Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.91 KB, 27 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
MAI DIU ANH
ảNH HƯởNG CủA TíN NGƯỡNG TRUYềN THốNG
VIệT NAM ĐếN ĐờI SốNG ĐạO CủA NGƯờI CÔNG GIáO
ở GIáO PHậN BùI CHU - NAM ĐịNH HIệN NAY
Chuyờn ngnh : CNDVBC & CNDVLS
Mó s: 62 22 03 02
TểM TT LUN N TIN S TRIT HC
H NI - 2015
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu
2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việt Nam là đất nước thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp.
Trong lịch sử hình thành và phát triển, do hoàn cảnh địa lý - lịch sử
khá đặc biệt nên thường xuyên bị xâm lược bởi các cường quốc như
Trung Hoa, Mông Cổ, Pháp, Mỹ cũng như tiếp nhận rất nhiều nền


văn hóa ngoại lai. Một điều lạ lùng là nước Việt Nam nhỏ bé lại
không hề bị đồng hóa bởi bất cứ một nền văn hóa nào khác. Điều này
chỉ có thể được lý giải bởi một đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt
Nam, đó là tính dung hợp - sự tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau lại và
biến đổi linh hoạt để tạo nên cái mới. Vì thế, các hiện tượng văn hóa
ngoại lai khi du nhập vào Việt Nam thường bị biến đổi sao cho phù
hợp với văn hóa truyền thống. Công giáo ở Việt Nam cũng là một
hiện tượng như vậy.
Lịch sử Công giáo ở Việt Nam đã thừa nhận giáo phận Bùi
Chu - Nam Định là điểm đến đầu tiên của các giáo sĩ phương Tây
nhằm truyền bá tôn giáo này. Năm 1533 được giáo sử Công giáo lấy
làm thời điểm đánh dấu hoạt động truyền giáo ở Việt Nam. Cũng từ
đó, Công giáo phát triển lan rộng toàn đất nước Việt Nam, mở đầu
cho sự giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây nói
chung, văn hóa Công giáo nói riêng.
Công giáo là một tôn giáo mang đậm tính khuôn mẫu, cứng
rắn của truyền thống văn hóa phương Tây, vì vậy trong một thời gian
dài, về mặt quan phương, tôn giáo này không thể hòa đồng với văn
hóa Việt Nam. Sự xung đột giữa Công giáo với văn hóa truyền thống,
1
đặc biệt là với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên người Việt đã gây nên
bao trăn trở với các tín đồ Công giáo.
Với Công đồng Vatican II (1962 - 1965), lịch sử Giáo hội đã
bước sang một trang mới. Sau Công đồng Vatican II, tinh thần Canh
tân và Thích nghi đã được Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp nhận,
triển khai từng bước nhằm đưa Công giáo hoà hợp với văn hoá dân
tộc, khắc phục những xung đột của đời sống đạo Công giáo với văn
hóa truyền thống.
Tinh thần Canh tân và Thích nghi của Công đồng Vatican II
phù hợp với đường lối, chủ trương nhất quán mà Đảng và Nhà nước

ta đưa ra, đó là tôn trọng tự do tôn giáo nói chung, Công giáo nói
riêng, giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hoá tốt đẹp của Công
giáo, đảm bảo sự tự do sinh hoạt tôn giáo cho các tín đồ.
Tuy nhiên, bối cảnh thế giới và trong nước đang diễn biến hết
sức phức tạp. Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật, xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là một xu thế lớn.
Xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, khủng bố
diễn ra gay gắt. Trước tác động của hội nhập, của kinh tế thị trường,
đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam có những biến thái phức
tạp. Trong bối cảnh đó, phát triển môi trường sinh hoạt tôn giáo tự
do, lành mạnh để các tín đồ thực hiện tốt phương châm “Sống tốt đời,
đẹp đạo”, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thiết nghĩ vấn đề đó sẽ được
giải quyết một cách hiệu quả nếu tập trung nghiên cứu trước hết vào
vùng đất mà các giáo sỹ truyền đạo đặt chân đầu tiên tới Việt Nam,
nơi khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển Công giáo ở Việt
2
Nam - giáo phận Bùi Chu - Nam Định. Ở nơi đây, ảnh hưởng của văn
hóa truyền thống, đặc biệt là tín ngưỡng truyền thống đến đời sống
đạo của người Công giáo đang diễn ra sôi động, nhiều màu sắc. Tuy
chỉ nghiên cứu về một giáo phận cụ thể nhưng luận án phần nào cho
thấy bức tranh ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới
đời sống đạo của Công giáo ở Việt Nam nói chung.
Với những lý do trên, đề tài “Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền
thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi
Chu - Nam Định hiện nay” có tính lý luận và thực tiễn cấp thiết.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích của luận án
Luận án tập trung làm rõ thực trạng ảnh hưởng của tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công

giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay, nguyên nhân của
thực trạng; đưa ra dự báo xu hướng, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống
đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án thực hiện một số nhiệm
vụ như sau:
- Khái quát tín ngưỡng truyền thống Việt Nam vùng đồng
bằng Bắc Bộ, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi
Chu - Nam Định.
- Khái lược vài nét về Công giáo, lịch sử giáo phận Bùi Chu
– Nam Định. Làm rõ khái niệm đời sống đạo, đời sống đạo của người
3
Công giáo, từ đó chỉ rõ những nét đặc thù trong đời sống đạo của
người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo Công giáo ở giáo
phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay, nguyên nhân của thực trạng.
- Dự báo xu hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát
huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người
Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu đời sống đạo của người Công
giáo dưới ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo
phận Bùi Chu - Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận án nghiên cứu trong
phạm vi giáo phận Bùi Chu - Nam Định, thời gian tập trung vào giai

đoạn từ sau Công đồng Vatican II (1962 - 1965) đến nay.
Trong khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh chỉ tập trung vào 3
loại hình tín ngưỡng: tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng Thành
Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu. Đồng thời, luận án chỉ nghiên
cứu ảnh hưởng một chiều: tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ảnh
hưởng đến đời sống đạo của người Công giáo Bùi Chu - Nam Định.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận
Luận án sử dụng cơ sở lý luận là CNDVBC và CNDVLS,
quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
4
đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài ra, luận án còn dựa vào các văn kiện Đại hội Đảng, các
nghị quyết của Trung ương, tài liệu của các cấp ủy đảng và chính
quyền ở tỉnh Nam Định và các địa phương nằm trong khu vực giáo
phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của CNDVBC và
CNDVLS; các phương pháp cụ thể như phương pháp triết học tôn
giáo, phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn, phương pháp điều tra phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia…
5. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án khái quát các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam,
đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
- Luận án làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu
cực và nguyên nhân
- Luận án đưa ra dự báo về xu hướng và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của

người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận án được thực hiện để góp
thêm sự nhận biết về ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt
Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu -
Nam Định, đem lại những giá trị văn hóa với tính cách là nền tảng
tinh thần cho người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
5
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đưa ra xu hướng và đề xuất một
số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của
người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu – Nam Định hiện nay.
Sản phẩm của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan, cá nhân nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo, các cơ quan chức
năng làm công tác tôn giáo.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục
công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án,
danh mục tài liệu tham khảo; luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÍN NGƯỠNG
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG
GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU – NAM ĐỊNH
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền
thống Việt Nam và tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo
phận Bùi Chu - Nam Định
Đáng chú ý có các tài liệu như cuốn “Tìm về bản sắc văn

