Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 11 HỌC KỲ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.75 KB, 71 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 11
HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2013 – 2014 _BAN CƠ BẢN
I. YÊU CẦU CHUNG.
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI
CHÚ
Chương II.
CẢM
ỨNG
B. CẢM
ỨNG Ở
ĐỘNG
VẬT
Kiến thức:
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật.
- Phân biệt cảm ứng với phản xạ.
- Phân biệt được cảm ứng ở động vật với cảm
ứng ở thực vật.
- Nêu được cơ sở thần kinh của phản xạ.*
- Phân biệt được cảm ứng ở các nhóm động vật
có mức độ phát triển tổ chức thần kinh khác
nhau (động vật chưa có hệ thần kinh, động vật
có hệ thần kinh dạng lưới, động vật có hệ thần
kinh dạng chuỗi hạch và động vật có hệ thần
kinh dạng ống).
- Nêu được chức năng của hệ thần kinh.*
- Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận
động với hệ thần kinh sinh dưỡng.*
- Phân biệt chức năng của phân hệ thần kinh
giao cảm với phân hệ thần kinh đối giao


cảm.*
- Phân biệt khái niệm hưng phấn với hưng
tính.*
- Phân biệt được khái niệm điện thế nghỉ với
điện thế hoạt động.
- Trình bày được cơ chế hình thành điện thế
nghỉ khác với cơ chế hình thành điện thế hoạt
động*.
- Mô tả được sự lan truyền xung thần kinh trên
sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao
miêlin.
- Phân biệt được sự dẫn truyền xung trên sợi
trục và trong một cung phản xạ.
- Nêu được khái niệm xináp, vẽ được cấu tạo
của xináp hoá học điển hình.
- Trình bày được cơ chế truyền tin qua xinap và
một số đặc tính của xináp.
- Trình bày được khái niệm mã thông tin thần
kinh.
- Định nghĩa tập tính. Nêu ý nghĩa của tập tính
ở động vật.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính
học được.
- Phân tích được cơ sở thần kinh của tập tính.*
- Nêu được khái niệm kích thích dấu hiệu.*
- Phân biệt được các hình thức học tập chính ở
động vật và lợi ích của chúng trong đời sống
động vật.*
- Trình bày các dạng tập tính phổ biến ở động
vật (tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ,

tập tính sinh sản, tập tính di cư, tập tính xã
hội) .
- Trình bày được một số tập tính ở người, ứng
dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống.
Kĩ năng:
- Phân tích cung phản xạ tuỷ.
- Thí nghiệm được về điện sinh học.
- Biết bố trí thí nghiệm để quan sát các tập tính
ở động vật.
CHƯƠNG
III.
SINH
TRƯỞNG
Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng, phát triển.
- Phân biệt được sinh trưởng và phát triển ở thực
vật
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển *
VÀ PHÁT
TRIỂN
A. SINH
TRƯỞNG
VÀ PHÁT
TRIỂN ở
THỰC
VẬT
+ Sinh trưởng tốt dẫn đến phát triển tốt
+ Sinh trưởng kém dẫn đến phát triển kém
+ Sinh trưởng lấn át phát triển
+ Sinh trưởng chậm, phát triển nhanh

- Trinh bày được quá trình sinh trưởng:
Sinh trưởng sơ cấp
+ Khái niệm về sinh trưởng sơ cấp
+ Sinh trưởng sơ cấp ở cây một lá mầm
+ Sinh trưởng sơ cấp ở cây hai lá mầm
Sinh trưởng thứ cấp
+ Khái niệm về sinh trưởng thứ cấp
+ Sinh trưởng thứ cấp ở cây một lá mầm
+ Sinh trưởng thứ cấp ở cây hai lá mầm
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp với sinh
trưởng thứ cấp.
- Trinh bày được các nhân tố môi trường và quá
trình sinh trưởng *
+ Ánh sáng
+ Nhiệt độ
+ Nước
+ Khí CO
2
và O
2
+ Dinh dưỡng khoáng
- Nêu được các nhóm chất điều hoà sinh trưởng
thực vật:
+ Nhóm auxin
+ Nhóm giberelin
+ Nhóm xytokinin
+ Nhóm chất ức chế : Etilen và AAB
( Nội dung : - Nơi sinh tổng hợp các nhóm
chất và hướng vận chuyển *
- Đại diện tự nhiên và nhân tạo của

