BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN YẾN LY
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TƯỚI PHỤC VỤ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN YẾN LY
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TƯỚI PHỤC VỤ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. PHAN TRUNG QUÝ
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tác giả cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
,ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Yến Ly
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS. Phan Trung
Quý – Bộ môn Hóa học thuộc khoa Môi trường, Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong
suốt thời gian thực hiện.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Sở Tài nguyên vs Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Thanh Hóa, Trạm thủy nông huyện Triệu Sơn, Phòng Tài nguyên
Môi trường huyện Triệu Sơn, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong quá
trình thu thập tài liệu, cùng các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tác giả đã nhận được những góp ý chân tình và quý báu của TS. Lê
Ngọc Ninh, Kỹ sư Nguyễn Thị Xuân, Kỹ sư Lê Tuấn Anh đã giúp đỡ tác giả
trong quá trình thu thập số liệu, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và niềm
trân trọng, nhờ đó mà tác giả đã hoàn thiện tốt hơn bản luận văn này.
Tác giả xin gửi lời mang ơn sâu sắc đến ba mẹ của mình, những người
đã luôn ở bên cạnh, quan tâm chăm sóc và động viên tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, người thân
trong gia đình đã động viên, ủng hộ và chia sẻ, là chỗ dựa tinh thần giúp tác
giả hoàn thành luận văn của mình
,ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Yến Ly
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt
VI
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ĩ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý 4
1.1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.2 Cơ sở pháp lý 7
1.2 Vai trò của chất lượng nước tưới trong năng suất cây trồng 8
1.2.1 Nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp 8
1.2.2 Hệ thống cấp nước cho sản xuất nông nghiệp 13
1.2.3 Chất lượng nước tưới đối với sản xuất NN. 16
1.3 Các nguồn gây tác động tới chất lượng nước tưới 20
1.3.1 Ô nhiễm nước từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và khu vực
nông thôn 20
1.3.2 Ô nhiễm nước do nước thải, rác thải sinh hoạt của con người 22
1.3.3 Ô nhiễm nước do các hoạt động của các cơ sở sản xuất, khu công
nghiệp, làng nghề 24
1.3.4 Ô nhiễm nước do hoạt động khai thác mỏ 27
1.4 Công tác quản lý môi trường nước tưới trên thế giới, Việt Nam 29
1.4.1 Quản lý môi trường nước tưới trên thế giới 29
1.4.2 Quản lý môi trường nước tưới ở Việt Nam 35
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 38
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 38
2.2 Nội dung nghiên cứu 38
2.3 Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 38
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu 39
2.3.3 Phương pháp phân tích mẫu 41
2.3.4 Phương pháp đánh giá 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
3.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội huyện Triệu Sơn 43
3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Triệu Sơn. 43
3.1.2 Các nguồn tài nguyên: 48
3.1.3 Thực trạng môi trường: 50
3.1.4 Điều kiện về kinh tế- xã hội huyện Triệu Sơn 51
3.2 Hệ thống nước tưới nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn-
tỉnh Thanh Hóa 56
3.2.1 Hệ thống nước tưới phục vụ tưới nông nghiệp trên địa bàn huyện
Triệu Sơn 56
3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước tưới nông nghiệp trên
địa bàn huyện. 59
3.3 Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp tại
các vị trí nghiên cứu. 63
3.4 Đánh giá các nhóm thông số chất lượng nước tưới phục vụ sản
xuất nông nghiệp của khu vực nghiên cứu. 68
3.4.1 Nhóm thông số đo nhanh nước phục vụ tưới huyện Triệu Sơn 68
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.4.2 Các chất hữu cơ trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9/2013,
tháng 4/2014 71
3.4.3 Các chất dinh dưỡng trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng
9/2013, tháng 4/2014 74
3.4.4 Hàm lượng KLN trong nước tưới huyện Triệu Sơn tháng 9//2013,
tháng 4/2014 76
3.5 Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ nhằm nâng cao chất
lượng nước phục vụ tưới trên địa bàn huyện Triệu Sơn- tỉnh
Thanh Hóa. 80
3.5.1 Biện pháp tổ chức quản lý 81
3.5.2 Biện pháp kĩ thuật 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
1 Kết luận 85
2 Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV
B
ảo vệ thực vật
CCN Cụm công nghiệp
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CN Công nghiệp
CN
-
TTCN
Công nghi
ệp
-
Ti
ểu thủ công nghiệp
