Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tài liệu môn thuế quốc tế: 8 quốc gia miễn thuế thu nhập cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.91 KB, 4 trang )

8 quốc gia miễn thuế thu nhập cá nhân
(DVT.vn) - Một số quốc gia như Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hay
Qatar được coi là thiên đường về thuế.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một nguồn thu khổng lồ cho ngân sách các
quốc gia trên thế giới. Đối với Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới thì các cuộc tranh
luận về thuế còn là một trong những vấn đề nóng bỏng trong các cuộc chạy đua
vào nhà Trắng.
Tuy nhiên, có một số quốc gia mà người lao động hoàn toàn không phải nộp
thuế TNCN, bất kể khoản tiền kiếm được lớn đến đâu đi nữa.
Dưới đây là danh sách 8 quốc gia không áp dụng luật thuế TNCN mà CNBC
tổng kết dựa trên kết quả khảo sát của Tập đoàn kiểm toán KPMG ở 96 quốc gia.
Trong đó, một số quốc gia nổi tiếng là thiên đường thuế đối với các nhà đầu tư
nước ngoài.
1. Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trong những nước có
mức thu nhập đầu người cao nhất thế giới, khoảng 48.200 USD và hoàn toàn
không áp dụng luật thuế TNCN.
Thay vì làm giàu ngân sách bằng các khoản thuế từ thu nhập cá nhân của
người dân trong nước, nguồn thu của quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ 3 thế giới
dựa chủ yếu vào các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Tại UAE, thuế thu nhập
doanh nghiệp của các công ty dầu mỏ lên tới 55% còn các ngân hàng nước ngoài
phải trả khoảng 20%.
Doanh thu từ dầu mỏ, chiếm khoảng 80% nguồn thu ngân sách của chính phủ
nước này trong năm 2010 trong khi thu nhập từ các loại thuế, phí và thuế hải quan
chỉ chiếm dưới 12%.
Người lao động tại UAE chỉ phải đóng 5% tổng thu nhập của mình cho an
sinh xã hội còn người sử dụng lao động phải đóng 12,5% để chi trả các chi phí an
sinh xã hội và lương hưu.
Tuy nhiên, thuế tiêu thụ rượu tại quốc gia Hồi giáo này đặc biệt cao, lên tới
50% và thêm 30% nếu một người muốn mua rượu về uống tại nhà.
2. Qatar


Theo tạp chí Forbes, Qatar là nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới
với 88.000 USD.
Cũng giống UAE, Qatar không thu thuế TNCN mà dựa chủ yếu vào các
nguồn thu từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên. Hiện Qatar là nước đứng thứ 3 thế giới về
doanh thu từ khí đốt tự nhiên. Người dân quốc gia này chỉ phải trả 5% tổng thu
nhập để chi trả cho hệ thống an sinh xã hội còn các ông chủ doanh nghiệp phải trả
10% cho hệ thống nay.
3. Oman
Phần lớn nguồn thu ngân sách của Oman cũng đến từ dầu mỏ. Các khoản thu
từ mặt hàng nhiên liệu này tăng 35% trong tháng 4, lên tới 8,49 tỷ USD và chiếm
khoảng 71% tổng doanh thu ngân sách.
Tại Oman, người dân phải đóng 6,5% thu nhập để hưởng các tiện ích từ hệ
thống an sinh xã hội và 3% khi mua tài sản.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này lên tới 24,4% trong năm 2010 và
tiếp tục tăng lên. Hoạt động của thị trường việc làm cũng đang gặp nhiều bất ổn kể
từ cuộc biểu tình Mùa xuân Ả Rập diễn ra từ năm ngoái.
4. Kuwait
Là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 6 thế giới với doanh thu khoảng 63,5 tỷ
USD trong vòng 6 tháng, từ tháng 11/2011 - tháng 4/2012 (trung bình khoảng 12,3
tỷ USD/tháng), chiếm 95% tổng nguồn thu ngân sách.
Người dân Kuwait phải đóng góp 7,5% tiền lương cho hệ thống an sinh xã hội
còn những người sử dụng lao động đóng góp 11%.
Mặc dù là một trong những nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới
nhưng các cuộc đình công đòi tăng lương đến 25% vẫn diễn ra khá nhiều.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cảnh báo Kuwait có thể đối mặt với bất ổn về
tài chính công khi có tới 93% lao động của nước này làm việc trong khu vực công,
gây sức ép lớn đối với áp lực chi tiêu cho hệ thống an sinh xã hội của nước này.
5. Quần đảo Cayman
Được biết đến như một trung tâm tài chính ở nước ngoài, quần đảo Cayman là
một thiên đường đối với những người giàu có vì hoàn toàn không áp thuế TNCN

và thuế tăng vốn.
Tại quần đảo này, người lao động lẫn người sử dụng lao động đều không phải
đóng tiền cho hệ thống an sinh xã hội bắt buộc. Thay vào đó, những người sử dụng
lao động sẽ thực hiện một kế hoạch đảm bảo lương hưu đối với những lao động
của mình, bao gồm cả người nước ngoài, làm việc liên tục trên 9 tháng.
Không thu thuế giá trị gia tăng nhưng các doanh nghiệp có thể phải trả một số
loại thuế gián thu như thuế nhập khẩu với mức thuế suất lên tới 25% khi hoạt động
tại Cayman.
6. Bahrain
Doanh thu từ dầu mỏ của Bahrain chiếm khoảng 70% nguồn thu ngân sách
nên chính phủ quốc gia này không áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với người lao
động nước mình.
Đối với hệ thống an sinh xã hội, các công dân Bahrain đóng góp 7% tổng thu
nhập còn người lao động nước ngoài đóng 1%. Người sử dụng lao động phải trả
12% đối với mỗi công dân Bahrain và trả 3% cho những người lao động nước
ngoài.
Mặc dù có nguồn dự trữ dầu mỏ dồi dào và thu nhập lớn từ việc xuất khẩu
mặt hàng này nhưng Bahrain thâm hụt ngân sách tới 83 triệu USD trong năm 2011
và phải xem xét phát hành trái phiếu quốc tế.
7. Bermuda
Bermuda là một trong những quốc gia giàu có nhất với thu nhập bình quân
đầu người là 75.000 USD, cũng là một trong những nước có chi phí sống cao nhất
thế giới.
Không phải đóng thuế TNCN nhưng người lao động tại Bermuda sẽ phải
đóng 5,75% thu nhập cho hệ thống an sinh xã hội. Người sử dụng lao động phải
đóng phần còn lại để đảm bảo mức 16% tổng thu nhập đóng góp cho ngân shcs
chính phủ.
Trong khi đó, các loại thuế khác, bao gồm thuế bất động sản lên tới 19%, thuế
chuyển nhượng bất động sản dao động từ 5% - 20%.
8. Bahamas

Là một trong số các nước giàu có nhất tại vùng biển Caribe, Bahamas có nền
kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngành du lịch và ngân hàng nước ngoài.
Hiện tại, khoảng 70% doanh thu ngân sách của Bahamas đến từ thuế nhập
khẩu.
Người lao động tại Bahamas có nghĩa vụ đóng góp 3,9% thu nhập cho hệ
thống an sinh và bảo hiểm quốc gia. Người sử dụng lao động phải đóng góp 5,9%.
Mặc dù được biết đến là một trung tâm tài chính thịnh vượng, tỷ lệ thất
nghiệp tại Bahamas lên tới 15%.

×