủ điều kiện để đề ra quyết sách về phát
triển điện hạt nhân.
- Điểm mốc thứ 2: Quốc gia đã có đủ điều kiện để lập hồ sơ mời thầu hoặc
chọn đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
- Điểm mốc thứ 3: Quốc gia đã có đủ điều kiện để khởi động và vận hành
thương mại nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Các cơ sở hạ tầng này đang được các cơ quan có liên quan chuẩn bị, nhưng còn
thiếu một sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt để đạt được các điều kiện cho 3 mốc nêu trên
theo lộ trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Vì vậy việc sớm thành lập Ban chỉ đạo
là cần thiết và Ban chỉ đạo sẽ gồm một số tiểu ban quan trọng sau đây:
1. Tiểu ban về pháp lý và tổ chức: Chỉ đạo các hoạt động xây dựng và thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, ký kết và gia nhập các điều ước quốc
tế, xây dựng hệ thống tổ chức và quản lý về phát triển và về đảm bảo an toàn cho điện

hạt nhân của quốc gia.
2. Tiểu ban về nhân lực: Chỉ đạo các hoạt động xây dựng và tổ chức triển khai
thực hiện kế họach đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho điện hạt nhân.
3. Tiểu ban về công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân: Chỉ đạo các hoạt
động xây dựng năng lực nghiên cứu triển khai về điện hạt nhân nhằm đánh giá, lựa
chọn, tiếp thu, làm chủ và phát triển công nghệ nhà máy điện hạt nhân; công nghệ
phân tích, đánh giá và thanh tra an toàn dự án điện hạt nhân; tư vấn chính sách và biện
pháp đảm bảo an ninh cung cấp nhiên liệu, sử dụng tài nguyên uran trong nước cho
20
phát triển điện hạt nhân, đảm bảo an toàn bức xạ, quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua
sử dụng và quản lý chất thải phóng xạ.
4. Tiểu ban về môi trường và địa điểm: Chỉ đạo các hoạt động quan trắc
phóng xạ môi trường, đánh giá tác động môi trường của dự án điện hạt nhân và quy
hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng như cơ sở chôn cất chất thải
phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình của quốc gia.
5. Tiểu ban về thông tin đại chúng: Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thông
tin tuyên truyền về điện hạt nhân để tạo sự ủng hộ của công chúng cho chủ trương phát
triển điện hạt nhân của Nhà nước và định kỳ thực hiện công tác điều tra dư luận xã hội
đối với chủ trương phát triển điện hạt nhân.
6. Tiểu ban về an ninh hạt nhân và phòng chống khắc phục sự cố, tai nạn: Chỉ
đạo xây dựng và thực hiện các chương trình về đảm bảo an ninh và bảo vệ thực thể
nhà máy điện hạt nhân, các thiết bị hạt nhân khác và nhiên vật liệu hạt nhân, đảm bảo
an ninh trong vận chuyển và lưu giữ chất thải phóng xạ; kế họach và phương tiện kỹ
thuật xử lý sự cố, tai nạn bức xạ và hạt nhân; xây dựng trung tâm ứng phó quốc gia về
tình trạng khẩn cấp đối với sự cố, tai nạn bức xạ và hạt nhân.
7. Tiểu ban về phát triển công nghiệp trong nước: Chỉ đạo và tổ chức thực
hiện đánh giá tiềm năng, xây dựng chính sách, quy họach và đầu tư phát triển các
ngành công nghiệp trong nước có liên quan để có thể tham gia hiệu quả vào việc thực
hiện các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ngay từ dự án đầu tiên và từng bước
tiến đến hình thành ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam trong tương lai.

8. Tiểu ban về dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên: Chỉ đạo các hoạt động
chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng nhà máy địên hạt nhân đầu tiên tại Phước Dinh và
21
Vĩnh Hải (Ninh Thuận) với 4 tổ máy có công suất là 4000MW (4 x 1000MW); nâng
cao năng lực quản lý dự án điện hạt nhân; nghiên cứu các phương thức đầu tư và thu
xếp tài chính cho dự án điện hạt nhân; nâng cao năng lực đàm phán và ký kết hợp
đồng; phát triển hệ thống lưới điện quốc gia phù hợp với việc xây dựng nhà máy điện
hạt nhân.
22
Chương 4: KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI
VIỆT NAM & CÁC ĐỀ XUẤT
4.1. Đánh giá về những lợi ích cũng như hạn chế khi phát triển điện hạt
nhân ở Việt Nam
Nhu cầu tiêu thục điện trong tương lai của Việt Nam được dự báo sẽ tăng rất
nhiều lần so với hiện nay, việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế là một trong
những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để đảm bảo phát triển
các nguồn cung cấp điện cho nền kinh tế phát triển bền vững và đa dạng hóa nguồn
cấp, Việt Nam có thể phát triển các nguồn cấp điện từ than, dầu, khí, thủy điện, hạt
nhân, năng lượng mới. Trong những nguồn nêu trên, điện hạt nhân là một trong những
phương án được chú ý, gây tranh luận nhiều nhất với các ý kiến trái ngược nhau.
Nếu được đánh giá phân tích đúng vai trò của mình, điện hạt nhân sẽ có một
triển vọng phát triển tốt ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng sẽ có những thách thức to lớn
cần phải lường biết trước để có thể đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển công
nghiệp điện hạt nhân ở Việt Nam . Vấn đề trao đổi ở đây là một số ý kiến và suy nghĩ
về hai quan điểm trên.
4.1.1.Lợi ích của việc lắp đặt điện hạt nhân ở Việt Nam
- Thời điểm thuận lợi:
Công nghiệp điện hạt nhân thế giới đã có lịch sử phát triển hơn 50 năm, trải qua
các thời kỳ thăng trầm khác nhau. Trong những năm cuối thập kỷ 70, điện hạt nhân đã
có sự phát triển rực rỡ nhất, tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên cũng vấp phải những thách