các nhóm *
- Tác dụng sinh lí của mỗi nhóm
- Một số ứng dụng thực tiễn).
- Trình bày được các chất điều hoà sinh trưởng
thực vật (phytôhoocmôn) là các chất hữu cơ
trong cây có vai trò điều tiết các hoạt động sinh
trưởng. Nêu được sự cân bằng giữa các
phytohoocmôn.
- Trình bày được các thuyết về quá trình ra hoa
*
+ Sự ra hoa đánh dấu một giai đoạn quan trọng
của sự phát triển ở thực vật có hoa.
+ Thuyết phát triển theo giai đoạn
+ Thuyết hocmon ra hoa và vai trò của florigen
+ Thuyết quang chu kì và vai trò của phytocrom
- Trình bày được quang chu kì là sự xen kẽ của
(độ dài ngày và đêm) có tác động đến sự ra hoa,
tạo củ, rụng lá và vận chuyển hợp chất quang
hợp.
- Trình bày được phytôcroom là sắc tố enzim ở
chồi mầm và chóp lá mầm có tác động đến sự ra
hoa, tổng hợp sắc tố, enzim, vận động cảm ứng,
đóng mở lỗ khí.
Kĩ năng:
- Làm được thí nghiệm về tác dụng ra rễ bất
định của auxin
- Làm được thí nghiệm về kích thích sinh
trưởng lúng của giberelin. *
B. SINH
TRƯỞNG

VÀ PHÁT
TRIỂN Ở
ĐỘNG
VẬT
Kiến thức:
- Phân biệt được khái niệm sinh trưởng với
phát triển.
- Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở động vật
với sinh trưởng và phát triển ở thực vật.*
- Trình bày được phát triển qua biến thái (biến
thái hoàn toàn và không hoàn toàn) và phát
triển không qua biến thái.
- Trình bày được vai trò của hoocmôn đối với
sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương
sống và không xương sống.
- Nêu và giải thích được các nhân tố tác động
lên sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Phân tích được số biện pháp điều khiển sinh
trưởng và phát triển ở động vật và người.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra một số
bệnh do rối loạn điều hoà sinh trưởng và phát
triển.
Kĩ năng:
Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số
động vật.
CHƯƠNG
IV.
SINH
SẢN
A. SINH

SẢN Ở
THỰC
VẬT
Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sinh sản
+ Khái niệm chung
+ Khái niệm về sinh sản vô tính
+ Khái niệm về sinh sản hữu tính
- Trình bày được sinh sản vô tính và các hình
thức sinh sản vô tính tự nhiên
+ Sinh sản bằng thân bò
+ Sinh sản bằng thân rễ
+ Sinh sản bằng thân hành
+ Sinh sản bằng thân củ và củ
+ Sinh sản bằng chồi rễ và chồi thân
+ Sinh sản bằng lá
- Nêu được các hình thức sinh sản vô tính nhân
tạo
+ Giâm
+ Chiết
+ Ghép
+ Nuôi cấy mô-tế bào
- Trình bày được sinh sản hữu tính:
Sinh sản ở rêu - Chu trình sinh sản *
Sinh sản ở dương xỉ - Chu trình sinh sản
Sinh sản ở thực vật hạt trần - Chu trình sinh sản
*
Sinh sản ở thực vật có hoa
- Cấu tạo hoa *
- Sự thụ phấn

- Sự thụ tinh
- Sự hình thành quả và hạt *
- Sự chín của quả và hạt *
Kĩ năng:
Thực hành được một số phương pháp sinh
sản vụ tính nhân tạo.
B. SINH
SẢN Ở
ĐỘNG
VẬT
Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính
ở động vật.
- Mô tả được qui trình nuôi cấy mô và nhân bản
vô tính (nuôi mô sống, cấy mô tách rời vào cơ
thể, nhân bản vô tính động vật).
- Nêu được khái niệm và chiều hướng tiến hoá
của sinh sản hữu tính.
- Nêu được các giai đoạn của sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được các hình thức thụ tinh ngoài
và thụ tinh trong, đẻ trứng và đẻ con.
- Trình bày được quỏ trỡnh sinh tinh và sinh
trứng
- Trình bày được cơ chế điều hoà sinh tinh và
sinh trứng*
- Nêu được ảnh hưởng của thần kinh và môi
trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh
trứng.*
- Trình bày được cơ chế thụ tinh.*

