Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu mức độ và xu thế biến đổi của nhiệt độ ở một số địa điểm ở tây nguyên trong khoảng 50 năm qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.5 MB, 116 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC





HOÀNG THỊ LAN






NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ
ĐỊA ĐIỂM Ở TÂY NGUYÊN TRONG KHOẢNG 50 NĂM QUA






LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU









HÀ NỘI – 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC






HOÀNG THỊ LAN






NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ
ĐỊA ĐIỂM Ở TÂY NGUYÊN TRONG KHOẢNG 50 NĂM QUA






LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm



Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ


HÀ NỘI – 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin đăng tải trên các ấn
phẩm, tạp chí và các trang web đều được trích dẫn đầy đủ, các số liệu sử dụng đều là
các số liệu điều tra chính thống.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Lan


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, tôi đã nhận được nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, người thân và sự chỉ dạy tận tình của các giảng viên,
chuyên gia.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm KHCN khí tượng thủy văn và môi
trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp thông tin và số liệu phục vụ công
tác nghiên cứu này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo, các anh chị quản lý của

Khoa Sau đại học- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy cho tôi trong quá
trình học tập tại khoa.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ,
người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin cảm ơn các anh chị, bạn bè K1, K2, K3 lớp Biến đổi khí hậu-
Trường ĐHQG Hà Nội, những người ít nhiều đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên tôi thực
hiện đề tài này.
Hà nội, tháng 11/2014
Hoàng Thị Lan

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
Danh mục các ký hiệu viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục hình vẽ x
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
2.3. Dự kiến những đóng góp của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3
4.1. Vấn đề nghiên cứu 3

4.2. Giả thuyết nghiên cứu 3
5 Nội dung, đặc điểm và đặc trưng của đối tượng nghiên cứu 3
5.1. Nội dung nghiên cứu 3
5.2. Đặc điểm, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu 4
6 Dự kiến kết quả 4
7 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: TÔNG QUAN 6
1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội Tây Nguyên 6
1.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên 6
1.1.2 Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội của Tây Nguyên 9
1.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 10
1.2.1 Biến đổi khí hậu trong khoảng một thế kỷ qua 10
1.2.2 Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu (kịch bản) trong thế kỷ 21. 13
1.3 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 13
1.3.1 Các công trình nghiên cứu về biến đổi của nhiệt độ ở Việt Nam 13
1.3.2 Các công trình nghiên cứu về khí hậu và biến đổi khí hậu Tây Nguyên 14

iv
1.3.3 Các nghiên cứu về ENSO ở Việt Nam 14
1.3.4 Các công trình nghiên cứu nhiệt độ để phục vụ sản xuất nông nghiệp và ứng
phó với biến đổi khí hậu 15
Chương 2: SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Số liệu 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1 Phương pháp thống kê khí hậu 17
2.2.2 Phương pháp bản đồ, đồ thị 19
2.2.3 Phương pháp phân tích khí hậu 19
Chương 3: MỨC ĐỘ VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ Ở TÂY NGUYÊN 22
3.1 Đặc điểm nhiệt độ ở Tây Nguyên 22
3.1.1 Phân bố của nhiệt độ không khí trung bình 22

3.1.2 Phân bố nhiệt độ cực trị 26
3.2 Biến đổi của nhiệt độ không khí Tây Nguyên trong 50 năm qua 31
3.2.1 Biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình 31
3.2.2 Biến đổi của nhiệt độ không khí tối cao trung bình 32
3.2.3 Biến đổi của nhiệt độ không khí tối thấp trung bình 33
3.3 Biến đổi nhiệt độ qua các thập kỷ 37
3.3.1 Biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình 37
3.3.2 Biến đổi của nhiệt độ không khí tối cao trung bình 39
3.3.3 Biến đổi của nhiệt độ không khí tối thấp trung bình 41
3.4 Xu thế biến đổi của nhiệt độ 46
3.4.1 Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình 46
3.4.2 Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao trung bình 52
3.4.3 Xu thế biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình 57
3.4.4 Độ lệch chuẩn nhiệt độ trung bình năm so với nhiệt độ trung bình thời kỳ
1961-1990. 62
3.5 Dự tính biến đổi của nhiệt độ cực trị 64
3.5.1 Nhiệt độ tối cao tuyệt đối ứng với các chu kỳ cho trước. 64
3.5.2 Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ứng với các chu kỳ cho trước 64
3.6 Thay đổi độ dài mùa nhiệt độ và tổng nhiệt độ trung bình ở Tây Nguyên 65
3.7 So sánh biến đổi của nhiệt độ trong tương lai với kịch bản B2 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường 67
3.8 Ảnh hưởng của ENSO đến nhiệt độ trung bình các trạm khí tượng ở Tây
Nguyên 71

v
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Danh mục các tài liệu tiếng Việt. 78
Danh mục các tài liệu tiếng Anh 80
PHỤ LỤC 81