hóa Việt Nam”, Nxb Tp Hồ Chí Minh năm 1997 của tác giả Trần
Ngọc Thêm; cuốn sách “Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam” của Nguyễn Đăng Duy, Nxb Văn hóa Thông tin, 2001;
Cuốn sách “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” do
Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.
Đáng chú ý có công trình “Những khía cạnh triết học trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện
nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, 2001 của Trần Đăng Sinh. Công
trình này đã trình bày những khía cạnh triết học của tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, minh chứng rõ
cơ sở hình thành, tồn tại, những yếu tố tích cực và tiêu cực, thực
trạng và xu hướng vận động, từ đó nhằm định hướng đúng đắn cho
hoạt động thờ cúng Tổ tiên ở nước ta hiện nay. Luận án Tiến sĩ
Triết học của Nguyễn Hữu Thụ năm 2013 “Khía cạnh triết học
trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc
7
Bộ” lại tập trung phân tích quan niệm về con người và tự nhiên
trong tín ngưỡng thờ Mẫu, chỉ rõ xu hướng vận động cùng những
kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những tác
động tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng
bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay. Các công trình cung cấp cơ
sở khoa học quan trọng giúp tác giả phân tích ảnh hưởng của tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công
giáo vùng giáo phận Bùi Chu - khu vực ghi dấu ấn đậm nét của
các tín ngưỡng truyền thống - trong chương 3 của luận án.
Về tài liệu liên quan đến tín ngưỡng truyền thống Việt
Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định, đáng chú ý có cuốn sách
“Địa chí Nam Định”, Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban
nhân dân tỉnh Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội - 2003;
Cuốn sách “Địa chí Hải Hậu”, Huyện ủy - Ủy ban nhân dân

huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, xuất bản năm 2009; Cuốn “Lịch
sử Đảng bộ huyện Xuân Trường 1930 - 2000”, Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Xuân Trường, 2004 Những cuốn sách trên cung
cấp tư liệu quan trọng để tác giả làm rõ đặc điểm tín ngưỡng,
Công giáo ở tỉnh Nam Định với hai huyện tiêu biểu là Hải Hậu
và Xuân Trường, cũng là hai huyện có lượng tín đồ Công giáo
đông đảo.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đời sống đạo của
người Công giáo
Đó là “Kinh Thánh (trọn 2 bộ Cựu ước và Tân ước)”, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội, 2002; “Giáo lý Hội thánh Công giáo”, Uỷ ban
8
Giáo lý Đức tin - Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2009;
các văn kiện của Công đồng Vatican II (1962-1965) như “Công đồng
Vatican II, Hiến chế - Tuyên ngôn - Sắc lệnh - Sứ điệp - Thông
điệp”, Senatus Sài Gòn xuất bản năm 1969; “Giáo hội Công giáo
Việt Nam - Niên giám 2004” của Văn phòng Tổng thư ký Hội đồng
Giám mục Việt Nam; “Các thư chung, Các giám mục Việt Nam”,
Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005, “Kỷ yếu Đại hội đại biểu những người
Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đời sống đạo của
người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định
Về lịch sử giáo phận Bùi Chu, đáng chú ý có cuốn “Sử ký
Địa phận Trung” được thừa sai Manuel Moreno dòng Đa Minh Tây
Ban Nha biên soạn năm 1916; Cuốn “Lịch sử địa phận Bùi Chu”
của Lm. Trần Đức Huynh. Về đời sống đạo Công giáo ở giáo phận
Bùi Chu - Nam Định có các cuốn sách “Địa chí Nam Định”, Tỉnh
ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội 2003, cuốn sách “Địa chí Hải Hậu”,
Huyện ủy - Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, xuất

bản năm 2009, cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Trường 1930 -
2000”, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Xuân Trường, 2004 Những
cuốn sách này cung cấp cho nghiên cứu sinh tư liệu có giá trị về đời
sống văn hóa của người dân thuộc vùng giáo phận Bùi Chu nói
chung, đời sống đạo của người Công giáo Bùi Chu nói riêng, làm cơ
sở xây dựng nội dung vấn đề đời sống đạo của người Công giáo ở
giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
9
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ẢNH
HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI
SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ Ở GIÁO PHẬN
BÙI CHU – NAM ĐỊNH HIỆN NAY
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh
hưởng của tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của người
Công giáo ở Việt Nam
Các công trình “Thư chung 1980” của Hội đồng Giám mục
Việt Nam; cuốn sách “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo”
của Hà Huy Tú Đối với vùng đồng bằng sông Hồng, có một số bài
viết, công trình như: Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Quế
Hương: “Hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng”.
Các bài viết: “Về tổ chức ban hành giáo xứ, họ đạo ở Giáo phận Phát
Diệm” của Lê Văn Thơ, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 6 năm
2008… Đây là cơ sở để tác giả luận án xây dựng nội dung thực trạng
ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo
của người Công giáo ở Việt Nam nói chung.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh
hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo
của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay
Trước Công đồng Vatican II, có thể kể đến hệ thống hương
ước làng Công giáo thuộc giáo phận Bùi Chu - Nam Định. Qua đó,