- Nêu được các biện pháp điều khiển sinh sản ở
động vật.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện
pháp tăng sinh ở động vật*.
- Phân tích được vai trò của thụ tinh nhân tạo.
- Trình bày được cơ chế tác dụng của các biện
pháp tránh thai.
Kĩ năng:
Mổ và quan sát hệ sinh dục đực và cái ở thú.
II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1.PHẦN LÍ THUYẾT:
Câu 1. Khái niệm cảm ứng ở động vật. Cơ sở vật chất của phản
xạ ở động vật có hệ thần kinh? Nêu các thành phần của cơ sở vật
chất này.
Câu 2. Cho biết cách phản ứng của động vật trước các kích thích
từ môi trường ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh khác
nhau. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh được thực
nhiện như thế nào?
Câu 3. Nêu các thành phần cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống.
Cho biết đặc điểm về số lượng, sự liên kết và phối hợp hoạt động
của các tế bào thần kinh trong hệ thống này? Ý nghĩa của những
đặc điểm này?
Câu 4. Trình bày hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.
Câu 5. Khái niệm điện thế nghỉ. Các đặc điểm của hệ thần kinh
dạng ống.
Câu 6. Khái niệm điện thế hoạt động. Nêu các giai đoạn của
điện thế hoạt động.
Câu 7. Trình bày sự la truyền điện thế hoạt động trên sợi thần
kinh không có và có bao miêlin.
Câu 8. Khái niệm xináp. Căn cứ vào các nhóm tế bào mà xináp

kết nối, có những loại xi náp nào?
Câu 9. Căn cứ và thành phần cấu tạo (hay bản chất hoạt động),
có những loại xináp nào?
Câu 10. Nêu các thành phần cấu tạo của xináp hóa học. Trình
bày ngắn gọn quá trình truyền tin qua xináp hóa học.
Câu 11. Tại sao tín hiệu thần kinh chỉ được truyền theo một
chiều từ màng trước đến màng sau xináp?
Câu 12. Tập tính là gì? Tùy theo bản chất, có những loại tập tính
nào? Cơ sở thần kinh của tập tính?
Câu 13. Đặc điểm của tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
Câu 14. Nêu một số hình thức học tập ở động vật mà em biết?
Hình thức nào chỉ có ở động vật có tổ chức thần kinh cao cấp?
Câu 15. Nêu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật?
Câu 16. Khái niệm sinh trưởng, phát triển.
Câu 17. Thế nào là mô phân sinh? Có những loại mô phân sinh
nào? Mô phân sinh nào có ở thực vật Một Lá Mầm, Hai Lá
Mầm?
Câu 18. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp? Các
hình thức sinh trưởng này, lần lượt có ở Lớp thực vật nào?
Câu 19. Nêu các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh
hưởng đến sinh trưởng ở thực vật.
Câu 20. Khái niệm hoocmôn thực vật. Đặc điểm chung của
hoocmôn thực vật?
Câu 21. Trình bày nơi tiết, tác động sinh lí (ở mức tế bào và
mức cơ thể) và ứng dụng của các hoocmôn thực vật.
Câu 22. Nêu các nhân tố chi phối sự ra hoa. Trình bày cơ chế
điều khiển hiện tượng xuân hóa và quang chu kì ở thực vật.
Câu 23. Thế nào là biến thái ở động vật? Dựa vào biến thái, ở
động vật có những kiểu phát triển nào?
Câu 24. Thế nào là phát triển qua biến thái và không qua biến

thái? Trình bày các giai đoạn của phát triển qua biến thái hoàn
toàn.
Câu 25. Trình bày tác động sinh lí của các hoocmôn ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống và
động vật có xương sống?
Câu 26. Khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. Nêu
những hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Câu 27. Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở
thực vật hạt kín
Câu 28. Trình bày quá trình thụ tinh kép ở thực vật có hoa. Nêu
các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Câu 29. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Câu 30. Trình bày sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng
ở động vật. Nêu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Khái niệm cảm ứng ở động vật. Cơ sở vật chất của
phản xạ ở động vật có hệ thần kinh? Nêu các thành phần của
cơ sở vật chất này.
Trả lời:
** Cảm ứng là phản ứng của động vật trả lời lại các kích thích từ
môi trường, giúp động vật tồn tại và phát triển.
** Ở ĐV có tổ chức thần kinh, phản xạ là một dạng điển hình
của cảm ứng. Cơ sở vật chất của phản xạ là cung phản xạ.
** Cung phản xạ gồm 5 bộ phận:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
- Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).
- Bộ phận phân tích và tổng hợp (trung ương thần kinh): quyết
định hình thức và mức độ phản ứng.
- Đường dẫn truyền ra (đường vận động).
- Bộ phận thực hiện phản ứng: cơ, tuyến …

