Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Critical thinking for student vnese

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.27 KB, 104 trang )

1

Roy Van Den Brinkbudgen






Critical Thinking for Students:
Learn the Skills of Critical Assessment and Effective Argument
[BẢN DỊCH CHƢA HOÀN CHỈNH
CHỈ LƢU HÀNH NỘI BỘ DÀNH CHO K55XHH]
Cuốn sách đƣợc chia sẻ bởi một giáo viên tại Đại học Hoa Sen
















Publication Date: November 15, 2000 | ISBN-10: 1857036344 | ISBN-13: 978-1857036343 | Edition: 3rd


Revised and updated for the third edition, this practical guide covers critical thinking skills
for students, including: how to develop good arguments, how to evaluate other people's
arguments, and how to deal with assumptions and the use of evidence.

2

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1996 của cuốn sách này, môn học Tƣ Duy
Phản Biện (Critical Thinking) đã không ngừng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Đây là một môn học mà trƣớc đây hầu hết các giáo viên (và cả các sinh viên) chƣa
từng đƣợc nghe đến nhƣng đến nay nó đã đƣợc hàng ngàn ngƣời ở hàng trăm các
trƣờng trung học, cao đẳng và đại học chú tâm nghiên cứu, sự phát triển của Tƣ Duy
Phản Biện là một sự kiện đáng lƣu ý. Với hàng chục ngàn bản đã đƣợc bán ra, giáo
trình này đã có một đóng góp đáng kể vào sự phát triển của môn học, và đó chính là sự
khích lệ lớn lao đối với tôi.
Giáo trình này sẽ giới thiệu cho bạn những kỹ năng cơ bản của Tƣ Duy Phản
Biện. Đặc điểm chính của môn học này là nghiên cứu về những lập luận: làm cách nào
để phân tích và đánh giá những lâp luận này. Hầu nhƣ ở đâu chúng ta cũng thấy xuất
hiện những lập luận. Chúng có mặt trong các quảng cáo, cùng với lời đề nghị nên mua
một món hàng mà ngƣời ta giới thiệu vì những lý do nhất định nào đó (chẳng hạn,
68% trong số 42 ngƣời phụ nữ đều nói rằng các nếp nhăn hầu nhƣ biến mất sau hai
tuần sử dụng loại mỹ phẩm „Vĩnh biệt nếp nhăn – No More Wrinkles‟). Báo chí cũng
thƣờng dùng những lập luận nhằm thuyết phục chúng ta tin vào những điều mà họ đƣa
ra (chẳng hạn, chúng ta nên ủng hộ đề nghị xin cấp chứng minh nhân dân bởi vì chứng
minh nhân dân sẽ giúp làm giảm thiểu vấn đề tội phạm). Tất nhiên, chính chúng ta
cũng phải sử dụng những lập luận nhất định nào đó trong hoạt động hàng ngày của
mình: “Tôi không đồng ý với bạn bởi vì…”.
Việc xem xét một cách rõ ràng những điều đang diễn ra trong một lập luận là
một kỹ năng rất hữu ích. Nó có thể giúp bạn nghiên cứu khá kỹ càng bất kỳ đề tài nào,

giúp bạn xem xét những chứng cứ và những yêu cầu đƣợc thiết lập xung quanh nó. Nó
cũng khuyến khích bạn tìm kiếm những lý giải tƣơng ứng cho các chứng cứ, và xem
xét xem những lý giải này có tác động gì đến lợi thế trong lập luận của ngƣời nói hay
không. Bằng cách này hay cách khác, Tƣ Duy Phản Biện có thể giúp bạn trở nên năng
động hơn trong những nghiên cứu của mình. Hơn nữa, môn học này đem lại một kỹ
năng rất hữu ích. Bạn có thể sử dụng nó để xem xét các vấn đề trong những lập luận
của riêng mình và của những ngƣời khác.
3

Nếu nghiên cứu Tƣ Duy Phản Biện để đánh giá trong thi cử, thì giáo trình này
sẽ thực sự có ích để giới thiệu với bạn những kỹ năng mà bạn sẽ cần. Nếu bạn muốn
tìm một quyển sách về Tƣ Duy Phản Biện dễ hiểu, dễ tiếp cận và ngắn gọn, thì giáo
trình này sẽ phù hợp với những yêu cầu của bạn. Nếu bạn dự định đi thi trắc nghiệm
nhƣ TSA, BMAT, LNAT, thì giáo trình này sẽ giúp bạn chuẩn bị hiệu quả nhất để đối
phó với những tình huống đó.
Thoạt đầu khi viết giáo trình này, tôi phải công nhận là các con tôi phải chịu
trận nhiều. Tuy nhiên, càng lớn chúng càng chúng càng có khuynh hƣớng tranh luận
nhiều hơn, giờ thì tôi lại phải cám ơn các cháu của tôi về sự chịu đựng của chúng. Hy
vọng, môn học Tƣ Duy Phản Biện sẽ phát triển và có ảnh hƣởng mạnh hơn nữa đối với
các thế hệ sinh viên. Xin cảm ơn Daisy, Darcey, Eleanor, Hannie, Martha, Noah, Ruby
và Thomas, những ngƣời đã đóng góp cho sự phát triển của môn học Tƣ Duy Phản
Biện. Mặc dù trong số trên có ngƣời tóc đã bạc nhƣng vẫn nỗ lực làm cho môn học
này ngày càng phát triển hơn nữa.

Roy Van den BrinkBudgen
4

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Nhận dạng những lập luận 6
Thuyết phục và tranh luận
Tìm hiểu những lập luận
Nhận thức tầm quan trọng của lập luận
Tranh luận, giải thích và tổng kết
Đƣa ra lý do phù hợp với kết luận
Bài tập
2. Phân tích những lập luận đơn giản 20
Nhận dạng những lý do và kết luận
Kiểm tra vai trò của lý do
Trình bày cấu trúc của lập luận dƣới dạng sơ đồ
Phân biệt câu lý do với những câu khác
Quyết định rút ra kết luận
Bài tập
3. Đi sâu hơn vào những lập luận 34
Tìm hiểu thêm những kết luận trong một lập luận
Khắc phục những khiếm khuyết khi nêu lý do
Sử dụng phép loại suy
Bài tập
4. Khai thác những nhƣợc điểm trong một lập luận 50
Điều kiện cần và đủ
Nhầm lẫn giữa nguyên nhân và kết quả
Công kích ngƣời tranh luận chứ không phải lập luận
Lẩn quẩn
Giảm thiểu xu hƣớng tuột dốc
Xuyên tạc quan điểm của ngƣời đối lập
Ngộ nhận (Hai sai thành một đúng)
Giới hạn những giải pháp
Thực hiện những lời kêu gọi không xác đáng
5


Bài tập
5. Tìm hiểu những ƣu điểm 71
Tìm kiếm sự chắc chắn
Làm tăng khả năng xảy ra
Bài tập
6. Đánh giá tính xác thực của bằng chứng 80
Đánh giá những lập luận
7. Ứng dụng những kỹ năng 88
Đặt vấn đề đúng
6

CHƢƠNG 1
Nhận dạng những lập luận


THUYẾT PHỤC VÀ TRANH LUẬN
Nếu ngƣời ta yêu cầu bạn phát biểu xem “lập luận” là gì, thì có lẽ bạn sẽ dùng những
từ đại khái nhƣ “sự bất đồng” hay “sự tranh cãi” để lý giải cho nó. Ví dụ sau đây sẽ
phù hợp với cách mô tả này:

Tôi không thể hiểu đƣợc khi nghe ngƣời ta nói rằng ngƣời hút thuốc không
đƣợc phép hút ở những nơi công cộng. Tôi nghĩ, mọi ngƣời đều đƣợc phép hút
thuốc ở bất kỳ nơi nào.

