Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 82 trang )



0


1


2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 11
Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI
QUAN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 11
1.1. Khái niệm về thế giới quan 11
1.2. Điều kiện lịch sử xã hội, kinh tế, văn hóa Việt Nam thế kỷ XV -
XVI 15
1.2.1. Một số biến động chính trị - xã hội 15
1.2.2. Điều kiện kinh tế 19
1.2.3. Tình hình văn hóa 20
1.3. Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành thế giới quan của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. 23
1.3.1. Tư tưởng Nho giáo 23
1.3.2. Tư tưởng Đạo gia 30
1.3.3. Tư tưởng Phật giáo 32
1.3.4. Truyền thống văn hóa của dân tộc 34
1.4. Nguyễn Bỉnh Khiêm và các tác phẩm 35
1.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm 35
1.4.2. Tác phẩm Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập 39
Tiểu kết chương 1 40
2.1. Vũ trụ quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm 41


2.1.1. Quan niệm về sự hình thành của vũ trụ 41
2.1.2. Quan niệm về sự biến chuyển của vũ trụ 43
2.2. Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người 46
2.2.1. Quan niệm về con người trong mối quan hệ với tự nhiên 46
2.2.2. Quan hệ của con người với con người trong xã hội 48
2.3. Một số nhận định, đánh giá về Thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm
64
2.3.1. Những giá trị của thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm 64
2.3.2. Một số hạn chế trong thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm 67
Tiểu kết chương 2 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


3
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam đã và đang trải qua những bước thăng trầm ở những
chặng đường lịch sử khác nhau. Những giai đoạn lịch sử khác nhau đã phản
ánh chân thực mọi mặt đời sống của con người Việt Nam về kinh tế, chính
trị, văn hóa tư tưởng. Sự phản ánh được đó được ghi lại trong các cuốn sách,
trong các áng văn, thơ, các tập truyện, ca dao, tục ngữ… và được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử nói chung và
lịch sử tư tưởng dân tộc nói riêng thông qua các sự nghiệp sáng tác của các
nhà văn, thà thơ là một trong những khía cạnh nghiên cứu có ý nghĩa rất
quan trọng, giúp ta biết được quá trình vận động và phát triển của lịch sử dân
tộc diễn ra như thế nào.
Ở mỗi thời kì lịch sử thường xuất hiện những nhà tư tưởng tiêu biểu. Họ
đều ít nhiều có ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử dân tộc. Vì thế,

nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng của các nhà tư tưởng này để thấy được sự
ảnh hưởng của họ đến lịch sử cũng như lịch sử tư tưởng dân tộc. Đồng thời,
việc tìm hiểu về lịch sử tư tưởng của dân tộc là cũng cơ sở để khẳng định
những giá trị mà các bậc tư tưởng tiền bối đã để lại.
Ngày nay, xã hội đang có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị,
văn hóa, Bên cạnh việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh thì việc tìm lại giá trị của những quan niệm, quan điểm của các
nhà tư tưởng trong lịch sử là rất quan trọng, trong đó có những tư tưởng của
các nho sĩ phong kiến. Điều này giúp ta có thể học hỏi được ở các tư tưởng
đó những yếu tố tích cực, hợp lí để phục vụ cho quá trình xây dựng và bảo
vệ đất nước hiện nay như: khẳng định nền tảng tư tưởng Việt Nam gắn liền
với lịch sử tư tưởng dân tộc; giữ gìn những giá trị tư tưởng trong quá trình


4
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; trên cơ sở
đường lối chính trị, xã hội tích cực của các nhà tư tưởng đi trước, ta kế thừa,
phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hơn nữa, việc
nghiên cứu lịch sử tư tưởng đã giúp cho việc trả lời những câu hỏi xoay
quanh vấn đề “Việt Nam có triết học hay không?”.
Trong lịch sử tư tưởng của dân tộc Việt Nam ở thế kỉ XVI, ta không thể
không kể đến nhà tư tưởng lớn, một người thầy lỗi lạc – Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng những giai thoại về ông đã trở thành
di sản, tư tưởng của ông vẫn tỏa sáng trong lịch sử tư tưởng dân tộc, những
âm vang về con người ấy vẫn còn vang vọng mãi. Tư tưởng của ông được
thể hiện trong các tác phẩm văn thơ, qua phong cách, lối sống mà chính ông
đã trải nghiệm. Trong hệ thống tư tưởng của ông chứa đựng những tư tưởng
triết học sâu sắc với một vũ trụ quan, một quan niệm nhân sinh theo lẽ tự
nhiên chứa đựng nhiều yếu tố nhân văn, tích cực.
Tư tưởng về thế giới, về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm khá nổi bật

được thể hiện thông qua các tập thơ, những lời sấm ký, trong đó phải kể đến
hai tập thơ lớn của ông là “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân Quốc ngữ
thi tập”. Việc tìm hiểu về những tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm
có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu những giá trị tư tưởng mà ông để
lại trong lịch sử tư tưởng dân tộc. Trên cơ sở đó mà ta có thể thấy được ý
nghĩa của những tư tưởng đó trong xã hội Việt Nam hiện nay đã và đang có
nhiều thay đổi.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thế giới quan
của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân
Quốc ngữ thi tập”.
2. Tình hình nghiên cứu
* Các tác phẩm nghiên cứu về thế giới quan triết học phương Đông


5
Phương Đông là một trong những cái nôi triết học của nhân loại, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về triết học phương Đông. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào cụ thể tìm hiểu về thế giới quan triết học của phương Đông
nhưng đã có công trình nghiên cứu về thế giới quan triết học của Trung
Quốc, như: Luận án tiến sĩ “Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ
đại” (2002) của Nguyễn Văn Vịnh. Công trình nghiên cứu thế giới quan của
triết học Trung Quốc bao gồm vũ trụ quan, xã hội quan và nhân sinh
quan. Tác giả đã nghiên cứu một số học thuyết tiêu biểu làm nên đặc
trưng của thế giới quan triết học Trung Quốc, trên cơ sở đó so sánh và
nêu rõ sự khác nhau về đặc trưng của thế giới quan triết học Trung Quốc
cổ đại với thế giới quan của các nền triết học cổ đại khác. Công trình đã
có vai trò khái quát chung nhất về về thế giới quan triết học Trung Quốc.
Những nội dung về thế giới quan của Phật giáo được trình bày trong
một số cuốn sách lịch sử Triết học: “Lịch sử Triết học” (2004) do Nguyễn
Hữu Vui chủ biên, sách “Lịch sử tư tưởng triết học Ấn độ cổ đại” (2003) của