Câu 2. Cho biết cách phản ứng của động vật trước các kích
thích từ môi trường ở các nhóm động vật có tổ chức thần
kinh khác nhau. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần
kinh được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
** Cách phản ứng trước các kích thích từ môi trường:
- ĐV có tổ chức thần kinh dạng lưới: co mình lại để tránh kích
thích.
- ĐV có tổ chức thần kinh dạng chuỗi hạch: phản ứng theo
nguyên tắc phản xạ, phần lớn là các phản xạ không điều kiện.
- ĐV có tổ chức thần kinh dạng ống: phản ứng theo nguyên tắc
phản xạ, gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện,
trong đó phản xạ có điều kiện chiếm ưu thế, nhất là ở ĐV bậc
cao.
** Ở ĐV chưa có tổ chức thần kinh, cảm ứng được thực hiện
bằng cách co chất nguyên sinh.
Câu 3. Nêu các thành phần cấu trúc của hệ thần kinh dạng
ống. Cho biết đặc điểm về số lượng, sự liên kết và phối hợp
hoạt động của các tế bào thần kinh trong hệ thống này? Ý
nghĩa của những đặc điểm này?
Trả lời:
** Cấu trúc hệ thần kinh dạng ống gồm:
- Thần kinh trung ương:
+ Não bộ: gồm 5 phần là bán cầu đại não, não trung gian, não
giữa, tiểu não, hành não.
+ Tủy sống: nằm trong cột sống.
- Thần kinh ngoại biên:
+ Hạch thần kinh.
+ Các dây thần kinh.
** Hệ thần kinh dạng ống có số lượng tế bào lớn, sự liên kết và

phối hợp hoạt động phức tạp, hoàn thiện.
** Ý nghĩa: giúp hoạt động của các động vật có tổ chức thần
kinh dạng ống đa dạng, chính xác và hiệu quả.
Câu 4. Trình bày hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.
Trả lời:
** Hoạt động hệ thần kinh dạng ống là sự phối hợp của các
phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Các phản xạ đơn giản thường là các phản xạ không điều kiện
và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia.
- Các phản xạ phức tạp thường là các phản xạ có điều kiện và
do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự
tham gia của các tế bào thần kinh vỏ não.
- Theo sự tiến hóa của hệ thần kinh, số lượng các phản xạ, đặc
biệt là phản xạ có điều kiện tăng dần, giúp ĐV thích nghi tốt hơn
với môi trường sống.
Câu 5. Khái niệm điện thế nghỉ. Các đặc điểm của điện thế
nghỉ.
Trả lời:
** Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế
bào khi tế bào không bị kích thích. Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ
đang dãn nghỉ, tế bào thần kinh khi không bị kích thích.
** Đặc điểm:
- Bên ngoài màng thường tích điện dương, trong màng thường
tích điện âm.
- Điện thế rất nhỏ, tính bằng mV.
Câu 6. Khái niệm điện thế hoạt động. Nêu các giai đoạn của
điện thế hoạt động.
Trả lời:
** Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế
bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực,