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GHCP Giới hạn cho phép
HST Hệ sinh thái
HTMT Hiện trạng môi trường
KCN Khu công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
KLN
Kim lo
ại nặng
KPH Không phát hiện
KPHĐ Không phát hiện được
LVS Lưu vực sông
NN
Nông nghi
ệp
NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
PTBV Phát triển bền vững
PTTH Phổ thông trung học
QCVN
Quy
chu
ẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN & MT Tài nguyên & Môi trường
TNN
Tài nguyên nư
ớc
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Diễn biến diện tích đất sản xuất nông nghiệp qua các năm của
tỉnh Thanh Hóa 10
1.2 Tổng hợp sử dụng nước mặt phục vụ các hoạt động kinh tế - sinh
hoạt của các huyện tỉnh Thanh Hoá 12
1.3 Phân cấp công trình của hệ thống kênh tưới 14
1.4 Phân loại nước tưới theo hệ số dẫn điện 17
1.5 Lượng nước xả thải của một số khu đô thị/ dân cư 23
1.6 Chất lượng nước thải sinh hoạt trong những năm gần đây 24
1.7 Chất lượng nước thải Công nghiệp những năm gần đây 26
1.8 Chất lượng nước thải một số Cụm làng nghề trong những năm
gần đây 27
2.1 Các vị trí lấy mẫu nước huyện Triệu Sơn- tỉnh Thanh Hóa 39
2.2 Các phương pháp phân tích mẫu 41
3.1 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 44
3.2 Số giờ nắng các tháng trong năm 45
3.3 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm 46
3.4 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 47
3.5 Cây lương thực có hạt 53
3.6 Hệ thống kênh Nam và kênh C6 57
3.7 Mô tả nguồn ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới huyện Triệu Sơn 62
3.8 Kết quả phân tích mẫu nước ngày 15/09/2013 64
3.9 Kết quả phân tích mẫu ngày 02/04/2014 65
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
3.10 Diễn biến giá trị pH của nước tưới huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hóa tháng 9/2013, tháng 4/2014. 69
3.11 Diễn biến giá trị DO của nước tưới huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hóa tháng 9/2013, tháng 4/2014. 70
3.12 Diễn biến hàm lượng chất hữu cơ trong nước tưới huyện Triệu
Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2013, tháng 4/2014. 71
3.13 Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước 74
3.14 Diễn biến hàm lượng Hg, Pb, As trong nước phục vụ tưới trên
địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2013, tháng
4/2014. 77
3.15 Diễn biến hàm lượng Fe, Cr trong nước phục vụ tưới trên địa bàn
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2013, tháng 4/2014. 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1 Sơ đồ lấy mẫu nước huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa 39
3.1 Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước phục vụ tưới huyện
Triệu Sơn tháng 9/2013 72
3.2 Hàm lượng các chất hữu cơ trong nước phục vụ tưới huyện
Triệu Sơn tháng 4/2014 73
3.3 Diễn biến PO
4
3-
trong nước tưới huyện Triệu Sơn giai đoạn
2013-2014 75
3.4 Hàm lượng Fe trong mẫu nước tưới huyện Triệu Sơn tháng
9/2013, tháng 4/2014 79
3.5 Hàm lượng Cr trong mẫu nước tưới huyện Triệu Sơn tháng
9/2013, tháng 4/2014 80
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn và vô cùng quí giá đối với sự sống
và sản xuất, là thành phần thiết yếu của cuộc sống và môi trường, quyết định
sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Không có nước không thể có
lương thực nuôi sống con người. Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi
dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830-840 tỷ mét
khối. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia giàu về nước. Tài nguyên
nước của nước ta phụ thuộc nhiều vào các nước có chung nguồn nước phía
thượng lưu, với gần 2/3 tổng lượng nước mặt hàng năm là từ ngoài biên giới
chảy vào. Thế nhưng trên thực tế hiện nay việc lãng phí nguồn nước vẫn xảy
ra ở khắp nơi, điều đó nếu như không được khắc phục kịp thời con người sẽ
chết vì không có đủ nước để dùng. Bên cạnh đó chất lượng nước mặt của Việt
Nam đang có chiều hướng ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều
nguyên nhân. Trong đó, sự gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu về nước do gia
tăng chất lượng cuộc sống, đô thị hoá cũng như quản lý, bảo vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước kém hiệu quả, thiếu bền vững đang là mối đe doa an
ninh nguồn nước và có nguy cơ sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khó lường. Nhiều
sông, hồ, kênh, rạch ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường
nước mặt từ nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và
sản xuất của các làng nghề cũng đang cần sự quan tâm kịp thời. Việt Nam lại
là một nước nông nghiệp vì vậy với nền nông nghiệp lâu đời là sản xuất lúa
nước như nước ta cho thấy nước giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất.