Trong ví dụ này, rõ ràng ngƣời nói diễn tả sự bất đồng. Lập luận này có thể giúp chúng
ta hiểu đƣợc quan điểm của những ngƣời muốn giới hạn quyền của những ngƣời hút
thuốc. Bạn có thể nêu ra những ví dụ khác từ những bất đồng đơn giản giữa bạn bè với
nhau cho đến những bất đồng phức tạp hơn nhƣ những bất đồng giữa các đảng phái
chính trị.

Tuy nhiên, trong tƣ duy phê phán, từ “lập luận” có ý nghĩa sâu hơn, không chỉ
dừng lại ở “sự bất đồng”. Bất đồng vẫn chƣa đủ mà phải có một nỗ lực để thuyết phục
ngƣời khác để họ thấy rằng luận điểm này thích hợp hơn luận điểm kia. Trở lại với ví
dụ đầu tiên, ngƣời nói làm cách nào để thuyết phục chúng ta khi cho rằng “mọi ngƣời
đều đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi nào”?
Câu trả lời thật đơn giản: không thể thuyết phục đƣợc.

Thuyết phục bằng cách nêu những lý do
Ngƣời nói ở ví dụ đầu tiên bất đồng nghiêm trọng với những ai cho rằng không đƣợc
phép hút thuốc ở nơi công cộng. Cho dù ngƣời ta có nói gì đi nữa thì không có gì làm
cho bạn thay đổi quan điểm của mình về một chủ đề nào đó. Tuy nhiên, hãy xem xét
kỹ ví dụ sau:

Mọi ngƣời đều đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi nào. Hút thuốc không trái luật,
7

và hàng triệu ngƣời cảm thấy thích thú việc hút thuốc.

Nhƣ vậy, sự khác biệt nằm ở chỗ nào? Nhƣ bạn thấy, ngƣời nói giờ đây đã đƣa ra cho
chúng ta hai lý do để giải thích tại sao “ngƣời ta lại đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi
nào”. Lý do thứ nhất, hút thuốc không trái luật; lý do thứ hai, hàng triệu ngƣời thích
hút thuốc. Cho dù bạn có đồng ý với những lý do này hay không, thì cái chính vẫn là,
trong ví dụ thứ hai này ngƣời nói đang cố gắng thuyết phục ngƣời khác. Cố gắng vƣợt
qua sự bất đồng đơn giản.
Ví dụ này cũng gợi ra cho chúng ta một hƣớng giải quyết, đó là, vẫn chƣa có
đầy đủ cơ sở để nói rằng bạn bất đồng. Mặc dù vẫn chƣa thuyết phục đƣợc bạn nhƣng
những lý do mà ngƣời nói đƣa ra ít nhất cũng đã đƣợc ngƣời khác công nhận. Để giải
quyết một lập luận, bạn phải đƣa ra những lý do của riêng mình. Nói cách khác, lập
luận này phải đƣợc giải quyết bằng một lập luận khác.
Nhƣ vậy, từ đầu đến giờ chúng ta đã thiết lập đƣợc những vấn đề gì?


 Phải nêu lý do trong cách lập luận.
 Lập luận phải hƣớng đến việc thuyết phục ngƣời khác.

Bạn có thể nhận thấy rằng lập luận của ngƣời có tƣ duy phê phán không phải là cố gây
áp lực để bắt ngƣời khác chấp nhận một luận điểm nhất định nào đó. Họ không đƣa ra
những mệnh lệnh mang tính ép buộc để xem xét các vấn đề theo kiểu một chiều mà
xem xét nó dƣới góc độ đa chiều. Hơn nữa, họ còn thiết lập những lý do theo cách này,
nếu bạn chấp nhận những lý do đó, thì chắc chắn bạn sẽ bị thuyết phục bằng một luận
điểm nhất định nào đó.

Rút ra kết luận bằng những lý do
Trở lại với ví dụ thứ hai. Câu đầu tiên có chức năng gì?
Nhƣ chúng ta đã thấy, đây là câu nói mà ngƣời nói muốn thuyết phục chúng ta
chấp nhận. Nếu bạn muốn thì câu này là điểm chính mà ngƣời nói muốn nói. Câu này
là cách diễn tả mà chúng ta gọi là kết luận của một lập luận.
Chúng ta thƣờng cho rằng “kết luận” là cái đạt đƣợc sau cùng. Chẳng hạn,
chúng ta bàn về phần kết của một chƣơng trình truyền hình nhiều kỳ. Nhƣng khi chúng
8

ta dùng từ “kết luận” trong tƣ duy phê phán, thì có nghĩa là chúng ta đang dùng từ này
theo một nghĩa chuyên dụng. Chúng ta không dùng nó theo nghĩa là câu kết cho một
đoạn văn nào đó, mặc dù kết luận của một lập luận có thể đƣợc đặt ở cuối câu, nhƣng
không nhất thiết cứ câu cuối mới đƣợc xem là kết luận. Kết luận có thể đứng ở bất cứ
vị trí nào – thậm chí ở ví dụ thứ hai nó lại đứng ở đầu câu. Tuy nhiên, nếu không rút ra
kết luận, thì lập luận đƣợc xem nhƣ chƣa đƣợc hoàn thành. Lý do có thể đƣợc viện dẫn
bằng nhiều cách nhƣng phải có sức thuyết phục chúng ta.
Đây chính là đặc điểm của một lập luận, những lý do có thể đƣợc viện dẫn bằng
nhiều cách nhƣng phải đƣa chúng ta đến ý nghĩa rõ ràng của “kết luận” với tƣ cách là
cái “kết thúc”. Mặc dù kết luận của một lập luận không cần phải máy móc từng chữ

đƣợc đặt ở cuối câu, nhƣng nó phải đƣợc đặt ở một vị trí nào đó để có thể “kết thúc”
đƣợc một lập luận, thể hiện đƣợc những điều mà mình muốn thiết lập.
Giờ dây chúng ta có thể ghi chú thêm một đặc điểm nữa của lập luận.

 Lập luận phải có kết luận.

Đến đây, có lẽ bạn sẽ phải trả lời một số vấn đề. Cần phải trả lời những vấn đề này
trƣớc khi chuyển sang phần khác.