23
thức to lớn, sau sự cố Three Mile Island ở Mỹ năm 1979 và đặc biệt sau thảm họa
Chernobyl (Liên Xô cũ) năm 1986 đã làm chậm tốc độ phát triển điện hạt nhân. Niềm
tin của công chúng giảm sút và nhiều nước đã xem xét lại chương trình phát triển điện
hạt nhân của mình. Các chính sách quản lý được siết chặt lại làm tăng giá thành, chính
phủ phải bỏ tiền của ra để cứu vãn nền công nghiệp điện hạt nhân khỏi sự phá sản.
Thậm chí điện hạt nhân trở thành đề tài đàm tiếu như là điển hình của sự dối trá, che
dấu, hoang phí tiền của dân.
Tuy nhiên, triển vọng phát triển đã quay trở lại với công nghiệp điện hạt nhân từ
đầu thập kỷ 21. Cho tới thời điểm hiện nay trên thế giới đã có 440 lò đang hoạt động,
và có 31 là đang được xây dựng (năm 2007) cùng nhiều lò đang có kế hoạch xây dựng.
Thực tế cho thấy xu hướng quay trở lại điện hạt nhân ngày càng rõ nét tại nhiều nước
trên thế giới trong những năm gần đây. Điều kiện chí trị, kỹ thuật công nghệ, kinh tế
và môi trường trên thế giới đã và đang thay đổi theo xu hướng thuận lợi, điều đó cũng
giúp cho triển vọng phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam trở nên sáng sủa hơn.
Trong vòng 2 thập kỷ tới, Việt Nam dự kiến phải phát triển gấp 7 - 8 lần khả
năng cung cấp điện hiện có để đảm bảo nhu cầu điện cho nền kinh tế. Điều đó cũng có
nghĩa là phải xây dựng mới trên 60 000MW với nhu cầu vốn đầu tư hàng trăm tỷ đô la
Mỹ. Với một nhu cầu đầu tư lớn như vậy thì việc tìm kiếm một nguồn cung cấp đảm
bảo nền tảng cho hệ thống điện với giá thành rẻ và ổn định là điều quan trọng sống còn
cho nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh ở Việt Nam.
- Nhu cầu điện lớn với giá thành thấp:
Điện hạt nhân có giá thành rẻ hơn so với các nhà máy phát điện sử dụng nhiên
liệu than, dầu hoặc khí. Nhiều nghiên cứu về giá thành sản xuất điện của Pháp, Phần
Lan, Mỹ, Nhật Bản đều đi đến kết luận về giá thành điện hạt nhân là thấp hơn so với
24
giá thành sản xuất điện bằng khí , than hoặc dầu từ 10-20%, phụ thuộc vào các điều
kiện xây dựng và vận hành, kể cả tính đến chi phí cho tháo dỡ, cho bảo hiểm và chi
phí dự phòng cho xử lý chất thải. Đặc biệt trong điều kiện giá nhiên liệu than, dầu và
khí ngày càng tăng nhanh thì giá thành sản xuất điện hạt nhân lại càng trở nên cạnh

tranh cao hơn và sẽ là một sự lựa chọn kinh tế.
- Nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định và đáng tin cậy:
Nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn (chiếm khoảng ba
phần tư giá thành) nhưng chi phí vận hành lại rẻ. Một khi xây dựng xong và đưa vào
vận hành, nhiên liệu chủ yếu để nhà máy điện hạt nhân hoạt động là các bó thanh
nhiên liệu (thông thường là uranium) kể từ lúc nạp nhiên liệu sẽ trải qua quãng thời
gian vìa năm trong lò phản ứng, với giá thành tương đối ổn định. Mặc dù giá nhiên
liệu uranium đã tăng nhanh trong năm 2007, điều đó ít có ảnh hưởng tới giá thành sản
xuất của các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động. Hơn nữa, nguồn nhiên liệu
uranium theo các số liệu đã khảo sát đủ đển đảm bảo cung ứng cho ngành công nghiệp
hạt nhân trong thời gian dài, đó là chưa kể tới việc nhiên liệu hỗn hợp MOX (Oxit
Uranium – Plutonium) và sự phát triển công nghệ lò Nơtron nhanh (hay còn gọi là lò
tái sinh) sẽ đem lại cơ hội sử dụng nhiên liệu Thorium lên tới hàng nghìn năm, điều đó
đảm bảo nguồn cung nhiên liệu ổn định và chắc chắn cho tương lai. Còn giá nhiên liệu
than dầu, dầu và khí thì khó có thể dự đoán một cách chắc chắn khi mà kế hoạch phát
triển công nghiệp điện và vận hành hệ thống điện cần phải tính 30-40 năm trong tương
lai.
Nguồn khai thác nhiên liệu Uranium cũng được phân bố đều trên thế giới, tại
các nước với hệ thống kinh tế khác nhau như Úc, Canada, Nam Phi, Kazakhtan,
Braxin, Mỹ, Nga … cũng là một yếu tố góp phần cho việc cung cấp nhiên liệu trong
25

×