đời sống đạo của người Công giáo Bùi Chu - Nam Định với các lễ
nghi và thực hành các nghi lễ Công giáo ở giáo phận Bùi Chu được
bộc lộ rõ nét. Ngoài ra, phải kể đến luận văn “Đấu tranh với hoạt
động tôn giáo trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Nam Định trong tình
10
hình hiện nay” của Ngô Anh Sáng và luận văn “Quản lý Nhà nước về
an ninh, trật tự đối với hoạt động của đạo Thiên Chúa trên địa bàn
huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định” và nguồn tư liệu điền dã được
tổng hợp trong suốt quá trình tác giả luận án khảo sát tại địa bàn
nghiên cứu - giáo phận Bùi Chu - Nam Định. Đây là nguồn tài liệu
cung cấp cho tác giả cái nhìn đa chiều về đời sống đạo của người
Công giáo ở Bùi Chu, thấy rõ những hiện tượng tiêu cực vẫn còn tồn
tại ở đây cần phải được khắc phục, giải quyết.
1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP CHUNG
VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC,
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO
PHẬN BÙI CHU
1.3.1. Những công trình nghiên cứu về giải pháp chung
cho tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến Công giáo
Cuốn sách “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý
luận và thực tiễn” của Đỗ Quang Hưng; cuốn “Quan điểm đường lối
của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2012… Đây là nguồn tài liệu có giá
trị, làm căn cứ để tác giả luận án đề xuất kiến nghị theo mục tiêu mà
đề tài đặt ra.
1.3.2. Những văn bản về giải pháp cụ thể
Trong quá trình đi khảo sát thực tế đề tài luận án, tác giả đã
có sự tổng hợp các báo cáo tổng kết, các văn bản ở địa phương. Đây
là những luận cứ quan trọng để tác giả xây dựng các giải pháp cho

vấn đề ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới đời sống
11
đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu, bất cứ giải pháp đưa
ra đều phải dựa trên quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước ta về công tác tôn giáo.
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐẶT RA
Từ các công trình trên, có thể thấy vấn đề ảnh hưởng của tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam tới đời sống đạo của người Công giáo
ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định đã được giải quyết một phần. Có
thể khái quát rằng các công trình trên rõ ràng là nguồn tư liệu, tài liệu
có giá trị giúp tác giả luận án có cái nhìn khoa học, hệ thống để khảo
cứu tình hình tín ngưỡng, tôn giáo cũng như ảnh hưởng của tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam tới đời sống đạo của người Công giáo
ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định. Bên cạnh đó, luận án đặt ra một số
vấn đề: như luận án chỉ rõ một số vấn đề lý luận của tín ngưỡng
truyền thống Việt Nam và đời sống đạo của người Công giáo ở giáo
phận Bùi Chu; thông qua việc phân tích thực trạng ảnh hưởng của tín
ngưỡng truyền thống tới đời sống đạo của người Công giáo ở giáo
phận Bùi Chu với thực hành lễ nghi của thờ cúng tổ tiên, lễ kỷ niệm
Thánh quan thày đầu dòng, tôn kính Đức Maria, Tết Nguyên đán…
12
Chương 2:
TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO
PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ TÍN NGƯỠNG
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU – NAM ĐỊNH
2.1.1. Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
Có thể hiểu rằng, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là loại