Đặt vấn đề và trả lời
Làm thế nào để có thể nhận ra được là mình đang giải quyết một lập luận?

Bạn cần phải tìm ít nhất một phần nào đó đề cập đến lý do có thể dẫn đến một kết luận
và tất nhiên phải dẫn đến một kết luận đích thực.

Làm thế nào có thể phân biệt được đâu là lý do và đâu là kết luận?

Cách đơn giản nhất để phân biệt là xem xét chức năng riêng có của chúng là gì. Kết
luận là mục đích chính của lập luận, diễn tả ngƣời lập luận muốn thuyết phục ngƣời
khác chấp nhận một vấn đề nào đó. Lý do là cái hỗ trợ cho chính cái kết luận này, có
thể hiểu một cách nôm na, lý do giải quyết câu hỏi tại sao chúng ta lại chấp nhận điều
đó.
9

Một lập luận phải đưa ra bao nhiêu lý do?

Một lập luận phải có tối thiểu một lý do. Tuy nhiên, không có giới hạn về con số khi
đƣa ra lý do.

Bạn từng cho rằng lập luận là cố gắng thuyết phục người khác về một luận điểm nhất

định nào đó. Điều gì xảy ra nếu như không thuyết phục được người khác? Có phải một
lập luận phải thuyết phục được người khác thì mới được gọi là một lập luận?

Miễn là có tối thiểu một lý do hỗ trợ cho kết luận thì đó đƣợc xem là một lập luận.
Mặc dù đó là một lập luận rất dở - một lập luận có thể (hoặc không) thuyết phục đƣợc
ngƣời khác – tuy nhiên đó vẫn là một lập luận.

Như vậy, nếu đưa ra lập luận nhằm mục đích thuyết phục người khác, thì có phải nỗ
lực thuyết phục người khác mới được gọi là lập luận?

Không phải. Có nhiều trƣờng hợp cho thấy những nỗ lực thuyết phục ngƣời khác vẫn
không phải là những lập luận. Chẳng hạn, ngƣời quảng cáo đôi khi cố tìm mọi cách để
bán một sản phẩm nào đó (tức là cố thuyết phục chúng ta mua) bằng cách chẳng nói gì
cả. Thật đơn giản, nếu bạn đặt cơ sở cho một lập luận thì đó cũng chính là một nỗ lực
mang tính thuyết phục rồi; nhƣng nếu bạn đặt cơ sở cho một vấn đề nào đó nhằm nỗ
lực thuyết phục ngƣời khác thì vấn đề đó không nhất thiết là một lập luận.

TÌM HIỂU NHỮNG LẬP LUẬN
Đến đây thì bạn đã biết một lập luận phải có lý do và kết luận, và biết cách xem xét lý
do và kết luận đó để làm gì. Nhƣ đã nói ở trên, ở một góc độ nào đó lý do sẽ hỗ trợ cho
kết luận. Hãy nhớ lại ví dụ bàn về việc hút thuốc ở nơi công cộng. Nếu chúng ta thay
đổi phần nào cách nói và chuyển sang nhấn mạnh hơn phần kết luận, thì bạn có thể
thấy đƣợc tác dụng của những lý do đã đƣa ra.

Hút thuốc không trái luật. Hơn nữa, hàng triệu ngƣời cảm thấy thích thú việc
hút thuốc. Do đó, mọi ngƣời đều đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi nào.
10


Đi tìm những từ đóng vai trò là đầu mối

Bằng cách này cho thấy, kết luận đƣợc xây dựng bằng từ “do đó”. Một số loại từ
thƣờng dùng này sẽ báo cho bạn biết kết luận nằm ở đâu. Những từ dẫn đến kết luận
thƣờng dùng nhƣ “do vậy”, “vì thế”, “thế thì”, và “nhƣ vậy thì”. Hãy đặt một trong
những từ này thay thế cho từ “do đó” thì bạn sẽ thấy chúng có cùng chức năng nhƣ thế
nào. Xét ví dụ trên, bạn cũng sẽ thấy từ “nên” sẽ đem lại cho bạn một đầu mối nhất
định khi đƣa ra một kết luận (một từ khác nữa là “phải”). Tuy nhiên, kết luận không
phải lúc nào cũng đƣợc đặt trên một cơ sở có lý, nhƣ trong ví dụ này. Điều này cho
thấy, để trở thành một ngƣời có tƣ duy phê phán có sức thuyết phục, thì bạn có thể tìm
ra những kết luận mà không cần sử dụng những từ đóng vai trò làm đầu mối.
Sẽ không có những từ đóng vai trò làm đầu mối hữu ích hoàn toàn để chỉ ra sự
hiện diện của những lý do. Hơn nữa, bạn sẽ phải thực hiện việc thiết lập những từ này
cho dù những lý do có đƣợc quy định hay không.

Bài tập thực hành để tìm hiểu những lập luận
Giới thiệu
Đến đây thì bạn đã biết thế nào là một lập luận, sự hiểu biết này sẽ giúp bạn thực hành
những kỹ năng nhận dạng ra chúng. Sau đây là bốn đoạn văn ngắn mà bạn phải đọc và
tìm hiểu xem cái nào là lập luận và cái nào không phải là lập luận. Hãy nhớ rằng, bạn
sẽ tìm những đoạn văn có chứa những lý do hỗ trợ cho một kết luận. Để giúp bạn thực
hiện, chúng tôi sẽ bắt đầu bằng một ví dụ. Hãy kiểm tra xem đây có phải là một lập
luận hay không?
Nếu không trang bị máy tính ở nhà thì ngƣời ta sẽ bị lạc hậu đối với những thay
đổi mạnh mẽ về công nghệ, và sẽ làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của họ. Ngày
nay máy tính rẻ hơn so với trƣớc. Hầu nhƣ mọi đứa trẻ đều cảm thấy hoàn toàn
thoải mái khi dùng máy tính.

Đây không phải là một lập luận. Cho dù bạn có thay đổi trật tự của ba câu này vẫn
không có câu nào có thể là một kết luận đƣợc rút ra từ hai câu còn lại. (Hãy kiểm tra
lại). Nói cách khác, bạn không thể dùng hai câu bất kỳ trong ba câu này dùng làm lý
do cho câu còn lại. Tất cả những dữ kiện mà bạn có hiện nay là ba câu nhận định về

11

máy tính mà thôi. Xem nội dung của ví dụ tiếp theo.

Trẻ em có thể học ở trƣờng tốt hơn nhiều nếu nhƣ các em đƣợc quyền dùng
máy tính ở nhà. Giá của loại máy tính gia đình đã xuống thấp đáng kể trong
mấy năm qua. Do vậy, các bậc phụ huynh nên mua máy tính cho con mình
dùng ở nhà.

Đây là một lập luận. Câu kết luận (“Do vậy, các bậc phụ huynh…”) đƣợc hỗ trợ bằng
những câu đóng vai trò là lý do ở hai câu đầu. Nói cách khác, ở đây có một nỗ lực
thuyết phục các bậc phụ huynh nên mua máy tính.