Doãn Chính chủ biên,… Ở những tác phẩm trên đã nêu khái quát về triết
học Ấn Độ, trong đó có khái quát nội dung tư tưởng triết học của Phật giáo,
còn nội dung về thế giới quan trong triết học Phật giáo được điểm qua một
vài nét chính.
* Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam, đã có các cuốn sách viết về
lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử như: Lịch sử tư tưởng Việt
Nam tập 1 (1993) của tác giả Nguyễn Tài Thư, Đại cương lịch sử tư tưởng
Việt Nam tập 1 (2002) của Nguyễn Hùng Hậu… Trong các tác phẩm có bao
gồm phần lịch sử tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XVI – XVIII và trong đó cũng
đã nhắc đến nhà tư tưởng nổi bật của thời kỳ này là Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về lịch sử tư tưởng Việt
Nam ở giai đoạn lịch sử này.


6
* Có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở những khía
cạnh khác nhau như: văn học, văn hóa, đạo đức, tư tưởng Trong lĩnh vực tư
tưởng, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tư tưởng triết học sâu sắc của ông.
Một số tác phẩm tiêu biểu nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tác
phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Nhà thơ triết lí” (1957) của đồng tác giả là Lê
Trọng Khánh và Lê Anh Trà. Tác phẩm không đi vào chỉ rõ tư tưởng của
Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế giới quan, nhưng các tác giả đã chỉ ra được một
số khía cạnh nội dung triết lí sâu sắc, những biểu hiện sơ khai của tư tưởng
triết học qua thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Năm 1985, nhân kỉ niệm 400 năm ngày mất của ông, một cuộc hội thảo
khoa học về “Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” đã được tổ chức tại Hải
Phòng. Tại đây, có nhiều tư tưởng của ông được đánh giá lại, được xem xét
trên cơ sở khoa học hơn. Tuy nhiên, ở cuộc hội thảo này chưa có tác giả nào
có công trình nghiên cứu sâu về thế giới quan trong tư tưởng của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Năm 1991, Hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 500 năm ngày sinh

của Nguyễn Bỉnh Khiêm được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề
“Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử văn hóa dân tộc”. Hội thảo chủ yếu làm
sáng rõ hơn những vấn đề mà Hội thảo khoa học năm 1985 đã đặt ra. Mặc dù
vậy, cũng như cuộc hội thảo trước, những tư tưởng về thế giới quan cũng
được các tác giả trình bày ở một số luận điểm, luận cứ trong bài viết của
mình chứ chưa có bài viết nào nghiên cứu công phu về những quan niệm về
thế giới quan trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Công trình nghiên cứu khá đồ sộ về Nguyễn Bỉnh Khiêm là cuốn
“Nguyễn Bỉnh Khiêm, về tác gia và tác phẩm” (2001) do Trần Thị Băng
Thanh và Vũ Thanh chủ biên. Cuốn sách tổng hợp phần lớn những bài viết,
bài nghiên cứu về tư tưởng của ông ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: cuộc
đời và sự nghiệp, đặc biệt là sự nghiệp thơ văn của ông, chứ không đi vào


7
khai thác sâu những tư tưởng thế giới quan trong tư tưởng của Người. Tác
phẩm đã nêu những cơ sở cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Trong đó, những biểu hiện về thế giới quan của ông đã được đề cập
ở những nội dung nhất định.
Luận án tiến sĩ với tên đề tài “Vấn đề con người và giáo dục con người
trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm”
(2011) của Nguyễn Bá Cường có đề cập đến nội dung trong thế giới quan
triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là vấn đề con người và giáo dục con
người.
Công trình nghiên cứu về “Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan
hệ “tự nhiên – con người – xã hội” và ý nghĩa của nó đối với đạo đức của
con người Việt Nam hiện nay” (2010) của Nguyễn Hữu Phước đã nghiên cứu
những điều kiện khách và chủ quan cho sự ra đời tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Đồng thời, công trình này đã nghiên cứu quan niệm của Nguyễn
Bỉnh Khiêm về quan hệ chỉnh thể “Tự nhiên - con người - xã hội”, phân tích

những giá trị tích cực và hạn chế của nó, làm rõ ý nghĩa tư tưởng Nguyễn
Bỉnh Khiêm về mối quan hệ chỉnh thể “Tự nhiên – con người – xã hội” đối
với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam từ góc độ sinh thái nhân văn
trong tình hình hiện nay. Công trình này cũng chỉ ra được một phần nội dung
trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bên cạnh đó còn có công trình dự thi nghiên cứu khoa học cấp Bộ
(2006) với tên đề tài “Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về đạo làm người với
vấn đề xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay” của Thân Thị Hạnh đã
đi vào khai thác biểu hiện về thế giới quan trong quan niệm về con người của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả cũng đã chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng này đối với
vấn đề xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, công trình
này mới chỉ khai thác ở một khía cạnh thế giới quan của Nguyễn Bỉnh