Các bảng biểu 81
Các hình vẽ 93


vi
Danh mục các ký hiệu viết tắt

BDKH Biến đổi khí hậu
IPCC Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
HSTQ Hệ số tương quan
KB Kịch bản
DT Dự tính



vii
Danh mục bảng biểu
Bảng 3.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ở 7 trạm Tây Nguyên
Bảng 3.2 So sánh nhiệt độ trung bình năm ở một số địa điểm thuộc Tây Nguyên và
vùng thấp có vĩ độ tương đương
Bảng 3.3 Ngày chuyển mức nhiệt độ không khí dưới 20
0
C và trên 25
0
C.
Bảng 3.4 Biên độ năm của nhiệt độ không khí các trạm
Bảng 3.5 Biến đổi nhiệt độ trung bình giữa các tháng (
0
C)
Bảng 3.6 Biên độ cực trị trung bình của nhiệt độ không khí

Bảng 3.7 Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối(T
X
)

và thấp nhất tuyệt đối (T
m
) trong
thời gian quan sát (
0
C)
Bảng 3.8 Độ lệch tiêu chuẩn (
0
C) và biến suất (%) của nhiệt độ không khí trung bình
các tháng và năm.
Bảng 3.9 Độ lệch tiêu chuẩn (
0
C) và biến suất (%) của nhiệt độ không khí tối cao
trung bình các tháng và năm.
Bảng 3.10 Độ lệch tiêu chuẩn (
0
C) và biến suất (%) của nhiệt độ không khí tối thấp
trung bình các tháng và năm.
Bảng 3.11 Nhiệt độ không khí trung bình và độ lệch chuẩn năm của các thập kỷ so với
trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.12 Nhiệt độ không khí tối cao trung bình và độ lệch chuẩn năm của các thập
kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C)

Bảng 3.13 Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình và độ lệch chuẩn năm của các thập
kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C)
Bảng 3.14 Nhiệt độ không khí trung bình và độ lệch chuẩn tháng 1của các thập kỷ so
với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.15 Nhiệt độ không khí trung bình và độ lệch chuẩn tháng 4 của các thập kỷ so
với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).

viii
Bảng 3.16 Nhiệt độ không khí trung bình và độ lệch chuẩn tháng 7 của các thập kỷ so
với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.17 Nhiệt độ không khí trung bình và độ lệch chuẩn tháng 10 của các thập kỷ
so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.18 Nhiệt độ không khí tối cao trung bình và độ lệch chuẩn tháng 1 của các
thập kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.19 Nhiệt độ không khí tối cao trung bình và độ lệch chuẩn tháng 4 của các
thập kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).

Bảng 3.20 Nhiệt độ không khí tối cao trung bình và độ lệch chuẩn tháng 7 của các
thập kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.21 Nhiệt độ không khí tối cao trung bình và độ lệch chuẩn tháng 10 của các
thập kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.22 Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình và độ lệch chuẩn tháng 1của các
thập kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C)
Bảng 3.23 Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình và độ lệch chuẩn tháng 4 của các
thập kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.24 Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình và độ lệch chuẩn tháng 7 của các
thập kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.25 Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình và độ lệch chuẩn tháng 10 của các
thập kỷ so với trung bình thời kỳ quan trắc (
0
C).
Bảng 3.26 Phương trình xu thế của nhiệt độ không khí trung bình các tháng và năm
Bảng 3.27 Phương trình xu thế của nhiệt độ không khí tối cao trung bình các tháng và
năm
Bảng 3.28 Phương trình xu thế của nhiệt độ không khí tối thấp trung bình các tháng và
năm
Bảng 3.29 Khả năng xuất hiện các cực trị nhiệt độ (

0
C) cao nhất tuyệt đối T
x
và thấp
nhất tuyệt đối T
m
.
Bảng 3.30 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (
0
C) qua 2 thời kỳ

ix
Bảng 3.31 Ngày chuyển mức nhiệt độ không khí trung bình qua 20
0
C và 25
0
C.
Bảng 3.32 Tổng nhiệt độ không khí (>0
0
C) (
0
C)
Bảng 3.33 Tổng nhiệt độ trung bình năm (>0
0
C) của các thời kỳ.
Bảng 3.34 Tổng nhiệt độ hữu hiệu (>5
0
C) (
0
C)