Các vấn đề được đặt ra
Bây giờ hãy xem các đoạn văn sau đây, đoạn văn nào là lập luận. (bạn cần chỉ rõ câu
nào là lý do, câu nào là kết luận).

(1) Các công ty truyền hình vệ tinh đang trả giá cao để giành quyền điều hành phát
hình trực tiếp các chƣơng trình thể thao. Đa số ngƣời ta không đăng ký sử dụng
truyền hình vệ tinh dài hạn. Công nghệ truyền hình đang ngày càng thay đổi nhanh
chóng.

(2) Đa số những ngƣời đến sở thú đều muốn xem các loài động vật. Những loài
động vật nguy hiểm đƣợc trƣng bày, cho dù có đẹp cỡ nào cũng chẳng bao giờ có
thể làm cho chúng ta hứng thú bằng những con sƣ tử thật và voi thật. Các sở thú
cần tập trung vào việc nuôi nhiều động vật sống chứ không phải là trƣng bày
chúng.

(3) Một số sở thú đang nỗ lực cứu các loài động vật nguy hiểm để đƣa chúng về
với thế giới hoang dã. Những chƣơng trình về đời sống hoang dã trên tivi rất phổ

biến. Những vùng nuôi thú hoang dã để quan sát đem lại cơ hội cho những ai muốn
xem các loài thú đi lang thang tự do trong đó.

(4) Những biện pháp làm cho xe chạy chậm lại trong giao thông ngày càng trở nên
12

cần thiết ở những khu dân cƣ. Xe hơi chạy quá nhanh dọc theo những con đƣờng
có dân cƣ. Việc áp đặt giới hạn tốc độ không làm giảm đƣợc tốc độ của xe lƣu
thông ở khu vực này.

Giải quyết vấn đề
(1) Đây không phải là một lập luận. Trong đoạn văn này, không có câu nào là câu
kết luận đƣợc rút ra từ hai câu còn lại.

(2) Đây là một lập luận. Câu thứ ba là kết luận đƣợc hỗ trợ bằng những lý do trong
hai câu kia. Câu “Các sở thú cần tập trung vào việc nuôi nhiều động vật sống chứ
không phải là trƣng bày chúng” đƣợc chứng minh bằng tuyên bố rằng “đa số ngƣời
ta đều muốn xem các loài động vật”, và “xem động vật trƣng bày có thể chẳng bao
giờ thích bằng những con vật thật”. Đây là cách duy nhất để bạn xây dựng một lập
luận trong đoạn văn này, còn nếu bạn có cách khác để giải quyết thì hãy xem lại
đoạn văn này.

(3) Đây không phải là một lập luận. Mọi dữ kiện mà bạn có chỉ là ba câu nhận định
về sở thú, các chƣơng trình về đời sống hoang dã và những vùng nuôi thú hoang dã
để quan sát. Bất cứ câu nào mà bạn đã đƣa ra cũng không thể là kết luận đƣợc rút
ra từ hai câu còn lại.

(4) Đây là một lập luận. Câu đầu là kết luận đƣợc rút ra từ hai câu kia. Lý lẽ của
vấn đề nằm ở chỗ: vì xe hơi chạy quá nhanh dọc theo những con đƣờng có dân cƣ,
và vì việc giới hạn tốc độ không có hiệu quả, do đó những biện pháp làm cho xe

chạy chậm lại trong giao thông ngày càng trở nên cần thiết.

Hãy nhớ rằng, khi tiến hành những lập luận thì bạn không tiến hành vấn đề có
thể đƣợc tranh luận mà phải tiến hành vấn đề thực sự cần đƣợc tranh luận. Nói cách
khác, bạn đang tìm chất liệu để cho những lý do đƣợc đƣa ra sẽ hỗ trợ cho kết luận.

NHẬN THỨC TẦM QUAN TRỌNG CỦA LẬP LUẬN
13

Đến đây thì bạn có thể đã nhận ra các lập luận, tuy nhiên một vấn đề mang tính thủ tục
vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Việc tìm hiểu xem lập luận là gì rất thú vị, nhưng tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu
vấn đề này?

Đây là một câu hỏi thú vị. Nếu bạn thành thạo các kỹ năng nhƣ đã mô tả ở trên, bạn có
thể nắm bắt đƣợc những điều cần thiết mà bạn đang tìm hiểu.
Lập luận có mặt trong mọi vấn đề. Chúng hiện diện trên báo, tạp chí, truyền
hình, truyền thanh, các môn học ở trƣờng, các cuộc tranh cãi, vấn đề kiện tụng. Có
những lập luận hay, nhƣng cũng có những lập luận dở; có những lập luận quen thuộc
đến nỗi bạn không nghĩ đó là những lập luận; và có những lập luận lại khiến bạn nghi
ngờ nhiều hơn. Nguyên nhân phần lớn là do ngƣời ta mất nhiều công sức để cố thuyết
phục chúng ta về một vấn đề nhất định nào đó chứ không thuyết phục chúng ta về vấn
đề mà chúng ta cần để phát triển kỹ năng đánh giá những lập luận. Hơn nữa, việc phát
triển khả năng lập luận của mình cũng rất quan trọng, nhất là khi chúng ta đã trở nên
tƣơng đối khá trong lập luận về những chủ đề mang tính học thuật.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội, bạn sẽ gặp những lập
luận có mặt trong mọi ngóc ngách của vấn đề học thuật nhƣ: những lập luận bàn về
nguyên nhân phạm tội, thay đổi xã hội, tầm quan trọng của gia đình, v.v… Hay khi
nghiên cứu về lịch sử, bạn cũng sẽ phải đối diện với những lập luận nhƣ: ý nghĩa của

cuộc Cách mạng Pháp, những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần Thứ
nhất, và vai trò của tôn giáo trong xã hội đổi thay.
Nếu nghiên cứu những môn học nhƣ sinh học và động vật học, bạn sẽ đối đầu
với những lập luận nói đến bản chất của những thay đổi liên quan đến tiến hóa nhƣ tại
sao và làm thế nào mà não bộ của ngƣời sơ khai lại phát triển mạnh đến nỗi số liên kết
có thể lớn hơn số nguyên tử trong vũ trụ.

Thực hiện những phán đoán
Thành thạo một chủ đề nhất định nào đó có lẽ tốt hơn là biết hàng loạt các sự kiện. Rõ
ràng, không có thứ tri thức sự kiện, nghĩa là, bạn không những phải biết nhiều mà còn
phải đánh giá và phân tích những tài liệu mà bạn nghiên cứu nữa. Nhiều lúc bạn cần
14

thực hiện những công việc đòi hỏi bạn phải đƣa ra những phán đoán trong những tài
liệu mà bạn nghiên cứu. Sẽ rất thuận lợi nếu nhƣ bạn có đƣợc những kỹ năng tƣ duy
phê phán từ việc yêu cầu thực hiện phân tích thông tin cho đến những yêu cầu còn bỏ
ngỏ để “thảo luận” về một chủ đề chung nào đó.