Sự phát triển theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ngày càng tăng nhanh, trong khi
nguồn nước đang đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến năng suất,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
chất lượng sản xuất nông nghiệp. Từ hậu quả đó dẫn đến tài nguyên nước giảm,
nhu cầu dùng nước tăng gây ra sự thiếu hụt nước ngày càng gay gắt.
Triệu Sơn là một huyện trọng điểm lúa, thuần nông với 35 xã, 1 Thị trấn
huyện lỵ, trong đó 4 xã miền núi, 32 xã, thị trấn đồng bằng và vùng đồi, nằm ở
phía Tây của tỉnh Thanh Hóa .Triệu Sơn là một huyện bán sơn địa nhưng diện
tích chủ yếu vẫn là đồng bằng. Là một huyện trọng điểm về sản lượng lúa của
tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,1%/năm, trong đó: nông - lâm nghiệp tăng:
5,5%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng: 24%; dịch vụ tăng: 12,5% - Cơ
cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 55%; công nghiệp - xây dựng cơ bản 18%;
dịch vụ 27%. Song song với sự phát triển đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường
nước mặt do nước thải từ nước thải sinh hoạt, các khu vực sản xuất nông
nghiệp, từ khu khai thác mỏ biểu hiện ngày càng rõ nét. Nếu không có biện
pháp quản lý và xử lý nguồn thải thì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất cao.
Với mục đích cung cấp một cách nhìn tổng thể về chất lượng nước mặt,
đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hóa, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá
chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Đánh giá được chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đưa ra một số biện
pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện.
2.2. Yêu cầu
- Nắm được các thông tin, số liệu về đặc điểm tự nhiên- kinh tế xã hội
đặc điểm hệ thống nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
- Lấy mẫu, phân tích đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nước theo QCVN
từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu tác động tới
chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý
1.1.1. Cơ sở lý luận
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ
là sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn là của tất cả người dân. Nguồn
nước bị ô nhiễm là vecto lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân
gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Cuộc sống của con người trở nên khó
khăn khi môi trường nước bị suy giảm về số lượng và chất lượng.
Đánh giá hiện trạng môi trường cung cấp bức tranh tổng thể về hai
phương diện: Phương diện vật lý, hóa học thể hiện chất lượng môi trường và
phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động của các
hoạt động của con người đến chất lượng môi trường cũng như đến sức khoẻ
con người, kinh tế và phúc lợi xã hội
. Bản đánh giá HTMT có vai trò như một
bản “thông điệp” về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con
người,
thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ quá
trình ra quyết định bảo vệ phát triển bền vững
.
Một trong những mục tiêu
quan trọng của việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường là cung cấp
thông tin nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng xã hội về tình
hình môi trường; khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng, triển khai và nhân
rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, nhằm thực hiện
mục tiêu xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Công tác đánh giá HTMT bắt đầu vào những năm cuối thập kỉ 70 của thế
kỷ trước. Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm
nhằm đáp ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và việc sử dụng
tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam, công tác đánh giá HTMT được bắt đầu thực
hiện từ 1994, cho đến nay
hầu hết các địa phương đều phải thực hiện công tác này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
Trong đó, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động
nhằm xác định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài
nguyên nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và
trữ lượng nước Quốc gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên
nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định
hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các
hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước (Báo cáo diễn
biến môi trường Việt Nam, 2003).