Bảng 3.35 Mức tăng nhiệt độ (
0
C) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) và theo tốc độ xu thế của thời kỳ quan trắc.
Bảng 3.36 Các đợt ENSO nóng (El Nino)
Bảng 3.37 Các đợt ENSO lạnh (La Nina)
Bảng 3.38 Hệ số tương quan giữa chỉ số ONI ở vùng NINO 3.4 với độ lệch chuẩn
nhiệt độ trung bình các tháng của các trạm trong điều kiện có El Nino
Bảng 3.39 Hệ số tương quan giữa chỉ số ONI ở vùng NINO 3.4 với độ lệch chuẩn
nhiệt độ trung bình các tháng của các trạm trong điều kiện có La Nina

x
Danh mục hình vẽ

Hình 1 Bản đồ hành chính Tây Nguyên
Hình 2 Bản đồ các trạm khí tượng ở Tây Nguyên và lân cận
Hình 3.1 Biến trình năm của nhiệt độ ở một số trạm ở Tây Nguyên
Hình 3.2 Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí trung bình năm
Hình 3.3 Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí tối cao trung bình năm
Hình 3.4 Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí tối thấp trung bình năm
Hình 3.5 Diễn biến của độ lệch chuẩn nhiệt độ trung bình năm so với trung bình thời
kỳ 1961-1990
Hình 3.6 Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí trung bình tháng 1
Hình 3.7 Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí trung bình tháng 7
Hình 3.8 Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng 1
Hình 3.9 Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng 7
Hình 3.10 Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng
1
Hình 3.11 Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí tối thấp trung bình
tháng 7



1
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
của biến đổi khí hậu, tuy nhiên không phải tất cả các vùng đều chịu ảnh hưởng như
nhau. Các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu bao gồm nhiệt độ tăng, nước biển
dâng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ở
Việt Nam, trong khoảng hơn nửa thế kỷ qua, những biểu hiện của biển đổi khí hậu đã
quan trắc được ở hầu khắp các vùng trong cả nước, trong đó có Tây Nguyên. Trong
những năm gần đây, phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên diễn ra hết sức mạnh mẽ,
việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, rừng, nước, làm thay đổi các
điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến khí hậu trong vùng, thiên tai và các hiện tượng
khí hậu cực đoan như hạn hán, nắng nóng, lũ lụt diễn ra ác liệt hơn. Trong khi đó, Tây
Nguyên đang phải đối mặt với vấn đề gia tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu. Theo kịch
bản phát thải trung bình B2 (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2012) đến năm 2050,
nhiệt độ trung bình năm ở Tây Nguyên tăng 1,1-1,5
0
C; năm 2100 tăng 2,0-2,8
0
C so
với trung bình thời kỳ 1980-1999.
Nhiệt độ là một trong những yếu tố cơ bản nhất của khí hậu ở một nơi. Sự biến đổi
của nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế-xã hội, làm thay đổi cơ cấu sản
xuất, cơ cấu cây trồng và vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và làm suy giảm tính đa dạng sinh
học. Hơn nữa, biến đổi của nhiệt độ còn dẫn đến những biến đổi của các yếu tố khí
hậu, thời tiết, các yếu tố và hiện tượng khí tượng khác như như khả năng bốc hơi, độ
ẩm, các hiện tượng mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, tố lốc,v.v. Tuy đã có một số công
trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Tây Nguyên, trong đó có yếu tố nhiệt độ, song

vấn đề nghiên cứu biến đổi của nhiệt độ bao gồm cả nhiệt độ trung bình và nhiệt độ
cực trị, về mức độ và xu thế biến đổi và khả năng xảy ra các cực trị nhiệt độ trong
tương lai riêng cho Tây Nguyên, một vùng khí hậu có tính đặc thù và còn nhiều tiềm
ẩm về các điều kiện tự nhiên, trong đó có khí hậu là rất cần thiết để phục vụ công tác
ứng phó với biến đổi khí hậu.

2
Việc lưa chọn đề tài: “Nghiên cứu mức độ và xu thế biến đổi nhiệt độ ở một số
địa điểm ở Tây Nguyên trong khoảng 50 năm qua” xuất phát từ những lý do trên.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được biến đổi của nhiệt độ ở Tây Nguyên phục vụ cho việc xác định các
giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần đảm bảo phát triển bền vững
kinh tế xã hội
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được mức độ và xu thế biến đổi của nhiệt độ ( trung bình, tối cao, tối
thấp) ở Tây Nguyên
- Dự tính khả năng xuất hiện các nhiệt độ cực trị trong tương lai
2.3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
Kết quả 1: Góp phần làm sáng tỏ những biểu hiện của biến đổi khí hậu thông
qua yếu tố nhiệt độ tại Tây Nguyên.
Kết quả 2: Cung cấp khả năng biến đổi mới về nhiệt độ cực trị trong tương lai
tại Tây Nguyên
Kết quả 3: Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định các giải pháp
ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân tại Tây Nguyên, đảm bảo phát triển
bền vững kinh tế xã hội.

3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cực trị

3.2.
Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn Tây Nguyên thông qua 7 trạm khí tượng đặc trưng: Kon Tum, Pleiku,
Ayunpa, Buôn Ma Thuật, Đăk Nông, Đà Lạt, Bảo Lộc.