TRANH LUẬN, GIẢI THÍCH VÀ TỔNG KẾT
Trƣớc khi tìm hiểu sâu hơn về những lập luận, chúng ta cần xem xét lại sự khác nhau
giữa giải thích, tổng kết và tranh luận.

Giải thích và tranh luận
Không phải mọi thứ có dáng dấp của một lập luận đều là một lập luận thực sự. Hãy
nhớ rằng, bên cạnh những lý do và kết luận, thì lập luận có vai trò dùng để thuyết phục
ngƣời khác. Hãy nhận xét ví dụ sau:

Tàu cập cảng lúc 7 giờ 30. 30 phút sau hành khách lên bờ. Vì thế nhân viên Hải
quan sẽ làm nhiệm vụ từ lúc đó cho đến 7giờ 55.


Ví dụ này có hình thức của một lập luận, với hai lý do đƣợc nêu hỗ trợ cho một kết
luận. Tuy nhiên nó vẫn không phải là cách viết dùng để thuyết phục: vì nó không giải
thích nhiều về việc điều gì sẽ xảy ra. Nó chỉ chứng minh thời gian làm nhiệm vụ mà
không chứng minh công việc nào khác của nhân viên hải quan.
Vì thế chúng ta có thể phân biệt giữa giải thích với lập luận theo mục đích đƣợc
đặt ra.
Không thể nói rằng những giải thích không đƣợc tƣ duy phê phán quan tâm.
Thƣờng thì một lập luận sẽ dựa vào một giải thích riêng để hỗ trợ cho kết luận của nó.
Trong những trƣờng hợp nhƣ thế, bạn phải đánh giá giải thích đó để xem nó có sự hỗ
trợ nào cho lập luận ấy hay không. Hãy xem ví dụ sau:

Cháy rừng gây ra do một số ngƣời đi cắm trại nấu ăn và để lại những cục than
còn cháy đỏ trên mặt đất. Nếu muốn làm giảm nguy cơ những vụ cháy rừng
trong tƣơng lai thì chúng ta phải cấm không cho cắm trại trong rừng nữa.

15

Trong ví dụ này, ngƣời nói dùng cách giải thích nạn cháy rừng để lập luận rằng chúng
ta cần phải cấm việc cắm trại. Cách giải thích này không tƣơng đƣơng với lập luận mà
nó chỉ đƣợc dùng nhƣ một lý do để dẫn đến kết luận. Giải thích về nguyên nhân của
cháy rừng có thể đƣợc chấp nhận, nhƣng có ngƣời lại muốn giải thích rằng cách giải
thích nhƣ thế vẫn chƣa đủ để hỗ trợ cho kết luận.

Tổng kết và tranh luận
Một hình thức lập luận khác không chứa mục đích thuyết phục trong lập luận là tổng
kết. Ví dụ sau đây sẽ trình bày hoạt động của tổng kết trong lập luận:

Mua một ngôi nhà sẽ mất thời gian xem xét nhiều ngôi nhà khác. Cũng nhƣ sẽ
phải mất tiền để khảo sát. Ngoài ra còn phải kiên nhẫn và quyết đoán nữa. Vì
thế ngƣời mua nhà cần phải có thời gian, tiền bạc, sự kiên nhẫn và tính quyết

đoán.

Nhƣ chúng ta đã thấy, từ “vì thế” thƣờng chỉ ra sự hiện diện của một kết luận. Tuy
nhiên, trong trƣờng hợp này, câu bắt đầu bằng từ này vẫn không phải là một kết luận.
Ba câu đầu có thể đóng vai trò là những câu lý do của lập luận, nhƣng câu cuối cùng
lại không dùng ba câu này với vai trò là những câu lý do để dẫn đến câu kết luận. Nhƣ
bạn thấy, câu cuối cùng chỉ là tổng kết nội dung của ba câu đầu. Đây không phải là
một kết luận dựa vào những lý do đã nêu. Để thấy rõ đƣợc sự khác biệt này, hãy xem
xét cách giải thích khác cho ví dụ trên, trong đó, ba câu đầu thực sự đƣợc dùng làm lý
do.

Mua một ngôi nhà sẽ mất thời gian xem xét nhiều ngôi nhà khác. Cũng nhƣ
sẽ phải mất tiền để khảo sát. Ngoài ra còn phải kiên nhẫn và quyết đoán nữa. Vì
thế ngƣời mua nhà cần phải có thời gian, tiền bạc, sự kiên nhẫn và tính quyết
đoán. Hầu nhƣ mọi ngƣời không có nhiều thời gian, tiền bạc và rất ít kiên nhẫn
cũng nhƣ tính quyết đoán. Vì thế, họ không cần cố gắng mua nhà.

Nhƣ bạn thấy, câu cuối không phải là tổng kết của những câu đầu. Nó rút ra kết luận
dựa trên những lý lẽ trƣớc. Nói cách khác, nó rộng nghĩa hơn những câu đã đƣợc
16

khẳng định trƣớc đó. Bằng bản chất của mình, tổng kết có thể hiệu quả hơn là khẳng
định lại những khẳng định trƣớc đó.

ĐƢA RA LÝ DO PHÙ HỢP VỚI KẾT LUẬN
Phân biệt giữa tổng kết và tranh luận là một vấn đề quan trọng cần phải nhớ, trong đó
nó khiến chúng ta phải chú ý vào mối quan hệ giữa lý do và kết luận. Chúng ta bàn về
một kết luận đƣợc rút ra từ những lý do đƣợc nêu, vì thế những lý do phải hỗ trợ đầy
đủ cho kết luận. Nếu không, sẽ dẫn đến việc rút ra kết luận sai.
Mối quan hệ giữa việc nêu lý do và kết luận có thể đƣợc minh họa bằng bài tập

ngắn sau đây. Trong bài tập này, bạn sẽ thấy một kết luận đứng sau ba lựa chọn, chỉ có
một trong ba lựa chọn này đóng vai trò là lý do dẫn đến kết luận. Nhiệm vụ của bạn là
nhận ra lý do trong số ba lựa chọn có thể hỗ trợ cho kết luận.

Bài tập
Kết luận: Không đƣợc phép gọi điện thoại di động tại công ty.
Lý do:
(A) Hầu hết các nhân viên của công ty đều có điện thoại di động.
(B) Việc sử dung điện thoại di động có thể làm nhiễu các máy tính trong
công ty.
(C) Đa phần công việc trong công ty đều đƣợc thực hiện bằng Fax chứ
không phải bằng điện thoại.
Trong (A), (B) và (C), câu nào đóng vai trò là lý do tốt nhất để dẫn đến kết luận?
Trả lời
Câu trả lời là (B). Nếu điện thoại di động có thể làm nhiễu các máy tính, thì đây là đây
là một lý do đúng để không cho phép sử dụng điện thoại di động tại công ty vì có thể
việc đó làm ảnh hƣởng bất lợi đến công việc của công ty.
(A) không phải là lý do đúng để dẫn đến kết luận. Nếu không giải thích thêm,
thì khẳng định cho rằng, “hầu hết các nhân viên của công ty đều có điện thoại di động”
vẫn chƣa đủ để kết luận cấm điện thoại. (cách giải thích thêm có thể là các nhân viên
mất quá nhiều thời gian vào việc sử dụng điện thoại riêng và vì thế làm việc không
hiệu quả). Bạn có thể kết hợp câu (A) với câu (B) để đƣa ra một lập luận chắc chắn
hơn là chỉ đƣa ra câu (B), tuy nhiên bạn có thể nhận thấy nếu không có câu (B) thì câu
17

(A) không thể đảm nhận vai trò là lý do để đƣa ra kết luận này.
(C) cũng không phải là lý do đúng. Ý nghĩa của câu này có thể là các nhân viên
có lẽ chƣa từng sử dụng điện thoại di động, tuy nhiên cách giải thích này (có vẻ không
xác đáng tí nào) không đƣa ra lý do đầy đủ để kết luận cấm sử dụng điện thoại di động.