8
Khiêm là “đạo làm người”, đồng thời, lĩnh vực tác động của nó là ở vấn đề
xây dựng con người mới chứ chưa có độ khái quát toàn bộ thế giới quan
trong tư tưởng của ông.
Đề tài khóa luận tốt nghiệp của Tạ Thị Hoa (2012) “Tư tưởng của Nguyễn
bỉnh Khiêm về Đạo” đã khái quát được những nội dung về Đạo cùng những
biểu hiện của nó trong của tư tưởng Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nội dung
tư tưởng này là một phần trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hiện nay, có nhiều bài viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm đăng trên các tạp
chí Triết học, Văn học, Ngôn Ngữ Các tác giả đã đề cập đến tư tưởng của
Nguyễn Bỉnh Khiêm qua nhiều khía cạnh. Trong đó, nhiều nội dung có liên
quan đến thế giới quan trong tư tưởng của ông cùng những biểu hiện của nó
đã được bàn đến như bài viết của tác giả Trần Nguyên Việt, Trần Lê Sáng,
Nguyễn Tài Thư, Tuy nhiên, các tác giả chưa khai thác sâu vào nội dung
của vấn đề về thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Như vậy, có thể thấy rằng những công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh

Khiêm thì nhiều, đó có thể là những cơ sở để tác giả tham khảo cho luận văn
của mình. Song cho đến nay vẫn chưa có một bài viết, một công trình nào
tìm hiểu về thế giới quan của ông một cách hệ thống và sâu sắc. Đây là yêu
cầu đặt ra đối với tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn
của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Hệ thống những tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm về thế giới, từ đó, khẳng định giá trị thế giới quan của ông trong lịch
sử tư tưởng dân tộc.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Luận văn phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan cho sự
hình thình thành thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm.


9
- Phân tích những nội dung cơ bản trong thế giới quan của Nguyễn
Bỉnh Khiêm qua hai tập thơ “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân Quốc
ngữ thi tập”.
- Chỉ ra một số nhận định, đánh giá về những giá trị và hạn chế của thế
giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng –
duy vật lịch sử
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như: phân
tích, tổng hợp, lôgic - lịch sử, khái quát hóa, so sánh đối chiếu…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là th ế giới quan của Nguyễn Bỉnh
Khiêm.

- Phạm vi nghiên cứu : Những tư tươ
̉
ng trong các tác phẩm của Nguyễn
Bỉnh Khiêm tập trung ở hai tập thơ Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân Quốc
ngữ thi tập.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn chỉ ra những yếu tố cơ bản đóng vai trò là điều kiện, tiền đề
cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và thế giới
quan của ông nói riêng.
Luận văn đi vào nghiên cứu sâu hơn về thế giới quan của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, từ đó, khẳng định những giá trị của các tư tưởng này trong lịch sử tư
tưởng dân tộc.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung về thế giới quan của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.


10
Về thực tiễn, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho việc học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học và độc giả
quan tâm đến lịch sử tư tưởng Việt Nam và tư tưởng triết học của Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 7 tiết.









11
NỘI DUNG
Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH THẾ
GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

1.1. Khái niệm về thế giới quan
Triết học là một trong những khoa học xuất hiện từ rất sớm, khi năng
lực tư duy của con người đạt đến trình độ nhất định, tức là có thể sử dụng các
khái niệm để diễn đạt nhận thức của mình về một vấn đề nào đó. Một trong
những vấn đề mà triết học quan tâm nhiều nhất là vấn đề về vũ trụ xung
quanh mình sinh ra từ đâu, nó tồn tại như thế nào và nó và biến chuyển ra
sao? Bên cạnh đó, vấn đề thứ hai là vấn đề về chính bản thân con người. Vấn
đề của con người được đặt ra với những nội dung về nguồn gốc của mình và
sự tồn tại trong vũ trụ ấy và cùng với đó, con người cần thực hiện được
nhiệm vụ nhận thức và cải tạo vũ trụ nhằm phục vụ nhu cầu và mục đích của
mình. Với những vấn đề cơ bản đó, triết học được phân chia theo nội dung
về thế giới quan và nhân sinh quan.
Theo Nguyễn Văn Vịnh, thế giới quan đóng vai trò là yếu tố nền tảng
của nhân sinh quan. Quan niệm về vũ trụ là tiền đề để đi đến những quan
niệm về nhân sinh (nhân sinh quan), đây là trình tự cấu trúc chặt chẽ của triết
học. Còn nhân sinh quan cũng phải lấy vũ trụ quan làm cơ sở căn bản để
triển khai các luận điểm. Việc mở rộng các quan điểm nhân sinh quan ra môi
trường cộng đồng, trong đó có con người là xã hội quan. Như vậy, toàn bộ
thế giới sự vật, hiện tượng (trong đó bao gồm cả con người và xã hội) là một
chỉnh thể thống nhất. Hệ thống các quan điểm về thế giới khách quan, đương
nhiên phải gồm cả con người và xã hội. Đây cũng là cơ sở của việc trình bày
về nội dung của thế giới quan triết học gồm: vũ trụ quan, xã hội quan và

nhân sinh quan [58, tr. 19].


12
Theo từ điển triết học (M.ro-den-tan và P.I-U-Din, NXB Sự thật, 1976):
“Thế giới quan là hệ thống quan điểm, khái niệm và quan niệm về toàn bộ
thế giới xung quanh mình”… “Theo nghĩa tổng quát đó là toàn bộ những
quan điểm về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội:
các quan điểm triết học, xã hội, chính trị, luân lý, mỹ học, khoa học… Các
quan điểm triết học hợp thành hạt nhân chủ yếu của thế giới quan. Vấn đề cơ
bản của triết học cũng là vấn đề chủ yếu của thế giới quan, đó là vấn đề quan
hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức. Tùy theo cách giải quyết vấn
đề cơ bản đó mà người ta có thể chia thế giới quan triết học thành duy vật hay
duy tâm. Thế giới quan trực tiếp phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của con
người đạt được trong từng giai đoạn lịch sử. Như vậy thế giới quan mang tính
lịch sử. Trong xã hội có phân chia giai cấp, thế giới quan tiêu biểu bao giờ
cũng là thế giới quan của giai cấp thống trị xã hội đó” [60, tr. 906 - 907].
Theo quan niệm của các nhà Macxit: “Thế giới quan là toàn bộ những
quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về
cuộc sống và vị trí con người trong thế giới đó” [2, tr. 9]. Đây là một trong
những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá giá trị tư tưởng của mỗi cá nhân cũng
như của cộng đồng xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.
Thế giới quan triết học có một ý nghĩa không chỉ đơn thuần về mặt lý
luận và nhận thức, mà nó còn có ý nghĩa lớn lao về mặt thực tiễn nữa, biểu
hiện ở cách nhìn bao quát đối với vũ trụ, quyết định thái độ và là kim chỉ
nam cho hành động của con người. Nhờ đã phát hiện ra các quy luật khách
quan của tự nhiên và xã hội nên thế giới quan khoa học và tiến bộ đã hướng
những hoạt động của con người đúng theo quy luật phát triển. Do đó, thế
giới quan triết học đóng vai trò là phương pháp luận chung, định hướng cho
con người trong hoạt động thực tiễn. Việc đưa ra những lý giải khác nhau về

thế giới khách quan thể hiện thế giới quan phong phú của các ngành khoa
học. Tuy nhiên giữa triết học và các ngành khoa học có một mối liên hệ


