Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bộ đề và hướng dẫn môn sử ôn thi đại học cao đẳng (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.27 KB, 4 trang )

TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
1


CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ


ĐỀ THI THỬ SỐ 9
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái
Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 (thế kỷ XX).
Câu II (3,0 điểm)
Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940, 1941, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đều triệu tập hội nghị ? Từ việc trình bày nội dung chính của các Hội nghị, hãy
cho biết vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập đến là gì ?
Câu III (2,0 điểm)
Nêu những lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt quân
sự, chính trị và ngoại giao trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ (1969 – 1973).
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập và công cuộc xây dựng
đất nước của nhân dân Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)


Tại sao tình hình các nước Trung Đông luôn căng thẳng, không ổn định ? Hãy
trình bày một số nét chính về sự khởi đầu của cuộc xung đột Ixraen và Palextin và
tình hình khu vực từ năm 1993 đến năm 2005.



Hết




Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:






TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
2

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 9 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(2 điểm)

Trình bày nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái

Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 (thế kỷ XX).
Nội dung con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc vạch ra :
- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phải gắn liền với giải
phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận
khăng khít của cách mạng vô sản thế giới, có quan hệ với cách mạng vô
sản chính quốc, song không ỷ lại, trông chờ vào cách mạng chính quốc.

- Cách mạng ở các nước thuộc địa là một “cuộc dân tộc cách mệnh”,có
nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, thực hiện độc lập dân tộc, từng bước
thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày.

- Giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn .Nông dân và công
nhân là hai người bạn đồng minh tự nhiên , phải giải phóng nông dân ,
song giai cấp nông dân muốn giải phóng, phải đặt dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân.

- Ngoài công nông là “gốc” cách mạng, cần phải tập hợp bầu bạn cách
mạng như học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ

- Thực hiện đoàn kết quốc tế.

- Phải lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu tranh để tiến lên lật đổ giai cấp
thống trị. Cách mạng là việc chung của cả dân chúng, chứ không phải là
việc của vài người.


- Sự lãnh đạo của một đảng cách mạng là điểm “cốt tử” đầu tiên của cách
mạng. Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác Lênin.


II
(3 điểm)

Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940, 1941, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đều triệu tập hội nghị ? Từ việc trình bày nội dung chính của các Hội
nghị, hãy cho biết vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập đến là gì ?
- Trong 3 năm 1939, 1940 và 1941, Ban chấp hành Trung ương Đ
ảng đều
triệu tập hội nghị xuất phát từ những biến chuyển của tình hình thế giới v
à
trong nước (đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải đề ra những nhiệm
vụ cấp thiết trước mắt nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài).

+ Tháng 11 - 1939 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương được triệu tập tại Bà Điểm (Hốc Môn - Gia Định) đã phân tích
tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới và Đông
Dương  xác định mục tiêu chiến lược trước mắt là đánh đuổi đế quốc và
tay sai, giành độc lập dân tộc với việc đề ra các sách lược cụ thể…

+ Tháng 11 - 1940 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương được triệu tập tại Đình Bảng (Bắc Ninh) vào lúc xảy ra cuộc
xung đột giữa thực dân Pháp và Thái Lan, xứ ủy Nam kì chuẩn bị phát động
cuộc khởi nghĩa  chủ trương mới : xác định kẻ thù chính (Pháp, Nhật),
chuẩn bị về mặt lực lượng cũng như thành lập các căn cứ địa để làm cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc…









+ Tháng 5 - 1941 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương được triệu tập tại Pắc Bó (Cao Bằng) với sự chủ trì của
Nguyễn Ái Quốc nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc cũng
như đề ra các nhiệm vụ cần làm …

TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
3
- Vấn đề quan trọng được các hội nghị đề cập là phải đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây là việc thể hiện sự nhạy bén về chính trị và
năng lực lãnh đạo của Đảng.

III
(2 điểm)

Nêu những lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt
quân sự, chính trị và ngoại giao trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973).
- Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh
toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến
đấu trên chiến trường vừa đấu tranh trên bàn đàm phán với địch.

- Năm 1969, thực hiện Di chúc của Bác Hồ, cả nước đẩy mạnh cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước.

- Thắng lợi về chính trị, ngoại giao :
+ Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam

Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại
giao.

+ Trong hai năm 1970 – 1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước
Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược
trên mặt trận quân sự và chính trị.

+ Ngày 24 đến 25 - 4 - 1970 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp
nhằm đối phó việc Mĩ chỉ đạo bị tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ
trung lập của Xihanúc (18 - 3 - 1970) để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân
sự mới; biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.