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của
sự hủy hoại môi trường tự tự nhiên do nền văn minh đương thời. Môi trường
nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm
nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người và các sinh vật khác .
Nước mặt bao gồm nước hồ, ao, nước các sông, suối, kênh rạch. Nguồn
nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và đồng ruộng
lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô nhiễm
nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giao thông
thuỷ và sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005).
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống
đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…)
- Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và
vô cơ, xuất hiện các chất độc hại…)
- Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá
để oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng. Có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là:
Ô nhiễm chất hữu cơ: Đó là sự có mặt của các chất gây ra sự tiêu thụ ôxy
trong nước bởi vi sinh vật. Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là DO,
BOD, COD (Nguyễn Viết Phổ và cs., 2003)
Ô nhiễm các chất vô cơ: Có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy
nhiên có một số nhóm điển hình như: Các loại phân bón vô cơ (là các hợp chất
vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hyđro và ôxy, ngoài ra chúng còn chứa
các nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit,
cặn, các nguyên tố vết (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005).
Ô nhiễm do các chất gây phú dưỡng: Phú dưỡng là sự gia tăng hàm
lượng nitơ và phôtpho trong lượng nước nhập vào các thuỷ vực dẫn đến sự tăng
trưởng của các thực vật bậc thấp (rong, tảo ). Nó tạo ra những biến đổi lớn
trong HST nước, làm giảm ôxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy
giảm và ô nhiễm (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005).
Ô nhiễm do KLN và các hoá chất nguy hại khác như dầu, mỡ và các chất
tẩy rửa: Thường gặp trong các thuỷ vực gần KCN, khu vực khai thác khoáng
sản, các thành phố lớn. Ô nhiễm KLN và các chất nguy hại khác có tác động rất
trầm trọng tới họat động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân hủy
sẽ tích lũy theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và người (Nguyễn Thị
Phương Loan, 2005).
Ô nhiễm vi sinh vật: Thường gặp ở các thuỷ vực nhận nước thải sinh
hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật
gây bệnh sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật (Nguyễn
Thị Phương Loan, 2005).
Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc BVTV và phân bón hoá
học: Trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc BVTV và phân bón hoá học
bị đẩy vào vực nước
ruộng, ao, hồ, đầm. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong
môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập cơ thể người
và động vật theo chuỗi thức ăn
(Nguyễn Thị Phương Loan, 2005).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quuyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước;
mặt khác nước cũng có thể gây ra những tai hoạ cho con người và môi trường.
Do vậy việc quản lý TNN đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ
và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các biện
pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng cho việc
sử dụng và phân phối TNN, đảm bảo phát triển bền vững TNN
(Nguyễn Thị
Phương Loan, 2005).
Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nước về TNN nằm ở 2 bộ là Bộ TN
& MT và bộ NN & PTNT .Các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý TNN
đang có hiệu lực:
• Các văn bản mang tính Quốc gia:
Luật Bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam do Quốc hội thông
qua ngay 29/11/2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
Hệ thống Quy chuẩn Việt Nam – Các tiêu chuẩn chất lượng nước sông,
hồ (ban hành 1995, sửa đổi năm 2001 và 2010; 2011; 2009).
Nghị định 81/ NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định của Chính phủ số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 quy định
cụ thể về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn. Thông tư số 02/2010/TT-BTNMT ngày 24/6/2010 hướng dẫn
thi hành Nghị định này.