13
không thể tách rời trong đó bao gồm cả khoa học xã hội và nhân văn (khoa
học về con người và xã hội loài người). Khoa học dựa trên cơ sở thế giới
quan và phương pháp luận của triết học để xây dựng lên những chân lý khoa
học. Bênh cạnh đó, triết học đưa ra một cái nhìn tổng quan và khái quát dựa
trên thành tựu của những ngành khoa học khác nhau. Mối liên hệ đó phản
ánh tính đặc trưng của thế giới hiện thực khách quan là tính thống nhất giữa
tự nhiên, xã hội và con người.
Theo Nguyễn Tài Thư và nhiều nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt
Nam cho rằng Việt Nam trong lịch sử đã có tư tưởng triết học của riêng
mình, đề cập đến các vấn đề:
+ Nội dung cơ bản của triết học với tư tưởng về thế giới: trời – người,
tâm – vật, hữu – vô, lý – khí; phương pháp tư duy; tĩnh – động, thường –
biến, thuận lẽ trời, lòng người, pháp cổ…
+ Tư tưởng chính trị - xã hội với quan niện về đường lối trị nước: thịnh
- suy, quan hệ vua – dân, thành bại…
+Quan niệm về con người với nội dung: đạo làm người, xây dựng con
người, chuẩn mực đạo đức con người…
Ba vấn đề tư tưởng này gắn bó với nhau, làm tiền đề tư tưởng cho nhau
và hợp thành một hệ thống các quan điểm của truyền thống tư tưởng triết học
Việt Nam. Những tư tưởng này giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp
luận chung gắn liền với sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt
Nam. Bên cạnh đó, chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử
tư tưởng Việt Nam, nếu chủ nghĩa yêu nước xét trên bình diện lý luận, nếu
xét phân loại thì chủ nghĩa yêu nước thuộc loại tư tưởng chính trị - xã hội,
nếu xét vai trò thế giới quan của nó thì đó là quan điểm về triết học xã hội.

Đó là hệ thống những quan điểm lý luận về đánh giặc giữ nước và phát triển
đất nước [46, tr. 16 -18].


14
Chúng tôi tiếp cận thế giới quan theo nội dung gồm vũ trụ quan, quan
niệm về con người, xã hội và các mối quan hệ của con người.
Vũ trụ quan là những tư tưởng, quan niệm của con người về sự hình
thành, phát triển và tồn tại của vũ trụ. Có nhiều cách lý giải khác nhau của
các nhà triết học, các nhà tư tưởng ở phương Đông và phương Tây về vũ trụ.
Mặc dù có sự khác nhau về nguồn gốc, bản chất của vũ trụ nhưng các triết
gia phương Tây và Phương Đông đều thừa nhận sự vận động, biến đổi không
ngừng của vũ trụ từ trạng thái này sang trạng thái khác, luôn tác động qua lại
lẫn nhau. Hêraclit đã có kết luận về vật chất vận động: mọi vật đều trôi đi,
chảy đi, không có cái gì giữ nguyên tại chỗ, tất cả mọi vật đều vận động,
không có cái gì tồn tại mà lại cố định. Ông khẳng định: không thể tắm hai
lần trong cùng một dòng sông, bởi vì nước không ngừng chảy trên sông. Đối
với các nhà triết học Trung Hoa cho rằng có một trong những nguyên lý
quan trọng của vũ trụ là “biến dịch”, điều này được thể hiện trong tư tưởng
về “Đạo” của Đạo gia, hay trong tác phẩm Kinh Dịch. Tư tưởng triết học của
Phật giáo nguyên thủy cũng đã khẳng định tính tự thân, sinh thành, biến đổi
của vạn vật, tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân - quả, vô
thường, vô ngã.
Vũ trụ có mối quan hệ mật thiết với con người, bởi con người sống
trong chính môi trường vũ trụ ấy và môi trường xã hội mà con người tạo nên.
Từ việc nhận thức rõ mối quan hệ này mà con người có thể định hướng,
quyết định cho hoạt động thực tiễn, phục vụ nhu cầu của mình. Đây là cơ sở
cho sự thống nhất giữa vũ trụ quan và quan niệm về con người, cũng như các
mối quan hệ xung quanh con người.
Vấn đề về con người cũng là một trong những nội dung được nhiều

ngành khoa học quan tâm, trong đó có triết học. Trong triết học luôn có
những câu hỏi: con người được sinh ra từ đâu? Con người tồn tại và phát