hình tín ngưỡng do cư dân Việt truyền thống sáng tạo nên trong quá
trình lao động sinh hoạt. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án
chỉ đề cập tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thành Hoàng
làng và tín ngưỡng thờ Mẫu - những tín ngưỡng có liên quan trực tiếp
tới đời sống tinh thần cư dân vùng giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
2.1.2. Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi
Chu - Nam Định
Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu -
Nam Định trong khuôn khổ luận án đề cập là tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, tín ngưỡng Thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh
mặt giá trị, các tín ngưỡng truyền thống còn tồn tại một số mặt phản
giá trị.
2.2. CÔNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU – NAM ĐỊNH
2.2.1. Khái lược về Công giáo
Công giáo là một loại hình tôn giáo có cơ cấu tổ chức, có hệ
thống giáo lý, giáo lụât, nghi lễ hoàn chỉnh. Công đồng Vatican II
(1962 – 1965) với tinh th ần canh tân và thích nghi, là đường hướng
13
mục vụ hiện hành của Giáo hội Công giáo hoàn vũ, thể hiện rõ nét xu
hướng canh tân, thích nghi, làm nền tảng để Giáo hội Công giáo Việt
Nam đề ra đường hướng mục vụ của mình qua các thư chung của Hội
đồng Giám mục Việt Nam. Thư chung năm 1980 được đề ra đã tạo
cơ sở để quá trình ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam nói chung, người
Công giáo Bùi Chu - Nam Định nói riêng diễn ra sôi động, sâu sắc
hơn.
2.2.2. Lịch sử giáo phận Bùi Chu - Nam Định
Bùi Chu như đã nói ở trên, cho đến bây giờ vẫn được coi là nơi
đầu tiên giáo sĩ Công giáo đến truyền đạo tại Việt Nam. Có thể tóm lược

lịch sử giáo phận Bùi Chu như sau: giai đoạn từ buổi đầu đến 1679; giai
đoạn từ 1679 đến năm 1924; giai đoạn từ năm 1924 đến nay. Đến nay,
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động tôn giáo, đời sống của đồng bào giáo dân ngày càng được
cải thiện. Đồng bào giáo dân ở Bùi Chu rất phấn khởi đóng góp tích cực
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2.3. Đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi
Chu - Nam Định
Đời sống đạo của người Công giáo được hình thành trên cơ
sở giao thoa giữa niềm tin tôn giáo và văn hóa dân tộc. Đời sống đạo
của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định cũng dựa trên
cơ sở giao thoa giữa tín lý và những nét văn hóa đặc thù của vùng
Bùi Chu - Nam Định. Trong khuôn khổ luận án, đời sống đạo của
người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định được nghiên cứu
trên hai phương diện: niềm tin và thực hành nghi lễ Công giáo.
14
Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH - THỰC TRẠNG
VÀ NGUYÊN NHÂN
3.1. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN
THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở
GIÁO PHẬN BÙI CHU – NAM ĐỊNH
3.1.1. Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên
Trước Công đồng Vatican II, các tín đồ vẫn sống đạo với tâm
thức người Việt truyền thống thông qua hàng loạt các nghi lễ như:
tôn kính tổ tiên, lễ tiên nhân… Tuy nhiên, các giáo sĩ hạn chế và
kiểm soát chặt chẽ những hoạt động trên. Đặc biệt, việc thờ thần
thánh bị cấm ngặt. Sau Công đồng Vatican II, cơ cấu làng xã không

còn nữa, hương ước cũng mất dần vai trò quan trọng, tuy nhiên, nó
không mất hẳn đi bởi chính những qui định từ lệ làng thành văn đó
đã ăn sâu trong tâm trí mỗi người dân, từ đó sự hồi sinh các giá trị
truyền thống trong hương ước được thể hiện qua việc duy trì các tín
ngưỡng truyền thống trong đời sống đạo của người Công giáo.
- Ảnh hưởng tích cực
Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới đời
sống đạo của người Công giáo Bùi Chu - Nam Định khởi đầu từ đạo
hiếu, và lấy đạo hiếu làm nền tảng. Có thể thấy, giữa sứ điệp Công
giáo và văn hóa Việt Nam trong chủ trương thảo hiếu với cha mẹ, tổ
15
tiên có sự phù hợp.
Nghi lễ tôn kính Tổ tiên của người Công giáo đơn giản hơn
người không Công giáo, dù vẫn với hình thức truyền thống như đặt
bàn thờ tổ tiên, giỗ vào 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày… nhưng nội dung
đơn giản hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên
đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu – Nam
Định làm nên nét đẹp của đời sống đạo thể hiện trong nghi thức ngày
thứ Sáu Tuần Thánh; trong nghi thức gia tiên và trong dịp Tết
Nguyên đán.
- Ảnh hưởng tiêu cực
Ở giáo phận Bùi Chu diễn ra hiện tượng người qua đời để ở
nhà lâu ngày gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, hiện tượng một
số gia đình Công giáo làm cỗ bàn dịp ma chay hoành tráng, tốn kém
để khoe khoang về hình thức
3.1.2. Ảnh hưởng của tín ngưỡng Thành Hoàng làng
- Ảnh hưởng tích cực
Đại lễ kính thánh Đa Minh - một hình thức thực hành tín
ngưỡng Thành Hoàng làng xứ, họ đạo được cử hành vào ngày 8/8, là
một trong những ngày lễ lớn nhất của giáo phận trong năm. Khi tổ