Các văn bản pháp lý quản lý TNN trong lưu vực và địa phương:
Nghị định 29/2011/NĐ- CP ngày 18/4/2012 Quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tách động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Luật tài nguyên nước 2012.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
1.2. Vai trò của chất lượng nước tưới trong năng suất cây trồng
1.2.1. Nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có 2.360 sông có
chiều dài lớn hơn 10km, trong đó có 109 sông chính. Toàn quốc có 16 LVS
với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên
10.000 km2. Các sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm nhiều con sông
quốc tế. Tổng diện tích lưu vực của các con sông quốc tế này, tính cả phần
nằm trong và nằm ngoài biên giới phần đất liền Việt Nam, khoảng 1,2 triệu
km2, lớn gấp 3 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam. Tổng dòng chảy năm là 835
tỷ m3, nhưng trong 6-7 tháng mùa khô, khi mà dòng chảy chỉ đạt cỡ 15-30%
tổng dòng chảy năm thì tình trạng thiếu nước trở nên nghiêm trọng (Báo cáo
diễn biến môi trường quốc gia, 2012)
Ở Việt Nam, nhu cầu nước tưới là lớn nhất. Khoảng 60% dân số Việt
Nam được cung cấp nước sạch dùng cho dùng sinh hoạt cỉa các hộ gia đình.
Ngoài ra, các ngành khác như thủy sản (bao gồm vả nuôi trồng thủy sản),
công nghiệp, thủy điện, dịch vụ và giao thông vận tải cũng có nhu cầu sử
dụng nước. Cho đến nay thì nông nghiệp vẫn tiếp tục là ngành tiêu dùng nước
nhiều nhất, trong khi đó sử dụng nước sinh hoạt và công nghiệp cũng đang
ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số và phát triển kinh tế. Năm
2012, tiêu dùng nước của ngành nông nghiệp lớn gấp 3 lần tổng lượng nước
tiêu dùng trong các nghành khác.
Nhu cầu nước của các cây rất khác nhau, tùy theo loại cây, giống cây,
giai đoạn sinh trưởng, thời gian sinh trưởng, điều kiện đất đai, khi hậu, thời
tiết và kỹ thuật canh tác. Hiện nay phương pháp tưới chủ yếu ở nước ta là tưới
chảy tràn, tưới ngập. Tiêu chuẩn tưới thay đổi trong phạm vị khá rộng: lúa vụ
đông xuân 5.500 – 6.200 m3/ha cho đồng bằng và 5.600 – 6.900 m3/ha cho
trung du và miền núi. Vụ mùa 5.500 – 6.000 m3/ha cho đồng bằng và 5.600-
6.900 m3/ha cho trung du và miền núi . Hoa màu cây công nghiệp 1.700 –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
2.500 m3/ha, bông 5.000 – 6.000 m3/ha, khoai 4.500 – 6.900 m3/ha, 50 lít/
ngày cho trâu, bò,lợn (Báo cáo diễn biến môi trường quốc gia, 2010).
Đối với ngành nông nghiệp mặc dù hệ thống cơ sở vật chất đã được chú
trọng đầu tư, tuy nhiên còn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, hệ
thống thủy lợi đã được xây dựng từ lâu, các hạng mục công trình thủy lợi đều
đã bị hư hỏng nhiều và xuống cấp, gây không ít khó khăn cho việc khai thác
sử dụng nguồn nước mặt.
Như vậy, ngoài việc thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc cần tăng
cường trồng cây xanh phân tán ở vùng ven nội, tăng chế độ che phủ rừng
nhằm tạo điều kiện giữ ẩm cho đất đồng thời phục vụ cho phát triển nông
nghiệp sinh thái bền vững, bảo vệ cảnh quan môi trường thủ đô Hà Nội. Việc
xây dựng các trạm bơm đầu mối, thoát nước thuộc lưu vực sông Hồng, sông
Nhuệ, sông Đuống và hệ thống hồ điều hòa là rất cần thiết cho việc chống úng
và dự trữ nguồn nước phục vụ nông nghiệp. Cần hiện đại hóa hệ thống kênh
mương, thủy lợi nông thôn ngoại thành một cách toàn diện và nhanh chóng.