xuất hiện ở tế bào thần kinh khi bị kích thích.
** Các giai đoạn: gồm 3 giai đoạn là mất phân cực, đảo cực và
tái phân cực.
Câu 7. Trình bày sự lan truyền điện thế hoạt động trên sợi
thần kinh không có và có bao miêlin. So sánh sự lan truyền
xung thần kinh trên 2 loại sợi thần kinh này.
Trả lời:
** Trên sợi thần kinh không có bao miêlin:
- Xung thần kinh được lan truyền do sự mất phân cực, đảo cực
và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác trên sợi
thần kinh.
** Trên sợi thần kinh có bao miêlin:
- Bao miêlin là một lớp màng bao quanh sợi thần kinh, có bản
chất là phopholipit, màu trắng, có tính chất cách điện.
- Bao miêlin bao bọc ngắt quãng trên sợi trục thần kinh tạo thành
các eo Ranvie.
- Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo
cách nhảy cóc, do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên
tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
- Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao
miêlin nhanh hơn nhiều so với sợi thần kinh không có bao
miêlin. Ví dụ: ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi
thần kinh vận động (có bao miêlin) là 100 m/s, trên sợi thần kinh
giao cảm (không có bao miêlin) là 3-5 m/s
** So sánh:
- Giống nhau: đều do sự biến đổi điện thế nghỉ từ trạng thái phân
cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp dọc
theo sợi trục thần kinh
- Khác nhau:
Trên sợi thần kinh không

có bao miêlin
Trên sợi thần kinh có bao
miêlin
- Xung thần kinh lan truyền
liên tục từ vùng này sang
vùng khác trên sợi trục
Tốc độ lan truyền chậm.
- Xung thần kinh lan truyền
theo cách nhảy cóc từ eo
Ranvie này sang eo Ranvie
khác Tốc độ lan truyền
nhanh.
Câu 8. Khái niệm xináp. Căn cứ vào các nhóm tế bào mà
xináp kết nối, có những loại xi náp nào?
Trả lời:
** Xi náp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần
kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác.
** Căn cứ vào các nhóm tế bào mà xináp kết nối, có nhiều loại
xi náp, như: xi náp thần kinh – thần kinh, xi náp thần kinh – cơ,
xi náp thần kinh – tuyến…
Câu 9. Căn cứ vào thành phần cấu tạo (hay bản chất hoạt
động), có những loại xináp nào?
Trả lời:
** Căn cứ vào thành phần cấu tạo, có 2 loại xi náp: xi náp điện
và xi náp hóa học
Câu 10. Nêu các thành phần cấu tạo của xináp hóa học.
Trình bày ngắn gọn quá trình truyền tin qua xináp hóa học.
Trả lời:
** Thành phần cấu tạo của xi náp hóa học: gồm
- Màng trước xi náp: tạo thành chùy xi náp.

- Khe xi náp.
- Màng sau xi náp.
** Quá trình truyền tin qua xi náp:
- Xung thần kinh lan truyền đến làm ion Ca
2+
thấm qua màng, đi
vào chùy xi náp.
- Ion Ca
2+
làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng
trước xi náp và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe
xi náp.
- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau xi náp,
làm xuất hiện điện thế động, tiếp tục lan truyền tín hiệu thần
kinh.
Câu 11. Tại sao tín hiệu thần kinh chỉ được truyền theo một
chiều từ màng trước đến màng sau xináp?
Trả lời:
** Do đặc điểm cấu tạo của xi náp:
- Chỉ có màng trước xi náp mới có các bóng chứa chất trung
gian hóa học.
- Chỉ có màng sau xi náp mới có các thụ thể tiếp nhận chất
trung gian hóa học.
Cho nên xung thần kinh chỉ được truyền một chiều từ màng
trước xi náp sang màng sau xi náp.
Câu 12. Tập tính là gì? Tùy theo bản chất, có những loại tập
tính nào? Cơ sở thần kinh của tập tính?
Trả lời:
** Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời các kích thích
từ môi trường, nhờ đó ĐV thích nghi với môi trường sống và tồn

tại.
** Tùy theo bản chất, có 2 loại tập tính:
- Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được đi truyền
từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
- Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá
trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
** Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện
và phản xạ có điều kiện
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện mà
trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được qui định sẵn trong
hệ gen từ khi sinh ra. Do đó, tập tính bẩm sinh thường rất bền
vững, không thay đổi.
- Tập tính học được là chuỗi các phản xạ có điều kiện, được hình
thành do sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Do
đó, tập tính học được có thể thay đổi. Sự hình thành tập tính học
được ở ĐV phụ thuộc vào mức độ tiến hóa và tuổi thọ của hệ
thần kinh.
Câu 13. Đặc điểm của tập tính bẩm sinh và tập tính học
được?
Trả lời:
** Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, không thay đổi. Tập
tính học được có thể thay đổi, và được hình thành tùy vào mức
độ tiến hóa và tuổi thọ của hệ thần kinh.
Câu 14. Nêu một số hình thức học tập ở động vật mà em
biết? Hình thức nào chỉ có ở động vật có tổ chức thần kinh
cao cấp?
Trả lời:
** Các hình thức học tập ở động vật:
- Quen nhờn
- In vết