Đi tìm tính xác đáng
Khi đƣa ra những lý do phù hợp với một kết luận, nhƣ đã trình bày ở bài tập trên, thì
một trong những điều mà bạn đi tìm chính là tính xác đáng. Bạn tự hỏi, dẫn chứng
hay khẳng định này có xác đáng đối với kết luận đó không?
Có những sự xác đáng nhất định trong những lý do khả thi, tuy nhiên nó bị giới
hạn trong câu (A) và ngay cả trong câu (C) nữa. Câu (A) thể hiện tính xác đáng đối với
điện thoại di động, câu (C) liên quan đến việc sử dụng điện thoại trong công ty, câu
(B) không chỉ có tính xác đáng đối với điện thoại di động mà còn có tính xác đáng đối
với những rắc rối xung quanh việc sử dụng điện thoại.
Một việc cần nhớ khi bạn đánh giá những lý do để tìm tính xác đáng là đôi khi
chỉ có một lý do duy nhất thì sẽ không có tính xác đáng, nhƣng với nhiều lý do thì tính
xác đáng là hiển nhiên. Ví dụ về điện thoại di động đã minh họa quan điểm này, khi
chúng ta giải thích rằng câu (A), mặc dù không có tính xác đáng theo cách riêng của
nó, sẽ trở nên có tính xác đáng khi kết hợp với câu (B).
Khi đánh giá câu (A), (B) và (C) là những lý do, thì có nghĩa là bạn đang tìm
những điều khác bên cạnh tính xác đáng, đó là tính đầy đủ.

Đi tìm tính đầy đủ
Mặc dù câu (A) và (C) có một số tính xác đáng nhất định với kết luận, nhƣng cả hai
đều không phải là lý do đầy đủ để đƣa ra kết luận. Cho dù cả câu (A) và (C) đều đúng
thì cả hai đều không đầy đủ (kể cả khi đứng một mình hay kết hợp với nhau) để đƣa ra
kết luận nhƣ đã cho. Nói cách khác, chúng không đem lại những hỗ trợ đầy đủ để đƣa
ra kết luận. Nhƣ vậy, làm cách nào để xác định một lý do đầy đủ?
Chúng ta hãy xem lập luận yêu cầu những gì. Nếu nó muốn chứng minh một
điều gì đó thì việc nêu lý do phải đạt đƣợc sự đầy đủ ở mức độ cao. Tuy nhiên, nếu kết
luận chỉ đạt đƣợc ở mức độ yếu thì việc nêu lý do vì lẽ đó cũng yếu hơn. Để minh họa
cho vấn đề “lý do đầy đủ”, hãy xem bài tập sau:
18



Bài tập
Trƣớc hết, đƣa ra một số những khẳng định khác nhau, sau đó là một loạt những kết
luận khả thi.

Khẳng định:
(A) Chính phủ đạt đƣợc 35 phần trăm trong những cuộc thăm dò dƣ luận.
(B) Chính phủ không đƣợc lòng dƣ luận lắm.
(C) Không có đảng phái chính trị nào có thể thắng cử nếu nhƣ không đƣợc lòng
dân chúng.

Kết luận:
(1) Chính phủ sẽ thất cử trong lần bầu cử tới.
(2) Chính phủ có thể thất cử trong lần bầu cử tới.
(3) Chắc chắn chính phủ sẽ thất cử trong lần bầu cử tới.

Hãy xác định xem câu nào có lý do đầy đủ để đƣa ra kết luận.

Trả lời
Nội dung câu (A) chắc chắn đƣa ra đƣợc lý do đầy đủ để dẫn đến kết luận số (2) và nó
cũng cung cấp nội dung đầy đủ chấp nhận đƣợc để đƣa ra kết luận số (3). Nhƣ bạn
thấy, câu số (2) là một kết luận không thuyết phục lắm, câu này dùng từ “có thể” và do
đó mức độ đầy đủ rất thấp. Tuy nhiên, câu số (3) thuyết phục hơn do dùng từ “chắc
chắn”.

Nội dung câu (B) đáp ứng đầy đủ cho kết luận câu số (2). Hơn nữa, bản chất không
chắc chắn của kết luận câu số (2) đƣợc phản ánh trong lý do hầu nhƣ không chắc chắn.
Nội dung câu (C) rõ ràng liên quan với kết luận số (2) và khá đầy đủ đối với kết luận
số (3) hơn câu (A). Điều này là do chứng cứ đƣa ra khiến chúng ta thấy kết luận chắc
chắn hơn, và lý do đƣa ra để dẫn đến kết luận cũng quyết định hơn.


Nhƣ bạn thấy, không có khẳng định nào thỏa mãn đƣợc kết luận (1), nghĩa là kết luận
19

này đòi hỏi một lý do chắc chắn hơn. Trên thực tế, rất khó đƣa ra đƣợc một lý do hoàn
toàn đầy đủ cho kết luận này. Tuy nhiên, kết luận loại này cũng thƣờng xảy ra. Để trả
lời cho vấn đề này, bạn cho rằng, vấn đề đã đƣợc chứng minh khi rút ra kết luận số (2)
hoặc số (3) rồi, tuy nhiên bạn vẫn đang tập để trở thành một ngƣời có tƣ duy phê phán,
cho nên hy vọng bạn sẽ đạt đƣợc.
Đã đến lúc cần phải tiếp cận với những vấn đề này.

BÀI TẬP
1. Hãy rút ra kết luận trong một lập luận của một chủ đề bất kỳ nào đó
(giống nhƣ dạng “Nên có …” hoặc “Chúng ta không đƣợc …”). Sau đó
đƣa ra lý do thuyết phục để hỗ trợ cho kết luận này.
2. Hãy viết một lập luận có sức thuyết phục phản lại một luận đề mà bạn sẽ
cố bảo vệ. Hãy nêu lý do tại sao lập luận này lại không thuyết phục đƣợc
bạn?
3. Hãy viết một lập luận có sức thuyết phục cho một luận đề mà bạn muốn
bảo vệ. Phân tích những lý do đầy đủ và xác đáng mà bạn sử dụng.