+ Ở các nơi khác, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và sinh
viên, học sinh nổ ra liên tục.

+ Quần chúng nổi dậy phá “Ấp chiến lược”, chống “bình định”. Đầu năm
1971, cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp với 3 triệu dân.

- Thắng lợi quân sự :

+ Từ ngày 30 - 4 đến 30 - 6 - 1970, quân dân Việt – Campuchia đập tan
cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, loại
khỏi vòng chiến 17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.

+ Từ 12 - 2 đến 23 - 3 - 1971, quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân
“Lam Sơn 719” của Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 22.000 địch,
giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.





+ Thắng lợi trên mặt trận quân sự đã hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh
chính trị, chống “bình định”.

II. PHẦN RIÊNG 3 điểm)
IV.a
(3 điểm)

Nêu những nét chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập và công cuộc xây
dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
năm 2000.
a) Đấu tranh giành độc lập
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của
nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại đã diễn ra sôi nổi

- Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương
án Maobáttơn” Ngày 15 - 8 - 1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan
được thành lập

- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh
Ngày 26 - 1 - 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng
hòa.




b) Công cuộc xây dựng đất nước
- Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn về nông nghiệp và công nghiệp



TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC
4
- Nông nghiệp: nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp , từ
giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ tự túc được lương thực và xuất
khẩu gạo

- Công nghiệp : sản xuất được nhiều loại máy móc như máy bay, tàu thủy,
xe hơi, đầu máy xe lửa và sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện.
Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế
giới vào những năm 80 của thế kỷ XX. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000
là 3,9%

- Khoa học - kĩ thuật : là cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ
hạt nhân, công nghệ vũ trụ Cuộc “cách mạng chất xám” bắt đầu từ những
năm 90 đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những năm sản xuất phần mềm
lớn nhất thế giới. Năm 1974, thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975,
phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa của mình.

- Đối ngoại : Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực Là một
trong những nước đề xướng “Phong trào không liên kết”, luôn luôn ủng hộ
cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc

IV.b
(3 điểm)

Tại sao tình hình các nước Trung Đông luôn căng thẳng, không ổn định ? Hãy
trình bày một số nét chính về sự khởi đầu của cuộc xung đột Ixraen và Palextin
và tình hình khu vực từ năm 1993 đến năm 2005.
- Về địa lí : thuận lợi, nơi giáp ranh giữa châu Á, Phi, Âu… Về kinh tế : tài
nguyên phong phú nhất là dầu mỏ… Về giao thông : cửa ngỏ trong việc


giao lưu…bản thân các nước Trung Đông thường xuyên xảy ra tranh chấp,
xung đột dân tộc - sắc tộc, tôn giáo  tạo điều kiện để các nước đế quốc
nhảy vào can thiệp, khoét sâu mâu thuẫn, tạo cớ để xâm lược,…

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Trung Đông bị thực dân Anh đô
hộ…Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách hất cẳng Anh ra khỏi
khu vực thi hành, chính sách lợi dụng mâu thuẫn giữa người Ả rập và Do
Thái, can thiệp vào vấn đề Palextin và Trung Đông, ủng hộ chủ nghĩa phục
quốc của người Do Thái…Do xung đột ngày càng căng thẳng, Anh đưa
vấn đề Palextin ra Liên hợp quốc… Năm 1947, lãnh thổ Palextin bị chia
thành 2 quốc gia… Ngày 14 - 5 - 1948 : Ixraen được thành lập Ngày

15 - 8 - 1948 : 7 nước Ả rập tấn công Ixraen khởi đầu cho sự xung đột…


- Tình hình Trung Đông hiện nay : Ngày 26 - 8 - 1993 : Hiệp định Gada -
Giêricô được kí kết giữa Ixraen và Palextin sau đó là bản ghi nhớ Oai Rivơ
(23 - 10 - 1998)…Tuy nhiên tiến trình hòa bình tiến triển chậm, có lúc bị
ngưng trệ… Sau Chiến tranh Irắc (3 - 2003), nhóm 4 bên (Liên hợp quốc,
Liên minh châu Âu, Nga và Mĩ) đã đưa ra kế họach hoà bình (lộ trình hòa
bình) nhưng việc thực thi còng gặp nhiều khó khăn…Tổng thống mới của
Palextin M. Apbát (được bầu vào tháng 1 - 2005) tiếp tục cuộc đấu tranh,
tìm kiếm giải pháp thương lượng với Ixraen…






×