4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu biến đổi của nhiệt độ (xác định rõ tính chất, mức độ và xu thế
biến đổi) ở Tây Nguyên trong bối cảnh quan hệ với biến đổi khí hậu toàn
cầu (nóng lên toàn cầu) và ở Việt Nam
- Nghiên cứu khả năng xuất hiện các cực trị nhiệt độ trong những thập kỷ tới
ở Tây Nguyên
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Biến đổi khí hậu (nhiệt độ) ở Tây Nguyên có quan hệ với biến đổi khí hậu
toàn cầu và ở Việt Nam
- Các điều kiện đặc thù về điều kiện địa lý (vị trí địa lý, địa hình, độ cao mặt
đệm ) có thể làm cho mức độ và xu thế biến đổi nhiệt độ ở Tây Nguyên có
những đặc điểm riêng, khác với các vùng khí hậu khác trong cả nước, đồng
thời có sự phân hóa giữa các vùng trong phạm vi lãnh thổ Tây Nguyên.
5 Nội dung, đặc điểm và đặc trưng của đối tượng nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, xác định mức độ và xu thế biến đổi của nhiệt độ (trung bình,
cực trị) các tháng đặc trưng cho các mùa và năm ở Tây Nguyên trong bối
cảnh biến đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu, trong đó có ảnh hưởng của hiện
tượng ENSO.


4
- Nghiên cứu khả năng xuất hiện các nhiệt độ cực trị ở các vùng của Tây
Nguyên trong các thập kỷ sắp tới.
- Nghiên cứu so sánh tính đồng nhất và tính không đồng nhất của mức độ và
xu thế biến đổi của nhiệt độ giữa các trạm lựa chọn ở Tây Nguyên với nhau
và với một số trạm ở các vùng khí hậu khác ở Việt Nam.
- Tìm hiểu, lý giải các nguyên nhân có thể dẫn đến những khác biệt và ảnh
hưởng của chúng đến biến đổi mùa nhiệt độ ở các vùng của Tây Nguyên.
5.2. Đặc điểm, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng. Diện tích ~ 54.570 km
2
; dân số: 5.282.000 người [21], tăng khoảng 2 lần so
với năm 1989, thành phần dân tộc cũng được mở rộng từ 12 (năm 1989) lên 47 dân
tộc. Tây Nguyên là một sơn nguyên, bao gồm núi và các cao nguyên sen kẽ với các
vùng trũng và thung lũng Tây Nguyên là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển các cây công nghiệp như cà phê, chè, hồ tiêu, cao su… với nhiều loại
khoáng sản, tài nguyên có trữ lượng lớn như bauxite, đất đỏ bazan… Tây Nguyên
là vùng địa chính trị quan trọng về an ninh quốc phòng của đất nước. Về mặt khí
hậu, Tây Nguyên có nền nhiệt độ hạ thấp so với các vùng xung quanh do ảnh
hưởng của độ cao. Tính đa dạng trong phân bố nhiệt độ ở Tây Nguyên do điều kiện
địa hình làm cho Tây Nguyên có các sản phẩm nông nghiệp phong phú, tính đa
dạng sinh học cao. Nghiên cứu này được tiến hành thông qua 7 trạm khí tượng
được lựa chọn, đại diện cho các vùng địa lý khí hậu tiêu biểu của Tây Nguyên là
Kon Tum, Pleiku, Ayunpa, Buôn Ma Thuật, Đăk Nông, Đà Lạt, Bảo Lộc. Do địa
hình Tây Nguyên đa dạng và chia cắt, lại phân chia theo hai sườn Đông và Tây của
dãy Trường Sơn, là các sườn đối lập với hướng thịnh hành của các luồng không khí
trong gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ nên phân hóa của các yếu tố khí hậu,
nổi bật là nhiệt độ ở Tây Nguyên rất lớn. Những đặc điểm này đều có liên quan tới

vấn đề nghiên cứu đặt ra trong luận văn này.
6 Dự kiến kết quả
- Xác định được mức độ và xu thế biến đổi của nhiệt độ ở Tây Nguyên trong thời
kỳ 1961-2010.

5
- Dự tính được khả năng xuất hiện nhiệt độ cực trị ở một số trạm khí tượng ở Tây
Nguyên trong các thập kỷ tới của thế ký XXI.
- Đánh giá, so sánh mức độ và xu thế biến đổi nhiệt độ ở Tây Nguyên với một số
khu vực khác ở Việt Nam.
- Xác định được được sự biến đổi mùa nhiệt độ và tổng nhiệt độ ở Tây Nguyên.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận- kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Mức độ và xu thế biến đổi của nhiệt độ ở Tây Nguyên.


6
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội Tây Nguyên
1.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên
1/ Vị trí địa lý: Tây Nguyên nằm ở phía Tây của vùng Nam Trung Bộ có tọa độ địa lý
từ 11
0
12’47” đến 15
0
24’58” vĩ độ Bắc và từ 107
0

12’21” đến 108
0
59’41” kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, phía Nam giáp Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước. Phía
Tây giáp tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri, Mondulkiri (Campuchia).