20

CHƢƠNG 2
Phân tích những lập luận giản đơn


NHẬN DẠNG NHỮNG LÝ DO VÀ KẾT LUẬN
Đến đây thì bạn đã có thể nhận ra đƣợc những lập luận bằng cách đi tìm những lý do
và kết luận, và có thể đƣa ra nhận định ban đầu về lý do. Chúng ta cần củng cố những

kỹ năng để xác định xem phần nào trong lập luận đang đảm nhiệm điều đó.
Khi bạn gặp một lập luận nào đó trong sách hay trên báo chí , thƣờng thì bạn sẽ
thấy những lập luận này không có một kết cấu chặt chẽ. Đôi khi những đoạn văn thiếu
chặt chẽ đó bị tối nghĩa do không có sự liên kết hay những minh họa. Hãy phân biệt
những câu trong một đoạn văn có khả năng giúp bạn đánh giá đƣợc những ƣu điểm và
cả những khuyết điểm của một lập luận.
Chúng ta bắt đầu bằng một bài tập ngắn để kiểm tra xem bạn có thể đƣa ra đâu
là lý do và đâu là kết luận trong lập luận ngắn này.

Bài tập
Qua những lập luận sau đây, hãy chỉ ra câu nào là câu lý do và câu nào là câu kết luận.
Chúng ta dùng ký hiệu (A), (B) và (C) để tiện trong việc thảo luận.

(1). (A) Đối với nhiều nạn nhân vi phạm pháp luật, một chế độ lao tù cứng rắn dành
cho các phạm nhân sẽ đƣợc mọi ngƣời hoan nghênh. (B) Chính phủ luôn đúng khi đƣa
ra những chế độ lao tù cứng rắn hơn. (C) Nhiều phạm nhân sẽ không phạm tội nếu các
nhà tù có một chế độ cứng rắn hơn.

(2) (A) Không nên hạn chế quyền công bố hình ảnh và đời tƣ của những ngƣời nổi
tiếng trên báo chí. (B) Công chúng rất quan tâm đến cuộc sống của những ngƣời nổi
tiếng. (C) Công chúng có quyền biết những thông tin về cách ứng xử trong cuộc sống
hàng ngày của những ngƣời nổi tiếng.

(3) (A) Chiến dịch chống ma túy đƣợc đƣa ra không có hiệu quả lắm đối với những
thanh niên dùng ma túy. (B) Chiến dịch chống ma túy đƣợc đƣa ra sẽ nhấn mạnh
21

những nguy cơ có liên quan đến việc dùng ma túy. (C) Một trong những quyến rũ
chính yếu của ma túy đối với thanh niên là kích thích sự liều lĩnh.


Trả lời
(1). (A) và (C) là những lý do để dẫn đến kết luận (B). Kết luận cho rằng “chính phủ
luôn đúng khi đƣa ra những chế độ lao tù cứng rắn hơn” đƣợc hỗ trợ bởi hai lý do, đó
là, những nạn nhân vi phạm pháp luật sẽ ủng hộ sự thay đổi nhƣ thế, và việc vi phạm
pháp luật sẽ ít xảy ra hơn. Để xem câu (B) đáp ứng đầy đủ để đƣa ra kết luận nhƣ thế
nào, hãy xem cách giải thích lại nhƣ sau:

Đối với nhiều nạn nhân vi phạm pháp luật, một chế độ lao tù cứng rắn dành cho
các phạm nhân sẽ đƣợc mọi ngƣời hoan nghênh. Hơn nữa, Nhiều phạm nhân sẽ
không phạm tội nếu các nhà tù có luật lệ cứng rắn hơn. Nhƣ vậy, Chính phủ
luôn đúng khi đƣa ra những chế độ lao tù cứng rắn hơn.

(2). (B) và (C) là những lý do để dẫn đến kết luận (A). Hãy xem cách hiểu thế nào khi
câu (A) đƣợc xem là câu kết luận:

Công chúng rất quan tâm đến cuộc sống của những ngƣời nổi tiếng. Hơn nữa,
Công chúng có quyền biết những thông tin về cách ứng xử trong cuộc sống
hàng ngày của những ngƣời nổi tiếng. Vì thế Không nên hạn chế quyền công bố
hình ảnh và đời tƣ về những ngƣời nổi tiếng của báo chí.

Không có sự kết hợp nào khác có thể thực hiện đƣợc vai trò của một lập luận.
(3). (B) và (C) là những lý do để dẫn đến kết luận (A). Không có sự kết hợp nào khác
có thể thực hiện đƣợc vai trò của một lập luận. Để xem nó hoạt động nhƣ thế nào, hãy
xem cách giải thích chặt chẽ hơn sau đây:

Một trong những quyến rũ chính yếu của ma túy đối với thanh niên là kích thích
sự liều lĩnh. Chiến dịch chống ma túy đƣợc đƣa ra sẽ nhấn mạnh những nguy cơ
có liên quan đến việc dùng ma túy. Vì thế chiến dịch chống ma túy đƣợc đƣa ra
không có hiệu quả lắm đối với những thanh niên dùng ma túy.
22


Trong bài tập này, bạn đang thực hiện một việc rất quan trọng. Khi chỉ ra câu
nào là là câu lý do và câu nào là câu kết luận, thì có nghĩa là bạn đang phát triển những
kỹ năng thiết lập những lập luận. Đặc biệt hơn:

 Bạn đang xem xét đến mối quan hệ giữa những lý do với một kết luận.

Ngoài ra, chúng ta còn phải xem xét đến mối quan hệ giữa chính những lý do
với nhau. Vấn đề này có thể thay đổi một lập luận này thành một lập luận khác.

KIỂM TRA VAI TRÕ CỦA LÝ DO
Nhưng tôi đã biết vai trò của những lý do rồi. Chúng sẽ hỗ trợ cho một kết luận nếu
như đó là những lý do xác đáng và đầy đủ. Như vậy, tôi phải kiểm tra vấn đề gì nữa?

Tất nhiên, điều bạn quan tâm là đúng. Bạn đã biết vai trò của những lý do, tuy nhiên
có những vấn đề mà chúng ta vẫn chƣa xem xét, đó là, những lý do thể hiện vai trò của
mình bằng nhiều cách khác nhau. Hãy xem lại lập luận trên:

Đối với nhiều nạn nhân vi phạm pháp luật, một chế độ lao tù cứng rắn dành cho
các phạm nhân sẽ đƣợc mọi ngƣời hoan nghênh. Hơn nữa, Nhiều phạm nhân sẽ
không phạm tội nếu các nhà tù có luật lệ cứng rắn hơn. Nhƣ vậy, Chính phủ
luôn đúng khi đƣa ra những chế độ lao tù cứng rắn hơn.

Hai lý do trên đã hỗ trợ cho kết luận nhƣ thế nào? Chúng có vai trò hỗ trợ giống nhau
nhƣ những lý do hỗ trợ cho kết luận trong ví dụ sau đây hay không?