Thanh Hóa là một tỉnh với 89,7% dân số ở nông thôn, diện tích sản
xuất nông nghiệp là 248.215 ha chiếm 22,3% diện tích đất tự nhiên. Tính đến
năm 2011, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 22,64% tổng sản phẩm trên địa
bàn theo giá hiện hành. Đất chuyên trồng lúa nước phân bố tập trung ở các vùng
trọng điểm của tỉnh (như Yên Định, Thiệu Hoá, Triệu Sơn, Đông Sơn, Thọ
Xuân…), chất lượng đất hầu hết là đất phù sa, có lý hoá tính phù hợp cho cây lúa
và các cây trồng màu lương thực phát triển tốt, cùng với quy mô diện tích, các
điều kiện về cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi…), trình độ dân trí, ở đây đã
hình thành vùng chuyên canh sản xuất lương thực cao sản, kể cả việc sản xuất
giống lúa lai. Những năm qua, do được giao ổn định lâu dài cho hộ nông dân,
người dân thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình nên đã yên tâm đầu tư, thâm
canh, tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống, phân bón, bảo
vệ thực vật, đặc biệt là việc thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nên năng suất, sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
lượng trong những năm qua đã tăng lên đáng kể. Đất trồng lúa nương của các
huyện miền núi đã được định canh ổn định, đồng bào trồng tỉa lúa nương để tự
túc lương thực. Thanh Hoá là một trong những tỉnh làm tốt công tác thuỷ lợi từ
nhiều năm qua, đặc biệt là thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương có
hiệu quả. Đất trồng lúa và các cây rau màu hầu hết đã đợc tưới, tiêu chủ động
bằng công trình. Khi xây dựng xong hồ thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đạt thì tổng lực
tới của công trình lên đến 220.000 ha. Hiện có 19.555,43 ha, bao gồm hệ thống
kênh mương, đê điều và các công trình đầu mối (không kể hồ thuỷ lợi, thuỷ
điện) bằng 8,07% đất canh tác hàng năm (Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
Thanh Hóa đến 2020, 2011)
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích đất sản xuất nông nghiệp
qua các năm của tỉnh Thanh Hóa
Năm Đất sản xuất nông nghiệp (ha)
2010 247.546
2011 247.546
2012 248.215
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa)
Theo kết quả điều tra, tài nguyên nước mặt tỉnh Thanh Hoá tương đối
phong phú và đa dạng. Ngoài 4 hệ thống sông chính cung cấp nước là sông
Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Lạch Bạng còn có 264 suối nhỏ và 1.760 hồ
chứa lớn nhỏ khác nhau, tạo ra một mạng lưới thủy văn dày đặc và phân bố
khá đều trên địa bàn tỉnh. Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm đạt 20 -
21 tỷ m
3
, năm cao nhất xấp xỉ 26 tỷ m
3
, năm nhỏ nhất khoảng 12 tỷ m
3
. Trong
tổng lượng dòng chảy hàng năm chỉ có khoảng 10 tỷ m
3
nước được sinh ra
trong nội tỉnh, còn lại là nước ngoại lai. Chế độ dòng chảy phân thành 2 mùa
khá rõ rệt: Mùa kiệt từ tháng XI đến tháng V sang năm, trong đó các tháng
III, IV là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất trong năm. Lượng dòng chảy
trong mùa kiệt chỉ vào khoảng 25% lượng dòng chảy năm (khoảng 4,6 tỷ m
3
).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Theo số liệu điều tra toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 1.760 công
trình hồ, đập dâng, trạm bơm đang do các Doanh nghiệp Nhà nước quản lý
như: Công ty khai thác thuỷ nông Sông Chu, Công ty Thuỷ nông Bắc sông
Mã, Công ty Thuỷ nông Nam sông Mã và chính quyền địa phương các cấp
huyện, xã của 27 huyện, thị xã, thành phố quản lý, trong đó: Hồ chứa có 525
hồ, trong đó: Hồ chứa có dung tích từ 500.000m
3
trở lên có 114 hồ, hồ có
dung tích nhỏ hơn 500.000m
3
có 411công trình.
+ Đập dâng: Toàn tỉnh có 756 đập, trong đó có đập Bái Thượng trên sông
Chu tưới tự chảy được cho 07 huyện, thị xã, thành phố (huyện Thọ Xuân, Thiệu
Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Quảng Xương và thành phố Thanh Hoá).