2/ Địa hình: Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao
nguyên liền kề. Xen kẽ các cao nguyên là các núi cao và thung lũng nên Tây Nguyên
còn được gọi là bình sơn nguyên. Độ cao trung bình của Tây Nguyên từ 500-1500m.
Địa hình cao nguyên: là dạng địa hình đặc trưng nhất, tạo lên bề mặt của vùng. Các
cao nguyên ở đây có dạng xếp tầng, bề mặt lượn sóng, nhiều nơi được bao phủ bởi lớp
bazan khá dày. Đó là cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Hà
Nừng, Pleiku cao khoảng 800m, cao nguyên M’Đrắc cao khoảng 500m, cao nguyên
Buôn Ma Thuật cao khoảng 500m, cao nguyên Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, cao
nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m, cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000m.
Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối
núi cao (Trường Sơn Nam).
Địa hình núi cao: tập trung chủ yếu ở phía Đông của Tây Nguyên, tạo nên một vòng
cung không liên tục, viền lấy các cao nguyên ở phía Tây. Các dãy núi phần lớn có độ
cao trung bình nhưng có sự khác biệt giữa các khu vực. Phía Bắc là các dãy núi khá đồ
sộ có hướng Tây Bắc- Đông Nam điển hình như dãy Ngọc Linh kéo dài gần 200km,
nhiều đỉnh núi có độc cao sàn nhau như đỉnh Ngọc Linh (2598m), đỉnh Ngọc Niay
(2259m)… Tiếp đó là các dãy núi có hướng Bắc - Nam, độ cao hạ thấp chỉ còn trên
1000m với các đỉnh Kon Xa Krong (1330m), Chư Rpan (1504m) Về phía Nam, các
dãy núi chuyển hướng Đông Bắc- Tây Nam, địa hình lại cao lên, các đỉnh núi có độ
cao trên 2000m và cao hơn so với các máng trũng nằm dưới chân tới 1500m. Điển
hình là các đỉnh Vọng Phu ( 2051m), Chư Yang Sin (2405m) .

7

Địa hình thung lũng: chiếm diện tích không lớn (khoảng10% diện tích toàn vùng). Đa
phần các thung lũng đã trải qua các quá trình ngoại lực lâu dài nên được san bằng bối
lấp, mở rộng thành các cánh đồng, hồ, đầm. Như thung lũng Sa Thầy, cánh đồng An
Khê, hồ Lắk,….Với kiểu địa hình trên, phía Tây của Tây Nguyên có hướng đón gió
Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào.
3/ Thổ nhưỡng: Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát
triển nông, lâm nghiệp. Đất đỏ bazan chiếm diện tích đất chủ yếu, tầng phong hoá dày,
địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma
Thuật, Pleiku, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với
nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều và rừng; Đất đỏ
vàng có diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt
và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài đất bazan còn có một số loại
đất phong hóa khác như đất có màu nâu tím phong hóa từ bazan khá màu mỡ, đất vàng
đỏ phong hóa từ đá macma axit, chất lượng khá, đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng. Đất phù sa ở các vùng ven sông suối và các vùng trũng giữa núi,
phân bố ở một số khu vực thuận lợi cho phát triển cây lương thực. Bên cạnh các loại
đất có giá trị, Tây Nguyên còn một diện tích khá lớn đất xấu như đất xám bạc màu, đất
vàng nhạt trên đá cát, để sử dụng các loại đất này cần phải cải tạo.
4/ Thảm thực vật: Tây Nguyên có hệ thống thảm thảm thực vật vô cùng phong phú và
đa dạng về chủng loại và chất lượng là vùng giàu tài nguyên rừng nhất nước ta với độ
che phủ 52,5% (năm 2010). Trong vùng giàu các loài dương xỉ, thông, lan, dẻ,….nhiều
loài cây gỗ, loài thân leo,… Ngoài ra Tây Nguyên có tới 300-400 loài cây thuốc, trong
đó có nhiều cây thuốc quí. Bên cạnh các loài thực vật là sự phát triển nhiều loài sinh
vật, động vật đa dạng, phong phú và quí hiếm. Nếu như cả nước có 30 vườn quốc gia
thì Tây Nguyên có 6. Đó là vườn quốc gia Chư Mmon Ray, Yok Đôn, Chư Yang Sin,
BiĐúp-Núi Bà, Cát Tiên, Kon Ka Kinh. Các vườn quốc gia có giá trị rất lớn trong điều
hòa chế độ nhiệt. Với sự đa dạng và phong phú, Tây Nguyên xứng đáng là kho chứa
nguồn gen quí hiếm của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa nước ta cũng như trên thế giới.
Tuy nhiên hiện nay rừng tự nhiên ở Tây Nguyên đã giảm sút khá nhiều về số lượng và
chất lượng.