Tình trạng quá tải tù nhân trong nhà tù là nguyên nhân của nhiều vụ nổi loạn
gây rối trong tù, và hầu hết các nhà tù đều quá tải. Do vậy, nhiều vụ nổi loạn
gây rối trong hệ thống nhà tù của chúng ta có khả năng xảy ra trong những
tháng tới.


Câu trả lời thật đơn giản: không thể xảy ra. Ở ví dụ đầu, những lý do hỗ trợ cho
kết luận một cách độc lập với nhau. Nói cách khác, nếu bạn tách rời những lý do này
23

ra, thì từng lý do vẫn có khả năng độc lập rút ra kết luận. Chẳng hạn, chúng ta tách lý
do đầu tiên ra.

Nhiều phạm nhân sẽ không phạm tội nếu các nhà tù có một chế độ cứng rắn
hơn. Nhƣ vậy, Chính phủ luôn đúng khi đƣa ra những chế độ lao tù cứng rắn
hơn.

Kết luận có lẽ trở nên yếu hơn do thiếu điểm nhấn về những nạn nhân muốn có
một chế độ cứng rắn hơn, tuy nhiên vẫn không ảnh hƣởng đến việc rút ra kết luận. Một
trong hai lý do trong ví dụ này vừa là lý do xác đáng vừa là lý do đầy đủ.
Tuy nhiên, ở ví dụ thứ hai, những lý do lại không hoạt động một cách độc lập.
Nếu bạn loại bỏ một trong hai lý do này, thì lý do còn lại sẽ không đầy đủ để rút ra kết
luận. (Xem lại ví dụ) Chúng ta chỉ có thể rút ra kết luận khi cả hai lý do cùng hoạt
động.
Tại sao trong những lập luận có những lý do không hoạt động độc lập với nhau
sẽ ảnh hƣởng đến việc rút ra kết luận nhiều hơn so với những lập luận có những lý do
hoạt động độc lập với nhau? Bởi vì mỗi bƣớc trong một lập luận có những lý do hoạt
động độc lập với nhau đều cần cả sự xác đáng và cả sự đầy đủ. Chẳng hạn, nếu bạn
trình bày rằng hầu hết các nhà tù đều không quá tải, thì có thể rút ra đƣợc kết luận về
tình trạng nổi loạn gây rối trong tù (mặc dù lý do đầu tiên vẫn đúng).

TRÌNH BÀY CẤU TRÖC CỦA LẬP LUẬN DƢỚI DẠNG SƠ ĐỒ
Mặc dù bạn không phải dùng đến sơ đồ của lập luận để trở thành một ngƣời có tƣ duy
phản biện hiệu quả, nhƣng có thể cũng rất hữu ích nếu bạn xem xét một lập luận đƣợc
cấu trúc nhƣ thế nào. Việc xem nhanh cấu trúc của một lập luận sẽ giúp bạn đánh giá

lập luận đúng hơn. Điều này không chỉ áp dụng cho những lập luận mà bạn bắt gặp ở
nhiều văn bản khác nhau trong khóa học của mình, mà còn áp dụng cho những lập
luận mà bạn tự đƣa ra. Kiểm tra hữu ích này cho thấy, lập luận đang hoạt động theo
cách mà bạn nghĩ.
Chúng ta bắt đầu bằng một ví dụ đơn giản. Kiểu lập luận ngắn này cho thấy,
chúng ta đúng ngay từ đầu:

24

Hút thuốc không trái luật. Do vậy, ngƣời ta đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi
nào.

Trong lập luận này, chỉ có một lý do duy nhất hỗ trợ cho kết luận. Để sơ đồ hóa
cấu trúc của lập luận này, chúng ta đặt lý do là R, kết luận là C, và mối quan hệ giữa
chúng là dấu ↓
R
Quy ƣớc này cho thấy ↓
C

Nếu chúng ta xem xét kiểu lập luận gốc này, chúng ta thấy rằng có hai lý do
đƣợc đƣa ra để dẫn đến kết luận:

Mọi ngƣời đều đƣợc phép hút thuốc ở bất kỳ nơi nào. Hút thuốc không trái luật,
và hàng triệu ngƣời cảm thấy thích thú việc hút thuốc.

Để thấy đƣợc có hai lý do tồn tại, chúng ta đặt cho mỗi lý do một ký hiệu:
R1: Hút thuốc không trái luật.
R2: Hàng triệu ngƣời cảm thấy thích thú việc hút thuốc.
Chúng ta có thể lập sơ đồ của lập luận này nhƣ sau:


R1 R2
↓ ↓

C

Trong ví dụ này, các lý do đều hỗ trợ cho kết luận một cách độc lập, do đó quan
hệ của chúng đối với kết luận đƣợc trình bày một cách phù hợp. Trong một ví dụ trƣớc
nữa, chúng ta có một lập luận, trong đó, những lý do cùng hoạt động với nhau để hỗ
trợ cho kết luận:

(R1) Tình trạng quá tải tù nhân trong nhà tù là nguyên nhân của nhiều vụ nổi
25

loạn gây rối trong tù, và hầu hết các nhà tù đều quá tải. Do vậy, nhiều vụ nổi
loạn gây rối trong hệ thống nhà tù của chúng ta có khả năng xảy ra trong những
tháng tới.

Chúng ta sẽ trình bày lập luận này nhƣ thế nào?

R1 + R2

C

Nhƣ các bạn thấy, sơ đồ này biểu thị, kết luận đƣợc rút ra rất mạnh mẽ, không
phải là một lý do mà là nhiều lý do phối hợp hoạt động cùng nhau.
Phƣơng pháp cấu thành một lập luận nhƣ thế này đơn giản hơn chúng ta nghĩ
nhiều. Lợi thế của cách dùng này sẽ làm nổi bật những vấn đề đƣợc thực hiện trong
một lập luận, với kết quả đó, bạn có thể đánh giá đƣợc ƣu điểm và khuyết điểm của lập
luận dễ dàng hơn nhiều. Trƣớc khi tiếp tục, có lẽ rất hữu ích để thực hành những kỹ
năng thiết lập cấu trúc của lập luận.


Bài tập
Hãy trình bày cấu trúc của những lập luận sau. Đặt ký hiệu cho mỗi lý do sao cho phù
hợp (R1, R2,…):

(1) Trẻ em rất dễ bị ảnh hƣởng sự hấp dẫn của quảng cáo. Những đứa trẻ hút thuốc
có khuynh hƣớng mua những nhãn hiệu thƣờng đƣợc quảng cáo. Chắc là quảng
cáo đã ảnh hƣởng khiến trẻ em tập tành hút thuốc.

(2) Ly dị nên đƣợc thực hiện dễ dàng hơn chứ không nên khó quá. Sự đổ vỡ trong
hôn nhân đang gây nên nhiều phiền toái đối với những cặp vợ chồng phải ly dị
nhƣng việc ly dị lại rất khó khăn. Hơn nữa, bằng chứng cho thấy rằng, nếu thủ tục
ly dị mà khó khăn thì cay đắng và giận dữ sẽ ngày càng nhiều hơn là nếu thủ tục
ly dị dễ dàng.

×