+ Trạm bơm: Theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng 489 trạm bơm có công
xuất trạm từ 450 m
3
/h đến 32.000 m
3
/h. Trong đó có trạm bơm Nam sông Mã
(Yên Định) lấy nước sông Mã, công xuất trạm là: 5 máy x 7.000 kw/h; trạm
Bơm Hoàng Khánh ( Hoằng Hoá) lấy nước sông Mã, công xuất của trạm là: 7
máy x 8.000 kw/ h; trạm bơm Xa Loan ( Nga Sơn) lấy nước sông Hoạt, công
xuất của trạm bơm là: 6 máy x 4.000 kw/ h.
Ngoài ra, trong tỉnh còn một hệ thống hồ chứa nước cấp quan trọng
quốc gia và cấp tỉnh như:
+ Hồ sông Mực có dung tích chứa W = 174.106 m
3
;
+ Hồ Yên Mỹ có dung tích chứa W = 82.106 m
3
;
+ Hồ Đồng Ngư có dung tích chứa W = 7.64.106 m
3
;
+ Hồ Duồng Cốc có dung tích chứa W = 6.15.106 m
3
;
+ Hồ Thung Bằng có dung tích chứa W = 3.4106 m
3
.
+ Hồ Cửa Đặt có dung tích chứa W = 1,45 tỷ m
3
+ Hồ Cống Khê có dung tích chứa W = 4,38 triệu m
3
Bình quân trữ lượng nước trên đầu người trên địa bàn tỉnh là thấp so với
trung bình cả nước, chỉ có 5.600 m
3
/người.năm (cả nước: 11.000
m
3
/người.năm) và còn tiếp tục giảm. Do vậy, ngay từ bây giờ cần có những
biện pháp hữu hiệu để điều tiết và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nuớc nhằm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tương lai (Quy hoạch bảo vệ môi trường
tỉnh Thanh Hóa đến 2020, 2011).
Phân tích tổng lượng nước mặt khai thác trên các sông chính và sông nội
địa thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2. Tổng hợp sử dụng nước mặt phục vụ các hoạt động kinh tế -
sinh hoạt của các huyện tỉnh Thanh Hoá
STT
Huyện
Sản xuất
nông nghi
ệp
10
3
m
3
/năm
Thuỷ điện
10
3
m
3
/năm
Sản xuất
công nghiệp
10
3
m
3
/năm
Nước sinh hoạt
10
3
m
3
/năm
Đô thị Nông thôn
1 Bá Thước 39505
- 25550 - 111
2 Bỉm Sơn 3300
- - - -
3
Cẩm Thuỷ 88607
- - - 112
4
Đông Sơn 120190
- - - -
5 Hà Trung 72240
- - - -
6 Hậu Lộc 100708
- - - -
7
Ho
ằng Hoá
177885
-
-
-
341
8
La
ng Chánh
20216
-
-
-
259
9 Mường Lát 8330
- - - 845
10 Nga Sơn 104890
- - - -
11
Ngọc Lạc 65782
- - - 73
12
Như Thanh 151788
- - - -
13 Như Xuân 22510
- - - -
14 Nông Cống 118235
- 1.533 - -
15
Quan Hoá
10516
-
-
-
728
16
Quan Sơn
11613
-
-
-
669
17 Quảng Xương 184807
- - - -
18 TX. Sầm Sơn 0
- - - -
19
Thạch Thành 79631
- - - -
20
TP. Thanh Hoá 48926
- 14.6 22.995 -
21 Thiệu Hoá 156587
- - - -
22 Thọ Xuân 108120
- 2.3214 - -
23
Thư
ờng Xuân
67574
-
-
-
-
24
T
ĩnh Gia
165438
-
10.95
12.045
-
25 Triệu Sơn 107531
- - - -
26 Vĩnh Lộc 50999
- - - -
27
Yên Định 345612
- - - -
Tổng 2431540
-
25579.4 35.04 3139
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng khai thác nước và xả nước trên địa bàn tỉnh năm 2012)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
Qua biểu tổng hợp trên cho ta thấy: Nguồn nước mặt được khai
thác phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, song chủ yếu phục vụ cho
nông nghiệp là chính (tưới nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm) chiếm tới 97,4 % lượng nước đã khai
thác, tiếp theo là nước phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn chiếm
1,53 %, nước cho sản xuất công nghiệp làng nghề, dịch vụ chỉ có 1,07
%, còn nước phục vụ thuỷ điện trên địa bàn tỉnh hiện tại hầu như không
có, mặc dù trên địa bàn tỉnh có nhà máy thuỷ điện Bàn Thạch công suất
phát điện N = 960 KW nhưng lấy nước kênh bắc hệ thống thuỷ nông
Bái Thượng, sau khi phát điện nước được trả về cho hệ thống.