8
5/ Thủy văn: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Sông Xê Xan, sông Srêpok, sông
Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dòng chảy
chịu tác động của khí hậu. Trong đó sông Xê Xan bắt nguồn từ các dãy núi ở phía Bắc,
Đông Bắc và phía Tây tinh Kon Tum và chảy xuống Đắc Pooko, Đắc Bla và Sa Thầy.
Diện tích lưu vực 11.650km
2
. Sông Srêpok bắt nguồn từ cao nguyên Đắk Lắk và phía
Tây cao nguyên Pleiku. Diện tích lưu vực 18.480km
2
. Hai sông này bao trùm lãnh thổ
Kon Tum, Đắk Lắk và Đăk Nông. Sông Ba ở phía Đông Tây Nguyên có diện tích lưu
vực 10.570km
2
bao trùm đại bộ phân lãnh thổ Gia Lai. Sông Đồng Nai với diện tích
lưu vực 10.983km
2
phần lớn bao trùm lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông. Về lý
thuyết, 4 hệ thống sông trải dài trên 5 tỉnh là thỏa mãn nhu cầu nước cho sản xuất, sinh
hoạt. Tuy nhiên do sự chênh lệch lớn lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô nên mùa
mưa các con sông thường đầy nước, có khi gây lũ, mùa khô sông lại khô cạn, gây ra
tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Nguồn nước ngầm tương đối lớn - khu vực có
tiềm năng nước ngầm lớn nhất cả nước, có chất lượng tốt nhưng nằm sâu, giếng khoan
trên 100 mét mới tìm thấy nước.
6/ Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu của Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới
gió mùa cao nguyên, chịu sự chi phối của hoàn lưu tín phong Thái Bình Dương, hoàn
lưu gió mùa khu vực Đông Nam Á. Khí hậu Tây Nguyên có sự phân hóa rõ rệt 2 mùa:
mùa mưa và mùa khô, mùa mưa mát, ẩm, mưa nhiều, mùa khô nóng và khô hạn, thiếu
nước. Tính chất cao nguyên với độ cao lớn và mặt đệm rộng, khá bằng phẳng làm cho

cán cân bức xạ bị giảm, nền nhiệt độ hạ thấp tương đối so với các vùng thấp cùng vĩ
độ. Các dãy núi cao ở phía Bắc và phía Đông tạo nên một vòng cung không liên tục
viền lấy các cao nguyên ở phía Tây dẫn đến gió Đông Nam từ biển vào bị chặn lại, các
sườn núi và cao nguyên chạy theo các hướng khác nhau cũng là một yếu tố tạo nên
những khác biệt giữa Đông và Tây Trường Sơn Nam. Sự khác biệt giữa Bắc Tây
Nguyên (chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc) và Nam Tây Nguyên (chịu ảnh hưởng
của gió mùa Tây Nam) khá nổi bật. Khí hậu Tây Nguyên có thể chia thành 5 vùng địa
hình gồm : Vùng Đông Bắc Tây Nguyên (núi cao Đông Bắc và cao nguyên Pleiku),
Trung Tây Nguyên (vùng trũng Sa Thầy, Ea Sup, thung lũng sông Ba), cao nguyên
Buôn Hồ, vùng Nam Tây Nguyên (cao nguyên Lâm Đồng, Bảo Lộc) và vùng trũng
Tây Nam (Bình Phước, Tây Nam Lâm Đồng) [11]. Những đặc điểm này có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.

9
1.1.2 Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội của Tây Nguyên
Tây Nguyên với diện tích ~ 54.570 km
2
; dân số: 5.282.000 người [21], tăng
khoảng 2 lần so với năm 1989, thành phần dân tộc cũng được mở rộng từ 12 (năm
1989) lên 47 dân tộc. Các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên cư trú khá tập trung theo
từng khu vực, có quá trình phát triển khác nhau, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập
quán, tín ngưỡng. Tây Nguyên được coi là vùng đất rộng, người thưa, có số dân ít nhất
trong 7 vùng cả nước. Qui mô dân số có sự khác nhau giữa các tỉnh, Đắk Lắk có số
dân đông nhất tiếp đó là Gia Lai, Lâm Đồng, còn lại Kon Tum và Đăk Nông có dân số
ít hơn nhiều, ít nhất là dân số tỉnh Kon Tum. Trong những năm gần đây dân số tăng
nhanh là do dân nhập cư tới để khai thác tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất để sản
xuất nông nghiệp. Việc khai thác tài nguyên thiếu qui hoạch đã tác động xấu tới môi
trường của vùng, đặc biệt làm giảm nhanh diện tích rừng.
Về cơ cấu kinh tế: nhìn chung có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành nông
lâm thủy sản là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất có xu hướng giảm, ngành công nghiệp