15
triển như thế nào? Các mối quan hệ xung quanh con người diễn ra như thế
nào, nó thể hiện bản chất gì của con người? Mục đích của việc đi tìm câu
trả lời cho những câu hỏi trên là để thấy được vai trò, vị trí của con người
trong thế giới hiện thực. Chính vì vậy, các nhà triết học của phương Đông và
phương Tây đều đánh giá cao vai trò của con người, con người là một bộ
phận của giới tự nhiên, có mối quan hệ tác động qua lại với tự nhiên.
1.2. Điều kiện lịch sử xã hội, kinh tế, văn hóa Việt Nam thế kỷ
XV - XVI
1.2.1. Một số biến động chính trị - xã hội
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XV, mô hình nhà nước cũng như các
chính sách của triều Lê sơ đã bộc lộ những hạn chế và mâu thuẫn. Đến đời
vua Lê Hiến Tông (1497 – 1505) còn kéo dài được 8 năm cái vẻ thịnh trị của
thời Hồng Đức. Nhưng đến đời vua Lê Uy Mục, nhà Lê bắt đầu suy vong và
cũng từ đấy xã hội phong kiến mất dần vai trò tích cực đối với xã hội, thậm
chí trở thành chướng ngại vật cản trở sự phát triển của xã hội. Đất nước bắt
đầu lâm vào sự trì trệ kéo dài qua nhiều thập kỷ. Chế độ này thường xuyên
làm nảy sinh và tái sinh những mâu thuẫn xã hội khi thì tạm thời lắng xuống,
khi thì bùng lên gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến áp bức,
bóc lột với nhân dân ngày một đói khổ; mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm
quyền luôn luôn xung đột và chém giết lẫn nhau gây ra những cuộc nội
chiến, tạo ra cảnh tượng đất đai bị chia cắt, huynh đệ tương tàn. Tình hình
chính trị xã hội với nhiều suy biến khủng hoảng trầm trọng đã tác động đến ý
thức hệ tư tưởng của tầng lớp sĩ phu phong kiến thời kỳ này trong đó có
người trí thức lỗi lạc Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Sự suy yếu của chính quyền phong kiến nhà Lê bộc lộ ngày càng rõ

rệt. Trong nội bộ giai cấp thống trị mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, gây lên
cuộc chiến liên miên để tranh giành quyền lợi và địa vị. Sau khi lên làm vua,


16
Lê Uy Mục lao vào con đường ăn chơi sa đọa, hoang dâm, giết người tùy ý.
Bởi vậy, vị vua này bị người đương thời mệnh danh là “vua quỷ”. Lúc ấy
triều chính hoàn toàn lọt vào tay bọn ngoại thích và hoạn quan. Nội tộc nhà
vua bị giết hại hoặc phải bỏ trốn biệt tích. Năm 1509, Lê Tương Dực tiếp
quản triều chính nhưng y cũng không hơn gì Lê Uy Mục, đi vào con đường
ăn chơi trụy lạc, giết hại anh em, hoang dâm vô độ. Sứ thần nhà Minh nhận
xét nhà vua: “tướng hiếu dâm như tướng lợn, loạn vong không còn lâu nữa”
[27, tr. 338].
Các thế lực phong kiến đang chia rẽ, tan rã, hình thành các phe phái
đối địch nhau, họ tìm mọi cách để tranh giành quyền lực, tìm cách phế bỏ,
giết hại vua này, lập vua khác. Tình cảnh này đã làm cho đời sống nhân dân
vô cùng lầm than, họ là nạn nhân của các cuộc tranh chấp giữa các thế lực
phong kiến. Nhân dân mất niềm tin vào vua quan triều Lê. Nhà nước phong
kiến thời kỳ này bị mục ruỗng từ bên trong và khó có thể khắc phục được.
Những kẻ đứng đầu đất nước vì tư lợi cá nhân mà đã đi ngược lại với
lợi ích của nhân dân, triều đình phong kiến lúc này đã trở thành trở lực cản trở
tiến trình đi lên của đất nước. Chính sự tranh quyền đoạt vị, chém giết lẫn
nhau giữa các tập đoàn phong kiến đã diễn ra tại thời điểm lịch sử mà Nguyễn
Bỉnh Khiêm có “cơ hội” được chứng kiến đã tác động đến sự hình thành tư
tưởng, thế giới quan của ông. Trong đó có những tư tưởng nhân sinh sâu sắc
về đạo đối với bậc quân vương, đạo làm người, đó cũng là mong ước trong tư
tưởng của ông về một xã hội thái bình thịnh trị như thời Ngu, Chu.
Phong trào nông dân nổi lên đấu tranh ở nhiều nơi để chống lại sự áp
bức quá nặng nề, sự ngột ngạt của thời thế loạn li và họ mong một phần nào
đó được thoát khổ. Trong các cuộc khởi nghĩa ấy, có sự tham gia của nhiều

sĩ phu và quan lại cấp dưới. Những cuộc khởi nghĩa này cuối cùng đều bị
thất bại.


17
Nhìn chung, những phong trào nông dân trong thế kỷ XVI đều mang
khuyết điểm chung là rời rạc, thiếu thống nhất. Mặc dù, sự mâu thuẫn giai
cấp giữa nông dân và phong kiến có sâu sắc nhưng không có một phong trào
nào có quy mô rộng lớn có thể đánh đổ hẳn được chế độ phong kiến đang
lung lay. Tuy nhiên, những phong trào ấy đã phản ánh được sự yếu kém của
một chế độ phong kiến đang suy vong.
Năm 1522, thế lực của nhà Lê ngày càng suy tàn. Dựa vào công lao
của mình trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân và đánh bại các thế
lực chống đối triều đình, dựa vào sự ủng hộ của một số quan tướng, Thái phó
Nhân Quốc công Mạc Đăng Dung tự quyền phế Chiêu Tông, lập Lê Xuân
(Cung Hoàng đế) lên làm vua. Năm 1527, nhận thấy sự bất lực của nhà Lê và
mọi quyền lực đã nằm trọn trong tay, Mạc Đăng Dung bức vua Lê phải
nhường ngôi, lập ra nhà Mạc, kết thúc 100 năm tồn tại của nhà Lê sơ.
Mạc Đăng Dung thay thế nhà Lê đã gây ra phản ứng dữ dội trong một
số con cháu, công thần nhà Lê và một số sĩ phu khoa bảng như Nguyễn Thái
Bạt, Lê Tuấn Mậu, Đàm Thận Huy, Nguyễn Duy Tường, Nguyễn Hữu
Nghiêm… Sự phản ứng diễn ra dưới nhiều hình thức như: có kẻ khởi binh
chống lại nhà Mạc, có kẻ chửi Mạc Đăng Dung, có kẻ tìm cái chết “khí
tiết”… Đây là những phản ứng của các sĩ phu phong kiến theo kiểu “trung
thần bất sự nhị quân”. Phản ứng đó mang dáng dấp của một nhân cách sĩ khí
anh hùng từ thế kỷ trước còn “sót” lại, đó cũng là những phản ứng chung của
sự hoài niệm về nhà Lê còn sâu sắc. Cũng là một sĩ phu ưu tú, từ việc nắm
bắt những đổi thay của thời thế mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có lối xuất xử
của riêng mình, thực hiện tư tưởng của một người trí thức luôn suy tư trước
vận mệnh của dân tộc, của nhân dân.