chức hoạt động rước lễ rầm rộ như vậy, Giáo hội đã thu hút gần như
tất cả giáo dân tham gia sinh hoạt tôn giáo, làm cho đức tin được giữ
vững, không những thế mà ngày càng được nâng cao.
- Ảnh hưởng tiêu cực
Do tâm lý người Việt khi tổ chức và tham gia lễ hội thường
chú trọng phần hội hơn phần lễ. Khi trở thành tín đồ Công giáo, phần
16
hội (các cuộc rước) cũng chịu ảnh hưởng bởi tâm lý trên của người
Việt nên diễn ra khá rườm rà. Cũng vì niềm tin sâu sắc mà không ít
người Công giáo đã có những tư tưởng thái quá như tung tin hiện
tượng xương thánh tử đạo chảy máu ở xứ Lác Môn (xã Trực Hùng,
huyện Trực Ninh) gây mất trật tự an ninh trên địa bàn.
3.1.3. Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu
- Ảnh hưởng tích cực
Yếu tố nữ, âm tính rất sâu đậm trong tình cảm và tiềm thức
người Việt. Do đó, hình tượng nữ xâm nhập vào hầu hết các tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có Công giáo. Vai trò của các
thánh mẫu được coi trọng và giành được nhiều tình cảm. Trong lòng
đạo đức bình dân của các tín đồ Công giáo, Đức Mẹ Maria nhiều khi
gần gũi hơn Chúa Giêsu.
Có thể nói rằng, giáo phận Bùi Chu là Giáo phận riêng của
Mẹ Vô nhiễm, giáo phận Bùi Chu nhận Mẹ Vô nhiễm làm Quan thầy
đệ nhất bởi quan niệm đã nhận được sự ban ơn, che chở từ Đức Mẹ.
Lễ kính Đức Mẹ Vô nhiễm hàng năm vẫn luôn được tổ chức là một
trong những đại lễ long trọng và sầm uất vào bậc nhất ở Giáo phận.
- Ảnh hưởng tiêu cực
Hiện còn diễn ra tình trạng người Công giáo ném tiền xuống
chân Đức Mẹ, đặt hòm tiền dưới chân Đức Mẹ để các tín đồ đóng
góp, xin sớ rồi đem “hóa” trước chân tượng đài Đức Maria
3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG

3.2.1. Nguyên nhân từ phía Công giáo
Nguyên nhân từ phía Giáo hội Công giáo: Với một giáo
phận mà “lòng đạo đức bình dân” được người Công giáo thực hiện
17
với nhiều biểu hiện phong phú thì sự kiểm soát từ phía giáo hội là rất
khó thực hiện. Hơn nữa, hiện vẫn chưa thấy có một tài liệu quan
phương nào từ phía giáo phận Bùi Chu hay một giáo xứ nào đó thuộc
giáo phận đề cập hay hướng dẫn cụ thể về những chuẩn tắc khi người
Công giáo thực hiện “lòng đạo đức bình dân”.
Nguyên nhân từ phía người Công giáo: Người Công giáo
thực hiện các nghi thức thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng hay
thờ Mẫu là do truyền thống từ phía cha ông họ, cùng với năm tháng
thì phát sinh những biểu hiện lệch lạc.
3.2.2. Nguyên nhân từ phía tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam
- Sự phục hồi nhanh chóng của các loại hình tín ngưỡng dân
gian trên địa bàn giáo phận Bùi Chu trong điều kiện nền kinh tế thị
trường phát sinh nhiều mặt trái, tiêu cực.
- Cán bộ làm công tác văn hóa từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở còn
yếu, thiếu nhạy bén.
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
ở khu dân cư ở địa bàn giáo phận Bùi Chu chưa được duy trì thường
xuyên, thiếu các hình thức sinh động để thu hút.
- Chưa có hệ thống văn bản đồng bộ với việc quản lý các loại
hình tín ngưỡng truyền thống. Chế tài còn thấp và khó thực hiện.
18
Chương 4
DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC,
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG

TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA
NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH
4.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG
GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU – NAM ĐỊNH
4.1.1. Xu hướng tích cực
- Xu hướng tăng cường bảo tồn phát huy những giá trị của tín
ngưỡng truyền thống
- Xu hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
- Xu hướng chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng truyền thống Việt
Nam và đồng hành cùng dân tộc
4.1.1. Xu hướng tiêu cực
Những tiêu cực nảy sinh trong thực hành tín ngưỡng thờ cúng
Tổ tiên, tín ngưỡng Thành Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ diễn
biến phức tạp hơn.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY ẢNH
HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÍN
NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA
NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU – NAM ĐỊNH
4.2.1. Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Công giáo
Các công trình kiến trúc Công giáo như nhà thờ, nhà nguyện,
tu viện chính là những giá trị văn hóa vật thể cần được bảo tồn, giữ
19
gìn, phát huy. Do tiếp nhận ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống
một cách sáng tạo, cùng thời gian, những giá trị văn hóa mới được
đơm hoa, kết trái, vừa có hàm lượng văn hóa Công giáo, vừa có hàm
lượng văn hóa tín ngưỡng truyền thống Việt Nam. Vì vậy, việc bảo
tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa Công giáo trong giai đoạn
mới của cách mạng là hết sức cần thiết.
4.2.2. Giải pháp về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

cho đồng bào người Công giáo Bùi Chu
Người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu hầu hết đều là những
người dân lao động, nhìn chung đời sống vật chất còn gặp nhiều khó
khăn, trình độ văn hóa và đời sống tinh thần của họ còn thấp. Phát
triển kinh tế, xã hội, văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho quần chúng giáo dân ở giáo phận Bùi Chu là đòi
hỏi tất yếu.
4.2.3. Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
chính sách đối với tín ngưỡng truyền thống và lễ hội Công giáo
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đối với tín ngưỡng
truyền thống và lễ hội Công giáo là hết sức cấp thiết. Làm sao để các tôn
giáo hoạt động lành mạnh trên tinh thần tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có thể
phân biệt được những gì thuộc về mê tín dị đoan có hại cho xã hội cần
phải cấm là những vấn đề cơ bản và cốt lõi hàng đầu.
4.2.4. Giải pháp về xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo
Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo trên
địa bàn thuộc giáo phận Bùi Chu cần phải được tiến hành thường
xuyên và đi vào chiều sâu chất lượng. Công tác tôn giáo có quan hệ
20
đến nhiều ngành, nhiều cấp, đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ,
phối hợp nhịp nhàng của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Đảng.
4.2.5. Giải pháp về tăng cường công tác tranh thủ các giáo
sỹ, Ban hành giáo trong Công giáo
Những giáo sĩ đều có vị trí vai trò quan trọng trong giáo hội
Công giáo. Họ chính là người “cha” linh hồn của người Công giáo,
người Công giáo sẽ nghe theo sự chỉ dẫn của họ về cả đạo và đời. Do
đó, cần hết sức coi trọng công tác vận động, tranh thủ các giáo sĩ
trong đạo Công giáo. Ngoài công tác vận động, tranh thủ các giáo sĩ