và dịch vụ có xu hướng tăng. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế có sự phân hóa khá rõ giữa các
địa phương, giữa các huyện, thị trong một tỉnh cũng có sự phân hóa như vậy.
Thuận lợi: Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế
và an ninh quốc phòng. Về phát triển kinh tế chủ yếu là các cây công nghiệp đặc thù,
cây ăn quả, phát triển rừng bền vững. Đặc biệt Tây Nguyên còn có tiềm năng rất lớn
trong phát triển du lịch nhờ điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm (Đà Lạt) và các cảnh
quan thiên nhiên: các dãy núi cao có thác nước đẹp, những cánh rừng nguyên sinh và
du lịch văn hóa tinh thần: lễ hội cồng chiêng, lễ hội hoa…. Tài nguyên khoáng sản Tây
Nguyên cũng phong phú, rất thích hợp cho phát triển công nghiệp khai khoáng. Tây
Nguyên còn có lợi thế về thủy điện trên các dòng sông, vừa giải quyết nhu cầu điện
năng vừa ngăn lũ (mùa mưa) và cung cấp nước mùa hạn.
Khó khăn: Tây Nguyên có khí hậu phân mùa rất sâu sắc và không giáp biển nên
phát triển nông nghiệp còn khó khăn. Vùng biên giới khá dài tiếp giáp với Lào và
Campuchia nên vấn đề an ninh, quốc phòng có nhiều khó khăn. Về mạng lưới giao
thông của Tây Nguyên chủ yếu là đường bộ và đường hàng không, tuy nhiên hệ thống
giao thông ở đây còn thiếu đồng bộ, chất lượng giao thông thấp, hiệu quả vận tải chưa
cao.

10
Trong thời gian gần đây, nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách và biện pháp
quan trọng để phát triển kinh tế xã hội: chính sách hỗ trợ về dất đai, nhà cửa, chính
sách về giáo dục, y tế văn hóa, chính sách miễn giảm thuế cho công nghiệp, nông
nghiệp tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư… Bên cạnh các hỗ trợ, Tây Nguyên vẫn còn
nhiều khó khăn về nông nghiệp như được mùa mất giá, được giá mất mùa, phát triển
cây công nghiệp chưa có lối ra cho sản phẩm, dịch bệnh kéo dài phá huỷ mùa màng.
Vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản, suy thoái tài nguyên đất,
rừng…

Hình 1. Bản đồ hành chính Tây Nguyên
1.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

1.2.1 Biến đổi khí hậu trong khoảng một thế kỷ qua
Có nhiều tác giả nghiên cứu về BĐKH toàn cầu nhưng Ban Liên Chính phủ về
Biến đổi khí hậu (IPCC) là tổ chức do Liên Hợp Quốc thành lập, tập hợp được nhiều
nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới để nghiên cứu toàn diện về BĐKH. Liên Hợp
Quốc đã tổ chức nhiều hội nghị về BĐKH thế giới để thảo luận các kết quả nghiên cứu
của IPCC. Đến nay, IPCC đã đưa ra 5 báo cáo đánh giá tình hình BĐKH toàn cầu:
- Báo cáo đánh giá lần thứ nhất (1990) là cơ sở để Liên Hiệp Quốc quyết định thành
lập Ủy ban Hiệp thương liên Chính phủ về một Công ước khí hậu và đã tiến tới

11
Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu được ký kết tháng 6
năm 1992 [29].
- Báo cáo đánh giá lần thứ hai (1994) là cơ sở để thảo luận và thông qua Nghị định
thư Kyoto tại Hội nghị lần thứ 3 các Bên Công ước (1997) [31].
- Báo cáo đánh giá lần thứ ba (2001), sau 10 năm thông qua Công ước Khung của
Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu.
- Báo cáo đánh giá lần thứ tư (2007), sau 10 năm thông qua Nghị định thư Kyoto và
một năm trước khi bước vào thời kỳ cam kết đầu tiên theo Nghị định thư (2008 -
2012), để chuẩn bị cho việc thương lượng về thời kỳ cam kết tiếp theo [32]
- Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (2013) được công bố sau khi thời hạn thực hiện cam
kết giảm phát thải khí nhà kính định lượng theo Nghị định thư Kyoto đối với các
Bên nước phát trỉển hết hạn ( 2008-2012). Báo cáo này, ngoài việc đánh giá chung
toàn cầu còn có nghiên cứu đánh giá riêng đối với từng khu vực [33]
Mỗi lần đánh giá đều có những tiến bộ mới về nguồn số liệu và phương pháp, làm
giảm đáng kể những điều chưa chắn chắn tồn tại trước đây, do đó, nâng cao rõ rệt mức
độ tin cậy của những kết luận về biến đổi khí hậu trong quá khứ cũng như trong tương
lai.
Các báo cáo đánh giá của IPCC là toàn diện bao gồm ba phần:
1/ Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu, bao gồm những những biểu hiện biến đổi
khí hậu, nguyên nhân và kịch bản biến đổi khí hậu.