Mạc Đăng Dung vừa lên ngôi thì ngay sau đó, một tập đoàn phong
kiến khác lấy danh nghĩa là “phù Lê diệt Mạc”, tập hợp lực lượng nổi dậy ở


18
Thanh Hóa, thành lập triều đình mới gọi là triều Lê Trung Hưng. Một cuộc
xung đột giữa các phe phái phong kiến lại xảy ra và đất nước lại lâm vào
cảnh chiến tranh. Cuộc chiến lần này đã dẫn đến cảnh tượng đất nước bị chia
cắt. Chính quyền họ Mạc thống trị vùng Bắc Bộ ngày nay, gọi là Bắc triều,
chính quyền họ Trịnh dưới danh nghĩa phù Lê quản lý vùng đất Thanh Hóa trở
vào, gọi là Nam triều. Trong gần 50 năm (1546 – 1592) có 38 cuộc chiến lớn
nhỏ xảy ra giữa Lê – Trịnh và Mạc. Năm 1592, Nam triều thắng Bắc triều,
chiếm được kinh thành Thăng Long. Con cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng. Sự
phân chia Nam – Bắc triều cùng chiến tranh Lê – Trịnh và Mạc vừa chấm dứt
thì lại xảy ra sự phân chia đất nước và chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
Mặc dù vậy, nhưng nhà Mạc đã ra sức xây dựng chính quyền, ổn định
trật tự xã hội, củng cố kinh tế, đã có thời đất nước được tạm yên. Song nhà
Mạc vẫn bị coi là “ngụy triều”, tồn tại trong thế chênh vênh, yếu đuối. Mạc
Đăng Dung và các vua kế vị đã phải tìm cách hòa hoãn với nhà Minh, cắt 5
động ở Đông Bắc cho nhà Minh. Nhà Mạc làm như vậy với mong muốn
được yên mạn Bắc để tập trung lực lượng đối phó với cựu thần nhà Lê ở mạn
Nam. Bởi vậy, nhân dân và nhiều quan lại chán nản, phẫn nộ. Vì vậy, nhà
Mạc dần rơi vào thế cô lập.
Như vậy, nét nổi bật trong đời sống chính trị - xã hội của Việt Nam ở
cuối thế kỷ XV và thế kỷ XVI là sự đứt gãy của các chính quyền phong kiến
và sự phân chia phạm vi thống trị của các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc,
Trịnh, Nguyễn làm cho đời sống nhân dân vô cùng thống khổ, đất nước lâm
vào tình cảnh khốn cùng. Tình hình này đã tác động mạnh mẽ đến đời sống
tinh thần của người dân, nhất là đối với người trí thức lỗi lạc Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Ông là người luôn hướng tầm mắt đến thời cuộc, luôn suy ngẫm về

thế sự của đất nước hiện thời. Từ đó, người trí thức lỗi lạc ấy đã phản ánh
kịp thời với một cách bao quát và trung thực nhất những biến đổi của tình
hình chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ này.


19
1.2.2. Điều kiện kinh tế
Nền sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng. Sự phát triển của
chế độ tư hữu lớn về ruộng đất ở đầu thế kỷ XVI đã dẫn đến sự phá sản của
chính sách quân điền – một chính sách tiến bộ về phát triển nông nghiệp của
thời phong kiến nhằm thể hiện sự gắn kết, quan tâm của chính quyền đối với
nhân dân, khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất. Ruộng đất công làng xã
bị thu hẹp và cùng với đó là sự suy sụp, rời rạc của nông nghiệp. Bọn vua
quan thì không hề chăm sóc, bảo vệ nông nghiệp; đê điều thì không được sửa
sang, hàng năm hay bị vỡ; thủy lợi không được chú trọng…, hạn hán, mất
mùa, đói kém xảy ra liên miên. Nhận thấy rõ sự yếu kém của triều đình
phong kiến trong việc trị nước an dân, nhiều sĩ phu phong kiến tỏ ra bất mãn
trước thời cuộc, không tham gia vào con đường công danh mà chọn cuộc
sống ẩn dật.
Tình hình thương nghiệp, thủ công nghiệp có sự phát triển nhất định
trước những tác động của sự ăn chơi xa xỉ của vua chúa và ảnh hưởng của
việc buôn bán với người nước ngoài nhất là người phương Tây. Tuy nhiên,
sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán còn mang tính lẻ tẻ, manh mún, tự
phát và chịu sự ràng buộc của quy chế phường hội, các chế độ thuế khóa
phiền hà. Mặc dù vậy, việc phát triển buôn bán, thông thương trong và
ngoài nước cũng đã có một số ảnh hưởng cho nền thương nghiệp nước ta
như: kinh tế buôn bán có những bước phát triển nhất định, tiền tệ được lưu
thông dễ dàng, đô thị mọc nhiều lên, trong xã hội xuất hiện tầng lớp phú
thương. Song tầng lớp phú thương này không có một tác động đáng kể
trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên do chưa được chuẩn bị kỹ về ý thức hệ

của một tầng lớp mới mà chỉ chú trọng đến tư lợi cá nhân. Do đó, họ không
thể trở thành một lực lượng mới có tính chất cách mạng như ở các nước tư
sản phương Tây thời kỳ này.


