PHÒNG GD&ĐT H.SÔNG HINH KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS TỐ HỮU NĂM HỌC: 2013 – 2014
Môn: Sinh học
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (3,0 điểm)
Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ
tiêu hóa ở người.
Câu 2 . (3,0 điểm)
a. Cơ thể người có những cơ chế sinh lí nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường
trong cơ thể?
b. Cơ thể người có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh bằng
cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? Cho ví dụ minh họa.
Câu 3( 4,0 điểm ).
a. Để xác định một tính trạng nào đó trội hay lặn người ta làm bằng phương pháp nào ?
Trình bày nội dung của phương pháp đó ?
b. Tính đặc trưng của Bộ NST cho từng loài sinh vật thể hiện qua những đặc điểm nào,
em hãy chứng minh?
Câu 4. ( 5,0 điểm)
a.Căn cứ vào đâu mà MenĐen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu
trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
b. Mỗi cặp trong 3 cặp gen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau và phân ly
độc lập. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định:
b.1- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AaBbDd.
b.2- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AABBDd.
b.3- Tỷ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd
b.4- Tỷ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-D- từ phép lai AaBbDD x AaBbdd
Câu 5. ( 5,0 điểm). Cho 2 thứ lúa thuần chủng là hạt tròn, chín muộn và hạt dài, chín
sớm giao phấn với nhau đươc F1. Tiếp tục cho F1 tạp giao ,F2 thu được tổng số 13200 cây,
trong đó có 825 cây hạt dài, chín muộn.
a. Biện luận, lập sơ đồ lai và xác định số cây trung bình cho mỗi kiểu hình còn lại ở F2.
b. Cho F1 lai phân tích thu được 5000 cây, xác định số lượng cây trung bình cho mỗi
loại kiểu hình.
HẾT
(Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT H.SÔNG HINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC
TRƯỜNG THCS TỐ HỮU KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2013 – 2014
Nội dung trả lời các câu hỏi Điểm
Câu 1. (3,0 điểm)
- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các
hệ cơ quan khác.
- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động
- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
- Hệ hô hấp lấy O
2
từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO
2
ra môi
trường thông qua hệ tuần hoàn
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh
dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ
quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2 (4,0 điểm)
a) Cơ thể có những cơ chế sinh lý nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường
trong cơ thể:
Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong (máu, nước mô)
nên mọi đổi thay của môi trường trong có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống
của tế bào và cũng là của cơ thể. Ví dụ, khi nồng độ các chất hoà tan trong máu
tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút
nước ra khỏi tế bào; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các
quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn
quá trình chuyển hoá trong tế bào
Nhờ cơ chế điều hoà thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ
được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí
tiến hành được bình thường.
b) Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh để
tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ.
Ví dụ khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng cách dãn các mao mạch dưới da,
tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại,
khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời
tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run).
Lưu ý: Thí sinh có thể lấy ví dụ khác vẫn đạt điểm tối đa nếu đúng.
1,5
0,5
0,5
1,5
Câu 3( 4,0 điểm ).
a. Để xác định tính trạng trội, lặn ta dùng phương pháp phân tích thế hệ lai của
menđen
Nội dung :+ Đem lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng
tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của các tính trạng đó trên đời con cháu
.
0,25
0,25
+ Dùng toán thống kê để xử lý số liệu và rút ra quy luật di truyền.
b. NST có tính đặc trưng cho từng loài sinh vật về hình dạng và số lượng NST:
-Số lượng :
+ Trong tế bào sinh dưỡng bộ NST lưỡng bội của tế bào là 2n.
Ví dụ : ở người 2n= 46
ở ruồi Giấm: 2n= 8
+ Trong tế bào giao tử, số lượng NST giảm đi một nửa:
ví dụ : ở người 2n= 46 thì số lượng NST trong tế bào giao tử là n = 23, ở ruồi Giấm:
n= 4
Tuy nhiên số lượng NST không phản ánh mức độ tiến hóa của loài. ví du ở người
2n=46 ; ở gà 2n=78
- Về hình dạng kích thước:
+ NST có hình dạng khác nhau: hình que, hình chữ V, hình hạt.
+ Ở các loài khác nhau NST có kích thước khác nhau
+ NST có hình dạng đặc trưng nhất ở kì giữa của quá trình phân bào
1,5
1,5
Câu 4. ( 4,0 điểm)
a. Cơ sở để MenĐen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu
trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau:
- sau khi phân tích kết quả thí nghiệm thì thấy tỷ lệ từng cặp tính trạng đều
phân ly theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn.
- Tỷ lệ của các tính trạng có mối tương quan với tỷ lệ kiểu hìnhở F2, điều đó
được thể hiện ở chỗtỷ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỷ lệ của các
tính trạng hợp thành nó
b.
b.1- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AaBbDd = 1/2 . 1/2 .1/2 = 1/8
b.2- Tỷ lệ loại giao tử ABD từ cá thể AABBDd= 1.1.1/2=1/2
b.3- Tỷ lệ loại hợp tử AaBBDD từ phép lai AaBbDd x AaBbDd
= 2/4.1/4.1/4= 1/32.
b.4- Tỷ lệ kiểu hình có kiểu gen A-B-D- từ phép lai AaBbDD x AaBbdd
=3/4 .3/4. 1=9/16
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5. (5,0 điểm)
a. * Biện luận và lập sơ đồ lai
* Biện luận: - Tỷ lệ cây hạt dài chín muộn so với tổng số cây ở F2 là:
825/13200 = 6,25%= 1/16 chứng tỏ F2 có tỷ lệ kiểu hình là 9:3:3:1 = 16 tổ hợp. ->
F1 dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
Tính trạng hạt tròn ,chín sớm là trội so với hạt dài chín muộn.
- Quy ước: Gen A quy định hạt tròn, a quy định hạt dài
Gen B quy định chín sớm, gen b quy định chín muộn.
Kiểu gen của P là AAbb x aaBB.
* Sơ đồ lai: HS viết sơ đồ lai từ P ->F2
- Nhận xét :
+ Tỷ lệ kiểu gen:1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb: 2aaBb : 1aaBB : 2Aabb :
1AAbb: 1aabb.
0.5
0.5
0.5
0. 5
0.5
+ Tỷ lệ kiểu hình: 9A-B- : 3A-bb :3aaB- :1aabb
* Xác định số cây cho mỗi kiểu hình còn lại ở F2
- Hạt tròn, chín sớm : 825 . 9 = 7425 (cây)
- Hạt tròn, chín muộn = hạt dài, chín sớm = 825 . 3 = 2475(cây)
b. HS viết sơ đồ phép lai phân tích.
- Nhận xét về tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình là 1:1:1:1
- Số cây trung bình cho mỗi loại là:
5000 : 4 = 1250 ( cây)
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Đức Bình Đông, ngày 23 tháng 9 năm 2013
NGƯỜI RA ĐỀ
Nguyễn Thị Bích Thùy