là việc tranh thủ Ban hành giáo ở các xứ, họ đạo Công giáo.
4.2.6. Giải pháp từ phía Giáo hội Công giáo
Đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam, cần đưa ra những quy
định cụ thể, chẳng hạn vấn đề bài trí bàn thờ, vấn đề mộ chí, Vườn
thánh, làm phép xác Hội đồng Giám mục Việt Nam cần thiết phải
bày tỏ thái độ rõ ràng khi xuất hiện những tin đồn vô căn cứ về việc
Đức Mẹ hiện ra, về phép lạ để tránh việc lợi dụng.
Đối với giáo phận Công giáo Bùi Chu, những người đứng đầu
giáo phận cần căn cứ vào tình hình thực tế, một mặt tiếp thu, ủng hộ
lòng đạo đức bình dân của người Công giáo trong thực hiện tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên, lễ hội, thờ phụng Đức Maria, mặt khác phải bày tỏ
thái độ trước những việc làm lệch lạc với tín lý, giáo lý, giáo luật.
Đối với giáo xứ, cần thiết nâng cao văn hóa của linh mục
trong duy trì văn hóa tâm linh và thuần phong mỹ tục của người Việt.
Nâng cao ý thức cho người Công giáo và người không theo Công
giáo trong việc thực hiện đời sống văn hóa cơ sở.
21
KẾT LUẬN
Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề phức tạp mang tính lịch
sử của xã hội loài người. Đất nước Việt Nam là một quốc gia đa tín
ngưỡng, tôn giáo. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đậm nét đặc
điểm đời sống tinh thần cộng đồng người Việt ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Các tôn giáo ngoại nhập thường chung sống hoà bình với các tín
ngưỡng bản địa mà chưa từng xảy ra chiến tranh tôn giáo.
Giáo phận Bùi Chu - Nam Định là giáo phận nằm ở phía nam
đồng bằng Bắc bộ. Với điều kiện tự nhiên đặc thù, thuận lợi cả về
đường sông, đường biển, đường bộ nên trở thành địa bàn du nhập
Công giáo từ sớm và phát triển qui mô hết sức nhanh chóng. Từ năm
1757, giáo phận Bùi Chu (lúc đó được gọi với tên giáo phận Đông)
được các giáo sĩ dòng Đa Minh cai quản, cũng được gọi là giáo phận

Dòng với nhiều nét đặc thù. Vì vậy, giáo phận này nhận thánh Đa
Minh là quan thầy đệ nhị, ngày 8/8 hàng năm - Đại lễ Kính Thánh Đa
Minh - là dịp lễ trọng của người Bùi Chu.
Cũng do vị trí địa lý thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, khu vực
giáo phận Bùi Chu có nhiều loại hình tín ngưỡng truyền thống Việt
Nam, trong đó nổi bật là tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng
Thành hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ
tiên, tín ngưỡng Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu bên cạnh
những giá trị, những nét đẹp làm nên bản sắc văn hóa truyền thống,
vẫn còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực, những mặt phản giá trị cần
khắc phục.
22
Khi Công giáo du nhập vào Việt Nam, vào vùng giáo phận
Bùi Chu, quá trình truyền giáo, phát triển Công giáo chịu ảnh
hưởng sâu sắc bởi các loại hình tín ngưỡng truyền thống Việt Nam,
trong đó nổi bật là tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng Thành
hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu. Quá trình ảnh hưởng của tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công
giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định là một quá trình lâu dài với
hai giai đoạn: giai đoạn trước và giai đoạn sau Công đồng Vatican
II (1962 – 1965). Thông qua hệ thống hương ước các làng Công
giáo ở giáo phận Bùi Chu, có thể khẳng định dù giáo hội ngăn cấm
các tín đồ tin và thực hành các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam,
trong đời sống đạo của người Công giáo Bùi Chu vẫn chịu ảnh
hưởng từ các tín ngưỡng này. Tuy nhiên, phải nói rằng, quá trình
ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo
của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định mang nhiều
màu sắc và sôi động là từ sau Công đồng Vatican II, với chủ trương
Canh tân, thích nghi của Giáo hội Rôma.
Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam không chỉ ảnh hưởng tích

cực, làm phong phú thêm đời sống đạo của người Công giáo ở giáo
phận Bùi Chu - Nam Định mà bản thân nó cũng tạo nên một số biểu
hiện tiêu cực trong đời sống đạo của người Công giáo nơi đây. Dù là
ảnh hưởng tích cực hay là ảnh hưởng tiêu cực, vẫn có thể nhận ra
nguyên nhân của nó chịu chi phối rất lớn từ phía Đảng, Nhà nước
Việt Nam, Đảng và chính quyền các cấp ở tỉnh Nam Định và từ phía
Giáo hội Công giáo.
23

×