Thời gian khai thác nước phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp với
hai thời vụ chính là vụ chiêm xuân từ tháng (I-V) và vụ mùa từ tháng
VI- X. Cuối tháng I, đầu tháng II là thời điểm có như cầu sử dụng nước
tưới lớn nhất vì đây là thời điểm đổ ải và cấy trong khi lượng mưa nhỏ
(Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến 2020, 2011).
1.2.2. Hệ thống cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
Hệ thống cấp nước cho sản xuất nông nghiệp còn gọi là hệ thống thủy lợi
là một hệ thống liên hoàn từ công trình đầu mối hồ chứa, đập dâng, trạm
bơm đến công trình kênh mương các cấp để dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp, đảm bảo cấp nước cho cây trồng khi thiếu nước và tiêu
thoát nước kịp thời cho cây trồng khi thừa nước nhằm thỏa mãn yêu cầu nước
cho cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao. Thực tế, hệ thống nông
nghiệp thường là hệ thống đáp ứng yêu cầu tổng hợp lợi dụng cho nhiều
ngành khác nhau, không chỉ giải quyết cấp thoát nước cho nông nghiệp mà
còn phải giải quyết cấp thoát nước cho nhiều ngành kinh tế quốc dân khác
như cấp thoát nước sinh hoạt, công nghiệp, phát điện, chăn nuôi, giao thông
thủy, cải tạo môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
Hệ thống thủy lợi bao gồm: hồ chứa, đập dâng, trạm bơm tưới, tràn
xả lũ, cống lấy nước có nhiệm vụ phối hợp một cách hợp lý nhất yêu
cầu cấp thoát nước của hệ thống với nguồn nước. Tùy theo từng trường
hợp cụ thể để quyết định các hình thức, quy mô công trình.
Mạng lưới kênh mương có nhiệm vụ dẫn nước từ công trình đầu
mối về ruộng, đây là hệ thống xương sống của hệ thống tưới. Kênh
thường làm bằng đất hay xây đá, gạch. Hệ thống kênh tưới có nhiều
cấp, tùy thuộc quy mô hệ thống mà số cấp nhiều hay ít, nhiều nhất có
thể đến 5 cấp, ít nhất là 2 cấp (Hệ thống kênh tưới tiêu chuẩn, 2003).
Theo tiêu chuẩn về hệ thống kênh tưới là TCVN 4118- 85 thì kênh tưới
được phân 5 cấp ( cấp công trình) để xác định tiêu chuẩn thiết kế và các
hạng mục liên quan:
Bảng 1.3. Phân cấp công trình của hệ thống kênh tưới
Diện tích tưới ( 10
3
ha) Cấp công trình kênh
≥50 II
10- 50 III
2- 10 IV
≤2 V
(Nguồn: Viện Khảo sát thiết kế Thủy lợi)
Các công trình trên kênh bao gồm cống đầu kênh, bậc nước, dốc
tràn bên, cống qua đường, cầu giao thông
Hệ thống bờ bao là loại hệ thống công trình nhỏ có tác dụng quan
trọng trong việc ngăn nước, giữ nước, giữ màu. Bờ vùng là bờ ven theo
mương cấp 2 hoặc cấp 3 có tác dụng ngăn nước ngoại lai, nước từ khu
đồng cao dồn xuống khu đồi thấp. Bờ khoảng là bờ ven theo mương cấp
3 hoặc cấp 4 có tác dụng điều chỉnh nước mưa tại chỗ trong vùng. Bờ
thửa là hệ thống bờ ven theo rãnh tưới có tác dụng giữ màu và làn
đường đi lại khi chăm bón (Vũ Thị Thanh Hương, 2005)
Ở Việt Nam, thời kỳ 100 năm thực dân Pháp đô hộ, nước ta chỉ xây