- Điều kiện hóa
- Học ngầm
- Học khôn
** Học khôn là hình thức học tập chỉ có ở ĐV có tổ chức thần
kinh cao cấp gồm người và các động vật thuộc bộ Linh trưởng.
Câu 15. Nêu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật?
Trả lời:
** Một số dạng tập tính phổ biến ở ĐV:
- Tập tính kiếm ăn: ở các ĐV chưa có hệ thần kinh phát triển,
phần lớn là tập tính bẩm sinh; ở các ĐV có hệ thần kinh phát
triển, phần lớn là tập tính học được.
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Tập tính sinh sản: phần lớn mang tính bẩm sinh, mang tính bản
năng.
- Tập tính di cư: phổ biến ở chim
- Tập tính xã hội: phổ biến ở động vật sống theo bầy đàn
+ Tập tính thứ bậc.
+ Tập tính vị tha.
Câu 16. Khái niệm sinh trưởng, phát triển.
Trả lời:
** Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, khối lượng của cơ
thể do sự tăng lên về kích thước, số lượng của tế bào.
** Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình
sống, gồm 3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa,
phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Câu 17. Thế nào là mô phân sinh? Có những loại mô phân
sinh nào? Mô phân sinh nào có ở thực vật Một Lá Mầm, Hai
Lá Mầm?
Trả lời:
** Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được

khả năng nguyên phân.
** Các loại mô phân sinh:
- Mô phân sinh đỉnh: có ở đỉnh thân, đỉnh rễ của cây Một lá mầm
và Hai lá mầm, giúp cây sinh trưởng theo chiều dọc.
- Mô phân sinh bên: có ở cây Hai lá mầm, giúp cây sinh trưởng
theo chiều ngang.
- Mô phân sinh lóng: có ở một số cây Một lá mầm (đặc biệt là họ
Lúa), giúp cây sinh trưởng nhanh theo chiều dọc.
Câu 18. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp?
Các hình thức sinh trưởng này, lần lượt có ở lớp thực vật
nào?
Trả lời:
** Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều
dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở
một số cây Một lá mầm).
** Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng theo chiều ngang làm
tăng đường kính thân, rễ có ở cây Hai lá mầm, do hoạt động của
mô phân sinh bên. Sinh trưởng thứ cấp tạo nên gỗ dác, gỗ lõi và
vỏ.
** Sinh trưởng sơ cấp có ở cây Một lá mầm và Hai lá mầm. Sinh
trưởng thứ cấp chủ yếu chỉ có ở cây thân gỗ (Hai lá mầm).

Câu 19. Nêu các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài
ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật.
Trả lời:
** Các nhân tố bên trong: đặc điểm di truyền, thời kì sinh
trưởng, hoocmôn thực vật.
** Các nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng,
nồng độ O
2

trong không khí, dinh dưỡng khoáng.
Câu 20. Khái niệm hoocmôn thực vật. Đặc điểm chung của
hoocmôn thực vật?
Trả lời:
** Hoocmôn thực vật (phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ
thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
** Đặc điểm chung:
- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác
trong cây. Được vận chuyển trong cây theo mạch gỗ và mạch
rây.
- Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
- Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật
bậc cao.
Câu 21. Trình bày nơi tiết, tác động sinh lí (ở mức tế bào và
mức cơ thể) và ứng dụng của các hoocmôn thực vật.
Trả lời:
{HS học tất cả trong tập}
Câu 22. Nêu các nhân tố chi phối sự ra hoa. Trình bày cơ chế
điều khiển hiện tượng xuân hóa và quang chu kì ở thực vật.
Trả lời:
** Các nhân tố chi phối sự ra hoa: tuổi của cây, nhiệt độ thấp,
quang chu kì, hoocmôn ra hoa (florigen).
** Cơ chế điều khiển hiện tượng xuân hóa và quang chu kì:
- Do sắc tố cảm nhận quang chu kì (phitôcrôm).
- Phitôcrôm là một loại prôtêin hấp thụ ánh sáng, tồn tại ở 2
dạng:
+ P
đ
: hấp thụ ánh sáng đỏ có bước sóng 660 nm.

×