2/ Tác động của biến đổi khí hậu, thích ứng và khả năng tổn thương
3/ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ của đề tài luận văn, tôi xin tổng quan những nội dung liên quan đến
biến đổi của nhiệt độ toàn cầu trong khoảng một thế kỷ qua.
Những kết luận chính về biến đổi của nhiệt độ trong báo cáo đánh giá lần thứ tư của
IPCC được công bố năm 2007 và lần thứ 5 năm 2013 là:
- Sự nóng lên toàn cầu của hệ thống khí hậu hiện nay là chưa từng có và rất rõ ràng
từ những quan trắc nhiệt độ và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy của

12
băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn và sự dâng lên của mực nước biển trung bình
toàn cầu:
- Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là 0,74
0
C; Xu thế
tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,13
0
C/1 thập kỷ, gấp 2 lần xu thế tăng của
100 năm qua.
- Nhiệt độ trung bình ở Bắc cực đã tăng với tỷ lệ 1,5
0
C/100 năm, gấp 2 lần tỷ lệ tăng
trung bình toàn cầu, nhiệt độ trung bình ở Bắc cực trong 50 năm cuối thế kỷ 20
cao hơn bất kỳ nhiệt độ trung bình của 50 năm nào khác trong 500 năm gần đây và
có thể là cao nhất, ít nhất là trong 1300 năm qua.
- Nhiệt độ trung bình ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 3
0
C kể từ năm
1980. Năm 2007, nhiệt độ trung bình ở Bắc bán cầu cao hơn trung bình thời kỳ
1961 - 1990 0,63

o
C, là năm thứ hai nóng nhất quan trắc được. Tháng 1/2007 cũng
là tháng 1 nóng nhất kể từ khi có số liệu quan trắc. 11 trong số 12 năm gần đây
(1995 - 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất trong chuỗi quan trắc bằng máy kể
từ năm 1850.
Báo cáo đánh giá lần thứ 5 [33] đã bổ sung thêm các thông tin sau đây:
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1850-1930 hầu như không có xu thế
tăng
- Thời kỳ từ sau 1931, nhiệt độ có xu thế tăng nhanh dần, trong đó 15 năm gần đây
(1998-2012) tốc độ tăng gấp gần 2 lần so với trước đó.
- Nhiệt độ trung bình mặt biển (đến độ sâu 75cm) tăng mạnh nhất trong thời kỳ
1950-2011 với tốc độ trung bình 0,1
o
C/thập kỷ.
Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa
thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng
v.v đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới
đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất
(CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là các hoạt động khác (chôn rác thải v.v ).

13
1.2.2 Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu (kịch bản) trong thế kỷ 21.
Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC cho biết, đến cuối thế kỷ 21, hàm lượng khí
CO
2
trong khí quyển sẽ đạt 540 - 970ppm theo các kịch bản khác nhau về phát thải khí
nhà kính, nghĩa là tăng ít nhất gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp.Tương ứng với
mức tăng khí nhà kính, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng lên 2,0 - 4,5
0
C so với trung

bình thời kỳ 1980-1999. Theo báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC 2013, kịch bản
tương lai gần (2016-2025), nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,3-0,7
o
C so với trung
bình thời kỳ 1986-2005; kịch bản tương lai xa (2066-2100), nhiệt độ trung bình toàn
cầu tăng 0,3-4,8
o
C [33].
1.3 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.1 Các công trình nghiên cứu về biến đổi của nhiệt độ ở Việt Nam
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam. Ngay từ những năm
1990, Việt Nam đã tham gia dự án “Nghiên cứu khu vực các vấn đề môi trường toàn
cầu – Biến đổi khí hậu ở châu Á” với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), do Viện Quy hoạch và quản lý nước, Bộ Thủy lợi và Viện Khí tượng Thủy
văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn phối hợp thực hiện. Phần biến đổi khí hậu do
Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu chủ trì. Kết quả nghiên cứu được ADB công
bố năm 1994, theo đó nhiệt độ trụng bình năm ở Việt Nam đã tăng trung bình 0,08-
0,10
o
C/thập kỷ trong thời kỳ 1931-1990. Trước đó (1991,1992,1993), Nguyễn Đức
Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu đã công bố báo cáo “ Biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong
khoảng 100 năm qua”.
Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả sau này đã khẳng định xu thế tăng của
nhiệt độ ở Việt Nam (Trịnh Văn Thư, Nguyễn Duy Chinh, Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn
Trọng Hiệu, Trần Việt Liễn, Phan Văn Tân, Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng và nhiều
tác giả khác).
Có thể tóm tắt những biển đổi về nhiệt độ ở Việt Nam như sau:
- Trong khoảng 70 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên 0,7
o
C, trung bình

0,1
o
C/1 thập kỷ (0,07 - 0,15
o
C). Nhiệt độ trung bình 4 thập kỷ gần đây (1961 -
2000) cao hơn 3 thập kỷ trước đó (1931 - 1960).

×