20
Sự biến động trong kinh tế đã kéo theo những biến động trong xã hội,
nhất là về đạo đức, văn hóa, tư tưởng của con người. Trong đời sống xã hội
đã xuất hiện những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu như: đạo đức suy vi, lối
sống chạy theo đồng tiền, danh lợi, quan lại tham ô, nhũng nhiễu, đục khoét
của cải trong xã hội… Nguyễn Bỉnh Khiêm đã quan sát, chiêm nghiệm và
khái quát bức tranh về đời sống xã hội trong tư tưởng của mình.
Dưới triều Mạc, với những cố gắng để ổn định tình hình kinh tế, xã
hội đã có lúc đất nước khá yên bình, đời sống nhân dân bớt phần cơ cực, sản
xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, đưa lại đời sống ấm no cho nhân dân. Thủ
công nghiệp được phát triển nhất là đồ gốm, đồ dệt; công nghiệp và thương
nghiệp được ủng hộ tích cực. Trật tự an ninh được đảm bảo: “Từ đấy, người
buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp,
trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng kiểm soát một lần hoặc
có sinh sản cũng không thể biết là vật của nhà mình. Trong khoảng vài năm,
người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường xuyên
được mùa to, trong cõi tạm yên” [27, tr.115].
Trên nền tảng kinh tế, chính trị - xã hội đó đã nảy sinh hệ tư tưởng phản
ánh toàn bộ đời sống hiện thực xã hội của thời kỳ này.
1.2.3. Tình hình văn hóa
Văn hóa của Đại Việt ở thế kỉ XVI vẫn chịu ảnh hưởng của Nho giáo
khá đậm nét. Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong ý thức văn hóa của giai
cấp thống trị nhưng nó đã không còn có tác động to lớn với đời sống tinh
thần của nhân dân cũng như trong tư tưởng, lối sống của các nho sĩ như
trước đây nữa.

Nho giáo một mặt có tác động tích cực là duy trì trật tự xã hội, giáo dục
đạo đức cho con người. Tuy nhiên do sự suy thoái của chế độ quân chủ
chuyên chế, trung ương tập quyền, sự tranh chấp của các thế lực phe phái


21
phong kiến và do ảnh hưởng ngày càng tăng của quan hệ trao đổi, buôn bán
nên tôn ti trật tự trong xã hội không còn như trước nữa. Bộ máy quan lại bị
đồng tiền chi phối ngày càng sâu sắc. Tư tưởng “chính danh định phận” mất
dần ý nghĩa, thay vào đó là quan hệ xã hội dựa trên sự trao đổi của đồng tiền.
Theo Nho học, để cai trị đất nước thì đấng quân vương phải là người làm
gương cho thiên hạ, trong hành động và trong tư tưởng vua phải lấy chữ
Nhân làm đầu. Nhưng vua lúc đó là “vua quỷ”, “vua lợn” chỉ chuyên chú ăn
chơi, triều đình tranh giành quyền lực, quan lại thì sách nhiễu nhân dân, tham
ô, mua quan bán chức… Điều này làm cho Nho giáo mất đi địa vị độc tôn
nhưng cũng là cơ hội cho đạo Phật và đạo Lão – Trang với tư tưởng bình
đẳng, tự do có dịp chấn hưng. Trước sự bỏ bê của triều đình phong kiến đối
với nhân dân làm cho đời sống của người dân vô cùng đói khổ, họ mất niềm
tin ở vua quan và tìm đến Phật giáo và Đạo gia để làm vơi bớt đi đau thương
từ cuộc sống mang lại cho họ.
Phật giáo không chỉ chấn hưng trong đời sống nhân dân mà ở trong toàn
xã hội. Vua chúa, phi tần, quan lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng
cho các chùa, tham gia sửa chữa, xây dựng chùa: các chùa Thiên Hựu, Bảo
Phúc (Hà Tây), các chùa Hưng Phúc, Sùng Nghiêm (Hải Dương), chùa Tây
Thiên (Vĩnh Phúc), chùa Phúc Long (Bắc Ninh), chùa Quỳnh Lâm (Đông
Triều), chùa Sùng Quang (Hà Nội), chùa Thiên Mụ (Huế)… Nhân dân cũng
đổ công sức, tiền bạc vào tu sửa, xây dựng chùa theo Phật. Tuy vậy, ở thời
kỳ này Phật giáo không còn thịnh đạt như thời Lý – Trần, các nhà chùa
không còn là trung tâm văn hóa để học và giảng đạo và phát triển kinh tế như
trước nữa.

Cùng với đó, Đạo giáo hòa nhập với tín ngưỡng dân gian cũng phát
triển hơn trước được vua quan sùng mộ. Xuất hiện nhiều đạo quán ở các nơi.
Về giáo dục, thế kỷ XVI, tuy chiến tranh liên miên nhưng giai cấp thống
trị không hề lơ là giáo dục, tiêu biểu là triều Mạc. Nhiều chính sách ưu tiên


22
giáo dục được thực hiện, tầng lớp chí sĩ cũng được xem trọng hơn. Việc thi
cử cũng được chú ý. Nhà Mạc trong 65 năm nắm quyền thống trị xã hội
(1527 - 1592) đã tổ chức thi cử rất đều đặn, ba năm một lần. Trong thời gian
trị vì, nhà Mạc đã tổ chức 22 khoa thi Hội, lấy 468 tiến sĩ, trong đó có 11
trạng nguyên. Ghi nhận sự chăm lo giáo dục của nhà Mạc, Phan Huy Chú
viết “Nhà Mạc sau hai khoa ở các đời Minh Đức, Đại Chính vẫn theo lệ ba
năm một khoa, dẫu bận chiến tranh mà không bỏ thi cử, vì thế được nhiều
người tài giỏi giúp nước chống lại nhà Lê, kéo dài đến hơn sáu mươi năm, ấy
cũng là cái công hiệu của thi cử đó” [46, tr. 343]. Thông qua việc chăm lo
đến giáo dục, cùng nhiều chính sách chăm lo kinh tế, ổn định trật tự xã hội
của triều Mạc mà Nguyễn Bỉnh Khiêm hi vọng vào sự nghiệp tương lai của
“tân triều” đối với dân tộc. Có lẽ, chính bởi hi vọng này mà ông quyết định
ra thi và làm quan dưới triều Mạc nhưng lại ở vào thế “phò nghiêng đỡ lệch”
khi xã hội phong kiến đã suy tàn.
Về văn học và nghệ thuật cũng có nhiều thay đổi. Sự suy thoái của Nho
giáo và của giáo dục thi cử đã kéo theo sự chuyển biến của văn học chữ Hán.
Thơ văn của các nhà Nho không còn thể hiện được tinh thần yêu nước, yêu
quê hương mãnh liệt như ở các thế kỷ trước. Nhiều nhà Nho giỏi bất mãn với
chính quyền, bộ máy quan lại đương thời đã từ bỏ con đường công danh về
với nhân dân, tìm hiểu thế sự. Tinh thần dân tộc lại trỗi dậy ở họ và họ tìm
thấy ở tiếng quốc âm khả năng diễn đạt thuận lợi hơn những cung bậc tình
cảm của họ. Chính trong bối cảnh đó, xuất hiện các nhà thơ nổi tiếng như
Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, đặc biệt trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm

với những vần thơ hay có triết lý sâu sắc bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Hai
tập thơ lớn của Trạng Trình là “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân Quốc
ngữ thi tập” gồm hàng trăm bài thơ vừa Hán, vừa Nôm nói lên thái độ của
tác giả trước cảnh đổi thay của xã hội, của con người.


23
Bên cạnh dòng thơ văn chính thống của các nhà Nho, từ thế kỷ XVI
trở đi, văn học dân gian đã phát triển thành trào lưu rầm rộ với nhiều thể loại
khác nhau: ca dao, tục ngữ, truyện cười,…Sự phát triển của văn học dân gian
thực sự là cuộc phản kháng lớn của nhân dân trên mặt trận văn chương, tinh
thần, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh bằng vũ khí ở giai đoạn tiếp theo.
Nghệ thuật ở cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI không tàn lụi đi mà trái
lại đã phát triển lên một trình độ mới, thể hiện ý thức về cuộc sống tinh thần
riêng của nhân dân đương thời…
Sự thay đổi của đời sống văn hóa Việt Nam thế kỷ XV – XVI đã có tác
động mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông thực hiện lối
sống theo cốt cách của người trí thức phong kiến nhưng cũng đậm chất bình
dị mang hơi hướng dân gian. Bởi vậy mà người đời luôn kính nể ông, không
chỉ có các vua quan mà cả người dân cũng vậy.
1.3. Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành thế giới quan của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
1.3.1. Tư tưởng Nho giáo
Nguyễn Bỉnh Khiêm theo Nho học và thành đạt trên con đường học
vấn Nho học nên tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Ông và các Nho sinh thời đó chịu ảnh hưởng của Tống Nho.
Lý và Khí được bàn nhiều trong triết học Tống Nho. Khi thì Lý và Khí
được coi như là thực thể vật chất, là khởi nguyên của thế giới. Tiêu biểu như
hai anh em họ Trình là Trình Hạo (1032 - 1085) và Trình Di (1033 - 1107)
bàn nhiều đến Lý, họ cho rằng Lý là bản thể của thế giới, là khởi nguyên của

thế giới. Khi âm dương chưa phân định thì thế giới còn là một nhất thể hỗn
độn thì đó là Lý hay còn gọi là “khí chân nguyên”. Khi “khí chân nguyên"
phân thành khí âm, khí dương thì gọi là Khí.
Bên cạnh đó, Lý cũng được coi như là quy luật của vạn vật. Trình Hạo
cho rằng: muôn vật đều có đối, một âm một dương, một thiện một ác và


24
chúng luôn tương tác với nhau, dương trưởng thì âm tiêu, thiện tăng thì ác
giảm. Thực ra, quan niệm này của Trình Hạo có nguồn gốc từ Dịch học, đó
là “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” (Một âm một dương gọi là đạo).
Với phạm trù Khí, Trương Tải (1020 -1078) cho rằng, vạn vật có nguồn
gốc từ Khí (Bẩm thụ thị nhất khí). Sự vận động của Khí và Lý là biểu hiện
của Đạo, trong Lý, Khí có Đạo.
Còn Tâm tĩnh là mệnh lệnh tuyệt đối, đồng thời là điều kiện tất yếu để
nhận thức thế giới xung quanh. Tâm như là phạm trù dùng để chỉ ý thức con
người. Ở Tâm có sự gặp gỡ của tam giáo Nho, Phật, Đạo trong nhận thức
luận cũng như trong việc nhận thức các nguyên lý của vũ trụ (lẽ càn khôn),
của đường đời và lòng người.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu quan niệm của Tống Nho về Lý - Khí -
Đạo - Tâm, song ông không sa đà vào việc phân tích, lý giải triết học, mà về
cơ bản, đứng trên lập trường của minh triết phương Đông để giải quyết
những vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Do vậy, Lý – Khí – Đạo – Tâm của
ông mang tính thực tế hơn.
Phạm trù Nhân – Lễ là nội dung cơ bản, là nền tảng của đạo làm người
trong tư tưởng của Nho giáo có ảnh hưởng đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Phạm trù này được đề cập lần đầu tiên là trong tư tưởng của Khổng
Tử (551 – 479 trước Công Nguyên). Trong tư tưởng của Khổng Tử, ông chú
ý tới mối quan hệ giữa con người với con người và tập trung phát triển về
mặt Nhân đạo. Bởi ông cho rằng Nhân đạo là quan trọng hơn cả, mà đạo thì

chỉ có hai mặt là nhân và bất nhân. Như vậy, Khổng Tử chia đạo ra thành hai
mặt: nhân và bất nhân, chủ trương đạo nhân nghĩa và chống lại cái bất nhân.
Hạt nhân của Nhân ở đây là yêu thương con người (lòng nhân ái). Đó là xét
từ tổng thể. Về cụ thể, Nhân là phải thực hiện được rất nhiều yêu cầu như
“hiếu đễ” (có hiếu với cha mẹ và bề trên, anh em thì kính trọng, nhường nhịn

×